BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 29/2022/TT-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 12 năm 2022
|
THÔNG
TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC THÀNH LẬP, GIẢI THỂ; TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG, KHUNG DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ ĐỊNH MỨC SỐ NGƯỜI LÀM VIỆC; NỘI
QUY, QUY CHẾ; MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC CHUYÊN
NGÀNH QUẢN HỌC VIÊN; TRANG PHỤC CỦA VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ CAI
NGHIỆN MA TÚY CÔNG LẬP
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 30 tháng 3 năm
2021;
Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 09 năm
2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm
2020 của Chính phủ quy định vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong
đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm
2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm
2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm
2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức,
viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 117/2016/NĐ-CP
ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12
năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức,
viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm
2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật
Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;
Trên cơ sở ý kiến
thống nhất của Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội;
Bộ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn việc thành lập, giải thể;
tổ chức hoạt động, khung danh mục vị trí việc làm và định mức số người làm
việc; nội quy, quy chế; mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên
chức chuyên ngành quản học viên; trang phục của viên chức, người lao động tại
cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
Chương
I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
1. Việc thành lập,
giải thể, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động, khung danh mục vị trí việc
làm và định mức số người làm việc của cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
2. Xây dựng nội quy,
quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy công lập; nội quy, quy chế mẫu, gồm: nội
quy của cơ sở cai nghiện ma túy công lập; quy chế quản lý, đánh giá kết quả học
tập, cai nghiện và khen thưởng, kỷ luật đối với người cai nghiện; quy chế thăm
gặp người thân, nhận gửi thư, nhận tiền, quà của người cai nghiện.
3. Mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng và nội dung, hình thức
xét thăng hạng, bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên
ngành quản học viên của cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
4. Trang phục, việc
quản lý, sử dụng trang phục của viên chức, người lao động tại cơ sở cai nghiện
ma túy công lập.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
1. Cơ sở cai nghiện
ma túy công lập.
2. Viên chức, người
lao động làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
3. Người cai nghiện
ma túy, gia đình người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
4. Các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan khác.
Điều 3. Thành lập cơ
sở cai nghiện ma túy công lập
1. Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định thành lập cơ sở sở cai nghiện ma túy công lập; quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ sở cai nghiện ma túy
công lập theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP
ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn
vị sự nghiệp công lập và phù hợp với quy hoạch phát triển ngành được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc thành lập cơ
sở cai nghiện ma túy công lập phải đảm bảo điều kiện quy định tại khoản
1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và điều kiện quy định tại Điều 6, 7, 8 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm
2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma
túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
3. Trình tự, thủ tục
thành lập cơ sở cai nghiện ma túy công lập thực hiện theo quy định tại Nghị
định số 120/2020/NĐ-CP.
Điều 4. Giải thể cơ
sở cai nghiện ma túy công lập
1. Việc giải thể cơ
sở cai nghiện ma túy công lập được thực hiện khi có một trong các điều kiện quy
định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
2. Cơ sở cai nghiện
ma túy công lập chỉ thực hiện giải thể sau khi hoàn thành nghĩa vụ về tài
chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên
quan (nếu có) và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.
3. Trình tự, thủ tục
giải thể cơ sở cai nghiện ma túy công lập thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 120/2020/NĐ-CP.
Chương
II
TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG, KHUNG DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, ĐỊNH MỨC SỐ NGƯỜI LÀM VIỆC CỦA
CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY CÔNG LẬP
Điều 5. Chức năng của
cơ sở cai nghiện ma túy công lập
1. Tổ chức cai nghiện
ma túy cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc
theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, người
từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc
theo Luật Phòng, chống ma túy.
2. Quản lý người
nghiện ma túy đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm
hành chính và Luật Phòng, chống ma túy.
3. Cung cấp các dịch
vụ cai nghiện ma túy đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện.
4. Thực hiện việc xác
định tình trạng nghiện ma túy.
Điều 6. Nhiệm vụ,
quyền hạn
1. Tổ chức cai nghiện
ma túy cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc
tại cơ sở:
a) Xây dựng và tổ
chức thực hiện quy trình cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật đối với
người cai nghiện bắt buộc và quy trình cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy đối
với người cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Tiếp nhận, phân
loại đối tượng; tư vấn, xây dựng kế hoạch cai nghiện cho người cai nghiện ma
túy;
c) Tổ chức các hoạt
động điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các
bệnh lý khác, hỗ trợ phục hồi sức khỏe thể chất, tâm thần và các chức năng khác
cho người cai nghiện ma túy;
d) Triển khai các
hoạt động giáo dục, tư vấn, trị liệu, phục hồi chức năng về hành vi, nhân cách
và các rối loạn khác đối với người cai nghiện ma túy;
đ) Tổ chức các hoạt
động lao động trị liệu, dạy nghề hoặc phối hợp các trung tâm hoặc cơ sở đủ điều
kiện tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề cho người cai nghiện theo quy định của pháp luật,
gắn với việc thực hiện các dự án việc làm, giảm nghèo, các chương trình kinh tế
- xã hội khác phù hợp với điều kiện, cơ cấu kinh tế đặc thù của địa phương;
hướng nghiệp cho người sau cai nghiện tìm việc làm, tạo việc làm, thích nghi
với đời sống xã hội khi trở về cộng đồng;
e) Tổ chức lớp học
văn hóa cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
g) Kết nối, tư vấn
tuyên truyền, vận động người sau cai nghiện tham gia chương trình quản lý sau
cai nghiện phù hợp để được hỗ trợ về sinh kế và các hỗ trợ xã hội khác; hướng
dẫn, tư vấn cho gia đình người sau cai nghiện về quản lý, giáo dục người sau
cai nghiện tại gia đình và cộng đồng;
h) Đánh giá kết quả
thực hiện kế hoạch cai nghiện theo các mục tiêu; đánh giá tình trạng sức khỏe
thể chất, tâm thần của người cai nghiện ma túy; trang bị kiến thức, kỹ năng cần
thiết giúp người cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng.
2. Quản lý người
nghiện ma túy đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Phòng, chống ma túy:
a) Tiếp nhận, quản lý
người nghiện ma túy đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Tổ chức điều trị
hội chứng cai, điều trị rối loạn tâm thần và các bệnh khác;
c) Thực hiện các hoạt
động giáo dục, tư vấn cho người đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Thực hiện việc xác
định tình trạng nghiện theo đề nghị của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Thực hiện các hoạt
động cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy đối với người tự nguyện cai nghiện:
a) Tiếp nhận, phân
loại, tư vấn xây dựng kế hoạch cai nghiện ma túy theo quy trình và các dịch vụ
cai nghiện ma túy tại cơ sở;
b) Tổ chức thực hiện
nhiệm vụ xác định tình trạng nghiện ma túy, cai nghiện ma túy tại cơ sở và tại
cộng đồng;
c) Kết nối, tư vấn hỗ
trợ chuyên môn, kỹ thuật về cai nghiện ma túy cho đơn vị, cơ sở cung cấp dịch
vụ cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng; phối hợp với các cơ quan liên
quan tuyên truyền, vận động người sử dụng, người nghiện ma túy tham gia chương
trình can thiệp, điều trị, cai nghiện phù hợp.
5. Tư vấn các biện
pháp quản lý sau cai tại nơi cư trú, biện pháp phòng, chống tái nghiện và các
chính sách hỗ trợ hòa nhập cộng đồng; kết nối, tư vấn các dịch vụ hỗ trợ tại
cộng đồng đối với người sau cai nghiện ma túy.
6. Tổ chức quản lý,
chăm sóc, tư vấn điều trị cho người cai nghiện ma túy nhiễm HIV/AIDS; thông
tin, giáo dục, truyền thông và triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
tại cơ sở.
7. Cử viên chức và
người lao động của cơ sở tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về
chuyên môn, nghiệp vụ về xác định tình trạng nghiện ma túy, cai nghiện ma túy;
phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tập huấn, bồi dưỡng cập
nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về tư vấn, cai nghiện ma túy cho người làm
công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng theo quy định của cấp có
thẩm quyền tại địa phương.
8. Phối hợp các cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu, tham gia
nghiên cứu, tổ chức thực nghiệm các mô hình, phương pháp điều trị, cai nghiện,
phục hồi hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy và các hoạt động lao động,
lao động trị liệu theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức quản lý,
bảo vệ môi trường tại cơ sở cai nghiện ma túy và địa bàn trú đóng; lồng ghép
việc thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường với các chương trình, kế hoạch
và hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy; thực hiện công tác phòng, chống dịch
bệnh tại cơ sở theo quy định.
10. Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan ở địa phương tổ chức quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật
tự, an toàn tại cơ sở và địa bàn trú đóng; phòng, chống thẩm lậu ma túy vào cơ
sở.
11. Thực hiện chế độ
thống kê, báo cáo; xây dựng, tổng hợp, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về cai
nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện quản lý
nhân lực, tài chính, tài sản theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
13. Tổ chức, cung cấp
các dịch vụ phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho người cai nghiện ma túy và hoạt
động thăm gặp người thân của người cai nghiện ma túy.
14. Thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Điều 7. Tổ chức cơ sở
cai nghiện ma túy công lập
1. Lãnh đạo của cơ sở
cai nghiện ma túy công lập:
a) Cơ sở cai nghiện
ma túy công lập có Giám đốc và các Phó Giám đốc theo quy định của pháp luật;
b) Việc bổ nhiệm Giám
đốc, Phó Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy công lập theo phân cấp hoặc ủy quyền
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật. Việc miễn
nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho thôi chức vụ, nghỉ hưu
và thực hiện các chế độ chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc cơ sở cai
nghiện ma túy công lập thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Các phòng chuyên
môn thực hiện các lĩnh vực công tác thuộc cơ sở cai nghiện ma túy:
a) Căn cứ chức năng,
nhiệm vụ, cơ sở cai nghiện ma túy thành lập các phòng chuyên môn theo quy định
của pháp luật đảm bảo bao quát các lĩnh vực được giao về điều trị, cai nghiện
ma túy;
b) Việc thành lập các
phòng chuyên môn để tổ chức thực hiện các giai đoạn của quy trình cai nghiện
phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 6, 7, 8 Nghị
định số 116/2021/NĐ-CP và đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
3. Các đơn vị trực
thuộc cơ sở cai nghiện ma túy công lập (nếu có):
a) Đơn vị (cơ sở)
cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại các quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
b) Các khu, đội thực
hiện việc quản lý, điều trị, cai nghiện, hỗ trợ phục hồi, lao động trị liệu cho
người cai nghiện ma túy.
4. Căn cứ vào tính
chất, đặc điểm, số lượng người cai nghiện, điều kiện cơ sở vật chất và trình độ
quản lý, cơ sở cai nghiện ma túy công lập xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn
cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định
của pháp luật.
Điều 8. Khung danh mục
vị trí việc làm trong cơ sở cai nghiện ma túy công lập
1. Vị trí việc làm
lãnh đạo, quản lý:
a) Giám đốc;
b) Phó Giám đốc;
c) Trưởng phòng;
d) Phó Trưởng phòng;
đ) Trưởng khu, Đội
trưởng, Trưởng cơ sở cung cấp dịch vụ.
2. Vị trí việc làm
chức danh nghề nghiệp chuyên ngành:
a) Quản học viên
chính (Quản học viên hạng II);
b) Quản học viên
(Quản học viên hạng III);
c) Quản học viên
trung cấp (Quản học viên hạng IV);
d) Vị trí việc làm
chức danh nghề nghiệp chuyên ngành thuộc lĩnh vực khác (y tế, dược, công tác xã
hội, tâm lý, sư phạm, luật, kinh tế và các ngành khác phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của cơ sở).
3. Vị trí việc làm
chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung:
a) Hành chính, tổng
hợp, quản trị văn phòng;
b) Tổ chức cán bộ;
c) Kế hoạch tài
chính;
d) Văn thư, thủ quỹ;
đ) Vị trí việc làm
chuyên môn dùng chung khác (nếu có).
4. Vị trí việc làm hỗ
trợ, phục vụ:
a) Lái xe, bảo vệ cơ
quan;
b) Nhân viên dinh
dưỡng, nấu ăn;
c) Nhân viên vệ sinh.
5. Cơ cấu chức danh
nghề nghiệp:
a) Tỷ lệ của từng
nhóm vị trí việc làm trong tổng số lượng người làm việc tại cơ sở cai nghiện ma
túy công lập như sau:
TT
|
Vị
trí việc làm
|
Tỷ
lệ (%)
|
I
|
Nhóm chức danh nghề
nghiệp chuyên ngành quản học viên
|
40-60
|
1
|
Quản học viên chính
(Quản học viên hạng II)
|
1-5
|
2
|
Quản học viên (Quản
học viên hạng III)
|
29-40
|
3
|
Quản học viên trung
cấp (Quản học viên hạng IV)
|
10-15
|
II
|
Nhóm chức danh nghề
nghiệp chuyên ngành thuộc lĩnh vực khác (y tế, dược, công tác xã hội, tâm lý,
sư phạm, luật, kinh tế và các ngành khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
cơ sở)
|
20-25
|
III
|
Nhóm chức danh nghề
nghiệp chuyên môn dùng chung
|
5-10
|
IV
|
Nhóm hỗ trợ, phục
vụ (gồm cả hợp đồng lao động)
|
3-5
|
b) Căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, hàng năm cơ sở cai nghiện ma túy xây dựng vị trí việc làm, báo
cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố giao quản lý trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy
định của pháp luật.
Điều 9. Định mức số
người làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập
1. Cơ sở cai nghiện
ma túy công lập căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn
vị, mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng
phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để
xây dựng Đề án vị trí việc làm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Số người làm việc
tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020
của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự
nghiệp công lập và quy mô tiếp nhận người cai nghiện ma túy của cơ sở, đảm bảo
nguyên tắc 01 (một) người quản lý, tư vấn, giáo dục, điều trị, dạy nghề cho tối
đa 07 (bảy) người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy.
3. Số lượng người làm
việc đối với vị trí việc làm quy định tại điểm a, b khoản 1, khoản
3, 4 Điều 8 của Thông tư này không bao gồm trong định mức số lượng người
làm việc quy định tại khoản 2 Điều này.
Chương
III
NỘI
QUY, QUY CHẾ CỦA CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY CÔNG LẬP
Điều
10. Nội quy, quy chế tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập
1. Giám đốc cơ sở cai
nghiện ma túy công lập chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các nội
quy, quy chế sau:
a)
Nội quy của cơ sở cai nghiện ma túy công lập theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I Thông
tư này;
b)
Quy chế quản lý, đánh giá, xếp loại kết quả học tập, cai nghiện và khen thưởng,
kỷ luật đối với người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập
theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I Thông tư này;
c)
Quy chế thăm gặp, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà và liên lạc của người cai
nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I
Thông tư này.
2. Ngoài các nội quy,
quy chế trên, Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy công lập căn cứ tình hình thực
tế, yêu cầu quản lý, điều hành của đơn vị để tổ chức xây dựng, ban hành các nội
quy, quy chế khác, đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu quy định tại Điều
11, 12 Thông tư này.
Điều
11. Nguyên tắc, yêu cầu trong việc xây dựng nội quy, quy chế
1. Việc xây dựng, nội
dung nội quy, quy chế phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất với
các quy định của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm
hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy và các văn
bản pháp luật khác có liên quan.
2. Các nội quy, quy
chế phải bám sát và cụ thể hóa quy trình, dịch vụ cai nghiện ma túy, phù hợp
với tổ chức bộ máy, viên chức, người lao động và thực tiễn quản lý, điều hành
của cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
3. Nội dung nội quy,
quy chế phải minh bạch, quy định rõ trách nhiệm, nội dung công việc của cá
nhân, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện; bảo đảm các quyền,
lợi ích của người cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.
Điều
12. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế
1. Căn cứ quy định
tại Điều 10, 11 Thông tư này và thực tiễn hoạt động của cơ
sở, Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy công lập xác định nội dung nội quy, quy
chế; tổ chức xây dựng nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy.
2. Giám đốc cơ sở cai
nghiện ma túy tổ chức phổ biến, quán triệt nội quy, quy chế đến toàn thể viên
chức, người lao động, người cai nghiện trong đơn vị để thực hiện.
3. Các nội quy, quy
chế sau khi ban hành phải được niêm yết công khai tại các địa điểm phù hợp, bảo
đảm viên chức, người lao động, người cai nghiện, gia đình, người thân của người
cai nghiện có thể tiếp cận, đọc, hiểu nội quy, quy chế.
Chương
IV
MÃ
SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP, ĐIỀU KIỆN THI HOẶC XÉT THĂNG HẠNG VÀ NỘI
DUNG, HÌNH THỨC XÉT THĂNG HẠNG, BỔ NHIỆM VÀ XẾP LƯƠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH QUẢN HỌC VIÊN
Mục 1. CHỨC DANH, MÃ
SỐ, TIÊU CHUẨN CHUNG CỦA VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH QUẢN HỌC VIÊN
Điều
13. Chức danh, mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản học viên
Chức danh nghề nghiệp
viên chức chuyên ngành quản học viên của cơ sở cai nghiện ma túy công lập bao
gồm:
1. Quản học viên chính (Quản học viên hạng
II)
|
Mã số: V.09.05.01.
|
2. Quản học viên (Quản học viên hạng III)
|
Mã số: V.09.05.02.
|
3. Quản học viên trung cấp (Quản học viên
hạng IV)
|
Mã số: V.09.05.03.
|
Điều
14. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành quản học
viên
1. Tâm huyết với công
việc, tôn trọng, cởi mở, đoàn kết, đồng cảm và chia sẻ với đồng nghiệp trong
hoạt động nghề nghiệp; luôn thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người
viên chức trong hoạt động nghề nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người cai nghiện, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công
việc, đặt việc tư vấn, giáo dục, giúp đỡ người cai nghiện thay đổi hành vi,
nhân cách, cai nghiện và hòa nhập cộng đồng là mục tiêu quan trọng nhất trong
hoạt động nghề nghiệp; tôn trọng, khuyến khích, hỗ trợ người cai nghiện; không
lợi dụng mối quan hệ nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân ảnh hưởng đến việc cai
nghiện của người cai nghiện ma túy.
3. Thường xuyên học
tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về cai nghiện ma túy; thực hiện
đúng nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện, của ngành.
Mục 2. TIÊU CHUẨN
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH QUẢN HỌC VIÊN
Điều
15. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành quản học
viên chính - Mã số: V.09.05.01
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì hoặc tham
gia xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung tài liệu hướng dẫn các hoạt động
theo quy trình cai nghiện ma túy;
b) Chủ trì hoặc tham
gia xây dựng các nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy; đề xuất các biện
pháp quản lý, giám sát người cai nghiện thực hiện nội quy, quy chế của cơ sở
cai nghiện ma túy;
c) Chủ trì hoặc tham
gia xây dựng các chương trình hoạt động ngoại khóa và chính khóa cho người cai
nghiện ma túy;
d) Trực tiếp tổ chức
hướng dẫn người cai nghiện thực hiện lịch sinh hoạt, học tập, lao động, lao
động trị liệu và các hoạt động khác theo nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện
ma túy;
đ) Trực tiếp tổ chức
xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động theo quy trình cai nghiện ma túy.
