BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI-BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TÀI CHÍNH
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
09-TT/LB
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 11 năm 1966
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 84-CP NGÀY 04-05-1966 CỦA HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VẬN TẢI NHÂN DÂN VÀ XẾP DỠ
HUY ĐỘNG ĐI LÀM NHIỆM VỤ THEO KẾ HOẠCH CỦA NHÀ NƯỚC
Quyết định số 84-CP ngày 04-05-1966 của Hội đồng
Chính phủ đã xác định nghĩa vụ và vinh dự của người làm vận tải và xếp dỡ huy động
đi làm nghĩa vụ theo kế hoạch của Nhà nước là phải cống hiến phần tích cực nhất
của mình bằng kết quả công tác cụ thể cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Những
người làm vận tải vầ xếp dỡ cần nâng cao lòng yêu nước, chí căm thù địch, dũng
cảm vươn lên, khắc phục mọi khó khăn, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước,
phải phấn đấu hy sinh cùng toàn dân thi đua quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Đồng thời, Quyết định số 84-CP ngày 04-05-1966 cũng đã vạch ra một số chính
sách cụ thể đối với lực lượng vận tải và xếp dỡ nhằm giúp cho các tổ chức này
có điều kiện cống hiến khả năng lớn nhất của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ của
Nhà nước giao cho.
Căn cứ vào quyết định nói trên của
Hội đồng Chính phủ, Liên bộ Giao thông vận tải – Lao động – Tài chính hướng dẫn
thi hành các điều 3, 5, 8 trong phần A của quyết định này như sau.
I. TRỢ CẤP MỘT PHẦN ĐỂ KHÔI
PHỤC LẠI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI BỊ ĐỊCH BẮN PHÁ TRONG KHI ĐI VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
THEO KẾ HOẠCH CỦA NHÀ NƯỚC
1. Việc xét trợ
cấp.
Việc xét trợ cấp một phần nhằm tạo
điều kiện cho các hợp tác xã, tập đoàn nhanh chóng khôi phục lại phương tiện vận
tải bị địch bắn phá hư hỏng, đắm hoặc cháy khi đi vận chuyển hàng hóa theo kế
hoạch của Nhà nước.
a) Đối với tư liệu sản xuất vận
tải, người làm vận tải sẽ được xét trợ cấp một phần tiền vốn và được mua theo
giá cung cấp những nguyên liệu, vật liệu cần thiết để sửa chữa khôi phục lại
phương tiện. Còn đồ dùng trong sinh hoạt tập thể hay cá nhân như nồi niêu, bát
đĩa, quần áo, v.v… thì do quỹ của hợp tác xã hay tiền của cá nhân tự giải quyết
lấy; trường hợp hợp tác xã hay cá nhân có khó khăn thì đề nghị với chính quyền
địa phương xét trợ cấp cứu tế bằng quỹ cứu tế xã hội và xét cấp phiếu vải.
b) Để việc xét trợ cấp được chặt
chẽ, các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải
thành lập một hội đồng gồm có đại biểu các sở, ty giao thông vận tải, tài chính
và chi nhánh ngân hàng địa phương để nghiên cứu và đề nghị với Ủy ban hành
chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ Giao thông vận tải quyết
định.
c) Khi xét trợ cấp phải tùy theo
từng trường hợp và mức độ thiệt hại, phải xét đến khả năng huy động các nguồn vốn
tích lũy, vốn khấu hao của các hợp tác xã vận tải và tập đoàn.
d) Mức độ trợ cấp nhiều, ít khác
nhau phải tùy trường hợp. Nếu người làm vận tải có tinh thần trách nhiệm đã tìm
mọi cách để bảo vệ hàng hóa, phương tiện, ngụy trang, nghi trang chu đáo, phân
tán, cất giấu phương tiện, hàng hóa và tranh thủ bốc dỡ nhanh…, nhưng vẫn không
thể bảo vệ được, thì được xét trợ cấp một phần với mức độ thích đáng;
Nếu người làm vận tải thiếu tinh
thần trách nhiệm bỏ chạy, để phương tiện vận tải hay hàng hóa bị địch bắn phá
hư hỏng, đắm hay cháy mất thì không được trợ cấp, hoặc tùy trường hợp cụ thể chỉ
được trợ cấp một phần với mức độ thấp hơn.
e) Đối với phương tiện vận tải bị
cháy mất, thì căn cứ vào giá trị ban đầu của phương tiện lúc đóng mới, trừ số
tiền khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa mà thực tế hợp tác xã, tập đoàn đã thu
hồi được đến ngày phương tiện vận tải bị cháy mất để xét trợ cấp.
g) Đối với phương tiện vận tải bị
hư hỏng phải sửa chữa, thì căn cứ vào mức phí tổn sửa chữa phần hư hỏng do địch
gây ra để xét trợ cấp.
