BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
30/2016/TT-BYT
|
Hà Nội,
ngày 30 tháng 6 năm 2016
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BỨC XẠ TIA X - GIỚI HẠN LIỀU TIẾP XÚC BỨC XẠ
TIA X TẠI NƠI LÀM VIỆC
Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động
số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật số 68/2006/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày
31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản
lý môi trường y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư
quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bức xạ tia X - Giới hạn liều tiếp xúc bức
xạ tia X tại nơi làm việc.
Điều 1. Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về bức xạ tia X
Ban hành kèm theo Thông tư này QCVN
30/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bức xạ tia X - Giới hạn liều tiếp
xúc bức xạ tia X tại nơi làm việc.
Điều 2. Hiệu lực thi
hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01
tháng 12 năm 2016.
Điều 3. Trách nhiệm thi
hành
Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế,
Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
-
VPCP (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT CP);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Trung tâm YTDP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Trung tâm BVSKLĐ&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (để đăng bạ);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, K2ĐT, PC, MT.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
|
QCVN
30:2016/BYT
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BỨC XẠ TIA X - GIỚI HẠN LIỀU TIẾP XÚC BỨC XẠ TIA X TẠI
NƠI LÀM VIỆC
National
Technical Regulation on X- ray Radiation - Pemissible Exposure
Limits of X- ray Radiation in the Workplace
Lời nói đầu
QCVN 30:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động biên soạn, Cục Quản lý môi trường y
tế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 30/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
QUY CHUẨN KỸ
THUẬT QUỐC GIA VỀ BỨC XẠ TIA X - GIỚI HẠN LIỀU TIẾP XÚC BỨC XẠ TIA X TẠI NƠI
LÀM VIỆC
National
Technical Regulation on X- ray Radiation - Pemissible
Exposure Limits of X- ray Radiation in the Workplace
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều
chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn
liều tiếp xúc tối đa cho phép với bức xạ tia X tại nơi làm việc.
2. Đối tượng
áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan
quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường
lao động; các cá nhân, tổ chức có các hoạt động phát sinh bức xạ tia X nơi làm
việc.
Quy chuẩn này không áp dụng cho các đối
tượng được chẩn đoán, điều trị hoặc can thiệp bằng bức xạ tia X.
3. Giải thích
từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
3.1. Liều hấp thụ (Absorbed dose)
Là đại lượng vật lý cơ bản sử dụng cho
đánh giá liều bức xạ, được xác định theo công thức sau:
D = dE/dm
Trong đó:
+ D: Liều hấp thụ
+ dE: Năng lượng trung bình do bức xạ
ion hóa truyền cho một khối vật chất.
+ dm: Khối lượng của khối vật chất đó.
Đơn vị của liều hấp thụ là jun trên
kilôgam (J/kg) và được gọi là gray (Gy). 1J/kg = 1Gy
3.2. Liều tương đương (Equivalent
dose)
Là đại lượng dùng để đánh giá liều bức
xạ trong một tổ chức mô hoặc cơ quan của cơ thể người, được xác định theo công
thức sau:
HT,R
= DT,R x WR
Trong đó:
+ HT,R: Liều tương đương
+ DT,R: Liều hấp thụ do loại
bức xạ R gây ra, lấy trung bình trên cơ quan hoặc tổ chức mô T.
+ WR: Trọng số bức xạ của bức
xạ loại R.
Khi trường bức xạ gồm nhiều loại bức xạ
với các trọng số bức xạ WR khác nhau thì liều tương đương được xác định
theo công thức sau, trong đó tổng được lấy cho tất cả các loại bức xạ liên
quan:
Đơn vị của liều tương đương là jun
trên kilôgam (J/kg) và được gọi là sivơ (Sv). 1 J/kg = 1Sv.
