Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh lao động

Số hiệu: 28/2021/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Đào Ngọc Dung
Ngày ban hành: 28/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2021/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động và bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Thông tư này được áp dụng với các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

2. Các quy định về chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Thông tư này được áp dụng với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

Chương II

MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Điều 3. Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Các trường hợp được bồi thường:

a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên).

2. Nguyên tắc bồi thường:

a) Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;

b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:

- Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;

- Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.

3. Mức bồi thường:

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này được tính như sau:

a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:

Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}

Trong đó:

- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

- 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;

- a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Ví dụ 1:

- Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:

Tbt = 1,5 + {(15 - 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).

- Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:

Tbt = 20 x 0,4 = 8,0 (tháng tiền lương).

Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động

1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).

2. Nguyên tắc trợ cấp: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

3. Mức trợ cấp:

a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;

b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).

Ví dụ 2:

- Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).

- Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:

Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).

Điều 5. Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp và trả cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này và tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động hoặc thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.

2. Mức tiền lương tháng quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo từng đối tượng như sau:

a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì mức tiền lương tháng bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tiền lương (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung).

b) Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong hợp đồng lao động.

c) Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có mức lương học nghề, tập nghề thì mức lương tháng là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận; trong trường hợp không có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ bồi thường, trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này là mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố tại địa điểm người học nghề, tập nghề làm việc.

d) Đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự thì mức lương tháng là tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

đ) Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì mức lương tháng là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Lao động áp dụng.

Điều 6. Hồ sơ bồi thường, trợ cấp

1. Đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:

a) Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động c ấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.

b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích.

c) Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).

d) Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về (nếu có), đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Nội dung văn bản xác nhận tham khảo theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:

a) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp củ a cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp) và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền.

c) Quyết định bồi thường bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó:

a) Người sử dụng lao động giữ một bộ.

b) Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một bộ.

c) Một bộ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.

Điều 7. Thời hạn thực hiện bồi thường, trợ cấp

1. Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với những vụ tai nạn lao động nặng hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp trung ương tổ chức cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tại cơ sở đối với những vụ tai nạn lao động chết người.

2. Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người lao động hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định bồi thường, trợ cấp.

Điều 8. Giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp cá biệt

1. Đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế, thì người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho họ.

2. Đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho họ thì khoản tiền tương ứng với chế độ chi trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thay cho cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:

a) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần bằng mức quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

b) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bằng mức quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất được thì thực hiện hình thức chi trả theo yêu cầu của người lao động.

3. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại thời điểm không đăng ký đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo thời hạn được pháp luật quy định thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi đối với người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động và khoản 3 Điều này.

4. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tháng đó.

5. Đối với người lao động sau khi đã nghỉ việc hoặc đã về hưu người sử dụng lao động mới lập hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động trong thời gian người lao động làm việc thì người sử dụng lao động chuyển hồ sơ đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi người lao động đang cư trú hoặc nơi chi trả lương hưu và trong trường hợp này hồ sơ không gồm sổ bảo hiểm xã hội.

6. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 40 của Luật An toàn, vệ sinh lao động là trường hợp người lao động bị tai nạn do sử dụng ma túy, chất gây nghiện theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.

7. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì đơn vị nơi phân công nhiệm vụ, công việc cho người lao động dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chịu trách nhiệm lập hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

8. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn trên đường đi từ nơi làm việc của đơn vị này đến nơi làm việc của đơn vị khác trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý mà được xác định là tai nạn hưởng chế độ tai nạn lao động, thì đơn vị nơi người lao động đến làm việc được xác định là đơn vị nơi người lao động bị tai nạn và người sử dụng lao động của đơn vị đó phải chịu trách nhiệm lập hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động.

Chương III

MỘT SỐ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Điều 9. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu

1. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:

Mức trợ cấp một lần

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

=

{5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin}

+

{0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

Trong đó:

- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).

- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ- CP.

- t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

Ví dụ 1: Ông A là công chức bị tai nạn lao động ngày 16 tháng 6 năm 2020. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 05 tháng 7 năm 2020.

Ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%. Ông A có 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 5 năm 2020 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với hệ số là 3,66. Mức lương cơ sở tại thời điểm tháng 7 năm 2020 là 1.600.000 đồng, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông A được tính như sau:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

5 x 1.600.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.600.000 = 20.000.000 (đồng)

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

0,5 x 3,66 x 1.600.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3,66 x 1.600.000 = 18.739.200 (đồng).

- Mức trợ cấp một lần của ông A là:

20.000.000 + 18.739.200 = 38.739.200 (đồng)

Ví dụ 2: Ông B bị tai nạn lao động ngày 12 tháng 5 năm 2020. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 10 tháng 8 năm 2020. Ông B được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%.