h) Những phương tiện vận tải
trên đường về, có hàng hay không có hàng, mà bị địch bắn phá sẽ do cơ quan huy
động lúc ban đầu đài thọ. Việc xét trợ cấp trong trường hợp này phải bảo đảm
nguyên tắc sau đây:
- Trường hợp có chở hàng về thì
hàng đó phải là hàng do cơ quan giao thông vận tải quản lý và phân phối kế hoạch
vận chuyển;
- Trường hợp không có hàng về
thì người làm vận tải phải có trách nhiệm bảo vệ phương tiện, tranh thủ về
nhanh, không la cà dọc đường.
2. Phân cấp đài
thọ tiền trợ cấp.
a) Các khoản trợ cấp về những
phương tiện vận tải do Bộ Giao thông vận tải huy động để chuyên chở hàng của kế
hoạch vận tải trung ương thì do Bộ Giao thông vận tải thanh toán, theo đề nghị
của các hội đồng xét trợ cấp.
b) Các khoản trợ cấp về những
phương tiện vận tải do Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương huy động để chuyên chở hàng của kế hoạch địa phương, hoặc hàng của trung
ương giao cho địa phương phụ trách chuyên chở thì do Ủy ban hành chính khu, tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thanh toán, theo đề nghị của các hội đồng xét
trợ cấp.
c) Các khoản trợ cấp cho những
phương tiện vận tải do sở, ty giao thông vận tải huy động, giao cho bên quân sự
sử dụng, sẽ do Bộ Quốc phòng thanh toán.
3. Thủ tục xét
trợ cấp.
Mỗi khi đề nghị xét trợ cấp, các
sở, ty giao thông vận tải phải lập hồ sơ đầy đủ. Khi phương tiện vận tải bị bắn
phá hư hỏng, đắm hoặc cháy ở nơi nào, thì người chủ phương tiện phải yêu cầu
chính quyền ở nơi ấy lập ngay biên bản, ghi rõ tên hợp tác xã hoặc người chủ
phương tiện; tên họ những người làm việc trên phương tiện đó, ngày, giờ và nơi
bị tai nạn; bị tai nạn trong hoàn cảnh nào, sự thiệt hại do địch gây ra, nhận định
tinh thần trách nhiệm của người chủ phương tiện… Biên bản phải có ghi nhận xét,
có ký tên đóng dấu của Ủy ban hành chính xã hoặc đồn công an nơi xảy ra tai nạn.
Hồ sơ gồm có:
- Biên bản lập khi phương tiện bị
thiệt hại,
- Bản nhận xét tình hình kinh
doanh có ghi rõ giá trị ban đầu và giá trị còn lại của phương tiện bị hư hỏng,
đắm hoặc cháy, và đề nghị trợ cấp của hội đồng xét trợ cấp.
II. CHẾ ĐỘ DÂN CÔNG NGHĨA VỤ
ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM VẬN TẢI VÀ XẾP DỠ
Từ nay không huy động những người
làm vận tải và xếp dỡ đi dân công ngoài nghề nghiệp của họ, nhưng họ vẫn phải bảo
đảm nghĩa vụ dân công do Nhà nước quy định.
1. Thể thức
huy động.
a) Huy động theo đơn vị tập thể
hợp tác xã hay tập đoàn; không huy động lẻ tẻ cá nhân. Ban quản trị của hợp tác
xã, tập đoàn ở địa phương nào thì Ủy ban hành chính khu tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương của địa phương đó ra lệnh huy động. Các hợp tác xã, tập đoàn
phải tổ chức, sắp xếp cho những người có đi làm nghĩa vụ dân công thuộc đơn vị
mình đi làm nghĩa vụ.
b) Thực hiện nghĩa vụ dân công
có thể tính theo ngày, nhưng chủ yếu là khoán theo thời gian, khoán sản lượng,
để cho người làm nghĩa vụ dân công có thể chủ động bố trí thời gian làm việc của
họ, tranh thủ hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất.
c) Thời gian làm nghĩa vụ dân
công của những làm vận tải và xếp dỡ chuyên nghiệp là thời gian đã quy định ở
điều 3 của điều lệ tạm thời về huy động dân công thời chiến ban hành bằng Nghị
định số 77-CP ngày 26-04-1966 của Hội đồng Chính phủ, cụ thể là đối với nhân
dân ở nông thôn: 30 ngày; đối với nhân dân ở thành thị: 15 ngày.
