Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 309-LĐTL quy định tạm thời chế độ nghỉ hàng năm thuyền viên

Số hiệu: 309-LĐTL Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Phan Trọng Tuệ
Ngày ban hành: 30/11/1962 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
*******

Số: 309-LĐTL

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

Hà Nội ngày 30 tháng 11 năm 1962

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ NGHỈ HÀNG NĂM CỦA THUYỀN VIÊN

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Kính gửi:

Cục vận tải đường thủy,
Cảng Hải-phòng,
Các Sở, Ty giao thông vận tải,

 

Theo chế độ lao động hiện hành, toàn bộ công nhân viên chức Nhà nước trong các ngành đều được nghỉ lao động trong cả năm là 69 ngày rưỡi, bao gồm: 52 ngày nghỉ hàng năm + 7 ngày rưỡi Quốc tế và + 10 ngày nghỉ phép hàng năm. Riêng đối với một số nghề đặc biệt nặng nhọc được nghỉ 71 ngày rưỡi, trong đó có 12 ngày nghỉ phép hàng năm. Những ngày quốc tế trùng với ngày chủ nhật thì cả hai ngày Quốc tế và ngày chủ nhật tính làm một. Chế độ nghỉ của anh chị em thuyền viên trên các loại tầu, sà lan, ca-nô, thuyền, bốc vận tải hoặc làm những việc khác đều áp dụng thống nhất theo chế độ chung của Nhà nước. Nhưng để tiện cho việc lập kế hoạch lao động và bố trí chế độ ban kíp tính tròn là 69 ngày hoặc 71 ngày mỗi năm. Cụ thể là trong mỗi toàn thể anh chị em thuyền viên (kể cả những nhân viên khác) trên tầu đều có nghĩa vụ trực tiếp làm việc 296 ngày và được quyền nghỉ ngơi 69 ngày. Riêng anh chị em đốt lửa làm việc 294 ngày và nghỉ 71 ngày.

Do tính chất công tác của ngành vận tải đường thủy, tầu bè thường hoạt động trên những tuyến đường dài, ít cập bến; thuyền viên làm việc và ăn ngủ luôn ở  tầu, thường xuyên ở trên mặt nước. Việc nghỉ đúng vào những ngày nghỉ hàng tuần theo chế độ ban, kíp có lúc còn gặp khó khăn, nếu thực hiện đầy đủ thì số định viên trên sẽ tăng cao. Vì thế cần phải có một chế độ nghỉ thích hợp với đặc điểm và điều kiện công tác của thuyền viên, phù hợp với yêu cầu nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe cho thuyền viên vì nhu cầu công tác phải liên tục một thời gian mà không nghỉ hàng tuần được, mặt khác cần có một chế độ ban kíp hợp lý hơn để định viên khỏi kềnh càng, nên Bộ tạm thời quy định như sau:

1. Việc nghỉ của anh chị em thuyền viên (kể cả những nhân viên khác) công tác trên tầu thủy, ca-nô, sà lan và những phương tiện khác tương tự, trừ thuyền có gia đình đi theo, các ca-nô phục vụ ở bến phà và các tầu phục vụ của Ty đảm bảo Hàng hải ra, đều tổ chức theo hai hình thức: nghỉ phân tán và nghỉ tập trung.

2. Nghỉ phân tán là nghỉ mỗi lần từ một buổi hoặc hai buổi hay ba ngày đêm liền. Theo chế độ này, thuyền viên trên từng tầu căn cứ vào tình hình thực tế của tầu mình để luân phiên thay nhau nghỉ trong tất cả những trường hợp tầu không ở trong tình trạng khai thác như chờ đợi, sửa chữa nhỏ theo tinh thần cứ sáu ngày làm việc có một ngày nghỉ. Số ngày bố trí nghỉ phân tán trong một số năm cộng với số ngày nghỉ tập trung (quy định ở điểm a, b trong điều 3) không quá tổng số ngày anh chị em thuyền viên được nghỉ lao động trong toàn năm.

