BỘ
VĂN HOÁ-THÔNG TIN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
88/TT-ĐT
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 12 năm 1995
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN SỐ 88/TT-ĐT NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM
1995 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ GIẢNG DẠY NGHỆ THUẬT TRONG
CÁC TRƯỜNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT
Ngày 20/4/1986 Bộ Văn hoá đã ban
hành quy chế 101A/VH-ĐT quy định chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy nghệ thuật.
Nay để phù hợp với tình hình đổi mới trong hệ thống chức danh cán bộ giảng dạy
bậc Trung học và Dạy nghề, Đại học và trên Đại học. Bộ Văn hoá Thông tin hướng
dẫn một số điểm cụ thể về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy nghệ thuật trong
các trường VHNT Trung ương và địa phương như sau:
I- MỘT SỐ QUY
ĐỊNH CHUNG:
1- Trong các trường VHNT có nhiều
loại hình cán bộ giảng dạy. Đối tượng được áp dụng thông tư này chỉ bao gồm cán
bộ giảng dạy nghệ thuật, còn các loại hình cán bộ giảng dạy khác áp dụng theo
quy định chung của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
2- Trong giảng dạy nghệ thuật, đại
bộ phận giảng viên không tách bạch dạy lý thuyết và dạy thực hành mà gọi chung
là giờ giảng.
3- Công tác trong năm học của
cán bộ giảng dạy được phân ra nhiều nội dung và những nội dung này được phép
chuyển đổi theo quy định chung.
II- ĐỊNH MỨC
THỜI GIAN CHO TỪNG LOẠI CÔNG VIỆC
1- Khối lượng thời gian làm việc
của cán bộ giảng dạy trong một năm là 52 tuần được phân bổ như sau:
- Nghỉ hè, lễ, tết: 10 tuần
- Lao động nghĩa vụ: 2 tuần
- Luyện tập quân sự: 2 tuần
- Dự phòng: 2 tuần Tổng 16 tuần
Số tuần thực học (thực dạy)/năm:
52 tuần - 16 tuần = 36 tuần
Quy đổi ra giờ hành chính:
36 tuần x 6 ngày x 8 giờ = 1.728
giờ.
2- Khối lượng thời gian theo giờ
hành chính phân bổ cho các nhiệm vụ của cán bộ giảng dạy được tính theo các nhiệm
vụ của người cán bộ giảng dạy:
ĐỐI
VỚI ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG:
Nhiệm
vụ Chức danh
|
Số
giờ giảng dạy
|
Số
giờ hoạt động nghệ thuật NCKH
|
Số
giờ bồi dưỡng chuyên môn
|
Sinh
hoạt Hội họp chung
|
Tổng
số giờ
|
Giáo sư
|
1.200
|
350
|
58
|
120
|
1.728
|
Phó Giáo sư
|
1.200
|
300
|
108
|
120
|
1.728
|
Giảng viên chính
|
1.200
|
200
|
208
|
120
|
1.728
|
Giảng viên
|
1.200
|
100
|
308
|
120
|
1.728
|
Đối với cán bộ giảng dạy có những
nhiệm vụ như quy định ở bảng trên nhưng tuỳ theo kế hoạch từng năm Hiệu trưởng
có quyền điều tiết các nhiệm vụ lẫn cho nhau miễn sao vẫn đảm bảo đủ nhiệm vụ
và quyền lợi của mỗi cán bộ giảng dạy trong nhà trường.
3- Định mức cho nhiệm vụ giảng dạy
được quy đổi theo hệ số như sau:
Giảng viên: 1 tiết giảng cần = 6
giờ hành chính để chuẩn bị
Giảng viên chính: 1 tiết giảng cần
= 5 giờ hành chính để chuẩn bị
Phó giáo sư: 1 tiết giảng cần =
4,5 giờ hành chính để chuẩn bị
Giáo sư: 1 tiết giảng cần = 4 giờ
hành chính để chuẩn bị
a) Đối với cán bộ giảng dạy đại
học:
Chức
danh
|
Định
mức giờ chuẩn/năm
|
Giáo sư
|
300
giờ chuẩn
|
Phó Giáo sư
|
260
giờ chuẩn
|
Giảng viên chính
|
240
giờ chuẩn
|
Giảng viên
|
200
giờ chuẩn
|
Đối với những trường có chức
năng đào tạo trên Đại học và Cao học được quy định như sau:
Chức
danh
|
Giảng
dạy trên ĐH và Cao học
|
Giáo sư
|
50-60%
Tổng số giờ quy định
|
Phó Giáo sư
|
40-50%
Tổng số giờ quy định
|
Giảng viên chính
|
30-40%
Tổng số giờ quy định
|
b) Đối với cán bộ giảng dạy
Trung học và Sơ học:
Chức
danh
|
Giảng
dạy
|
Giáo viên cao cấp
|
300
giờ chuẩn
|
Giáo viên
|
240
giờ chuẩn
|
Định mức cho nhiệm vụ giảng dạy
hệ sơ học hoặc trung học được quy đổi ra giờ hành chính theo hệ số:
Giáo viên 1 tiết giảng cần = 5
giờ hành chính để chuẩn bị
Giáo viên cao cấp 1 tiết giảng =
4 giờ hành chính để chuẩn bị
III- HƯỚNG DẪN
QUY ĐỔI THÀNH GIỜ CHUẨN:
Do đặc điểm, tính chất lao động
phức tạp của công tác giảng dạy nghệ thuật, Bộ quy định việc quy đổi thành giờ
chuẩn những công việc chủ yếu dưới đây để các trường nghiên cứu vận dụng:
1- Giờ giảng trên lớp:
1 tiết = 50 phút:
- Lớp từ 1-5 học sinh, 1 tiết giảng
= 0,9 giờ chuẩn
- Lớp từ 6-10 học sinh, 1 tiết
giảng = 1,5 giờ chuẩn
- Lớp từ 11-15 học sinh, 1 tiết
giảng = 2 giờ chuẩn
- Lớp từ 16 học sinh trở lên, 1
tiết giảng = 2,5 giờ chuẩn.