Ví dụ: Hợp tác xã A có 40 xã
viên có nghĩa vụ dân công ở thành phố, thì tổng số ngày công nghĩa vụ mà hợp
tác xã phải đóng góp là: 15 ngày x 40 = 600 ngày công.
d) Trường hợp người làm vận tải
và xếp dỡ thuộc các hợp tác xã hay tập đoàn phải bảo đảm liên tục công việc vận
tải và xếp dỡ theo kế hoạch vận tải của Nhà nước, không thể huy động họ đi làm
nghĩa vụ dân công ở nơi khác được, các sở, ty giao thông vận tải phải quy định
rõ khoảng thời gian nào họ làm nghĩa vụ dân công để giao cho họ bảo đảm thực hiện.
Trong thời gian này, họ không được trả tiền công mà chỉ được hưởng trợ cấp
dân công. Tiền cước thu được của chủ hàng trong thời gian làm nghĩa vụ dân
công, hợp tác xã hay tập đoàn phải giao cho cơ quan huy động dân công để dùng
vào việc thanh toán tiền trợ cấp dân công, còn lại bao nhiêu phải nộp vào ngân
sách Nhà nước, đồng thời báo cho cơ quan tài chính biết để theo dõi. Cơ quan
huy động dân công cần báo cho ty tài chính biết lịch huy động, địa điểm và tên
đơn vị được sử dụng dân công, tên hợp tác xã hoặc tập đoàn đi làm nghĩa vụ dân
công để đôn đốc, kiểm tra việc thu nộp nói trên.
2. Trong thời
gian làm nghĩa vụ dân công phải ngừng việc vì bị thiên tai, địch họa, bị ốm.
a) Nếu người làm vận tải, xếp dỡ
gặp thiên tai, địch họa mà vẫn khắc phục khó khăn để hoạt động, tích cực bảo vệ
hàng hóa, bảo vệ phương tiện, tranh thủ thời gian để đi, thì số ngày hoạt động
đó, mặc dầu có nhiều hơn số ngày đã khoán cũng vẫn được tính trừ vào ngày công
nghĩa vụ và được lĩnh trợ cấp dân công.
Nếu không có cách nào để khắc phục
được khó khăn mà phải ngừng việc, thì thời gian ngừng việc không được tính trừ
vào ngày công nghĩa vụ nhưng vẫn được lĩnh trợ cấp dân công.
Trường hợp có thể khắc phục được
khó khăn, nhưng do thiếu tinh thần trách nhiệm, chây lười mà ngừng việc, thì
không được tính công nghĩa vụ và không được lĩnh trợ cấp trong thời gian ngừng
việc.
b) Nếu bị ốm, thì thời gian ngừng
việc không được tính vào công nghĩa vụ, nhưng vẫn được lĩnh trợ cấp dân công.
Cơ quan sử dụng phải xét kỹ và
quyết định từng trường hợp cụ thể.
3. Cách khoán
việc cho dân công theo từng loại lao động vận tải chuyên nghiệp.
Khi huy động người làm vận tải
và xếp dỡ đi làm nghĩa vụ dân công theo ngày hay theo cách khoán việc thì được
tính cứ 100 người có 3 người chỉ huy và 4 người cấp dưỡng. Cán bộ chỉ huy, cấp
dưỡng đều được tính vào công nghĩa vụ và được trợ cấp.
Ví dụ: Nếu đơn vị vận tải hay xếp
dỡ đi làm nghĩa vụ dân công có 100 người nhận khoán thì đơn vị sử dụng giao mỗi
ngày 93 định mức lao động (trừ 3 cán bộ chỉ huy và 4 cấp dưỡng).
a) Đối với người làm vận tải bằng
thuyền.
Căn cứ vào trọng tải thực tế
chuyên chở, số lượng thuyền viên quy định cho từng loại thuyền và điều kiện
sông nước trên từng cung độ, để giao khoán thời gian. Số lượng thuyền viên căn
cứ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; trường hợp số lượng thuyền viên cần
tăng cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh ở từng địa phương do Ủy ban hành
chính khu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cụ thể đối với từng
nơi, từng lúc. Trường hợp vì cung độ quá ngắn không thể giao khoán theo thời
gian được, thì có thể khoán theo sản lượng và phải căn cứ vào mức khoán trung
bình tiên tiến để giao khoán.
Ví dụ: Hợp tác xã A có 40 xã
viên có nghĩa vụ dân công ở thành phố Nam Định, phải đóng góp 600 ngày công
nghĩa vụ trong năm 1966 (15 ngày x 40 người = 600 ngày). Theo lệnh của Ủy ban
hành chính tỉnh Nam Hà huy động 8 thuyền 10 tấn của hợp tác xã đi làm nghĩa vụ
dân công từ Nam Định đi Thanh Hóa (cả đi lẫn về 308km), thời gian khoán vừa đi,
vừa về kể cả thời gian chờ đợi xếp dỡ là 10 ngày. Số lượng thuyền viên quy định
trong thời chiến là 5 người, như vậy trong đợt này hợp tác xã sẽ đóng góp 10
ngày x 8 x 5 = 400 ngày công nghĩa vụ.