Để thực hiện việc nghỉ phân tán được hợp lý, đảm bảo cho anh chị em thuyền viên vừa có nhiều điều kiện để làm tròn nghĩa vụ của mình, vừa có điều kiện để nghỉ ngơi đảm bảo sức khỏe, các đơn vị phải căn cứ vào tình hình hoạt động của từng loại phương tiện lớn nhỏ khác nhau, tuyến đường phục vụ dài ngắn khác nhau, khối lượng công việc nhiều ít khác nhau mà áp dụng chế độ đổi ban cho thích hợp.

Khối lượng công tác thật nhiều, tầu phải hoạt động liên tục suốt ngày đêm thì bố trí người đủ làm việc theo chế độ ba ban. Khối lượng công tác nhiều nhưng không cần thiết phải hoạt động suốt ngày đêm thì bố trí người đủ làm việc theo chế độ hai ban. Nếu khối lượng công tác bình thường thì bố trí đủ người làm việc theo chế độ một ban.

Riêng về tổ chức lao động ở các đoàn sà lan theo tầu kéo làm công tác vận tải ở sông và cảng cần được chỉnh đốn lại, không bố trí số người cố định cho từng sà lan mà sẽ tùy theo từng chuyến tầu kéo nhiều sà lan hay ít, trên đoạn đường, lòng lạch khó hay dễ mà bố trí đủ số người cần thiết để làm việc theo từng đoàn tầu. Khi tầu hoạt động, các tổ sà lan phải tuân theo mệnh lệnh của thuyền trưởng tầu kéo.

Trong khi tầu chạy, những nhân viên trực tiếp sản xuất trên tầu, sà lan luân phiên thay nhau làm theo chế độ buổi ban. Có thể chia làm nhiều ca, dài hay ngắn nhưng nguyên tắc phải bảo đảm mỗi ban thực tế làm việc tám tiếng trong một ngày đêm, 204 tiếng trong một tháng.

Trong tất cả những trường hợp nghỉ hoặc chờ đợi, không ở trong tình trạng khai thác do chờ đợi bốc dỡ, sửa chữa nhỏ không quá một tuần mà thuyền trưởng đã biết rõ, đều phải công bố cho anh chị em thuyền viên biết và sửa đổi lại chế độ đổi ban, rút bớt số người trong các ban để thay nhau nghỉ. Nếu thời gian chờ sửa chữa hoặc không có việc kéo dài, thuyền trưởng phải báo ngay với cơ quan quản lý tầu, tạm thời điều động thuyền viên đi phục vụ nơi khác.

Ban trực chỉ bố trí đủ số người tối thiểu cần thiết để làm tròn trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ tầu, điều khiển tầu hoạt động trong những điều kiện cần thiết. Trường hợp công việc sửa chữa và bảo quản nhiều, thuyền trưởng căn cứ vào tình hình cụ thể để chỉ định thêm người ở lại làm việc.

Những người được chỉ định ở lại làm việc trong trường hợp này, cứ làm tám tiếng tính thành một ban. Nếu công việc chỉ làm xong trong ba tiếng, tính nửa ban, trong sáu tiếng tính cả ban. Những anh chị em thuyền viên khác đều được thuyền trưởng bố trí cho nghỉ theo chế độ nghỉ phân tán. Những người nghỉ có thể lên bờ nghỉ suốt thời gian nhất định, hoặc nghỉ lại trên tầu để tiện đổi ban, theo sự bố trí của thuyền trưởng.

Việc bố trí cho thuyền viên nghỉ theo cách phân tán do thuyền trưởng phụ trách, nếu thuyền viên nào tự ý không nghỉ đúng như thuyền trưởng đã thông báo thì coi như bỏ, không được tính nghỉ bù vào ngày khác. Thuyền trưởng phải tranh thủ đảm bảo cho thuyền viên nghỉ phân tán đủ số ngày được nghỉ trong năm (có bảng kèm theo sau) cơ quan quản lý tầu không được cấp kinh phí để trả tiền làm thêm trong trường hợp này.

