TỔNG
CỤC LÂM NGHIỆP-TỔNG CỤC LƯƠNG THỰC
******
|
VIỆT
NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
03-TT-LB
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 08 năm 1964
|
THÔNG TƯ LIÊN TỔNG CỤC
HƯỚNG DẪN VIỆC CUNG CẤP LƯƠNG THỰC CHO SƠN TRÀNG VÀ CÔNG
NHÂN LÂM NGHIỆP
Kính gửi:
|
Ủy ban hành chính các tỉnh
Các Ty,
Phòng Lương thực
Các Ty,
Phòng Lâm nghiệp
Các Công
ty vận chuyển lâm sản liên tỉnh
Các Lâm
trường trực thuộc trung ương
|
Kế hoạch sản xuất lâm nghiệp ngày một phát triển
lớn hơn, đòi hỏi phải có thêm nhiều nhân lực chuyên nghiệp cũng như công nhân
thời vụ, làm khoán. Tính chất công việc, thời gian và địa điểm hoạt động của những
người khai thác, tu bổ, cải tạo rừng cũng có những đặc điểm khó khăn riêng.
Để phục vụ cho công tác lâm nghiệp
được tốt hơn hai Tổng cục quy định một số điểm về việc cung cấp lương thực cho
lực lượng sơn tràng chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, hợp tác xã vận chuyển
bè mảng chuyên nghiệp và công nhân thời vụ.
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
Việc cung cấp lương thực cho sơn
tràng và công nhân vận chuyển lâm sản phải ăn khớp với kế hoạch sản xuất lâm
nghiệp theo nguyên tắc người làm nghề rừng được Nhà nước cung cấp lương thực
đúng số người và tiêu chuẩn, phải phục vụ cho việc khai thác vận chuyển đúng kế
hoạch và hợp đồng đã quy định.
Đơn vị phụ trách cung cấp cũng
như đơn vị tiêu dùng lương thực đều phải thực hành tiết kiệm, quản lý chặt chẽ
việc sử dụng lương thực, không cấp hai lần, không cấp thừa quá tiêu chuẩn hoặc
quá nhu cầu tạo điều kiện cho tham ô lãng phí lương thực nhưng cũng phải tránh
cấp thiếu làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất lâm nghiệp và ảnh hưởng đến sức
khỏe của người lao động.
II. ĐỐI TƯỢNG CUNG CẤP
A. ĐƯỢC CUNG CẤP TOÀN PHẦN THEO TIÊU
CHUẨN CỦA CÔNG NHÂN LÂM NGHIỆP GỒM CÓ CÁC LOẠI LAO ĐỘNG KÊ SAU:
1. Sơn tràng ở miền
xuôi lên, đã thoát ly sản xuất nông nghiệp, không được hợp tác xã nông nghiệp
điều hòa phân phối lương thực nữa (có chứng nhận của Ủy ban hành chính xã) được
Ty Lâm nghiệp, lâm trường tổ chức thành đoàn, đội chuyên nghiệp có ký hợp đồng
làm việc thường xuyên cho lâm nghiệp.
2. Công nhân vận chuyển
chuyên nghiệp có kỹ thuật hoặc có phương tiện vận chuyển, không tham gia sản xuất
nông nghiệp, không được hợp tác xã nông nghiệp điều hòa phân phối lương thực,
có đăng ký của Ty Giao thông cấp, có ký hợp đồng làm việc thường xuyên cho lâm
nghiệp.
B. ĐƯỢC CẤP CHÊNH LỆCH THỰC TẾ GỒM CÁC
LOẠI LAO ĐỘNG KÊ SAU:
1. Sơn tràng và công
nhân vận chuyển chuyên nghiệp do hợp tác xã nông nghiệp tổ chức và quản lý (coi
như hợp tác xã nông nghiệp kinh doanh thêm nhiều ngành nghề) thì hợp tác xã phải
điều hòa phân phối lương thực cho họ theo tiêu chuẩn lao động chính của hợp tác
xã. Trong thời gian các tổ, đội này ký hợp đồng làm việc cho lâm nghiệp thì Nhà
nước cung cấp thêm một phần gạo chênh lệch để họ được ăn ngang tiêu chuẩn tương
đương với lao động làm lâm nghiệp.
2. Nông dân được thuê
mượn tạm thời theo thời vụ hoặc theo lối làm khoán cho lâm nghiệp với khối công
việc nhất định trong thời gian nhất định, sau lại trở về làm nông nghiệp.