Căn cứ vào cung độ và thời gian
khoán nói trên, nếu hợp tác xã rút ngắn được thời gian thực tế xuống còn 8
ngày, thì cũng vẫn được tính theo thời gian khoán là 10 ngày. Như vậy ngày công
nghĩa vụ còn lại hợp tác xã phải đóng góp cho kỳ sau là: 600 – (400 công theo định
mức + 28 công gián tiếp) = 172 ngày công.
b) Đối với những người làm vận tải
bằng xe bò, xe trâu, xe ngựa, xe ba gác, xe đạp thồ, xe xích lô, ngựa thồ.
Căn cứ vào mức sản lượng của từng
loại phương tiện như đã quy định ở văn bản số 326-KTVT ngày 14-12-1964 của Bộ
Giao thông vận tải mà khoán theo sản lượng (T/km).
Nếu bảo đảm được mức sản lượng
đã khoán theo T/km và rút ngắn được thời gian nghĩa vụ dân công thì được coi là
đã làm xong nghĩa vụ.
Ví dụ: Thời gian nghĩa vụ dân
công quy định đối với người làm xe bò ở thành phố là 15 ngày. Sản lượng của một
ngày xe theo quy định là 1,6T x 10km5 = 16,8 T/km. Mức khóan cho mỗi xe bò
trong thời gian nghĩa vụ dân công là 16,8 T/km x 15 = 252 T/km. Mỗi xe sau khi
đã bảo đảm được mức khoán 252 T/km thì được coi là đã hoàn thành 15 ngày công
nghĩa vụ mặc dù họ thực hiện chỉ có 12 ngày.
Riêng đối với những người làm vận
tải chuyên nghiệp bằng ngựa thồ, Bộ Giao thông vận tải chưa quy định mức sản lượng,
vì vậy Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào
mức sản lượng do địa phương đã quy định để tính toán giá cước ngựa thồ của địa
phương mà giao mức khoán.
c) Đối với những người xếp dỡ,
khoán theo tấn xếp dỡ như sau:
Dựa vào năng suất quy định cho từng
loại hàng theo văn bản số 326-KTVT ngày 14-12-1964 của Bộ Giao thông vận tải.
Nếu điều kiện làm việc không
bình thường do tình hình chiến sự ở địa phương, hoặc nếu được cung cấp phương
tiện xếp dỡ bán cơ giới, thì Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương quyết định mức năng suất tùy theo điều kiện thực tế.
Ví dụ: Năng suất xếp dỡ gạo bao
(1 tạ) của một người một ngày quy định là 10T. Trong 15 ngày công nghĩa vụ của
một người làm xếp dỡ ở thành phố phải bảo đảm mức khoán là 150T xếp dỡ. Nếu người
dân công thực hiện được 15 tấn mỗi ngày thì trong 10 ngày đã bảo đảm đủ 15 ngày
công nghĩa vụ.
4. Đối với các
lực lượng bán chuyên nghiệp.
Thi hành đúng theo điều lệ tạm
thời về huy động và sử dụng dân công thời chiến ban hành bằng Nghị định số
77-CP ngày 26-04-1966 của Hội đồng Chính phủ, thông tư Liên bộ Tài chính – Lao
động – Y tế số 07-TT/LB ngày 24-05-1966 và Thông tư số 08-TT/LĐ ngày 16-06-1966
của Bộ Lao động.
5. Trợ cấp cho
dân công do cơ quan sử dụng đài thọ.
a) Mức trợ cấp.
Trong thời gian làm nghĩa vụ dân
công, mức trợ cấp cho từng loại lao động vận tải xếp dỡ chuyên nghiệp thuộc diện
trợ cấp theo quy định ở điều 11 điều lệ tạm thời về huy động và sử dụng dân
công thời chiến như sau:
- Người đi thuyền biển mỗi người
một ngày 1đ10
- Người đi thuyền sông và xếp dỡ
mỗi người một ngày 1đ00
- Người làm xe bò, xe trâu, xe
ngựa, xe ba gác, xe đạp thồ, xe xích lô chở hàng, ngựa thồ, mỗi người mỗi ngày
0đ90
Trong thời gian ngừng việc, tất
cả các loại lao động đều không được tính ngày công nghĩa vụ, nếu đủ điều kiện để
được trợ cấp thì chỉ được trợ cấp mỗi người mỗi ngày 0đ60.