2. Tiêu chuẩn về
trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp
đại học trở lên với chuyên ngành luật, kinh tế, tâm lý, khoa học xã hội, nhân
văn, sư phạm;
b) Có chứng chỉ hoặc
chứng nhận đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về tư vấn, điều trị, cai
nghiện ma túy do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo khung chương trình do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
3. Tiêu chuẩn về năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Có năng lực chủ
trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ công tác quản học
viên;
b) Có năng lực tổ
chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ về công tác quản học viên;
c) Có năng lực tổng
hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ để có những đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ về công tác quản học viên;
d) Có khả năng hướng
dẫn nghiệp vụ công tác quản học viên phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.
Điều
16. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành quản học
viên - Mã số: V.09.05.02
1. Nhiệm vụ:
a) Tổ chức xây dựng
kế hoạch triển khai các hoạt động theo quy trình cai nghiện ma túy;
b) Đề xuất xây dựng
kế hoạch, chương trình, nội dung tài liệu hướng dẫn các hoạt động theo quy
trình cai nghiện ma túy;
c) Đề xuất xây dựng
các nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy; đề xuất các biện pháp quản
lý, giám sát người cai nghiện thực hiện nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện
ma túy;
d) Tổ chức thực hiện
các hoạt động sinh hoạt chuyên đề về tìm hiểu pháp luật, học nội quy, quy chế,
văn hóa thể thao cho người cai nghiện;
đ) Tổ chức hướng dẫn
người cai nghiện thực hiện lịch sinh hoạt, học tập, lao động, lao động trị liệu
và các hoạt động khác theo nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy.
2. Tiêu chuẩn về
trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp
đại học trở lên với chuyên ngành luật, kinh tế, tâm lý, khoa học xã hội, nhân
văn, sư phạm;
b) Có chứng chỉ hoặc
chứng nhận đào tạo bồi dưỡng kiến thức cơ bản về tư vấn, điều trị, cai nghiện
ma túy do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo khung chương trình do Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội ban hành.
3. Tiêu chuẩn về năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Có khả năng độc
lập, thực hiện thành thạo các phương pháp, nghiệp vụ quản học viên cai nghiện
ma túy;
b) Có khả năng nắm
bắt lý thuyết và phương pháp thực hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về
công tác quản học viên;
c) Có khả năng chủ
trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về
công tác quản học viên, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thực hiện nhiệm vụ
được giao;
d) Có khả năng hướng
dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực quản học viên.
Điều
17. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành quản học
viên trung cấp - Mã số: V.09.05.03
1. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện một số
nghiệp vụ có yêu cầu đơn giản về công tác tổ chức quản lý người cai nghiện ma
túy theo quy định;
b) Tham gia xây dựng
nội quy, quy chế quản lý người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy theo quy
định;
c) Hướng dẫn triển
khai thực hiện nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy;
d) Tham gia xây dựng
các chương trình hoạt động ngoại khóa và chính khóa về nội dung, thời gian sinh
hoạt, học tập, các hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi giải trí, lao động, lao
động trị liệu cho người cai nghiện ma túy;
đ) Trực tiếp thực
hiện lịch sinh hoạt, học tập, lao động, lao động trị liệu và các hoạt động khác
theo nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy.
2. Tiêu chuẩn về
trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp
trung cấp trở lên với chuyên ngành luật, kinh tế, tâm lý xã hội, khoa học xã
hội, nhân văn, sư phạm;
b) Có chứng chỉ hoặc
chứng nhận đào tạo bồi dưỡng kiến thức cơ bản về tư vấn, điều trị, cai nghiện
ma túy do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo khung chương trình do Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội ban hành.
3. Tiêu chuẩn về năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Có khả năng độc
lập, thực hiện thành thạo các phương pháp, nghiệp vụ quản học viên cai nghiện
ma túy;
b) Có khả năng làm
việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác quản học viên;
c) Có khả năng hướng
dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm trong lĩnh vực quản học viên;
d) Có kỹ năng phối
hợp với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về
công tác quản học viên.
Mục 3. NGUYÊN TẮC, ĐIỀU
KIỆN THI HOẶC XÉT THĂNG HẠNG VÀ NỘI DUNG, HÌNH THỨC XÉT THĂNG HẠNG VIÊN CHỨC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN HỌC VIÊN
Điều
18. Căn cứ, nguyên tắc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng viên chức chuyên ngành
quản học viên
1. Việc cử viên chức
chuyên ngành quản học viên tham dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù
hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công
lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Viên chức chuyên
ngành quản học viên được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều
kiện theo quy định của pháp luật.
3. Việc tổ chức thi
hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản học viên
phải bảo đảm theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và
đúng pháp luật.
4. Kết quả thi hoặc
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản học viên không
được bảo lưu cho các kỳ thi hoặc xét thăng hạng lần sau.
Điều
19. Điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ quản học viên
lên quản học viên chính
1. Điều kiện thi
thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
a) Đáp ứng tiêu
chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định
số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
b) Đáp ứng tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp quản học viên chính quy định tại Điều 15 Thông
tư này;
c) Có thời gian giữ
chức danh nghề nghiệp quản học viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không
kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian giữ ngạch công chức
hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương với chức danh nghề nghiệp quản
học viên thì thời gian hiện giữ chức danh nghề nghiệp quản học viên tối thiểu
01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng
hạng.
2. Điều kiện xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Đáp ứng đủ các điều
kiện quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có ít nhất 01 công
trình nghiên cứu về lĩnh vực cai nghiện ma túy hoặc các lĩnh vực có liên quan:
chủ trì xây dựng đề án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh trở lên về công tác
cai nghiện ma túy được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu;
tác giả của bài báo khoa học về cai nghiện ma túy đã công bố trên tạp chí khoa
học được tính điểm; tác giả của sáng kiến về lĩnh vực cai nghiện ma túy áp dụng
có hiệu quả vào hoạt động của cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận;
biên soạn sách về lĩnh vực cai nghiện ma túy và các lĩnh vực có liên quan đã
được xuất bản;
b) Có Bằng khen của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên về thành tích trong công tác cai
nghiện ma túy.
Điều
20. Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ quản học viên trung cấp
lên quản học viên
1. Việc thăng hạng
chức danh nghề nghiệp từ quản học viên trung cấp lên quản học viên thực hiện
thông qua hình thức xét thăng hạng.
2. Điều kiện xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
a) Đáp ứng tiêu
chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định
số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
b) Đáp ứng tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp quản học viên quy định tại Điều 16 Thông
tư này;
c) Có thời gian giữ
chức danh nghề nghiệp quản học viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở
lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian giữ ngạch
công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương với chức danh nghề
nghiệp quản học viên trung cấp thì thời gian hiện giữ chức danh nghề nghiệp
quản học viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời
hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Điều
21. Hồ sơ, hình thức, nội dung thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
viên chức chuyên ngành quản học viên
1. Hồ sơ đăng ký dự
thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản học
viên thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP
ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản
lý viên chức.
2. Đối với thi thăng
hạng: hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
viên chức chuyên ngành quản học viên thực hiện theo quy định tại Điều
39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy
định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
3. Đối với xét thăng
hạng:
a) Hình thức xét: tổ
chức hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản
học viên thực hiện theo quy định tại Điều 37, Điều 38 Nghị định
số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
b) Nội dung xét thăng
hạng lên quản học viên chính: thẩm định việc đáp ứng yêu cầu về điều kiện quy
định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư này;
c) Nội dung xét thăng
hạng lên quản học viên: thẩm định việc đáp ứng yêu cầu về điều kiện quy định
tại khoản 2 Điều 20 Thông tư này.
Điều
22. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức chuyên ngành quản học viên
1. Xác định người
trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng
Việc xác định người
trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên
ngành quản học viên thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và 3
Điều 40 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ
quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
2. Xác định người
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng
Viên chức trúng tuyển
trong kỳ xét thăng hạng là viên chức đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo
quy định tại khoản 1, 2 Điều 18, khoản 2 Điều
19 (đối với quản học viên chính), khoản 2 Điều 20 (đối
với quản học viên) Thông tư này và được người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức
xét thăng hạng công nhận kết quả trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng. Trường
hợp có từ 02 người trở lên bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì việc xác định người
trúng tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Viên chức có thành
tích khen thưởng của cấp có thẩm quyền cao hơn;
b) Viên chức là nữ;
c) Viên chức là người
dân tộc thiểu số;
d) Viên chức nhiều
tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);
e) Viên chức có thời
gian công tác nhiều hơn.
Nếu vẫn không xác
định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp có văn bản trao đối với người đứng đầu cơ
quan, đơn vị quản lý viên chức và quyết định người trúng tuyển theo đề nghị của
người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức.
Điều
23. Thông báo kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
chuyên ngành quản học viên
1. Thông báo kết quả
thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Việc thông báo kết
quả kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản học
viên thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định số
115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
2. Thông báo kết quả
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
a) Trong thời hạn 15
(mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Hội đồng
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan,
đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phê duyệt kết quả
kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển;
b) Chậm nhất 05 (năm)
ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có
trách nhiệm thông báo kết quả xét và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn
bản tới cơ quan, đơn vị cử viên chức tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời công
khai trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn
vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Mục 4. BỔ NHIỆM VÀ
XẾP LƯƠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH QUẢN HỌC VIÊN
Điều
24. Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương khi hết thời gian tập sự
Sau khi hết thời gian
tập sự và đạt yêu cầu thì người tập sự được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
viên chức chuyên ngành quản học viên theo quy định tại Điều 24
Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định
về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và xếp lương theo Bảng 3. Bảng
lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực
lượng vũ trang, Nghị định số 117/2016/NĐ-CP
ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm
2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và
lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Bảng lương 3) như sau:
1. Trường hợp bổ
nhiệm chức danh nghề nghiệp quản học viên trung cấp:
a) Viên chức được bổ
nhiệm chức danh nghề nghiệp quản học viên trung cấp, mã số V.09.05.03 có trình
độ đào tạo trung cấp được xếp bậc 1, hệ số lương 1,86 (Viên chức loại B);
b) Viên chức được bổ
nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quản học viên trung cấp, mã số V.09.05.03 có
trình độ đào tạo cao đẳng trở lên được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 (Viên chức
loại B).
2. Trường hợp bổ
nhiệm chức danh nghề nghiệp quản học viên:
a) Viên chức được bổ
nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quản học viên, mã số V.09.05.02 có trình độ đào
tạo đại học được xếp bậc 1, hệ số lương 2,34 (Viên chức loại A1);
b) Viên chức được bổ
nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quản học viên, mã số V.09.05.02 có trình độ đào
tạo thạc sỹ được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 (Viên chức loại A1).
Điều
25. Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương khi trúng tuyển kỳ thi hoặc xét
thăng hạng
1. Viên chức trúng
tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm vào chức
danh viên chức chuyên ngành quản học viên trúng tuyển theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020
của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
2. Việc xếp lương đối
với viên chức chuyên ngành quản học viên trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục
II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức
được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức trong các đơn
vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và
lực lượng vũ trang, Nghị định số 117/2016/NĐ-CP
ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm
2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và
lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề
nghiệp viên chức chuyên ngành quản học viên chính được áp dụng hệ số lương của
viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
b) Chức danh nghề
nghiệp viên chức chuyên ngành quản học viên được áp dụng hệ số lương của viên
chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
c) Chức danh nghề
nghiệp viên chức chuyên ngành quản học viên trung cấp được áp dụng hệ số lương
của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Điều
26. Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành quản học
viên đối với các trường hợp khác
1. Trường hợp đã được
bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản học viên theo
quy định tại Quyết định số 1614/2003/QĐ-BLĐTBXH
ngày 08 tháng 12 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tiêu
chuẩn một số chức danh chuyên môn và áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ của các chức
danh khác trong Cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và viên
chức đang được giao nhiệm vụ làm công tác quản học viên nhưng chưa có chức danh
nghề nghiệp chuyên ngành quản học viên trong cùng loại viên chức theo Bảng
lương 3 thì được chuyển xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên
ngành quản học viên theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư
số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp
lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức được áp
dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp của Nhà nước.
2. Trường hợp có
trình độ đào tạo cao đẳng và khi tuyển dụng đã được xếp lương công chức, viên
chức loại A0, khi được tuyển dụng vào viên chức chuyên ngành quản học viên phải
bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quản học viên trung cấp (mã số V.09.05.03)
và thực hiện việc xếp lại lương như sau: Căn cứ vào hệ số lương hiện hưởng ở
loại A0 chuyển xếp vào bậc có hệ số lương cao hơn gần nhất của chức danh nghề
nghiệp quản học viên trung cấp (viên chức loại B), thời gian xét nâng bậc lương
lần sau được tính kể từ ngày xếp hệ số lương hiện hưởng ở loại A0. Trường hợp
có hệ số lương (bao gồm cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) ở loại A0 lớn
hơn hệ số lương cao nhất của viên chức loại B thì thực hiện xếp lương theo cách
tính tại điểm c khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV
ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch,
chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức được áp dụng bảng lương chuyên
môn, nghiệp vụ đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
3. Các trường hợp quy
định tại khoản 1, 2 Điều này khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức
chuyên ngành quản học viên chưa có trình độ chuyên môn đào tạo đúng với các
ngành luật, kinh tế, tâm lý, khoa học xã hội, nhân văn, sư phạm đối với chức
danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản học viên chính phải đáp ứng quy
định tại điểm b khoản 2 Điều 15, đối với chức danh nghề
nghiệp viên chức chuyên ngành quản học viên phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản
2 Điều 16, đối với quản học viên trung cấp phải đáp ứng điểm b khoản
2 Điều 17 của Thông tư này.
Chương
V
TRANG
PHỤC, VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TRANG PHỤC CỦA VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠ
SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY CÔNG LẬP
Điều
27. Trang phục của viên chức, người lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy công
lập
1. Trang phục của
viên chức, người lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập bao gồm: quần,
áo xuân hè; quần, áo thu đông; áo khoác ngoài mùa đông (đối với các tỉnh, thành
phố từ Thừa Thiên - Huế trở ra miền Bắc); áo sơ mi dài tay; áo sơ mi ngắn tay;
giày da; biển tên; mũ cứng; mũ mềm; dây lưng; quần áo mưa; bộ cấp hiệu.
Đối với viên chức,
người lao động làm việc tại bộ phận y tế của cơ sở cai nghiện ma túy công lập,
khi thực hiện nhiệm vụ khám, điều trị cho người cai nghiện thì sử dụng trang
phục theo quy định của Bộ Y tế.
2. Kiểu dáng, màu sắc
trang phục của viên chức, người lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập
theo quy định tại Mục A Phụ lục II Thông tư này.
Điều
28. Tiêu chuẩn, niên hạn và nguyên tắc cấp phát, sử dụng trang phục của viên
chức, người lao động
1. Tiêu chuẩn, niên
hạn cấp phát trang phục:
STT
|
Tên trang phục
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Niên hạn (năm)
|
1
|
Quần áo thu đông
|
Bộ
|
2
|
2
|
2
|
Quần áo xuân hè
|
Bộ
|
2
|
1
|
3
|
Áo khoác ngoài mùa đông (Áp dụng đối với
các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra miền Bắc)
|
Cái
|
1
|
3
|
4
|
Áo sơ mi
|
Cái
|
2
|
1
|
5
|
Giày da
|
Đôi
|
1
|
1
|
6
|
Biển tên
|
Cái
|
1
|
Cấp lần đầu và cấp
khi thay đổi thông tin.
|
7
|
Mũ cứng
|
Cái
|
1
|
2
|
8
|
Mũ mềm
|
Cái
|
1
|
1
|
9
|
Dây lưng
|
Cái
|
1
|
3
|
10
|
Quần áo mưa
|
Bộ
|
1
|
3
|
11
|
Bộ cấp hiệu
|
Bộ
|
1
|
Cấp lần đầu và cấp
khi thay đổi thông tin.
|
2. Nguyên tắc cấp phát, sử dụng trang phục:
a) Việc cấp phát, sử
dụng trang phục phải đúng tiêu chuẩn, mục đích, đúng đối tượng, đúng niên hạn
theo quy định. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải mở sổ theo dõi quản lý
việc cấp phát, sử dụng trang phục của viên chức và người lao động bảo đảm chính
xác, đúng quy định;
b) Viên chức, người
lao động được cấp trang phục để sử dụng khi thi hành nhiệm vụ; có trách nhiệm
giữ gìn, bảo quản trang phục theo quy định. Trường hợp trang phục đã được cấp
bị hư hỏng hoặc mất mát do nguyên nhân khách quan thì được cấp bổ sung. Trường
hợp trang phục đã được cấp bị hư hỏng hoặc mất mát không do nguyên nhân khách
quan thì cá nhân phải tự may sắm đảm bảo yêu cầu trang phục theo quy định tại Thông
tư này để sử dụng;
c) Đối với các trường
hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển công tác khác mà trang phục được cấp chưa
hết niên hạn thì không phải thu hồi; nếu đã hết niên hạn mà chưa được cấp phát
thì không được cấp phát. Đối với các trường hợp bị buộc thôi việc và nghỉ khác
thì phải thu hồi biển tên, trang phục đã được cấp trước khi nghỉ việc.
Chương
VI
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều
29. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2023.
2. Các văn bản quy
phạm pháp luật sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu
lực thi hành:
a) Quyết định số 1614/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 08 tháng 12 năm 2003
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tiêu chuẩn một số chức danh
chuyên môn và áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ của các chức danh khác trong Cơ sở
chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
b) Thông tư số 14/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2014 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị, thi
hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với người cai nghiện của cơ sở
cai nghiện bắt buộc;
c) Thông tư số 25/2018/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 12 năm 2018 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức, vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc của cơ sở cai nghiện
ma túy công lập;
d) Quyết định 60/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 07 năm 2008 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành các Quy chế mẫu về quản lý học
viên tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
3. Trường hợp các văn
bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng theo văn bản sửa đổi,
bổ sung hoặc thay thế đó.
Điều
30. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với viên chức
làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập, chưa đáp ứng về trình độ đào tạo
theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành quản học
viên trung cấp, còn thời gian công tác dưới 05 (năm) năm:
a) Trường hợp viên
chức có nhu cầu đào tạo bồi dưỡng để đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
đối với viên chức chuyên ngành quản học viên trung cấp thì cơ sở cai nghiện ma
túy công lập báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để bố trí, sắp xếp đào
tạo, bồi dưỡng bổ sung cho viên chức, đáp ứng theo quy định tại Thông tư này;
b) Trường hợp viên
chức không có nhu cầu đào tạo bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
đối với viên chức chuyên ngành quản học viên trung cấp quy định tại Thông tư
này thì cơ sở cai nghiện ma túy báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tạo
điều kiện để viên chức làm việc hết thời gian theo quy định.
2. Đối với viên chức
làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập, chưa đáp ứng về trình độ đào tạo
theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành quản học
viên trung cấp, còn thời gian công tác trên 05 (năm) năm:
a) Cơ sở cai nghiện
ma túy công lập tổng hợp nhu cầu theo đăng ký của viên chức, báo cáo Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội để cử viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành quản học viên
trung cấp quy định tại Thông tư này;
b) Trường hợp viên
chức không có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp đối với viên chức chuyên ngành quản học viên trung cấp theo quy định tại
Thông tư này thì cơ sở cai nghiện ma túy báo cáo Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội bố trí, sắp xếp, chuyển vị trí công việc phù hợp hoặc cho thôi việc theo
quy định.
3. Đối với viên chức
đã có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và ngạch chuyên viên, tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên, tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp nhân viên công tác xã hội thì được công nhận bảo lưu để chuyển xếp ngạch
viên chức quản học viên chính và ngạch viên chức quản học viên tương ứng.
