Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH đào tạo trình độ sơ cấp

Số hiệu: 42/2015/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Huỳnh Văn Tí
Ngày ban hành: 20/10/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH về đào tạo trình độ sơ cấp quy định chứng chỉ sơ cấp; thi, kiểm tra tốt nghiệp sơ cấp; chương trình đào tạo trình độ sơ cấp; tuyển sinh trình độ sơ cấp; thực hiện chương trình đào tạo trình độ sơ cấp;… được ban hành ngày 20/10/2015.

 

1. Tuyển sinh đào tạo trình độ sơ cấp

- Thông tư số 42 quy định đối tượng tuyển sinh trình độ sơ cấp là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

- Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển và nhiều lần trong năm.

- Thông báo tuyển sinh sơ cấp: Chậm nhất 03 tháng trước khi tổ chức tuyển sinh, cơ sở đào tạo sơ cấp công bố công khai: chỉ tiêu tuyển sinh từng nghề; đối tượng, khu vực tuyển sinh và thời hạn nhận hồ sơ; thời gian xét tuyển và căn cứ xét tuyển trình độ sơ cấp.

2. Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ sơ cấp

- Tổ chức lớp đào tạo trình độ sơ cấp được Thông tư 42/2015 quy định như sau:

+ Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng khác trình độ sơ cấp: tối đa 35 người học, đối với lớp cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật tối đa 20 người, riêng lớp cho người mù tối đa 10 người.

+ Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đào tạo trình độ sơ cấp: tối đa 18 người học, đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 người, người mù tối đa 8 người học.

+ Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm.

- Địa điểm đào tạo đào tạo trình độ sơ cấp linh hoạt tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nơi sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện để dạy và học.

3. Thi, kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp

Theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH, kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học trình độ sơ cấp được quy định như sau:

- Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định việc ra đề thi kết thúc khóa học, thể lệ thi, thành lập Hội đồng thi kết thúc khóa học và chỉ đạo thực hiện kỳ thi kết thúc khóa học trình độ sơ cấp.

- Điều kiện dự thi kết thúc khóa học đào tạo sơ cấp theo Thông tư 42 năm 2015 của Bộ Lao động:

+ Các điểm tổng kết môn học, mô - đun >= 5,0 điểm;

+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời điểm tổ chức kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học sơ cấp.

- Thi kết thúc khóa học theo hình thức thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp để thực hiện các công việc đơn giản của nghề hoặc hoàn thiện một sản phẩm, dịch vụ.

 

Thông tư 42 còn quy định sổ sách, biểu mẫu quản lý đào tạo và chế độ báo cáo trong đào tạo trình độ sơ cấp; mẫu chứng chỉ sơ cấp, quản lý, cấp phát, thu hồi chứng chỉ sơ cấp; yêu cầu, nội dung, cấu trúc chương trình đào tạo sơ cấp; biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp. Thông tư số 42/2015/BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 05/12/2015.

B LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINHXÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 42/2015/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Tng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về đào tạo trình độ sơ cấp,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, gồm: khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu và yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp; yêu cầu, nội dung, cấu trúc chương trình, giáo trình đào tạo và quy trình xây dựng, biên soạn, thẩm định, ban hành chương trình, giáo trình đào tạo; việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh đào tạo; tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp; mẫu chứng chỉ sơ cấp, in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp; biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trình độ sơ cấp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư quy định về đào tạo trình độ sơ cấp áp dụng đối với cơ sở giáo dục ngh nghiệp, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục ngh nghiệp trình độ sơ cấp (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo sơ cấp) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp là số lượng mô - đun bắt buộc mà người học phải tích lũy được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp.

2. Mô - đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hành trọn vẹn một hoặc một s công việc của một nghề.

3. Chương trình đào tạo sơ cấp là hệ thống kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để thực hiện các công việc đơn giản của nghề.

4. Chuẩn đầu ra là yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo cam kết với người học và xã hội, được công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện.

Chương II

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TỐI THIỂU; YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Điều 4. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp

Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp là 03 (ba) mô - đun đào tạo, với thời gian thực học tối thiu là 300 giờ, được thực hiện từ 03 (ba) tháng đến dưới 01 (một) năm học.

Điều 5. Yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp

1. Kiến thức:

a) Hiểu biết và có kiến thức cơ bản về các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng công việc của nghề; áp dụng được một số kiến thức nhất định khi thực hiện công việc và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn;

b) Hiu biết và có kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc, vị trí làm việc và nơi làm việc.

2. Kỹ năng: Làm được các công việc đơn giản hoặc công việc có tính lặp lại của một nghề và các kỹ năng cần thiết khác tương thích với nghề;

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyn thông tin theo yêu cầu; biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, kết quả đối với công việc ở các vị trí làm việc xung quanh hoặc công việc có liên quan; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình.

Chương III

YÊU CẦU, NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO; QUY TRÌNH XÂY DỰNG, BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Mục 1. NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 6. Yêu cầu về chương trình, giáo trình đào tạo

1. Yêu cầu về chương trình đào tạo

a) Trong chương trình đào tạo, tên nghề phải được xác định cụ thể và có trong danh mục nghề, công việc của ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn hoặc có trong danh mục nghề thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành;

b) Nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo đạt được mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại Khoản 1 và Điểm 1 Khoản 2 Điều 4 của Luật Giáo dục nghề nghiệp; quy định về khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp đối với từng nghề đào tạo và phù hợp với khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;

c) Chương trình đào tạo phải xác định được số lượng và thời lượng của từng mô - đun tương ứng với phương thức đào tạo; thời gian học lý thuyết và thời gian học thực hành, thực tập;

d) Chương trình đào tạo bảo đảm tính khoa học, chính xác, tính hệ thống, thực tiễn và phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, dịch vụ; linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động. Sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu;

đ) Phân bổ thời gian chương trình và trình tự thực hiện các mô - đun để thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp có hiệu quả;

e) Quy định được yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, đội ngũ giáo viên để triển khai thực hiện chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng;

g) Đưa ra được phương pháp đánh giá kết quả học tập, xác định mức độ đạt chuẩn đầu ra của các mô - đun và của chương trình đào tạo;

h) Bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp.

2. Yêu cầu về giáo trình đào tạo

a) Tuân thủ mục tiêu và nội dung của các mô - đun trong chương trình đào tạo;

b) Bảo đảm tính chính xác, tính hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa kênh chữ và kênh hình;

c) Nội dung kiến thức, kỹ năng phải đảm bảo mục tiêu của tiêu đề, tiu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương của mô - đun;

d) Mỗi bài, chương của giáo trình phải có câu hỏi, bài tập; từng giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có độ tin cậy và nguồn gốc rõ ràng;

đ) Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng;

e) Đảm bảo phù hợp với các trang thiết bị, nguồn học liệu và phương tiện dạy học khác.

Điều 7. Nội dung, cấu trúc của chương trình, giáo trình đào tạo

1. Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau:

a) Tên nghề đào tạo; mã nghề;

b) Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào;

c) Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo;

d) Danh mục số lượng, thời lượng các mô - đun;

đ) Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm;

e) Thời gian khóa học, bao gồm: tổng thời gian toàn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô - đun, khóa học; trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học.

g) Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp;

h) Phương pháp và thang điểm đánh giá;

i) Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.

2. Nội dung và cấu trúc của giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau:

a) Thông tin chung của giáo trình (tên mô - đun, tên nghề đào tạo, trình độ đào tạo; tuyên bố bản quyền; lời giới thiệu; mục lục;...);

b) Mã mô - đun, vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò; mục tiêu của giáo trình mô - đun;

c) Nội dung của giáo trình mô - đun; tên bài/chương; mã bài/chương; giới thiệu bài/chương; mục tiêu bài/chương; nội dung kiến thức, kỹ năng của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương (gồm: kiến thức, kỹ năng và quy trình, cách thức thực hiện công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ);

d) Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô - đun.

Mục 2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 8. Quy trình và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo

1. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo

a) Bước 1: Khảo sát, xác định nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ sơ cấp, nhu cầu của người sử dụng lao động đối với người tốt nghiệp trình độ sơ cấp theo từng nghề, xác định nghề đào tạo trình độ sơ cấp để xây dựng, lựa chọn chương trình đào tạo.

b) Bước 2: Thiết kế chương trình đào tạo:

- Xây dựng đề cương tổng hợp và đề cương chi tiết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp;

- Nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề hoặc phân tích nghề, phân tích công việc theo quy định về xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (nếu tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia chưa được ban hành) để xác định chuẩn đầu ra và khối lượng kiến thức, kỹ năng, nội dung để đưa vào chương trình đào tạo;

- Xác định độ quan trọng của các kiến thức, kỹ năng được lựa chọn trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp theo các mức độ: Bắt buộc phải học - Cần học - Nên học;

- Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo; đối chiếu, so sánh với các chương trình đào tạo cùng nghề, cùng trình độ của cơ sở đào tạo khác ở trong và ngoài nước để tham khảo, lựa chọn thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo phù hợp;

- Xác định yêu cầu, nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học;

- Hội thảo, xin ý kiến chuyên gia về kết cấu chương trình đào tạo;

- Tổng hợp, hoàn chỉnh cấu trúc chương trình đào tạo.

c) Bước 3: Biên soạn chương trình đào tạo theo nội dung và cấu trúc đã được xác định, trong đó cụ thể hóa từng mô - đun; điều kiện thực hiện mô - đun; phương pháp và nội dung đánh giá.

d) Bước 4: Hoàn chỉnh dự thảo chương trình đào tạo

- Tổ chức hội thảo chuyên gia (gồm các chuyên gia kỹ thuật của doanh nghiệp, các nhà quản lý, nghiên cứu và giảng viên, giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nghệ nhân và những người có kiến thức, kinh nghiệm, am hiu về nghề).

- Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo.

đ) Bước 5: Thẩm định và ban hành chương trình đào tạo

- Hoàn chỉnh hồ sơ và dự thảo chương trình đào tạo.

- Ban chủ nhiệm báo cáo và bảo vệ chương trình đào tạo trước Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo.

- Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo họp, đánh giá để làm căn cứ trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt, ra quyết định ban hành chương trình đào tạo.

e) Bước 6: Đánh giá và cập nhật nội dung chương trình đào tạo.

2. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo

a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp giao cho các đơn vị chuyên môn trực thuộc thực hiện các Điểm a và e Khoản 1 Điều này và ra quyết định thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình đào tạo (dưới đây gọi là Ban chủ nhiệm) để thực hiện các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 của Điều này.

b) Ban chủ nhiệm có từ 5 đến 7 thành viên (tùy theo khối lượng công việc của từng chương trình đào tạo cần xây dựng); gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật trong các doanh nghiệp; trong đó, có ít nhất một phần ba thành viên là nhà giáo đang giảng dạy các nghề tương ứng. Ban chủ nhiệm có trưởng ban, phó trưởng ban, thư ký và các ủy viên.

- Tiêu chuẩn của thành viên Ban chủ nhiệm:

+ Có trình độ trung cấp trở lên;

+ Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực của nghề cần xây dựng chương trình;

- Trách nhiệm, quyền hạn của Ban chủ nhiệm:

+ Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo cho nghề được phân công theo các quy định của Thông tư này;

+ Ban chủ nhiệm có thể thành lập các tiểu ban giúp việc để thực hiện từng phần nhiệm vụ, công việc trong trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo;

+ Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của chương trình đào tạo đối với nghề được giao.

Điều 9. Quy trình thẩm định và ban hành chương trình đào tạo

1. Bước 1: Thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo.

a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo (dưới đây gọi là Hội đồng thẩm định chương trình).

b) Hội đồng thẩm định chương trình có từ 5 đến 7 thành viên (tùy theo khối lượng công việc của từng chương trình đào tạo cần thẩm định) là các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Hội đồng thẩm định phải có ít nhất một thành viên là người của đơn vị sử dụng lao động sau đào tạo và có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy trình độ đào tạo sơ cấp với nghề tương ứng. Trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo cơ sở đào tạo, Phó chủ tịch, thư ký và các ủy viên.

c) Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định chương trình

- Có trình độ cao đẳng trở lên;

- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực của nghề cần thẩm định.

d) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định chương trình:

- Hội đồng thẩm định là tổ chức tư vấn về chuyên môn giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc thẩm định chương trình đào tạo.

- Nhận xét, đánh giá chất lượng chương trình đào tạo; chịu trách nhiệm về chất lượng thẩm định; kiến nghị về việc phê duyệt chương trình đào tạo.

- Tổ chức thẩm định chương trình đào tạo và lập báo cáo kết quả thẩm định để làm căn cứ phê duyệt chương trình đào tạo.

đ) Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định chương trình:

- Hội đồng thẩm định chương trình làm việc dưới sự điều hành của chủ tịch hội đồng;

- Phiên họp của Hội đồng thẩm định chương trình chỉ hợp lệ khi có mặt tối thiu 2/3 số thành viên Hội đồng, trong đó có chủ tịch, thư ký và các ủy viên phản biện; các thành viên vắng mặt phải có bản nhận xét, đánh giá về chương trình gửi Hội đồng trước ngày họp;

- Hội đồng thẩm định chương trình thảo luận công khai, từng thành viên trong hội đồng có ý kiến phân tích, đánh giá đối với chương trình đào tạo; biểu quyết từng nội dung và kết luận theo đa số (theo ý kiến của từ 2/3 thành viên Hội đồng trở lên);

- Cuộc họp của Hội đồng thẩm định chương trình phải được ghi thành biên bản chi tiết; trong đó có các ý kiến của từng thành viên và kết quả biểu quyết đối với từng nội dung kết luận của Hội đồng). Biên bản được các thành viên của Hội đồng dự họp nhất trí thông qua và cùng ký tên.

e) Hội đồng thẩm định chương trình có thể thành lập các tiểu ban giúp việc cho hội đồng đ thẩm định một hoặc một số mô - đun trong chương trình đào tạo.

2. Bước 2: Thẩm định chương trình đào tạo

a) Hội đồng thẩm định chương trình căn cứ vào các quy định hiện hành về chương trình đào tạo; yêu cầu của nghề đào tạo theo khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và mục tiêu, chuẩn đầu ra đã xác định để thẩm định chương trình đào tạo.

b) Hội đồng thẩm định chương trình phải kết luận rõ một trong các nội dung sau: thông qua chương trình đào tạo, không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua chương trình đào tạo nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu nội dung cụ thể cần phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc không thông qua chương trình đào tạo và nêu lý do không được thông qua.

3. Bước 3: Báo cáo kết quả thẩm định

Chủ tịch Hội đồng thẩm định chương trình báo cáo kết quả thẩm định chương trình đào tạo, kèm theo biên bản họp hội đồng, hồ sơ thẩm định để người đứng đầu cơ sở đào tạo xem xét, quyết định ban hành.

