Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp

Số hiệu: 54/2018/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Quân
Ngày ban hành: 28/12/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/2018/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG CÁC NGÀNH, NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC SỨC KHỎE VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm:

1. Ngành, nghề: Y học cổ truyền;

2. Ngành, nghề: Kỹ thuật vật lý trị liệu & phục hồi chức năng;

3. Ngành, nghề: Kỹ thuật xét nghiệm y học;

4. Ngành, nghề: Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế;

5. Ngành, nghề: Dược;

6. Ngành, nghề: Kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc;

7. Ngành, nghề: Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược;

8. Ngành, nghề: Điều dưỡng;

9. Ngành, nghề: Hộ sinh;

10. Ngành, nghề: công tác xã hội.

Điều 2. Ủy quyền cho Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành quy định chi tiết khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng vị trí việc làm theo từng ngành, nghề đào tạo quy định tại Điều 1 của Thông tư này để các trường làm căn cứ tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo áp dụng cho trường mình.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các trường trực thuộc; các trường có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với các ngành, nghề quy định tại Điều 1 của Thông tư này và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;
- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quân

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG CHO CÁC NGÀNH, NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC SỨC KHỎE VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

1.

QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: Y HỌC CỔ TRUYỀN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Y học cổ truyền trình độ cao đẳng là nghề đào tạo dựa trên nền tảng của triết học và những kiến thức y học đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều thế hệ y gia phương đông, được các danh y trong nước lưu truyền và phát triển, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Y học cổ truyền chẩn bệnh bằng các phương pháp: vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng. Về điều trị, Y học cổ truyền sử dụng các phương thức: châm cứu; thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp.

Phương pháp châm cứu dựa trên hệ thống kinh mạch được miêu tả chi tiết với hàng trăm huyệt trên cơ thể. Các huyệt và các đường kinh mạch có mối liên hệ với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loại kiểu nào thì can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ nếu cần thiết. Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).

Thuốc Bắc là các vị thuốc được khai thác và bào chế theo sách của Trung Quốc truyền sang. Thuốc Nam là các vị thuốc do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lê Hữu Trác và Tuệ Tĩnh.

Các y sĩ hệ cao đẳng ngành Y học cổ truyền được cung cấp kiến thức cơ bản về y học cổ truyền cũng như được đào tạo kỹ năng thăm khám, chẩn đoán và điều trị một số bệnh thông thường, cũng như phối hợp với bác sĩ y học cổ truyền trong công tác chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện y học cổ truyền, khoa y học cổ truyền của các bệnh viện đa khoa, các phòng khám, trạm xá, hội đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền tư nhân bằng phương pháp y học cổ truyền như thuốc Nam – Bắc, châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt, dưỡng sinh. Ngoài ra còn tham gia công việc bào chế, kinh doanh dược liệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu và kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền…

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.220 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Giải thích được cấu trúc giải phẫu, chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người;

- Đánh giá được sự tác động của virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, các tác nhân vật lý, tác nhân hóa học, vai trò của di truyền lên cơ thể;

- Phát hiện được những trường hợp cấp cứu thường gặp tại tuyến y tế cơ sở;

- Hiểu được công dụng của các loại dược liệu thường dùng, một số bài thuốc y học cổ truyền;

- Mô tả được các phương pháp bào chế cơ bản của dược liệu y học cổ truyền;

- Mô tả được hệ thống kinh lạc, xác định đúng vị trí và trình bày được tác dụng của các huyệt thường dùng, giải thích các nguyên tắc chọn huyệt trong điều trị;

- Giải thích được kỹ thuật châm, điện châm, kỹ thuật cứu và các thủ thuật bổ tả;

- Mô tả được các động tác xoa bóp tác động lên da, cơ, xương khớp và huyệt. Giải thích tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của xoa bóp để áp dụng phù hợp trong điều trị và phòng bệnh;

- Giải thích được các nguyên tắc, phương pháp, tác dụng, chỉ định và chống chỉ định của dưỡng sinh. Mô tả được các động tác dưỡng sinh cơ bản;

- Trình bày và giải thích được các bước thăm khám, chẩn đoán, nguyên tắc điều trị, tiên lượng và dự phòng một số bệnh thường gặp theo y học cổ truyền;

- Phát hiện được các triệu chứng y học cổ truyền thường gặp trên lâm sàng;

- Trình bày được các nguyên tắc đạo đức liên quan đến chăm sóc sức khỏe và trách nhiệm pháp lý của nghề y;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng, các đồng nghiệp trong đội ngũ y tế và trong sinh hoạt khoa học;

- Sử dụng thành thạo các thuật ngữ chuyên môn của ngành y học cổ truyền trong giao tiếp với đồng nghiệp; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế;

- Lập được kế hoạch tư vấn, chăm sóc sức khỏe ban đầu và giáo dục sức khỏe cộng đồng;

- Thực hiện được các phương pháp khám bệnh, đưa ra pháp trị phù hợp, làm được hồ sơ bệnh án y học cổ truyền một cách tự tin, đầy đủ;

- Thực hiện thành thạo các quy trình kỹ thuật châm, điện châm, cứu, giác hơi trong điều trị một số bệnh thông thường;

- Thực hiện được kỹ thuật bào chế các loại dược liệu thông thường;

- Thực hiện thành thạo các động tác dưỡng sinh cơ bản, lựa chọn động tác và hướng dẫn được cho từng bệnh nhân cụ thể để phòng và trị bệnh;

- Thực hiện thành thạo các động tác xoa bóp, bấm huyệt để phòng và điều trị bệnh;

- Chỉ định đúng bài thuốc và gia giảm các vị thuốc hợp lý để điều trị một số bệnh thông thường;

- Thu thập, đánh giá, lưu trữ, sử dụng có chọn lọc các nguồn thông tin cho mục đích tự học, phát triển chuyên môn;

- Truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp cho các đồng nghiệp, hướng dẫn được cho sinh viên thực tập các kiến thức và kỹ năng về chuyên môn;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát các nhân viên trong nhóm, trong tổ hoặc các sinh viên thực tập thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn xác định;

- Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;

- Đánh giá đúng chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Chủ động hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất;

- Tuân thủ đúng các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y học cổ truyền và các quy trình kỹ thuật của ngành y tế;

- Chủ động xin ý kiến cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của mình;

- Xây dựng môi trường làm việc an toàn hiệu quả;

- Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Khám và kê đơn thuốc y học cổ truyền;

- Bốc thuốc y học cổ truyền;

- Châm cứu;

- Xoa bóp - bấm huyệt;

- Hướng dẫn tập dưỡng sinh;

- Bào chế dược liệu;

- Kinh doanh thuốc y học cổ truyền;

- Thực hành chuyên môn y học cổ truyền trạm y tế phường (xã);

- Thực hành chuyên môn phòng chẩn trị y học cổ truyền.

6. Khả năng học tập và nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Y học cổ truyền trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Y học cổ truyền trình độ trung cấp là nghề đào tạo dựa trên nền tảng của triết học và những kiến thức y học đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều thế hệ y gia phương đông, được các danh y trong nước lưu truyền và phát triển đến nay, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Y học cổ truyền chẩn bệnh bằng các phương pháp: vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng. Về điều trị, Y học cổ truyền sử dụng các phương thức: châm cứu; thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp.

Phương pháp châm cứu dựa trên hệ thống kinh mạch được miêu tả chi tiết với hàng trăm huyệt trên cơ thể. Các huyệt và các đường kinh mạch có mối liên hệ với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loại kiểu nào thì can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ nếu cần thiết. Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).

Thuốc Bắc là các vị thuốc được khai thác và bào chế theo sách của Trung Quốc truyền sang. Thuốc Nam là các vị thuốc do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lê Hữu Trác và Tuệ Tĩnh.

Các y sĩ hệ trung cấp ngành y học cổ truyền được cung cấp về kiến thức cơ bản y học cổ truyền nhằm hình thành khả năng sử dụng các phương pháp này để có thể thực hiện được các công việc thăm khám, chẩn đoán một số bệnh thông thường cho bệnh nhân và hỗ trợ, thực hiện y lệnh của bác sĩ y học cổ truyền trong công tác điều trị tại các bệnh viện y học cổ truyền, khoa y học cổ truyền của các bệnh viện đa khoa, các phòng khám, trạm xá, hội đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền tư nhân bằng phương pháp y học cổ truyền như thuốc Nam – Bắc, châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt, dưỡng sinh. Ngoài ra còn tham gia công việc bào chế, kinh doanh dược liệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu và kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền…

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.650 giờ (tương đương 60 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày đúng cấu trúc giải phẫu, chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người;

- Trình bày và giải thích được công dụng của các loại dược liệu thường dùng, một số bài thuốc y học cổ truyền;

- Trình bày được các phương pháp bào chế dược liệu y học cổ truyền;

- Mô tả đúng hệ thống kinh lạc, trình bày được vị trí và tác dụng của các huyệt thường dùng, giải thích các nguyên tắc chọn huyệt trong điều trị;

- Trình bày được kỹ thuật châm, điện châm, kỹ thuật cứu và các thủ thuật bổ tả;

- Mô tả được các động tác xoa bóp tác động lên da, cơ, xương khớp và huyệt;

- Trình bày được tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của xoa bóp để áp dụng phù hợp trong điều trị và phòng bệnh;

- Trình bày được các bước thăm khám và phát hiện được các triệu chứng y học cổ truyền thường gặp trên lâm sàng;

- Trình bày được các nguyên tắc đạo đức liên quan đến chăm sóc sức khỏe và trách nhiệm pháp lý của nghề y.

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Giao tiếp được với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng, các đồng nghiệp trong đội ngũ y tế;

- Sử dụng được các thuật ngữ chuyên môn của ngành y học cổ truyền trong giao tiếp với đồng nghiệp;

- Phát hiện và báo cáo kịp thời những trường hợp cấp cứu thường gặp tại nơi làm việc;

- Thực hiện được các quy trình kỹ thuật châm, điện châm, cứu, trong điều trị một số bệnh thông thường;

- Thực hiện được kỹ thuật bào chế cơ bản của các loại dược liệu thông thường;

- Thực hành thành thạo các động tác xoa bóp, bấm huyệt để phòng và điều trị bệnh;

- Truyền đạt được các thông tin, ý tưởng, giải pháp cho các đồng nghiệp;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;

- Chủ động hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất;

- Tuân thủ các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y học cổ truyền và các quy trình kỹ thuật của ngành y;

- Chủ động xin ý kiến cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của mình;

- Thận trọng, tỉ mỉ, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Bốc thuốc y học cổ truyền;

- Châm cứu;

- Xoa bóp - bấm huyệt;

- Bào chế dược liệu;

- Kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền;

- Thực hành chuyên môn y học cổ truyền tại trạm y tế phường (xã).

6. Khả năng học tập và nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

2.

QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là ngành, nghề chuyên khoa về kỹ thuật y học hiện đại, áp dụng những phương pháp điều trị bằng vật lý và không sử dụng thuốc trong quá trình điều trị cho người bệnh, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong ngành phục hồi chức năng bao gồm: Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, điện trị liệu, nhiệt trị liệu, ánh sáng trị liệu, xoa bóp trị liệu, kéo giãn trị liệu, v.v... Hiện nay kỹ thuật vật lý trị liệu - phục hồi chức năng rất phổ biến và được lựa chọn để điều trị cho người bệnh phục hồi chức năng cho người bệnh.

Ngành, nghề Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có 2 lĩnh vực làm việc chính là: Phục hồi chức năng về vật lý trị liệu, phục hồi chức năng về hoạt động trị liệu.

Các Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng khi ra trường có thể làm việc trong các Bệnh viện, Trung tâm điều dưỡng – Phục hồi chức năng; Trung tâm chỉnh hình – Phục hồi chức năng, phòng khám, các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Giải thích các kiến thức cơ bản về giải phẫu sinh lý người, sinh lý bệnh, sinh học di truyền, bệnh học, dược lý, cấp cứu ban đầu vào việc lập kế hoạch chăm sóc điều trị;

- Trình bày được các phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;

- Giải thích được những nguyên nhân, triệu chứng trong điều trị vật lý trị liệu hệ tim mạch - hô hấp, hệ thần kinh – cơ, vật lý trị liệu cơ -xương, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;

- Trình bày được phương pháp vận động trị liệu, qui trình thực hiện lượng giá chức năng hệ vận động, qui trình bảo quản trang thiết bị vật lý trị liệu trong điều trị;

- Phân tích được tác dụng điều trị trong các trường hợp vật lý trị liệu hệ tim mạch - hô hấp, vật lý trị liệu hệ thần kinh - cơ, vật lý trị liệu cơ xương, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng nghiệp hiệu quả;

- Thực hiện thành thạo sơ cấp cứu ban đầu;

- Xác định được vị trí giải phẫu cơ - xương - thần kinh trên người bệnh;

- Lượng giá thành thạo chức năng hệ vận động của cơ thể;

- Vận hành thành thạo an toàn và bảo quản tốt các trang thiết bị chuyên ngành Phục hồi chức năng;

- Thực hiện thành thạo các thao tác tập vận động trị liệu, các phương pháp điều trị vật lý trị liệu, vật lý trị liệu hệ tim mạch - hô hấp, vật lý trị liệu hệ thần kinh – cơ, vật lý trị liệu cơ xương;

- Áp dụng các phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;

- Hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh sử dụng thành thạo một số dụng cụ trợ giúp đơn giản hỗ trợ trong điều trị;

- Hướng dẫn thành thạo các phương pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

- Xây dựng kế hoạch làm việc theo nhóm và phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện kế hoạch chăm sóc điều trị cho bệnh nhân;

- Tổ chức và quản lý khoa phòng vật lý trị liệu phục hồi chức năng một cách khoa học;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát thực hiện nhiệm vụ, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Chấp hành nhiệm vụ được giao, chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc;

- Giữ gìn bí mật thông tin của người bệnh;

- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phòng ngừa tàn tật cho người bệnh;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Tuân thủ quy định của pháp luật khi hành nghề, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và những quy định của nơi làm việc;

- Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp, cảm thông, chia sẻ, ân cần chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh;

- Trung thực, khách quan, thận trọng trong quá trình thực hành nghề nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Phục hồi chức năng về vật lý trị liệu;

- Phục hồi chức năng về hoạt động trị liệu.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là ngành, nghề chuyên khoa về kỹ thuật y học hiện đại, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Đây là công việc chuyên môn phục hồi chức năng y học sử dụng các liệu pháp vận động và liệu pháp vật lý, sử dụng các tác nhân vật lý như nhiệt độ, điện.. để điều trị nhằm giúp cho người có tổn thương hoặc được chẩn đoán có tổn thương trên cơ thể do chấn thương, bệnh tật, khôi phục và duy trì khả năng vận động cơ bản (như ngồi, đứng, đi..) cũng như phòng tránh các biến chứng giúp họ có thể tự lập trong cuộc sống.

Ngành, nghề Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có 2 lĩnh vực làm việc chính là: Phục hồi chức năng về vật lý trị liệu, phục hồi chức năng về hoạt động trị liệu.

Người hành nghề vật lý trị liệu và phục hồi chức năng làm việc trong các Bệnh viện, Trung tâm Điều dưỡng – Phục hồi Chức Năng, Trung tâm Chỉnh hình – Phục hồi chức năng, phòng khám ở các cơ sở y tế công lập và tư nhân trong và ngoài nước.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Giải thích được các nguyên lý, quy tắc, quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị thuộc ngành Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng;

- Trình bày được kỹ năng giao tiếp - giáo dục sức khỏe, quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát;

- Trình bày được các nội dung cơ bản về y học như giải phẫu sinh lý người, bệnh học, dược lý, cấp cứu ban đầu;

- Trình bày được tác dụng điều trị bằng phương pháp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng;

- Mô tả được phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng nghiệp hiệu quả;

- Thực hiện được các bước sơ cấp cứu ban đầu;

- Sử dụng được các kỹ thuật lượng giá chức năng;

- Áp dụng được mục tiêu, kế hoạch điều trị bằng phương pháp Vật lý trị liệu trên từng trường hợp bệnh cụ thể;

- Áp dụng thành thạo các kỹ thuật Vật lý trị liệu thông thường;

- Thực hiện được phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;

- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị Phục hồi chức năng và bảo quản trang thiết bị đúng qui định;

- Làm việc theo nhóm và phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện kế hoạch chăm sóc điều trị cho bệnh nhân;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

- Đoàn kết, hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp; cảm thông, chia sẻ, ân cần chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh;

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong công việc chuyên môn;

- Tuân thủ quy định của pháp luật khi hành nghề, nghiêm túc thực hiện đạo đức nghề nghiệp, và những quy định của nơi làm việc.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Phục hồi chức năng về vật lý trị liệu;

- Phục hồi chức năng về hoạt động trị liệu.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

3.

QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật xét nghiệm y học trình độ cao đẳng là ngành, nghề sử dụng những phương pháp, máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại để nhận định các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch,… nhằm phát hiện và cung cấp những bằng chứng giúp bác sĩ có khả năng chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của người sử dụng dịch vụ xét nghiệm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công việc xét nghiệm gồm: tiếp đón, lấy hoặc nhận bệnh phẩm, pha hóa chất, thuốc thử, chuẩn bị các dụng cụ, máy móc, thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm, kiểm duyệt, nhận định, bảo quản và trả kết quả. Công việc của nghề chủ yếu được thực hiện ở phòng xét nghiệm của các cơ sở y tế, trung tâm xét nghiệm, từ trung ương đến địa phương, các trường đào tạo chuyên ngành về sức khỏe, các cơ quan/tổ chức có hoạt động về xét nghiệm, các trung tâm CDC,...

Điều kiện làm việc thường xuyên tiếp xúc với người sử dụng dịch vụ xét nghiệm là người bệnh, người nhà người bệnh, cán bộ, nhân viên y tế; hóa chất, sinh phẩm y tế, mẫu bệnh phẩm, thiết bị máy móc có độ chính xác cao nên đòi hỏi người kỹ thuật viên xét nghiệm luôn phải nắm chắc kiến thức nghề, có khả năng giao tiếp tốt, chịu đựng với áp lực công việc, tỷ mỷ, thận trọng, trung thực, chính xác và có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, pháp luật. Sản phẩm là kết quả các xét nghiệm yêu cầu nhanh chóng, đảm bảo chính xác và an toàn.

Người kỹ thuật viên xét nghiệm y học trình độ cao đẳng có kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng chuyên ngành để thực hiện kỹ thuật xét nghiệm và nhận định, phân tích kết quả các xét nghiệm cơ bản thuộc lĩnh vực: Vi sinh ký sinh trùng; hóa sinh, miễn dịch; huyết học truyền máu; giải phẫu bệnh và tế bào. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, khả năng giao tiếp hiệu quả, tinh thần trách nhiệm cao và tác phong thận trọng, chính xác; khả năng tự học tập, cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.345 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho công việc kỹ thuật xét nghiệm y học;

- Giải thích được cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý; kiến thức y học chuyên ngành phục vụ cho công việc;

- Trình bày được sự tác động của môi trường sống và sức khỏe con người, các biện pháp duy trì, cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe;

- Giải thích được nguyên lý, cơ chế các xét nghiệm hóa sinh miễn dịch, huyết học truyền máu, vi sinh - ký sinh trùng, tế bào - mô bệnh học thông thường phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh;

- Phân tích được nguyên tắc, phương pháp pha chế một số dung dịch chuẩn, thuốc nhuộm, thuốc thử, môi trường;

- Giải thích được các quy chế vô khuẩn, quy định về sử dụng hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng, an toàn sinh học và quản lý chất lượng xét nghiệm;

- Trình bày được phương pháp luận khoa học trong công tác nghiên cứu khoa học;

- Vận dụng các kiến thức về chính sách, pháp luật và quy định về chuyên môn nghiệp vụ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân, đồng nghiệp, người bệnh và nhân dân trong điều kiện chuyên môn cụ thể;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Pha chế thành thạo một số dung dịch đệm, thuốc nhuộm, thuốc thử, môi trường, sử dụng được các bộ thuốc thử (kit) phục vụ cho công tác xét nghiệm;

- Làm thành thạo các xét nghiệm cơ bản về huyết học truyền máu, hóa sinh miễn dịch, vi sinh ký sinh trùng, xét nghiệm tế bào phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh;

- Định danh được các vi sinh vật gây bệnh thường gặp; nhận định và phân tích được kết quả xét nghiệm sinh hóa miễn dịch, huyết học truyền máu cơ bản; xác định được tế bào mô bệnh học trong tổn thương dạng viêm và u một số mô của cơ thể;

- Tổ chức được xét nghiệm hàng loạt tại cộng đồng một cách độc lập hoặc phối hợp với đồng nghiệp;

- Sử dụng và bảo quản được các trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng trong phòng xét nghiệm;

- Kiểm soát được lây nhiễm, xử lý rác thải theo đúng quy định về an toàn sinh học phòng xét nghiệm;

- Ghi chép, vào sổ, thống kê các hoạt động chuyên môn theo mẫu quy định. Lưu trữ, bảo quản các tài liệu trong lĩnh vực được giao;

- Tham gia công tác quản lý phòng xét nghiệm, chất lượng phòng xét nghiệm;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát các nhân viên trong nhóm, trong tổ hoặc các sinh viên thực tập thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn xác định;

- Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;

- Đánh giá đúng chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Tuân thủ các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật xét nghiệm, quy trình bảo đảm chất lượng xét nghiệm; các quy định về an toàn lao động, an toàn sinh học, sử dụng, bảo dưỡng cơ sở vật chất và các trang thiết bị;

- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, hành nghề theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng môi trường làm việc an toàn hiệu quả;

- Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Tiếp đón và trả kết quả;

- Tiếp nhận, lấy mẫu và xử lý mẫu;

- Xét nghiệm huyết học truyền máu;

- Xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch;

- Xét nghiệm vi sinh ký sinh trùng;

- Xét nghiệm giải phẫu bệnh và tế bào.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật xét nghiệm y học trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật xét nghiệm y học trình độ trung cấp là ngành, nghề sử dụng những phương pháp, máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại để nhận định các mẫu bệnh phẩm như: máu, nước tiểu, dịch… nhằm phát hiện và cung cấp những bằng chứng giúp bác sĩ có khả năng chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của người sử dụng dịch vụ xét nghiệm, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công việc xét nghiệm gồm: tiếp đón, lấy hoặc nhận bệnh phẩm, pha hóa chất, thuốc thử, chuẩn bị các dụng cụ, máy móc, thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm, kiểm duyệt, nhận định, bảo quản và trả kết quả. Công việc của nghề chủ yếu được thực hiện ở phòng xét nghiệm của các cơ sở y tế, trung tâm xét nghiệm, từ trung ương đến địa phương, các trường đào tạo chuyên ngành về sức khỏe, các cơ quan/tổ chức có hoạt động về xét nghiệm, các trung tâm CDC,...