Ông B bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 01 năm 2019 thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có 01 năm 4 tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 4 năm 2020 với hệ số là 2,34; Với mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng tại thời điểm tháng 8 năm 2020, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông B được tính như sau:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

5 x 1.600.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.600.000 = 20.000.000 (đồng)

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5 x 3.486.600 = 1.743.300 (đồng)

(mức đóng bảo hiểm xã hội tháng 4 năm 2020 của ông B là: 2,34 x 1.490.000 = 3.486.600 đồng, tháng 4 năm 2020 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng.

- Mức trợ cấp một lần của ông B là:

20.000.000 + 1.743.300 = 21.743.300 (đồng)

Ví dụ 3: Ông Đ bị tai nạn lao động tháng 8 năm 2016. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông Đ được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%. Ông Đ có 14 năm đóng bảo hiểm xã hội (trong đó có 01 năm đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ, 02 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, 10 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hai chế độ hưu trí, tử tuất và 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp); mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2016 là 3.200.000 đồng; mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng.

Ông Đ thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

5 x 1.210.000 + (20- 5) x 0,5 x 1.210.000 = 15.125.000 (đồng)

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

0,5 x 3.200.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3.200.000 = 10.240.000 (đồng)

Mức trợ cấp một lần của ông Đ là: 15.125.000 + 10.240.000 = 25.365.000 (đồng).

Ví dụ 4: Ông B tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X từ tháng 9 năm 2020 và bị tai nạn lao động vào ngày 16 tháng 9 năm 2020. Sau khi thương tật ổn định và được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động 20%, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9 năm 2020 là 5.000.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.600.000 đồng/tháng. Ông B thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

5 x 1.600.000 + (20-5) x 0,5 x 1.600.000 = 20.000.000 (đồng)

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5 x 5.000.000 = 2.500.000 (đồng)

- Mức trợ cấp một lần của ông B là:

20.000.000 + 2.500.000 = 22.500.000 (đồng)

2. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:

Mức trợ cấp hằng tháng

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

= {0,3 x Lmin + (m - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t - 1) x 0,003 x L}

Trong đó:

Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).

- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ- CP.

- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

Ví dụ 5: Ông E trên đường đi họp bị tai nạn giao thông vào tháng 8 năm 2020. Sau khi điều trị ổn định thương tật ông E được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 40%. Ông E có 12 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2020 là 5.000.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.600.000 đồng/tháng. Ông E thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

0,3 x 1.600.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.600.000 = 768.000 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

0,005 x 5.000.000 + (12 - 1) x 0,003 x 5.000.000 = 190.000 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:

768.000 đồng/tháng + 190.000 đồng/tháng = 958.000 (đồng/tháng).

Ví dụ 6: Ông M tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X từ tháng 9 năm 2020 và bị tai nạn lao động vào ngày 05 tháng 9 năm 2020. Sau khi thương tật ổn định và được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động 40%, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9 năm 2020 là 5.000.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.600.000 đồng/tháng. Ông M thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

0,3 x 1.600.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.600.000 = 768.000 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,005 x 5.000.000 = 25.000 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:

768.000 đồng/tháng + 25.000 đồng/tháng = 793.000 (đồng/tháng)

Ví dụ 7: Ông Q có thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2017 với mức lương là 17.000.000 đồng/tháng. Có thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp Z từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018 và với mức lương là 5.000.000 đồng/tháng.

Ngày 09 tháng 01 năm 2017 ông Q bị tai nạn lao động. Như vậy, Doanh nghiệp Z vẫn phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong tháng 01 năm 2017 đối với ông Q và thời gian, tiền lương làm căn cứ để tính khoản trợ cấp tai nạn lao động theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với ông Q như sau:

- Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động của ông Q chỉ được tính từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016.

- Tiền lương làm căn cứ tính hưởng trợ cấp theo thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của ông Q được xác định:

+ Là tổng tiền lương của tháng 12 năm 2016 tại Doanh nghiệp X và tiền lương của tháng 01 năm 2017 tại Doanh nghiệp Z nếu ông Q bị tại nạn lao động tại doanh nghiệp Z;

+ Là tiền lương của tháng 12/2016 tại Doanh nghiệp X nếu ông Q bị tai nạn lao động tại Doanh nghiệp X.

Ví dụ 8: Ông A giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X. Đồng thời, Ông A có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Y. Tháng 8 năm 2020, trên đường đi hội nghị theo sự phân công của người sử dụng lao động doanh nghiệp X thì Ông A bị tai nạn. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%. Ông A có 12 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổng mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X và Doanh nghiệp Y là 13.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng bắt đầu hưởng trợ cấp tai nạn lao động là 1.600.000 đồng/tháng. Ông A thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động = 0,3 x 1.600.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.600.000 = 768.000 (đồng/tháng).