4. Bước 4: Ban hành chương trình đào tạo

Người đứng đầu cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp căn cứ kết quả thẩm định chương trình đào tạo của hội đồng thẩm định tự chủ, tự chịu trách nhiệm phê duyệt và ban hành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp để áp dụng cho cơ sở mình.

Điều 10. Lựa chọn chương trình đào tạo; đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo và công khai chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra

1. Lựa chọn chương trình đào tạo

Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp có thể lựa chọn chương trình đào tạo, nhưng phải tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này để phê duyệt áp dụng đối với cơ sở mình.

2. Đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo

a) Ít nhất 3 năm một ln, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phải tổ chức đánh giá chương trình đào tạo về sự đáp ứng so với chuẩn đầu ra đã xác định và yêu cầu của người sử dụng lao động và những thay đổi của công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất đối với nghề đào tạo; những thay đổi trong quy định của nhà nước, của cơ sở đào tạo về chương trình đào tạo; sự thống nhất và gắn kết giữa nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, kiểm tra đánh giá, dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo.

b) Dự thảo những nội dung cần sửa đi, cập nhật chương trình đào tạo và tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

c) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ban hành chương trình đào tạo cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định chương trình sau khi chương trình đào tạo được đánh giá theo quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này.

3. Cơ sở đào tạo sơ cấp phải công khai chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo của cơ sở mình với người học nghề, gia đình họ khi tuyển sinh bằng hình thức niêm yết tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh hoặc trên Website của cơ sở đào tạo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể các nội dung cần công khai gồm:

a) Nội dung công khai về chương trình đào tạo: tên chương trình đào tạo, đối tượng tuyển sinh, thời gian tuyn sinh, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo; những kiến thức người học sẽ được trang bị, những kỹ năng được thực hành; chứng chỉ sơ cấp; mức học phí phải nộp; các chính sách hỗ trợ (nếu có).

b) Nội dung công khai về chuẩn đầu ra gồm: những kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được; những công việc của nghề hoặc vị trí việc làm mà người học có th thực hiện được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sơ cấp.

Mục 3. QUY TRÌNH BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH, BAN HÀNH GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 11. Quy trình biên soạn giáo trình đào tạo

1. Bước 1: Thành lập Tổ biên soạn giáo trình đào tạo

a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ra quyết định thành lập T biên soạn giáo trình đào tạo (sau đây gọi là Tổ biên soạn).

b) Thành phần Tổ biên soạn có từ 5 đến 7 thành viên, gồm Tổ trưởng, thư ký và các thành viên là giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm đối với nghề đào tạo.

c) Tiêu chuẩn đối với thành viên T biên soạn: có trình độ trung cấp trở lên; có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực của nghề cần biên soạn giáo trình.

d) Quyền hạn và trách nhiệm của Tổ biên soạn:

- Tổ biên soạn có thể thành lập các Nhóm đ biên soạn giáo trình một số mô đun của nghề; Mỗi nhóm biên soạn có từ 3 đến 5 thành viên là giáo viên, giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy đối với nghề biên soạn. Nhóm giúp Tổ biên soạn thực hiện nhiệm vụ biên soạn giáo trình đối với nghề được giao;

- Quy định trách nhiệm của các nhóm biên soạn giáo trình đào tạo;

- Tổ chức hướng dẫn phương pháp, quy trình tổ chức biên soạn giáo trình đào tạo cho thành viên các nhóm biên soạn;

- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của giáo trình; báo cáo trước Hội đồng thẩm định và hoàn thiện dự tho theo góp ý của Hội đồng thẩm định.

2. Bước 2: Thiết kế cấu trúc giáo trình đào tạo

T biên soạn tổ chức nghiên cứu chương trình đào tạo của nghề, chương trình chi tiết mô - đun; Thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan làm căn cứ thực hiện nhiệm vụ biên soạn giáo trình. Cụ thể:

a) Xác định mục tiêu của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương của mô - đun;

b) Xác định kiến thức cốt lõi, đặc trưng; kết cấu, thể loại bài tập/sản phẩm đ hình thành kỹ năng nhằm đạt được mục tiêu của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương của mô - đun;

c) Tổ chức hội thảo, xin ý kiến chuyên gia về cấu trúc của giáo trình đào tạo;

d) Tổng hợp, hoàn thiện các nội dung về cấu trúc của giáo trình đào tạo.

3. Bước 3: Biên soạn giáo trình đào tạo

a) Biên soạn nội dung chi tiết giáo trình mô - đun;

b) Hội thảo xin ý kiến chuyên gia (gồm các giáo viên, giảng viên đang trực tiếp giảng dạy, cán bộ quản lý, nghiên cứu và chuyên gia của nghề đào tạo về nội dung của từng giáo trình mô - đun);

c) Tổng hợp, hoàn thiện giáo trình đào tạo sau khi có ý kiến chuyên gia.

4. Bước 4: Sửa chữa, biên tập, hoàn thiện dự thảo giáo trình đào tạo

a) Sửa chữa biên tập tổng thể giáo trình đào tạo;

b) Gửi xin ý kiến chuyên gia về giáo trình đào tạo, gồm kỹ sư chuyên ngành đang làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan trên địa bàn;

c) Hoàn thiện giáo trình đào tạo.

5. Bước 5: Thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo

a) Gửi bản dự thảo giáo trình tới Hội đồng thẩm định giáo trình kèm theo báo cáo tóm tắt quá trình biên soạn và những nội dung cốt lõi của giáo trình đào tạo;

b) Bảo vệ giáo trình trước cuộc họp Hội đồng thẩm định giáo trình;

c) Hoàn thiện giáo trình theo ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định giáo trình;

d) Trình người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp giáo trình đã được hoàn thiện (kèm theo báo cáo kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình) để xem xét, quyết định ban hành giáo trình đào tạo.

6. Bước 6: Đánh giá và cập nhật nội dung giáo trình đào tạo.

Điều 12. Quy trình thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo

1. Bước 1: Thành lập hội đồng thẩm định giáo trình

a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo.

b) Hội đồng thẩm định có 5 đến 7 thành viên, gồm: Chủ tịch hội đồng, Phó chủ tịch, thư ký và các ủy viên. Thành phần Hội đồng gồm các giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của nghề và được thành lập theo từng lĩnh vực chuyên môn của nghề, trong đó phải có ít nhất một thành viên là người của đơn vị sử dụng lao động sau đào tạo.

c) Tiêu chuẩn thành viên của Hội đồng thẩm định giáo trình là những người có trình độ cao đẳng trở lên; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực của nghề.

d) Hội đồng thẩm định có thể quyết định thành lập các tiểu ban và quy định nhiệm vụ, trách nhiệm các tiểu ban để giúp việc Hội đồng thực hiện thẩm định một số giáo trình mô đun được giao của nghề. Mỗi tiu ban giúp việc có từ 3 đến 5 thành viên là giáo viên, giảng viên có kinh nghiệm trong giảng dạy mô đun tương ứng của nghề.

đ) Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định giáo trình: Thẩm định giáo trình đào tạo do T biên soạn dự thảo và báo cáo Hội đồng; Trình thủ trưởng cơ sở đào tạo sơ cấp về kết quả thẩm định để làm căn cứ xem xét, quyết định ban hành giáo trình đào tạo.

2. Bước 2: Tổ chức thẩm định giáo trình

a) Hội đồng thẩm định căn cứ vào chương trình đào tạo, căn cứ các quy định hiện hành về giáo trình để thẩm định từng giáo trình đào tạo. Cụ thể:

- Tổ chức họp dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng với sự có mặt của đầy đủ các thành viên Hội đồng theo nguyên tắc thảo luận công khai và từng thành viên trong hội đồng phải có ý kiến phân tích, đánh giá đối với giáo trình biên soạn; biu quyết từng nội dung và đưa ra kết luận. Các ý kiến được thống nhất đưa vào kết luận khi có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng đồng ý.

- Báo cáo kết quả thẩm định kèm theo biên bản họp thẩm định của Hội đồng (trong đó có ý kiến của từng thành viên, kết quả biu quyết đối với từng kết luận và có chữ ký của các thành viên), để người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp xem xét, làm căn cứ quyết định phê duyệt giáo trình để đưa vào đào tạo.

b) T biên soạn giáo trình đào tạo có trách nhiệm giải đáp các câu hỏi của thành viên Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định.

c) Hội đồng thẩm định phải kết luận rõ theo các nội dung sau: Hội đồng thông qua giáo trình đào tạo, không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc Hội đồng thông qua giáo trình đào tạo nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu nội dung cụ thể cần phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc hội đồng không thông qua giáo trình đào tạo và nêu lý do không được thông qua.

3. Bước 3: Báo cáo kết quả thẩm định

Chủ tịch hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định giáo trình đào tạo, kèm theo biên bản họp hội đồng và hồ sơ thẩm định đ người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp xem xét, quyết định ban hành.

4. Bước 4: Ban hành giáo trình

Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp căn cứ kết quả thẩm định giáo trình đào tạo của Hội đồng thẩm định tự chủ, tự chịu trách nhiệm phê duyệt và ban hành giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp để áp dụng cho cơ sở mình.

Điều 13. Lựa chọn, cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo

1. Lựa chọn giáo trình đào tạo

Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp có thể lựa chọn giáo trình đào tạo của cơ sở đào tạo khác, nhưng phải tổ chức thẩm định giáo trình đào tạo theo quy định tại Điều 12 Thông tư này để phê duyệt và áp dụng.

2. Cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo

a) Ít nhất 3 năm một lần, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phải tổ chức đánh giá giáo trình đào tạo mà cơ sở mình đang tổ chức đào tạo.

b) Dự thảo những nội dung cần sửa đi, cập nhật giáo trình đào tạo và tổ chức thẩm định giáo trình đào tạo theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

c) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ban hành giáo trình đào tạo cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định chương trình sau khi chương trình đào tạo được đánh giá theo quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này.

Chương IV

TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Điều 14. Xác định chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh và thông báo tuyển sinh

1. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh

Cơ sở đào tạo sơ cấp căn cứ quy mô tuyn sinh đã được quy định tại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động đào to trình độ sơ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ sơ cấp hàng năm của đơn vị mình.

2. Kế hoạch tuyển sinh

a) Trên cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh quy định tại Khoản 1 Điều này; căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, người sử dụng lao động, nhu cầu của người học và kết quả tuyển sinh đào tạo trong năm, trước ngày 31 tháng 10 hằng năm cơ sở đào tạo sơ cấp xây dựng kế hoạch tuyển sinh trình độ sơ cấp cho năm sau của cơ sở mình, gồm: số lượng, nghề đào tạo, đối tượng, thời gian, địa bàn tuyển sinh gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo và Bộ, ngành trực tiếp quản lý (nếu có).

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kế hoạch tuyển sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp trên địa bàn; các Bộ, ngành tổng hợp kế hoạch tuyn sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp trực thuộc (nếu có) gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 11 hằng năm.

3. Thông báo tuyển sinh

Chậm nhất 03 (ba) tháng trước khi tổ chức tuyn sinh, cơ sở đào tạo sơ cấp công bố công khai: chỉ tiêu tuyển sinh của từng nghề; đối tượng tuyn sinh, khu vực tuyển sinh và thời hạn nhận hồ sơ đăng ký học; thời gian xét tuyn và căn cứ xét tuyển.

Điều 15. Đối tượng và hình thức tuyển sinh

1. Đối tượng tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh là người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển và được thực hiện nhiều lần trong năm.

Điều 16. Đăng ký học trình độ sơ cấp

1. Người học trình độ sơ cấp có thể đăng ký vào học tại một hoặc nhiều cơ sở đào tạo sơ cấp. Người học đăng ký học tại cơ sở đào tạo sơ cấp nào thì nộp hồ sơ đăng ký học tại cơ sở đó.

2. Thủ tục và hồ sơ đăng ký, xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển học trình độ sơ cấp do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định.

3. Sau khi xem xét đủ điều kiện nhập học, bộ phận phụ trách đào tạo trình người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ký quyết định công nhận người đến học là học sinh chính thức, xếp lớp học và cấp thẻ học viên cho từng người.

4. Học sinh nhập học phải được cơ sở đào tạo sơ cấp cung cấp đầy đủ các thông tin về mục tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của người học.

5. Các giấy tờ nhập học phải được xếp trong túi đựng hồ sơ của từng học sinh do bộ phận đào tạo của cơ sở đào tạo sơ cấp quản lý, lưu giữ.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Điều 17. Thời gian hoạt động đào tạo

1. Thời gian hoạt động đào tạo tùy theo yêu cầu, tính chất của nghề đào tạo và tình hình thực tế của cơ sở đào tạo sơ cấp, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể thời gian hoạt động đào tạo của cơ sở mình.

2. Đơn vị thời gian của hoạt động đào tạo

a) Thời gian khóa học được tính theo năm học, tháng học và tuần.

b) Một giờ học thực hành hoặc học theo mô - đun là 60 phút, được tính bằng một giờ chuẩn. Một giờ học lý thuyết là 45 phút, được tính bằng một giờ chuẩn.

c) Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô - đun không quá 8 giờ chuẩn. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ chuẩn.

d) Một tuần học theo mô - đun hoặc thực hành không quá 40 (bốn mươi) giờ chuẩn. Một tuần học lý thuyết không quá 30 (ba mươi) giờ chuẩn.

3. Tùy theo số lượng người học, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo sơ cấp, người phụ trách đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày đối với từng lớp.

Điều 18. Thời gian đào tạo và phân bổ thời gian đào tạo

1. Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp là thời gian tích lũy đủ số lượng mô - đun quy định cho từng chương trình đào tạo. Tùy theo điều kiện đào tạo của cơ sở đào tạo sơ cấp, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định thời gian tối đa đối với mỗi chương trình, nhưng không được vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế của chương trình đó.

2. Tùy thuộc chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo sơ cấp phân bổ thời gian và kế hoạch đào tạo đối với từng nghề; số lượng mô - đun tối đa, tối thiểu cần tích lũy cho từng kỳ học, đợt học nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Thời gian thực học tối thiểu cho chương trình đào tạo là 10 (mười) tuần và tối đa là 42 (bốn hai) tuần. Thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học tối thiểu là 01 (một) tuần và tối đa 02 (hai) tuần.

b) Tng thời gian các hoạt động chung tối thiểu cho chương trình đào tạo là 01 (một) tuần và tối đa là 02 (hai) tuần.

3. Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức, kỹ năng tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp được quy định trong chương trình đào tạo của từng nghề, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phân b số mô - đun cho từng kỳ học, đợt học.