Điều kiện làm việc thường xuyên tiếp xúc với người sử dụng dịch vụ xét nghiệm là người bệnh, người nhà người bệnh, cán bộ, nhân viên y tế; hóa chất, sinh phẩm y tế, mẫu bệnh phẩm, thiết bị máy móc có độ chính xác cao nên đòi hỏi người kỹ thuật viên xét nghiệm luôn phải nắm chắc kiến thức nghề, có khả năng giao tiếp tốt, chịu đựng với áp lực công việc, tỉ mỉ, thận trọng, trung thực, chính xác và có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, pháp luật. Sản phẩm là kết quả các xét nghiệm yêu cầu nhanh chóng, đảm bảo chính xác và an toàn.

Người kỹ thuật viên xét nghiệm y học trình độ trung cấp có kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng chuyên ngành để thực hiện kỹ thuật xét nghiệm thuộc các lĩnh vực: Vi sinh ký sinh trùng; Hóa sinh, miễn dịch; Huyết học truyền máu; Giải phẫu bệnh và tế bào. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, khả năng giao tiếp hiệu quả, tinh thần trách nhiệm cao và tác phong thận trọng, chính xác; khả năng tự học tập, cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được kiến thức hóa học, y học cơ sở làm nền tảng cho công việc kỹ thuật xét nghiệm y học;

- Mô tả được cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý; kiến thức y học chuyên ngành phục vụ cho công việc;

- Trình bày được sự tác động của môi trường sống và sức khỏe con người, các biện pháp duy trì, cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe;

- Mô tả được nguyên lý, cơ chế các xét nghiệm, kiến thức cơ bản về hóa sinh miễn dịch, huyết học truyền máu, vi sinh - ký sinh trùng, tế bào - mô bệnh học thông thường phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh.

- Trình bày được nguyên tắc, phương pháp pha chế một số dung dịch chuẩn, thuốc nhuộm, thuốc thử, môi trường;

- Trình bày được các quy chế vô khuẩn, quy định về sử dụng hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng, an toàn sinh học;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Pha chế được một số dung dịch đệm, thuốc nhuộm, thuốc thử, môi trường, sử dụng được các bộ thuốc thử (kit) phục vụ cho công tác xét nghiệm;

- Làm được các xét nghiệm cơ bản về huyết học truyền máu, hóa sinh miễn dịch, vi sinh ký sinh trùng, xét nghiệm tế bào phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh;

- Định danh được một số vi sinh vật gây bệnh thường gặp;

- Tham gia tổ chức xét nghiệm hàng loạt tại cộng đồng dưới sự hướng dẫn của cấp trên;

- Sử dụng và bảo quản được các trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng trong phòng xét nghiệm;

- Kiểm soát được lây nhiễm, xử lý rác thải theo đúng quy định về an toàn sinh học phòng xét nghiệm;

- Ghi chép, vào sổ, thống kê các hoạt động chuyên môn theo mẫu quy định. Lưu trữ, bảo quản các tài liệu trong lĩnh vực được giao;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;

- Đánh giá đúng chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Tuân thủ các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật xét nghiệm; các quy định về an toàn lao động, an toàn sinh học, sử dụng, bảo dưỡng cơ sở vật chất và các trang thiết bị;

- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, hành nghề theo quy định của pháp luật;

- Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Tiếp đón và trả kết quả;

- Tiếp nhận, lấy mẫu và xử lý mẫu;

- Xét nghiệm huyết học truyền máu;

- Xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch;

- Xét nghiệm vi sinh ký sinh trùng;

- Xét nghiệm giải phẫu bệnh và tế bào.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật xét nghiệm y học trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

4.

QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT THIẾT BỊ HÌNH ẢNH Y TẾ

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và quản lý các loại máy móc chuyên về chẩn đoán hình ảnh, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Đây là các thiết bị hiện đại có độ chính xác cao, các thiết bị này sử dụng sóng bức xạ hoặc vật lý xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân như máy X-Quang, siêu âm, CT… hoặc sử dụng hóa chất phụ trợ cho việc in ấn ảnh như máy rửa phim, in phim do đó yêu cầu về an toàn chính xác rất khắt khe, yêu cầu tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ chế độ bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và thực hiện thật tốt các nguyên tắc an toàn điện, an toàn bức xạ.

Người làm nghề kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế có khả năng: Giám sát hoặc trực tiếp tham gia thi công lắp đặt và triển khai các dự án đầu tư máy móc thiết bị chẩn đoán hình ảnh cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh; vận hành, hướng dẫn sử dụng máy; bảo dưỡng, kiểm soát quá trình sử dụng máy theo quy trình quản lý thiết bị; sửa chữa theo năng lực được đào tạo; tiến hành, nghiên cứu, bố trí thiết bị phụ trợ phục vụ cho phòng đặt máy sao cho hiệu quả; tham mưu, tư vấn các giải pháp về kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị máy móc, nâng cao tuổi thọ của máy.

Người hành nghề trình độ cao đẳng có thể đảm nhiệm các vị trí bảo dưỡng sửa chữa thiết bị chẩn đoán hình ảnh tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập hoặc ngoài công lập; lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị các đơn vị kinh doanh sản xuất thiết bị hình ảnh.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Giải thích được được đặc điểm cấu tạo của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như: máy X - quang thường qui, máy X - quang KTS, máy X - quang C - Arm, máy chụp mạch, máy chụp cắt lớp, máy rửa phim, máy in phim, máy siêu âm;

- Trình bày được các nguyên lý hoạt động của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh;

- Trình bày được quy trình vận hành của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh;

- Trình bày được quy trình bảo dưỡng của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh;

- Trình bày được phương pháp sửa chữa một số hư hỏng khi có sự cố đối với các thiết bị chẩn đoán hình ảnh;

- Trình bày được kiến thức về các lĩnh vực điện, điện tử như: linh kiện điện tử, kỹ thuật xung, kỹ thuật số, kỹ thuật mạch, kỹ thuật điện,..

- Nêu được cấu tạo, cách sử dụng các loại thiết bị đo: Đồng hồ vạn năng, dao động ký,..; các loại dụng cụ phục vụ sửa chữa điện tử và cơ khí,...

- Trình bày được các quy định về an toàn, vệ sinh môi trường trong lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị;

- Xác định được quy trình bàn giao thiết bị, ghi nhật ký công việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa thiết bị chẩn đoán hình ảnh;

- Lắp đặt được thiết bị chẩn đoán hình ảnh đúng kỹ thuật yêu cầu;

- Vận hành, sử dụng được thiết bị chẩn đoán hình ảnh đúng quy trình ;

- Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị chẩn đoán hình ảnh thông dụng;

- Phát hiện được các sự cố và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của thiết bị chẩn đoán hình ảnh;

- Sửa chữa được các thiết bị có ứng dụng công nghệ tiên tiến;

- Theo dõi, giám sát và tham gia quá trình sửa chữa thiết bị chẩn đoán hình ảnh của các kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật;

- Lập sổ lý lịch máy và ghi chép theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị chẩn đoán hình ảnh;

- Đề xuất các giải pháp về công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc và giải quyết được những tình huống trong thực tế;

- Thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động;

- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Đánh giá được chất lượng quá trình bảo dưỡng, sửa chữa sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy X - quang;

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy rửa phim X - quang;

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy in phim X - quang;

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy X - quang (C - Arm);

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy X - quang kỹ thuật số;

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng máy chụp cắt lớp vi tính (CT);

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng máy chụp mạch (DSA);

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng máy cộng hưởng từ (MRI);

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy Siêu âm.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế trình độ trung cấp là ngành, nghề được thực hiện các công việc lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và quản lý các loại máy móc chuyên về chẩn đoán hình ảnh, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Đây là các thiết bị hiện đại có độ chính xác cao, các thiết bị này sử dụng sóng bức xạ hoặc vật lý xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân như máy X-Quang, siêu âm, CT… hoặc sử dụng hóa chất phụ trợ cho việc in ấn ảnh như máy rửa phim, in phim do đó yêu cầu về an toàn chính xác rất khắt khe, yêu cầu tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ chế độ bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và thực hiện thật tốt các nguyên tắc an toàn điện, an toàn bức xạ.

Người làm nghề kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế có khả năng: Giám sát hoặc trực tiếp tham gia thi công lắp đặt và triển khai các dự án đầu tư máy móc thiết bị chẩn đoán hình ảnh cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh; vận hành, hướng dẫn sử dụng máy; bảo dưỡng, kiểm soát quá trình sử dụng máy theo quy trình quản lý thiết bị; sửa chữa theo năng lực được đào tạo; tiến hành, nghiên cứu, bố trí thiết bị phụ trợ phục vụ cho phòng đặt máy sao cho hiệu quả; tham mưu, tư vấn các giải pháp về kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị máy móc, nâng cao tuổi thọ của máy.

