BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
34/2010/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 08
tháng 12 năm 2010
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THI NÂNG NGẠCH TỪ NGẠCH GIÁO VIÊN TRUNG HỌC LÊN
NGẠCH GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CAO CẤP
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03
tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào
tạo;
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của
Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm
2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong
các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 19 tháng 02 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm
2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong
các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm
2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong
các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 8 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng
ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch
công chức ngành giáo dục và đào tạo;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Điều
1.
Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định nội dung và hình
thức thi nâng ngạch từ ngạch Giáo viên trung học lên ngạch Giáo viên trung học
cao cấp.
Điều
2.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 22 tháng 01 năm 2011
Điều
3.
Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản
lý cơ sở giáo dục, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Giám đốc các sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng trường trung học
cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường
trung cấp chuyên nghiệp, giám đốc các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp,
trung tâm giáo dục thường xuyên chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng chính phủ;
- Ủy ban VHGD-TNTN&NĐ của Quốc hội;
- Hội đồng quốc gia giáo dục;
- Ban tuyên giáo TW;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Công báo;
- Website Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Lưu VT, Vụ PC, Cục NGCBQLGD.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|
QUY
ĐỊNH
NỘI
DUNG VÀ HÌNH THỨC THI NÂNG NGẠCH TỪ NGẠCH GIÁO VIÊN TRUNG HỌC LÊN NGẠCH GIÁO
VIÊN TRUNG HỌC CAO CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2010/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương
I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định
nội dung và hình thức thi nâng ngạch từ ngạch Giáo viên trung học lên ngạch Giáo
viên trung học cao cấp.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Văn bản này áp dụng
đối với:
a. Giáo viên hiện
đang công tác tại các trường trung học cơ sở và đang hưởng lương ở ngạch giáo
viên trung học cơ sở chính, mã số ngạch 15a.201.
b. Giáo viên hiện
đang công tác tại các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp
học (theo quy định tại Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học); trung tâm kỹ thuật
tổng hợp hướng nghiệp; trung tâm giáo dục thường xuyên và đang hưởng lương ở ngạch
giáo viên trung học, mã số ngạch 15.113.
c. Giáo viên hiện
đang công tác tại các trường trung cấp chuyên nghiệp và đang hưởng lương ở ngạch
giáo viên trung học, mã số ngạch 15.113.
Điều
3. Tổ chức thi và cử giáo viên dự thi
Việc tổ chức thi và
cử giáo viên dự thi nâng ngạch được thực hiện theo quy định tại Điều
28, Điều 29 chương III của Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm
2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức
trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; quy định tại khoản 2, Mục
III của Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21 tháng 06 năm 2007 của Bộ Nội vụ
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng
10 năm 2003 của Chính phủ và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm
2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP
về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp
của Nhà nước.
Chương
II
ĐIỀU
KIỆN VÀ HỒ SƠ DỰ THI NÂNG NGẠCH
Điều
4. Điều kiện dự thi
1. Giáo viên dự thi
nâng ngạch phải đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ
các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo, cụ thể như sau:
a) Đối với giáo viên
trung học cơ sở phải đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định tại khoản 3, Mục IV
tại Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 8 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban
tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) về tiêu chuẩn nghiệp vụ
các ngạch công chức ngành giáo dục - đào tạo;
b) Đối với giáo viên
trung học phổ thông phải đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định tại khoản 3, Mục
VI tại Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 8 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng
ban tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) về tiêu chuẩn nghiệp
vụ các ngạch công chức ngành giáo dục - đào tạo;
c) Đối với giáo viên
trung học chuyên nghiệp (nay gọi là giáo viên trung cấp chuyên nghiệp) phải đạt
tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định tại khoản 3, Mục VIII tại Quyết định số
202/TCCP-VC ngày 8 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức cán bộ
Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công
chức ngành giáo dục - đào tạo.
