BỘ
LAO ĐỘNG
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
582-LĐ/TT
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 03 năm 1957
|
THÔNG TƯ
GIẢI THÍCH THÊM VỀ VIỆC THI HÀNH THÔNG TƯ SỐ 19-TT/LB NGÀY
27-10-1956 VỀ CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG TRÊN CÁC CÔNG TRƯỜNG
BỘ LAO ĐỘNG
Kính gửi:
|
- Ủy ban Hành chính liên khu,
khu, thành phố, tỉnh
- Các Khu Sở, Ty, Phòng lao động
- Các bộ và các Ngành có công trường
- Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
|
Trong việc thi hành Thông tư
Liên bộ số 19-TT/LB bổ sung Thông tư Liên bộ số 04-TT/LB về chế độ lao động
trên các công trường, qua phản ánh báo cáo thì một số địa phương, công trường
có gặp một số mắc mức, khó khăn.
Liên bộ đã ký Thông tư số 4 và
19 cùng Tổng liên đoàn Lao động và các ngành có công trường đã hội nghị và thống
nhất ý kiến giải thích một số điểm cụ thể sau đây:
I. – LƯƠNG
1. Đối với lao động thường trên
các công trường, áp dụng ba mức lương 1.150đ, 1.250đ, 1.350đ theo Thông tư số
19-TT/LB.
Tùy tình hình thực tế việc làm của
từng công trường, kết hợp những ý kiến tham góp, xây dựng của công nhân, lao động
mà nghiên cứu hướng dẫn phân loại xếp lương cho sát tính chất của từng loại việc.
Tránh khuynh hướng trả lương đồng
loạt, xem việc nào cũng nặng nhọc vất vả như nhau, kèm tác dụng khuyến khích
phát triển sản xuất.
Hiện nay trên các công trường,
có nơi thực hiện làm khoán, có nơi trả lương công nhật kèm theo thưởng năng suất.
Còn đại bộ phận công trường trả lương ngày và lương tháng.
Chế độ làm khoán trên các công
trường nhằm sử dụng nhân lực một cách hợp lý, khuyến khích công nhân, lao động
phát huy sáng kiến, đẩy mạnh tăng năng suất, bảo đảm thực hiện kế hoạch.
Các công trường phải tích cực tạo
điều kiện áp dụng chế độ lâm khoán. Những nơi nào chưa có hoàn cảnh, điều kiện
thực hiện làm khoán, thì tạm thời áp dụng thưởng năng suất trên cơ sở ba mức
lương mới của Thông tư số 19-TT/LB.
2. Hết sức tránh việc sử dụng
nhân lực không hợp lý. Các công trường cố gắng tổ chức cách làm việc có phân
công rành mạch, tránh tình trạng xáo trộn, thay đổi việc làm luôn, như nay bố
trí công tác này, mai làm công tác khác. Công việc sản xuất có được ổn định,
người công nhân biết rõ loại công tác đang làm, mức lương được hưởng, sẽ ra sức
nâng cao hiệu suất lao động, đi sâu vào công việc làm của mình.
Trong trường hợp đáng hưởng
lương tháng, vì nhu cầu cần thiết bố trí làm việc nhẹ một vài ngày, mức lương
thấp hơn, thì trả mức lương trước đã hưởng, không trừ bớt lương. Nếu làm công
việc nặng hơn, thì tính thêm chênh lệch giữa hai mức lương trong những ngày đó
để cộng vào sổ tiền lương tháng mà thanh toán.
Ví dụ: một người gánh gạch
lương 1.250đ một ngày hay 31.250đ một tháng. Trong tháng 01-1957 người đó làm
15 ngày với mức lương 1.250đ, 4 ngày bố trí đẽo đòn gánh (với điều kiện nguyên
vật liệu có tại chỗ) đáng lẽ chỉ được hưởng 1.150đ nhưng vẫn bảo đảm mức lương
trước 1.250đ và 6 ngày cuối tháng lại sử dụng quai búa ở mức lương 1.350đ thì
tính như sau:
25
ngày:
|
1.250đ
x 25
|
=
|
31.250đ
|
6
ngày:
|
(1.350đ
– 1.250đ) x 6
|
=
|
600đ
|
Tổng cộng trong tháng đó sẽ trả
lương là:
|
31.850đ
|
3. Cán bộ B, C trực tiếp lãnh đạo
công tác nào hưởng lương theo loại việc ấy.