Người hành nghề trình độ cao đẳng có thể đảm nhiệm các vị trí bảo dưỡng sửa chữa thiết bị chẩn đoán hình ảnh tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập hoặc ngoài công lập; lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị tại các đơn vị kinh doanh sản xuất thiết bị hình ảnh.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.615 giờ (tương đương 60 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Giải thích được được đặc điểm cấu tạo của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như: máy X - quang thường qui, máy X - quang KTS, máy X - quang C - Arm, máy chụp mạch, máy chụp cắt lớp, máy rửa phim X - quang, máy in phim X - quang, máy siêu âm;

- Trình bày được các nguyên lý hoạt động của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh;

- Trình bày được quy trình bảo dưỡng, của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh;

- Trình bày được phương pháp sửa chữa một số hư hỏng khi có sự cố đối với các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như: máy X - quang thường qui, máy X - quang KTS, máy X - quang C-Arm, máy chụp mạch, máy rửa phim, máy in phim, máy siêu âm;

- Trình bày được kiến thức các môn cơ bản về điện, điện tử như: linh kiện điện tử, kỹ thuật xung, kỹ thuật số, kỹ thuật mạch, kỹ thuật điện,..;

- Nêu được cấu tạo, cách sử dụng các loại thiết bị đo: Đồng hồ vạn năng, dao động ký,..; các loại dụng cụ phục vụ sửa chữa điện tử và cơ khí,...;

- Trình bày được kiến thức về chính trị, pháp luật, an ninh quốc phòng; có đủ sức khỏe để đảm đương những công việc mà nghề đòi hỏi;

- Trình bày được các quy định về an toàn, vệ sinh môi trường trong lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị;

- Xác định được quy trình bàn giao thiết bị, ghi nhật ký công việc;

- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ thiết bị chẩn đoán hình ảnh;

- Lắp đặt được toàn bộ hoặc một phần thiết bị chẩn đoán hình ảnh theo đúng hướng dẫn và đảm bảo yêu cầu;

- Vận hành, sử dụng được thiết bị chẩn đoán hình ảnh đúng quy trình;

- Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị chẩn đoán hình ảnh thông dụng;

- Phát hiện được các sự cố và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của thiết bị chẩn đoán hình ảnh có cấu tạo không quá phức tạp như máy in phim, máy rửa phim, hoặc một số bộ phận đơn giản như bàn bệnh nhân, chuyển động cơ khí,… của các thiết bị lớn;

- Lập sổ lý lịch máy và ghi chép theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị chẩn đoán hình ảnh;

- Đề xuất các giải pháp về công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, phối hợp với đồng nghiệp trong thực hiện công việc và giải quyết được những tình huống trong thực tế khi được hướng dẫn;

- Thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động;

- Có khả năng giải quyết công việc, hoặc báo cáo kịp thời mỗi khi có yêu cầu thay đổi trong môi trường làm việc;

- Đánh giá được chất lượng quá trình bảo dưỡng, sửa chữa sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy X - quang;

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy rửa phim X - quang;

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy in phim X - quang;

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy X - quang (C-Arm);

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng máy X - quang kỹ thuật số(KTS);

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng máy chụp cắt lớp vi tính(CT);

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng máy chụp mạch(DSA);

- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy Siêu âm.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

5.

QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: DƯỢC

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Dược trình độ cao đẳng là ngành, nghề liên quan tới thuốc và có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người. Các công việc chủ yếu được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; viện, trung tâm, phòng kiểm nghiệm; các công ty dược, nhà thuốc, quầy thuốc, kho thuốc; bộ phận dược của các cơ sở y tế như bệnh viện các tuyến, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám chữa bệnh…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nghề Dược trình độ cao đẳng gồm 5 lĩnh vực: Đảm bảo và kiểm tra chất lượng thuốc; Sản xuất, pha chế thuốc; Bảo quản thuốc; Quản lý và cung ứng thuốc; Dược bệnh viện tương ứng với 10 vị trí việc làm phổ biến. Mỗi vị trí việc làm có phạm vi công việc và nhiệm vụ đặc thù riêng như:

- Kiểm nghiệm thuốc-mỹ phẩm-thực phẩm: lấy và xử lý mẫu; hủy mẫu kiểm nghiệm; kiểm tra chất lượng mẫu; tổng hợp đánh giá kết quả phân tích và quản lý hoạt động thử nghiệm;

- Đảm bảo chất lượng: giám sát, kiểm tra quá trình sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm theo các qui trình chuẩn;

- Bán lẻ thuốc: kiểm nhập, sắp xếp, bảo quản, tư vấn lựa chọn, hướng dẫn sử dụng và bán thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường-dược liệu, chốt đơn hàng, số lượng hàng hóa đã bán...;

- Chủ quầy thuốc: chọn địa điểm mở quầy, trang thiết bị, các mặt hàng kinh doanh; lựa chọn nhà cung cấp; quyết định đến chiến lược kinh doanh, quản lý kinh tế; quyết định tuyển dụng, tổ chức nhân sự tại quầy thuốc, bán lẻ thuốc-mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu...;

- Kho dược và vật tư y tế: nhập - xuất, sắp xếp, bảo quản thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế; giao hàng, xử lý thuốc bị trả về hoặc thu hồi; thực hiện lao động trong kho, vệ sinh, an toàn kho; kiểm tra, kiểm soát thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu - hóa chất về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng…;

- Thủ kho dược và vật tư y tế: ngoài nhiệm vụ của một nhân viên kho, thủ kho thực hiện công việc tổ chức lao động trong kho; quản lý thuốc - mỹ phẩm- thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu - hóa chất, các loại thiết bị…;

- Marketing - giới thiệu thuốc: phát triển thị trường, giới thiệu, bán sản phẩm của doanh nghiệp dược tới cán bộ y tế của cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc, quầy thuốc…;

- Công tác dược tại cơ sở y tế: lập dự trù, kiểm nhập, sắp xếp, bảo quản, cấp phát thuốc – hóa chất - vật tư y tế - dược liệu ; kiểm kê kho; theo dõi, thống kê, báo cáo số liệu thuốc – hóa chất - vật tư y tế - dược liệu; pha chế và kiểm tra chất lượng thuốc; nghiệp vụ dược; bán lẻ thuốc - mỹ phẩm-thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu tại nhà thuốc bệnh viện.

Điều kiện làm việc của nghề thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm thuốc - mỹ phẩm-thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu, sử dụng, vận hành thiết bị máy móc có độ chính xác cao đòi hỏi người làm nghề dược luôn phải tỷ mỷ, chính xác, thận trọng, thái độ trung thực và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Đối với công việc thuộc lĩnh vực kinh doanh, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng là cán bộ y tế, bệnh nhân đòi hỏi người làm nghề ngoài việc nắm chắc kiến thức về thuốc, còn phải rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác, khả năng giao tiếp khéo léo, thuyết trình chuyên nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày và vận dụng được các kiến thức cơ bản về vi sinh - kí sinh trùng, giải phẫu sinh lý, bệnh học, hóa học (vô cơ, hữu cơ, hóa phân tích), thực vật vào chuyên môn dược.

- Mô tả được vị trí, vai trò, chức năng của lĩnh vực Dược trong hệ thống y tế Việt Nam.

- Trình bày và vận dụng được một số nội dung cơ bản của Luật Dược và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hành nghề dược;

- Trình bày được những đặc điểm chính về dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm trong Danh mục thuốc thiết yếu;

- Trình bày được tên Việt Nam, tên khoa học, bộ phận dùng, cách thu hái, chế biến sơ bộ, thành phần hóa học, công dụng, cách dùng của 100 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu;

- Phân tích được vai trò các thành phần trong công thức thuốc;

- Phân biệt được các dạng bào chế và hướng dẫn sử dụng các các dạng bào chế;

- Mô tả được quy trình sản xuất một số dạng thuốc quy ước (thuốc bột, thuốc cốm, viên nén, viên nang, thuốc mỡ, thuốc kem, thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm);

- Phân tích được quy trình quản lý điều hành tổ sản xuất và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng;

- Trình bày quy định lấy mẫu, lưu mẫu kiểm nghiệm; hủy mẫu kiểm nghiệm và các quy định về môi trường kiểm nghiệm;

- Liệt kê được các chỉ tiêu và mô tả được phương pháp thử trong kiểm nghiệm các dạng bào chế quy ước và nguyên liệu làm thuốc.

- Trình bày hệ thống quản lý chất lượng thuốc tại Việt Nam và các quy định đảm bảo chất lượng

- Trình bày và vận dụng được các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt (bao gồm: GMP, GSP, GPP, GLP) trong thực hành nghề nghiệp

- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế;

- Trình bày được các quy định về sắp xếp, bảo quản thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế;

- Phát hiện được các tương tác thuốc thường gặp và đưa ra biện pháp hạn chế tương tác bất lợi;

- Phân tích được được chế độ sử dụng thuốc phù hợp cho từng đối tượng cụ thể: trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú … và các ca lâm sàng từ đó có tư vấn hợp lý.

- Trình bày và vận dụng được các khái niệm, các quy luật và nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế dược và quản trị kinh doanh dược, Marketing dược trong hành nghề;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Giao tiếp có hiệu quả với đồng nghiệp, bệnh nhân và cộng đồng;

- Tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin, viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán với ngôn ngữ, cách thức và thời lượng phù hợp;

- Nhận biết và hướng dẫn sử dụng được các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm và 100 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu an toàn, hiệu quả, hợp lý;

- Sản xuất, pha chế được một số dạng thuốc, thực phẩm chức năng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP;

- Phân công công việc, giám sát công việc thực hiện của từng thành viên trong tổ sản xuất, kho thuốc, quầy thuốc;

- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác kiểm nghiệm thuốc, hóa chất, nguyên liệu thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;

- Lấy mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng kiểm nghiệm theo đúng quy định

- Pha chế được một số dung dịch chuẩn, dung dịch gốc, thuốc thử đúng quy định;

- Kiểm nghiệm được một số dạng thuốc, dược liệu cơ bản theo tiêu chuẩn Dược Điển;

- Kiểm soát điều kiện môi trường thử nghiệm theo đúng quy định;

- Hủy mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng theo đúng quy định;

- Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị cơ bản trong sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản;

- Giám sát được quá trình sản xuất theo đúng quy định;

- Chẩn đoán được những bệnh thông thường dựa vào quá trình khai thác thông tin liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân;

- Xác định được các tình huống cần có sự tư vấn của dược sỹ hoặc bác sỹ;

- Tư vấn, lựa chọn, lấy hàng, ra lẻ, tính tiền, nhận tiền và hướng dẫn sử dụng được các thuốc cơ bản đảm bảo an toàn-hiệu quả-hợp lý;

- Sắp xếp, trưng bày, bảo quản thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy định;

- Lập được chiến lược kinh doanh cho quầy thuốc;

- Mua, nhập và kiểm soát chất lượng thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy trình;

- Giao, gửi thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế theo đúng quy định;

- Xử lý được thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế trả về hoặc thu hồi;

- Kiểm tra, kiểm soát thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng;

- Lập được kế hoạch cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;

- Thu thập và báo cáo các phản ứng có hại của thuốc (ADR);

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Tuân thủ các nguyên tắc, qui trình thao tác chuẩn (SOP), GPs và ISO trong lĩnh vực dược phẩm;

- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, sử dụng, bảo dưỡng cơ sở vật chất và các trang thiết bị;

- Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng các trang thiết bị trong ngành dược;

- Chịu trách nhiệm quá trình kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm – thực phẩm;

- Chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển, cấp phát, bán thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu - hóa chất;

- Chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn, mua sắm, cấp phát, hướng dẫn sử dụng thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm an toàn, hợp lý, hiệu quả;

- Có khả năng làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm;

- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, hành nghề theo qui định của pháp luật, trung thực, khách quan; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

- Hướng dẫn giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm;

- Đảm bảo chất lượng;

- Bán lẻ thuốc;

- Thực hiện công tác kho dược và vật tư y tế;

- Thủ kho dược và vật tư y tế;

- Kinh doanh dược phẩm;

- Sản xuất thuốc;

