BỘ
GIÁO DỤC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
33-GD/TT
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 11 năm 1976
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ GIÁO DỤC SỐ 33-GD/TT NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 1976 HƯỚNG
DẪN CHẾ ĐỘ TẬP SỰ ĐỐI VỚI HỌC SINH TỐT NGHIỆP CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC
SƯ PHẠM
Ngày 15 tháng 7 năm 1975, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 256/TTg, quy định chế độ tập sự đối với học
sinh tốt nghiệp các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Liên Bộ Lao động - Đại học và
Trung học chuyên nghiệp đã ra thông tư số 01 TT - LB, ngày 14 tháng 2 năm 1976
hướng dẫn thi hành Quyết định 256/TTg.
Sau khi trao đổi và thoả thuận với
Bộ Lao động (tại công văn số 1400/LĐ-LHCSN, ngày 8 tháng 10 năm 1976), Bộ Giáo
dục ban hành thông tư này hướng dẫn cụ thể chế độ tập sự đối với học sinh tốt
nghiệp các trường Đại học và Trung học sư phạm.
I- MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
Tập sự nghề nghiệp là một việc
làm bắt buộc đối với tất cả các học sinh tốt nghiệp ra trường để tiếp tục hoàn
chỉnh quá trình đào tạo người giáo viên trong các trường sư phạm.
Giúp cho người học sinh có đủ thời
gian và điều kiện để trau dồi thêm về kỹ năng lao động sư phạm, rèn luyện tư
cách đạo đức, tác phong công tác, khả năng độc lập sáng tạo trong công tác giáo
dục và giảng dạy, nâng cao lòng yêu nghề.
Giúp cho các cơ quan quản lý giáo
dục, các trường học có đủ thời gian để giúp đỡ và đánh giá một cách chính xác
người tập sự về mọi mặt (tư cách đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) trước
khi giao việc chính thức và tuyển dụng vào biên chế Nhà nước.
II- NỘI DUNG
TẬP SỰ
Trong thời gian tập sự đã được
quy định, người giáo viên sẽ làm những công việc sau đây :
1- Trực tiếp tham gia công tác
giáo dục và giảng dạy đối với học sinh một cách toàn diện; giảng dạy trên lớp,
làm chủ nhiệm lớp, giáo dục lao động sản xuất và tổ chức sinh hoạt tập thể cho
học sinh.
2- Tìm hiểu để nắm được một cách
có hệ thống về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của ngành giáo dục, chủ yếu
là cơ sở trường học, về tình hình chính trị, kinh tế, giáo dục và phong tục tập
quán của địa phương trường đóng.
3- Trong quá trình thực hiện các
nội dung công tác trên, người giáo viên phải luôn luôn cố gắng rèn luyện bản
thân về tư cách đạo đức, tác phong công tác, hăng say lao động, khiêm tốn học hỏi
những giáo viên có nhiều kinh nghiệm, không ngừng học tập và bồi dưỡng để nâng
cao nhận thức về đường lối quan điểm giáo dục của Đảng và trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm.
III- TỔ CHỨC
TẬP SỰ
1- Trường học phổ thông, bổ túc
văn hoá tập trung, mẫu giáo vỡ lòng là cơ sở tập sự nghề nghiệp của học sinh tốt
nghiệp các trường sư phạm.
- Các cơ quan quản lý giáo dục,
trong phạm vi chỉ tiêu biên chế cho phép có trách nhiệm giới thiệu học sinh về
các cơ sở tập sự, đúng với chức nghiệp được đào tạo.
2- Hiệu trưởng nhà trường là người
trực tiếp giao việc cho người tập sự và phân công giáo viên cũ kèm cặp, giúp đỡ
giáo viên này trong suốt thời gian tập sự.
Mỗi giáo viên phải xây dựng kế
hoạch thực hiện toàn bộ công tác tập sự sau khi được Hiệu trưởng giao việc,
theo nội dung nói trên. Hàng năm, trong dịp sơ kết học kỳ và tổng kết năm học,
cần được tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để có phương hướng phấn đấu tiếp tục.
3- Trước khi hết thời gian tập sự
2 tháng, giáo viên làm đơn đề nghị công nhận hết hạn tập sự (và tuyển vào biên
chế Nhà nước) kèm theo một bản báo cáo kết quả tập sự. Báo cáo này được đưa ra
tổ chuyên môn tham gia ý kiến trước khi gửi Hội đồng xét duyệt.