4. Đối với các đơn vị
sự nghiệp công lập đang thực hiện chức năng cai nghiện ma túy, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, điều chỉnh để đảm bảo
thực hiện thống nhất theo quy định tại Thông tư này, Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm
hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy và các văn
bản pháp luật khác có liên quan.
Điều
31. Trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo cơ sở cai
nghiện ma túy công lập thuộc phạm vi quản lý thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm
chức danh nghề nghiệp, xếp lương đối với viên chức trong đơn vị;
b) Phê duyệt phương
án tuyển dụng, bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên
chức trong các cơ sở cai nghiện ma túy công lập thuộc phạm vi quản lý, từ ngạch
viên chức hiện giữ sang ngạch viên chức chuyên ngành quản học viên tương ứng
trong đơn vị quy định tại Thông tư này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng
mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương;
c) Quyết định bổ
nhiệm và xếp lương đối với viên chức thuộc diện quản lý vào chức danh nghề
nghiệp viên chức chuyên ngành quản học viên tương ứng trong đơn vị sự nghiệp
công lập theo thẩm quyền;
d) Báo cáo kết quả bổ
nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức trong các cơ sở cai
nghiện ma túy công lập thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội và Bộ Nội vụ;
đ) Chỉ đạo các Sở,
ban, ngành liên quan bố trí kinh phí trang cấp trang phục cho viên chức, người
lao động của cơ sở cai nghiện ma túy công lập;
e) Rà soát, sắp xếp,
kiện toàn các cơ sở cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn bảo đảm các tiêu
chuẩn, điều kiện hoạt động theo quy định.
2. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Hàng năm, rà soát
cơ cấu tổ chức, khung danh mục vị trí việc làm và định mức số người làm việc
của cơ sở cai nghiện ma túy công lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chỉ đạo cơ sở cai
nghiện ma túy công lập xây dựng nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy;
xem xét, cho ý kiến về dự thảo nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy
công lập trước khi Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy phê duyệt, ban hành; lập dự
toán trang phục cho viên chức, người lao động trong kinh phí đảm bảo hoạt động
thường xuyên của cơ sở cai nghiện ma túy, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Các cơ quan, đơn
vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực
hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn, giải quyết theo quy định./.
Nơi nhận:
-
Ban Bí
thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Bộ LĐTBXH: Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị có liên quan;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục PCTNXH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Hồi
|
PHỤ
LỤC I
MẪU NỘI QUY, QUY CHẾ CỦA CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA
TÚY CÔNG LẬP
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 29/2022/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Mẫu
số 01. Nội quy của cơ sở cai nghiện ma túy công lập
NỘI
QUY
của
cơ sở cai nghiện ma túy công lập
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
1. Việc chấp hành quy
định pháp luật, chế độ quản lý, chế độ cai nghiện của người cai nghiện trong
quá trình cai nghiện, học tập, lao động trị liệu tại cơ sở cai nghiện ma túy
công lập.
2. Việc chấp hành của
viên chức, người lao động, tổ chức, cá nhân đến thăm, gặp hoặc làm việc tại cơ
sở cai nghiện ma túy công lập.
3. Việc xử lý đồ vật,
chất cấm trong cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Người cai nghiện
tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
2. Cơ sở cai nghiện
ma túy công lập, viên chức, người lao động tại cơ sở cai nghiện (sau đây gọi
chung là người làm việc tại cơ sở cai nghiện).
3. Cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác có liên quan.
Điều
3. Trách nhiệm của cơ sở cai nghiện ma túy, viên chức, người lao động tại cơ sở
cai nghiện ma túy
1. Thực hiện đúng,
đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tuân thủ các quy định về xác
định tình trạng nghiện ma túy, quy trình cai nghiện ma túy; quản lý chặt chẽ
người cai nghiện ma túy, người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy
và người đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc.
2. Phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương trong việc quản lý người cai
nghiện ma túy, người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy và người
đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; bảo
đảm an ninh trật tự tại cơ sở và phòng, chống thẩm lậu ma túy vào cơ sở.
3. Phát hiện, đấu
tranh, ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật và nội quy, quy chế của cơ sở
cai nghiện ma túy, nghiêm túc xử lý hoặc báo cáo người có thẩm quyền để xử lý.
4. Tôn trọng tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người cai nghiện ma túy, người
được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy và người đang trong thời gian
lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; bảo đảm bí mật cá nhân của
người cai nghiện ma túy; chỉ cung cấp thông tin liên quan cho cá nhân, cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền.
5. Nghiêm cấm hành vi
lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống,
cai nghiện ma túy và pháp luật khác liên quan.
Điều
4. Quy định đối với người cai nghiện
1. Người cai nghiện
phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định sau tại cơ sở cai nghiện:
a) Quyết định của Tòa
án, các quy định của pháp luật, chế độ quản lý, chế độ cai nghiện; tuyệt đối
tuân thủ sự hướng dẫn của người làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập
trong việc thực hiện quy trình cai nghiện, giúp đỡ người cai nghiện khác cùng
hoàn thành thời gian cai nghiện;
b) Tôn trọng, tự giác
thực hiện nếp sống, sinh hoạt, học tập, lao động trị liệu có trật tự, kỷ luật
chặt chẽ. Có trách nhiệm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và tố giác, báo cáo
kịp thời, trung thực các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế cơ
sở cai nghiện của người cai nghiện hoặc người khác;
c) Chấp hành đúng quy
định trong sinh hoạt, học tập, lao động trị liệu, nghỉ ngơi, hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí; chấp hành nghiêm sự quản lý,
kiểm tra, kiểm soát, hằng ngày; tuân theo mệnh lệnh, hướng dẫn của người làm
việc tại cơ sở cai nghiện ma túy. Giữ vệ sinh cá nhân; thực hiện phòng, khám,
chữa bệnh theo hướng dẫn của người làm việc tại cơ sở cai nghiện;
d) Nằm đúng vị trí đã
được quy định trong phòng ở; ngủ, nghỉ đúng giờ; không gây mất trật tự; giữ gìn
vệ sinh cá nhân, phòng ở và những nơi công cộng. Đến giờ quy định, người cai
nghiện được nhận khẩu phần ăn của mình và phải ăn đúng nơi quy định, giữ gìn vệ
sinh, an toàn thực phẩm; khi đi ăn xếp hàng theo tổ, đội, mặc đồng phục theo
quy định;
đ) Trong giao tiếp,
người cai nghiện chỉ được dùng tiếng Việt, trừ trường hợp người cai nghiện là
người nước ngoài, người dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt. Người cai nghiện
xưng hô với người làm việc tại cơ sở là “thầy” hoặc “cô” xưng “em”, với khách
đến thăm hoặc làm việc là “tôi” và “quý khách”; trong học tập, lao động trị
liệu, học nghề, hội nghị, hội thi, hội thao, buổi lễ, sinh hoạt tập thể xưng hô
với nhau là “tôi”, “anh” hoặc “chị”. Bỏ mũ hoặc nón, đứng nghiêm, cách xa từ 02
mét đến 03 mét và nói chào khi gặp viên chức, người lao động, giáo viên hoặc
khách đến thăm, làm việc tại cơ sở cai nghiện. Lời chào phải thể hiện thái độ
thân thiện, phải vâng, dạ, thưa hoặc nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc. Khi nghe
gọi tên mình, người cai nghiện phải trả lời “có”.
Ngoài những hoạt động
nêu trên, tùy theo lứa tuổi hoặc quan hệ gia đình, họ hàng mà xưng hô, giao
tiếp, ứng xử với nhau cho phù hợp với phong tục , truyền thống văn hóa Việt
Nam;
e) Được đưa vào phòng
ở: quần áo, chăn, màn, chiếu, gối, khăn mặt, dép do cơ sở cai nghiện cấp và đồ
dùng sinh hoạt cá nhân khác đã được kiểm duyệt, sử dụng giấy trắng, bút viết
theo quy định, kính thuốc gọng nhựa, thuốc chữa bệnh theo chỉ định của cán bộ y
tế, đồ dùng cho vệ sinh phụ nữ. Chăn, màn, chiếu, gối, khăn mặt, quần áo, đồ
dùng sinh hoạt cá nhân phải được gấp, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh sạch
sẽ, để và phơi đúng nơi quy định;
g) Khi gặp người làm
việc tại cơ sở, tham gia điều trị, học tập, sinh hoạt tập thể, lao động trị
liệu, học nghề, ra vào cổng cơ sở cai nghiện, khi được phép gặp thân nhân hoặc
tiếp xúc với quý khách, người ngoài, phải mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ do
cơ sở cai nghiện người cai nghiện cấp. Người cai nghiện nam phải cắt tóc ngắn.
Người cai nghiện nữ phải để tóc gọn gàng;
h) Người cai nghiện
có tiền gửi lưu ký tại cơ sở cai nghiện được sử dụng mua lương thực, thực phẩm
đã chế biến sẵn để ăn thêm và đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt, học tập của cá
nhân theo quy định của cơ sở cai nghiện. Người cai nghiện khi cần tương trợ vật
chất lẫn nhau thì phải đề nghị và được sự đồng ý của viên chức, người lao động
tại cơ sở cai nghiện.
Những tài sản, giấy
tờ như vàng, bạc, ngoại tệ, tiền Việt Nam, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, các
loại thẻ ngân hàng, đồng hồ, đồ trang sức có giá trị, các loại máy móc, thiết
bị, căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hộ chiếu, văn bằng,
chứng chỉ, các loại giấy tờ có giá trị khác hoặc quần áo, tư trang chưa sử dụng
phải gửi lưu ký cơ sở cai nghiện. Nếu người cai nghiện có nguyện vọng thì Giám
đốc cơ sở cai nghiện có thể bàn giao số tài sản trên cho thân nhân của người
cai nghiện;
i) Thực hiện cai
nghiện, lao động trị liệu, học nghề đúng nơi quy định, chấp hành nghiêm kỷ luật,
an toàn, vệ sinh lao động; tích cực, tự giác tham gia lao động trị liệu, học
nghề theo sự hướng dẫn của người làm việc tại cơ sở, không gây cản trở công
việc của người khác. Người cai nghiện ốm đau, bệnh tật có chỉ định, xác nhận
của cán bộ y tế thì được nghỉ lao động trị liệu;
k) Ngoài thời gian
tham gia các hoạt động giáo dục, học tập, lao động trị liệu, sinh hoạt chung,
người cai nghiện theo tôn giáo được sử dụng kinh sách in được xuất bản, phát
hành hợp pháp mỗi tuần một lần. Người cai nghiện theo tôn giáo đăng ký với cơ
sở cai nghiện việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cá
nhân tại địa điểm, thời gian do Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy quy định và
không ảnh hưởng đến người khác. Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm quản lý,
kiểm duyệt kinh sách trước khi cho người cai nghiện sử dụng;
l) Nêu cao tinh thần,
trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn tài sản của cơ sở cai nghiện, của mình và của người
khác; báo cáo kịp thời cho người làm việc tại cơ sở về các hành vi xâm phạm đến
tài sản đó. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu gây thiệt hại
về tài sản của cơ sở cai nghiện ma túy hoặc của người khác.
2. Những hành vi bị
nghiêm cấm thực hiện tại cơ sở:
a) Trốn, tổ chức trốn
khỏi cơ sở cai nghiện; chống đối, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc
người cai nghiện khác chống đối, gây rối an ninh, trật tự; không chấp hành
nghiêm quyết định, mệnh lệnh, yêu cầu, hướng dẫn của người làm việc tại cơ sở;
vi phạm các quy định về chế độ quản lý, chế độ cai nghiện; tự tiện đi lại quá
phạm vi quy định; cản trở việc sinh hoạt, cai nghiện của người cai nghiện khác;
báo cáo sai sự thật, che giấu hành vi vi phạm của mình và người cai nghiện
khác;
b) Đưa vào, tàng trữ,
sử dụng các đồ vật, vật phẩm, chất cấm trong cơ sở cai nghiện; tự tạo các đồ
vật, chất độc hại có thể gây mất an ninh trật tự, an toàn hoặc nguy hiểm cho
bản thân và người khác; nuôi, nhốt động vật trong cơ sở cai nghiện;
c) Tự sát, tự gây
thương tích, hủy hoại thân thể hoặc giúp người khác tự sát, tự gây thương tích,
hủy hoại thân thể; đánh đập, đe dọa, ức hiếp, khống chế, hành hạ, làm nhục, xâm
phạm thân thể người khác; chiếm đoạt hoặc hủy hoại, làm hư hỏng tài sản, cơ sở
vật chất của cơ sở cai nghiện, của mình hoặc của người khác; tự ý tiếp xúc với
người đến thăm gặp hoặc người khác;
d) Xăm, trổ, đeo lên
cơ thể mình hoặc người khác những vật thể kim loại hoặc chất khác, nhuộm tóc,
để móng tay, móng chân dài và sơn màu móng tay, móng chân; người cai nghiện nam
cắt tóc trọc đầu (trừ trường hợp cần thiết); cho mượn, viết, vẽ lên quần áo,
sửa chữa khác kiểu quần áo được cấp;
đ) Tự ý thay đổi chỗ
nằm trong phòng ở; tụ tập liên hoan, ăn uống, sử dụng lửa, điện trái phép trong
phòng ở, nhà xưởng, khu lao động trị liệu, học tập, khu y tế, nơi sinh hoạt tập
thể; sử dụng rượu bia, chất kích thích khác; đánh bạc, tổ chức đánh bạc, cá độ,
mua bán, trao đổi, vay mượn dưới mọi hình thức giữa người cai nghiện với nhau
hoặc với người khác;
e) Lập hội, nhóm, bè
phái dưới mọi hình thức; truyền đạo, cúng lễ, bói toán, tuyên truyền, lôi kéo,
ép buộc người cai nghiện khác tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan, thực
hiện các hành vi mê tín dị đoan; có thái độ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa,
gây gổ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; tự ý viết, vẽ, treo, dán
tranh, ảnh, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi hoặc có hành vi gây mất vệ sinh công cộng
trong cơ sở cai nghiện;
g) Chống đối, chây
lười, trốn tránh lao động trị liệu, học nghề, học tập và các hoạt động giáo dục
khác; xúi giục, lôi kéo, cưỡng bức, hỗ trợ người khác cản trở người thi hành
công vụ; thuê hoặc ép buộc người cai nghiện khác phục vụ, làm thay công việc
của mình hoặc của người cai nghiện khác;
h) Tàng trữ, sử dụng
các loại sách, báo, tài liệu, phim, băng, đĩa, thiết bị lưu trữ điện tử, văn
hóa phẩm có nội dung không lành mạnh; truyền bá văn hóa, tư tưởng có nội dung
phản động, đồi trụy; móc nối, đưa, phát tán thông tin, hình ảnh trái phép ra
bên ngoài hoặc lên mạng thông tin truyền thông; liên lạc điện thoại với thân
nhân không đúng với nội dung đã đăng ký;
i) Các hành vi quan
hệ tình dục, dâm ô và quan hệ không lành mạnh khác giữa người cai nghiện với
nhau hoặc với người khác (trừ trường hợp quan hệ vợ, chồng khi được phép);
k) Hút thuốc lá,
thuốc lào, thuốc lá điện tử trong phòng ở, nhà xưởng, khu lao động trị liệu,
học tập, khu y tế, nơi sinh hoạt tập thể, khu thăm gặp người cai nghiện, nơi có
thể gây cháy, nổ hoặc những khu vực có treo biển “cấm lửa”, “cấm hút thuốc”.
3. Người cai nghiện
phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy này, đồng thời phải chấp hành các quy định
khác của cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
Điều
5. Quy định đối với người đến thăm, gặp người cai nghiện
1. Khi đến cơ sở cai
nghiện, người đến thăm gặp phải chấp hành nghiêm nội quy khu vực cấm, mặc trang
phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự; xuất trình đầy đủ giấy tờ đề nghị thăm gặp,
tiếp xúc người cai nghiện; chấp hành nghiêm nội quy khu thăm gặp và hướng dẫn
của người có trách nhiệm về thời gian, địa điểm tổ chức thăm gặp, tiếp xúc, giữ
gìn vệ sinh môi trường. Khi hết thời gian thăm, gặp người cai nghiện, người đến
thăm gặp không được tự ý lưu lại nơi làm việc, nơi thăm gặp của cơ sở cai
nghiện.
2. Không tự ý tiếp
xúc với người cai nghiện; đưa vào, sử dụng hoặc cho người cai nghiện, người
khác mượn, sử dụng các đồ vật, các chất thuộc danh mục đồ vật, chất cấm, các
loại ấn phẩm, tài liệu có nội dung kích động, chống đối, không lành mạnh hoặc
những đồ vật có thể gây mất an ninh trật tự, an toàn của cơ sở cai nghiện.
3. Nghiêm cấm cho
người cai nghiện, người đến thăm gặp sử dụng điện thoại di động, thiết bị thông
tin liên lạc, ghi âm, ghi hình khi thăm gặp, tiếp xúc; ghi âm, ghi hình tại cơ
sở cai nghiện và nơi có biển cấm quay phim, chụp ảnh. Không xúi giục, giúp sức,
kích động hoặc thủ đoạn khác ép buộc người cai nghiện hoặc người khác chống
đối, vi phạm Nội quy cơ sở cai nghiện ma túy.
4. Không có thái độ,
cử chỉ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa, gây gổ, xúc phạm, xâm phạm uy tín, danh
dự, nhân phẩm, thân thể của người làm việc tại cơ sở hoặc người khác; lợi dụng
thăm gặp, tiếp xúc để lôi kéo, tụ tập, có lời nói, hành động hoặc dùng băng
rôn, khẩu hiệu, tài liệu có nội dung tuyên truyền, kích động gây mất an ninh,
trật tự.
5. Người đến thăm
gặp, tiếp xúc đối với người cai nghiện có quyền góp ý, kiến nghị, phản ánh hoặc
khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của
cơ sở cai nghiện.
Điều
6. Quy định đối với người đến làm việc; phối hợp tổ chức các hoạt động tại cơ
sở cai nghiện ma túy công lập
1. Khi đến làm việc
hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục, lao động trị liệu, hướng nghiệp,
dạy nghề, chăm sóc sức khỏe hoặc công việc khác tại cơ sở cai nghiện ma túy,
người đến làm việc phải mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự; xuất trình
đầy đủ giấy tờ để xác định là người có thẩm quyền, trách nhiệm đến làm việc
hoặc phối hợp tổ chức công tác tại cơ sở cai nghiện.
2. Chấp hành quy định
pháp luật về chế độ quản lý đối với người cai nghiện, Nội quy, quy chế của cơ
sở cai nghiện ma túy và thực hiện theo hướng dẫn của người làm việc tại cơ sở
cai nghiện. Khi muốn hỗ trợ, ủng hộ vật chất cho người cai nghiện phải thông
qua người có thẩm quyền, tuyệt đối không đưa vào, sử dụng hoặc cho người cai
nghiện vay mượn tiền, tài sản, đồ vật thuộc danh mục đồ vật, vật phẩm, chất cấm
đưa vào cơ sở cai nghiện.
3. Không tự ý tiếp
xúc người cai nghiện, vào khu vực quản lý, học tập, lao động trị liệu, dạy nghề
hoặc khu vực khác của cơ sở cai nghiện; tiếp nhận hoặc chuyển tiền, tài liệu,
đơn, thư, các loại đồ vật cho người cai nghiện.