Những cán bộ B, C mà công trường
tạm thời lấy lên giúp việc bộ máy hành chính quản trị hoặc làm công tác chính
trị vẫn hưởng lương như khi còn ở đơn vị song được hưởng thêm phụ cấp 1.200đ
hay 1.800đ.
Trong trường hợp được lấy lên
công tác ở các bộ môn, văn thư, cung cấp, tài vụ hoặc vào ban phụ trách công
trường mà được chính thức tuyển dụng vào biên chế, sắp xếp cấp bậc theo thang
lương hành chính của công trường thì hưởng mức lương của cấp bậc được xếp,
không có phụ cấp chức vụ nữa.
Cán bộ được điều động về Ty,
Khu, Nha, Bộ để bố trí công tác, trong thời gian nằm chờ, không hưởng phụ cấp
chức vụ. Các ngành phải tranh thủ sắp xếp công tác, tránh tình hình để nằm chờ
lâu ngày lãng phí nhân lực và có ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ.
4. Đối với cấp dưỡng, tiếp phẩm,
căn cứ vào công việc nặng nhẹ, hiệu suất công tác mà hưởng theo 3 mức lương
1.150đ, 1.250đ, 1.350đ. – Tùy theo trường hợp cụ thể, công tác vất vả, nặng nhọc,
khác nhau để đãi ngộ đúng với khả năng cống hiến của từng người. Không nhất thiết
chỉ xếp cấp dưỡng tiếp phẩm đồng loạt ở một mức lương hoặc chỉ xếp ở hai mức
1.250đ, 1.350đ.
Cần có kế hoạch bố trí để anh chị
em có thì giờ nghỉ ngơi, sinh hoạt, học tập. Có thể nghiên cứu cách cho nghỉ
luân phiên hàng tuần.
Nếu không được nghỉ, phải làm thêm
ngày vào (kể cả chủ nhật) thì hưởng lương thêm như ngày thường, còn làm việc
trong ngày lễ chính thức được hưởng lương gấp đôi.
Đối với những người hưởng lương
tháng, mà những ngày chủ nhật hay ngày nghỉ lễ phải làm việc và không có điều
kiện để nghỉ bù, thì hưởng thêm 1/25 số tiền lương tháng.
5. Trong công nhân, lao động nói
chung, có một số biết nghề, nhưng công trường chưa có điều kiện sử dụng đúng
nghề vẫn làm công tác lao động thì vẫn hưởng theo 3 mức lương 1.150đ, 1.250đ,
1.350đ (làm việc nào hưởng lương của việc đó).
Nếu được sử dụng đúng nghề thì dựa
theo bảng lương thợ của Thông tư số 4 và 19 mà sắp xếp theo trình độ khả năng
nghề nghiệp và được hưởng lương thợ kể từ ngày được sử dụng vào công việc theo
nghề của mình.
Các ngành lập danh sách những
người có nghề mà không thể sử dụng đúng nghề, nói rõ những nghề cũ, gửi về Bộ
Lao động theo dõi để có dịp thì sẽ điều động, bố trí công tác thích hợp.
6. Không thi hành các mức tăng
lương 5%, 8%, 12% cho lao động các công trường vì lương công trường theo 3 mức
1.150đ, 1.250đ 1.350 áp dụng từ 01-10-1956 đã tăng thêm từ 10,57%, 15,74% và
20,5%.
7. Thông tư Liên bộ số 21-TT/LB
ngày 15-11-1956 đã quy định bỏ khoản phụ cấp đắt đỏ 1.000đ áp dụng cho công trường
kể từ 01-10-1956.