3. Người phi nông nghiệp
đã được Nhà nước cung cấp gạo thường xuyên (có phiếu, sổ) trong thời vụ có làm
việc cho lâm nghiệp, với ngành nghề nặng nhọc hơn thì cũng được cấp phần gạo
chênh lệch.
Khái niệm về cấp chênh lệch thực
tế có nghĩa là người lao động, ngoài phần lương thực đã có (do tự sản xuất ra,
do hợp tác xã nông nghiệp điều hòa hoặc được Nhà nước cung cấp) nay vì làm việc
nặng nhọc hơn mà được hưởng tiêu chuẩn cao hơn thì được cấp thêm một phần lương
thực để cho đủ tiêu chuẩn mới, trong thời gian làm công việc mới.
Nhưng nếu trong thực tế, Phòng
Lương thực không có điều kiện cấp chênh lệch gạo cho từng người được (vì mỗi lần
hợp tác xã cử đi hàng dăm bảy chục, đôi ba trăm người) thì chỉ có thể căn cứ
vào mức điều hòa cân đối chung của hợp tác xã được Phòng Lương thực địa phương
xác nhận, để cung cấp phần chênh lệch chung cho toàn bộ số người ở hợp tác xã
được hưởng gạo chênh lệch.
Ví dụ: Hợp tác xã A có 50 người
đi làm lâm nghiệp theo hình thức làm khoán hay thời vụ, trong vụ thu hoạch đã
qua, hợp tác xã điều hòa chung với mức ăn bình quân 16kg thóc bằng 11kg gạo
(trong đó có người được hơn, có người được kém) nhưng Phòng Lương thực sẽ căn cứ
mức đã có 11kg gạo để cấp thêm cho cả 50 người - Nếu mức được cấp là 23kg gạo
thì còn được hưởng 50 người x (23kg – 11kg) = 600 kg gạo.
III. CHẾ ĐỘ, THỂ LỆ CẤP PHÁT
Căn cứ vào kế hoạch khai thác, Tổng
cục Lâm nghiệp quy khối lượng công việc thành số người cần thiết để tính ra
toàn bộ nhu cầu lương thực, xin Ủy ban Kế hoạch Nhà nước duyệt.
Sau khi đã có kế hoạch chính thức
về lương thực và nhân lực, Tổng cục Lương thực sẽ căn cứ vào yêu cầu từng quý,
từng tháng để phân bổ lực lượng cho các Ty Lương thực cấp phát và chỉ được cấp
phát trên cơ sở số người thực tế có làm việc ở công trường. Tổng cục Lâm nghiệp
cũng phân bổ kế hoạch nhân lực cho từng tỉnh.
Các Ty Lâm nghiệp chỉ sử dụng
lương thực và nhân lực trong phạm vi kế hoạch đã phân bổ. Trường hợp phải phát
triển thêm người, cần có thêm lương thực thì phải được hai Tổng cục đồng ý và
Phủ Thủ tướng đã duyệt điều chỉnh kế hoạch Nhà nước.
Các Ty Lương thực phải quản lý lực
lượng cho chặt chẽ do đó cần quy định những thể lệ cấp phát cho các loại đối tượng.
Khi sử dụng lao động, nói chung
là phải được cơ quan lao động địa phương xác nhận kế hoạch nhân lực được cơ
quan lâm nghiệp tổ chức thành đoàn, đội chuyên nghiệp, ký hợp đồng làm việc thường
xuyên cho lâm nghiệp.
Những người được tuyển dụng lâu
dài, nếu là phi nông nghiệp đã được cung cấp gạo từ trước thì nay phải có giấy
thôi cấp lương thực của Phòng Lương thực địa phương, nếu là nông dân phải có chứng
nhận của xã là đã thoát ly sản xuất nông nghiệp, không được hợp tác xã nông
nghiệp điều hòa phân phối lương thực nữa hoặc giấy chứng nhận của Phòng Lương
thực là đã bán phần lương thực còn lại cho Nhà nước.
Những người làm thời vụ hay làm
khoán, hưởng gạo chênh lệch phải có chứng nhận của xã và được Phòng Lương thực
địa phương xác nhận là đã được hợp tác xã nông nghiệp điều hòa phân phối bao
nhiêu lương thực, để căn cứ vào mức đó mà cung cấp phần chênh lệch.