4. Không đưa vào, sử
dụng hoặc cho người cai nghiện mượn, sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc
khi làm việc, tiếp xúc với người cai nghiện. Việc sử dụng các thiết bị thông
tin liên lạc, quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phỏng vấn tại cơ sở cai
nghiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật và được sự cho phép của Giám
đốc cơ sở cai nghiện ma túy.
Điều
7. Quy định về đồ vật, chất cấm đưa vào cơ sở cai nghiện; phát hiện, thu giữ,
xử lý đồ vật, chất cấm
1. Đồ vật, chất cấm
đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy
a) Các loại vũ khí,
vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ:
- Vũ khí: Các loại vũ
khí quân dụng, các loại súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ
khí có tính năng, tác dụng tương tự;
- Vật liệu nổ: Các
loại thuốc nổ và phụ kiện nổ;
- Tiền chất thuốc nổ.
b) Công cụ hỗ trợ,
gồm:
- Các loại súng bắn
đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh đánh dấu; súng bắn điện,
hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới súng phóng dây mồi và
đạn sử dụng cho các loại súng này;
- Các loại phương
tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
- Lựu đạn khói, lựu
đạn cay, quả nổ;
- Dùi cui điện, dùi
cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số 8, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng
tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn và các loại công cụ hỗ trợ
khác có tính năng, tác dụng tương tự.
c) Các chất ma tuý,
tiền chất ma túy, chất hướng thần hoặc có chứa chất ma túy; chất gây mê, chất
độc, chất gây ngứa, chất phóng xạ, hoá chất, độc dược; các loại thuốc chữa
bệnh, phòng bệnh, trừ trường hợp có chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền;
d) Chất cháy, chất
gây cháy, đồ vật gây cháy;
đ) Rượu, bia, đồ uống
có cồn, thuốc lá các loại, thuốc lào, xì gà và các chất kích thích khác;
e) Các thiết bị dùng
để đun nấu, đồ dùng bằng kim loại, sành, sứ, đá, đất nung, thủy tinh, phích
nước;
g) Thiết bị kỹ thuật,
điện tử: Các loại máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe, nhìn, đồng hồ, điện thoại
di động, bộ đàm và các loại máy thu phát tín hiệu khác trừ những thiết bị y tế
để đảm bảo sức khỏe cho người cai nghiện theo chỉ định của cơ quan y tế có thẩm
quyền;
h) Các loại ấn phẩm:
Sách, báo bằng tiếng nước ngoài chưa qua kiểm duyệt; các ấn phẩm về tôn giáo,
tín ngưỡng không được phép lưu hành; tranh ảnh, phim, băng, đĩa có nội dung mê
tín dị đoan, phản động, đồi trụy, gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý, giáo
dục người cai nghiện;
i) Các loại bài lá,
các phương tiện, công cụ dùng để đánh bạc dưới mọi hình thức; các đồ vật khác
có thể gây mất an toàn cơ sở cai nghiện, người cai nghiện dùng để trốn trại,
gây nguy hại cho bản thân người cai nghiện và người khác, ảnh hưởng xấu đến vệ
sinh môi trường.
2. Phát hiện, thu giữ
đồ vật, chất cấm đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy:
a) Khi phát hiện việc
đưa vào, sử dụng, tàng trữ đồ vật, chất cấm trong cơ sở cai nghiện, người có
thẩm quyền lập biên bản thu giữ, yêu cầu người vi phạm làm bản tường trình và
người làm chứng làm biên bản ghi lời khai (nếu có). Trong biên bản phải xác
định rõ số lượng, khối lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước, màu sắc, tình
trạng và các đặc điểm khác của đồ vật, chất cấm bị thu giữ. Những đồ vật nghi
là vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, ma túy hoặc đồ vật , chất khác có thể niêm
phong được thì phải niêm phong, có chữ ký của người lập biên bản, người vi
phạm, người làm chứng hoặc người chứng kiến;
b) Trường hợp không
xác định được đối tượng hoặc đối tượng không có mặt khi thu giữ đồ vật, chất
cấm được đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy thì có ít nhất 02 người chứng kiến ký
biên bản, niêm phong (nếu cần) và xác minh làm rõ để xử lý;
c) Người có thẩm
quyền sau khi lập biên bản thu giữ đồ vật, chất cấm phải báo cáo Giám đốc cơ sở
cai nghiện ma túy để quản lý và xử lý, đảm bảo chặt chẽ, an toàn;
d) Cơ sở cai nghiện
ma túy có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản đồ vật, chất cấm; việc giao, nhận đồ
vật, chất cấm phải lập biên bản và vào sổ theo dõi.
3. Xử lý đồ vật, chất
cấm đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy:
a) Đồ vật, chất cấm
khi bị thu giữ thì được xử lý như sau:
- Đồ vật, chất cấm
quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này thì lập biên bản, chuyển ngay
cùng hồ sơ, tài liệu có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xử lý theo
quy định của pháp luật;
- Đồ vật, chất cấm
quy định tại các điểm d, đ khoản 1 Điều này thì Giám đốc cơ sở cai nghiện ra
quyết định xử lý và tổ chức tiêu hủy;
- Đồ vật cấm quy định
tại các điểm e, g khoản 1 Điều này sau khi thu giữ thì chuyển cho bộ phận lưu
ký quản lý và trả lại cho người cai nghiện sau khi người cai nghiện chấp hành
xong thời gian cai nghiện bắt buộc hoặc bàn giao cho thân nhân theo đề nghị của
người cai nghiện;
- Đồ vật cấm quy định
tại các điểm h, i khoản 1 Điều này sau khi thu giữ phải tiến hành kiểm tra, xác
minh, lập hồ sơ trước khi tổ chức tiêu hủy.
b) Các đồ vật, chất
cấm có liên quan đến vụ án hình sự thì chuyển giao cho cơ quan điều tra có thẩm
quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Việc xử lý đồ vật,
chất cấm bằng hình thức tiêu hủy thì cơ sở cai nghiện lập Hội đồng xử lý do
Giám đốc cơ sở làm Chủ tịch, Phó Giám đốc làm Phó Chủ tịch, các thành viên gồm
người phụ trách phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc có liên quan, người phụ
trách y tế, hành chính - kế toán.
4. Hồ sơ thu giữ, xử
lý đồ vật, chất cấm đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy
a) Hồ sơ thu giữ, xử
lý đồ vật, chất cấm, gồm:
(1) Biên bản thu giữ
đồ vật, chất cấm;
(2) Biên bản ghi lời
khai của người vi phạm và người làm chứng (nếu có);
(3) Bản tường trình
của người vi phạm;
(4) Báo cáo của người
có thẩm quyền thu giữ đồ vật, chất cấm và đề nghị hình thức xử lý;
(5) Biên bản họp Hội
đồng xử lý đồ vật, chất cấm, Biên bản họp Hội đồng xử lý kỷ luật người cai
nghiện hoặc kết luận của cơ quan điều tra trong trường hợp hành vi vi phạm
không bị xử lý về hình sự;
(6) Quyết định thu
giữ đồ vật, chất cấm;
(7) Quyết định xử lý
đồ vật, chất cấm;
(8) Quyết định xử lý
hành vi vi phạm;
(9) Biên bản xử lý đồ
vật, chất cấm (biên bản bàn giao, tiêu hủy đồ vật, chất cấm);
(10) Biên bản bàn
giao hồ sơ, tài liệu có liên quan (nếu chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền
giải quyết theo quy định);
(11) Tài liệu khác có
liên quan.
b) Hồ sơ, tài liệu về
thu giữ, xử lý đồ vật, chất cấm và xử lý vi phạm đối với người cai nghiện phải
được lưu trong hồ sơ người cai nghiện; trường hợp hồ sơ đã chuyển giao cho cơ
quan khác để giải quyết theo thẩm quyền thì sao lưu hồ sơ để quản lý, lưu trữ
theo quy định.
Điều
8. Trách nhiệm thi hành
1. Người phụ trách
các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm phổ
biến, quán triệt Nội quy này tới toàn thể viên chức, người lao động, người cai
nghiện thuộc đơn vị mình quản lý.
Đối với người cai
nghiện mới tiếp nhận phải học các nội quy, quy chế của cơ sở trước khi phân về
các tổ, đội để quản lý, sinh hoạt (thời gian học tập do giám đốc cơ sở cai
nghiện quyết định, nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc).
2. Người cai nghiện
và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy
này. Trường hợp vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ cụ thể sẽ bị xử lý, bồi
thường thiệt hại theo quy định pháp luật liên quan; xử lý vi phạm hành chính
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
3. Trong quá trình
thực hiện nội quy này nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo cáo Giám đốc cơ
sở xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Mẫu
số 02. Quy chế quản lý, đánh giá, xếp loại kết quả học tập, cai nghiện và khen
thưởng, kỷ luật đối với người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập
QUY
CHẾ
Quản
lý, đánh giá, xếp loại kết quả học tập, cai nghiện và khen thưởng, kỷ luật đối
với người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định
về quản lý, đánh giá xếp loại kết quả học tập, cai nghiện và khen thưởng, kỷ luật
đối với người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Người cai nghiện
ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
2. Cơ sở cai nghiện
ma túy công lập.
3. Tổ chức, cá nhân
có liên quan đến việc quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện và khen
thưởng, kỷ luật đối với người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
Điều
3. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật
1. Việc đánh giá, xếp
loại, khen thưởng, kỷ luật người cai nghiện phải được thực hiện công khai, minh
bạch, công bằng, dân chủ, đảm bảo đúng đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục
quy định tại Quy chế này.
2. Cơ sở cai nghiện
ma túy công lập, người làm việc tại cơ sở cai nghiện, các tổ chức, cá nhân có
liên quan khi thực hiện quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện và khen
thưởng, kỷ luật đối với người cai nghiện phải tôn trọng quyền, nghĩa vụ của
người cai nghiện; bảo đảm bí mật cá nhân của người cai nghiện ma túy; chỉ cung
cấp thông tin liên quan cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều
4. Thẩm quyền đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật
1. Trưởng khu, đội
quản lý người cai nghiện chịu trách nhiệm đánh giá, xếp loại hàng Tuần đối với
người cai nghiện thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Giám đốc cơ sở cai
nghiện ma túy chịu trách nhiệm đánh giá, xếp loại hàng Tháng, Quý và quyết định
khen thưởng, kỷ luật đối với người cai nghiện trên cơ sở đề xuất của Hội đồng
đánh giá xếp loại và khen thưởng, kỷ luật.
Điều
5. Hội đồng đánh giá, xếp loại và khen thưởng, kỷ luật
1. Cơ sở cai nghiện
ma túy công lập thành lập Hội đồng đánh giá, xếp loại và khen thưởng, kỷ luật
do Phó Giám đốc làm Chủ tịch Hội đồng; Các ủy viên gồm: người phụ trách các
phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc; người phụ trách phòng, bộ phận quản lý học
viên làm Thư ký Hội đồng.
2. Hội đồng đánh giá,
xếp loại và khen thưởng, kỷ luật làm việc theo chế độ tập thể; chịu trách nhiệm
xem xét, tư vấn cho Giám đốc cơ sở cai nghiện trong việc đánh giá, xếp loại và
khen thưởng, kỷ luật đối với người cai nghiện ma túy.
Chương 2
QUẢN LÝ, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI KẾT QUẢ HỌC TẬP,
CAI NGHIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY CÔNG LẬP
Điều
6. Quản lý người cai nghiện
1. Chế độ quản lý:
a) Trên cơ sở kết quả
tiếp nhận, phân loại, người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập
được phân thành các tổ (đội) để quản lý trong toàn bộ thời gian cai nghiện;
b) Căn cứ điều kiện
cơ sở vật chất, số người làm việc và thực tiễn quản lý tại đơn vị để bố trí số
lượng người của tổ (đội) cho phù hợp. Mỗi tổ (đội) phải giao một người phụ
trách chính, chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý, đánh giá kết quả cai nghiện
của người cai nghiện;
c) Người cai nghiện
ma túy trong thời gian cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải
tuân thủ quy định về chế độ quản lý và các chế độ cai nghiện, học tập, lao động
trị liệu, vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi theo quy định của cơ sở cai nghiện ma
túy.
2. Cơ sở cai nghiện
phải lập hồ sơ quản lý người nghiện ma túy và lưu giữ các giấy tờ, tài liệu
liên quan đến việc cai nghiện, học tập, của người cai nghiện từ thời điểm tiếp
nhận đến khi người cai nghiện hoàn thành chương trình cai nghiện, trở về cộng
đồng. Hồ sơ quản lý người cai nghiện theo Mẫu số 2a kèm theo Quy chế này.
Điều
7. Đánh giá, xếp loại đối với người cai nghiện
1. Cơ sở cai nghiện
ma túy có trách nhiệm tổ chức đánh giá, xếp loại kết quả cai nghiện, học tập,
rèn luyện đối với người cai nghiện (sau đây viết gọn là xếp loại) theo định kỳ:
Tuần, Tháng và Quý, với bốn mức độ: Tốt, Khá, Trung bình và Kém.
2. Thời gian xếp loại
tính từ ngày tiếp nhận người cai nghiện vào cơ sở cai nghiện công lập.
Điều
8. Tiêu chí, điểm số đánh giá kết quả cai nghiện
1. Việc đánh giá, xếp
loại kết quả cai nghiện được thực hiện theo các tiêu chí và thang điểm như sau:
a) Việc chấp hành và
thực hiện quy trình cai nghiện ma túy: 30 điểm;
b) Mức độ, thái độ
tham gia học tập, lao động trị liệu: 20 điểm;
c) Chấp hành nội quy,
quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy: 50 điểm;
d) Hành vi vi phạm
(hoặc không thực hiện) các tiêu chí quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều
này: - 55 điểm.
2. Bảng chi tiết tiêu
chí, thang điểm đánh giá, xếp loại người cai nghiện theo Mẫu số 2b kèm theo Quy
chế này.
Điều
9. Định kỳ xếp loại kết quả cai nghiện
Căn cứ tiêu chí, điểm
số đánh giá kết quả cai nghiện quy định tại Điều 8 Quy chế này,
cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm tổ chức đánh giá, xếp loại kết quả cai
nghiện như sau:
1. Xếp loại theo Tuần
a) Loại Tốt:
|
Tổng số điểm từ 80 điểm trở lên.
|
b) Loại Khá:
|
Tổng số điểm từ 65 điểm đến dưới 80 điểm.
|
c) Loại Trung bình:
|
Tổng số điểm từ 50 điểm đến dưới 65 điểm.
|
d) Loại Kém:
|
Dưới 50 điểm.
|
2. Xếp loại theo
Tháng:
a) Loại Tốt:
|
3 tuần được xếp loại Tốt trở lên, đồng thời
số tuần còn lại là loại Khá.
|
b) Loại Khá:
|
2 tuần được xếp loại Khá trở lên, đồng thời
số tuần còn lại là loại Trung bình.
|
c) Loại Trung bình:
|
3 tuần được xếp loại Trung bình, đồng thời
số tuần còn lại là loại Kém.
|
d) Loại Kém:
|
Không thuộc trong các loại trên.
|
3. Xếp loại theo Quý
a) Loại Tốt:
|
2 tháng được xếp loại Tốt trở lên, đồng
thời số tháng còn lại phải loại Khá.
|
b) Loại Khá:
|
2 tháng được xếp loại Khá trở lên, đồng
thời số tháng còn lại được xếp loại Trung bình.
|
c) Loại Trung bình:
|
2 tháng được xếp loại Trung bình, đồng thời
số tháng còn lại là loại Kém.
|
d) Loại Kém:
|
Không thuộc trong các loại trên.
|
Điều
10. Xếp loại trong trường hợp lập công
1. Người cai nghiện
lập công cứu người, tài sản giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở
lên của Nhà nước, tập thể hoặc của người khác trong thiên tai, hỏa hoạn, tai
nạn, dịch bệnh, thì các kỳ xếp loại của hai (02) tháng trong Quý đó được điều
chỉnh nâng lên một bậc.
2. Người cai nghiện
cung cấp nguồn tin giúp cơ sở phát hiện, ngăn chặn được âm mưu chống phá, bỏ
trốn, bắt được người bỏ trốn khỏi cơ sở, ngăn chặn được người cai nghiện phạm
tội, ngăn chặn được hành vi phá hoại; được Giám đốc cơ sở cai nghiện hoặc cơ
quan công an cấp tỉnh, huyện xác nhận bằng văn bản, quyết định khen thưởng lập
công, thì các kỳ xếp loại của Quý đó được điều chỉnh nâng lên một bậc.
3. Người cai nghiện
cứu được người đang trong tình trạng nguy hiểm, tài sản giá trị từ 30.000.000
đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên của Nhà nước, tập thể hoặc của người khác;
lập được công lớn, lập được nhiều công, thì các kỳ xếp loại của Quý đó được điều
chỉnh nâng lên hai bậc. Nếu trong Quý đó, người cai nghiện được xếp loại Khá
thì nâng lên xếp loại Tốt.
Điều
11. Trình tự, thủ tục xếp loại
1. Trình tự, thủ tục
đánh giá, xếp loại Tuần:
a) Ngày thứ Sáu hằng
tuần, người phụ trách tổ (đội) họp toàn thể người cai nghiện để nhận xét, đánh
giá kết quả, xếp loại người cai nghiện trong tuần theo các quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Quy chế này;
b) Sau khi thống nhất
kết quả xếp loại, người phụ trách tổ (đội) ghi vào Phiếu đánh giá, xếp loại
người cai nghiện theo Mẫu số 2c kèm theo Quy chế này và thông báo công khai cho
người cai nghiện biết;
c) Các cuộc họp nhận
xét, đánh giá xếp loại của tổ (đội) người cai nghiện phải ghi thành biên bản
kèm theo Phiếu đánh giá, xếp loại người cai nghiện.
2. Trình tự, thủ tục
đánh giá, xếp loại Tháng (Quý):
a) Căn cứ kết quả xếp
loại hàng Tuần (Tháng), ngày 25 hàng tháng và ngày 25 của tháng cuối Quý (đối
với xếp loại Quý), người phụ trách tổ (đội) họp toàn thể người cai nghiện để
nhận xét, đánh giá kết quả, xếp loại người cai nghiện trong Tháng (Quý) theo
các quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Quy chế này;
b) Sau khi thống nhất
kết quả xếp loại, người phụ trách tổ (đội) lập Danh sách Đề nghị xếp loại Tháng
(Quý) của người cai nghiện và chuyển Danh sách đề nghị cho Thư ký Hội đồng đánh
giá, xếp loại và khen thưởng, kỷ luật kèm theo Phiếu đánh giá, xếp loại người
cai nghiện, Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá xếp loại của tổ (đội);
c) Trong thời hạn ba
(03) ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của người phụ trách tổ (đội),
Hội đồng đánh giá, xếp loại và khen thưởng, kỷ luật phải họp xét, đề nghị xếp
loại cho người cai nghiện.
Khi họp xét đến tổ
(đội) người cai nghiện nào, thì người phụ trách tổ (đội) người cai nghiện đó
báo cáo tình hình tổ (đội) người cai nghiện, danh sách đề nghị xếp loại, giải
trình các vấn đề được thành viên hội đồng nêu ra.