3. Nghỉ tập trung: là nghỉ liền trong nhiều ngày cùng một lúc do chế độ quy định về nghỉ phép năm 10 ngày và có số ngày để bù lại những ngày nghỉ hàng tuần, ngày Quốc lễ có thể còn lại chưa nghỉ được để anh chị em nghỉ ngơi sau một thời gian công tác liên tục.

Theo chế độ này, thuyền viên ngoài 10 ngày nghỉ phép năm mỗi năm được nghỉ bù một số ngày liền như sau:

a) Tầu vận tải đường biển (kể cả tầu hút số 8).

- Thủy thủ nghỉ 12 ngày,

- Thuyền trưởng, máy trưởng, đốt lửa nghỉ 18 ngày.

b) Tầu vận tải đường sông, tầu cuốc, tầu phục vụ bến cảng:

- Thủy thủ nghỉ 6 ngày,

- Thuyền trưởng, máy trưởng, đốt lửa nghỉ 9 ngày.

Các tầu lớn không có máy trưởng thì máy nhất được nghỉ theo tiêu chuẩn của máy trưởng.

- Tầu nào vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng hàng năm hoặc chỉ tiêu kế hoạch ngày hoạt động hàng năm thì sẽ tùy theo mức độ vượt nhiều hay ít, toàn thể thuyền viên của tầu đó được nghỉ liền một số ngày như sau:

Vượt chỉ tiêu sản lượng hoặc chỉ tiêu về ngày hoạt động:

- Từ 1% đến 5%: được nghỉ 6 ngày (dưới 1% không tính).

- Từ 5,1% đến 10%: được nghỉ 10 ngày,

- Từ 10,1% đến dưới 20%: được nghỉ 15 ngày,

- Từ 20% trở lên: được nghỉ 20 ngày.

Chỉ tiêu kế hoạch sản lượng hàng năm cũng như chỉ tiêu kế hoạch về ngày hoạt động hàng năm của từng tầu do cơ quan trực tiếp quản lý tầu căn cứ vào quy định của Cục Vận tải đường thủy để xác định và công bố vào đầu năm.

Chỉ tiêu kế hoạch về ngày hoạt động hàng năm của tầu chỉ áp dụng đối với các tầu phục vụ không thể xác định được chỉ tiêu kế hoạch sản lượng. Trường hợp có thể xác định được chỉ tiêu kế hoạch sản lượng về vận tải hàng năm thì lấy chỉ tiêu kế hoạch sản lượng về vận tải làm căn cứ và không tính chỉ tiêu về ngày hoạt động hàng năm.

Do chỗ số ngày nghỉ tập trung nói ở điều này, sau khi tổng kết việc thực hiện kế hoạch hàng năm của từng tầu mới xác định được nên phải tính gộp vào số ngày nghỉ tập trung của năm sau để tổ chức nghỉ cho thuận tiện.

Trường hợp tầu ngừng hoạt động để sửa chữa trong một thời gian dài từ năm tháng trở lên mà thuyền viên phải tham gia sửa chữa thì số ngày nghỉ nói ở mục a, b, c, trong điều này không áp dụng.

Trường hợp tầu không đạt kế hoạch năm thì thủ trưởng, đơn vị có quyền giảm bớt số ngày nghỉ tập trung của thuyền trưởng và máy trưởng xuống ngang với số ngày nghỉ của thủy thủ (12 ngày khối tầu biển và 6 ngày khối tầu sông).

Để tiện cho công tác, đồng thời tiện cho các thuyền viên, việc nghỉ theo số ngày quy định trên có thể chia thành nhiều đợt, nhưng tiền phí tổn đi về và số ngày nghỉ thêm về đi đường nếu đường xa đi quá hai ngày thì được tính một lần trong năm.