Nếu người làm nghĩa vụ dân công
hoàn thành mức khoán trước thời hạn tức là rút ngắn được thời gian làm nghĩa vụ
so với thời gian quy định thì vẫn được hưởng đủ số trợ cấp theo thời gian quy định.
b) Trả tiền khấu hao phương tiện
và tiền ăn cho sức vật kéo.
Ngoài mức trợ cấp cho dân công,
cơ quan sử dụng còn trả thêm cho hợp tác xã, tập đoàn vận tải và xếp dỡ tiền khấu
hao cơ bản, tiền khấu hao sửa chữa lớn và tiền ăn cho súc vật kéo xe hay đi thồ,
trong thời gian làm nghĩa vụ dân công, mỗi xe một ngày như sau;
- Xe ngựa (cả tiền ăn cho súc vật)
2đ20
- Xe bò, xe trâu (cả tiền ăn cho
súc vật) 1đ80
- Xe xích lô, xe đạp thồ 0đ60
- Xe ba gác 0đ20
- Ngựa thồ (mỗi con một ngày)
1đ00
- Thuyền (cứ mỗi tấn thuyền một
ngày) 0đ30
Mức trợ cấp này chỉ trả theo thời
gian thực tế làm việc. Nếu do tăng năng suất lao động, rút ngắn được thời gian
làm việc thì cũng chỉ được tính số ngày thực tế làm việc. Trong thời gian ngừng
việc vì địch bắn phá hay vì ốm đau thì vẫn được trả tiền ăn cho súc vật cũng
như tiền khấu hao cho thuyền vì thuyền phải ngâm luôn dưới nước, có hao mòn. Tiền
ăn cho súc vật trong trường hợp này được trả như sau:
- Ngựa mỗi con một ngày 1đ00
- Trâu bò mỗi con một ngày 0đ80
c) Trợ cấp để khôi phục phương
tiện bị hư hỏng, bị đắm, bị chảy do địch bắn phá trong lúc làm nghĩa vụ dân
công.
Cơ quan sử dụng dân công phải
đài thọ tiền trợ cấp để khôi phục lại phương tiện bị địch bắn phá hư hỏng, đắm
hay cháy, theo đúng người hư quy định ở phần 1 thông tư này.
6. Thông tư
Liên bộ này quy định một số điều khoản áp dụng cho các lực lượng vận tải và xếp
dỡ chuyên nghiệp trong thời gian đi làm nghĩa vụ dân công. Những vấn đề không
quy định trong thông tư này thì áp dụng theo thông tư Liên bộ Tài chính – Lao động
– Y tế số 07-TT/LB ngày 24-05-1966 và thông tư số 08-TT/LĐ ngày 16-06-1966 của
Bộ Lao động.
III. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI
NGƯỜI LÀM VẬN TẢI XẾP DỠ BỊ THƯƠNG TẬT, BỊ CHẾT TRONG KHI LÀM NHIỆM VỤ THEO KẾ
HOẠCH CỦA NHÀ NƯỚC TRONG THỜI CHIẾN
1. Tai nạn
lao động, tai nạn chiến tranh
Đối với người làm vận tải, được
coi là bị tai nạn lao động, tai nạn chiến tranh, khi gặp tai nạn đó trên đường
đi từ bến thuyền, bãi xe của hợp tác xã, tập đoàn đến nơi nhận hàng chuyên chở cũng
như trong suốt quá trình vận chuyển và lúc trở về đến nơi xuất phát, không la
cà dọc đường.
Đối với người làm xếp dỡ, được
coi là bị tai nạn lao động, tai nạn chiến tranh khi gặp tai nạn đó trong lúc tập
trung ở bến, ở cảng để làm nhiệm vụ hoặc đi từ nơi ăn ở tập thể do cơ quan quản
lý bến, cảng bố trí, đến nơi làm việc, cho đến khi trở về đến nơi ăn ở tập thể
hay nơi tập trung ở bến cảng, không la cà dọc đường.
a) Trường hợp được kể là tai nạn
chiến tranh.
Bị máy bai địch oanh tạc, bị biệt
kích bắn hay đặt mìn, bị mảnh đạn lúc đang có chiến đấu bị thương hay chết…
b) Trường hợp được kể là tai nạn
lao động
- Những tai nạn xảy ra trong lúc
đang làm việc hoặc trên đường đi công tác như đã quy định, không phân biệt là xảy
ra do người làm vận tải hay xếp dỡ vô ý hay do cơ quan sử dụng có sơ xuất trong
việc đề phòng hoặc do thiên tai gây ra.