Điều 19. Thực hiện và quản lý chương trình đào tạo

1. Xây dựng kế hoạch đào tạo

a) Kế hoạch đào tạo đối với khóa học: Kế hoạch phải thể hiện được các nội dung: mục tiêu đào tạo, số lượng mô - đun, tên từng mô - đun đào tạo; thời gian thực hiện; thời gian kiểm tra, hoặc thi kết thúc khóa học; địa điểm thực hiện.

b) Kế hoạch đào tạo đối với kỳ học hoặc đợt học: phải thể hiện được các nội dung: tên mô - đun đào tạo; thời gian thực hiện, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc; thời gian kiểm tra; giáo viên, người dạy và địa điểm thực hiện.

Đầu khóa học, cơ sở đào tạo sơ cấp phải thông báo cho người học về quy chế đào tạo; kế hoạch đào tạo của khóa học, kỳ học hoặc đợt học; nội dung chương trình đào tạo bắt buộc và tự chọn cho cả khóa học, từng kỳ học hoặc đợt học; danh sách mô - đun sẽ được giảng dạy; lịch kiểm tra, thi, hình thức kiểm tra, thi kết thúc hoặc công nhận kết quả; quyền lợi và nghĩa vụ của người học.

2. Yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy

a) Giáo viên giảng dạy phải đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

b) Cơ sở đào tạo sơ cấp phải bố trí đủ giáo viên giảng dạy phù hợp từng nội dung trong chương trình đào tạo.

3. Tổ chức lớp học và địa điểm đào tạo

a) Tổ chức lớp

- Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác tối đa 35 người học. Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa 20 người học. Riêng lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người mù tối đa 10 người học.

- Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 người học. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 người học. Riêng lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người mù tối đa 8 người học.

- Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp.

b) Địa điểm đào tạo

Địa điểm đào tạo được thực hiện linh hoạt tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nơi sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện đ dạy và học về mặt bằng, địa điểm học kiến thức nghề; địa điểm học thực hành kỹ năng nghề; phương tiện, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đào tạo,... theo yêu cầu của từng mô - đun, chương trình đào tạo.

4. Tổ chức giảng dạy

a) Khi bắt đầu khóa học, kỳ học hoặc đợt học và trước khi học từng mô - đun giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kỹ năng nghề của từng người học; tinh thần thái độ học tập của người học (đánh giá năng lực người học) để chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp.

b) Chỉ tổ chức giảng dạy những kiến thức, hướng dẫn thực hành những kỹ năng nghề theo nội dung, yêu cầu của mô - đun mà người học chưa biết, chưa làm được hoặc chưa biết kỹ, đầy đủ, chưa làm được thành thạo. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mô - đun đã học và tổ chức giảng dạy mô - đun tiếp theo của chương trình đào tạo.

c) Trường hợp đào tạo thường xuyên trình độ sơ cấp, khi kết thúc kỳ học hoặc đợt học, người học làm công việc họ được dạy tại nơi ở, nơi làm việc hoặc tự ôn, luyện nội dung kiến thức, thực hành kỹ năng nghề đ chuẩn bị kiểm tra kết thúc mô - đun đã học và học mô - đun, kỳ học hoặc đợt học tiếp theo.

Điều 20. Nghỉ học tạm thời

1. Người học được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:

a) Được điều động đi làm nghĩa vụ quân sự, công an nghĩa vụ, thanh niên xung phong;

b) Bị ốm đau hoặc tai nạn phải điều trị dài ngày, nhưng phải có giấy xác nhận của bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền;

c) Trường hợp vì nhu cầu cá nhân, người học phải có đủ các điều kiện:

- Đã học ít nhất một mô - đun hoặc một kỳ học, đợt học đối với chương trình đào tạo tại cơ sở đào tạo sơ cấp;

- Không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 21 của Thông tư này.

2. Người học, khi muốn trở lại học tiếp tại cơ sở đào tạo sơ cấp, phải báo cho cơ sở đào tạo sơ cấp ít nhất 5 (năm) ngày làm việc trước khi bắt đầu kỳ học, đợt học mới.

3. Thủ tục nghỉ học tạm thời, được bảo lưu kết quả đã học và việc trở lại học tiếp do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể và phải thông báo công khai tại cơ sở đào tạo sơ cấp.

Điều 21. Buộc thôi học, tự thôi học

1. Người học bị buộc thôi học trong quá trình học, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Bị kỷ luật ở mức buộc thôi học.

b) Đã hết thời gian đào tạo tối đa đối với chương trình đào tạo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư này.

2. Người học không thuộc diện bị buộc thôi học quy định tại Khoản 1 Điều này, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định, nếu thuộc một trong các trường hợp sau được đề nghị người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp cho thôi học:

a) Người học sinh tự xét thấy không còn khả năng hoàn thành chương trình đào tạo.

b) Vì lý do khác phải thôi học kèm theo minh chứng cụ thể và được người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp chấp thuận.

3. Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể về thủ tục, trách nhiệm của cơ sở đào tạo, người học và quyết định việc buộc thôi học, tự thôi đối với người học.

4. Chậm nhất là một tháng sau khi người học có quyết định buộc thôi học hoặc tự thôi học, cơ sở đào tạo sơ cấp phải thông báo tới địa phương, nơi người học đăng ký hộ khẩu thường trú và đăng ký tạm trú (nếu có).

Điều 22. Thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp

1. Trong thời gian học, do nhu cầu của bản thân và gia đình (gia đình thay đổi nơi cư trú, hoặc hoàn cảnh riêng của gia đình, bản thân), người học có thể được xem xét, chuyển đổi cơ sở đào tạo sơ cấp và công nhận kết quả đã học, nếu có đủ các điều kiện sau:

a) Người học phải có đơn đề nghị thay đổi cơ sở đào tạo kèm theo hồ sơ xin theo quy định của cơ sở đào tạo sơ cấp nơi đến;

b) Cơ sở đào tạo sơ cấp, nơi người học sẽ chuyển đến có nghề đào tạo mà người học đang học;

c) Người học không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc thời gian bị xem xét kỷ luật;

d) Được sự đồng ý của cả hai cơ sở đào tạo sơ cấp nơi chuyển đi và nơi đến.

2. Căn cứ chương trình đào tạo của hai cơ sở, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp nơi người học xin chuyển đến có quyền quyết định việc học tập tiếp tục và công nhận kết quả học tập trước đó của người học hoặc các mô - đun được chuyển đổi kết quả, số mô - đun phải học bổ sung.

Điều 23. Đánh giá, công nhận kết quả học tập

1. Đánh giá kết quả học tập trong đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện theo cách thức kết hợp chấm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và kiểm tra kết thúc từng mô - đun. Điểm mô - đun bao gồm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học (bao gồm điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên và điểm kiểm tra đánh giá định kỳ) và điểm kiểm tra kết thúc mô - đun.

2. Điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số.

3. Kết quả học tập được đánh giá theo số mô - đun được tích lũy. Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nếu tích lũy đủ số mô - đun theo quy định, có đủ điều kiện thì được người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp. Những mô - đun đã tích lũy được công nhận và không phải học lại khi học các chương trình đào tạo khác hoặc được bảo lưu để học liên thông lên trình độ cao hơn.

Chương VI

THI, KIỂM TRA, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Điều 24. Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ

1. Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ

a) Kiểm tra đánh giá thường xuyên được thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học của học sinh theo từng mô - đun cụ thể thông qua việc chấm điểm kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra đánh giá khác.

b) Kiểm tra đánh giá định kỳ được thực hiện tại thời điểm được quy định trong đề cương chi tiết của mô đun, có th được thực hiện bằng bài kiểm tra viết có thời gian làm bài từ 30 đến 45 phút; làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác.

2. Cách thức thực hiện kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ

a) Kiểm tra đánh giá quá trình học do giáo viên giảng dạy mô - đun thực hiện theo những yêu cầu sau:

- Nội dung kiểm tra là những nội dung được quy định trong mô - đun đào tạo đã giảng dạy cho học sinh;

- Nội dung cụ thể và hình thức kiểm tra thường xuyên do giáo viên tự quyết định;

- Nội dung và hình thc kiểm tra định kỳ được thực hiện theo quy định trong đề cương chi tiết mô - đun của chương trình đào tạo.

b) Các bài kiểm tra theo hình thức kiểm tra viết, tiểu luận, bài tập sau khi chấm phải trả lại cho học sinh ngay sau khi công bố điểm kiểm tra.

3. Quy trình kiểm tra, số bài kiểm tra cho từng mô - đun cụ thể được thực hiện theo quy định của người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp, bảo đảm trong một mô - đun mỗi người học có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.

4. Học sinh không dự kiểm tra nếu không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 (không) cho bài kiểm tra đó. Trường hợp có lý do chính đáng thì được giáo viên giảng dạy mô - đun tổ chức làm bài kiểm tra bổ sung.

Điều 25. Kiểm tra kết thúc mô - đun

1. Thể lệ kiểm tra kết thúc mô - đun

a) Điều kiện dự kiểm tra kết thúc mô - đun: Người học được dự kiểm tra kết thúc mô - đun khi có đủ điều kiện sau:

- Tham dự ít nhất 70% thời gian lên lớp lý thuyết, 80% giờ thực hành, thực tập và các yêu cầu của mô - đun được quy định trong đề cương chi tiết của mô - đun.

- Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên.

Trường hợp người học bị ốm trong quá trình học hoặc trong kỳ kiểm tra kết thúc mô - đun, phải viết đơn xin phép gửi cơ sở đào tạo sơ cấp trong thời hạn không quá một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế trường hoặc cơ quan y tế cấp xã trở lên nhưng phải đảm bảo tham dự lớp học đủ thời gian theo quy định tại điểm này.

b) Hình thức, thời gian kiểm tra

- Hình thức kiểm tra kết thúc mô - đun là thực hiện bài kiểm tra kỹ năng tổng hợp, gồm kiến thức và kỹ năng thực hành một hoặc một số khâu công việc của nghề.

- Thời gian làm bài kiểm tra kết thúc mô - đun đối với mỗi bài kiểm tra viết từ 60 đến 120 phút, thời gian làm bài kiểm tra đối với các hình thức kiểm tra khác hoặc thời gian làm bài kiểm tra của mô - đun có tính đặc thù của nghề đào tạo do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quyết định.

Hình thức kiểm tra, thời gian làm bài kiểm tra kết thúc mô - đun phải được quy định trong đề cương chi tiết của mô - đun.

c) Ra đề kiểm tra và chấm điểm

- Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức xây dựng, quản lý và sử dụng ngân hàng đề kiểm tra kết thúc mô - đun. Đề kiểm tra phải phù hợp với nội dung mô - đun đã được quy định trong chương trình và phải được bốc thăm ngẫu nhiên từ ngân hàng đề của cơ sở đào tạo sơ cấp. Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phê duyệt đề trước khi sử dụng.

- Cách chấm và tính điểm kiểm tra

+ Mỗi bài kiểm tra kết thúc mô - đun phải do giáo viên chấm điểm và phải ký tên vào bài kiểm tra, phiếu chấm điểm, bảng tổng hợp điểm. Việc chấm điểm bài kiểm tra viết tự luận, chấm điểm vấn đáp, thực hành phải thực hiện trên phiếu chấm thi do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định.

+ Điểm kiểm tra là điểm trung bình cộng của các giáo viên chấm. Trường hợp điểm của các giáo viên chấm đối với một bài kiểm tra có sự chênh lệch trên 1,0 điểm (theo thang điểm 10) thì phải tổ chức xem xét hoặc chấm lại. Trường hợp chấm lại vẫn không thống nhất được điểm thì trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn xem xét, quyết định cuối cùng về cho điểm đối với bài kiểm tra đó. Bài kiểm tra được chấm thông qua máy, phần mềm chuyên dụng và việc chấm phúc khảo do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể và tổ chức thực hiện.

Đối với người học không đủ điều kiện dự kiểm tra hoặc vắng mặt buổi kiểm tra không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 cho lần kiểm tra đó; trường hợp có lý do chính đáng thì chưa tính điểm kiểm tra.

- Cách tính điểm mô - đun

+ Điểm mô - đun là điểm trung bình các điểm kiểm tra có trọng số 0,4 và điểm kiểm tra kết thúc mô - đun có trọng số 0,6.

+ Điểm trung bình các điểm kiểm tra là trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ theo hệ số của từng loại điểm. Trong đó, điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ tính hệ số 2.

d) Kết quả kiểm tra kết thúc mô - đun; học và kiểm tra lại

- Người học đủ điều kiện dự kiểm tra sau mỗi lần học, được dự kiểm tra kết thúc mô - đun nhưng không quá 02 lần kiểm tra. Cụ th:

+ Học sinh được dự kiểm tra kết thúc mô - đun lần thứ nhất, nếu điểm mô - đun đạt yêu cầu thì không phải dự kiểm tra lần thứ hai; nếu điểm mô - đun chưa đạt yêu cầu thì phải dự kiểm tra thêm một lần nữa do cơ sở tổ chức.

+ Học sinh vắng mặt ở lần kiểm tra nào mà không có lý do chính đáng thì vẫn tính số lần dự kiểm tra đó nhưng điểm số là 0; trường hợp có lý do chính đáng thì chưa tính số lần dự kiểm tra và được người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp bố trí dự kiểm tra.

- Học và kiểm tra lại:

Học sinh phải học và kiểm tra lại mô - đun chưa đạt yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Không đủ điều kiện dự kiểm tra lần đầu;

+ Đã hết số lần (02 lần) dự kiểm tra kết thúc mô - đun, nhưng điểm mô - đun chưa đạt yêu cầu.

- Học sinh thuộc diện phải học và kiểm tra lại không được bảo lưu điểm, thời gian học tập của mô - đun lần học trước và phải bảo đảm các điều kiện dự kiểm tra được quy định tại Điểm a Khoản 1 của Điều này mới được dự kiểm tra kết thúc mô - đun.

- Trường hợp không còn mô - đun do điều chỉnh chương trình thì người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quyết định chọn mô - đun khác thay thế trên cơ sở phù hợp với mục tiêu của nghề đào tạo.