4- Mỗi trường thành lập một hội
đồng xét duyệt kết quả tập sự gồm có Hiệu trưởng, Hiệu phó, tổ trưởng chuyên
môn (của người tập sự) do Hiệu trưởng làm trưởng ban.
Trên cơ sở báo cáo kết quả tập sự
và ý kiến của tổ chuyên môn. Hội đồng sẽ xem xét và đánh giá toàn bộ công tác tập
sự của giáo viên, nhưng tập trung ở hai mặt chủ yếu :
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
sư phạm - tư cách đạo đức, tác phong công tác, để kết luận giáo viên đã đạt yêu
cầu tập sự hay chưa.
Biên bản xét duyệt của Hội đồng
được gửi lên Phòng giáo dục (đối với giáo viên cấp I, cấp II) và Sở, Ty giáo dục
(đối với giáo viên cấp III) sau một tuần lễ kể từ ngày Hội đồng quyết định.
5- Để việc đánh giá và công nhận
hết hạn tập sự (và tuyển vào biên chế) cho giáo viên cấp I, cấp II, sau khi thoả
thuận với Ban tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành ra
quyết định công nhận hết hạn tập sự (và tuyển vào biên chế) cho giáo viên cấp
III.
IV- THỜI GIAN
TẬP SỰ
1- Thời gian tập sự được tính từ
ngày người giáo viên nhận việc tại các cơ sở tập sự theo quyết định điều động
công tác của cơ quan quản lý trực tiếp.
2- Học sinh tốt nghiệp các trường
sư phạm đào tạo giáo viên phổ thông, bổ túc văn hoá, mẫu giáo vỡ lòng nằm trong
hệ đại học và trung học chuyên nghiệp đều áp dụng thời gian tập sự theo quyết định
256-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nay Bộ Giáo dục quy định cụ thể
đối tượng được miễn giảm thời gian tập sự như sau:
a) Giáo viên trong biên chế Nhà
nước đã tham gia giảng dạy từ 24 tháng trở lên, thuộc các ngành học phổ thông,
sư phạm, bổ túc văn hoá, mẫu giáo, đủ tiêu chuẩn được xét cử đi học các trường
sư phạm (trong thời gian đi học được hưởng sinh hoạt phí thống nhất hay tỷ lệ
phần trăm lương), tốt nghiệp ra trường, phục vụ ngành giáo dục thì được miễn tập
sự.
b) Giáo viên chưa đủ tiêu chuẩn
về thời gian mà được đi học các trường sư phạm; cán bộ, bộ đội, thanh niên xung
phong chống Mỹ cứu nước tập trung trước khi đi học các trường sư phạm có tham
gia dạy các lớp bổ túc văn hoá, mẫu giáo - vỡ lòng và cán bộ chuyên trách công
tác đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường học liên tục từ 2 năm
trở lên (24 tháng trở lên), có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý trực tiếp
thì cần xem xét quá trình tập sự và có thể được công nhận hết thời gian tập sự
sớm hơn 1/3 thời gian quy định.
c) Đối với học sinh tốt nghiệp
hoặc đang ở thời gian tập ự được huy động đi bộ đội, thanh niên xung phong chống
Mỹ, cứu nước tập trung, trong thời gian tại ngũ có tham gia dạy các lớp bổ túc
văn hoá tại các trường văn hoá tập trung của đơn vị thì thời gian tham gia giảng
dạy đó (có giấy chứng nhận của đơn vị quản lý trực tiếp) được tính trừ vào thời
gian tập sự. Trường hợp chỉ dạy các lớp bổ túc văn hoá ban đêm và thời gian
tham gia từ 24 tháng trở lên thì được xét giảm 1/3 thời gian tập sự.
d) Học sinh tốt nghiệp người miền
xuôi lên công tác ở miền núi, vùng kinh tế mới (trung du hay miền núi) do Trung
ương hay địa phương thành lập; học sinh tốt nghiệp là người dân tộc (kể cả người
miền xuôi đã định cư ở miền núi) lên công tác ở vùng cao (có phụ cấp khu vực từ
20% trở lên), vùng xa xôi hẻo lénh (theo quy định của Bộ Giáo dục - Tài chính tại
thông tư số 30/TT-LB ngày 28 tháng 8 năm 1974); học sinh tốt nghiệp (không kể
là miền xuôi hay miền núi) về công tác tại các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu
công nghiệp, thủ công nghiệp, các đơn vị công tác trên đất bạn thì được giảm
1/3 thời gian tập sự.