Ví dụ: Trong khi làm việc bị
hàng hóa đè phải, khiêng, gánh, đội hàng hóa lên xuống dốc trượt ngã, sai khớp
xương hay gẫy chân tay; bị thương do cây ngả đè lên người, bị thú dữ cắn; bị bỏng
khi nấu ăn tập thể; bị đắm thuyền, bị nước cuốn, bị tai nạn xe cộ…
- Tai nạn xảy ra ngoài giờ làm
việc ở nơi tập trung hoặc trên đường đi công tác, trong những trường hợp vì nhiệt
tình lao động, vì ý thức làm chủ, đã có những hành động dũng cảm để bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, của nhân dân, như cứu chữa người, kho hàng, nhà cửa, đê điều,
cứu tài sản bị địch oanh tạc, bị nước cuốn, bị đắm thuyền, bị cháy…
c) Trường hợp không được kể là
tai nạn lao động:
- Tai nạn xảy ra trong giờ nghỉ,
do đùa nghịch mà xảy ra;
- Tai nạn xảy ra ngoài giờ làm
việc (trừ quy định riêng);
- Tai nạn xảy ra đối với người
làm vận tải trên đường về, tự ý chở hàng không do Ủy ban hành chính khu, tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan giao thông vận tải phân bố, hay la
cà dọc đường mà xảy ra tai nạn.
d) Đối với những trường hợp xảy
ra tai nạn mà chưa xác định được rõ nguyên nhân sẽ do sở, ty giao thông vận tải
cùng với sở, ty lao động xét và đề nghị giải quyết.
2. Chế độ đãi
ngộ đối với người làm vận tải, xếp dỡ thời chiến bị thương tật, ốm đau, bị chết
vì tai nạn chiến tranh hoặc tai nạn lao động.
a) Trường hợp bị thương, bị ốm.
Thi hành như đã quy định ở điều 8a và 8b, trong quyết định số 84-CP ngày
04-05-1966 của Hội đồng Chính phủ.
b) Trường hợp bị chết. Người làm
vận tải và xếp dỡ đương đi làm kế hoạch vận tải của Nhà nước như đã quy định ở
trên mà bị chết vì ốm đau, vì tai nạn lao động hoặc tai nạn chiến tranh thì được
chôn cất chu đáo; tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng nơi, từng lúc mà lo liệu
cho thích hợp; những nơi có điều kiện phải bảo đảm có một quan tài loại thông
thường, 6 mét vải thông thường để liệm, và hương nến.
Ngoài ra các sở, ty giao thông vận
tải hay cơ quan sử dụng phải báo cho chính quyền, đoàn thể địa phương và cho
gia đình có người chết biết, và thăm hỏi, an ủi chu đáo.
c) Trợ cấp thương tật.
Nếu được hội đồng khám xét
thương tật cấp giấy chứng nhận là vì tai nạn chiến tranh, tai nạn lao động, mà
sau thời gian điều trị vẫn mang thương tật, ảnh hưởng nhiều đến sức lao động
thì được xét trợ cấp một lần, nhiều ít tùy hoàn cảnh gia đình của người bị nạn
có khó khăn nhiều hay ít và tùy theo khả năng giúp đỡ của hợp tác xã hay tập
đoàn. Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét việc trợ
cấp theo mức quy định như sau nhằm an ủi và giải quyết một phần những khó khăn
của người bị nạn hoặc gia đình họ:
- Thương tật loại nhẹ, tức là mức
sức lao động từ 5% đến 40%, được trợ cấp một lần từ 30đ đến 50đ;
- Thương tật loại trung bình, tức
là mất sức lao động từ 41% đến 70% đường trợ cấp một lần từ 60đ đến 120đ;
- Thương tật loại nặng, tức là mất
sức lao động từ 71% trở lên được trợ cấp một lần từ 130đ đến 220đ;
Nếu người bị thương tật vì đã có
hành động dũng cảm, vượt khó khăn, nguy hiểm để cứu người, cứu tài sản của Nhà
nước, của tập thể, được tập thể hoặc cơ quan sử dụng xác nhận, thì được xét trợ
cấp cao hơn một mức so với thương tật do tai nạn lao động, tai nạn chiến tranh
trong trường hợp bình thường, cụ thể như sau;
- Thương tật loại nhẹ được trợ cấp
từ 60đ đến 120đ;
- Thương tật loại trung bình được
trợ cấp từ 130đ đến 220đ;
- Thương tật loại nặng hoặc trợ
cấp từ 230đ đếm 270đ.
d) Chế độ đãi ngộ đối với người
làm vận tải, xếp dỡ là quân nhân dự bị và dân quân tự vệ.