Nhưng một số nơi từ tháng 10-1956
trở đi vẫn còn thi hành khoản phụ cấp 1.000đ trên cơ sở các mức lương của Thông
tư số 10-TT/LB. Vậy từ nay áp dụng co đúng tinh thần Thông tư số 21-TT/LB ngày
15-11-1956 quy định bỏ khoản phụ cấp 1.000đ. Nơi nào đã trót thi hành rồi không
phải truy hoàn lại.
8. Trừ hai loại thợ mộc, xẻ đã
được nâng mức lương ở Thông tư số 19-TT/LB, các loại thợ chuyên nghiệp khác như
rèn, sắt, nề, sơn thì vẫn trả lương theo bảng lương quy định trong Thông tư số
4-TT/LB và cũng không tăng thêm 5%, 8%, 12%. Ở nơi nào có phụ cấp khu vực thì
hưởng phụ cấp khu vực ở nơi đó.
Trong việc xếp lương cho số thợ
này (theo Thông tư số 4) nếu trước đây xếp có gò bó hoặc chưa thật sát, hợp lý,
thì nay cũng cân nhắc cho kỹ và điều chỉnh lại. Trong việc điều chỉnh tránh
khuynh hướng điều chỉnh tràn lan, nhất loạt, hết thẩy một người đều lên bậc.
Sau khi điều chỉnh, anh em sẽ hưởng
mức lương mới theo cấp bậc mới kể từ ngày điều chỉnh, không truy lĩnh.
II. - ỐM
1. Các công trường phải có kế hoạch
bố trí lực lượng lao động, sắp xếp công tác sản xuất đi vào nề nếp, xác định
tính chất công việc của các loại lao động để định những mức lương thích hợp.
Trên cơ sở những mức lương đó mà tính phụ cấp khi ốm đau.
Trong trường hợp có một sự phân
công đột biến, như bố trí một người làm nhiều việc hưởng nhiều mức lương khác
nhau, như nay làm theo mưc lương 1.150đ, mai 1.250đ và ngày kia có thể 1.350đ
thì lấy mức lương mà người đó được hưởng nhiều ngày hơn trong tháng để tính phụ
cấp ốm.
Ví dụ: Tháng 01-1957 có
31 ngày một người làm việc 5 ngày mức lương 1.150đ, 7 ngày 1.250đ, 4 ngày
1.350đ, còn lại 15 ngày ốm thì lấy mức lương 1.250đ để trả phụ cấp ốm 10 ngày
nguyên lương và 5 ngày 80%.
2. Nếu ốm trong khoảng từ mùng 1
đến ngày 15 trong tháng, thì lấy mức lương của loại việc mà người đó làm nhiều
ngày hơn trong tháng trước để tính (như điều 1 trên).
3. Trong tháng ốm lặt vặt một
vày ngày, khỏi đi làm rồi lại ốm, nhưng mỗi lần ốm không quá 10 ngày, không nên
tính gộp lài hàng tháng mà phải cho hưởng nguyên lương của những đợt ốm ấy.
Cán bộ, công đoàn và anh chị em
trong đơn vị chú ý đi sát, giúp đỡ nhau nhằm giáo dục tôn trọng kỷ luật lao động,
nêu cao tinh thần trách nhiệm và thái độ đúng đắn trong công tác.
Trong trường hợp mà ban phụ
trách đơn vị và y tế xét thực sự người khai ốm không đáng phải nghỉ việc, mà
người đó không nghe cứ nghĩ không chịu đi làm, thì không trả lương cho những
ngày nghỉ đó. Trường hợp này thi hành phải hết sức thận trọng, vừa phải đứng
trên tinh thần đề cao kỷ luật lao động, vừa phải có ý thức bảo vệ sức khỏe cho
những người lao động. Y tá phải chịu trách nhiệm đầy đủ trong sự khám bệnh và
đánh giá sức khỏe của anh chị em.