3- Người tập sự sẽ được rút ngắn
hay kéo dài thời gian tập sự trong các trường hợp:
- Trong thời gian tập sự, giáo
viên được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua, thì được rút ngắn 1/3 thời gian tập
sự.
- Sau khi hết thời gian tập sự,
giáo viên không đạt yêu cầu về nội dung tập sự thì sẽ bị kéo dài thêm thời gian
(như nói tại thông tư 01 - TT/LB, ngày 14 tháng 2 năm 1976 của Liên Bộ Lao động
- Đại học và Trung học chuyên nghiệp).
Hết thời gian kéo dài quy định
mà vẫn không đạt yêu cầu thì giải quyết theo hướng:
- Chuyển sang làm công tác khác,
nếu thấy có khả năng phù hợp và có nhu cầu.
- Cho thôi việc hoặc trả về địa
phương.
V- CHẾ ĐỘ ĐÃI
NGỘ VỚI NGƯỜI TẬP SỰ
1- Trong thời gian tập sự, giáo
viên được giảm hàng tuần 2 giờ giảng dạy trên lớp (cho giáo viên cấp 2, 3). Ở cấp
1 thì bố trí giáo viên dạy những lớp thuận lợi. Nhà trường cần giảm những công
tác khác cho giáo viên tập sự để có thời gian học tập và trau dồi kỹ năng nghiệp
vụ.
2- Trong thời gian tập sự, giáo
viên được coi là một thành viên của hội đồng nhà trường, được tham gia hội họp
và bàn bạc mọi công việc nhà trường; được hưởng mọi chế độ mà người giáo viên
được hưởng theo quyết định số 256-TTg ngày 15 tháng 7 năm 1975 của Thủ tướng
Chính phủ.
Chế độ tiền lương trong và sau
thời gian tập sự thì áp dụng như thông tư số 01- TT/LB ngày 14 tháng 2 năm 1976
và thông tư số 07-TT/LB ngày 5 tháng 5 năm 1976 của Liên Bộ Lao động và Đại học
và trung học chuyên nghiệp.
VI- ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
1- Thông tư này áp dụng cho tất
cả các học sinh tốt nghiệp các trường đại học và trung học sư phạm kể cả những
giáo viên miền Bắc đang ở thời gian tập sự được điều động vào miền Nam công
tác, thay thế cho tất cả các văn bản trước đây của Bộ Giáo dục nói về chế độ tập
sự.
2- Học sinh tốt nghiệp các trường
sư phạm 10 + 3, trường cao đẳng sư phạm có thời gian tập sự là 24 tháng.
Học sinh tốt nghiệp các trường
sơ học sư phạm có thời gian tập sự là 9 tháng (1 năm học).
Học sinh tốt nghiệp các trường
trung học sư phạm cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm ở miền Nam, được đào tạo
theo đúng tiêu chuẩn quy định tại chỉ thị 221-CT/TW, ngày 17 tháng 6 năm 1975 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng thì áp dụng thời gian tập sự : 18 tháng, đối với
trung học sư phạm, 24 tháng đối với cao đẳng sư phạm và đại học sư phạm.
Riêng đối với những giáo viên được
đào tạo sau ngày giải phóng, kể cả những học sinh đại học sư phạm ra trường
trong năm 1976, Bộ Giáo dục sẽ hướng dẫn cụ thể thêm về chế độ tập sự, chế độ
tiền lương ở một văn bhản khác (sau khi thoả thuận với Bộ Lao động).
3- Học sinh chưa tốt nghiệp nói
chung là không sử dụng. Trường hợp được sử dụng để giảng dạy thì thời gian tập
sự tính từ ngày được công nhận tốt nghiệp. Thời gian tham gia giảng dạy trước
khi tốt nghiệp được xem xét để có thể công nhận hết hạn tập sự trước thời gian
quy định.
4- Đối với những giáo viên tính
đến ngày 15 tháng 7 năm 1975 mà đã có thời gian bằng hoặc quá thời gian tập sự
quy định thì các Sở, Ty tiến hành cho anh em làm thủ tục để xét duyệt công nhận
chính thức kịp thời, theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV của thông tư số
01-TT/LB, ngày 14 tháng 2 năm 1976 của Liên Bộ Lao động và Đại học và trung học
chuyên nghiệp.
5- Thông tư này được phổ biến rộng
rãi đến tất cả anh chị em giáo viên và học sinh các trường sư phạm trước khi ra
trường đi nhận công tác.