Riêng những đội vận chuyển
chuyên nghiệp không tham gia sản xuất nông nghiệp, không được hợp tác xã nông
nghiệp điều hòa lương thực thì ngoài các điều kiện trên cần có đăng ký của Ty
Giao thông cấp.
Quá trình tiến hành cấp phát
lương thực, các Ty, Phòng Lương thực, các Ty Lâm nghiệp, các lâm trường và các
Công ty vận chuyển lâm sản thường xuyên phải tổ chức kiểm tra, theo dõi việc sử
dụng lương thực, phát hiện kịp thời những trường hợp cấp phát không đúng đối tượng,
tiêu chuẩn và những hiện tượng phân phối tràn lan, sử dụng bừa bãi lãng phí
lương thực.
Hàng tháng các đơn vị lâm nghiệp
có sử dụng gạo phải đối chiếu, thanh toán và quyết toán việc cấp phát lương thực,
kiểm kê tồn kho để quản lý sử dụng cho đúng chính sách - Nếu sử dụng không hết
số lượng gạo đã nhận thì phải báo cáo để chuyển vào kế hoạch tháng sau. Phòng
Lương thực có nhiệm vụ kiểm tra quyết toán trước khi cấp nhu cầu cho tháng sau.
Để phục vụ sản xuất được kịp thời,
ngành lương thực cần bố trí lực lượng đầy đủ thường xuyên theo kế hoạch đã định
và theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên tránh tình trạng để thiếu lực lượng ảnh
hưởng đến hoạt động của công nhân, tránh cấp phát nhỏ giọt nhiều lần làm ảnh hưởng
đến thời gian lao động và lãng phí phương tiện vận tải. Thủ tục giấy tờ phải
làm đúng nhưng tránh những phiền phức không cần thiết.
Đối với những đơn vị ở xa xôi, hẻo
lánh thường bị mưa lũ cản trở, việc tiếp tế có khó khăn, Phòng Lương thực tùy
theo khả năng lực lượng trong những vụ mưa lũ có thể bán trước cho lâm nghiệp từ
10 đến 20 ngày lương ăn để dự trữ đề phòng bất trắc xảy ra.
Trường hợp lâm nghiệp có kế hoạch
đột xuất của Trung ương giao mà chưa kịp duyệt kế hoạch nhân lực hoặc trường hợp
bất thường, số lao động tập trung lên quá mức quy định trước, hoặc có trường hợp
kế hoạch lương thực gửi về chậm, nếu lâm nghiệp có văn bản chính thức đề nghị
và xét thấy hợp lý thì Ty Lương thực có thể tạm bán trước cho lâm nghiệp năm hoặc
mười ngày lương ăn trong khi chờ đợi kế hoạch được duyệt.
Đối với những đơn vị ở quá xa
kho lương thực, tiền vận chuyển tốn kém nhiều thì cả hai bên đều phải phối hợp công
tác, kết hợp phát xay và thu thuế để giảm bớt chi phí lưu thông, đảm bảo mức
thu nhập cho công nhân không phải ăn đắt vì giá gạo cộng thêm với phí vận chuyển.
Vấn đề này hai Tổng cục đang nghiên cứu và sẽ đề nghị Chính phủ duyệt.
Việc cấp thóc phát xay cho công
nhân phải quy định tỷ lệ thích đáng, tương đương với phẩm chất của thóc.
Việc ăn độn từng thời kỳ phải
theo chế độ chung của Nhà nước. Trường hợp không có độn thì phải cấp đủ bằng gạo
nhưng không vì thế mà tháng sau tăng số độn lên quá nhiều so với mức Nhà nước
quy định.
Trên đây là một số điểm quy định
để thi hành tạm thời trong khi chờ đợi bản quy định của Chính phủ.
Đề nghị các Sở, Ty Lương thực
cùng các Ty Lâm nghiệp, các lâm trường trực thuộc Trung ương, các Công ty vận
chuyển lâm sản liên tỉnh tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa
phương vận dụng chính sách cung cấp lương thực cho đúng đắn, đảm bảo phục vụ sản
xuất có kết quả tốt, tiết kiệm không để tiêu hao lực lượng lương thực của Nhà
nước.
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
TỔNG CỤC LƯƠNG THỰC
TỔNG CỤC PHÓ
Trịnh Xuân Tiến
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
TỔNG CỤC PHÓ
Nguyễn Văn Phương
|