4. Ốm đưa đi bệnh viện nhưng bệnh
viện chưa có điều kiện thu nhận và chứng nhận cho điều trị tại chỗ (phải làm ở
lán trại hoặc ở gia đình) thì cũng được chăm sóc thuốc men, bồi dưỡng như ở bệnh
viện.
5. Để bảo đảm chính sách huy động,
sử dụng công nhân lao động, khi lấy người đi công trường, cơ quan lao động và
ngành sở quan phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức khám bệnh ở ngay tại
địa phương hoặc khi đã lấy vào công trường rồi thì công trường phải tổ chức
khám sức khỏe. Nếu có người mắc bệnh kinh niên từ nhà đi, xét không thể công
tác lao động nặng nhọc được, thì kiên quyết cho về ngay từ lúc đầu.
Trong trường hợp ở một số nơi,
có người đến công trường làm được ít ngày rồi bệnh kinh niên mới phát sinh, trạm
xá công trường có thể xét cụ thể từng trường hợp, không thể chữa trong một thời
gian ngắn khỏi bệnh, thì giải quyết cho về gia đình để tự chữa. Theo yêu cầu bệnh
nhân, có thể cấp giấy giới thiệu với bệnh viện địa phương để được ưu tiên thu
nhận và được điều trị như nhân dân.
Khi trở về nhà trị bệnh được cấp
tiền tàu xe và mỗi ngày đi đường được phụ cấp 80% lương (và phụ cấp khu vực nếu
có) thi hành cho cả lao động và thợ.
Nếu có người đi công trường đã
lâu ngày, trải qua thời gian công tác, do điều kiện làm việc nặng nhọc hoặc do ảnh
hưởng khí hậu xấu mắc bệnh kinh niên thì bệnh xá, trạm xá công trường cố gắng
chăm lo thuốc men và bồi dưỡng. Nếu xét thấy bệnh kinh niên không thể chữa
trong một thời gian mà khỏi được, thì công trường giới thiệu đến bệnh viện địa
phương để được tiếp tục điều trị như nhân dân. Khi đã được bệnh viện thu nhận
thì người bệnh được công trường thanh toán phụ cấp thôi việc (theo tinh thần
Thông tư 19). Thời gian để tính phụ cấp thôi việc là tổng số thời gian người đó
phục vụ liên tục qua các công trường và cả thời gian bị ốm.
Đối với anh chị em miền Nam mắc
bệnh kinh niên, mất sức lao động không còn đủ sức khỏe để làm việc, cả đến công
tác nhẹ, mà xét ở trạm xá, bệnh xá công trường không thể điều trị lành mạnh được
khi tiến hành nhân loại và đưa đi an dưỡng, điều dưỡng.
Các khoản chi phí về điều trị
cho anh chị em miền Nam nằm ở trại an dưỡng, điều dưỡng theo chế độ chung đã
quy định.
Một tháng trước khi có người lao
động miền Nam ra trại thì Ban phụ trách trại có nhiệm vụ báo cáo cho Bộ Lao động
hoặc Khu, Ty Lao động và ngành sở quan biết để bố trí công tác, tránh cho anh
chị em lúc ra khỏi trại phải nằm chờ lâu. Do đó, không áp dụng phụ cấp thôi việc
lúc vào trại như công nhân, lao động miền Bắc.
6. - Ốm sắp khỏi, nhưng tiêm thuốc
bị áp xe phải nằm lại, thì được tiếp tục chăm sóc điều trị, những ngày nằm lại
(kể cả ngày chủ nhật) được hưởng cả lương (và phụ cấp khu vực nếu có) chứ không
phải 80% lương.
III. – THAI SẢN
Nhất thiết không huy động người
có chửa đi công trường.
Nếu đã có người chửa ở công trường
thì cố gắng bố trí công việc nhẹ và chửa được 08 tháng phải cho về để đẻ. Mỗi
người nghỉ đẻ (không phân biệt thời gian phục vụ công trường ngắn hay dài ngày)
được phụ cấp 50 ngày lương (và phụ cấp khu vực nếu có) và 15.000đ để bồi dưỡng,
chi tiêu trong khi đẻ. Nếu xin thôi việc ngoài phụ cấp thai sản được trả thêm
phụ cấp thôi việc nói ở mục VIII Thông tư số 19.
