THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
71-TTG/CN
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 07 năm 1968
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC ĐƯỢC ĐIỀU ĐỘNG
VÀO QUÂN ĐỘI
Từ năm 1965 đến nay, trước tình
hình đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh xâm lược miền Nam và đẩy mạnh cuộc chiến
tranh phá hoại miền Bắc, Chính phủ đã điều động công nhân, viên chức, động viên
xã viên hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp vào quân đội nhằm tăng cường lực
lượng quốc phòng. Do đó, trong số công nhân, viên chức được điều động vào quân
đội, ngoài những người trong lứa tuổi tuyển binh theo chế độ nghĩa vụ quân sự
thời bình, còn có quân nhân tình nguyện chuyển ngành, công nhân, viên chức quá
tuổi chế độ nghĩa vụ quân sự đang công tác ở các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước,
các cơ quan đảng, đoàn thể từ cấp huyện trở lên.
Để đảm bảo yêu cầu điều động
công nhân, viên chức vào quân đội trực tiếp chiến đấu với quân thù, đồng thời
thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với những người đã làm tròn
nhiệm vụ ở tiền tuyến về, căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong
phiên họp thường vụ Hội đồng Chính phủ ngày 24-4-1968, Thủ tướng Chính phủ quy
định chế độ đối với công nhân, viên chức được điều động vào quân đội như sau:
I. PHƯƠNG CHÂM, NGUYÊN TẮC CHUNG
Việc giải quyết toàn bộ chế độ đối
với công nhân, viên chức được điều động vào quân đội phải quán triệt các phương
châm, nguyên tắc sau đây:
1. Phương châm:
a) Công nhân, viên chức được điều
động vào quân đội để trực tiếp chiến đấu với quân thù, sau khi hoàn thành nhiệm
vụ vinh quang trở về phải được đãi ngộ về tinh thần cũng như về vật chất một
cách xứng đáng;
b) Sự đãi ngộ ấy phải phù hợp với
khả năng của Nhà nước và cân đối trong tương quan với các lao động khác.
2. Nguyên tắc chung:
a) Công nhân, viên chức được giải
quyết các quyền lợi theo chế độ hiện hành để sắp xếp, chuẩn bị trước khi nhập
ngũ;
b) Công nhân, viên chức được điều
động vào quân đội, sau khi ra khỏi quân đội, sẽ được sắp xếp công tác một cách
thỏa đáng.
II. CÁC CHẾ ĐỘ CỤ THỂ
A. Trước
khi nhập ngũ
1. Lương: được cơ quan, xí nghiệp
phát một kỳ lương (nửa tháng) theo lương chức vụ, hoặc cấp bậc, và các khoản phụ
cấp thường xuyên như phụ cấp khu vực, phụ cấp kỹ thuật v .v… và trợ cấp con (nếu
có).
Từ kỳ lương sau trở đi, đơn vị
quân đội sẽ trả lương, hoặc sinh hoạt phí theo chế độ ở quân đội.
2. Được cấp thêm 5 ngày lương (đối
với những người có thời gian công tác dưới 1 năm), 10 ngày lương (đối với những
người có thời gian công tác từ 1 năm trở lên) kể cả phụ cấp khu vực (nếu có).
3. Những người chưa nghỉ hàng
năm được cơ quan, xí nghiệp bố trí cho nghỉ, nếu phải đi gấp không thể bố trí
nghỉ được thì cũng không thanh toán bằng tiền số ngày phép năm.
Trường hợp công nhân, viên chức đã
nghỉ hàng năm rồi, nhưng hoàn cảnh cho phép thì cơ quan, xí nghiệp cho nghỉ 3
ngày để chuẩn bị nhập ngũ, nếu có điều kiện về thăm gia đình thì cho nghỉ 5
ngày, không kể những ngày đi đường. Những ngày nghỉ và đi đường được trả lương,
các khoản phụ cấp thường xuyên (nếu có) và được thanh thanh toán tiền tàu xe.
4. Khi nhập ngũ, được cấp tiền
tàu xe, phụ cấp đi đường từ cơ quan, xí nghiệp đến địa điểm tập kết của quân đội
(nếu có).
B. Trong thời
gian tại ngũ.
1. Khi nhập ngũ, tùy theo nhu cầu
của quân đội và trình độ đức tài, mỗi cán bộ, viên chức sẽ được sắp xếp công
tác và hưởng các chế độ thống nhất của quân đội theo chức vụ được giao.
2. Chính sách đối với gia đình
công nhân, viên chức được điều động vào quân đội, thi hành thống nhất theo
thông tư số 227-CP ngày 15-11-1965 của Hội đồng Chính phủ.
C. Khi xuất
ngũ.
Công nhân, viên chức được điều động
vào quân đội, khi xuất ngũ có lý do chính đáng thì được hưởng các chế độ cụ thể
sau đây:
1. Được trở về cơ quan, xí nghiệp
cũ để tiếp tục công tác; nếu cơ quan, xí nghiệp cũ đã giải thể hoặc đủ người rồi
thì cơ quan chủ quản của cơ quan, xí nghiệp ấy (Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các Tổng
cục trực thuộc Hội đồng Chính phủ …hoặc Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương) có trách nhiệm sắp xếp công tác cho anh, chị em.