Những ngày nghỉ tập trung, thuyền viên được hưởng đủ lương và phụ cấp khu vực (nếu có) như trong những ngày làm việc. Trường hợp vì điều kiện công tác không thể bố trí thuyền viên nghỉ tập trung được thì đơn vị phải trả lương cho anh chị em về những ngày nghỉ đó.

Việc nghỉ tập trung của thuyền trưởng và máy trưởng do cơ quan quản lý chịu trách nhiệm bố trí thời gian và cử người đến thay thế.

Việc nghỉ tập trung của những anh chị em thuyền viên khác do thuyền trưởng chịu trách nhiệm bố trí bằng hai cách. Một là vận động những anh em thuyền viên khác làm thêm ban để thay thế những người nghỉ. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý phải cấp tiền lương và phụ cấp khu vực nếu có để trả cho những người làm thêm. Hai là đề nghị cơ quan quản lý cử người về lần lượt thay thế anh chị em thuyền viên nghỉ.

Hàng năm cơ quan quản lý tầu có trách nhiệm dự trù đủ số kinh phí cần thiết để trả cho những người thay nghỉ tập trung theo đúng quy định nhưng phải giảm bớt số người thay nghỉ xuống mức thấp nhất. Chủ yếu chỉ dự trù đủ số người thay thế thuyền trường và máy trưởng, còn các chức vụ khác thì tranh thủ dùng biện pháp thuyền viên trong tầu tự thay nhau nghỉ là chính.

4. Những thuyền viên nào làm việc trong những ngày Quốc lễ thì được trả thêm một khoản phụ cấp sẽ định sau.

5. Từ nay về sau, cứ đầu tháng một mỗi năm, các cơ quan quản lý tầu phải công bố biểu định viên cho từng tầu. Biểu này định rõ chế độ ban kíp được áp dụng, số định viên và qũy tiên lượng của từng tầu. Biểu này do thuyền trưởng của từng tầu dự thảo, qua bộ môn lao động tiền lương của cơ quan quản lý tầu thẩm tra rồi trình thủ trưởng phê chuẩn công bố. Thuyền trưởng chịu trách nhiệm thực hiện đúng số định viên và quỹ tiền lương hàng năm đã được quy định cho từng tầu, đúng theo chế độ làm việc và nghỉ ngơi. Ngoài những trường hợp quy định, cơ quan quản lý trực tiếp không được cấp thêm quỹ tiền lương để trả tiền làm thêm giờ, thêm ban.

Hàng năm mỗi tầu phải có sổ ghi công theo dõi thì giờ làm việc và thì giờ nghỉ của từng thuyền viên.

6. Việc tổ chức nghỉ là cốt để đảm bảo sức khỏe cho thuyền viên sau một thời gian công tác mệt nhọc nên các đơn vị cần có kế hoạch hợp lý nhất để bố trí cho mọi người đều thực sự làm việc và thực sự nghỉ ngơi đủ số ngày tiểu chuẩn đã quy định trong từng năm.

Trước khi thực hiện Thông tư này, cần tính toán lại định viên cho sát, cải tiến chế độ ban kíp ở các tầu cũng như ở các tổ sà lan cho hợp lý,tránh mọi hiện tượng lãng phí về sức lao động. Cần làm cho mọi người nhận thức đúng đắn về làm việc và nghỉ ngơi, về nghĩa vụ và quyền lợi về lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài về lợi ích toàn bộ và lợi ích bộ phận xác định quan điểm coi tầu là nhà và nghỉ đây là nghỉ lao động sau một thời gian làm việc mệt nhọc, nên dù bất kỳ lúc nào, ở đâu có thể nghỉ được thì tranh thủ nghỉ. Cần hết sức coi trọng công tác chính trị, giáo dục tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần chủ nhân của mọi người, kịp thời phê phán những hiện tượng chỉ thấy khó khăn của ngành mình, không thấy khó khăn của các ngành khác, chú ý nhiều đến lợi ích mình hơn lợi ích xí nghiệp. Cần làm cho mọi người nhận rõ những khó khăn chung hiện nay trong việc tổ chức quản lý công tác vận chuyển, tầu bè hoạt động còn bị nhiều hạn chế khách quan, năng suất lao động chưa cao, thời gian lao động còn thấp, để mọi người nổ lực phấn đấu, đảm bảo đủ thời gian làm việc tiêu chuẩn, đưa năng suất lên cao, giá thành hạ xuống, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nước nhà.