Như vậy phụ cấp thai sản nhằm
giúp đỡ cho người chửa được 08 tháng. Chửa dưới 08 tháng mà phải cho về thì
không được hưởng phụ cấp thai sản.
IV. – CÁCH THANH TOÁN TIỀN TẦU XE VÀ
PHỤ CẤP NGHỊ PHÉP TRƯỚC VÀ SAU NGÀY BAN HÀNH THÔNG TƯ SỐ 19-TT/LB
1. – Chế độ nghỉ hàng năm trên
các công trường hiện nay chưa quy định.
Có người đã liên tục phục vụ từ
công trường này sang công trường khác, mong muốn được trở về thăm gia đình và
quê hương.
Để đáp ứng nguyện vọng chính
đáng đó, theo tinh thần Thông tư số 19-TT/LB, việc nghỉ phép đề ra là nhằm mục
đích chiếu cố đến những người đi công trường xa, đã lâu ngày, đồng thời chiếu cố
đến hoàn cảnh và yêu cầu đặc biệt hay cấp bách của từng người như thành lập gia
đình, cha mẹ, vợ con ốm yếu nặng, hoặc chết. Do đó, việc cho đi phép chỉ có thể
giải quyết dần dần và lần lượt. Việc sắp xếp cho người đi phép cần được bố trí
chu đáo để không ảnh hưởng đến kế hoạch công tác của công trường, bảo đảm ổn định
tư tưởng công nhân lao động yên tâm phục vụ sản xuất.
2. – Đi nghỉ phép trước ngày
27-10 là ngày ban hành Thông tư số 19/TT-LB có hai trường hợp.
a) Được nghỉ phép và trở lại
công trường trước 27-10 thì không được hưởng lương và tiền tàu xe.
b) Được nghỉ phép trước 27-10 và
trở lại công trường sau ngày 27-10 trong phạm vi số ngày được nghỉ phép, chỉ được
hưởng lương những ngày sau 27-10 và một lượt tiền tàu xe.
3. – Trong mọi trường hợp nghỉ
phép quá hạn không được hưởng lương (và phụ cấp khu vực nếu có) trong những
ngày nghỉ phép quá hạn, mà chỉ được thanh toán tiền tàu xe đi về và lương những
ngày trong phạm vi được nghỉ phép.
4. – Đối với người địa phương ra
làm công trường ở ngay địa phương có tính chất thường xuyên, lâu dài hay chỉ
thuê mượn trong 5, 10 ngày thời nói chung việc nghỉ phép không đề ra. Đối với
những người được sử dụng dài hạn, trong những trường hợp đặc biệt, như lấy vợ lấy
chồng, cha mẹ vợ con ốm yếu nặng hoặc chết, cần phải nghỉ phép thì sẽ do công
trường xét định. Mức độ thời gian và phụ cấp nghỉ phép theo tinh thần Thông tư
số 19-TT/LB.
5. – Tiền tàu xe và tiền phụ cấp
đi phép chỉ cấp phát cho những người được đi phép. Trường hợp không đi phép mà
gia đình lên thăm thì công trường không cấp số tiền lương những ngày mà người
đó sẽ được đi phép cũng như tiền tàu xe để giao cho gia đình như có nơi đề nghị.
Những anh chị em không có bà con thân thuộc, không có việc cần thiết phải đi
phép thì không đặt vấn đề truy lĩnh quyền lợi gì cả và cũng không đặt vấn đề
nghỉ tại chỗ có phụ cấp.
V. - PHỤ CẤP THÔI VIỆC
1. – Công trường là một cơ sở sản
xuất có thời gian, tập trung một số lớn nhân lực tự nguyện tự giác tham gia sản
xuất.