- Thực hiện công tác dược tại cơ sở y tế.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Dược trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Nghề Dược trình độ trung cấp là nghề liên quan tới thuốc và có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người. Các công việc chủ yếu được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; viện, trung tâm, phòng kiểm nghiệm; các công ty dược, nhà thuốc, quầy thuốc, kho thuốc; bộ phận dược của các cơ sở y tế như bệnh viện các tuyến, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám chữa bệnh..., đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nghề Dược trình độ trung cấp gồm 5 lĩnh vực: Sản xuất, pha chế thuốc; Đảm bảo và kiểm tra chất lượng thuốc; Bảo quản thuốc; Quản lý và cung ứng thuốc; Dược bệnh viện tương ứng với 7 vị trí việc làm. Mỗi vị trí việc làm có phạm vi công việc và nhiệm vụ đặc thù riêng như:

- Sản xuất thuốc: chuẩn bị nguyên phụ liệu, trang thiết bị; vận hành máy móc, thiết bị; bàn giao bán thành phẩm, thành phẩm thuốc-mỹ phẩm-thực phẩm chức năng; vệ sinh thiết bị, nhà xưởng; bàn giao ca; báo cáo với cấp trên và các bộ phận khác;

- Kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm: tiến hành lấy và xử lý mẫu; kiểm tra chất lượng mẫu theo tiêu chuẩn chất lượng hợp pháp; trả lời kết quả kiểm nghiệm;

- Đảm bảo chất lượng: kiểm tra quá trình sản xuất thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm theo các qui trình chuẩn;

- Kho dược và vật tư y tế: nhập - xuất, sắp xếp, bảo quản thuốc-mỹ phẩm- thực phẩm chức năng-vật tư y tế; giao hàng, xử lý thuốc bị trả về hoặc thu hồi; thực hiện lao động trong kho, vệ sinh, an toàn kho; kiểm tra, kiểm soát thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu, hóa chất về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng;

- Bán lẻ thuốc: lập dự trù, kiểm nhập, sắp xếp, bảo quản, tư vấn lựa chọn, hướng dẫn sử dụng và bán thuốc - mỹ phẩm-thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu, chốt đơn hàng, số lượng hàng hóa đã bán;

- Chủ quầy thuốc: chọn địa điểm mở quầy, trang thiết bị, các mặt hàng kinh doanh; lựa chọn nhà cung cấp; quyết định đến chiến lược kinh doanh, quản lý kinh tế; quyết định tuyển dụng, tổ chức nhân sự tại quầy thuốc, bán lẻ thuốc - mỹ phẩm-thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu;

- Công tác dược tại cơ sở y tế: lập dự trù, kiểm nhập, sắp xếp, bảo quản, cấp phát thuốc – hóa chất - vật tư y tế - dược liệu; kiểm kê kho; theo dõi, thống kê, báo cáo số liệu thuốc – hóa chất - vật tư y tế - dược liệu; pha chế và kiểm tra chất lượng thuốc; nghiệp vụ dược; bán lẻ thuốc - mỹ phẩm-thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu tại nhà thuốc bệnh viện.

Điều kiện làm việc của nghề thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế, sử dụng, vận hành thiết bị máy móc có độ chính xác cao đòi hỏi người làm nghề dược luôn phải tỷ mỷ, chính xác, thận trọng, thái độ trung thực và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Đối với công việc thuộc lĩnh vực kinh doanh, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng là cán bộ y tế, bệnh nhân đòi hỏi người làm nghề ngoài việc nắm chắc kiến thức về thuốc, còn phải rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác, khả năng giao tiếp khéo léo, thuyết trình chuyên nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày và vận dụng được các kiến thức cơ bản của các môn cơ sở phù hợp với nghề đào tạo: y học cơ sở, hóa học (định tính, định lượng), thực vật vào chuyên môn dược;

- Mô tả được vị trí, vai trò, chức năng của lĩnh vực Dược trong hệ thống y tế Việt Nam;

- Trình bày và vận dụng được một số nội dung cơ bản của Luật Dược và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hành nghề dược;

- Trình bày được tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định chính của các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm trong Danh mục thuốc thiết yếu;

- Trình bày được tên Việt Nam, tên khoa học, bộ phận dùng, cách thu hái, chế biến sơ bộ, thành phần hóa học chính, công dụng, cách dùng của 80 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu;

- Phân biệt được các dạng bào chế và hướng dẫn sử dụng các dạng bào chế;

- Mô tả được quy trình sản xuất các dạng thuốc quy ước (thuốc bột, thuốc cốm, viên nén, viên nang, thuốc mỡ, thuốc kem, thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm);

- Trình bày quy định lấy mẫu, lưu mẫu kiểm nghiệm; hủy mẫu kiểm nghiệm;

- Liệt kê được các chỉ tiêu và mô tả được phương pháp thử trong kiểm nghiệm các dạng bào chế quy ước và nguyên liệu làm thuốc.

- Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế;

- Trình bày các quy định về sắp xếp, bảo quản thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế;

- Trình bày và vận dụng được các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt (bao gồm: GMP, GSP, GPP, GLP) trong thực hành nghề nghiệp;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Giao tiếp có hiệu quả với đồng nghiệp, bệnh nhân và cộng đồng;

- Tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin, viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán với ngôn ngữ, cách thức và thời lượng phù hợp;

- Nhận biết và hướng dẫn sử dụng được các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm và 80 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu;

- Pha chế, sản xuất một số dạng thuốc, thực phẩm chức năng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP;

- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác kiểm nghiệm thuốc, hóa chất, nguyên liệu thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;

- Lấy mẫu kiểm nghiệm theo đúng quy định;

- Pha chế được một số dung dịch chuẩn, dung dịch gốc, thuốc thử đúng quy định;

- Kiểm nghiệm được một số dạng thuốc thông thường theo tiêu chuẩn Dược Điển;

- Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị cơ bản trong sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản;

- Chẩn đoán được những bệnh thông thường dựa vào quá trình khai thác thông tin liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân;

- Xác định được các tình huống cần tư vấn của dược sỹ hoặc bác sỹ;

- Tư vấn, lựa chọn, lấy hàng, ra lẻ, tính tiền, nhận tiền và hướng dẫn sử dụng được các thuốc cơ bản đảm bảo an toàn-hiệu quả-hợp lý

- Sắp xếp, trưng bày, bảo quản thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy định

- Mua, nhập và kiểm soát chất lượng thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy trình;

- Giao, gửi thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế theo đúng quy định;

- Kiểm tra, kiểm soát thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng;

- Lập kế hoạch cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Tuân thủ các nguyên tắc, qui trình thao tác chuẩn (SOP), GPs và ISO trong lĩnh vực dược phẩm;

- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, sử dụng, bảo dưỡng cơ sở vật chất và các trang thiết bị;

- Chịu trách nhiệm về công việc được giao trong kiểm nghiệm, bảo quản, sản xuất, mua bán, vận chuyển, cấp phát, hướng dẫn sử dụng thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm;

- Có tác phong công nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao;

- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm;

- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, hành nghề theo qui định của pháp luật, trung thực, khách quan; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

- Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Sản xuất thuốc;

- Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm;

- Đảm bảo chất lượng;

- Thực hiện công tác kho dược và vật tư y tế;

- Bán lẻ thuốc;

- Thực hiện công tác dược tại cơ sở y tế.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Dược trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

6.

QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT KIỂM NGHIỆM THUỐC

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc trình độ cao đẳng là ngành, nghề chuyên thực hiện việc lấy mẫu; phân tích các chỉ tiêu chất lượng cơ bản, phổ biến của nguyên liệu, bán sản phẩm, sản phẩm; phân tích chỉ tiêu đặc trưng của thuốc theo các phương pháp: vật lý, hóa học, sinh học, khối lượng, thể tích, trắc quang, quang phổ, sắc ký, ... bằng các dụng cụ, thiết bị, máy móc và hóa chất chuyên dụng theo đúng tiêu chuẩn, quy trình, đảm bảo chính xác an toàn và hiệu quả; tổng hợp đánh giá kết quả phân tích và quản lý hoạt động thử nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nhiệm vụ người hành nghề “Kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc” sẽ thực hiện nhiệm vụ của người kiểm nghiệm viên, người quản lý công tác kiểm nghiệm tại các Trung tâm kiểm nghiệm dược- mỹ phẩm, Trung tâm y học dự phòng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bảo quản dược phẩm, phòng kiểm nghiệm dược phẩm của các cơ sở đào tạo, các đơn vị nghiên cứu.

Người làm nghề “Kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc” thường xuyên làm việc trong điều kiện tiếp xúc với các loại hóa chất phân tích, các dụng cụ thủy tinh dễ vỡ, máy và thiết bị phân tích đòi hỏi độ chính xác cao, cần thao tác cẩn thận, tỉ mỉ; đồng thời cũng thường tiếp xúc với các máy móc, trang thiết bị, điều kiện làm việc trong các môi trường sản xuất kinh doanh dược phẩm khác nhau.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các kiến thức cơ bản của các môn cơ sở phù hợp với nghề đào tạo: Xác suất thống kê, vi sinh ký sinh, sinh học, hóa học đại cương, Hóa phân tích;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản của các môn cơ sở ngành phù hợp với nghề đào tạo: Hóa dược, Dược lý, Thực vật - Dược liệu, Bào chế, Dược cổ truyền;

- Trình bày được quy trình lấy mẫu và bảo quản mẫu kiểm nghiệm;

- Giải thích được các yêu cầu về điều kiện kiểm nghiệm thuốc;

- Trình bày được quy trình pha hóa chất, chất thử chuẩn phục vụ kiểm nghiệm;

- Trình bày được quy trình vận hành, hiệu chuẩn và bảo trì các máy phục vụ kiểm nghiệm thuốc;

- Trình bày được quy trình các phương pháp kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm (Hóa lý, hóa học, sinh học);

- Phân tích được các tiêu chuẩn chất lượng của môi trường sản xuất (nước, không khí, nhiệt độ, độ ẩm…);

- Trình bày được quy trình sản xuất thuốc và tiêu chuẩn của thuốc theo quy định;

- Trình bày được quy trình quản lý, trả và lưu trữ kết quả kiểm nghiệm thuốc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Lấy, bảo quản và lưu trữ được mẫu kiểm nghiệm đúng quy trình;

- Kiểm tra được các điều kiện phục vụ công tác kiểm nghiệm thuốc;

- Pha chế được một số dung dịch chuẩn, dung dịch gốc, thuốc thử đúng quy định;

- Kiểm nghiệm được các hóa chất, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất;

- Vận hành thiết bị kiểm nghiệm thuốc đúng quy trình;

- Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị kiểm nghiệm thuốc;

- Thực hiện đúng quy trình kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm;

- Phân tích xác định đúng kết quả và ghi vào phiếu kiểm nghiệm;

- Thực hiện được quy trình kiểm nghiệm môi trường phục vụ sản xuất và chất thải;

- Thực hiện đúng quy định an toàn lao động;

- Có kỹ năng quản lý, trả và lưu trữ kết quả kiểm nghiệm;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có khả năng làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm;

- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn tối thiểu, giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;

- Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Quản lý mẫu kiểm nghiệm;

- Kiểm nghiệm (thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm);

- Giám sát quy trình sản xuất (GMP).