Hội đồng đánh giá,
xếp loại và khen thưởng, kỷ luật biểu quyết đối với Danh sách đề nghị của từng
tổ (đội); chỉ được thông qua khi được từ hai phần ba thành viên Hội đồng trở
lên nhất trí. Biên bản họp, danh sách xếp loại Tháng (Quý) của từng tổ (đội)
người cai nghiện đã được phê duyệt lưu tại bộ phận quản lý học viên của cơ sở
cai nghiện;
d) Hội đồng đánh giá,
xếp loại và khen thưởng, kỷ luật tổng hợp báo cáo, đề nghị Giám đốc cơ sở cai
nghiện ma túy duyệt, ký tên, đóng dấu xác nhận danh sách xếp loại Tháng (Quý)
cho người cai nghiện theo từng tổ (đội);
đ) Trường hợp người
cai nghiện khiếu nại về việc xếp loại, trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được đề nghị, Giám đốc cơ sở cai nghiện phải có ý kiến giải thích,
trả lời cho người cai nghiện.
Chương 3
KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN TẠI CƠ
SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY CÔNG LẬP
Điều
12. Đối tượng khen thưởng
Người đang trong thời
gian cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập (bao gồm cả người
cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt buộc) có kết quả cai nghiện tốt, có
thành tích xuất sắc hoặc lập công.
Điều
13. Hình thức khen thưởng
Căn cứ kết quả cai
nghiện hàng Tháng (Quý) của người cai nghiện và đề xuất của Hội đồng đánh giá,
xếp loại và khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc cơ sở cai nghiện quyết định các hình
thức khen thưởng sau:
1. Khen thưởng đột
xuất: là hình thức khen thưởng đối với người trong thời gian cai nghiện tại cơ
sở có thành tích xuất sắc hoặc lập công.
2. Khen thưởng định
kỳ: là hình thức khen thưởng đối với người cai nghiện được đánh giá, xếp loại
Tốt trong Tháng (Quý).
Điều
14. Tiêu chuẩn khen thưởng
1. Tiêu chuẩn khen
thưởng đột xuất:
a) Người cai nghiện
cứu được người, tài sản giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên
của Nhà nước, tập thể hoặc của người khác trong thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn,
dịch bệnh;
b) Người cai nghiện
cung cấp nguồn tin giúp cơ sở cai nghiện phát hiện, ngăn chặn được âm mưu chống
phá, bỏ trốn, bắt được người bỏ trốn khỏi cơ sở, ngăn chặn được người cai
nghiện phạm tội, ngăn chặn được hành vi phá hoại tài sản của cơ sở; được Giám
đốc cơ sở cai nghiện hoặc cơ quan công an cấp tỉnh, huyện xác nhận bằng văn
bản, quyết định khen thưởng lập công.
c) Người cai nghiện
cứu được người đang trong tình trạng nguy hiểm hoặc cứu được tài sản giá trị từ
30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên của Nhà nước, tập thể hoặc của
người khác.
2. Tiêu chuẩn khen
thưởng định kỳ:
a) Có kết quả xếp
loại đạt loại Tốt trong Tháng (Quý);
b) Trong kỳ khen
thưởng Tháng (Quý) không có hành vi vi phạm nội quy, quy chế; có ý thức tự giác
trong việc thực hiện quy trình cai nghiện túy tại cơ sở;
c) Số lượng người
được khen thưởng trong kỳ không quá 15% tổng số người cai nghiện của tổ (đội).
Điều
15. Chế độ đãi ngộ khen thưởng
Giám đốc cơ sở cai
nghiện ma túy xem xét, quyết định chế độ đãi ngộ đối với người được khen thưởng
theo các mức sau:
1. Đối với khen
thưởng đột xuất:
a) Biểu dương thành
tích trước toàn thể cơ sở cai nghiện;
b) Tăng 01 lần thăm
gặp trong Tháng; 02 lần trong Quý hoặc tăng thời gian thăm gặp lên 1,5 lần;
c) Tăng 01 lần liên
lạc bằng điện thoại với thân nhân hoặc tăng thời gian liên lạc lên 1,5 lần;
d) Được xem xét, đề
nghị giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian cai nghiện bắt buộc còn
lại theo quy định.
2. Đối với khen
thưởng định kỳ:
a) Biểu dương thành
tích trước toàn thể tổ (đội), phân khu quản lý;
b) Tăng 01 lần thăm
gặp trong Tháng; 02 lần trong Quý hoặc tăng thời gian thăm gặp lên 1,5 lần;
c) Tăng 01 lần liên
lạc bằng điện thoại với thân nhân hoặc tăng thời gian liên lạc lên 1,5 lần;
d) Được xem xét, đề
nghị giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian cai nghiện bắt buộc còn
lại theo quy định.
Điều
16. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng
1. Trình tự, thủ tục
đề nghị khen thưởng:
a) Căn cứ kết quả xếp
loại người cai nghiện (đối với khen thưởng định kỳ) hoặc thành tích (đối với
khen thưởng đột xuất), người phụ trách tổ (đội) đề xuất gửi Hội đồng đánh giá,
xếp loại và khen thưởng, kỷ luật;
b) Đối với khen
thưởng định kỳ, hồ sơ khen thưởng gửi đồng thời với hồ sơ xếp loại hàng Tháng
(Quý). Đối với khen thưởng đột xuất thì chậm nhất sau 07 ngày người cai nghiện
có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy chế này,
người phụ trách tổ (đội) phải lập hồ sơ đề nghị gửi Hội đồng đánh giá, xếp loại
và khen thưởng, kỷ luật;
c) Trong thời hạn ba
(03) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị, Hội đồng đánh giá, xếp loại và
khen thưởng, kỷ luật phải họp, xem xét và đề nghị Giám đốc cơ sở cai nghiện ma
túy quyết định khen thưởng.
Đối với trường hợp
quy định tại điểm d khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 15 Quy chế
này, Giám đốc cơ sở cai nghiện phải xin ý kiến bằng văn bản cơ quan chuyên
môn thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi quyết định;
d) Trong thời hạn một
(01) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị của Hội đồng đánh giá, xếp loại
và khen thưởng, kỷ luật, Giám đốc cơ sở cai nghiện phải xem xét, quyết định
khen thưởng theo Mẫu số 2d kèm theo Quy chế này;
đ) Trường hợp người
cai nghiện không được khen thưởng, Hội đồng đánh giá, xếp loại và khen thưởng,
kỷ luật, Giám đốc cơ sở cai nghiện phải thông báo rõ lý do cho người cai
nghiện, người phụ trách tổ (đội);
e) Quyết định khen
thưởng phải được lưu trong hồ sơ quản lý người cai nghiện ma túy.
2. Hồ sơ đề nghị khen
thưởng định kỳ gồm:
a) Đề nghị của người
phụ trách tổ (đội);
b) Kết quả xếp loại
(Tháng, Quý) của người được đề nghị khen thưởng;
c) Biên bản họp tổ
(đội) về đề nghị khen thưởng có tối thiểu 2/3 tổng số người dự hợp đồng ý.
3. Hồ sơ đề nghị khen
thưởng đột xuất gồm:
a) Đề nghị của người
phụ trách tổ (đội);
b) Báo cáo thành tích
của người được đề nghị khen thưởng có xác minh của cơ quan có thẩm quyền;
c) Biên bản họp tổ
(đội) về đề nghị khen thưởng có tối thiểu tổng 2/3 số người dự hợp đồng ý.
Chương 4
KỶ LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN TẠI CƠ SỞ
CAI NGHIỆN MA TÚY CÔNG LẬP
Điều
17. Trường hợp bị xử lý kỷ luật
1. Người đang trong
thời gian cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập có hành vi vi
phạm quy định tại khoản 2 Điều 4, Nội quy của cơ sở cai nghiện ma túy thì bị
xem xét xử lý kỷ luật.
2. Trường hợp người
cai nghiện ma túy có hành vi vi phạm đang trong thời hạn xử lý kỷ luật nhưng có
hành vi gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của bản thân hoặc người cai
nghiện khác; chống người thi hành công vụ; gây mất trật tự, an toàn của cơ sở
cai nghiện thì Giám đốc cơ sở cai nghiện áp dụng ngay biện pháp phòng ngừa hoặc
tạm thời đưa vào quản lý tại khu dành riêng cho đối tượng vi phạm theo quy định
tại điểm c khoản 1 Điều 20 Quy chế này.
Điều
18. Nguyên tắc xử lý kỷ luật; thời hiệu, thời hạn xem xét kỷ luật; trường hợp
không xem xét kỷ luật, miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Nguyên tắc xử lý
kỷ luật
a) Khách quan, công
bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng quy định tại Quy chế này và các
quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Mỗi hành vi vi
phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm
xem xét xử lý kỷ luật, nếu người cai nghiện có từ 02 hành vi vi phạm trở lên
thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng
hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất;
c) Khi xem xét xử lý
kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi
phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc
khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
2. Thời hiệu, thời
hạn xem xét kỷ luật
a) Thời hiệu xử lý kỷ
luật là khoảng thời gian mà khi hết thời gian đó thì người cai nghiện có hành
vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với người cai
nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập là 30 ngày tính từ thời điểm người
đó có hành vi vi phạm;
b) Thời hạn xử lý kỷ luật
đối với người cai nghiện là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm
đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy. Thời
hạn xử lý kỷ luật đối với người cai nghiện không quá 15 ngày tính từ thời điểm
phát hiện người đó có hành vi vi phạm; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp
cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có
thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày.
3. Trường hợp chưa
xem xét kỷ luật, miễn trách nhiệm kỷ luật
a) Các trường hợp
chưa xem xét xử lý kỷ luật:
- Người cai nghiện
đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức;
bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có
thẩm quyền;
- Người cai nghiện
đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều
tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết
định của cấp có thẩm quyền.
b) Các trường hợp
được miễn trách nhiệm kỷ luật:
- Được cơ quan có
thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi
phạm;
- Thực hiện hành vi
vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc tình thế cấp
thiết theo quy định của Bộ luật Dân sự;
- Có hành vi vi phạm
đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã chết.
Điều
19. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng mức độ kỷ luật
1. Tình tiết giảm
nhẹ:
a) Thực hiện hành vi
vi phạm lần đầu;
b) Tự nguyện khai
báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ sở cai nghiện phát hiện vi phạm
hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
c) Bị ép buộc hoặc bị
lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.
2. Tình tiết tăng
nặng:
a) Thực hiện hành vi
vi phạm có tổ chức;
b) Thực hiện hành vi
vi phạm nhiều lần;
c) Thực hiện hành vi
vi phạm đối với nhiều người;
d) Xúi giục, lôi kéo,
sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người khác thực hiện hành vi vi
phạm;
e) Lăng mạ, phỉ báng
người đang thi hành công vụ.
Điều
20. Hình thức kỷ luật
1. Người cai nghiện
vi phạm thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng một trong
các hình thức kỷ luật chính:
a) Phê bình;
b) Cảnh cáo;
c) Đưa vào quản lý
tại khu dành riêng từ 05 đến 10 ngày. Trong thời gian này không được thăm gặp
thân nhân.
2. Ngoài các hình
thức kỷ luật quy định tại khoản 1 Điều này, người cai nghiện có thể bị áp dụng
hình thức kỷ luật bổ sung sau:
a) Hạn chế số lần
thăm gặp thân nhân, số lần liên lạc bằng điện thoại;
b) Hạn chế số lần và
số lượng nhận quà.
3. Người cai nghiện
nếu gây thiệt hại về tài sản của cơ quan nhà nước, của tập thể hoặc cá nhân, gây
tổn hại đến sức khỏe của người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều
21. Áp dụng hình thức kỷ luật
1. Hình thức kỷ luật
phê bình được áp dụng đối với trường hợp sau:
a) Có hành vi vi phạm
theo quy định tại điểm d, e khoản 2 Điều 4, Nội quy của cơ sở cai nghiện ma túy
công lập;
b) Có một trong các
tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 20 Quy chế này.
2. Hình thức kỷ luật
cảnh cáo được áp dụng đối với trường hợp sau:
a) Đã bị áp dụng hình
thức phê bình;
b) Có hành vi vi phạm
theo quy định tại điểm g, h, i, k khoản 2 Điều 4 Mẫu số 01 về Nội quy của cơ sở
cai nghiện ma túy công lập;
c) Có một trong các
tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 20 Quy chế này;
d) Người bị áp dụng
hình thức cảnh cáo có thể bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật bổ sung
quy định tại khoản 2 Điều 21 Quy chế này.
3. Hình thức kỷ luật
đưa vào quản lý tại khu dành riêng được áp dụng đối với trường hợp sau:
a) Đã bị áp dụng hình
thức cảnh cáo;
b) Có hành vi vi phạm
theo quy định tại điểm a, b, c, đ khoản 2 Điều 4, Nội quy của cơ sở cai nghiện
ma túy công lập;
c) Có một trong các
tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 20 Quy chế này;
d) Người bị áp dụng
hình thức đưa vào quản lý tại khu dành riêng đồng thời bị áp dụng các hình thức
bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 21 Quy chế này.
Điều
22. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị kỷ luật
1. Trình tự, thủ tục
đề nghị kỷ luật:
a) Khi phát hiện hành
vi vi phạm, người phụ trách tổ (đội) lập biên bản hành vi vi phạm theo Mẫu số
2đ kèm theo Quy chế này;
b) Trong thời hạn hai
(02) ngày, người phụ trách tổ (đội) yêu cầu người vi phạm viết bản tự kiểm điểm
và tổ chức họp toàn thể tổ (đội) xem xét hành vi, mức độ vi phạm và đề xuất
hình thức xử lý kỷ luật, gửi Hội đồng đánh giá, xếp loại và khen thưởng, kỷ luật.
Việc họp xem xét, đề xuất hình thức xử lý kỷ luật phải được lập thành biên bản,
lưu trong hồ sơ quản lý của người cai nghiện ma túy;
c) Trong thời hạn ba
(03) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị, Hội đồng đánh giá, xếp loại và
khen thưởng, kỷ luật phải tổ chức họp, xem xét việc kỷ luật và đề nghị Giám đốc
cơ sở cai nghiện quyết định kỷ luật;
d) Trong thời hạn hai
(02) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị của Chủ tịch Hội đồng đánh giá,
xếp loại và khen thưởng, kỷ luật, Giám đốc cơ sở cai nghiện phải xem xét, quyết
định kỷ luật đối với người cai nghiện theo Mẫu số 2e kèm theo Quy chế này;
đ) Trường hợp không
kỷ luật, Hội đồng đánh giá, xếp loại và khen thưởng, kỷ luật, Giám đốc cơ sở
cai nghiện phải thông báo rõ lý do cho người cai nghiện, người phụ trách tổ
(đội);
e) Quyết định kỷ luật
phải được lưu trong hồ sơ quản lý người cai nghiện ma túy.
2. Hồ sơ đề nghị kỷ luật
gồm:
a) Đề nghị kỷ luật
của người phụ trách tổ (đội);
b) Biên bản hành vi
vi phạm, Bản tự kiểm điểm của người cai nghiện có hành vi vi phạm;
c) Biên bản họp tổ
(đội) về đề nghị kỷ luật người cai nghiện có tối thiểu 2/3 số người dự hợp đồng
ý.
Chương 5
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
23. Trách nhiệm thi hành
1. Giám đốc cơ sở cai
nghiện có trách nhiệm phổ biến, quán triệt Quy chế tới toàn thể người cai
nghiện, viên chức, người lao động của cơ sở để thi hành.
2. Người phụ trách
các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc cơ sở cai nghiện ma túy công lập có
trách nhiệm đôn đốc, giám sát việc thực hiện và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo
kết quả theo yêu cầu của Giám đốc cơ sở.
Đối với người cai
nghiện mới tiếp nhận phải học các nội quy, quy chế của cơ sở trước khi phân về
các tổ, đội để quản lý, sinh hoạt (thời gian học tập do giám đốc cơ sở cai
nghiện quyết định, nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc).
3. Trong quá trình
thực hiện Quy chế này, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo cáo Giám đốc
cơ sở xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Mẫu
số 2a. Mẫu Hồ sơ quản lý người cai nghiện
SỞ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY ....1
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
HỒ SƠ
QUẢN
LÝ NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY
Cơ
sở cai nghiện ma túy:
................................................................
..........................................................................................................
Họ và tên (viết in hoa):
.................................................................... Giới
tính: ...................
Tên gọi khác (nếu
có):
.........................................................................................................
Ngày, tháng, năm
sinh:
.....................................................................................................
Số CMND/CCCD/Hộ
chiếu:
……………………………...……………………………………..
Nơi thường trú:
.................................................................................................................
|
|
Mã số người cai
nghiện: xxx2/XXXX3/CNBB/CNTN4
Số hồ sơ: xxxx5
|
|
|
|
____________________
Tên cơ sở cai nghiện
ma túy;
Số thứ tự người cai
nghiện ma túy tính theo năm tiếp nhận (VD: 2286, 287...);
Năm tiếp nhận (VD:
2022, 2023...);
Viết tắt hình thức
cai nghiện: cai nghiện bắt buộc (CNBB) hoặc cai nghiện tự nguyện (CNTN);
Số hồ sơ lưu trữ
(đánh số tự nhiên theo năm lưu trữ);
DANH
MỤC HỒ SƠ
1. Quyết định của Tòa
án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; hoặc
Hợp đồng dịch vụ cai nghiện tự nguyện;
2. Biên bản giao,
nhận người cai nghiện;
3. Lý lịch tóm tắt
người cai nghiện;
4. Phiếu thu thập
thông tin người nghiện ma túy;
5. Kế hoạch cai
nghiện ma túy cá nhân;
6. Phiếu đánh giá,
xếp loại cai nghiện hàng tháng, quý;
7. Các quyết định
khen thưởng, kỷ luật và các tài liệu liên quan đến khen thưởng, kỷ luật của
người cai nghiện;
8. Các giấy tờ khác
liên quan đến quá trình cai nghiện (nếu có): Quyết định truy tìm; hoãn, miễn
thi hành quyết định; giảm thời hạn, tạm đình chỉ, cho phép về chịu tang...;
9. Kế hoạch tái hòa
nhập cộng đồng của người đã hoàn thành cai nghiện ma túy hoặc đã chấp hành xong
quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
10. Giấy chứng nhận
hoàn thành thời gian cai nghiện bắt buộc hoặc Giấy xác nhận hoàn thành cai
nghiện ma túy tự nguyện;
11. Các giấy tờ khác
có liên quan đến người nghiện.
LƯU Ý: Người phụ
trách lưu trữ hồ sơ ghi đầy đủ các nội dung ở Bìa hồ sơ; rà soát, đánh số và
cập nhật, lưu đúng thứ tự từng thành phần hồ sơ theo danh mục trên.