2. Giáo viên dự thi
nâng ngạch phải đạt điều kiện về tiền lương theo quy định tại khoản
1, Mục III của Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21 tháng 06 năm 2007 của Bộ
Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10
tháng 10 năm 2003 của Chính phủ và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10
năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các
đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
3. Riêng đối với giáo
viên trung học cơ sở và trung học phổ thông phải được thủ trưởng cơ quan xếp từ
loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học quy định tại Thông
tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học
phổ thông.
Điều
5. Hồ sơ dự thi nâng ngạch
1. Đơn xin dự thi
nâng ngạch (mẫu số 1);
2. Bản khai lý lịch
khoa học và quá trình công tác (mẫu số 2);
3. Bản sao hợp lệ các
văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu về trình độ;
4. Bản sao hợp lệ các
sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học;
5. Bản nhận xét, đánh
giá giáo viên của cơ quan, đơn vị trong thời gian giữ ngạch lương hiện hưởng (mẫu số 3);
6. Bản sao hợp lệ quyết
định lương hiện hưởng.
Chương
III
HÌNH
THỨC VÀ NỘI DUNG THI NÂNG NGẠCH
Điều
6. Hình thức thi
Hình thức thi gồm:
thi viết và thi vấn đáp về kiến thức chung, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ,
ngoại ngữ và tin học.
Phần thi viết bao gồm
thi tự luận và trắc nghiệm.
Điều
7. Nội dung thi
1. Nội dung phần thi
viết
a) Chủ trương, đường
lối của Đảng về giáo dục và đào tạo nói chung và về giáo dục phổ thông, giáo
dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp nói riêng được quy định trong Luật
Giáo dục, các Nghị quyết của Đảng, các văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước;
các quy định pháp luật về công chức, viên chức.
b) Quy chế thực hiện
dân chủ trong hoạt động của cơ quan theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8
tháng 9 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động dân chủ trong cơ
quan; Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 03 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà
trường.
c) Tiêu chuẩn, chức
trách, nhiệm vụ của giáo viên ngạch giáo viên trung học cao cấp (theo văn bản
quy định hiện hành).
d) Chuyên môn, nghiệp
vụ theo từng cấp học.
đ) Thi tin học:
Chương trình tin học thực hành Word, Excel; có ứng dụng công nghệ thông tin
trong soạn giảng; sử dụng các phần mềm quản lý học sinh và tra cứu dữ liệu
thông qua mạng internet.
e) Thi ngoại ngữ :
bao gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở trình độ C một trong các ngoại ngữ:
Anh, Nga, Pháp, Đức và Trung Quốc theo đăng ký của người dự thi.
2. Nội dung phần thi
vấn đáp
Người dự thi trả lời
các câu hỏi của Ban giám khảo về các vấn đề thuộc các lĩnh vực sau:
a) Xử lý các tình
huống sư phạm trong giờ lên lớp, trong các hoạt động giáo dục.
b) Xử lý tình huống
trong giao tiếp, ứng xử với nhân dân, phụ huynh và người học.
c) Mục tiêu, nội
dung, phương pháp giảng dạy đặc trưng của bộ môn thí sinh đảm nhiệm giảng dạy;
Phương pháp tự học, tự rèn luyện để có kiến thức, trình độ sư phạm tốt.
d) Kinh nghiệm trong
công tác chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
đ) Tiêu chuẩn, chức
trách, nhiệm vụ của giáo viên ngạch giáo viên trung học cao cấp (theo văn bản
quy định hiện hành).
Chương
IV
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều
8. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Bộ Giáo dục và Đào
tạo chủ trì tổ chức thi nâng ngạch từ ngạch giáo viên trung học lên ngạch giáo
viên trung học cao cấp.
2. Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức thực hiện
hình thức và nội dung thi nâng ngạch giáo viên trung học lên giáo viên trung
học cao cấp theo quy định tại Thông tư này.
Điều
9. Xử lý vi phạm
Cơ quan, đơn vị và cá
nhân vi phạm Quy định này và các quy định hiện hành khác có liên quan thì tùy
theo mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.