2. Cách thức tổ chức kiểm tra kết thúc mô - đun

a) Cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức phổ biến quy chế kiểm tra đối với học sinh tham dự kỳ kiểm tra. Các phiên họp liên quan đến kỳ kiểm tra; việc lựa chọn bốc thăm, bàn giao đề kiểm tra; bài kiểm tra; điểm kiểm tra phải được ghi lại bằng biên bản.

b) Lịch kiểm tra của kỳ kiểm tra chính phải được thông báo trước ngày kiểm tra ít nhất 02 tuần. Lịch kiểm tra của kỳ kiểm tra lại phải được thông báo trước ngày kiểm tra ít nhất 01 tuần. Trong kỳ kiểm tra, từng mô - đun được tổ chức kiểm tra riêng biệt, không bố trí kiểm tra ghép một số mô - đun trong cùng một buổi kiểm tra của một học sinh.

c) Thời gian dành cho ôn kiểm tra mỗi mô - đun tỷ lệ thuận với số giờ của mô - đun đó và bảo đảm ít nhất là 1/2 ngày ôn thi cho 15 giờ thực học. Tất cả các mô - đun phải bố trí giáo viên hướng dẫn ôn kiểm tra, đề cương ôn thi phải được công bố cho người học ngay khi bắt đầu tổ chức ôn kiểm tra.

d) Danh sách học sinh đủ điều kiện dự kiểm tra, không đủ điều kiện dự kiểm tra có nêu rõ lý do phải được công bố công khai trước ngày kiểm tra mô - đun ít nhất 05 ngày làm việc. Danh sách phòng kiểm tra, địa điểm kiểm tra phải được công khai trước ngày kiểm tra kết thúc mô - đun từ 1 - 2 ngày làm việc.

đ) Điểm kiểm tra theo hình thức vấn đáp, thực hành, thực tập hoặc bảo vệ báo cáo thực tập phải được công bố cho học sinh biết ngay sau khi chấm. Đối với các hình thức kiểm tra khác phải được công bố cho học sinh biết muộn nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp kết quả kiểm tra.

e) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể về tổ chức kiểm tra, kết thúc mô - đun ở cơ sở mình.

Điều 26. Kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học (dưới đây gọi là thi kết thúc khóa học)

1. Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp có trách nhiệm quy định việc ra đề thi kết thúc khóa học; quy định thể lệ thi (thời gian, hình thức thi; thang điểm và cách tính điểm thi...); thành lập Hội đồng thi kết thúc khóa học và chỉ đạo thực hiện kỳ thi kết thúc khóa học công khai, công bằng, đảm bảo chất lượng, đánh giá đúng kết quả học tập và rèn luyện của người học.

2. Điều kiện đ người học được dự thi kết thúc khóa học:

a) Các điểm tổng kết môn học, mô - đun phải đạt từ 5,0 điểm trở lên;

b) Không trong thời gian đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời điểm tổ chức kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học.

3. Hình thức thi kết thúc khóa học:

Thi kết thúc khóa học theo hình thức thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp để thực hiện các công việc đơn giản của nghề hoặc hoàn thiện một sản phẩm, dịch vụ.

4. Nhiệm vụ của Hội đồng thi kết thúc khóa học:

a) Thông qua danh sách học sinh được dự thi kết thúc khóa học và thông báo công khai trước kỳ thi 15 ngày;

b) Xây dựng đề, đáp án và quy trình chấm bài thi;

c) Tổ chức thi kết thúc khóa học, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy thi và công nhận tốt nghiệp;

d) Tổ chức chấm bài thi;

đ) Đề xuất việc xếp loại tốt nghiệp cho học sinh sau khi kết thúc khóa học.

Điều 27. Công nhận tốt nghiệp đối với người học trình độ sơ cấp

1. Cách tính điểm tổng kết khóa học

Điểm tổng kết khóa học của người học trình độ sơ cấp được tính theo công thức sau:

Trong đó:

- ĐTKKH: Điểm tổng kết khóa học

- ĐiTKM: Điểm tổng kết mô - đun thứ i

- ĐT: Điểm thi kết thúc khóa học

- n: Số lượng các mô - đun đào tạo

2. Điều kiện được công nhận tốt nghiệp

Người học trình độ sơ cấp được công nhận tốt nghiệp khi có điểm tổng kết khóa học được tính theo quy định tại khoản 1 của Điều này từ 5,0 trở lên.

3. Xếp loại tốt nghiệp

a) Việc xếp loại tốt nghiệp cho học sinh được căn cứ vào điểm tổng kết khóa học.

b) Các mức xếp loại tốt nghiệp được quy định như sau:

- Loại xuất sắc có điểm tổng kết khóa học từ 9,0 đến 10;

- Loại giỏi có tổng kết khóa học từ 8,0 đến dưới 9,0;

- Loại khá có điểm tổng kết khóa học từ 7,0 đến dưới 8,0;

- Loại trung bình khá có điểm tổng kết khóa học từ 6,0 đến dưới 7,0;

- Loại trung bình có điểm tổng kết khóa học từ 5,0 đến dưới 6,0.

c) Các mức xếp loại tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá của học sinh sẽ bị giảm đi một mức nếu học sinh bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học hoặc có một mô - đun trở lên trong khóa học phải thi lại, học lại (không tính mô - đun được tạm hoãn học hoặc được miễn trừ).

d) Mức xếp loại tốt nghiệp được ghi vào chứng chỉ sơ cấp và bảng tổng hợp kết quả học tập của học sinh.

4. Công nhận tốt nghiệp

a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp căn cứ báo cáo của hội đồng kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học ra quyết định công nhận tốt nghiệp và công bố công khai tới người học.

b) Cơ sở đào tạo sơ cấp có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức đào tạo và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) về kết quả công nhận tốt nghiệp chậm nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ khi kết thúc khóa học.

Chương VII

MẪU CHỨNG CHỈ SƠ CẤP; IN, QUẢN LÝ, CẤP PHÁT, THU HỒI, HỦY BỎ CHỨNG CHỈ SƠ CẤP

Điều 28. Mẫu chứng chỉ sơ cấp

1. Chứng chỉ sơ cấp, gồm hai mặt, có kích thước 19cm x 18cm.

2. Mặt trước có nền màu đỏ, có hình Quốc huy, các chữ in trên mặt trước có màu vàng; mặt sau nền màu trắng, hoa văn trống đồng màu vàng nhạt, các chữ in trên mặt sau có màu đen, riêng dòng chữ “CHỨNG CHỈ SƠ CẤP” màu đỏ, kiểu chữ Times New Roman, in hoa, đậm.

3. Nội dung cụ thể của mẫu chứng chỉ sơ cấp thực hiện theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 29. Mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp

1. Mu bản sao chứng chỉ sơ cấp là mẫu chứng chỉ sơ cấp theo quy định tại Điều 28 Thông tư này, có thêm dòng chữ “BẢN SAO” màu đỏ, kiểu chữ Times New Roman, in hoa, không đậm.

2. Nội dung cụ thể của mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp thực hiện theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 30. In, quản lý, cấp phát chứng chỉ sơ cấp

1. In, quản lý chứng chỉ sơ cấp

a) Căn cứ mẫu chứng chỉ sơ cấp; mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp quy định tại các Điều 2829 Thông tư này, cơ sở đào tạo sơ cấp thiết kế hoặc lựa chọn mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp, kèm theo lô gô của cơ sở mình (nếu có).

b) Cơ sở đào tạo sơ cấp gửi công văn kèm theo mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp (mỗi loại 03 bản) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đào tạo sơ cấp có trụ sở chính đ đăng ký xác nhận.

Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của cơ sở đào tạo sơ cấp, kèm theo mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải xác nhận vào từng mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp. Trường hợp không xác nhận, phải có văn bản gửi cơ sở đào tạo sơ cấp, nêu rõ lý do.

Quá thời hạn trên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không xác nhận hoặc không có văn bản trả lời, cơ sở đào tạo sơ cấp được quyền in, sử dụng chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi đã gửi để đăng ký xác nhận.

d) Mu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp đã được xác nhận được lưu giữ tại cơ sở đào tạo sơ cấp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đào tạo sơ cấp có trụ sở chính để quản lý.

đ) Cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức in chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi đã đăng ký xác nhận quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này để sử dụng cấp cho người học.

2. Cấp phát chứng chỉ sơ cấp

a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ký và cấp chứng chỉ sơ cấp cho từng người học được công nhận tốt nghiệp quy định tại Điều 27 Thông tư này.

b) Chứng chỉ sơ cấp chỉ cấp một lần, không cấp lại. Bản sao chứng chỉ sơ cấp được cấp theo yêu cầu của người học.

c) Cơ sở đào tạo sơ cấp ghi vào sổ cấp chứng chỉ sơ cấp và sổ cấp bản sao chứng chỉ sơ cấp.

Điều 31. Thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp

1. Chứng chỉ sơ cấp và bản sao bị người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp thu hồi khi vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Phát hiện có gian lận trong quá trình học tập dẫn đến sai lệch kết quả công nhận tốt nghiệp.

b) Phát hiện có vi phạm về việc in, quản lý, cấp phát chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp;

c) Cấp cho người không đủ điều kiện; chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp do người không có thẩm quyền cấp; chứng chỉ sơ cấp bị ty xóa, sửa chữa;

d) Người được cấp chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp đ cho người khác sử dụng chứng chỉ sơ cấp hoặc bản sao chứng chỉ sơ cấp của mình.

2. Người đứng đầu cơ sở hoạt động đào tạo sơ cấp xem xét ra quyết định hủy bỏ việc công nhận tốt nghiệp và thu hồi chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp mà mình đã cấp. Trong trường hợp cần thiết, việc thu hồi chứng chỉ sơ cấp được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chương VIII

SỔ SÁCH, BIỂU MẪU QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TRONG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Điều 32. Sổ sách, biểu mẫu quản lý đào tạo

Sổ sách, biểu mẫu quản lý đào tạo sơ cấp ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:

1. Tiến độ đào tạo

Mẫu số 3.

2. Kế hoạch giáo viên

Mẫu số 4.

3. Sổ lên lớp

Mẫu số 5.

4. Sổ tay giáo viên

Mẫu số 6.

5. Kế hoạch đào tạo

Mẫu số 7.

6. Sổ cấp chứng chỉ sơ cấp

Mẫu số 8.

7. Sổ cấp bản sao chứng chỉ sơ cấp

Mẫu số 9.

8. Sổ quản lý học sinh

Mẫu số 10.

Điều 33. Chế độ báo cáo

1. Cơ sở đào tạo sơ cấp thực hiện báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ, ngành trực tiếp quản lý (nếu có) về kết quả tuyển sinh, đào tạo sơ cấp định kỳ 6 tháng (trước ngày 30 tháng 6) và 01 năm (trước ngày 31 tháng 12) theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kết quả thực hiện tuyển sinh, đào tạo sơ cấp trên địa bàn; các Bộ, ngành tổng hợp kết quả thực hiện tuyển sinh, đào tạo sơ cấp đối với các đơn vị trực thuộc (nếu có) và báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 31 tháng 7) và 01 năm (trước ngày 31 tháng 01 của năm liền kề) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IX

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 34. Trách nhiệm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các Bộ ngành, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.

2. Thanh tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện các quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.

Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo sơ cấp trên địa bàn tổ chức thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định.

2. Chỉ đạo, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện đào tạo sơ cấp đối với các cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp trên địa bàn theo quy định.

Điều 36. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có cơ sở đào tạo sơ cấp trực thuộc

1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo sơ cấp trực thuộc tổ chức thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp.

2. Chỉ đạo, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện đào tạo sơ cấp đối với các cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.

Điều 37. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2015.

2. Cơ sở đào tạo sơ cấp tuyển sinh, đào tạo trình độ sơ cấp nghề trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì tiếp tục tổ chức đào tạo cho đến khi kết thúc khóa học theo chương trình, quy định về đào tạo sơ cấp nghề.

3. Bãi bỏ Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp và các quy định về dạy nghề trình độ sơ cấp trái với các quy định tại Thông tư này.

4. Các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát hiện những điểm mới phát sinh, có trách nhiệm phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn hoặc b sung, điều chỉnh cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Th
tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND, S
LĐTBXH các tỉnh, tp trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Tr
ung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Website Chính phủ, Website Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Huỳnh Văn Tí


MẪU SỐ 1

CHỨNG CHỈ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

MẪU SỐ 2

BẢN SAO CHỨNG CHỈ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

MẪU SỐ 3

TIẾN ĐỘ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

(Tên cơ sở đào tạo sơ cấp) ………..

Tiến độ đào tạo

Lp học: ………….. Khóa học: ………….

Số TT

Nội dung hoạt động

Tháng

Ghi chú

Tuần

1

2

3

4

5

6

…..

47

48

49

50

51

52

Từ ngày Đến ngày

……………

……………..

……………..

……………..

……………..

……………..

Khai, bế giảng

Hoạt động chung

Mô đun đào tạo nghề

Thực tập tại doanh nghiệp

Kiểm tra, thi kết thúc khóa học

Nghỉ lễ

Lao động/ngoại khóa

Ghi chú: Các cơ sở đào tạo sơ cấp quy định các ký hiệu cụ thể cho từng nội dung sao cho dễ theo dõi, không trùng lặp.


Hiệu trưởng/Giám đốc
(ký tên, đóng dấu)

………, ngày …. tháng ….. năm …..
Trưởng phòng đào tạo
(ký, ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 4

KẾ HOẠCH GIÁO VIÊN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

(Tên cơ sở đào tạo sơ cấp) ………..

Kế hoạch giáo viên

Năm học:……………………………….  Khóa học: ……………………

Số TT

Họ và tên giáo viên

Bố trí giảng dạy

Số giờ giảng

Các nhiệm vụ khác

Tổng số giờ giảng trong học kỳ

Giờ tiêu chuẩn theo quy định

So sánh

Tháng

Nội dung

Quy đổi thành giờ giảng

Giờ thừa

Giờ thiếu

Tuần

1

2

3

.......

25

26

Mô đun

Lớp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

.....

.....

.....

.....

.....

.....

.....

.....

.....


Hiệu trưởng/Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

……….., ngày…… tháng …… năm ………
Trưởng khoa, Bộ môn
(ký, ghi rõ họ tên)


MẪU SỐ 5

SỔ LÊN LỚP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có)

....................................................

Cơ sở đào tạo sơ cấp

...................................................

(Trang bìa 1)

Sổ lên lớp

                        Lớp: ………………………...........................................

                        Trình độ: ..................................................................

                        Nghề:………………………......................................

                        Khóa:........................................................................

(Khổ 26x38,5)

Năm học:...................

MỤC LỤC SỔ LÊN LỚP

Số TT

Nội dung

Trang

1

Danh sách giáo viên

2

Thời khóa biểu

3

Theo dõi ngày học tập

4

Bảng ghi tóm tắt nội dung

5

Bảng ghi điểm

6

Xếp loại kết quả rèn luyện

7

Tổng hợp kết quả học tập

8

Tổng hợp đánh giá cuối năm - cuối khóa

9

Kiểm tra tình hình dạy học

10

Hướng dẫn sử dụng

1. Danh sách giáo viên giảng dạy

TT

Họ và tên giáo viên

Giảng dạy mô-đun

Số giờ giảng dạy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

TT

Giáo viên chủ nhiệm

1

2

3


2. Thời khóa biểu
(Thực hiện từ ngày     tháng     năm ....... đến ngày ..... tháng ..... năm ........)

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Chủ nhật

Nội dung

Thời gian

Nội dung

Thời gian

Nội dung

Thời gian

Nội dung

Thời gian

Nội dung

Thời gian

Nội dung

Thời gian

Nội dung

Thời gian

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Từ… Đến…

Trưởng phòng đào tạo
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)


3. Theo dõi ngày học tập

Tháng……năm…….