Mẫu
số 2b. Tiêu chí, thang điểm đánh giá, xếp loại người cai nghiện tại cơ sở cai
nghiện ma túy công lập
TIÊU
CHÍ, THANG ĐIỂM
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI NGƯỜI CAI NGHIỆN TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY CÔNG LẬP
TT
|
Tiêu
chí đánh giá
|
Thang
điểm
|
I
|
THỰC HIỆN QUY TRÌNH
CAI NGHIỆN
|
|
1
|
Nhận thức rõ tác
hại của việc sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy, có thái độ tích
cực trong thời gian cai nghiện.
|
10
|
2
|
Thực hiện đúng, đủ
quy trình, thời gian cai nghiện tại cơ sở cai nghiện.
|
10
|
3
|
Tích cực, tự giác
trong học tập chuyên đề, học nghề, các hoạt động giáo dục ngoại khóa theo quy
định.
|
10
|
II
|
THAM GIA LAO ĐỘNG
TRỊ LIỆU
|
|
4
|
Tham gia đầy đủ
100% thời gian lao động trị liệu; lao động trị liệu có chất lượng, hiệu quả,
hoàn thành 100% định mức công việc.
|
10
|
5
|
Thực hiện nghiêm
túc kỷ luật, an toàn, vệ sinh lao động, có tinh thần giúp đỡ người cai nghiện
khác trong công việc.
|
10
|
III
|
CHẤP HÀNH NỘI QUY,
QUY CHẾ CỦA CƠ SỞ
|
|
6
|
Thực hiện đúng, đầy
đủ, nghiêm túc nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện, các quy định của pháp luật
về cai nghiện ma túy, chấp hành sự phân công của người có thẩm quyền.
|
10
|
7
|
Trung thực khai
báo, tố giác hành vi vi phạm của người cai nghiện khác.
|
10
|
8
|
Tích cực ngăn chặn,
đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, thái độ, hành vi sai phạm của người cai
nghiện khác.
|
10
|
9
|
Thực hiện đúng, đầy
đủ, nghiêm túc nếp sống kỷ luật, trật tự, văn minh, giao tiếp, ứng xử văn hóa
trong cơ sở cai nghiện.
|
10
|
10
|
Tích cực, chủ động
tham gia và có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua do cơ sở
phát động; giúp đỡ người cai nghiện khác cùng tiến bộ.
|
10
|
IV
|
HÀNH VI VI PHẠM
|
|
11
|
Có hành vi vi phạm
(hoặc không thực hiện) 1 trong 3 tiêu chí quy định tại Mục I.
|
-20
|
12
|
Có hành vi vi phạm
(hoặc không thực hiện) 1 trong 2 tiêu chí quy định tại Mục II.
|
-15
|
13
|
Có hành vi vi phạm
(hoặc không thực hiện) 1 trong 5 tiêu chí quy định tại Mục III.
|
-20
|
Mẫu
số 2c. Mẫu Phiếu đánh giá, xếp loại người cai nghiện
SỞ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY ....
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
PHIẾU
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI NGƯỜI CAI NGHIỆN
1. Họ và tên (viết
in hoa): ...................................................................
Giới tính: ..............
Ngày, tháng, năm
sinh:
....................................................................................................
2. Tổ (đội) hoặc phân
khu: ...............................................................................................
3. Ngày vào cơ sở cai
nghiện: ...../..../..........;
4. Thời gian cai
nghiện: ......tháng
TT
|
Xếp
loại tháng
|
Xếp
loại quý
|
Hình
thức khen thưởng, kỷ luật
|
Xác
nhận của người cai nghiện
|
Tháng
|
Xếp
loại
|
Quý
|
Xếp
loại
|
Khen
thưởng
|
Kỷ
luật
|
1
|
1
|
|
QI
|
|
|
|
|
2
|
2
|
|
|
|
|
3
|
3
|
|
|
|
|
4
|
4
|
|
QII
|
|
|
|
|
5
|
5
|
|
|
|
|
6
|
6
|
|
|
|
|
…
|
.....
|
|
...
|
|
|
|
|
|
..................
ngày ...... tháng .... năm..........
NGƯỜI
PHỤ TRÁCH TỔ (ĐỘI)
(Ký,
ghi rõ họ, tên)
|
Mẫu
số 2d. Mẫu Quyết định khen thưởng người cai nghiện
SỞ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY ....
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: .......... /QĐ-CSCNMT
|
….....………, ngày …..
tháng .... năm …........
|
QUYẾT
ĐỊNH
Khen
thưởng đối với người cai nghiện ma túy
GIÁM
ĐỐC CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY ............
Căn cứ Thông tư số:
……./TT-BLĐTBXH ngày ...... tháng ..... năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thành lập, giải thể; tổ chức hoạt động,
khung danh mục vị trí việc làm và định mức số người làm việc; nội quy, quy chế;
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành quản học
viên; trang phục của viên chức, người lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy công
lập;
Căn cứ Quyết định
số: /QĐ-…… ngày .....tháng ...... năm ...... của UBND tỉnh......... quy
định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ sở cai nghiện ma
túy …;
Căn cứ kết quả cai
nghiện, học tập, lao động trị liệu của người cai nghiện ma túy (Hồ sơ đề nghị
khen thưởng kèm theo);
Theo đề nghị của Hội
đồng đánh giá, xếp loại và khen thưởng, kỷ luật,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Khen thưởng bằng
hình thức: .......................................... Đối với:
Họ và tên:
......................................................................; Sinh
ngày ....../....../.................
Thuộc Tổ (đội) hoặc
phân khu:
........................................................................................
Đã có thành tích:
.............................................................................................................
........................................................................................................................................
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà)
....................................và Ông (bà) có tên tại Điều 1 có trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều
3;
- Lưu: VT, HSQL.
|
GIÁM ĐỐC
(Ký,
ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu
số 2đ. Mẫu Biên bản vi phạm về cai nghiện tự nguyện, quản lý sau cai nghiện tại
gia đình, cộng đồng và điều trị nghiện chất
SỞ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /BB
|
........, ngày ....
tháng ... năm ……
|
BIÊN
BẢN VI PHẠM
Về
hành vi vi phạm của người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập
Hôm nay, hồi....
giờ.... phút, ngày..../..../........, tại
........................................
Căn cứ Thông tư số 29/TT-BLĐTBXH
ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn việc thành lập, giải thể; tổ chức hoạt động, khung danh mục vị trí
việc làm và định mức số người làm việc; nội quy, quy chế; mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành quản học viên; trang phục
của viên chức, người lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập;
Căn cứ nội quy, quy
chế của Cơ sở cai nghiện ma túy ............................
I. Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên:
.................................................................. Chức vụ:
..................................
2. Với sự chứng kiến
của:
a) Họ và
tên:............................................................... Nghề
nghiệp: ...............................
Nơi ở hiện nay:................................................................................................................
II Tiến hành lập biên
bản về hành vi vi phạm của người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công
lập với các nội dung sau:
1. Họ và tên:
........................................................................ Giới
tính: ...........................
- Ngày, tháng, năm
sinh:..../..../........................ Quốc tịch:
...............................................
- Thuộc (tổ, đội,
phân khu) cơ sở cai
nghiện.....................................................................
2. Đã có các hành vi
vi phạm:
(1)
…………....................................................................................................................
(2)
..................................................................................................................................
quy định tại nội quy
(quy chế) của Cơ sở cai nghiện ma túy
.............................................
3. Ý kiến của người
vi phạm:...........................................................................................
4. Ý kiến trình bày
của người chứng kiến (nếu
có):...........................................................
5. Tang vật, phương
tiện vi vi phạm: ...............................................................................
6. Các biện pháp
phòng ngừa được áp dụng,
gồm:..........................................................
......................................................................................................................................
Biên bản lập xong
hồi.... giờ.... phút, ngày......../....../.........., gồm........ tờ, được lập
thành........... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những
người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây.
CÁ NHÂN VI PHẠM
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký,
ghi rõ chức vụ, họ và tên)
|
Mẫu
số 2e. Mẫu Quyết định kỷ luật người cai nghiện
SỞ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ...... /QĐ-CSCNMT
|
….....………, ngày …..
tháng .... năm …........
|
QUYẾT
ĐỊNH
Kỷ
luật đối với người cai nghiện ma túy
GIÁM
ĐỐC CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY ..........
Căn cứ Thông tư số:
……./TT-BLĐTBXH ngày ...... tháng ..... năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thành lập, giải thể; tổ chức hoạt động,
khung danh mục vị trí việc làm và định mức số người làm việc; nội quy, quy chế;
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành quản học
viên; trang phục của viên chức, người lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy công
lập;
Căn cứ Quyết định
số:…../QĐ-……… ngày .....tháng ...... năm ........... của UBND tỉnh...... quy
định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ sở cai nghiện ma
túy ……;
Căn cứ hành vi, mức
độ vi phạm của người cai nghiện ma túy (Hồ sơ đề nghị kỷ luật kèm theo);
Theo đề nghị của Hội
đồng đánh giá, xếp loại và khen thưởng, kỷ luật,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Thi hành kỷ luật
bằng hình thức: ..................................... Đối với:
Họ và tên:
......................................................................; Sinh
ngày ....../....../.................
Thuộc Tổ (đội) hoặc phân
khu:
........................................................................................
Lý do:
..............................................................................................................................
........................................................................................................................................
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà)
....................................và Ông (bà) có tên tại Điều 1 có trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều
3;
- Lưu: VT, HSQL.
|
GIÁM ĐỐC
(Ký,
ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu
số 03. Mẫu quy chế thăm gặp, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà và liên lạc của
người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập
QUY
CHẾ
Thăm
gặp, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà và liên lạc của người cai nghiện ma túy tại
cơ sở cai nghiện ma túy công lập
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định
về chế độ thăm, gặp, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà và liên lạc của thân nhân,
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đối với người cai nghiện đang chấp hành quyết
định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc của Tòa án tại các cơ sở cai nghiện
ma túy công lập (sau đây gọi chung là cơ sở).
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Quy chế này áp
dụng đối với:
a) Người cai nghiện
đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân
dân cấp huyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập;
b) Cơ sở cai nghiện
ma túy công lập;
c) Các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan.
2. Đối với người tự
nguyện cai nghiện, Giám đốc cơ sở xem xét, quyết định áp dụng Quy chế này trên
cơ sở bảo đảm quy trình cai nghiện, an toàn, an ninh trật tự của cơ sở và thỏa
thuận với người tự nguyện cai nghiện.
3. Không áp dụng đối với
các trường hợp thăm gặp, tiếp xúc của cá nhân, tổ chức có tính chất công vụ.
Chương 2
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC NGƯỜI CAI NGHIỆN GẶP THÂN
NHÂN, ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, TỔ CHỨC HOẶC CÁ NHÂN KHÁC
Điều
3. Chế độ thăm, gặp thân nhân của người cai nghiện
1. Người cai nghiện
được thăm, gặp thân nhân theo quy định tại Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng,
chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính
về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy tại phòng thăm gặp của cơ
sở, mỗi tuần một lần, mỗi lần không quá 02 giờ và tối đa không quá 03 người.
Người cai nghiện có thể được kéo dài thời gian gặp thân nhân và phải được Giám
đốc cơ sở đồng ý, tối đa không quá 04 giờ.
Trường hợp người thân
của người cai nghiện chưa biết thời gian thăm gặp hoặc ở quá xa đến thăm gặp
không đúng thời gian hoặc trường hợp đặc biệt khác thì Giám đốc Cơ sở cai
nghiện ma túy xem xét, quyết định.
2. Người cai nghiện
được thăm gặp vợ, chồng ở phòng riêng (một lần trong tháng, mỗi lần tối đa
không quá 48 giờ) khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Số thời gian đã
chấp hành cai nghiện bắt buộc tối thiểu 03 tháng;
b) Trong thời gian
cai nghiện có 2/3 số tháng xếp loại Tốt, không có tháng xếp loại Kém theo Quy
chế quản lý, đánh giá, xếp loại kết quả học tập, cai nghiện và khen thưởng, kỷ luật
đối với người cai nghiện ma túy.
3. Người cai nghiện
không được được thăm, gặp thân nhân trong các trường hợp sau:
a) Thời gian vào cơ
sở ít hơn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận;
b) Đang trong thời gian
xem xét kỷ luật hoặc trong thời gian bị thi hành kỷ luật tại cơ sở cai nghiện.
4. Người cai nghiện
là người dưới 18 tuổi có ít nhất hai tháng liền kề với thời điểm gặp thân nhân
được xếp loại Tốt và thời gian từ khi xếp loại tháng liền kề gần nhất đến thời điểm
gặp thân nhân được nhận xét, đánh giá, xếp loại Tốt hoặc được khen thưởng do có
thành tích hoặc lập công thì Giám đốc cơ sở cai nghiện có thể xem xét, giải
quyết việc kéo dài thời gian gặp thân nhân ở phòng riêng nhưng không quá 12
giờ.
5. Người cai nghiện
đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội mà cơ quan đang thụ lý vụ
án có văn bản đề nghị cơ sở không cho người cai nghiện gặp thân nhân, đại diện
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc yêu cầu cơ sở cai nghiện phối hợp để giám
sát chế độ thăm, gặp thì Giám đốc cơ sở cai nghiện xem xét thực hiện theo đề
nghị của cơ quan đang thụ lý vụ án và giải thích rõ cho người đến thăm, gặp
người cai nghiện.
6. Căn cứ tình hình
thực tiễn của cơ sở, Giám đốc cơ sở cai nghiện tổ chức việc thăm, gặp thân nhân
của người cai nghiện cho phù hợp; thông báo công khai lịch thăm gặp hàng tuần,
tháng đối với người cai nghiện và thân nhân của người cai nghiện.
7. Khi người cai
nghiện được kéo dài thời gian gặp thân nhân theo quy định tại khoản 1, 4 Điều
này thì trong thời gian người cai nghiện gặp thân nhân, Giám đốc cơ sở cai
nghiện căn cứ điều kiện cụ thể có thể xem xét cho người cai nghiện ăn cơm cùng
thân nhân tại căng tin (nhà ăn) của cơ sở cai nghiện, thời gian ăn cơm không
quá 02 giờ.
Việc tổ chức cho
người cai nghiện gặp và ăn cơm cùng thân nhân phải kiểm tra, kiểm soát chặt
chẽ, bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở cai nghiện, quản lý chặt chẽ người cai
nghiện, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho thân nhân người cai
nghiện.
Điều
4. Đối tượng được thăm, gặp người cai nghiện
1. Thân nhân được gặp
người cai nghiện gồm:
a) Ông, bà nội; ông,
bà ngoại;
b) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ
vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp;
c) Vợ hoặc chồng; con
đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp;
d) Anh, chị, em ruột,
dâu, rể; anh, chị, em vợ (hoặc chồng);
đ) Cô, dì, chú, bác,
cậu, cháu ruột.
2. Mỗi lần đến gặp
người cai nghiện tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu
giáo dục, cai nghiện đối với người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, Giám đốc cơ sở
cai nghiện có thể quyết định tăng số lượng thân nhân được gặp người cai nghiện
nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc thăm, gặp thân nhân không làm ảnh
hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở cai nghiện.
3. Trường hợp đại
diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp người cai nghiện thì
Giám đốc cơ sở cai nghiện xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích
hợp pháp của người cai nghiện cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục, hỗ trợ phục
hồi của người cai nghiện.
Điều
5. Quy định về việc thăm, gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
khác
1. Thân nhân đến
thăm, gặp người cai nghiện phải là người có tên trong Sổ theo dõi thăm, gặp
người cai nghiện và gửi tiền, đồ lưu ký; trường hợp gặp lần đầu chưa có Sổ hoặc
không có tên trong Sổ thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân
người cai nghiện và phải có một trong những giấy tờ cá nhân sau (trừ người dưới
14 tuổi):
a) Chứng minh nhân
dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
b) Giấy tờ chứng minh
là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
2. Đại diện cơ quan,
tổ chức hoặc cá nhân khác khi đến gặp người cai nghiện phải có đề nghị bằng văn
bản (đối với cá nhân, văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học
tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và phải có một trong những
giấy tờ cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp người
đến thăm, gặp người cai nghiện không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị
và được Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy xem xét, cho phép thăm, gặp.
4. Người cai nghiện
được gặp vợ, chồng ở phòng riêng theo quy định tại khoản 2 Điều
3 Quy chế này phải có một trong những giấy tờ cá nhân được quy định tại khoản
1 Điều này và các giấy tờ sau:
a) Giấy chứng nhận
kết hôn hoặc Trích lục kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của Ủy
ban nhân dân cấp xã thể hiện thân nhân là vợ hoặc chồng của người cai nghiện;
b) Đơn xin gặp vợ,
chồng ở phòng riêng của thân nhân người cai nghiện đồng thời cam kết việc chấp
hành pháp luật, nội quy cơ sở cai nghiện, thực hiện phòng, chống các bệnh
truyền nhiễm và các quy định pháp luật về dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện
hành;
c) Người cai nghiện
nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo
đảm thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc của
Tòa án nhân dân cấp huyện.
5. Người cai nghiện
là người dưới 18 tuổi được kéo dài thời gian gặp thân nhân ở phòng riêng phải
có đơn xin gặp thân nhân ở phòng riêng, cam kết việc chấp hành pháp luật, nội
quy cơ sở cai nghiện; thân nhân người cai nghiện cũng phải có đơn xin gặp người
cai nghiện ở phòng riêng, cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy cơ sở cai
nghiện.
6. Cơ sở cai nghiện
phát hành Sổ theo dõi thăm, gặp người cai nghiện và gửi tiền, đồ lưu ký theo
Mẫu số 3a kèm theo Quy chế này. Khi tiếp nhận người cai nghiện, người phụ trách
tiếp nhận có trách nhiệm cấp phát Sổ cho người cai nghiện hoặc người thân của
người cai nghiện; hướng dẫn họ ghi chép, hoàn thiện các thông tin; đóng dấu
giáp lai vào Sổ; trình Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy ký tên, đóng dấu vào
Sổ.
Điều
6. Trách nhiệm của người cai nghiện và người thăm, gặp
1. Người cai nghiện
khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, phải mặc quần,
áo của cơ sở cai nghiện cấp, bảo đảm gọn gàng, sạch sẽ; nghiêm chỉnh chấp hành
nội quy cơ sở cai nghiện và tuân theo sự hướng dẫn của các người có thẩm quyền
trong việc tổ chức cho người cai nghiện gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ
chức hoặc cá nhân khác.
2. Thân nhân, đại
diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đến gặp người cai nghiện phải chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy cơ sở cai nghiện, tuân theo sự hướng dẫn của
người làm nhiệm vụ và những người có trách nhiệm khác. Thân nhân, đại diện cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân khác không được đưa vào cơ sở cai nghiện các đồ vật,
chất thuộc danh mục đồ vật, chất cấm theo quy định. Nếu gửi đồ vật cho người
cai nghiện thì phải kê khai vào phiếu gửi đồ vật cho người cai nghiện và cam
kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được gửi. Đối với trường hợp gặp
ở phòng riêng thì chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem
đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua
đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng.
3. Khi giao tiếp,
người đến gặp người cai nghiện và người cai nghiện phải sử dụng tiếng Việt.
Trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng
Việt, thì phải qua phiên dịch hoặc có người có thẩm quyền biết tiếng dân tộc
hoặc tiếng nước đó giám sát. Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử
dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ
trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được người có trách nhiệm kiểm tra trước khi
sử dụng.
Điều
7. Tiêu chuẩn và trách nhiệm của viên chức, người lao động làm nhiệm vụ tổ chức
cho người cai nghiện gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác
1. Giám đốc cơ sở
hoặc Phó Giám đốc được ủy quyền phụ trách quyết định thành lập Tổ phụ trách
thăm, gặp, thành viên gồm viên chức, người lao động thuộc các bộ phận hành
chính, y tế, bảo vệ, quản lý giáo dục của cơ sở cai nghiện; người phụ trách bộ
phận quản học viên làm Tổ trưởng Tổ phụ trách thăm, gặp.
Viên chức, người lao
động thuộc Tổ phụ trách thăm, gặp (gọi chung là người phụ trách thăm, gặp) phải
là người có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm công tác, khả năng quản lý, giám
sát người cai nghiện.
2. Căn cứ số lượng
người đăng ký thăm, gặp và thực tiễn quản lý, tổ chức tại cơ sở, Giám đốc cơ sở
cai nghiện quyết định số lượng người phụ trách thăm, gặp để tổ chức cho người
cai nghiện gặp thân nhân theo đúng quy định tại Quy chế này.