Trên các công trường hiện nay,
thường xuyên vẫn có những người hoặc vì sức yếu, hoặc vì công trường hết công
tác, giải tán phải cho nhân công về địa phương.
Để chiếu cố đến những người thôi
việc ở công trường có điều kiện sinh sống trong một thời gian tìm công ăn việc
làm tại địa phương, ngoài tiền tàu xe và tiền phụ cấp đi đường, anh chị em còn
được hưởng một khoản phụ cấp thôi việc theo tinh thần nói ở mục VIII Thông tư số
19-TT/LB.
Đối với một số trường hợp cụ thể,
giải quyết như sau:
a) Đang ở công trường xin đi học
văn hóa hay các lớp chuyên nghiệp, do nhà trường đài thọ hoặc tự túc, không phải
trả phụ cấp thôi việc.
b) Trường hợp thôi việc ở công
trường chuyển sang cơ quan có công tác ngay, cũng không phải trả phụ cấp thôi
việc.
c) Hiện nay, có một số công nhân
lao động ở Thủ đô và các thành phố khác muốn xin thôi làm ở công trường để lấy
tiền phụ cấp thôi việc về buôn bán vặt. Nếu buôn bán ế ẩm, tiêu phí hết số tiền
phụ cấp đó họ sẽ xin trở lại công trường.
Vì vậy các công trường cần kiên
trì giải thích để anh chị em thấy rõ những khó khăn về sinh hoạt ở thành phố,
yên tâm ở lại phục vụ sản xuất. Trường hợp đã nhiều lần giải thích mà cứ xin về,
ban phụ trách công trường có thể giải quyết cho về mà không có phụ cấp thôi việc.
Nói chung, trong lúc công trường
đang tiếp tục công tác, có người khỏe mạnh xin về không có lý do chính đáng,
công trường đa nhiều lần giải thích mà cứ xin về, công trường bắt buộc phải cho
về thì không có phụ cấp thôi việc.
d) Gia đình được chia ruộng đất
sau cải cách ruộng đất nhưng vì gia đình gặp hoàn cảnh đặc biệt như cha, mẹ, vợ,
con ốm yếu nặng hoặc chết, không có người sản xuất, nếu có sự xác nhận của địa
phương là đủ điều kiện về tham gia sản xuất nông nghiệp thì tùy từng trường hợp
cụ thể, công trường xét và cho về, được phụ cấp thôi việc.
Công trường hết việc nhưng ngành
sở quan cần điều động số nhân lực sang công trường khác trong ngành đó, nếu có
người không bằng lòng đi, xin về không có lý do chính đáng thì không có phụ cấp
thôi việc.
e) Trong trường hợp một ngành chỉ
có một công trường mà hết việc, phải giải tán, cơ quan lao động địa phương điều
động số nhân lực đó đến một công trường khác nhằm đảm bảo cho anh chị em có việc
làm không thất nghiệp. Nhưng qua nhiều lần vận động giải thích của cơ quan lao
động địa phương mà có người xin về thì không phụ cấp thôi việc. Cũng trong trường
hợp, nếu cơ quan lao động không điều phối đi nơi khác được vì không một ngành
nào cần nhân lực nữa, thì số người cho về được hưởng phụ cấp thôi việc.
2. – Quan niệm chung về liên tục
công tác, không bị gián đoạn, là chuyển liên tiếp công tác từ công trường này
sang công trường khác. Thời gian phụ cấp thôi việc là thời gian phục vụ liên tục
trên các công trường, không phân biệt công trường thuộc Bộ nào, ngành nào.
Trường hợp làm việc ở một công
trường này độ một thời gian rồi về nhà nghỉ ít lâu rồi lại đi làm một công trường
khác, thì lấy thời gian công tác ở công trường mới tới để trả phụ cấp thôi việc,
không tính thời gian làm ở công trường trước vì không liên tục phục vụ.