TT

Họ và tên học sinh

Ngày

Số giờ nghỉ có phép

Số giờ nghỉ không phép

Ghi chú

1

2

3

…..

29

30

31

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

Cộng

phép

Không phép

4. Bảng ghi tóm tắt nội dung

Họ và tên giáo viên:.........................................................................................................

Mô-đun:...........................................................................................................................

Ngày lên lớp

Số giờ

Tóm tắt nội dung bài dạy, kiểm tra

Số học sinh vắng mặt

Chữ ký giáo viên

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

5. Bảng ghi điểm

Mô - đun.........................

Số TT

Họ và tên học sinh

Ngày kiểm tra

Điểm mô - đun

Ghi chú

Điểm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ mô-đun

Điểm kiểm tra kết thúc mô-đun

Lần 1

Lần 2

Ghi chú: Mỗi mô đun mở 1 trang để ghi điểm của học sinh.

6. Xếp kết quả rèn luyện

Kỳ học (đợt học) .....................

Số TT

Họ và tên học sinh

Nhận xét tóm tắt

Xếp loại

Xuất sắc

Tốt

Khá

Trung bình khá

Trung bình

Yếu

Kém

7. Tổng hợp kết quả học tập

Số TT

Họ và tên học sinh

Kết quả học tập mô - đun

Mô-đun phải học lại

Tên MĐ:...

Hệ số:......

Tên MĐ:...

Hệ số:......

Tên MĐ:...

Hệ số:......

Điểm mô - đun

Điểm mô - đun

Điểm mô - đun

8. Tổng hợp đánh giá cuối khóa

Số TT

Họ và tên học sinh

Số giờ nghỉ học

Điểm trung bình chung

Kết quả rèn luyện

Mô-đun phải học lại

Ghi chú

Tổng số

Có phép

Không phép

9. Kiểm tra tình hình dạy học

Số TT

Thời gian kiểm tra

Thành phần đoàn kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Kết quả kiểm tra

Kiến nghị/ yêu cầu của đoàn kiểm tra

Ghi chú

10. Hướng dẫn sử dụng

Sổ lên lớp dùng để theo dõi toàn bộ quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên trong toàn khóa học. Sổ được đặt tại Phòng đào tạo hoặc bộ phận phụ trách đào tạo (gọi chung là phòng đào tạo). Phòng đào tạo quy định hình thức nhận sổ trước khi lên lớp và trả sổ sau khi kết thúc ngày học đối với người giáo viên sử dụng.

Phương pháp ghi sổ:

1. Danh sách giáo viên giảng dạy và thời khóa biểu do Phòng đào tạo ghi trong một khóa học.

2. Theo dõi ngày học tập của học sinh

- Học sinh có mặt: Để trống

- Học sinh vắng mặt:

+ Vắng mặt có lý do, ghi: P

+ Vắng mặt không lý do, ghi: K

Trong thời gian học sinh nghỉ một số giờ học trong ngày thì giáo viên ghi số giờ nghỉ của học sinh.

3. Điểm ghi trong sổ là điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, điểm kiểm tra kết thúc mô - đun và điểm mô - đun.

MẪU SỐ 6

SỔ TAY GIÁO VIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư s 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có)

………………………………

Cơ sở đào tạo sơ cấp

……………………..

(Trang bìa 1)

Sổ tay giáo viên

Mô - đun:………………………………………........

Lớp:…………………………………………………..

Nghề: …………………………………………………

Họ và tên giáo viên:.............................................

Khóa:......................................................................

MỤC LỤC SỔ TAY GIÁO VIÊN

Số TT

Nội dung

Trang

1

Thông tin về lớp học

2

Kết quả học tập

3

Số giờ nghỉ học mô - đun

4

Quản lý học sinh cá biệt

5

Đánh giá quá trình giảng dạy mô - đun

6

Hướng dẫn sử dụng

I. Thông tin về lớp học/khóa học

1. Nghề đào tạo:

2. Trình độ đào tạo:

3. Trình độ đầu vào và hình thức đánh giá đầu vào:...................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

4. Quyết định thành lập lớp học:

………………………………………………………………………..……………………………………

5. Tổ chức lớp học

a) Sĩ số lớp học:

b) Bộ máy quản lý lớp:

- Giáo viên chủ nhiệm:

- Lớp trưởng:

- Lớp phó:

+

- Các tổ trưởng:

+

c) Phương thức tổ chức đào tạo:

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………...........................................................................

II. Kết quả học tập

Số TT

Họ và tên học sinh

Điểm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ mô - đun

Điểm kiểm tra kết thúc mô - đun

Điểm mô - đun

Lần 1

Lần 2

III. Tổng hợp số giờ nghỉ học mô - đun

STT

Họ và tên học sinh

Kỳ học (đợt học)

Tng s

IV. Quản lý học sinh cá biệt

(Tên học sinh, đặc điểm, hình thức quản lý giáo dục, đánh giá phát triển)

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

V. Đánh giá quá trình giảng dạy mô-đun

(Đánh giá chung quá trình tổ chức đào tạo, quản lý lớp học và kết quả học tập của lớp học, kinh nghiệm giảng dạy mô-đun)

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

.……………………………………………………………………………………………………………….

..………………………………………………………………………………………………………………

…..……………………………………………………………………………………………………………

VI. Hướng dẫn sử dụng

Sổ tay giáo viên là sổ ghi chép của giáo viên trong quá trình quản lý giảng dạy trên lớp học. Nội dung phản ánh kế hoạch học tập và các quá trình diễn ra trong triển khai kế hoạch học tập mô-đun mà giáo viên tham gia giảng dạy.

Phương pháp ghi:

1. Thông tin lớp học và thời khóa biểu được xác định khi bắt đầu tổ chức giảng dạy mô-đun.

- Trình độ đầu vào: ghi yêu cầu trình độ đầu vào quy định chung của học sinh tham gia học tập mô-đun hoặc yêu cầu các mô-đun học sinh phải học trước khi vào học mô đun.

- Hình thức đánh giá đầu vào là hình thức tuyển sinh hoặc đánh giá kết quả các mô đun học sinh đã học làm tiền đề cho việc học tập mô đun.

- Phương thức tổ chức đào tạo: ghi những nét cơ bản của phương thức tổ chức lớp học, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập trong giảng dạy mô đun.

2. Kết quả học tập: ghi kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc mô đun.

3. Theo dõi giờ lên lớp của học sinh.

4. Ghi về học sinh cá biệt.

5. Đánh giá quá trình giảng dạy mô đun: ghi đặc điểm chung các hoạt động chung của lớp học, các phương thức tổ chức đào tạo đã đưa ra, đánh giá tác động của từng phương thức tổ chức đào tạo, nội dung đào tạo và kết quả học tập chung của lp học.

MẪU SỐ 7

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư s 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

(Tên cơ sở đào tạo sơ cấp)
……………………….

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

1. Nghề đào tạo:........................................................................................................................

Mã nghề: ......................................... Lớp:........................................ Khóa: ...............................

2. Trình độ đào tạo: Sơ cấp

3. Đối tượng tuyển sinh: (trình độ học vấn làm căn cứ để xét tuyển) ........................................

..........................................................................................................................................................

4. Mục tiêu đào tạo:

4.1. Kiến thức: .................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

4.2. Kỹ năng nghề: ...........................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

4.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm ...............................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

5. Thời gian khóa học: ....................tháng (từ ……/…../…..đến …/…../……)

6. Thời gian thực học:………………, trong đó, thời gian ôn, kiểm tra hết mô-đun, thời gian ôn, kiểm tra/thi kết thúc khóa học: …………………………………………………………………….

7. Thời gian khai, bế giảng:……………………………………………………………………...

8. Quyết định phê duyệt chương trình đào tạo: …………………………………………………………

9. Phân bổ thời gian đào tạo.

Số TT

Mô - đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Lịch kiểm tra hết mô - đun

Lý thuyết

Thực hành

Ôn, kiểm tra

.../..../.../

.../..../.../

.../..../.../

.../..../.../

.../..../.../

.../..../.../

.../..../.../

.../..../.../

.../..../.../

Kiểm tra/ thi kết thúc khóa học

Từ ngày .../..../....

Đến ngày ...../....../......

10. Quy định kiểm tra/thi kết thúc khóa học.

Bài tập kỹ năng tổng hợp

Điều kiện kiểm tra/thi

Phương pháp đánh giá

Ghi chú

......................................

.......................................

......................................

.......................................

.......................................

.....................................

....................................

....................................

.......................

........................

.......................

.......................

.........................

........................

.......................

.......................

.........................

........................

.......................

.......................

.......................

.......................

.......................

.......................

......................

.......................

.......................

.......................

.......................

.......................

.......................

.......................

..........., ngày...........tháng.........năm...........
HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC
(ký tên, đóng dấu)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Bảng kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp được phòng đào tạo hoặc bộ phận phụ trách đào tạo (gọi chung là phòng đào tạo) xây dựng vào đầu khóa học, được người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phê duyệt và thông báo công khai cho giáo viên, học sinh vào thời điểm mở đầu của khóa học.

Phương pháp ghi

1. Mục tiêu đào tạo: ghi đúng như mục tiêu đào tạo trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp đã được phê duyệt.

2. Quyết định tổ chức lớp học: ghi số và tên quyết định của người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phê duyệt tổ chức khóa học.

3. Lịch kiểm tra kết thúc mô - đun: ghi thời điểm dự kiến kiểm tra kết thúc mô - đun.

4. Bài tập kỹ năng tổng hợp: ghi tóm tắt bài kiểm tra kết thúc khóa học hoặc yêu cầu các kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết phải đạt được của người học khi kết thúc khóa học.

5. Điều kiện kiểm tra: ghi các điều kiện cn thiết để kiểm tra kết thúc khóa học (địa điểm, thiết bị, máy móc, vật tư, tài liệu,...).

MẪU SỐ 8

SỔ CẤP CHỨNG CHỈ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có)

……………………….

Cơ sở đào tạo sơ cấp

……………………………….

SỔ
CẤP CHỨNG CHỈ SƠ CẤP
Quyển số:

(Trang bìa)

MẪU SỐ 8

SỔ CẤP CHỨNG CHỈ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có)

……………………….

Cơ sở đào tạo sơ cấp

……………………………….

SỔ
CẤP CHỨNG CHỈ SƠ CẤP
Quyển số:

(Trang 1)

CHỨNG NHẬN

CHỨNG NHẬN

Sổ cấp chứng chỉ này có: ............trang

Số thứ tự đăng ký từ số: ........

Đánh số trang từ số:........................

Đến số:....................................

Đến số:..................................

Mở sổ ngày:......tháng.......năm.......

Khóa sổ ngày:.....tháng.......năm......

HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC
(ký tên, đóng dấu)

HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC
(ký tên, đóng dấu)

SỔ CẤP CHỨNG CHỈ SƠ CẤP
(Trang 2 đến trang thứ 100)

Số TT

Họ tên học sinh

Ngày tháng năm sinh

Số hiệu chứng chỉ

Ngày nhận chứng chỉ

Chữ ký của người nhận

Ghi chú

MẪU SỐ 9

SỔ CẤP BẢN SAO CHỨNG CHỈ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có)

……………………….

Cơ sở đào tạo sơ cấp

……………………………….

(Trang bìa)

SỔ
CẤP BẢN SAO CHỨNG CHỈ SƠ CẤP
Quyển số:

MẪU SỐ 9

SỔ CẤP BẢN SAO CHỨNG CHỈ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có)

……………………….

Cơ sở đào tạo sơ cấp

……………………………….

(Trang 1)

SỔ
CẤP BẢN SAO CHỨNG CHỈ SƠ CẤP
Quyển số:

CHỨNG NHẬN

CHỨNG NHẬN

Sổ cấp bản sao chứng chỉ sơ cấp có: ...........trang

Số thứ tự đăng ký từ số: ...........

Đánh số trang từ số:........................

Đến số:.......................................

Đến số:..................................

Mở sổ ngày:......tháng.......năm.......

Khóa sổ ngày:.....tháng.......năm......

HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC
(ký tên, đóng dấu)

HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC
(ký tên, đóng dấu)

SỔ CẤP BẢN SAO CHỨNG CHỈ SƠ CẤP
(Trang 2 đến trang th 100)

Số TT

Họ tên học sinh

Ngày tháng năm sinh

Số hiệu chứng chỉ

Số bản sao chứng chỉcấp

Ngày nhận chứng chỉ

Chữ ký của người nhận

Ghi chú

MẪU SỐ 10

SỔ QUẢN LÝ HỌC SINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

(Đơn vị quản lý trực tiếp - nếu có)

……………………………

(Tên cơ sở đào tạo sơ cấp)

…………………..

(Trang bìa 1)

Sổ quản lý học sinh
Trình độ sơ cấp
Quyển số:

(Đơn vị quản lý trực tiếp - nếu có)

……………………………

(Tên cơ sở đào tạo sơ cấp)

…………………..

(Trang 1)

Sổ quản lý học sinh
Trình độ sơ cấp
Quyển số:

CHỨNG NHẬN

CHỨNG NHẬN

Sổ quản lý học sinh có: ............trang

Số thứ tự đăng ký từ số: ...........

Đánh số trang từ số:........................

Đến số:.......................................

Đến số:..................................

Mở sổ ngày:......tháng.......năm.......

Khóa sổ ngày:.....tháng.......năm......

HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC
(ký tên, đóng dấu)

HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC
(ký tên, đóng dấu)

Ảnh 4x6

I. Sơ yếu lý lịch

Số đăng ký………..

Họ và tên khai sinh:.................................................... Nam, nữ:...................

Tên thường gọi: .....................................................................................

Sinh ngày …...tháng…..năm….........

Quê quán: ………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký HKTT: ………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

Nơi đăng ký tạm trú (nếu có): ....................................................................................................

Dân tộc: …………… Tôn giáo: ………… Trình độ học vấn trước khi vào học: ………………..

Ngày vào Đảng CSVN:…...........................................Ngày chính thức:………………..

Ngày kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:……......................................……………………

Họ và tên bố:................................................ Nghề nghiệp: ...................................................

Họ và tên mẹ:............................................... Nghề nghiệp:.....................................................

Họ và tên vợ/chồng:................................... Nghề nghiệp:..................................................

Thuộc diện đối tượng:.............................................................................................................

Nghề nghiệp trước khi vào học: ......................................................................................

Khi cần báo tin cho: ........................................................ Điện thoại: ....................................

Địa chỉ liên lạc:.......................................................................................................................