3.3. Trọng số bức xạ (WR - Radiation
weighting factor)
Là các hệ số nhân đối với liều hấp thụ
dùng để tính hiệu quả tương đối của các loại bức xạ khác nhau trong việc gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
Bảng 1: Loại
bức xạ và trọng số bức xạ
Loại bức xạ
|
Trọng số bức
xạ (WR)
|
Photon với năng lượng bất kỳ
|
1
|
Hạt điện tử và các muon
|
1
|
Proton và các pion tích điện
|
2
|
Các hạt anpha, các mảnh phân hạch và
các ion nặng
|
20
|
3.4. Liều hiệu dụng (Effective dose)
Là tổng liều tương đương của từng mô
nhân với trọng số mô tương ứng tính cho tất cả các mô và cơ quan trong cơ thể,
được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
+ E: Liều hiệu dụng
+ HT: Liều tương đương của
mô T.
+ WT: Trọng số mô của mô T.
Tổng được lấy cho tất cả các mô và cơ quan trong cơ thể.
Đơn vị của liều hiệu dụng là jun trên
kilôgam (J/kg) và được gọi là sivơ (Sv).1J/kg = 1Sv
3.5. Trọng số mô (WT
-Tissue weighting
factor)
Là các hệ số nhân của liều tương đương
đối với một cơ quan hoặc tổ chức mô dùng cho mục đích an toàn bức xạ để tính độ
nhạy cảm bức xạ khác nhau của các cơ quan tổ chức mô đối với các hiệu ứng ngẫu
nhiên của bức xạ.
Bảng 2: Các
mô, cơ quan và trọng số mô
Tổ chức mô
hoặc cơ quan
|
Trọng số mô
(WT)
|
∑WT
|
Tủy xương (tủy đỏ), đại tràng, phổi,
dạ dày, vú, các mô còn lại*
|
0,12
|
0,72
|
Cơ quan sinh dục
|
0,08
|
0,08
|
Bàng quang, thực quản, gan, tuyến
giáp
|
0,04
|
0,16
|
Bề mặt xương, não, tuyến nước bọt,
da
|
0,01
|
0,04
|
Tổng cộng
|
|
1
|
* Các mô còn lại bao gồm tuyến thượng
thận, vùng ngoài ngực, túi mật, tim, thận, hạch bạch huyết, cơ, màng nhầy miệng,
lá lách, ruột non, tụy, tuyến ức, tuyến tiền liệt (đối với nam), tử cung (đối với
nữ).
3.6. Chiếu xạ nghề nghiệp
(Occupational exposure):
Là chiếu xạ đối với
cá nhân xảy ra trong quá trình tiến hành công việc bức xạ, ứng phó sự cố bức xạ,
hạt nhân, làm việc tại nơi có nồng độ khí Radon - 222 vượt quá 1.000 Becơren
trong 1 mét khối không khí (1000Bq/m3) hoặc tiến hành thẩm định,
thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở có tiến hành công việc bức xạ, không tính đến
chiếu xạ bị loại
trừ (như K - 40 trong cơ thể người, tia vũ trụ trên mặt đất...) và chiếu xạ từ
những công việc bức xạ, nguồn bức xạ được miễn trừ và chiếu xạ y tế.
3.7. Chiếu xạ công chúng (Public
exposure):
Là chiếu xạ đối với công chúng do công
việc bức xạ đã được cấp giấy phép gây ra và chiếu xạ trong trường hợp sự cố bức
xạ, hạt nhân trừ chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ y tế và chiếu xạ từ phông bức xạ
tự nhiên tại địa phương.
3.8. Nhân viên bức xạ (Radiation
staff): Là nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát và khu vực giám sát.
3.9. Khu vực kiểm soát (Controlled
area): Là nơi phải áp dụng các biện pháp bảo vệ và các quy định an toàn đặc biệt
nhằm kiểm soát sự chiếu xạ hoặc ngăn ngừa nhiễm bẩn phóng xạ lan rộng trong điều
kiện làm việc bình thường, ngăn ngừa hoặc hạn chế mức độ chiếu xạ tiềm ẩn.
3.10. Khu vực giám sát (Supervised
area): Là nơi các điều kiện chiếu xạ luôn được theo dõi mặc dù không cần thiết
phải có các biện pháp bảo vệ và các quy định an toàn đặc biệt như đối với khu vực
kiểm soát.