3. Người làm nhiệm vụ
tổ chức thăm, gặp có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, kiểm
tra giấy tờ của người đến thăm, gặp người cai nghiện; lập danh sách người cai
nghiện được gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác vào Sổ
theo dõi thăm, gặp và gửi tiền, đồ lưu ký cho người cai nghiện (theo mẫu quy
định), báo cáo Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được ủy quyền phụ trách duyệt trước
khi tổ chức cho người cai nghiện thăm, gặp.
Trường hợp người cai
nghiện được kéo dài thời gian gặp thân nhân hoặc gặp ở phòng riêng phải xem
xét, giám sát thận trọng, chặt chẽ, không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ
sở cai nghiện;
b) Kiểm soát quà do
thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác gửi cho người cai
nghiện; kiểm soát đồ vật thân nhân đưa vào phòng gặp riêng, những đồ dùng, tư
trang cá nhân không được đưa vào phòng gặp riêng thì thân nhân phải kê khai, ký
xác nhận và gửi ở phòng thăm gặp. Trường hợp phát hiện đồ vật cấm thì dừng việc
gặp người cai nghiện và xử lý theo quy định của pháp luật, nội quy của cơ sở về
việc thu giữ, xử lý đồ vật, chất thuộc danh mục cấm;
c) Lập biên bản và
thông báo cho người đến gặp người cai nghiện biết đối với trường hợp người cai
nghiện từ chối gặp người đến gặp, từ chối nhận tiền, quà;
d) Quản lý, giám sát
người cai nghiện từ khi tiếp nhận đề nghị thăm, gặp đến khi kết thúc cuộc gặp;
đ) Trường hợp có
nhiều thân nhân đến gặp người cai nghiện thì phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn
vị tăng cường nhân lực để phối hợp trong việc tổ chức gặp người cai nghiện theo
đúng quy định và bảo đảm quản lý, giám sát chặt chẽ, giữ gìn an ninh trật tự
của cơ sở cai nghiện;
e) Cập nhật đầy đủ
thông tin về quá trình tổ chức cho người cai nghiện gặp thân nhân, đại diện cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, quản lý, lưu trữ tài liệu theo đúng chế độ
quản lý hồ sơ theo quy định.
4. Không được sử dụng
người cai nghiện hoặc người khác nhận giấy tờ, làm thủ tục cho người cai nghiện
gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác; không được có thái
độ, hành vi tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu trong việc tổ chức cho người cai
nghiện thăm, gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác; không
được tự ý giải quyết cho người cai nghiện thăm, gặp thân nhân, đại diện cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà ngoài khu vực,
địa điểm bố trí thăm, gặp; không được tự ý nhận, chuyển thư, tiền, quà cho
người cai nghiện; không được thu bất kỳ khoản tiền nào hoặc nhận bất cứ đồ vật
gì khi giải quyết cho người cai nghiện gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân khác.
Điều
8. Địa điểm thăm, gặp người cai nghiện
1. Cơ sở cai nghiện
phải bố trí địa điểm thăm, gặp thuận tiện cho việc quản lý, giám sát người cai
nghiện và tổ chức cho người cai nghiện gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân khác. Khu thăm gặp người cai nghiện phải được trang bị những
phương tiện, thiết bị, dụng cụ cần thiết phục vụ cho yêu cầu gặp người cai
nghiện và sinh hoạt của người đến thăm, gặp.
2. Địa điểm thăm, gặp
phải treo biển “Khu thăm gặp người cai nghiện”, có tủ để tư trang của
người đến gặp người cai nghiện, có Hòm thư góp ý, nội quy Khu thăm, gặp và danh
mục đồ vật, chất cấm theo quy định để thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức, cá
nhân và người cai nghiện thực hiện.
3. Không thu lệ phí
theo lượt người thân đến thăm gặp người cai nghiện hoặc cho người cai nghiện
gặp quá thời gian quy định. Trường hợp tổ chức thăm gặp vợ hoặc chồng tại phòng
riêng thì cơ sở cai nghiện ma túy xem xét, quyết định mức thu kinh phí để phục
vụ hoạt động này.
Chương 3
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC NGƯỜI CAI NGHIỆN NHẬN QUÀ;
NHẬN, GỬI THƯ; LIÊN LẠC VỚI THÂN NHÂN BẰNG ĐIỆN THOẠI
Điều
9. Quy định về việc người cai nghiện nhận quà
1. Khi thăm, gặp
những người được quy định tại Điều 4 của Quy chế này, người
cai nghiện được nhận quà (trừ rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, chất kích thích
và các đồ vật, chất cấm thuộc Danh mục cấm theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Mẫu
số 01 về Nội quy của cơ sở cai nghiện ma túy công lập), tối đa không quá 05 kg
đồ vật trong một lần gặp. Ngoài ra, mỗi tháng người cai nghiện được nhận tiền,
đồ vật do thân nhân quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy chế này
đưa đến hoặc gửi qua đường bưu chính 02 lần, mỗi lần không quá 03 kg, nếu gửi
01 lần thì không quá 06 kg. Trường hợp người cai nghiện từ chối nhận quà gửi
qua đường bưu chính thì cơ sở cai nghiện phải lập biên bản về việc người cai
nghiện không nhận quà. Cơ sở cai nghiện chuyển hoàn bưu phẩm gửi cho cơ quan
bưu chính viễn thông để trả lại cho người gửi, cước phí do người gửi chi trả.
2. Người cai nghiện
đang bị thi hành kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, hình thức xử
lý kỷ luật, Giám đốc cơ sở cai nghiện có thể hạn chế việc nhận quà trong một
thời gian nhưng không quá 01 tháng. Cơ sở cai nghiện có trách nhiệm thông báo
việc hạn chế nhận quà cho người cai nghiện và thân nhân người cai nghiện biết
để thực hiện.
3. Cơ sở cai nghiện
có trách nhiệm hướng dẫn người cai nghiện thông báo cho thân nhân địa chỉ người
cai nghiện đang chấp hành cai nghiện bắt buộc (tổ, đội, phân khu) và những đồ
vật, chất thuộc danh mục cấm để thân nhân gửi quà.
4. Cơ sở cai nghiện
có trách nhiệm kiểm tra, thống kê quà, đồ vật vào Sổ theo dõi tiền, đồ vật, thư
do thân nhân gửi cho người cai nghiện trước khi giao cho người cai nghiện,
trường hợp phát hiện đồ vật, chất cấm thì xử lý theo quy định về việc thu giữ,
xử lý đồ vật, chất thuộc danh mục cấm.
5. Căn cứ điều kiện
cụ thể, các cơ sở cai nghiện tổ chức hoạt động căng tin để bán lương thực, thực
phẩm và đồ dùng sinh hoạt thiết yếu cho người cai nghiện. Giá bán lương thực,
thực phẩm và các loại hàng hóa phải được Giám đốc cơ sở cai nghiện duyệt, sau
khi trừ chi phí hợp lý, không được cao hơn giá bán lẻ tại địa phương.
Điều
10. Quy định về việc người cai nghiện nhận, sử dụng quà là thuốc chữa bệnh,
thuốc bổ
1. Thân nhân người
cai nghiện khi đến gặp người cai nghiện hoặc qua đường bưu chính, có thể gửi
thuốc chữa bệnh, thuốc bổ cho người cai nghiện theo chỉ định của bác sỹ, y sỹ
tại cơ sở cai nghiện hoặc tại cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền nơi người cai
nghiện đã được khám và điều trị bệnh. Thuốc do thân nhân gửi cho người cai
nghiện phải có nhãn, mác ghi rõ hàm lượng, công dụng, nơi sản xuất và còn thời
hạn sử dụng.
2. Các loại thuốc
chữa bệnh, thuốc bổ do thân nhân gửi cho người cai nghiện phải có sổ theo dõi
và tủ đựng riêng. Người phụ trách y tế của cơ sở cai nghiện có trách nhiệm kiểm
tra, quản lý. Khi người cai nghiện ốm đau có nhu cầu sử dụng thuốc, bộ phận y
tế căn cứ vào bệnh lý, phác đồ điều trị để cấp thuốc, hướng dẫn và giám sát người
cai nghiện sử dụng. Thuốc của người cai nghiện nào thì người cai nghiện đó sử
dụng, phải ghi rõ trong bệnh án và sổ theo dõi: “Thuốc do thân nhân gửi”. Người
cai nghiện nhận, sử dụng thuốc phải ký tên hoặc điểm chỉ (nếu không biết chữ)
vào bệnh án hoặc sổ theo dõi. Thuốc hết hạn sử dụng thì bộ phận y tế phải lập
biên bản tiêu hủy, có sự chứng kiến, ký (hoặc điểm chỉ) xác nhận của người cai
nghiện.
3. Khi người cai
nghiện chấp hành xong quyết định cai nghiện bắt buộc hoặc phải chuyển đi nơi
khác, người phụ trách y tế phải kiểm tra, đối chiếu, trả lại cho người cai
nghiện số thuốc chưa sử dụng hết hoặc bàn giao thuốc kèm theo hồ sơ sức khoẻ
của người cai nghiện cho đơn vị tiếp nhận.
Điều
11. Quy định về việc người cai nghiện nhận, gửi thư
1. Người cai nghiện
được nhận, gửi thư qua dịch vụ bưu chính và khi gặp thân nhân, đại diện cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân khác theo quy định. Giám đốc cơ sở cai nghiện phải
chỉ đạo kiểm tra, kiểm duyệt thư người cai nghiện gửi và nhận, nếu xét thấy nội
dung không phù hợp với công tác quản lý, giáo dục, cai nghiện của người cai
nghiện thì lập biên bản thu giữ.
2. Người cai nghiện
đang bị thi hành kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, hình thức xử
lý kỷ luật, Giám đốc cơ sở cai nghiện có thể hạn chế việc người cai nghiện
nhận, gửi thư nhưng không quá 01 tháng. Cơ sở cai nghiện có trách nhiệm thông
báo việc hạn chế nhận, gửi thư cho người cai nghiện và thân nhân người cai
nghiện biết để thực hiện.
3. Người cai nghiện
đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội khác mà cơ quan đang thụ
lý vụ án có văn bản đề nghị cơ sở cai nghiện không giải quyết cho người cai
nghiện nhận, gửi thư thì Giám đốc cơ sở cai nghiện xem xét thực hiện theo đề
nghị của cơ quan đang thụ lý vụ án và thông báo cho người cai nghiện và thân
nhân người cai nghiện biết để thực hiện.
Điều
12. Quy định về việc người cai nghiện liên lạc với thân nhân bằng điện thoại
1. Cơ sở cai nghiện
ma túy phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt máy điện
thoại cố định có dây hoặc không dây và tổ chức cho người cai nghiện liên lạc
điện thoại với thân nhân. Cước phí gọi điện thoại được tính theo giá của cơ
quan bưu chính viễn thông và do người cai nghiện chi trả từ tiền lưu ký theo
hình thức ký sổ hoặc các nguồn tương trợ khác nhưng phải được sự đồng ý của
Giám đốc cơ sở cai nghiện.
2. Người cai nghiện
được liên lạc điện thoại với thân nhân 01 lần trong tháng và không quá 10 phút.
Trường hợp cấp bách,
căn cứ nội dung đơn trình bày của người cai nghiện, người phụ trách tổ (đội,
phân khu) có trách nhiệm đề xuất Giám đốc cơ sở cai nghiện xem xét, giải quyết
tăng thêm số lần, thời gian người cai nghiện trao đổi điện thoại với người
thân.
3. Khi liên lạc bằng
điện thoại với thân nhân, người cai nghiện phải liên lạc đúng số điện thoại và
nội dung đã đăng ký tại Sổ theo dõi người cai nghiện liên lạc với thân nhân
bằng điện thoại; phải sử dụng tiếng Việt, trường hợp người cai nghiện là người
dân tộc thiểu số hoặc người cai nghiện là người nước ngoài không biết tiếng
Việt thì phải có người biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài đó giám sát.
4. Người cai nghiện
đang bị thi hành kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, hình thức xử
lý kỷ luật, Giám đốc cơ sở cai nghiện có thể hạn chế việc liên lạc bằng điện
thoại với thân nhân nhưng không quá 01 tháng. Cơ sở giam giữ người cai nghiện
có trách nhiệm thông báo việc hạn chế liên lạc điện thoại cho người cai nghiện
và thân nhân người cai nghiện biết để thực hiện.
5. Người cai nghiện
đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội khác thì không được liên
lạc với thân nhân bằng điện thoại. Cơ sở cai nghiện có trách nhiệm thông báo
việc người cai nghiện không được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại cho
người cai nghiện và thân nhân người cai nghiện biết để thực hiện.
6. Cơ sở cai nghiện
bố trí địa điểm để người cai nghiện gọi điện thoại và cử người giám sát chặt
chẽ nội dung trao đổi của người cai nghiện với thân nhân khi liên lạc điện
thoại. Nếu phát hiện nội dung trao đổi không đúng với đăng ký thì phải dừng
cuộc gọi, trường hợp xét thấy cần thiết phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật.
7. Người giám sát
phải có Sổ theo dõi người cai nghiện liên lạc với thân nhân bằng điện thoại;
ghi chép cụ thể, rõ ràng số lần, thời gian, nội dung trao đổi.
Chương 4
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ ĐỒ LƯU KÝ VÀ NHẬN, SỬ
DỤNG TIỀN LƯU KÝ
Điều
13. Quy định về việc quản lý tiền mặt và đồ lưu ký
1. Người cai nghiện
khi được tiếp nhận hoặc trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở cai
nghiện ma túy mà có tài sản, giấy tờ như vàng, bạc, ngoại tệ, tiền Việt Nam, cổ
phiếu, tín phiếu, trái phiếu, các loại thẻ ngân hàng, đồng hồ, đồ trang sức có
giá trị, các loại máy móc, thiết bị, căn cước công dân, giấy chứng minh nhân
dân, hộ khẩu, hộ chiếu, văn bằng, chứng chỉ, các loại giấy tờ có giá trị khác
hoặc quần áo, tư trang chưa sử dụng thì phải lập biên bản và niêm phong để gửi
lưu ký để cơ sở cai nghiện quản lý. Người cai nghiện được nhận lại khi chấp
hành xong thời gian cai nghiện. Riêng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (tiền
mặt) thì gửi lưu ký để người cai nghiện sử dụng trong thời gian cai nghiện ma
túy tại cơ sở.
2. Trường hợp người
cai nghiện có nhu cầu được chuyển đồ dùng, tư trang, tài sản, giấy tờ có giá
tại khoản 1 Điều này cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp thì cơ sở cai
nghiện có trách nhiệm lập biên bản bàn giao trực tiếp cho thân nhân hoặc gửi
qua đường bưu chính, cước phí do người cai nghiện chi trả.
3. Người cai nghiện
có tiền mặt, đồ gửi lưu ký khi chuyển đến cơ sở cai nghiện ma tuý khác hoặc cơ
sở quản lý khác, cơ sở cai nghiện ma tuý có trách nhiệm chuyển giao số tiền, đồ
vật này cho nơi tiếp nhận người cai nghiện. Việc giao, nhận được lập thành biên
bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và người cai nghiện.
4. Trường hợp người
cai nghiện chết, cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm lập biên bản bàn giao
cho người thân, người đại diện theo pháp luật số tiền lưu ký còn lại, đồ vật
gửi lưu ký và tài sản cá nhân khác hoặc đề nghị giải quyết theo quy định của
pháp luật.
5. Biên bản nhận hoặc
trả tiền, đồ lưu ký phải mô tả đúng thực trạng mệnh giá, số lượng, trọng lượng,
chủng loại, hình dạng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm khác của tiền mặt,
đồ gửi lưu ký.
Điều
14. Quy định về việc người cai nghiện nhận và sử dụng tiền lưu ký
1. Người đến thăm,
gặp, gửi tiền mặt cho người cai nghiện thì người phụ trách thăm, gặp có trách
nhiệm kiểm tra, nhận và cùng người gửi tiền ký nhận vào Sổ theo dõi thăm, gặp
người cai nghiện và gửi tiền, đồ lưu ký (trường hợp không có Sổ thì phải ghi
giấy biên nhận cho người gửi tiền). Cuối ngày làm việc, người phụ trách thăm,
gặp phải bàn giao tiền lưu ký về bộ phận tài vụ của cơ sở cai nghiện, đồng thời
thông báo cho người phụ trách bán hàng căng tin biết để ghi số tiền này vào Sổ
mua hàng hóa của người cai nghiện.
2. Thân nhân người
cai nghiện gửi tiền mặt cho người cai nghiện qua đường bưu chính thì Giám đốc
cơ sở cai nghiện cử người đến bưu điện nhận, sau đó bàn giao số tiền này cho bộ
phận tài vụ quản lý. Người phụ trách lưu ký có trách nhiệm thông báo ngay cho
người cai nghiện và người phụ trách căng tin biết để ghi số tiền này vào Sổ mua
hàng hóa để người cai nghiện ký, nhận.
3. Tiền thưởng, tiền
công từ hoạt động lao động trị liệu được chuyển vào lưu ký của người cai
nghiện.
Tiền lưu ký được sử
dụng để người cai nghiện mua hàng hóa tại căng tin, liên lạc điện thoại với
thân nhân, gửi về cho thân nhân hoặc nhận lại khi chấp hành xong quyết định cai
nghiện bắt buộc.
4. Người cai nghiện
đang bị thi hành kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hình thức xử
lý kỷ luật, Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy có thể hạn chế việc mua hàng hóa
tại căng tin nhưng không quá 10 ngày. Cơ sở cai nghiện có trách nhiệm thông báo
việc hạn chế mua hàng hóa tại căng tin cho người cai nghiện biết để thực hiện.
5. Cơ sở cai nghiện
ma túy có trách nhiệm hướng dẫn người cai nghiện thông báo cho thân nhân địa
chỉ người cai nghiện đang chấp hành cai nghiện bắt buộc (tổ, đội, phân khu) để
thân nhân biết, gửi tiền đúng địa chỉ.
Chương 5
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
15. Trách nhiệm thi hành
1. Giám đốc cơ sở cai
nghiện ma túy có trách nhiệm phổ biến, quán triệt Quy chế này tới toàn thể viên
chức, người lao động, người cai nghiện thuộc đơn vị mình quản lý.
2. Người phụ trách bộ
phận quản lý học viên (hoặc bộ phận hành chính) có trách nhiệm tham mưu cho
Giám đốc cơ sở xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động thăm, gặp hàng tuần, tháng,
quý, năm; chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt
động thăm, gặp; giám sát, theo dõi, đôn đốc thực hiện hoạt động thăm gặp; tổng
hợp báo cáo kết quả thực hiện tại các cuộc giao ban, báo cáo định kỳ tháng,
quý, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc về công tác thăm, gặp người
cai nghiện.
Đối với người cai
nghiện mới tiếp nhận phải học các nội quy, quy chế của cơ sở trước khi phân về
các tổ, đội để quản lý, sinh hoạt (thời gian học tập do giám đốc cơ sở cai nghiện
quyết định, nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc).
3. Trong quá trình
thực hiện Quy chế này nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo cáo Giám đốc Cơ
sở xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Mẫu
số 3a. Mẫu Sổ theo dõi thăm, gặp người cai nghiện và gửi tiền, đồ lưu ký
SỞ
LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI …
CƠ
SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY…
SỔ
THEO DÕI
THĂM,
GẶP VÀ GỬI TIỀN, ĐỒ LƯU KÝ
Họ và tên (viết in
hoa):………...............………………..…...............................................
Địa chỉ thường trú: …....................................................................................................
Địa chỉ hiện tại:
……………………………………………………..…...................................
Ngày vào Cơ sở:
…………………………....................................…………………………...
Hình thức cai
nghiện:……………………………………….........……………………………..