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc trình độ trung cấp là ngành, nghề chuyên thực hiện việc lấy mẫu; phân tích các chỉ tiêu chất lượng cơ bản, phổ biến của nguyên liệu, bán sản phẩm, sản phẩm; phân tích chỉ tiêu đặc trưng của thuốc theo các phương pháp: vật lý, hóa học, sinh học, khối lượng, thể tích, trắc quang, quang phổ, sắc ký, ... bằng các dụng cụ, thiết bị, máy móc và hóa chất chuyên dụng theo đúng tiêu chuẩn, quy trình, đảm bảo chính xác an toàn và hiệu quả; tổng hợp đánh giá kết quả phân tích và quản lý hoạt động thử nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề “Kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc” sẽ thực hiện nhiệm vụ của người kiểm nghiệm viên, người quản lý công tác kiểm nghiệm tại các Trung tâm kiểm nghiệm dược - mỹ phẩm, Trung tâm y học dự phòng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bảo quản dược phẩm, phòng kiểm nghiệm dược phẩm của các cơ sở đào tạo, các đơn vị nghiên cứu.

Nghề “Kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc” thường xuyên làm việc trong điều kiện tiếp xúc với các loại hóa chất phân tích, các dụng cụ thủy tinh dễ vỡ, máy và thiết bị phân tích đòi hỏi độ chính xác cao, cần thao tác cẩn thận, tỉ mỉ; đồng thời cũng thường tiếp xúc với các máy móc, trang thiết bị, điều kiện làm việc trong các môi trường sản xuất kinh doanh dược phẩm khác nhau.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các kiến thức cơ bản của các môn cơ sở phù hợp với nghề đào tạo vi sinh ký sinh, hóa học đại cương, Hóa phân tích;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản của các môn cơ sở ngành phù hợp với nghề đào tạo: Hóa dược, dược lý, Thực vật - dược liệu, Bào chế, Dược cổ truyền;

- Trình bày được quy trình lấy, lưu và hủy mẫu và bảo quản mẫu kiểm nghiệm;

- Giải thích được các yêu cầu về điều kiện kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm;

- Trình bày được quy trình pha hóa chất, chất thử chuẩn phục vụ kiểm nghiệm;

- Trình bày được quy trình vận hành các máy phục vụ kiểm nghiệm thuốc;

- Trình bày được quy trình các phương pháp kiểm nghiệm thuốc; (Hóa lý, hóa học, sinh học);

- Giải thích được các tiêu chuẩn chất lượng của môi trường sản xuất (nước, không khí, nhiệt độ, độ ẩm…);

- Trình bày được quy trình sản xuất thuốc và tiêu chuẩn của thuốc theo quy định;

- Trình bày được quy trình và các yêu cầu bảo hộ an toàn lao động;

- Trình bày được quy trình trả và lưu trữ kết quả kiểm nghiệm thuốc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Lấy, bảo quản và lưu trữ được mẫu kiểm nghiệm đúng quy trình;

- Kiểm tra được các điều kiện phục vụ công tác kiểm nghiệm thuốc;

- Pha chế được một số dung dịch chuẩn, dung dịch gốc, thuốc thử đúng quy định;

- Kiểm nghiệm được các hóa chất, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất;

- Vận hành thiết bị kiểm nghiệm thuốc đúng quy trình;

- Thực hiện đúng quy trình kiểm nghiệm thuốc;

- Phân tích xác định đúng kết quả và ghi vào phiếu kiểm nghiệm;

- Thực hiện được quy trình kiểm nghiệm môi trường phục vụ sản xuất và chất thải;

- Thực hiện đúng quy định an toàn lao động;

- Có kỹ năng trả và lưu trữ kết quả kiểm nghiệm;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có khả năng làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm;

- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Có khả năng giải quyết công việc trong điều kiện làm việc thay đổi.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Quản lý mẫu kiểm nghiệm;

- Kiểm nghiệm thuốc;

- Giám sát quy trình sản xuất thuốc(GMP).

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

7.

QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT THIẾT BỊ SẢN XUẤT DƯỢC

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị tạo ra các chế phẩm thuốc; thao tác vận hành các thiết bị để sản xuất ra sản phẩm; kinh doanh các thiết bị sản xuất ra dược phẩm; thực hiện tư vấn giám sát việc mua bán, triển khai lắp đặt hoặc khai thác sử dụng các thiết bị sản xuất dược; tổ chức quản lý khai thác, bảo quản, theo dõi hoạt động của các thiết bị sản xuất dược phẩm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược làm việc tại các công ty, xí nghiệp sản xuất dược phẩm; các công ty kinh doanh, sản xuất thiết bị sản xuất dược, các bệnh viện có thực hiện nhiệm vụ bào chế dược phẩm; các công ty sản xuất thực phẩm chức năng, sản xuất mỹ phẩm; sản xuất thuốc thú y,...

Khi thực hiện các công việc lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị sản xuất dược, người thực hiện thường làm việc trong môi trường có cấp độ sạch cao, nguy cơ mất an toàn về điện lớn,.. do vậy cần tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ chế độ bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và thực hiện thật tốt các nguyên tắc an toàn điện.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được chức năng nhiệm vụ của các thiết bị sản xuất dược phẩm như: các thiết bị xay nghiền dược liệu, thiết bị sàng dược liệu, sấy dược liệu, thiết bị khuấy trộn dược liệu, thiết bị tạo hạt, thiết bị sản xuất dược liệu, chiết xuất dược liệu, thiết bị dập viên, thiết bị bao phim và bao đường, thiết bị đóng nang, thiết bị ép vỉ, thiết bị sản xuất thuốc nước, thiết bị đóng gói, các hệ thống nước cho sản xuất dược, các thiết bị phụ trợ phục vụ sản xuất dược phẩm;

- Giải thích được các thông số kỹ thuật của các thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Mô tả được đặc điểm cấu tạo của các thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Giải thích được nguyên lý làm việc của các thiết bị sản xuất dược;

- Trình bày và giải thích được quy trình lắp đặt và hiệu chỉnh các thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Xây dựng và giải thích được quy trình vận hành các thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Trình bày được các khái niệm thuộc lĩnh vực điện, điện tử như: linh kiện điện tử, kỹ thuật xung, kỹ thuật số, kỹ thuật mạch, kỹ thuật điện, kỹ thuật cảm biến, kỹ thuật điều khiển tự động,..;

- Trình bày được các phương pháp quản lý thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Trình bày được các quy định về an toàn, vệ sinh môi trường trong lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của thiết bị như: bản vẽ cơ khí, các bản vẽ hệ thống điện, các bản vẽ về hệ thống điện tử;

- Đọc được tài liệu hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa của thiết bị sản xuất dược bằng ngoại ngữ;

- Lắp đặt được các thiết bị sản xuất dược đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

- Vận hành thành thạo các thiết bị sản xuất dược đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

- Thực hiện được công việc bảo dưỡng và hiệu chỉnh thiết bị sản xuất dược đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Xây dựng kế hoạch và phân công nhân lực thực hiện các công việc lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Thực hiện được các phương án sửa chữa thiết bị sản xuất dược khi có sự cố xảy ra;

- Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ cơ khí, dụng cụ đo,..;

- Thực hiện được sơ cứu người bị nạn khi có sự cố;

- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về điện, điện tử, tự động điều khiển vào công việc để nâng cao hiệu suất làm việc của thiết bị;

- Có kỹ năng thương thuyết, thỏa thuận với khách hàng trong lĩnh vực thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Xây dựng được cấu hình kỹ thuật của các thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Xây dựng được các phương án tư vấn giám sát các dự án thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Thực hiện được quy trình bàn giao thiết bị, ghi nhật ký công việc;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mực độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc và giải quyết được những tình huống trong thực tế;

- Thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động;

- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Trung thực, khách quan, thận trọng trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Vận hành thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Kinh doanh, sản xuất thiết bị sản xuất dược;

- Tư vấn giám sát các dự án thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Quản lý thiết bị sản xuất dược phẩm.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược là nghề thực hiện lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị tạo ra các chế phẩm thuốc; là công việc thao tác vận hành để sản xuất ra thuốc; kinh doanh các thiết bị sản xuất ra dược phẩm; thực hiện việc tư vấn giám sát việc mua bán, triển khai lắp đặt hoặc khai thác sử dụng các thiết bị sản xuất dược; tổ chức quản lý khai thác, bảo quản, theo dõi hoạt động của các thiết bị sản xuất dược phẩm, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược làm việc tại các công ty, xí nghiệp sản xuất dược phẩm; các công ty kinh doanh, sản xuất thiết bị sản xuất dược, các bệnh viện có thực hiện nhiệm vụ bào chế dược phẩm; các công ty sản xuất thực phẩm chức năng, sản xuất mỹ phẩm; sản xuất thuốc thú y,...

Khi thực hiện các công việc lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị sản xuất dược, người lao động thường làm việc trong môi trường có cấp độ sạch cao, nguy cơ mất an toàn về điện lớn,.. do vậy cần tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ chế độ bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và thực hiện thật tốt các nguyên tắc an toàn điện.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được chức năng nhiệm vụ của các thiết bị sản xuất dược phẩm như: các thiết bị xay nghiền dược liệu, thiết bị sàng dược liệu, sấy dược liệu, thiết bị khuấy trộn dược liệu,thiết bị tạo hạt, thiết bị dập viên, thiết bị bao phim và bao đường, thiết bị đóng nang, thiết bị ép vỉ, thiết bị sản xuất thuốc nước, thiết bị đóng gói, các hệ thống nước cho sản xuất dược, các thiết bị phụ trợ phục vụ sản xuất dược phẩm;

- Giải thích được các thông số kỹ thuật của các thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Kể tên được các bộ phận cấu thành của các thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Trình bày được nguyên lý làm việc của các thiết bị sản xuất dược;

- Trình bày được quy trình lắp đặt cơ khí các thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Trình bày được quy trình vận hành các thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Thực hiện việc kinh doanh các thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Trình bày được các quy định về an toàn, vệ sinh môi trường trong lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị;

- Thực hiện được quy trình bàn giao thiết bị, ghi nhật ký công việc;

- Tuân thủ được các tiêu chuẩn an toàn lao động;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Đọc được các bản vẽ cơ khí kỹ thuật của thiết bị;

- Đọc được tài liệu hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng của thiết bị sản xuất dược bằng ngoại ngữ;

- Lắp đặt được các thiết bị sản xuất dược đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

- Vận hành thành thạo các thiết bị sản xuất dược đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

- Xử lý được một số tình huống xảy ra trong quá trình vận hành;

- Thực hiện được công việc bảo dưỡng thiết bị sản xuất dược đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ cơ khí, dụng cụ đo,..;

- Thực hiện được sơ cứu người bị nạn khi có sự cố;

- Có kỹ năng thương thuyết, thỏa thuận với khách hàng trong lĩnh vực thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mực độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc;

- Thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động;

- Chịu trách nhiệm với công việc của bản thân và của nhóm;

- Trung thực, khách quan, thận trọng trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn;

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Vận hành thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Kinh doanh thiết bị sản xuất dược phẩm;

- Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược phẩm.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

8.

QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: ĐIỀU DƯỠNG

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Điều dưỡng trình độ cao đẳng là ngành nghề về chăm sóc sức khỏe người bệnh, có nhiệm vụ chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề Điều dưỡng là người đảm nhận việc chăm sóc, kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh; trực tiếp theo dõi và hỗ trợ cho bệnh nhân trong suốt quá trình trị liệu. Phạm vi công việc của điều dưỡng khác nhau tùy theo các cơ sở y tế, vị trí việc làm. Tuy nhiên, công việc chủ yếu chung nhất của nghề điều dưỡng là: điều dưỡng tiếp đón, điều dưỡng hành chính, điều dưỡng chăm sóc, điều dưỡng phục hồi chức năng, điều dưỡng dinh dưỡng, điều dưỡng cộng đồng.

Để hành nghề, người điều dưỡng phải có sức khỏe tốt, có ý đức, có đủ kiến thức về chính trị, pháp luật, kiến thức về chuyên môn và kỹ năng giao tiếp đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, tôn trọng tính cá biệt của người bệnh.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.505 giờ (tương đương 86 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên ngành để giải thích nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh;

- Phân tích được về dược lý, dinh dưỡng, tâm lý con người, kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành chăm sóc người bệnh;

- Giải thích được quá trình dược động học của thuốc, tác dụng của thuốc, quy chế sử dụng thuốc để sử dụng thuốc hợp lý và an toàn;

- Trình bày được kiến thức về vi ký sinh để xác định các nguyên nhân gây bệnh, nguồn lây nhiễm để lập kế hoạch phòng bệnh;

- Giải thích được quy trình tiếp nhận người bệnh vào viện và hướng dẫn được cho người bệnh các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho người bệnh ra viện;

- Phân tích được được đặc điểm tâm lý từng người bệnh để lựa chọn phương pháp giao tiếp và tư vấn sức khỏe phù hợp;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Nhận định được tình trạng người bệnh và đưa ra các chẩn đoán điều dưỡng phù hợp cho người bệnh;

- Phân loại được người bệnh đến khám và cấp cứu, xác định được vấn đề ưu tiên để đưa ra hướng xử trí phù hợp;

- Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh;

- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và chuyên ngành;

- Phụ giúp được bác sĩ thực hiện các thủ thuật trên người bệnh;

- Thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp cấp cứu tại cộng đồng;

- Quản lý trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc, hồ sơ, sổ sách;

- Theo dõi, đánh giá tình trạng, ghi chép những diễn biến hàng ngày của người bệnh, phát hiện và báo cáo các diễn biến bất thường của người bệnh;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với người bệnh;

- Tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng;

- Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp phòng chống dịch và bảo vệ môi trường sức khỏe;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm

- Tuân thủ đúng các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng và các quy trình kỹ thuật của ngành y tế.

- Thận trọng, tỉ mỉ, tự chịu trách nhiệm với kết quả công việc của cá nhân và của nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Điều dưỡng phòng khám;

- Điều dưỡng chăm sóc;

- Điều dưỡng cộng đồng.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Điều dưỡng trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Điều dưỡng trình độ trung cấp là ngành, nghề về chăm sóc sức khỏe người bệnh, có nhiệm vụ chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề Điều dưỡng là người đảm nhận việc chăm sóc, kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh; trực tiếp theo dõi và hỗ trợ cho bệnh nhân trong suốt quá trình trị liệu. Phạm vi công việc của điều dưỡng khác nhau tùy theo các cơ sở y tế, vị trí việc làm. Tuy nhiên, công việc chủ yếu chung nhất của nghề điều dưỡng là: điều dưỡng tiếp đón, điều dưỡng hành chính, điều dưỡng chăm sóc, điều dưỡng phục hồi chức năng, điều dưỡng dinh dưỡng, điều dưỡng cộng đồng.

Để hành nghề, người điều dưỡng phải có sức khỏe tốt, có ý đức, có đủ kiến thức về chính trị, pháp luật, kiến thức về chuyên môn và kỹ năng giao tiếp đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, tôn trọng tính cá biệt của người bệnh.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên ngành để giải thích nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh;

- Phân tích được về dược lý, dinh dưỡng, tâm lý con người, kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành chăm sóc người bệnh;

- Giải thích được quá trình dược động học của thuốc, tác dụng của thuốc, quy chế sử dụng thuốc để sử dụng thuốc hợp lý và an toàn;

- Trình bày được kiến thức về vi ký sinh để xác định các nguyên nhân gây bệnh, nguồn lây nhiễm để lập kế hoạch phòng bệnh;

- Giải thích được quy trình tiếp nhận người bệnh vào viện và hướng dẫn được cho người bệnh các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho người bệnh ra viện;

- Phân tích được được đặc điểm tâm lý từng người bệnh để lựa chọn phương pháp giao tiếp và tư vấn sức khỏe phù hợp;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Nhận định được tình trạng người bệnh và đưa ra các chẩn đoán điều dưỡng phù hợp cho người bệnh;

- Phân loại được người bệnh đến khám và cấp cứu để đưa ra hướng xử trí phù hợp;

- Thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh;

- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và chuyên ngành;

- Phụ giúp được bác sĩ thực hiện các thủ thuật trên người bệnh;

- Thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp cấp cứu tại cộng đồng;

- Quản lý trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc, hồ sơ, sổ sách;

- Theo dõi, đánh giá tình trạng, ghi chép những diễn biến hàng ngày của người bệnh, phát hiện và báo cáo các diễn biến bất thường của người bệnh;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với người bệnh;

- Tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng;

- Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp phòng chống dịch và bảo vệ môi trường sức khỏe;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của cá nhân;

- Tuân thủ đúng các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng và các quy trình kỹ thuật của ngành y tế.

- Thận trọng, tỉ mỉ, tự chịu trách nhiệm với kết quả công việc của cá nhân.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Điều dưỡng phòng khám;

- Điều dưỡng chăm sóc;

- Điều dưỡng cộng đồng.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Điều dưỡng trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

9.

QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: HỘ SINH

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Hộ sinh trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, thực hiện đỡ đẻ an toàn; tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi; khám một số tình trạng bệnh lý phụ khoa thông thường; tư vấn và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; tư vấn và thực hiện phá thai an toàn với tuổi thai dưới 7 tuần; chăm sóc sức khỏe trẻ em; tiêm chủng mở rộng…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công việc của nghề hộ sinh được thực hiện chủ yếu ở các bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi; khoa Sản các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện; trung tâm y tế tuyến huyên; các trạm y tế xã, phường và cộng đồng. Cường độ làm việc của người hộ sinh tương đối cao, đòi hỏi sự tập trung và tinh thần trách nhiệm cao để đạt được sự hài lòng của người bệnh. Để đảm bảo công việc của nghề hộ sinh được tốt thì cần có môi trường làm việc đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ bảo hộ lao động, trang thiết bị y tế và các nội quy, quy định nơi làm việc của hộ sinh.

Để hành nghề, người hộ sinh cần có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ về chuyên môn nghề đáp ứng với vị trí việc làm. Ngoài ra, người hộ sinh phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các quy định của pháp luật trong công tác chăm sóc người bệnh, quy định về Luật khám chữa bệnh để hành nghề theo quy định của pháp luật và phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn trong phạm vi quy định của nghề nghiệp;

- Xác định được vai trò, phạm vi thực hành nghề nghiệp của người Hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, bà mẹ và trẻ sơ sinh;

- Giải thích được nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh;

- Trình bày được kiến thức trong lĩnh vực sản phụ khoa, sơ sinh, xã hội, y tế công cộng và đạo đức nghề nghiệp làm nền tảng để chăm sóc thích hợp cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và gia đình của họ phù hợp với các yếu tố văn hóa của cộng đồng;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Giao tiếp, phối hợp có hiệu quả với bác sĩ, đồng nghiệp, khách hàng trong học tập và công tác chăm sóc người bệnh. Thực hiện được công tác tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe về chăm sóc sức khỏe sinh sản có hiệu quả tại cơ sở y tế và cộng đồng.

- Chăm sóc bà mẹ trước khi mang thai có chất lượng cao, giáo dục sức khỏe phù hợp với văn hóa cộng đồng. Hỗ trợ việc kế hoạch hóa gia đình hoặc kết thúc thai nghén theo quy định của luật pháp và hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản;

- Chăm sóc bà mẹ thời kỳ thai nghén có chất lượng cao để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ tốt nhất; dự phòng và phát hiện sớm tai biến sản khoa để xử trí hoặc chuyển tuyến kịp thời;

- Chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ với chất lượng cao; đỡ đẻ sạch, an toàn; xử trí, cấp cứu đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và trẻ sơ sinh;

- Chăm sóc toàn diện, chất lượng cao cho bà mẹ sau đẻ và trẻ sơ sinh theo phân cấp chăm sóc;

- Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh, người sử dụng dịch vụ; xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;

- Lập được kế hoạch, thực hiện quy trình chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu được sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh ban đầu; phát hiện những biến chứng thuộc lĩnh vực sản phụ khoa để phối hợp bác sĩ giải quyết tại tuyến y tế cơ sở hoặc chuyển tuyến trên kịp thời, an toàn;

- Quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; quản lý thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hồ sơ bệnh án;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Tuân thủ đúng các quy định về y đức, quy chế chuyên môn, quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực hộ sinh và các quy định khác của ngành y tế;

- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc và giải quyết được những tình huống trong thực tế;

- Hướng dẫn, giám sát các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Chăm sóc sức khỏe sinh sản, phụ nữ phá thai và kế hoạch hóa gia đình.

- Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ thai nghén;

- Chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ và sinh đẻ;

- Chăm sóc bà mẹ sau sinh;

- Chăm sóc trẻ sơ sinh sau sinh.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Hộ sinh trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Hộ sinh trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện các công việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, thực hiện đỡ đẻ an toàn; tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi; hỗ trợ thăm khám các bệnh lý phụ khoa; tư vấn các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; tư vấn phá thai an toàn; chăm sóc sức khỏe trẻ em; tiêm chủng mở rộng…, ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công việc của nghề hộ sinh được thực hiện chủ yếu ở các bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi; khoa Sản các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện; trung tâm y tế tuyến huyên; các trạm y tế xã, phường và cộng đồng. Cường độ làm việc của người hộ sinh ở cơ sở y tế tương đối cao nên yêu cầu sự tập trung và tinh thần trách nhiệm. Để đảm bảo công việc được tốt, người hộ sinh cần có môi trường làm việc đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ bảo hộ lao động, trang thiết bị y tế và các nội quy, quy định nơi làm việc của hộ sinh.