Những người làm vận tải và xếp dỡ
là quân nhân dự bị, dân quân tự vệ, trong khi đang làm nhiệm vụ vận tải, xếp dỡ,
đã cầm vũ khí chiến đấu với địch hoặc được huy động để phục vụ cho bộ đội chiến
đấu, nếu bị thương tật hoặc bị chết, thì bản thân hoặc gia đình được hưởng các
quyền lợi quy định trong điều lệ tạm thời của Hội đồng Chính phủ về chế độ đối
với quân nhân dự bị, dân quân tự vệ ban hành bằng Nghị định số 161-CP ngày
30-10-1964
Ủy ban hành chính khu, tỉnh,
thành phố sẽ tùy khả năng lao động của từng người bị nạn mà thu xếp công việc
thích hợp để đảm bảo đời sống lâu dài cho họ.
e) Đối với gia đình có người chết
vì tai nạn chiến tranh hoặc tai nạn lao động.
Được trợ cấp một lần một số tiền
là 270đ và được Ủy ban hành chính xã, hợp tác xã thu xếp công việc làm thích hợp
để bảo đảm đời sống lâu dài. Người được hưởng trợ cấp phải là vợ hoặc chồng,
con, cha mẹ, hoặc là người đã nuôi dưỡng người bị chết hay đã được người bị chết
nuôi dưỡng.
g) Đối với gia đình có người chết
mà được truy tặng là liệt sĩ
Trong điều 8c của quyết định số
84-CP ngày 04-05-1966 của Hội đồng Chính phủ đã quy định điều kiện để được truy
tặng là liệt sĩ. Sau khi được Bộ Nội vụ duyệt y thì được trợ cấp một lần số tiền
là 300đ và được hưởng các quyền lợi ưu đãi khác theo chế độ đối với gia đình liệt
sĩ. Trong lúc chờ đợi xét duyệt thì gia đình được giải quyết trợ cấp trước
270đ; sau khi được duyệt , sẽ được cấp thêm 30đ.
h) Các vấn đề thủ tục.
Bộ Y tế sẽ có thông tư hướng dẫn
các sở, ty y tế thi hành điểm 8a của quyết định số 84-CP ngày 04-05-1966 của Hội
đồng Chính phủ.
Các sở, ty giao thông vận tải phải
lập hồ sơ đầy đủ và đề nghị cụ thể mức trợ cấp. Về việc truy tặng liệt sĩ, phải
thi hành đúng thủ tục do Bộ Nội vụ quy định.
Hồ sơ phải gửi về cho Bộ Giao
thông vận tải nếu việc trợ cấp do Bộ giải quyết, gửi cho Ủy ban hành chính khu,
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu là do địa phương giải quyết.
Để tiện cho việc truy cứu về
sau, các sở, ty giao thông vận tải phải lập đầy đủ danh sách và hồ sơ những người
làm vận tải hay xếp dỡ bị thương tật, bị chết. Trong hồ sơ của từng người phải
ghi tên, người bị nạn, đơn vị hợp tác hay tập đoàn, sinh quán, trú quán, ngày,
tháng và nơi xảy ra tai nạn, hoàn cảnh xảy ra tai nạn, ngày được giải quyết trợ
cấp, mức trợ cấp và ghi chú mọi điều cần thiết để giúp cho việc truy cứu khi cần
thiết. Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý hồ
sơ và danh sách đó. Danh sách những người bị thương tật là quân nhân dự bị, dân
quân tự vệ đã cầm vũ khí chiến đấu trong khi làm nhiệm vụ hay là được huy động
đi phục vụ chiến đấu, danh sách liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, sau khi các sở, ty
giao thông vận tải đã giải quyết xong phần trợ cấp, thì phải bàn giao lại Bộ Nội
vụ để tiếp tục giải quyết các quyền lợi chính trị khác và quản lý.
Hồ sơ đề nghị trợ cấp cho người
bị thương tật gồm có:
- Một biên bản chứng nhận thương
tật,
- Một giấy xếp hạng thương tật của
hội đồng khám xét thương tật,
- Một giấy chứng nhận hoàn cảnh
gia đình của người bị nạn do Ủy ban hành chính xã nơi cư trú cấp.
- Một giấy đề nghị của sở, ty
giao thông vận tải.
Hồ sơ của người bị chết gồm có:
- Một biên bản chứng nhận người
chết do Ủy ban hành chính xã, hay cơ quan công an từ cấp huyện trở lên cấp,
- Một giấy báo tử do cơ quan sử
dụng hay huy động cấp,
- Một giấy chứng nhận hoàn cảnh
gia đình do Ủy ban hành chính xã cấp,
- Một giấy đề nghị trợ cấp của sở,
ty giao thông vận tải. Đề nghị xét duyệt liệt sĩ phải được Ủy ban hành chính
khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền.
i) Thời hạn giải quyết.
Để bảo đảm thi hành các chế độ
trên đây được nghiêm chỉnh khi có tai nạn xảy ra, các cấp phải tích cực giải
quyết nhanh chóng các vấn đề để động viên, giúp đỡ cho người làm vận tải xếp dỡ
an tâm công tác. Từ khi nhận được yêu cầu của đương sự cho đến khi giải quyết
xong các vấn đề phải bảo đảm trong thời hạn tối đa là một tháng.