………,
năm ……..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
SỔ
THEO DÕI
THĂM,
GẶP VÀ GỬI TIỀN, ĐỒ LƯU KÝ
Họ và tên người
đứng tên chủ sổ:…………...………….………...……………………………..
………………………………………………………………………………………….…………….
Ngày, tháng, năm
sinh: ……………………………………………………………………………
Số CMND/CCCD/Hộ
chiếu:……………………………………………………………………….
Ngày cấp:…………….…….
Nơi cấp:…………………………………………………………….
Địa chỉ thường trú:
……….…………………………………………………….………………….
…………………………………………………………….……………………………..................
Địa chỉ hiện tại:
……….……………………………………………………….……………………
…………………………………………………………….………………………………..............
Quan hệ với người
cai nghiện: …………………………………………..……..………………..
………………………………………………………………………………………………………..
|
Số sổ:……………./CSCNMT
Điện thoại CSCNMT:…………
|
……. ngày …. tháng …
năm ……
GIÁM
ĐỐC
(ký
tên, đóng dấu)
|
|
Ghi chú: Người đứng tên chủ sổ đăng ký thăm
gặp là người cai nghiện hoặc người thân do người cai nghiện đề nghị.
|
NỘI
DUNG
THEO DÕI THĂM, GẶP VÀ GỬI TIỀN, ĐỒ LƯU KÝ
TT
|
Họ
và tên
|
Quan
hệ với người cai nghiện
|
Số
CMND/CCCD/ Hộ chiếu
|
Ngày
thăm gặp
|
Tiền,
đồ lưu ký
(tên,
mệnh giá, số lượng, trọng lượng…)
|
Chữ
ký của người tiếp nhận
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nội
quy thăm, gặp người cai nghiện (trích)
1. Đối tượng được
thăm, gặp người cai nghiện gồm:
a) Thân nhân được gặp
người cai nghiện gồm:
- Ông, bà nội; ông,
bà ngoại;
- Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ
vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp;
- Vợ hoặc chồng; con
đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp;
- Anh, chị, em ruột,
dâu, rể; anh, chị, em vợ (hoặc chồng);
- Cô, dì, chú, bác,
cậu, cháu ruột.
2. Trường hợp đại
diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp người cai nghiện thì
Giám đốc cơ sở cai nghiện xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích
hợp pháp của người cai nghiện cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục, hỗ trợ phục
hồi của người cai nghiện.
3. Thời gian, số
người thăm gặp
- Người cai nghiện
được thăm gặp người thân tại Khu thăm gặp của cơ sở, mỗi tuần một lần, mỗi lần
không quá 02 giờ và tối đa không quá 03 người. Trường hợp gặp lâu hơn phải được
Giám đốc cơ sở đồng ý và tối đa không quá 04 giờ.
Người cai nghiện là
người dưới 18 tuổi có ít nhất hai tháng liền kề với thời điểm gặp thân nhân
được xếp loại Tốt và thời gian từ khi xếp loại tháng liền kề gần nhất đến thời điểm
gặp thân nhân được nhận xét, đánh giá, xếp loại Tốt hoặc được khen thưởng do có
thành tích hoặc lập công thì Giám đốc cơ sở cai nghiện có thể xem xét, giải
quyết việc kéo dài thời gian gặp thân nhân ở phòng riêng nhưng không quá 12
giờ.
- Trường hợp người
thân của người cai nghiện chưa biết thời gian thăm gặp hoặc ở quá xa đến thăm
gặp không đúng thời gian hoặc trường hợp đặc biệt khác thì Giám đốc Cơ sở cai
nghiện ma túy xem xét, quyết định.
- Người cai nghiện
được thăm gặp vợ, chồng ở phòng riêng (một lần trong tháng, mỗi lần tối đa
không quá 48 giờ) khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Số thời gian đã
chấp hành cai nghiện bắt buộc tối thiểu 03 tháng;
+ Trong thời gian cai
nghiện có 2/3 số tháng xếp loại Tốt, không có tháng xếp loại Kém theo Quy chế
quản lý, đánh giá, xếp loại kết quả học tập, cai nghiện và khen thưởng, kỷ luật
đối với người cai nghiện ma túy.
4. Hồ sơ thăm gặp
gồm:
- Sổ theo dõi thăm
gặp;
- Một trong các giấy
tờ cá thân gồm: chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu/Giấy tờ chứng
minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang;
- Giấy tờ, tài liệu
khác theo quy định.
5. Trách nhiệm của
thân nhân, gia đình khi thăm gặp:
- Người cai nghiện
khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, phải mặc quần,
áo dài của cơ sở cai nghiện cấp, bảo đảm gọn gàng, sạch sẽ; nghiêm chỉnh chấp
hành nội quy cơ sở cai nghiện và tuân theo sự hướng dẫn của các người có thẩm
quyền trong việc tổ chức cho người cai nghiện gặp thân nhân, đại diện cơ quan,
tổ chức hoặc cá nhân khác.
- Thân nhân, đại diện
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đến gặp người cai nghiện phải chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy cơ sở cai nghiện, tuân theo sự hướng dẫn của
người làm nhiệm vụ và những người có trách nhiệm khác. Thân nhân, đại diện cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân khác không được đưa vào cơ sở cai nghiện các đồ vật,
chất thuộc danh mục đồ vật, chất cấm theo quy định. Nếu gửi đồ vật cho người
cai nghiện thì phải kê khai vào phiếu gửi đồ vật cho người cai nghiện và cam
kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được gửi. Đối với trường hợp gặp
ở phòng riêng thì chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem
đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua
đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng.
- Khi giao tiếp,
người đến gặp người cai nghiện và người cai nghiện phải sử dụng tiếng Việt.
Trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng
Việt, thì phải qua phiên dịch hoặc có người có thẩm quyền biết tiếng dân tộc
hoặc tiếng nước đó giám sát. Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử
dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được
người có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.
PHỤ
LỤC II
MẪU TRANG PHỤC CỦA VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY CÔNG LẬP
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 29/2022/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I.
TRANG PHỤC NAM
1. Áo xuân hè ngắn
tay
a) Kiểu dáng: áo sơmi
kiểu cổ bẻ. Thân trước ngực may hai túi ốp ngoài. Ngực một hàng sáu chiếc cúc
nhựa cùng màu vải. Tay ngắn, cửa tay may lật ra ngoài (theo mẫu số 01 Phụ lục
này)
a) Màu sắc: xanh
dương nhạt
2. Áo xuân hè dài tay
a) Kiểu dáng: áo sơmi
kiểu cổ bẻ. Thân trước ngực may hai túi ốp ngoài. Ngực một hàng sáu chiếc cúc
nhựa cùng màu vải. Tay dài may măng séc, thép tay có cài cúc (theo mẫu số 02
Phụ lục này).
b) Màu sắc: xanh
dương nhạt.
3. Áo sơmi dài tay
a) Kiểu dáng: áo sơmi
kiểu cổ bẻ. Thân trước bên trái may một túi ốp ngoài. Ngực một hàng sáu chiếc
cúc nhựa cùng màu vải. Tay dài may măng séc, thép tay có cài cúc (theo mẫu số
03 Phụ lục này).
b) Màu sắc: xanh
dương nhạt.
5. Áo thu đông
a) Kiểu dáng: áo kiểu
veston, cổ bẻ hình chữ K. Ngực một hàng bốn chiếc cúc nhựa cùng màu vải. Thân
trước may bốn túi ốp ngoài (hai túi ngực, hai túi dưới). Thân sau may chắp sống
lưng, có xẻ sống. Toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex.
Lót toàn bộ áo (theo mẫu số 04 Phụ lục này).
b) Màu sắc: xanh
dương đậm.
5. Quần thu đông,
quần xuân hè
a) Kiểu dáng: quần
âu, kiểu cạp rời, hai túi sườn chéo. Cửa quần may khóa kéo bằng nhựa. Cạp quần
may sáu đỉa, đầu cạp may quai nhê có cài cúc nhựa. Thân sau mỗi bên bổ một túi
viền, có hai túi hậu cài cúc nhựa (theo mẫu số 01 Phụ lục này).
b) Màu sắc: xanh
dương đậm.
6. Áo khoác ngoài mùa
đông
a) Kiểu dáng: áo gồm
năm lớp, cổ bẻ hình chữ K, thắt đai lưng khóa nhựa cùng màu vải, lớp lót chần
bông được gắn với vỏ ngoài bằng khóa kéo. Thân trước ngực may hai túi ngực ốp
ngoài. Phía dưới thân trước bổ hai túi cơi chéo, nẹp có một hàng năm chiếc cúc
nhựa cùng màu vải. Bên trong có khóa kéo, bên ngoài có nẹp che khóa. Thân sau
may cầu vai rời, sườn may đỉa luồn đai lưng (theo mẫu số 05 Phụ lục này).
b) Màu sắc: xanh
dương đậm.
7. Giầy da
a) Kiểu dáng: Giày
được làm từ da Boxcal, kiểu Oxford, mũi giầy trơn. Đế được làm bằng cao su đúc
định hình, gót cao 4 cm, có lõi nhựa. Dây buộc bằng sợi Polyester dệt kiểu ống
có lõi (theo mẫu số 06 Phụ lục này).
b) Màu sắc: đen.
II.
TRANG PHỤC NỮ
1. Áo xuân hè ngắn
tay
a) Kiểu dáng: áo sơmi
chiết ly kiểu cổ bẻ. Thân trước may hai túi dưới ốp ngoài. Ngực một hàng bốn
chiếc cúc nhựa cùng màu vải. Tay ngắn kiểu bán mang, cửa tay may lật ra ngoài.
May bọc vòng nách (theo mẫu số 07 Phụ lục này).
b) Màu sắc: xanh
dương nhạt.
2. Áo xuân hè dài tay
a) Kiểu dáng: áo sơmi
chiết ly kiểu cổ bẻ. Thân trước may hai túi dưới ốp ngoài. Ngực một hàng bốn
chiếc cúc nhựa cùng màu vải. Tay dài may măng séc, thép tay có cài cúc. May bọc
vòng nác (theo mẫu số 08 Phụ lục này).
b) Màu sắc: xanh
dương nhạt
3. Áo sơmi dài tay
a) Kiểu dáng: áo sơmi
kiểu cổ bẻ. Áo thiết kế eo. Thân trước bên trái may một túi ốp. Ngực một hàng
năm chiếc cúc nhựa cùng màu vải. Tay dài may măng séc, thép tay có cài cúc
(theo mẫu số 09 Phụ lục này).
b) Màu sắc: xanh
dương nhạt.
4. Áo thu đông
a) Kiểu dáng: áo kiểu
veston, cổ bẻ hình chữ K. Ngực một hàng bốn chiếc cúc nhựa cùng màu vải. Thân
trước phía dưới may hai túi ốp ngoài. Thân sau may chắp sống lưng, có xẻ sống.
Toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex. Lót toàn bộ thân áo
(theo mẫu số 10 Phụ lục này).
b) Màu sắc: xanh
dương đậm.
5. Quần thu đông,
quần xuân hè
a) Kiểu dáng: quần
âu, kiểu cạp rời, hai túi sườn chéo. Cửa quần may khóa kéo bằng nhựa. Cạp quần
may sáu đỉa, đầu cạp may quai nhê có cài cúc nhựa. Thân sau mỗi bên bổ một túi
viền (theo mẫu số 07 Phụ lục này).
b) Màu sắc: xanh
dương đậm.
6. Áo khoác ngoài mùa
đông
a) Kiểu dáng: áo gồm
năm lớp, cổ bẻ hình chữ K, thắt đai lưng khóa nhựa cùng màu vải, lớp lót chần
bông được gắn với vỏ ngoài bằng khóa kéo. Áo thiết kế eo. Thân trước phía dưới có
hai túi cơi chéo, nẹp có một hàng năm chiếc cúc nhựa cùng màu vải. Bên trong có
khóa kéo, bên ngoài có nẹp che khóa. Thân sau may cầu vai rời, sườn may đỉa
luồn đai lưng (theo mẫu số 11 Phụ lục này).
b) Màu sắc: xanh
dương đậm.
7. Giày da
a) Kiểu dáng: Giày
được làm từ da Boxcal, kiểu Oxford, mũi giày trơn. Đế được làm bằng cao su đúc
định hình, gót cao 5 cm, có lõi nhựa. Dây buộc bằng sợi Polyester dệt kiểu ống
có lõi (theo mẫu số 12 Phụ lục này).
b) Màu sắc: đen.
III.
TRANG PHỤC TRANG BỊ DÙNG CHUNG
1. Biển tên
a) Kiểu dáng: theo
mẫu số 13 Phụ lục này.
- Biển tên được làm
bằng đồng tấm, mặt phủ sơn màu xanh dương, xung quanh có đường viền màu vàng.
Chiều dài 82mm, chiều rộng 22mm. Phía bên trái là biểu trưng của ngành Lao động
- Thương binh và Xã hội. Phần bên phải có 3 dòng chữ: dòng trên cùng là tên cơ
sở cai nghiện ma túy (cỡ chữ 10 in hoa đậm), dòng thứ 2 là họ tên người sử dụng
(cỡ chữ 14 in thường đậm), dòng thứ 3 là chức vụ/chức danh của người sử dụng
(cỡ chữ 16 in hoa đậm). Các chữ trong biển hiệu sử dụng phông chữ tiếng Việt
Times New Roman - Unicode.
- Kim cài bằng hợp
kim không gỉ.
- Biển tên được cài
phía trên túi áo ngực bên trái.
b) Màu sắc: xanh
dương.
2. Mũ cứng
a) Kiểu dáng: Mũ hình
ô van, cốt được làm từ bột giấy, ngoài bọc một lớp vải, trán mũ được tán một
ôzê, hai bên má quả mũ mỗi bên tán hai ôzê thoát khí, trong lòng có quai, cầu
mũ (theo mẫu số 14 Phụ lục này).
b) Màu sắc: tím than.
3. Mũ mềm
a) Kiểu dáng: Mặt mũ
được dựng bằng nhựa cứng, quả mũ gồm bốn mảnh, phông mũ có lót. Trán mũ được
tán một ôzê, hai bên mang mũ mỗi bên tán ba ôzê thoát khí, phía trong chân cầu
may bằng vải giả da, phía sau mũ có dây điều chỉnh (theo mẫu số 15 Phụ lục
này).
b) Màu sắc: tím than.
4. Dây lưng
a) Kiểu dáng: Dây
lưng được làm bằng da kíp măng, cuối dây bo tròn, mặt trong phía cuối dây có
rãnh hãm khóa. Thân khóa bằng kim loại đúc gắn với dây bằng khóa chốt, mặt khóa
dập nổi chữ “CN” nằm giữa trong hình tròn trên nền tia nổi mạ hợp kim (theo mẫu
số 16 Phụ lục này).
b) Màu sắc: Dây lưng
màu đen, khóa dây lưng màu vàng.
5. Quần áo mưa
a) Kiểu dáng: theo
mẫu số 17 Phụ lục này.
- Áo mưa: Kiểu
Jacket, cổ bẻ không chân. Thân trước bên trái may nẹp che khóa cài cúc bấm, bên
trong có khóa kéo lên hết đầu cổ. Thân sau cầu vai rời, bên trong có lớp vải
lưới may liền thân để thoát khí, chân cầu vai và nẹp có gắn biển phản quang.
Tay áo kiểu một mang, cổ tay may bo chun. Mũ rời gắn với áo bằng cúc bấm. Các
đường may có dán băng keo chống thấm.
- Quần mưa: Kiểu ống
rộng, cạp chun, dưới gấu có cúc bấm.
b) Màu sắc: Quần áo
mưa màu xanh đen, biển phản quang màu xám trắng.
IV.
BỘ CẤP HIỆU
1. Bộ cấp hiệu của
viên chức cơ sở cai nghiện ma túy gồm: cấp hiệu trên cầu vai áo và cấp hiệu
trên ve áo.
2. Kiểu dáng
a) Cấp hiệu trên cầu
vai áo: vải màu xanh dương đậm, xung quanh có viền màu đỏ boóc-đô. Trên nền cấp
hiệu, ở phần đầu là một khối hình tròn có dập nổi ngôi sao 5 cánh ở giữa, phần
giữa cấp hiệu có các ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng.
Việc sử dụng loại cấp
hiệu trên cầu vai áo được áp dụng tùy theo từng chức vụ của viên chức, người
lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy.
b) Cấp hiệu trên ve
áo: vải màu xanh dương đậm, hình bình hành, nền màu xanh dương đậm, ở giữa có
biểu trưng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; xung quanh có viền bằng vải
màu vàng.
3. Phân loại cấp hiệu
trên cầu vai áo của viên chức quản lý cơ sở cai nghiện ma túy được thực hiện
theo bảng sau:
Chức
vụ
|
Mô
tả cấp hiệu
|
Hình
ảnh
|
Giám
đốc
|
Có 4 ngôi sao hình
khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang và 2 sao nằm dọc
cấp hiệu, phần cuối cấp hiệu là 2 gạch bằng kim loại màu vàng nằm song song
với nhau theo chiều ngang.
|
|
Phó
Giám đốc
|
Có 3 ngôi sao hình
khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang và 1 sao nằm dọc
cấp hiệu, phần cuối cấp hiệu là 2 gạch bằng kim loại màu vàng nằm song song
với nhau theo chiều ngang.
|
|
Trưởng
phòng, Trưởng khu
|
Có 2 ngôi sao hình
khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm dọc cấp hiệu, phần cuối
cấp hiệu là 2 gạch bằng kim loại màu vàng nằm song song với nhau theo chiều
ngang.
|
|
Phó
Trưởng phòng, Phó Trưởng khu, Đội trưởng
|
Có 1 ngôi sao hình
khối bằng kim loại màu vàng vị trí nằm chính giữa cấp hiệu, phần cuối cấp
hiệu là 2 gạch bằng kim loại màu vàng nằm song song với nhau theo chiều
ngang.
|
|
Phó
Đội trưởng, Trưởng cơ sở cung cấp dịch vụ
|
Có 2 ngôi sao hình
khối bằng kim loại màu vàng vị trí nằm dọc cấp hiệu, phần cuối cấp hiệu là 1
gạch bằng kim loại màu vàng nằm song song với nhau theo chiều ngang.
|
|
Viên
chức, người lao động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
|
Có 1 ngôi sao hình
khối bằng kim loại màu vàng vị trí nằm chính giữa cấp hiệu, phần cuối cấp
hiệu là 1 gạch bằng kim loại màu vàng nằm song song với nhau theo chiều
ngang.
|
|
Mẫu
số 01. Quần áo xuân hè ngắn tay nam
|
Mẫu
số 02. Quần áo xuân hè dài tay nam
|
Mẫu
số 03. Áo sơ mi nam
|
Mẫu
số 04. Quần áo thu đông nam
|
Mẫu
số 05. Áo khoác ngoài mùa đông nam
|
Mẫu
số 06. Giầy da nam
|
Mẫu
số 07. Quần áo xuân hè ngắn tay nữ
|
Mẫu
số 08. Quần áo xuân hè dài tay nữ
|
Mẫu
số 09. Áo sơ mi nữ
|
Mẫu
số 10. Quần áo thu đông nữ
|
Mẫu
số 11. Áo khoác ngoài mùa đông nữ
|
Mẫu
số 12. Giầy da nữ
|
Mẫu
số 13. Biển tên
|
Mẫu
số 14. Mũ cứng
|
Mẫu
số 15. Mũ mềm
|
Mẫu
số 16. Dây lưng
|
Mẫu
số 17. Quần áo đi mưa
|