2- Giảng chuyên đề bồi dưỡng sau
đại học
- Giảng SĐH 1 tiết giảng = 1,2
giờ chuẩn
- Giảng Cao học, 1 tiết giảng =
1,5 giờ chuẩn
- Đối với giờ giảng, bồi dưỡng
năng khiếu đặc biệt cho học sinh thi concours trong và ngoài nước 1 tiết giảng
= 2 giờ chuẩn
- Đối với loại hình nghệ thuật
nào có thể tách riêng lý thuyết và thực hành thì thực hành được tính = 1/2 giờ
giảng lý thuyết.
3- Hướng dẫn 1 luận văn tốt nghiệp
Đại học
- 1 luận văn tốt nghiệp = 25 giờ
quy đổi
- Chấm đồ án tốt nghiệp: 1 đồ án
tốt nghiệp = 1 giờ quy đổi
- Chấm thi và kiểm tra hết môn,
1 ngày chấm = 2 giờ quy đổi
- Chấm tốt nghiệp Đại học (tham
gia Hội đồng) 1 buổi chấm = 2 giờ quy đổi
4- Hướng dẫn NCS làm luận án PTS
và TS
- 120 giờ quy đổi = 1 NCS/năm
- Nếu 2 ngày hướng dẫn thì hướng
dẫn chính = 70 giờ quy đổi hướng dẫn phụ = 50 giờ quy đổi
- Hướng dẫn làm luận văn tốt
nghiệp Cao học là 50 giờ quy đổi = 1 NCS
- Phản biện 1 luận án Phó Tiến sỹ
hoặc TS là 20 giờ quy đổi
- Uỷ viên Hội đồng chấm luận án
PTS và TS = 5 giờ quy đổi
- Chấm NCS thi môn tối thiểu 1
NCS = 2 giờ quy đổi
- Phản biện 1 luận văn Cao học =
8 giờ quy đổi
- Uỷ viên Hội đồng chấm luận văn
Cao học = 2 giờ quy đổi/luận văn
5- Viết giáo trình
- Đối với giáo trình Đại học và
trên Đại học được Bộ duyệt XB chính thức thì 1 trang tác giả được tính = 2,4 giờ
chuẩn.
- Sách tài liệu tham khảo cho bậc
Đại học và trên Đại học: 2 trang tác giả = 1 giờ chuẩn (1 trang tác giả = 1000
chữ)
- Đề tài cấp Bộ và Cấp Nhà nước
được nghiệm thu thì Chủ nhiệm đề tài được định lượng 120 giờ chuẩn.
- Thư ký khoa học và chủ nhiệm đề
mục được định lượng 60 giờ chuẩn.
- Những người tham gia đề tài được
tính chia đều từ tổng điểm công trình đề tài (điểm của chủ nhiệm đề tài + thư
ký đề tài + chủ nhiệm đề mục) nhưng không qua 60 giờ.
IV- CHẾ ĐỘ
THANH TOÁN PHỤ CẤP GIẢNG DẠY:
1- Số giờ giảng dạy vượt trên tổng
định mức được thanh toán không vượt quá 100%.
2- Đối với cán bộ giảng dạy của
trường tham gia giảng dạy và NC khoa học ngoài trường phải có trách nhiệm hoàn
thành những nhiệm vụ chính của nhà trường. Nếu đã lĩnh tiền bồi dưỡng ngoài trường
thì không được cộng vào khối lượng công việc của trường.
Căn cứ vào tinh thần của Thông
tư này. Hiệu trưởng các trường Nghệ thuật nghiên cứu để vận dụng cho sát với
tình hình cụ thể của từng trường.
|
Nguyễn
Trung Kiên
(Đã
ký)
|