3. Phân cấp
đài thọ, nguồn kinh phí, thủ tục thanh toán.
a) Phân cấp đài thọ.
Để tránh bớt phiền phức về thủ tục
giấy tờ giữa cơ quan Nhà nước với nhau, các khoản chi phí về tền thuốc, tiền bồi
dưỡng ốm đau hay tiền chôn cất cho các người bị tai nạn thì nạn nhân nằm trong
bệnh viện nào sẽ do bệnh viện đó chi tiêu như đã quy định trong chỉ thị số
28-TTg ngày 11-02-1966 của Thủ tướng Chính phủ và thông tư hướng dẫn số
17-TT/LB ngày 07-04-1966 của Liên bộ Tài chính – Y tế.
Trường hợp nằm điều trị tại các
bệnh xá dân lập thì Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trích quỹ cứu tế xã hội đài thọ.
Các khoản kinh phí khác được
thanh toán theo như điều 2 phần I về trợ cấp để khôi phục phương tiện quy định
trong thông tư này.
b) Nguồn kinh phí.
Ở trung ương, hàng năm Bộ Giao
thông vận tải dự trù một khoản chi phí trích trong kinh phí sự nghiệp thuộc
ngân sách trung ương để chi các khoản trợ cấp do Bộ phải đài thọ, như đã quy định
trong quyết định số 84-CP ngày 04-05-1966 của Hội đồng Chính phủ.
Ở địa phương, hàng năm Ủy ban
hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ dự trù một khoản
kinh phí sự nghiệp thuộc ngân sách địa phương để chi cho các khoản trợ cấp do địa
phương phải đài thọ.
c) Thủ tục xét duyệt, cấp phát
kinh phí.
Việc xét trợ cấp cho người bị
thương, bị chết và trợ cấp một phần để khôi phục các phương tiện vận tải bị bắn
phá hư hỏng khi đi làm nhiệm vụ vận tải theo kế hoạch của địa phương thì do Ủy ban
hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định: Các sở, ty
giao thông vận tải có trách nhiệm làm các thủ tục xin cấp phát kinh phí để trả
trực tiếp cho các hợp tác xã, tập đoàn và người được hưởng trợ cấp.
Việc xét trợ cấp cho người bị
thương, bị chết và trợ cấp một phần để khôi phục các phương tiện vận tải bị bắn
phá hư hỏng, đắm hoặc cháy khi đi làm nhiệm vụ vận tải theo kế hoạch trung ương
thì do Bộ Giao thông vận tải quyết định. Để việc xét trợ cấp được sát thực tế
và kịp thời, Liên bộ ủy quyền cho các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương xét trợ cấp trong phạm vi mức tiền từ 10.000đ trở xuống. Căn cứ
vào các quyết định của Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và trong phạm vi mức 10.000đ nói trên, các sở, ty tài chính xuất ngân sách
địa phương để tạm ứng cho ngân sách trung ương, và trả trực tiếp cho các cá
nhân, các đơn vị được xét trợ cấp, sau đó hàng tháng tổng hợp lại, báo cáo cho
Bộ Giao thông vận tải để lập dự trù xin ngân sách trung ương cấp phát để hoàn lại
số tiền tạm ứng cho ngân sách địa phương.
Đối với cac khoản trợ cấp do Bộ
Giao thông vận tải trực tiếp xét duyệt thì Bộ Giao thông vận tải lập dự trù
kinh phí và xin cấp phát tại Bộ Tài chính, và Bộ Giao thông vận tải trực tiếp
trả cho hợp tác xã hay tập đoàn được xét trợ cấp.
d) Quyết toán.
Các sở, ty giao thông vận tải có
trách nhiệm tổng hợp các khoản trợ cấp cho người và phương tiện vận tải do ngân
sách địa phương chi và quyết toán kịp thời với sở, ty tài chính hàng tháng,
hàng quý và hàng năm theo điều lệ kế toán Nhà nước.
Bộ Giao thông vận tải có trách
nhiệm tổng hợp các khoản trợ cấp cho người và phương tiện vận tải do Bộ Giao
thông vận tải ủy quyền cho các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương chi hoặc do Bộ trực tiếp chi, và quyết toán kịp thời với Bộ Tài
chính hàng tháng, hàng quý và hàng năm theo điều lệ kế toán Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện thông
tư này, có những mắc mứu hoặc có những vấn đề nào chưa rõ, đề nghị các ngành,
các địa phương phản ảnh kịp thời về liên bộ để nghiên cứu hướng dẫn giải quyết.
K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu
Mai
|
K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Đăng
|
K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Văn Bính
|