3.11. Nhiễm xạ bề mặt (Surface
contamination): Là sự nhiễm xạ bởi các chất phóng xạ trên bề mặt hoặc bên trong
của đối tượng nghiên cứu.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
1. Giá trị giới hạn liều tiếp xúc tối
đa cho phép trong một năm đối với chiếu xạ tia X nghề nghiệp và công chúng được
quy định trong bảng 3.
Bảng 3. Giá
trị giới hạn liều tiếp xúc tối đa cho phép trong một năm
(Đơn vị tính bằng
mSv/năm)
Loại liều
và đối tượng áp dụng
|
Nhân viên bức
xạ
|
Người học
việc, học nghề, sinh viên từ 16 - 18 tuổi
|
Công chúng
|
Liều hiệu dụng toàn thân
|
20
|
6
|
1
|
Liều tương đương đối với thủy tinh
thể của mắt
|
20
|
20
|
15
|
Liều tương đương đối với tay, chân,
da
|
500
|
150
|
50
|
- Liều hiệu dụng toàn thân đối với
nhân viên bức xạ 20mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm làm việc
liên tục. Trong một năm riêng lẻ có thể lên tới 50mSv, nhưng phải đảm bảo liều
trung bình trong 5 năm đó không quá 20mSv/năm.
- Liều tương đương đối với thể thủy tinh
của mắt nhân viên bức xạ là 20mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm
làm việc liên tục. Trong một năm riêng lẻ có thể lên tới 50mSv, nhưng phải đảm
bảo liều trung bình trong 5 năm đó không quá 20mSv/năm.
- Giới hạn liều tương đương đối với da
là giá trị được lấy trung bình trên 1 cm2 của vùng da bị chiếu xạ
nhiều nhất.
2. Giá trị giới hạn liều tiếp xúc tối
đa cho phép đối với chiếu xạ tia X theo suất liều tương đương được quy định
trong bảng 4.
Bảng 4. Giá
trị giới hạn liều tiếp xúc tối đa cho phép theo suất liều tương đương tính theo
mSV/h
Loại liều
và đối tượng áp dụng
|
Nhân viên bức
xạ
|
Người học
việc, học nghề, sinh viên từ 16 - 18 tuổi
|
Công chúng
|
Liều hiệu dụng toàn thân
|
10,0
|
3,0
|
0,5
|
Liều tương đương đối với thủy tinh
thể của mắt
|
10,0
|
10,0
|
7,5
|
Liều tương đương đối với tay, chân,
da
|
250,0
|
75,0
|
25,0
|
3. Giá trị giới hạn cho phép suất liều
tương đương khi thiết kế, thanh tra, kiểm tra phòng làm việc liên quan đến bức
xạ tia X được quy định trong bảng 5.
Bảng 5. Giá
trị giới hạn suất liều tương đương cho phòng đặt thiết bị phát bức xạ tia X
Vị trí
|
Suất liều
tương đương (mSv/h)
|
Trong phòng điều khiển hoặc nơi đặt
tủ điều khiển của thiết bị phát bức xạ tia X.
|
10,0
|
Các vị trí ngoài phòng đặt thiết bị
phát bức xạ tia X (nơi công chúng đi lại, người ngồi chờ, các phòng làm việc
lân cận)
|
0,5
|
Ghi chú: Giá trị giới hạn không tính
phông bức xạ tự nhiên
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC
ĐỊNH
Phương pháp đo bức xạ tia X thực hiện
như sau:
1. Nguyên lý đo:
Các thiết bị đo bức xạ tia X dựa trên
các nguyên lý sau:
- Buồng ion hóa.
Bức xạ tia X đi qua một số hơi khí sẽ
bị ion hóa tạo thành các ion (+) và các ion (-); nếu có một hiệu điện thế giữa
hai cực thì các ion (+) sẽ chạy về anôt và các ion (-) sẽ chạy về catôt và tạo
thành dòng điện làm thay đổi điện thế. Đo dòng điện này sẽ tính được mức độ
phóng xạ.
Cấu tạo: Buồng ion hóa là một ống kim
loại hay phủ kim loại, thể tích vài cm3 đến vài trăm dm3
(càng lớn càng nhạy); thành ống là cực âm, sợi kim loại xuyên giữa là cực dương
được nối với các cực tương ứng của nguồn điện và một vi điện kế. Buồng ion hóa
chỉ sử dụng được một thời gian, hơi khí bị ion hóa dần dần bị phá hủy hết.