Nơi làm việc sau khi kết thúc khóa học:....................................................................................

II. Kết quả học tập toàn khóa

Lớp:………………Khóa:…………..

Thời gian đào tạo: ...........................

Từ …../…/….  đến……/…../……

Kết quả học tập cuối khóa

Số TT

Tên mô - đun

Điểm mô-đun

Điểm kiểm tra/thi kết thúc khóa học

Tóm tắt nhận xét:

...................................................

...................................................

...................................................

...................................................

...................................................

...................................................

...................................................

Lần 1

Lần 2

Điểm xếp loại tốt nghiệp:

..................

Quyết định công nhận tốt nghiệp số:

...........................

Ngày.../..../........

Chứng chỉ sơ cấp số:..............

Ngày cấp chứng chỉ sơ cấp: ......../......../..............

Ghi chú: Mỗi học sinh một trang

MẪU SỐ 11

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO SƠ CẤP 6 THÁNG/NĂM CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Số TT

Ngh đào tạo

Số học sinh có mặt đầu kỳ

Số học sinh tuyển mi trong kỳ

Số học sinh tốt nghiệp trong kỳ

Ghi chú

Tng số

Nữ

DTTS

NKT

Tng số

Nữ

DTTS

NKT

Tng số

Nữ

DTTS

NKT

CNG

…......., ngày …… tháng ….. năm…..
HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC
(ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 12

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO SƠ CẤP 6 THÁNG/NĂM CỦA SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI/ BỘ, NGÀNH CÓ CƠ SỞ ĐÀO TẠO SƠ CẤP TRỰC THUỘC
(Ban hành kèm theo Thông tư số     /2015/TT-BLĐTBXH ngày     /    /2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Số TT

Tên cơ sở đào tạo sơ cấp

Số học sinh có mặt đầu kỳ

Số học sinh tuyển mới trong kỳ

Số học sinh tốt nghiệp trong kỳ

Ghi chú

Tng số

Nữ

DTTS

NKT

Tng số

Nữ

DTTS

NKT

Tng số

Nữ

DTTS

NKT

CNG

……….., ngày …… tháng ……… năm ………
GIÁM ĐỐC/THỦ TRƯỞNG QUAN QUẢN LÝ GDNN B, NGÀNH
(ký tên, đóng dấu)

MINISTRY OF LABOR - INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------------------

No.: 42/2015/TT- BLDTBXH

Hanoi, October 20, 2015

 

CIRCULAR

REGULATIONS ON BASIC-LEVEL TRAINING

Pursuant to the Law on vocational education dated November 27, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 48/2015/ND-CP dated May 15, 2015 detailing certain articles of the Law on vocational education;

Pursuant to Government’s Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012 defining functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

At the request of the Director General of the General Directorate of Vocational Training;

Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs promulgates this Circular to provide for the basic-level training,

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Circular provides for the basic-level training, including: the minimum body of knowledge and skills, and required capacity of graduates; requirements, contents and structure of training programs and textbooks, and procedures for establishment, compilation, appraisal and issuance of training programs and textbooks; determination of enrolment criteria, enrolment plans and organization of the enrolment; the execution of training programs; test, examinations, evaluation, and recognition of graduation; the form of basic-level training certificate, and printing, management, issuance, revocation and cancellation of basic-level training certificate; forms and records for managing basic-level teaching and learning activities.

Article 2. Regulated entities

This Circular provides for the basic-level training and applies to vocational training institutions, enterprises that have registered for basic-level vocational education (hereinafter referred to as basic-level training institutions), and relevant agencies, organizations and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, these terms are construed as follows:

1. Minimum body of knowledge and skills for basic-level training is the compulsory number of modules which a learner must earn to be qualified for graduating from the basic-level training.

2. Module is a learning unit which is the complete integration between professional knowledge, practical skills and professional attitude to help learners acquire integral competency of practice in one or certain tasks of a profession.

3. Basic-level training program refers to the system of knowledge, skills, responsibility and autonomy that is suitable for the methods of teaching, teaching and learning facilities, and the evaluation of study results to ensure that learners earn necessary knowledge, skills, responsibility and autonomy to perform simple jobs of their professions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

MINIMUM BODY OF KNOWLEDGE AND SKILLS; REQUIRED CAPACITY OF GRADUATES AT BASIC-LEVEL TRAINING

Article 4. Minimum body of knowledge and skills at basic-level training

The minimum body of knowledge and skills at basic-level training is 03 (three) modules with at least 300 hours of the actual study duration which is performed from 03 (three) months to less than 01 (one) year.

Article 5. Required capacity of graduates at basic-level training

1. Knowledge:

a) Understand and have foundation knowledge of requirements and standards of each task of their professions; are able to apply certain knowledge to practice and continue the study at a higher level;

b) Understand and have knowledge of occupational safety and hygiene for their jobs, job positions and working places.

2. Skills: Are able to perform simple or repetitive tasks of a profession and other necessary skills for such profession;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT, PREPARATION, APPRAISAL AND ISSUANCE OF TRAINING PROGRAMS AND TEXTBOOKS AT BASIC-LEVEL TRAINING

Section 1. CONTENTS AND STRUCTURE OF TRAINING PROGRAMS AND TEXTBOOKS

Article 6. Requirements on training programs and textbooks

1. Requirements on training programs

a) In a training program, the name of training profession must be determined and such name of training profession must be included in the list of professions and jobs of enterprises and employers’ business and production sectors/fields in a given region or in the list of intermediate-level and college-level training professions promulgated by central-level vocational education authority;

b) Contents of training programs must comply with basic-level training objectives as regulated in Clause 1 and Point 1 Clause 2 Article 4 of the Law on vocational education, satisfy requirements on the body of knowledge, vocational skills, other necessary skills, required capacity of graduates for each training profession and be in conformity with the national qualifications framework and national standards of vocational skills;

c) The training program must specify the number of modules and training duration of each module in correspondence with training method; periods of theoretical training, practice and internship;

d) The training program must be scientific, accurate, systematic, practical and suitable to manufacturing/service technology; flexible to adapt to changes of technology and labour market. The training program must use consistent and understandable language;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) The training program must set forth requirements training facilities and teaching staff for executing such training program and ensuring training quality;

g) The training program must specify the method for evaluating study results and determining the level of outcome standard of modules and that of the training program;

h) The training must ensure the connectivity between levels of vocational education.

2. Requirements on training textbooks

a) Comply with objectives and contents of modules specified in the training program;

b) Ensure the accuracy, systematic and pedagogic quality; ensure the balance and conformity between texts and pictures;

c) Contents of knowledge and skills must ensure objectives of headings, subheadings/sections, subsections in lessons/chapters of modules;

d) Each lesson/chapter of the textbook must include questions or exercises; each textbook must be enclosed with the list of reference documents whose reliability and origin must be specified;

dd) The textbook must be presented in a brief, simple and easily understandable manner; use general and consistent professional terms; illustrative pictures must clarify knowledge and skills thereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Contents and structure of training programs and textbooks

1. Contents and structure of the training program at basic-level training for each training profession must include the following contents:

a) Name and code of the training profession;

b) Subjects of enrolment and entry requirements;

c) Description about the training course and training objectives;

d) The list of the number of modules, and duration of each module;

dd) The body of knowledge, vocational skills and other necessary skills, the autonomy and responsibility;

e) Duration of the training course, including: Total duration of the training course, the actual study duration, periods of theoretical training, practice and internship, period for reviewing, test or taking final exams of modules and the training course; in which, the period for practice and internship must be from 70% of the actual study duration.

g) Training process, and requirements on graduation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) Guidance on the application of training program.

2. Contents and structure of the training textbooks at basic-level training for each training profession must include the following contents:

a) General information about the textbook (name of module, name of training profession, training level; announcement of the copyright; introduction; table of contents, etc.);

b) Module’s code, order, nature, meaning and roles thereof; objectives of the modular textbook;

c) Contents of the modular textbook; name, code, introduction and objectives of lessons/chapters; contents of knowledge and skills of headings, subheadings/sections, subsections of each lesson/chapter (including: knowledge, skills, procedures, methods of performing tasks; drawings, pictures, exercises and contents that learners should remember);

d) Requirements on evaluation of study results upon the end of each lesson/chapter and the end of each module.

Section 2. PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT, APPRAISAL AND ISSUANCE OF TRAINING PROGRAMS

Article 8. Procedures and organization of the establishment of training program

1. Procedures for the establishment of the training program

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Step 2: Design the training program:

- Establish general and detailed outlines of basic-level training program;

- Do study on national standards of vocational skills of the training profession or carry out the analysis on the profession or works in accordance with regulations on the establishment of national standards of vocational skills (if national standards of vocational skills are not yet promulgated) for determining outcome standard and the body of knowledge, skills and contents which must be included in the training program;

- Determine the importance of selected knowledge and skills in the basic-level training program according to the following levels: Mandatory - Crucial - Recommended;

- Design the structure of the training program; compare such structure of training program with that of the same profession at the same training level of other domestic and foreign training institutions for referring and selecting a suitable structure of training program;

- Determine requirements, contents and methods for evaluating study results of learners;

- Organize conference to collect suggestions of experts about the structure of training program;

- Summarize collected suggestions and perfect the structure of training program.

c) Step 3: Compile the training program according to determined contents and structure in which each module shall be detailed; conditions for doing each module; evaluation methods and contents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Organize a conference of experts (composing of: technical experts of enterprises, managers, researchers, and lecturers, teachers of vocational training institutions, artisans and individuals who possess knowledge and experience in relevant training profession).

- Complete the draft of the training program.

dd) Step 5: Appraise and issue the training program

- Complete documents and the draft of the training program.

- The steering board of the training program shall report and defend the training program before the training program appraisal council.

- The training program appraisal council convenes and carries out the appraisal of the training program to use as the basis for requesting the competent authority to consider, approve and make decision on the issuance of training program.

e) Step 6: Evaluate and revise contents of the training program.

2. Organization of the establishment of the training program

a) The head of the basic-level training institution assigns its affiliated units to perform the tasks stated in Point a and Point e Clause 1 of this Article and makes decision on the establishment of the steering board in charge of establishing the training program (hereinafter referred to as the steering board) to perform the tasks stated in Point b, Point c, Point d and Point dd Clause 1 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Standards for selecting members of the steering board:

+ Possess intermediate-level degree or higher;

+ Have at least 3 years of experience in teaching or participating in the production or business in the field of the profession whose training program is established;

- Rights and responsibilities of the steering board:

+ Organize the establishment of training program of the assigned profession in conformity with regulations of this Circular;

+ The steering board may establish its sub-boards to do each task of the establishment of the training program;

+ Assume responsibility for contents and quality of the training program of the assigned profession.

Article 9. Procedures for appraising and issuing the training program

1. Step 1: Establish the training program appraisal council.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The program appraisal council shall, depending on the workload of each training program which must be appraised, include from 5 to 7 members who are teachers, vocational education managers, or technicians of enterprises. At least one member of the program appraisal council is appointed by the employer that shall employ graduates of the training profession, and at least one-third of total members of the program appraisal council are teachers in corresponding basic-level training profession. The program appraisal council includes the council’s chairman who is the representative of heads of the training institution, deputy chairman, secretary and members.

c) Standards for selecting members of the program appraisal council

- Possess college degree or higher;

- Have at least 5 years of experience in teaching or participating in the production or business in the field of the profession whose training program must be appraised.

d) Rights and responsibilities of the program appraisal council:

- The program appraisal council is the professional advisory organization that assists the head of the training institution in appraising the training program.

- Comment and appraise the quality of the training program; assume responsibility for the appraisal quality; give recommendations for approving the training program.

- Organize the appraisal of the training program and make report on the appraisal results which shall be used as the basis for approving the training program.

dd) Principles of operation of the program appraisal council:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The meeting of the program appraisal council is considered valid if at least two-thirds of the council’s members, including the council’s chairman, secretary and members who act as criticizers, are present at the meeting; members who are absent from the meeting must submit their written evaluation of the training program to the program appraisal council before the date of meeting;

- The program appraisal council shall openly discuss, and each council’s member shall state his analytical opinions and evaluation of the training program; vote on each content of the training program and come to conclusion according to majority (according to suggestion of at least two-thirds of the council’s members);

- Contents of the meeting of the program appraisal council must be recorded in the minutes of the meeting (the minutes of the meeting must include opinions of each member and voting result of each content which is concluded by the council). The minutes of the meeting shall be unanimously approved and signed by participants of the meeting.

e) The program appraisal council may establish its sub-boards to assist it in appraising one or certain modules of the training program which must be appraised.

2. Step 2: Appraise the training program

a) The program appraisal council shall appraise the training program on the basis of current regulations on the training program; requirements on the training profession according to the national qualifications framework or the national standards of vocational skills, and determined training objectives or outcome standard.

b) The program appraisal council shall come to obvious conclusion by specifying one of the following contents: the training program is approved without any modification or amendment, or the training program is approved with request for modification or amendment and specifying contents that must be modified or amended, or the training program is unapproved and reasons thereof.

3. Step 3: Report on appraisal results

Chairman of the program appraisal council submits the report on the training program appraisal results, enclosed with the minutes of council’s meeting and appraisal documents in order that the head of the training institution can consider and make decision on the issuance of the training program.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The head of the basic-level training institution shall, on the basis of the training program appraisal results submitted by the program appraisal council, take the autonomy in approving and issuing the basic-level training program which applies to such training institution.

Article 10. Selection of training programs; evaluation and revision of training programs, and announcement of training programs and outcome standards

1. Selection of training programs

The head of the basic-level training institution may select training programs provided that the appraisal of such training programs must be carried out as regulated in Article 9 of this Circular to form the basis for approving and applying such training programs to such training institution.

2. Evaluation and revision of training programs

a) The basic-level training institution shall, on the basis of at least every 3 years, conduct the evaluation of the training program to evaluate the completion of determined outcome standards, and the conformity of such training program to demands of employers and manufacturing technological changes relating to the training profession; changes in state regulations and the training institution's regulations on training program; the unification and connection between contents of the training program, training methods, test and evaluation of study results, and planned effects of change or revision of such training program.

b) Draft contents of the training program that must be modified or revised and carry out the appraisal thereof as regulated in Article 9 of this Circular.

c) The head of the basic-level training institution shall issue the revised training program on the basis of proposals submitted by the program appraisal council after the training program has been evaluated as regulated in Point a and Point b Clause 2 of this Article.

3. The basic-level training institution must announce training programs and outcome standards of each training program to learners and their families, if the enrolment is made by posting a notice at the head office of the training institution, or specify those in the enrolment notice, or post those on the website of the training institution, or via means of the mass media. Contents that must be announced include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Announced contents of outcome standards: required knowledge and skills of graduates; types of works of the training profession or job positions that learners are able to perform upon the completion of the basic-level training program.