Mặt khác, cần có kế hoạch đào tạo anh chị em thuyền viên biết làm nhiều việc ở dưới tầu, thực hiện khẩu hiệu “làm một việc, biết nhiều việc” để có thể dần dần thay thế nhau làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý nhất và tiết kiệm nhất.

7. Thông tư này áp dụng cho các anh chị em thuyền viên và những nhân viên khác làm việc trên các loại tầu, sà lan, ca-nô và những phương tiện vận tải khác, tương tự ở các Công ty vận tải đường biển, Công ty Tầu cuốc, bến cảng, các Công ty vận tải đường sông, không phân biệt xí nghiệp thuộc Trung ương hay địa phương quản lý, xí nghiệp quốc doanh hay công tư hợp doanh.

Những đơn vị nào số ngày hoạt động của phương tiện còn ít, thời gian làm việc tiêu chuẩn của thuyền viên còn quá thấp thì cần nghiên cứu chỉnh đốn lại tổ chức lao động, cải tiến chế độ ban, kíp cho hợp lý mới thực hiện chế độ nghỉ theo đúng quy định của Thông tư này.

Những điều quy định trước đây về chế độ nghỉ hàng năm cho thuyền viên trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

8. Cục Vận tải Đường thủy, Cảng Hải-phòng, các cơ quan Giao thông vận tải địa phương căn cứ vào những quy định trong Thông tư này có kế hoạch hướng dẫn các đơn vị thuộc ngành mình thực hiện, kịp thời phản ảnh về Bộ những thành quả và khó khăn.

 

 

BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI




Phan Trọng Tuệ

 

BẢNG KÊ SỐ NGÀY NGHỈ PHÂN TÁN HÀNG NĂM CỦA THUYỀN VIÊN

1. Tầu vận tải đường biển (kể cả tầu hút số 8).

- Thủy thủ nghỉ 69 – 22 = 47 ngày

- Thuyền trưởng, máy trưởng nghỉ 69 – 28 = 41 ngày,

- Đốt lửa nghỉ 71 – 28 = 43 ngày

2. Tầu vận tải đường sông, tầu cuốc và tầu phục vụ bến cảng:

- Thủy thủ nghỉ 61 – 16 = 53 ngày,

- Thuyền trưởng, máy trưởng nghỉ 69 – 19 = 50 ngày,

- Đốt lửa nghỉ 71 – 19 = 52 ngày.

Chú thích: Nếu tầu nào vượt kế hoạch thì năm sau thuyền viên của tầu đó được nghỉ tập trung thêm một số ngày theo quy định ở điểm c, điều 3. Như thế thì số ngày nghỉ phân tán của năm đó sẽ giảm bớt (ngày giảm bớt vừa bằng số ngày được nghỉ tập trung thêm).

Đối với số ngày nghỉ tập trung thêm trên đây nếu không bố trí nghỉ được, vẫn làm việc thì được trả lương những ngày nghỉ đó và số ngày nghỉ phân tán không thay đổi.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 309-LĐTL ngày 30/11/1962 quy định tạm thời về chế độ nghỉ hàng năm của thuyền viên do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.600

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.121.114
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!