- Ống đếm nhấp nháy
Một số chất khi bị tia X chiếu qua sẽ
phát quang, ánh sáng đó rất yếu nên phải khuyếch đại rồi chuyển quang năng
thành điện năng và được đo bằng một vi điện kế.
Một số chất phát quang thường dùng:
+ Sunphua kẽm để đo bức xạ anpha.
+ Anthracen để đo bức xạ beta.
+ Natri iodua để đo bức xạ gamma.
+ Liti iodua để đo bức xạ neutron.
- Nhiệt phát quang (TLD).
Dùng một tấm kính phủ một lớp
metaphotphat bạc và những tinh thể canxi florua (CaF2) hay liti florua
(LiF); nếu nung nóng tấm kính đó khi đã bị chiếu bức xạ tia X nó sẽ phát ra ánh
sáng. Đo ánh sáng đó bằng quang kế sẽ biết mức độ chiếu xạ tia X. Phương pháp
này dùng rộng rãi trong đo liều cá nhân. Nhược điểm là phải có máy đọc kết quả.
- Phim ảnh.
Các bức xạ tia X làm đen phim ảnh. Độ
đen của phim tỷ lệ với liều chiếu của tia X.
2. Đo độ phóng xạ và nhiễm xạ môi trường
2.1. Thiết bị đo
- Thiết bị đo phải đáp ứng các quy định
của pháp luật về đo lường và dùng các máy đo liều suất, suất liều tương đương dựa
trên nguyên lý buồng ion hóa, ống đếm nhấp nháy.
2.2. Chỉ định đo
Cơ sở sử dụng bức xạ tia X phải tiến
hành đo kiểm xạ môi trường theo các quy định sau:
- Đo kiểm xạ môi trường làm việc và
xác lập các mức điều tra khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc
bức xạ tia X.
- Định kỳ hằng năm kiểm tra mức bức xạ
tia X tại các khu vực kiểm soát và giám sát.
2.3. Vị trí đo
Cần đo tất cả các vị trí của những người
làm việc trực tiếp với tia X và vị trí của những đối tượng xung quanh như liệt kê
trong Bảng 5.
Đo đánh giá hiệu quả của các phương tiện
phòng hộ chung cũng như phòng hộ cá nhân.
2.4. Nguyên tắc chung khi sử dụng thiết
bị:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy.
- Xem đơn vị đo của thiết bị có phù hợp
với mục đích đo hay không, khi cần nên tính đổi đơn vị đo cho phù hợp.
- Xem năng lượng đáp ứng của máy có
phù hợp với năng lượng bức xạ định đo hay không. Ví dụ nếu đo tia X dùng trong
X quang chẩn đoán, máy phải đo được tia có năng lượng bằng và cao hơn 30keV;
- Xem giới hạn đo và giới hạn chịu đựng
liều của máy để tránh đo nơi có liều vượt quá giới hạn của máy.
- Khi đo một nguồn phát tia X đã biết
nên để thang đo ở mức cao nhất rồi hạ thấp dần để tránh hỏng máy.
- Bảo quản thiết bị nơi khô, mát. Tối thiểu
chuẩn máy đo 1 lần/1năm.
IV. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
1. Các cơ sở có người lao động tiếp
xúc với bức xạ tia X phải định kỳ đo kiểm liều, suất liều bức xạ tia X tối thiểu
1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao
động, Luật năng lượng nguyên tử.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp
đầy đủ liều kế cá nhân, phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên bức xạ tia X
phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật An toàn, vệ sinh
lao động.
3. Nếu liều bức xạ tia X tại nơi làm
việc vượt mức giới hạn cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các
giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người tiếp xúc.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho
phần Bức xạ tia X - Giới hạn cho phép trong Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban
hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y
tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển
khai và tổ chức việc thực hiện quy chuẩn này.
3. Căn cứ thực tiễn yêu cầu quản lý, Cục
Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp.
4. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc
gia, tiêu chuẩn quốc tế về bức xạ ion hóa được viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại các văn bản mới.