Trong khi công trường sử dụng
nhiều công nhân lao động đã làm lâu và liên tục ở các công trường khác chuyển tới
mà công trường cuối cùng chỉ làm độ một thời gian ngắn thôi rồi hết việc, thì
công trường đó cũng cứ thanh toán phụ cấp thôi việc. Để khỏi ảnh hưởng đến giá
thành sản xuất, khoản phụ cấp thôi việc đó sẽ thanh toán và quyết toán riêng.
VI. - ĐỐI VỚI
CÔNG TRƯỜNG Ở NGAY ĐỊA PHƯƠNG (thành phố thị trấn)
1. - Đối với công nhân, lao động,
làm công tác ở các công trường trong thành phố hoặc xung quanh thành phố, thị
trấn… sáng đi tối về, nhưng việc làm có tính chất thường xuyên và thời gian
lâu, thì công trường không phải lo bố trí cung cấp các khoản chiếu, nhà ở, hát
đĩa, đầu đèn… (vì không sống tập trung). Nhưng cũng ở trong trường hợp này, có
một số buổi trưa cần nghỉ lại ở công trường, thì cơ quan quản trị công trường
cũng có trách nhiệm chăm lo, bố trí nơi nghỉ trưa cho anh chị em.
2. - Nếu không có điều kiện về
gia đình, phải ở tập trung ở công trường, anh em được hưởng những quyền lợi về
tổ chức đời sống tập thể ở công trường.
Đối với cả hai trường hợp 1 và
2, anh chị em đều được hưởng quyền lợi vui khỏe, học tập, báo chí, thuốc men, bồi
dưỡng ốm đau, tai nạn lao động quy định trong Thông tư số 4, số 19.
VII. - NƯỚC UỐNG
Thông tư số 19-TT/LB đã quy định
tất cả công nhân, lao động phục vụ cho công trường đều được công trường đài thọ
tiền chè và củi đun để cung cấp đủ nước nóng uống trong khi làm công tác lao động
trên công trường.
Trong thời gian vừa qua, việc
chi tiêu về cung cấp nước uống không thi hành thống nhất. Tình trạng tùy tiện
áp dụng khá phổ biến. Có nơi đã thanh toán tiền chè và củi đun cho mỗi người một
ngày là 50 đồng, có nơi 30 đồng và 20 đồng.
Nếu tính riêng về khoản cung cấp
này thì trong năm 1956, các công trường kiến thiết cơ bản, xây dựng, đê điều,
thủy nông…. đã sử dụng hết 58 triệu 148.056 ngày công, mỗi người trung bình phải
đài thọ một ngày là 20 đồng nước uống, thì đã tốn phí hết:
58.148.056 ngày công x 20đ =
1.162.961.120đ (một nghìn một trăm sáu mươi hai triệu chín trăm sáu mươi mốt
ngàn một trăm hai chục đồng).
Để tiết kiệm cho ngân sách một số
tiền có thể chi dùng cho công việc kiến thiết khác, trong lúc chúng ta đang có
nhiều khó khăn về kinh tế tài chính, kể từ ngày 01-04-1957 trở đi việc cung cấp
chè và củi đun nước uống trên công trường trong khi làm công tác lao động sẽ do
anh chị em tự giải quyết lấy.
Tuy nhiên, Ban phụ trách công
trường, công đoàn vẫn có trách nhiệm nhắc nhở anh chị em phải giữ vệ sinh, uống
nước chính, để tránh xảy ra bệnh tật.
Kiểm điệm việc thi hành Thông tư
số 04 và 19, trên tình hình thực tế có nhiều mắc mứu khó khăn. Trên đây là một
số vấn đề chính mà các ngành đã thống nhất ý kiến.
Đề nghị các Bộ, các ngành các cơ
quan lao động địa phương sẽ nghiên cứu hướng dẫn, trong trường hợp có những vấn
đề tương tự cần được giải quyết cho thích hợp.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp
khó khăn trở ngại hoặc phát hiện vấn đề gì mới xin phản ảnh cho Bộ tôi biết để
kịp thời giải quyết.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Nguyễn Văn Tạo
|