Trường hợp gặp khó khăn, không
thể sắp xếp công tác được thì tùy theo số công nhân, viên chức đó, trước đây
thuộc khu vực sản xuất hay là khu vực hành chính, sự nghiệp mà Bộ Lao động hoặc
Bộ Nội vụ bố trí công tác. Trong lúc chờ đợi, các cơ quan cũ vẫn tiếp tục quản
lý; nếu cơ quan cũ đã giải thể mà không có cơ quan chủ quản quản lý thì đơn vị
quân đội tạm thời quản lý, nhưng không được kéo dài quá 4 tháng; trong thời
gian ấy các cơ quan có trách nhiệm nói trên phải sắp xếp công tác cho anh, chị
em.
Khi sắp xếp công tác, các ngành,
các cấp phải cố gắng sắp xếp đúng ngành nghề cũ của công nhân, viên chức. Trường
hợp không thể sắp xếp đúng ngành nghề cũ được thì phải có kế hoạch bồi dưỡng,
đào tạo tại chức hoặc tập trung để anh chị em mau chóng có khả năng đảm đương
công tác mới.
Đối với công nhân, viên chức là
sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường đại học, trung, sơ học chuyên nghiệp,
trường công nhân, đang ở thời kỳ tập sự, được điều động vào quân đội, khi xuất
ngũ sẽ được tuyển dụng chính thức. Trường hợp cơ quan, xí nghiệp xét thấy về
nghiệp vụ, kỹ thuật của người công nhân, viên chức ấy còn mặt nào yếu thì phải
có kế hoạch bồi dưỡng thêm.
Trước khi cho công nhân, viên chức
xuất ngũ, các cấp trong quân đội cần báo trước cho các cơ quan, xí nghiệp liên
quan biết để chuẩn bị tiếp nhận và sắp xếp công tác, tránh tình trạng để anh,
chị em chờ đợi lâu ngày.
2. Việc sắp xếp lương cần bảo đảm
quan hệ với công nhân, viên chức cùng đơn vị công tác, đồng thời cần chú ý
thích đáng đến thành tích chiến đấu và thời gian của mỗi người. Cụ thể là:
a) Đối với công nhân, viên chức
có thời gian tại ngũ dưới 3 năm.
- Nếu sắp xếp làm công việc cũ
thì được hưởng lương chức vụ hoặc cấp bậc cũ trước khi nhập ngũ. Trường hợp
lương cũ thấp hơn lương chính hoặc sinh hoạt phí của quân đội, thì cũng hưởng
theo lương cũ.
- Nếu không thể sắp xếp làm công
việc cũ được mà phải sắp xếp làm công việc mới thì làm việc gì hưởng lương chức
việc ấy; nếu lương mới thấp hơn lương chức vụ hoặc cấp bậc trước khi nhập ngũ
thì được hưởng lương cũ.
- Khi trở về cơ quan, xí nghiệp,
anh chị em được xếp vào diện để xét nâng bậc, trong khi xét, cần chú ý đến những
anh chị em trước khi vào quân đội chưa được nâng bậc và anh chị em có nhiều
thành tích trong quân đội. Còn đối với công nhân thì áp dụng theo chế độ nâng bậc
hiện hành.
- Đối với những người có thành
tích chiến đấu xuất sắc, cần chú ý thích đáng trong việc nâng bậc hoặc đề bạt
theo yêu cầu công tác.
b) Đối với công nhân, viên chức
có thời gian tại ngũ từ 3 năm trở lên.
Được hưởng chính sách quân nhân
tình nguyện chuyển ngành đã quy định tại nghị quyết số 01-CP ngày 9-01-1961của
Hội đồng Chính phủ và thông tư số 03-TT/LB ngày 25-01-1961 của Liên bộ Lao động
- Nội vụ. Trường hợp hưởng theo chế độ chuyển ngành mà thấp hơn lương cũ thì hưởng
theo lương cũ. Những người có thành tích chiến đấu xuất sắc cũng được xét nâng
bậc hoặc đề bạt như quy định tại điểm a trên đây.
3. Trong thời gian chờ đợi sắp xếp
công tác, anh chị em được tạm hưởng lương hoặc sinh hoạt phí theo chế độ của
quân đội.
4. Thời gian tại ngũ được tính
là thời gian công tác liên tục để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THI HÀNH
1. Thông tư này thi hành từ
01-8-1968 đối với công nhân, viên chức (kể cả người đang tập sự) đã được tuyển
dụng làm việc thường xuyên ở các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường,
lâm trường của Nhà nước, các xí nghiệp, cửa hàng công tư hợp doanh, các cơ quan
Đảng và đoàn thể từ cấp huyện trở lên, được điều động vào quân đội.
Riêng chế độ khi xuất ngũ quy định
tại phần II mục C áp dụng cả cho số công nhân, viên chức đi nghĩa vụ quân sự,
đã được điều động vào quân đội từ ngày 05-5-1965 trở đi, hiện nay còn tại ngũ.
2. Công nhân viên chức được điều
động vào quân đội và xuất ngũ trước 01-8-1968 nếu việc xếp lương chưa giải quyết
đúng theo phần II mục C, điểm 2 thì cần giải quyết lại.
3. Thông tư số 50-TTg ngày
28-4-1962 của Thủ tướng Chính phủ nay thôi không áp dụng nữa.
4. Bộ Lao động có trách nhiệm hướng
dẫn, kiểm tra việc thi hành thông tư này.
|
KT. THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Duy Trinh
|