Người hộ sinh cần có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp, đầy đủ các kiến thức, kỹ năng và thái độ về chuyên môn nghề đáp ứng với vị trí việc làm. Ngoài ra, người hộ sinh phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các quy định của pháp luật trong công tác chăm sóc người bệnh, quy định về Luật khám chữa bệnh để hành nghề theo quy định của pháp luật và phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn trong phạm vi quy định của nghề nghiệp;

- Xác định được vai trò, phạm vi thực hành nghề nghiệp của người Hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, bà mẹ và trẻ sơ sinh;

- Giải thích được nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh;

- Trình bày được kiến thức trong lĩnh vực sản phụ khoa, sơ sinh, xã hội, y tế công cộng và đạo đức nghề nghiệp làm nền tảng để chăm sóc thích hợp cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và gia đình của họ phù hợp với các yếu tố văn hóa của cộng đồng;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Giao tiếp, phối hợp có hiệu quả với bác sĩ, đồng nghiệp, khách hàng trong học tập và công tác chăm sóc người bệnh. Thực hiện được công tác tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe về chăm sóc sức khỏe sinh sản có hiệu quả tại cộng đồng;

- Chăm sóc bà mẹ trước khi mang thai có chất lượng cao. Hỗ trợ việc kế hoạch hóa gia đình hoặc kết thúc thai nghén theo quy định của luật pháp và hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản;

- Chăm sóc bà mẹ thời kỳ thai nghén có chất lượng cao để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ tốt nhất; dự phòng và phát hiện sớm tai biến sản khoa để xử trí hoặc chuyển tuyến kịp thời;

- Chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ với chất lượng cao; đỡ đẻ sạch, an toàn; xử trí, cấp cứu đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và trẻ sơ sinh;

- Chăm sóc toàn diện, chất lượng cao cho bà mẹ sau đẻ và trẻ sơ sinh theo phân cấp chăm sóc;

- Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh, người sử dụng dịch vụ; xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;

- Thực hiện quy trình chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

- Thực hiện sơ cứu được sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh ban đầu; phát hiện những biến chứng thuộc lĩnh vực sản phụ khoa để phối hợp bác sĩ giải quyết tại tuyến y tế cơ sở hoặc chuyển tuyến trên kịp thời, an toàn;

- Quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; quản lý thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hồ sơ bệnh án;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Tuân thủ đúng các quy định về y đức, quy chế chuyên môn, quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực hộ sinh và các quy định khác của ngành y tế;

- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc và giải quyết được những tình huống trong thực tế;

- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của cá nhân.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Chăm sóc sức khỏe sinh sản, phụ nữ phá thai và kế hoạch hóa gia đình;

- Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ thai nghén;

- Chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ và sinh đẻ;

- Chăm sóc bà mẹ sau sinh;

- Chăm sóc trẻ sơ sinh sau sinh.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Hộ sinh trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

10.

QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CÔNG TÁC XÃ HỘI

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Công tác xã hội trình độ cao đẳng là ngành, nghề nhằm giúp đỡ những người dân có nhu cầu trợ giúp về tâm lý và xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Bằng việc áp dụng các phương pháp thực hành trợ giúp chuyên nghiệp, nghề Công tác xã hội giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng nâng cao năng lực, phục hồi hoặc tăng cường các chức năng xã hội; đồng thời tạo cơ hội cho họ tiếp cận các nguồn lực, chính sách và dịch vụ xã hội. Qua đó, Công tác xã hội góp phần xây dựng một hệ thống an sinh xã hội tiên tiến, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng đến một xã hội lành mạnh, công bằng và hạnh phúc.

Những đối tượng mà Công tác xã hội có nhiệm vụ giúp đỡ rất đa dạng bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người nghèo, người khuyết tật, người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, người nghiện chất, người nhiễm và ảnh hưởng bới HIV/AIDS, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân do thiên tai, nạn nhân buôn bán người,... Nghề Công tác xã hội thường làm việc tại các trung tâm/tổ chức cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội và tham vấn tâm lý, bệnh viện, trường học, các trung tâm/tổ chức tư vấn và điều trị cai nghiện ma túy, các trung tâm/tổ chức quản lý hoặc triển khai các dự án phát triển cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng và phát triển xã hội.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.800 giờ (tương đương 76 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển công tác xã hội trên thế giới và Việt Nam; đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của công tác xã hội; mối quan hệ giữa công tác xã hội và một số ngành học khác; xử lý khủng hoảng, các mô hình trong công tác xã hội,…;

- Mô tả được lịch sử hình thành và các lý thuyết kinh điển trong công tác xã hội: lý thuyết nhận - thức hành vi, lý thuyết sinh thái, lý thuyết phân tâm, lý thuyết gia đình, lý thuyết phát triển đời người, thuyết nhu cầu, thuyết hệ thống;

- Phân tích và phân biệt một cách cơ bản về các cấp độ can thiệp xã hội: cá nhân, nhóm, cộng đồng. Kết nối được phương pháp và kỹ năng trong tham vấn để ứng dụng một cách linh hoạt vào thực hành công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm và phát triển cộng đồng;

- Mô tả được mô hình tiếp cận khác nhau giúp đỡ đối tượng có vấn đề trong cuộc sống; kiến thức nghiên cứu và xây dựng chính sách;

- Khái quát được kiến thức quản lý, điều hành các hoạt động, dịch vụ trợ giúp cá nhân, gia đình, nhóm;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Sử dụng được các kỹ năng công tác xã hội cá nhân, nhóm vào việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp các cá nhân, gia đình và nhóm để giúp họ tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của mình;

- Kết nối được các nguồn lực để góp phần cải thiện, giải quyết vấn đề xã hội;

- Áp dụng kiến thức, kỹ năng công tác xã hội để chữa trị và phục hồi các chức năng xã hội cho các đối tượng yếu thế. Kết nối, phát huy nguồn lực nhằm phát triển con người, quản lý xã hội một cách hài hòa ở cấp độ cá nhân, tổ chức nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy cơ về tệ nạn xã hội, lệch lạc xã hội,...;

- Vận dụng được các chính sách xã hội và biện hộ cho thân chủ được thụ hưởng các quyền lợi chính đáng và phản hồi điều chỉnh chính sách;

- Áp dụng được các kỹ năng: lắng nghe, quan sát, vấn đàm, vãng gia, tham vấn và viết báo cáo, truyền thông nhóm, xử lý xung đột nhóm, xử lý khủng hoảng, kỹ năng thương lượng;

- Thực hiện được các kỹ năng nghiên cứu xã hội, lập kế hoạch, đánh giá chính sách, mô hình giúp đỡ, quản lý các tổ chức xã hội;

- Đánh giá, phát hiện được các vấn đề trong cộng đồng, huy động nguồn lực phát triển cộng đồng, tham gia quản lý và thực hiện các dự án phát triển cộng đồng;

- Phân tích, đánh giá, áp dụng được mô hình tiếp cận phục vụ cho phát triển nghề nghiệp;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ, chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;

- Nhận thức về bản thân, biết lắng nghe, thấu cảm, quản lý cảm xúc;

- Trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý. Có tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;

- Tuân thủ các quy điều đạo đức nghề nghiệp của ngành khoa học xã hội nói chung và của ngành công tác xã hội nói riêng.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Công tác xã hội trường học;

- Công tác xã hội người cao tuổi;

- Công tác xã hội trẻ em và gia đình;

- Phát triển cộng đồng;

- Công tác xã hội bệnh viện;

- Công tác xã hội cơ sở;

- Công tác xã hội người khuyết tật;

- Công tác xã hội người nghiện.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công tác xã hội trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Công tác xã hội trình độ trung cấp là ngành, nghề nhằm giúp đỡ những người dân có nhu cầu trợ giúp về tâm lý và xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Bằng việc áp dụng các phương pháp thực hành trợ giúp chuyên nghiệp, Công tác xã hội giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng nâng cao năng lực, phục hồi hoặc tăng cường các chức năng xã hội; đồng thời tạo cơ hội cho họ tiếp cận các nguồn lực, chính sách và dịch vụ xã hội. Qua đó, Công tác xã hội góp phần xây dựng một hệ thống an sinh xã hội tiên tiến, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng đến một xã hội lành mạnh, công bằng và hạnh phúc.

Những đối tượng mà Công tác xã hội có nhiệm vụ giúp đỡ bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người nghèo, người khuyết tật, người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, người nghiện chất, người nhiễm và ảnh hưởng bới HIV/AIDS, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân do thiên tai, nạn nhân buôn bán người,... Nghề Công tác xã hội làm việc tại các trung tâm/tổ chức cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội và tham vấn tâm lý, bệnh viện, trường học, các trung tâm/tổ chức tư vấn và điều trị cai nghiện ma túy, các trung tâm/tổ chức quản lý hoặc triển khai các dự án phát triển cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng và phát triển xã hội.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 57 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển công tác xã hội trên thế giới và Việt Nam; đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của công tác xã hội; mối quan hệ giữa công tác xã hội và một số ngành học khác; xử lý khủng hoảng, các mô hình trong công tác xã hội,…;

- Mô tả được lịch sử hình thành công tác xã hội: lý thuyết nhận thức hành vi, lý thuyết sinh thái, lý thuyết phân tâm, lý thuyết gia đình, lý thuyết phát triển đời người, thuyết nhu cầu, thuyết hệ thống;

- Phân biệt một cách cơ bản về các cấp độ can thiệp xã hội: cá nhân, nhóm, cộng đồng. Kết nối được phương pháp và kỹ năng trong tham vấn để ứng dụng một cách linh hoạt vào thực hành công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm và phát triển cộng đồng;

- Mô tả được mô hình tiếp cận khác nhau giúp đỡ đối tượng có vấn đề trong cuộc sống; kiến thức nghiên cứu và xây dựng chính sách;

- Khái quát được kiến thức quản lý, điều hành các hoạt động, dịch vụ trợ giúp cá nhân, gia đình, nhóm;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Sử dụng được các kỹ năng công tác xã hội cá nhân, nhóm vào việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp các cá nhân, gia đình và nhóm để giúp họ tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của mình;

- Kết nối được các nguồn lực để cải thiện, giải quyết vấn đề xã hội. Kết nối, phát huy nguồn lực nhằm phát triển con người, quản lý xã hội một cách hài hòa ở cấp độ cá nhân, tổ chức nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy cơ về tệ nạn xã hội, lệch lạc xã hội,…;

- Áp dụng được các kỹ năng: lắng nghe, quan sát, vấn đàm, vãng gia, tham vấn và viết báo cáo, truyền thông nhóm, xử lý xung đột nhóm, kỹ năng thương lượng;

- Đánh giá, phát hiện được các vấn đề trong cộng đồng, huy động nguồn lực phát triển cộng đồng, tham gia quản lý và thực hiện các dự án phát triển cộng đồng.

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ, chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;

- Nhận thức về bản thân, biết lắng nghe, thấu cảm, quản lý cảm xúc;

- Trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý. Có tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;

- Tuân thủ các quy điều đạo đức nghề nghiệp của ngành khoa học xã hội nói chung và của ngành công tác xã hội nói riêng.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Công tác xã hội người cao tuổi;

- Công tác xã hội trẻ em và gia đình;

- Công tác xã hội cơ sở;

- Công tác xã hội người khuyết tật.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công tác xã hội trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018 quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.176

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.242.160
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!