Section 3. PROCEDURES FOR COMPILATION, APPRAISAL AND ISSUANCE OF TRAINING TEXTBOOKS

Article 11. Procedures for compiling training textbooks

1. Step 1. Establish the training textbook compilation team

a) The head of the basic-level training institution shall make decision on the establishment of the training textbook compilation team (hereinafter referred to as the compilation team).

b) The compilation team shall include from 5 to 7 members, including team leader, secretary and members who are teachers, lecturers, experts or managers who are experienced in relevant training profession.

c) Standards for selecting members of the compilation team: possess intermediate-level degree of higher; have at least 3 years of experience in teaching or participating in the production or business in the field of the profession whose training textbooks must be compiled.

d) Rights and responsibilities of the compilation team:

- The compilation team may establish groups to compile textbooks for certain modules of the training profession; each group shall include from 3 to 5 members who are teachers or lecturers who have teaching experience in the training profession whose textbooks must be compiled. Groups shall assist the compilation team in performing the compilation of training textbooks of the assigned profession;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Provide guidance on methods and procedures for compiling training textbooks to members of compilation groups;

- Assume responsibility for contents and quality of training textbooks; report to the appraisal council and perfect the draft thereof according to ideas contributed by the appraisal council.

2. Step 2: Design the structure of training textbooks

The compilation team shall carry out a study on the training program of a relevant profession and detailed programs of modules; Collect and refer to relevant documents to use as the basis for compiling training textbooks. To be specific:

a) Determine objectives of headings, subheadings/sections, subsections in lessons/chapters of modules;

b) Determine core and typical knowledge; the structure and types of exercises/products for forming vocational skills for the purpose of obtaining objectives of headings, subheadings/sections, subsections in lessons/chapters of modules;

c) Organize conference to collect suggestions of experts about the structure of training textbooks;

d) Summarize collected suggestions and perfect the structure of training textbooks.

3. Step 3. Compile training textbooks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Organize a conference to collect suggestions of experts, including teachers, lecturers, managers, researchers and experts in the training profession, about contents of each modular textbook;

c) Summarize collected suggestions of experts and perfect the structure of training textbooks.

4. Step 4: Review, compile and complete drafts of training textbooks

a) Review and compile training textbooks in a general manner;

b) Consult experts, who are specialized engineers working in local enterprises or agencies, about training textbooks;

c) Complete of the training program.

5. Step 5: Appraise and issue training textbooks

a) Send drafts of training textbooks to the textbook appraisal council, enclosed with summarized reports on the compilation process and core contents of each training textbook;

b) Defend the compiled training textbooks before the textbook appraisal council;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Submit the perfect textbooks to the head of the basic-level training institution (enclosed with report on the appraisal made by the textbook appraisal council) for considering and making decision on the issuance of training textbooks.

6. Step 6: Appraise and revise contents of the training textbooks.

Article 12. Procedures for appraising and issuing the training textbooks

a) Step 1: Establish the textbook appraisal council

a) The head of the basic-level training institution shall make decision on the establishment of the textbook appraisal council.

b) The textbook appraisal council includes from 5 to 7 members. There are the council’s chairman, deputy chairman, secretary and members. The council's members are teachers, lecturers, experts, or managers who are experienced in relevant training profession, and appointed according to each specialized area of the training profession. At least one member of the council is appointed by the employer who shall employ graduates.

c) Members of the textbook appraisal council must possess college degree of higher; have at least 5 years of experience in teaching or participating in the production or business in the field of the training profession whose training textbook must be appraised.

d) The textbook appraisal council may establish and entrust its sub-boards with tasks in appraising certain modular textbooks which must be appraised of relevant training profession. Each sub-board shall include from 3 to 5 members who are teachers or lecturers who have teaching experience in corresponding modules of the training profession.

dd) Duties of the textbook appraisal council: Appraise training textbooks which are drafted and submitted by the compilation team; Submit reports to the head of the basic-level training institution on appraisal results to use as the basis for considering and making decision on issuance of training textbooks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The textbook appraisal council shall appraise each training textbook on the basis of the training program and current requirements on training textbooks. To be specific:

- Organize the meeting under the management of the council’s chairman and the presence of all members of the council on the principle of open discussion in which each council’s member shall state his analytical opinions and evaluation of each compiled textbook, and vote on each content of such textbook, then the council may come to conclusions. Any opinion is brought to the conclusion if it has been approved by at least two-thirds of total members of the council.

- Submit the report on appraisal results, enclosed with the minutes of the council’s meeting (in which, opinions of each member, voting result of each content which is concluded by the council and signatures of members), to the head of the training institution for considering and making decisions on approval and application of training textbooks.

b) Training textbook compilation team must respond to any queries of members of the textbook appraisal council.

c) The textbook appraisal council shall come to obvious conclusion by specifying one of the following contents: the training textbook is approved without any modification or amendment, or the training textbook is approved with request for modification or amendment and specifying contents that must be modified or amended, or the training textbook is unapproved and reasons thereof.

3. Step 3: Report on appraisal results

Chairman of the textbook appraisal council submits the report on the training textbook appraisal results, enclosed with the minutes of council’s meeting and appraisal documents in order that the head of the training institution can consider and make decision on the issuance of training textbooks.

4. Step 4: Issue training textbooks

The head of the basic-level training institution shall, on the basis of the training textbook appraisal results submitted by the textbook appraisal council, take the autonomy in approving and issuing the basic-level training textbooks which apply to such training institution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Selection of training textbooks

The head of the basic-level training institution may select training textbooks of other training institutions provided that the appraisal of such training textbooks must be carried out as regulated in Article 12 of this Circular to form the basis for approval and application of such training textbooks.

2. Revision and evaluation of training textbooks

a) The head of the basic-level training institution must, on the basis of at least every 3 years, conduct the evaluation of training textbooks that are being used at such training institution.

b) Draft contents of training textbooks that must be modified or revised and carry out the appraisal of training textbooks as regulated in Article 12 of this Circular.

c) The head of the basic-level training institution shall issue revised training textbooks on the basis of proposals submitted by the appraisal council after training textbooks have been evaluated as regulated in Point a and Point b Clause 2 of this Article.

Chapter IV

ENROLMENT FOR BASIC-LEVEL TRAINING

Article 14. Determination of enrolment target, enrolment plan and announcement of enrolment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The basic-level training institution shall, on the basis of its enrolment scale defined in the certificate of registration of basic-level training activities and certificate of registration of additional basic-level training activities which have been issued by competent authorities, take the autonomy in determining its annual enrolment targets for basic-level training.

2. Enrolment plan

a) Annually, the basic-level training institution shall, on the basis of enrolment targets determined as regulated in Clause 1 of this Article, and enterprises and employers’ demands on labour, demands of learners, and its enrolment and training results during the year, prepare and send its annual enrolment plan of the following year, in which, the number of learners, training professions, subjects of enrolment, period and areas of enrolments must be specified, to the department of labour - invalids and social affairs where the basic-level training is organized, and relevant ministries or regulatory bodies that direct supervise such training institution (if any) ahead of October 31st.

b) Annually, department of labour - invalids and social affairs shall summarize and send enrolment plans submitted by local basic-level training institutions; relevant ministries or regulatory bodies shall summarize and send enrolment plans submitted by their affiliated basic-level training institutions (if any) to Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs ahead of November 30th.

3. Announcement of the enrolment

Within 03 (three) months before the enrolment is organized, the basic-level training institution must publicly announce the following contents: the enrolment target of each training profession; subjects of the enrolment, enrolment areas, and period for receiving applications for admission; period for considering and accepting applications for admission and grounds thereof.

Article 15. Subjects and methods of enrolment

1. Subjects of the enrolment

Subjects of the enrolment are those who are enough 15 (fifteen) years of age or older, have level of education and health suitable for their registered professions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Registration for admission to basic-level training

1. Learners may register for admission to basic-level training at one or several basic-level training institutions. Learners shall submit their applications to basic-level training institutions where they register for admission.

2. Heads of basic-level training institutions shall regulates procedures and application for registration, the consideration for admission, and sending notice of admission to candidates who are eligible for basic-level training.

3. If all requirements on admission to basic-level training have been satisfied by successful candidates, the training department shall request the head of the training institution to sign decision on certification of official students of such training institution, placement and issuance of student’s cards.

4. Learners are provided by the basic-level training institution with sufficient information about objectives, contents and teaching plans of training programs, training regulations, duties and rights of learners.

5. Admission documents of each learner must be stored in a document bag and managed by the training department of the basic-level training institution.

Chapter V

EXECUTION OF BASIC-LEVEL TRAINING PROGRAMS

Article 17. Duration of training activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Unit of duration of training activities

a) Duration of a training course may be year-based, month-based or week-based duration.

b) One session of practice or module-based study is 60 minutes. One session of theoretical instruction is 45 minutes.

c) One day of practice, internship or module-based study shall consist of up to 8 sessions. One day of theoretical instruction shall consist of up to 6 sessions.

d) One week of module-based study or practice shall consist of up to 40 (forty) sessions. One week of theoretical instruction shall consist of up to 30 (thirty) sessions.

3. The individual in charge of training affairs of the basic-level training institution shall, depending on the number of learners, the number of classes and facilities of such training institution, arrange daily schedule for each class.

Article 18. Training duration and division of training duration

1. Basic-level training duration must be enough for accumulating the number of modules required for each training program. The head of the basic-level training institution shall, depending on its training conditions, regulate the maximum training duration of each training program provided that it must not exceed twice the designed duration of such training program.

2. The basic-level training institution shall, on the basis of the training program, divide training duration and arrange training plan for each training profession; maximum and minimum number of modules that must be accumulated for each semester or study stage provided that the following requirements must be satisfied:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The minimum duration for general activities of the training program is 01 (one) week and the maximum duration for the same is 02 (two) weeks.

3. The head of the basic-level training institution shall, on the basis of contents and the minimum body of knowledge and skills, required capacity of graduates prescribed in the training program of each training profession, decide the number of modules for each semester or study stage.

Article 19. Execution and management of training program

1. Preparation of the training plan

a) The training plan of the course must include the following contents: training objectives, the number of modules, name of each training module; time for test or taking final exam of the course; location for executing the training program.

b) The training plan for semester or study stage must include the following contents: name of training modules; period for execution, starting time and ending time; time of test; teachers and teaching location.

At the beginning of each course, the basic-level training institution must inform learners of training regulations; training plan of the course, that of semester or study stage; mandatory and optional contents of the training program for the whole course, each semester or study stage; list of modules that shall be taught; schedule for tests and exams, and forms of test or final exam or recognizing study results; learners' rights and duties.

2. Requirements on teachers

a) Teachers must meet standards of professional qualifications as regulated.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Organization of classes and training location

a) Organization of classes:

- The maximum number of learners of a class in professional knowledge and other necessary skills is 35 persons. The maximum number of learners who are ethnics or persons with disabilities of a class in professional knowledge and other necessary skills is 20 persons. Especially, the maximum number of learners who are blind of a class in professional knowledge and other necessary skills is 10 persons.

- The maximum number of learners of a practice class or integrative learning class is 18 persons. The maximum number of learners who are ethnics or persons with disabilities of a practice class or integrative learning class is 10 persons. Especially, the maximum number of learners who are blind of a practice class or integrative learning class is 8 persons.

- Each class shall be managed by a head teacher.

b) Training location

The training may be executed in a flexible manner at the training institution, enterprises or manufacturing establishments provided that teaching and learning conditions, location for learning vocational knowledge, location for learning vocational skills, training facilities and materials, etc. must be ensured in conformity with requirements of each training module or training program.

4. Organization of instruction

a) At the beginning of each course, semester or study stage, and before the program of each module starts, teachers shall test and evaluate knowledge and vocational skills as well as learning attitude of each learner (evaluation of learner’s capacity) in order to prepare suitable teaching contents and methods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) In case the basic-level training is continuously conducted, learners may, upon the completion of each semester or study stage, do jobs which they have learned at their residential areas or working places, or themselves review for the test of learned module and continue the following module, semester or study stage.

Article 20. Interruption of studies

1. A learner may suspend his/her studies and reserve study results in the following cases:

a) The learner is conscripted into the army or the police, or participates in the volunteer youth force;

b) The learner is sick or has an accident that needs to receive long-term treatment provided that a certificate made by the hospital or authorized medical facility is submitted;

c) In case of temporary suspension due to personal demands, the following requirements must be satisfied:

- At least one module or a semester or study stage of the training program has been completed at the basic-level training institution;

- The learner does not fall in cases of expulsion as regulated in Article 21 of this Circular.

2. A learner who wishes to resume studies at the basic-level training institution must give a prior notice of at least 5 (five) working days before a new semester or study stage starts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Expulsion and withdrawal from studies

1. A learner may be expelled from the training institution in the following cases:

a) Learner is disciplined at expulsion level.

b) The maximum training duration of the training program comes to an end as regulated in Section 1 Article 18 of this Circular.

2. A learner who is not in the cases of expulsion as regulated in Clause 1 of this Article, and has fulfilled all obligations as regulated, can request the head of the basic-level training institution to approve his withdrawing from the training institution in the following cases:

a) The learner himself finds that he is unable to complete the training program.

b) The learner must withdraw due to other reasons, enclosed with unambiguous evidences, and such withdrawal is approved by the head of the training institution.

3. The head of the basic-level training institution shall regulate procedures, responsibilities of the training institution, those of the learner, and grant decision on the expulsion or the withdrawal from studies to relevant learner.

4. Within one month from the date on which the decision on the expulsion or the withdrawal from studies is granted to the learner, the basic-level training institution must inform the local authorities where the learner registers for permanent residence and temporary residence (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. During the training duration, due to personal demands and family's demands (change of family’s residence, or due to family or personal background), a learner’s transfer between basic-level training institutions may be considered and his/her study results shall be approved if the following requirements are satisfied:

a) The learner must submit an application for transfer between training institutions, enclosed with the application for admission as regulated by the transfer-in training institution;

b) The transfer-in training institution has the training profession that the learner is studying;

c) The learner is not disciplined or under the disciplinary probation;

d) The transfer must be approved by both current training institution and transfer-in training institution.

2. The head of the transfer-in training institution may, on the basis of training programs of two training institutions, decide to grant permission to the learner to continue his/her studies and recognize previous study results of the learner or modules whose results are converted and the number of modules which the learner must complete.

Article 23. Evaluation and recognition of study results

1. The evaluation of study results at basic-level training is carried out by the combination of test marks during the study process and test mark of each module. Module mark is the sum of test marks during the study process of such module (including marks of regular tests and periodical test mark) and the mark of the final test of such module.

2. Mark for evaluating study results of a learner shall be out of 10 (from 1 to 10) and rounded to the nearest tenth.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter VI

EXAMS, TESTS AND RECOGNITION OF GRADUATION

Article 24. Regular test and periodical test

1. Regular test and periodical test

a) The regular test is carried out at anytime during the learners’ study process according to each specific module by marking oral tests during class hours, paper tests with the testing period equal or under 30 minutes, tests in certain contents of practice or internship, marking exercises and other testing forms.

b) The periodical test is carried out at a given period defined in the detailed outline of relevant module; the periodical test may be carried out in writing with testing period from 30 to 45 minutes; doing practice or internship exercises and other testing forms.

2. Methods of organizing regular test and periodical test

a) The module teacher shall give tests for evaluating learners’ study results in conformity with the following requirements:

- Test questions must be related to contents of the training module which have been taught to learners;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Test questions and the form of periodical test shall comply with regulations stated in the detailed outlines of relevant module of the training program;

b) Tests that are given in the form of paper test, essay or exercise must be given back to learners immediately after test marks are announced.

3. The head of the basic-level training institution shall promulgates regulations on testing procedures and the number of tests for each module, ensuring that a learner must have at least one mark of regular test and the same of periodical test for each module.

4. A learner who fails to sit for a test without stating legitimate reasons shall get 0 (zero) mark on such test. If a learner who is absent with legitimate reasons may make up the test as arranged by the module teacher.

Article 25. Final test at the end of each module

1. Regulations on the final test at the end of each module

a) To sit for the final test at the end of each module, learners must meet the following requirements:

- Learners must attend a minimum of 70% of theoretical hours and 80% of practical/internship hours, and meet requirements of such module as prescribed in the detailed outline of such module.

- Learners must get an overall average mark of all tests of 5.0 or higher.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Testing forms and testing period

- The final test at the end of a module is a test on general skills, including knowledge and skills in practicing one or certain tasks of the training profession.

- The period of a paper test at the end of a module is from 60 to 120 minutes. The head of the basic-level training institution shall decide testing periods for other testing forms or the testing period of the module that has specific characteristics of the training profession.

The testing form and the testing period of the final test at the end of a module must be specified in the detailed outline of such module.

c) Preparing test questions and mark scheme

- The head of the basic-level training institution shall establish, manage and use the question bank for final tests at the end of modules. Test questions must be in conformity with the module’s contents that have been prescribed in the training program and randomly selected from the question bank of the basic-level training institution. The test questions must be approved by the head of the basic-level training institution before using.

- Marking methods

+ Each test at the end of a module must be marked by teacher who must sign on the marked paper test, marking sheet or summary table of scores. The marking of essay tests, oral tests and practice tests must be made in marking sheets stipulated by the head of the basic-level training institution.

+ Test mark is the average of marks awarded by teachers. If there is a difference of more than 1.0 mark (according to 10-grading system) between marks awarded by teachers to the same test, it must be considered or the mark review of such test must be carried out. If it still has the difference in marks awarded by teachers after the mark review has been carried out, the faculty dean or the head teacher of such subject shall consider and make final decision on the mark awarded to such test. The head of the basic-level training institution shall provide specific regulations on tests which are marked via computers or specialized software and the mark review, and organize the implementation thereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Methods of calculating module mark

+ Module mark is the average of test marks with a weighing factor of 0.4 and the mark of the final test at the end of such module shall be given a weighing factor of 0.6.

+ The average mark of test marks is the arithmetic mean of marks of regular tests and periodical tests according to specific coefficient of each type of mark. Where, regular tests shall be given the coefficient of 1, and periodical tests shall be given the coefficient of 2.

d) Result of the final test at the end of each module; repeating a module and retaking a test

- A learner who has met all requirements to sit a test is entitled to sit the final test at the end of a module but a learner shall not sit the final test more than two times. To be specific:

+ A learner who has passed the first test at the end of a module must not sit for the second test. A learner who failed in the first test must sit for the second test organized by the training institution.

+ If a learner fails to sit a final test without legitimate reasons, it will be considered that he/she has taken the test and received the zero mark. If a learner is absent with legitimate reasons, he/she may sit another test as arranged by the head of the basic-level training institution.

- Repeating a module and retaking a test:

A learner must repeat and retake a test of a failed module in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The learner failed in all tests (02 times) stipulated for a module.

- A learner who must repeat and retake a test of a given module may not preserve previously awarded marks and study period of such module, and can sit the final test of a module if having satisfied all requirements to sit a test as prescribed in Point a Clause 1 of this Article.

- If the module in which the learner failed is not yet organized due to the modification of the training program, the head of the basic-level training institution shall decide a substitute module which must be conformable to objectives of the training profession.

2. Method of conducting the final test of a module

a) The basic-level training institution shall disseminate testing regulations to learners attending such test. Meetings relating to the test, selection and delivery of test questions, test papers, and test marks must be recorded in writing.

b) The schedule of the main test must be announced at least 02 weeks before the testing date. The schedule of the re-take must be announced at least 01 weeks before the testing date. One test shall be separately organized for one module. The combination of certain modules in a test is not allowed.

c) The duration for reviewing for a final test of a given module shall be directly proportional to total hours of such module. At least a half of a day is given for reviewing for the test for the actual study duration of 15 hours. The training institution must arrange teachers to provide guidance to learners to review for their tests. The review outline must be provided to learners immediately when such review starts.

d) The list of learners eligible to sit the test of a given module and the list of learners ineligible to sit the test of the same and reasons thereof must be publicly announced at least 05 working days before the testing date of such module. The list of testing rooms and testing locations must be publicly announced from 01 to 02 working days before the testing date of relevant module.

dd) Marks of oral tests, practice/internship test or mark of defense of internship report must be announced immediately after such marks are awarded. Marks of other tests must be announced within 05 working days from the end of the deadline for submitting testing results expires.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 26. End-of-course test or exam (referred to as the end-of-course exam)

1. The head of the basic-level training institution shall provide for the preparation of end-of-course exam questions; exam regulations (period, the form of the exam; grading system and marking method, etc.); the establishment of the end-of-course exam board, and direct the performance of the end-of-course exam in a transparent and fair manner for the purpose of ensuring the quality of the end-of-course exam, and the appreciation of study and training results of learners.

2. To sit the end-of-course exam, learners must meet the following requirements:

a) Learners must get an overall total mark of a subject or module of 5.0 or higher;

b) Learners must not face criminal prosecutions at the time of organizing the end-of-course test or exam.

3. Form of the end-of-course exam:

The end-of-course exam is organized by doing exercises in general skills for performing simple tasks of the training profession or finishing certain products or services.

4. Duties of the end-of-course exam board:

a) Approve the list of learners who are eligible to sit the end-of-course exam and announce such list in at least 15 days before the exam date;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Organize the end-of-course exam, handle acts in breach of exam regulations and assume responsibility for the graduation recognition;

d) Organize the marking of exam papers;

dd) Suggest the ranking of graduates at the end of the course.

Article 27. Graduation recognition for graduates of basic-level training course

1. Method of calculating GPA of the course

The GPA of a learner at basic level shall apply the following formula:

Where:

- DTKKH: GPA of the course

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- DT: The end-of-course exam mark

- n: The number of training modules

2. Requirements for the graduation recognition

A learner at basic level shall be certified for graduation when he attains a GPA from 5.0 as per Clause 1 of this Article.

3. Graduation ranking

a) Graduates shall be ranked according to their GPAs.

b) A graduate may be ranked according to the following ranks:

- Excellent: The GPA is from 9.0 to 10;

- Very good: The GPA is from 8.0 to less than 9.0;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Above average: The GPA is from 6.0 to less than 7.0;

- Average: The GPA is from 5.0 to less than 6.0;

c) The graduation rank, if above average, shall be lowered to the immediate lower rank if the student receives a disciplinary warning or harsher penalties, or he must repeat or retake one or certain modules during the course (excluding suspended or exempted modules).

d) The graduation rank shall be specified in the basic-level training certificate and the record of study results of relevant graduate.

4. Graduation recognition

a) The head of the basic-level training institution shall, on the basis of the report submitted by the end-of-course test or exam board, decide the graduation recognition and inform it to learners.

b) The basic-level training institution shall submit reports to the department of labour - invalids and social affairs where it organizes the basic-level training and relevant managing agency (if any) on the graduation recognition results within 30 days from the end of the training course.

Chapter VII

FORM OF BASIC-LEVEL TRAINING CERTIFICATE; PRINTING, MANAGEMENT, ISSUANCE, REVOCATION AND CANCELLATION OF BASIC-LEVEL TRAINING CERTIFICATES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The basic-level training certificate shall include two sides with the size of 19cm x 18cm.

2. The front side of the basic-level training certificate has the red background, the national emblem, and words in the front side are printed in yellow; the back side of the basic-level training certificate shall has the white background, the light yellow bronze-drum pattern, words in the back side are printed in black. Particularly, the phrase “BASIC-LEVEL TRAINING CERTIFICATE” is printed in red color, Times New Roman font, bold and uppercase.

3. Specific contents of the basic-level training certificate are as per the form No. 1 of this Circular.

Article 29. Form of the duplicate of the basic-level training certificate

1. The form of the duplicate of the basic-level training certificate shall be the same with that of the basic-level training certificate as per Article 28 of this Circular but the word “DUPLICATE” is additionally printed in red color, Times New Roman font, uppercase and no bold.

2. Specific contents of the duplicate of the basic-level training certificate are as per the form No. 2 of this Circular.

Article 30. Printing, management and issuance of basic-level training certificates

1. Printing and management of basic-level training certificates

a) The basic-level training institution shall, on the basis of the form of the basic-level training certificate and that of the duplicate of the basic-level training certificate as per Article 28 and Article 29 of this Circular, design or select forms of unnamed templates of basic-level training certificate, and those of unnamed templates of the duplicate of the basic-level training certificate, with the logo of such training institution, if any.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 5 (five) working days from the date on which the said documents are received, the department of labour - invalids and social affairs must certify each form of the unnamed templates of basic-level training certificate and that of the unnamed templates of the duplicate of the basic-level training certificate. In case of refusal, a written notice specifying reasons thereof shall be granted to the basic-level training institution.

Over the said time-limit, if the department of labour - invalids and social affairs neither certifies nor responds to the basic-level training institution, such basic-level training institution is entitled to printed and use basic-level training certificates and duplicates of basic-level training certificate according to the unnamed templates submitted.

d) The form of the unnamed templates of basic-level training certificate and that of the unnamed templates of the duplicate of the basic-level training certificate which have been certified shall be retained in the basic-level training institution and relevant department of labour - invalids and social affairs.

dd) The basic-level training institution shall print and issue basic-level training certificates and duplicates of basic-level training certificate according to the unnamed templates as per Point b Clause 1 of this Article to graduates.

2. Issuance of basic-level training certificates

a) The head of the basic-level training institution shall sign and issue the basic-level training certificate to each graduate who has been certified for graduation as per Article 27 of this Circular,

b) The basic-level training certificate is issued only once, no re-issuance made. The duplicate of the basic-level training certificate is issued as requested by the relevant graduate.

c) The basic-level training institution shall record in the register of basic-level training certificates and the register of duplicates of basic-level training certificates.

Article 31. Revocation and cancellation of basic-level training certificates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Any fraudulent act during the study process, leading to the false assessment of study results, is discovered.

b) The printing, management and issuance of basic-level training certificates and duplicates of basic-level training certificates are not performed as regulated.

c) A basic-level training certificate or the duplicate of basic-level training certificate is issued to unqualified learners; the basic-level training certificate or the duplicate of basic-level training certificate is issued by an incompetent individual; the basic-level training certificate is erased or altered

d) The holder of the basic-level training certificate and the duplicate of basic-level training certificate lends his/her basic-level training certificate or the duplicate of basic-level training certificate to another person.

2. The head of the basic-level training institution shall consider and make decision on the cancellation of the graduation recognition and the revocation of the issued basic-level training certificate and the issued duplicate of basic-level training certificate. The revocation of the basic-level training certificate may be announced on the mass media, where necessary.

Chapter VIII

FORMS AND RECORDS FOR MANAGING BASIC-LEVEL TRAINING, AND REPORTING OF BASIC-LEVEL TRAINING

Article 32. Forms and records for managing basic-level training

Forms and records for managing basic-level training, which are promulgated under this Circular, consist of:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Form No. 3.

2. Teacher’s plan

Form No. 4.

3. Class record book

Form No. 5.

4. Teacher handbook

Form No. 6.

5. Training plan

Form No. 7.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Form No. 8.

7. Register of duplicates of basic-level training certificates

Form No. 9.

8. Student management book

Form No. 10.

Article 33. Reporting

1. Basic-level training institutions shall submit reports to departments of labour - invalids and social affairs, and ministries or regulatory bodies that directly manage relevant training institutions (if any), on the enrolment for basic-level vocational training and training results on the periodical basis of every 6 months (ahead of June 30th) or 01 year (ahead of December 31st) by using the form No. 11 enclosed to this Circular.

2. Department of labour - invalids and social affairs shall summarize the enrolment and training results at basic level in provinces under their authorities; relevant ministries or regulatory bodies shall summarize the enrolment and training results at basic level of their affiliated training institutions (if any), on the periodical basis of every 6 months (ahead of July 31st) or 01 year (ahead of January 31st of the following year), to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs in conformity with the form No. 12 enclosed to this Circular.

Chapter IX

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 34. Responsibilities of Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs

1. Take the prime responsibility and coordinate with agencies that are in charge of managing vocational training institutions, and affiliated to relevant ministries and local governments, to direct and provide guidance on the implementation of regulations on the basic-level training.

2. Inspect and summarize reports on the implementation of regulations on the basic-level training.

Article 35. Responsibilities of the people’s committees of central-affiliated cities and provinces

1. Instruct basic-level training institutions in their provinces to execute basic-level training programs as regulated.

2. Direct, inspect and summarize reports on the execution of basic-level training programs by basic-level training institutions in their provinces as regulated.

Article 36. Responsibilities of ministries and regulatory bodies that have affiliated basic-level training institutions

1. Direct and provide guidance to their affiliated basic-level training institutions on the execution of basic-level training programs.

2. Direct, inspect and summarize reports on the execution of basic-level training programs by basic-level training institutions under their authority as regulated.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular shall take effect as of December 05, 2015.

2. Basic-level training institutions that carry out the enrolment and execute basic-level vocational training before the date on which this Circular takes effect shall continue their execution of current training courses until such courses are completed as regulated by relevant training programs and regulations on the basic-level vocational training.

3. The Circular No. 31/2010/TT-BLDTBXH dated October 08, 2010 of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs providing guidance on the establishment of programs and the compilation of textbooks for basic-level vocational training and regulations on vocational education which are contrary to regulations of this Circular shall be abrogated.

4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs for consideration./.

 

 

FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER




Huynh Van Tri

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


156.588

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.6.168
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!