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,005 x 13.400.000 + (12 - 1) x 0,003 x 13.400.000 = 509.200 (đồng/tháng).

- Mức trợ cấp hàng tháng là 768.000 + 509.200 = 1.277.200 (đồng/tháng). Doanh nghiệp X có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho ông A.

Ví dụ 9: Ông A đồng thời có hợp đồng lao động và bắt đầu tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X và Doanh nghiệp Y từ tháng 8 năm 2020. Ngày 20 tháng 8 năm 2020, trên đường đi hội nghị theo sự phân công của người sử dụng lao động doanh nghiệp X thì ông A bị tai nạn giao thông. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%.

Ông A có dưới 01 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổng mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X và Doanh nghiệp Y là 13.400.000 đồng. Giả sử mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.600.000 đồng/tháng. Ông A thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động = 0,3 x 1.600.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.600.000 = 768.000 (đồng/tháng).

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,005 x 13.400.000 = 67.000 (đồng/tháng).

- Mức trợ cấp hàng tháng là 768.000 đồng/tháng + 67.000 đồng/tháng = 835.000 (đồng/tháng).

Doanh nghiệp X có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho ông A.

3. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư mà có yêu cầu thì được giải quyết hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp một lần bằng 3 tháng mức trợ cấp đang hưởng.

Ví dụ 10: Bà A đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp tại thời điểm tháng 12 năm 2019 là 2.000.000 đồng. Tháng 01 năm 2020 bà A ra nước ngoài định cư, bà A được hưởng mức trợ cấp một lần bằng: 3 x 2.000.000 đồng = 6.000.000 đồng

4. Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng bằng mức hưởng của người lao động bị bệnh nghề nghiệp do suy giảm khả năng lao động thấp nhất là 61% không phải qua giám định y khoa.

Trường hợp giám định y khoa mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động cao hơn thì mức hưởng được tính theo mức suy giảm khả năng lao động tại kết luận của Hội đồng Giám định y khoa và hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp trong trường hợp này phải có Biên bản giám định y khoa.

Điều 10. Giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật tái phát

1. Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:

a) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:

- Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động dưới 31% thì được hưởng mức trợ cấp một lần theo quy định sau:

Mức suy giảm khả năng lao động trước khi giám định lại

Mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định lại

Mức trợ cấp một lần

Từ 5% đến 10%

Từ 10% trở xuống

Không hưởng khoản trợ cấp mới

Từ 11% đến 20%

4 tháng lương cơ sở

Từ 21% đến 30%

8 tháng lương cơ sở

Từ 11% đến 20%

Từ 20% trở xuống

Không hưởng khoản trợ cấp mới

Từ 21% đến 30%

4 tháng lương cơ sở

Từ 21% đến 30%

Từ 30% trở xuống

Không hưởng khoản trợ cấp mới

- Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng. Mức hưởng theo quy định tại điểm b khoản này.

Ví dụ 11: Ông B bị tai nạn lao động tháng 10/2006 với mức suy giảm khả năng lao động là 21%, đã nhận trợ cấp một lần là 5.400.000 đồng. Tháng 3/2017, do thương tật tái phát ông B được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 45%. Ông B có mức suy giảm khả năng lao động thuộc nhóm 2, được hưởng mức trợ cấp hàng tháng bằng 0,6 mức lương cơ sở.

Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp hàng tháng của ông B là: 0,6 x 1.210.000 = 720.000 (đồng/tháng).

b) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, sau khi giám định lại thì căn cứ vào kết quả giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, được hưởng mức trợ cấp hằng tháng theo quy định sau:

Mức suy giảm khả năng lao động

Mức trợ cấp hàng tháng

Nhóm 1: Từ 31% đến 40%

0,4 tháng lương cơ sở

Nhóm 2: Từ 41% đến 50%

0,6 tháng lương cơ sở

Nhóm 3: Từ 51% đến 60%

0,8 tháng lương cơ sở

Nhóm 4: Từ 61% đến 70%

1,0 tháng lương cơ sở

Nhóm 5: Từ 71% đến 80%

1,2 tháng lương cơ sở

Nhóm 6: Từ 81% đến 90%

1,4 tháng lương cơ sở

Nhóm 7: Từ 91% đến 100%

1,6 tháng lương cơ sở

2. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007:

a) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động tăng so với trước đó và dưới 31% thì hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính bằng hiệu số giữa mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới với mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động trước đó. Cụ thể như sau:

Mức trợ cấp một lần

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới

-

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động trước đó

=

{5 x Lmin+ (m1 - 5)x 0,5 x Lmin}

{5x Lmin +(m - 5) x 0,5x Lmin}

Trong đó:

- Lmin : mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng

- m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m1 ≤ 30).

- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).

Ví dụ 12: Ông C bị tai nạn lao động tháng 8/2013 với mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Tháng 10/2016, do thương tật tái phát ông C được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 30%. Mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Ông C được hưởng mức trợ cấp một lần như sau:

{5 x Lmin + (30 - 5) x 0,5 x Lmin} - {5 x Lmin + (20 - 5) x 0,5 x Lmin} =

= (5 x Lmin + 12,5 x Lmin) - (5 x Lmin + 7,5 x Lmin) = 5 x Lmin =

= 5 x 1.210.000 đồng = 6.050.000 (đồng).

b) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động mới cụ thể:

Mức trợ cấp hằng tháng

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

= {0,3 x Lmin + (m1 - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L+ (t - 1) x 0,003 x L}

Trong đó:

- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng

- m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 31≤ m1 ≤ 100).

- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ- CP.

- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

Ví dụ 13: Ông P bị tai nạn lao động tháng 8/2016 với mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Tính đến trước tháng bị tai nạn lao động, ông P có 12 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động là 3.500.000đ. Do thương tật tái phát, tháng 11/2020 ông P được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 32%. Giả sử mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.500.000đ/tháng. Ông P được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp hàng tháng của ông P là:

{0,3 x Lmin + (32-31) x 0,02 x Lmin}+ {0,005 x L x (12-1) x 0,003 x L}

= 0,32 x Lmin + 0.038 x L = 0,32 x 1.500.000+ 0,038 x 3.500.000= 480.000 + 133.000 = 613.000 (đồng).

3. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi, khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động thay đổi thì mức trợ cấp hằng tháng mới được tính theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới. Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức hiện hưởng.

Mức trợ cấp hằng tháng

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định lại

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

= {0,3 x Lmin + (m1 - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t - 1) x 0,003 x L}

Trong đó

- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng

- m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 31≤ m ≤ 100).

- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ- CP.

- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

Ví dụ 14: Ông D bị tai nạn lao động vào tháng 9/2016 với mức suy giảm khả năng lao động là 40%, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng. Do thương tật tái phát, tháng 11/2020, ông D được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 45%. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.600.000 đồng/tháng và mức trợ cấp tính theo số năm tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại thời điểm có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 162.000 đồng/tháng.

Ông D được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tính như sau:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới (sau khi giám định lại) là:

0,3 x 1.600.000 + (45 - 31) x 0,02 x 1.600.000 = 928.000 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện hưởng bằng 162.000 đồng/tháng.

- Mức trợ cấp hàng tháng mới của ông D là:

928.000 đồng + 162.000 đồng = 1.090.000 (đồng).

4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà mức suy giảm khả năng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà thương tật, bệnh tật tái phát sau khi giám định mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì mức trợ cấp tính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 của Thông tư này.

5. Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được tính theo mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng Giám định y khoa.

Điều 11. Giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã hưởng trợ cấp một lần hoặc hằng tháng mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới hoặc nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được giám định tổng hợp

1. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hằng tháng mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới thì tùy thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp để giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trong đó:

a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới được tính theo mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa hoặc tại tháng được cấp giấy xác nhận nhiễm HIV/AIDS.

b) Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp được tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng và mức tiền lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP của lần bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp sau cùng.

Mức trợ cấp hằng tháng

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định tổng hợp

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

= {0,3 x Lmin + (m2 - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t - 1) x 0,003 x L}

Trong đó:

- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng

- m2: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp (lấy số tuyệt đối 31≤ m2 ≤ 100)

- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

Ví dụ 15: Bà K có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến tháng 10 năm 2017 với mức lương là 15.000.000 đồng/tháng. Ngày 09/7/2016 bà K bị tai nạn lao động, được hội đồng giám định y khoa giám định mức suy giảm khả năng lao động là 20%, bà K đã được hưởng chế độ tai nạn lao động một lần. Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017 bà K có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Z với mức lương là 4.000.000 đồng/tháng. Ngày 21/3/2017, Bà K tiếp tục bị tai nạn lao động và được hội đồng giám định y khoa giám định mức suy giảm khả năng lao động tổng hợp là 27%.

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động khi được giám định tổng hợp:

5 x 1.210.000 + (27 - 5) x 0,5 x 1.210.000 = 19.360.000 (đồng).

- Mức trợ cấp tính theo thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

+ Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: từ tháng 01/2015 đến tháng 02/2017 và từ tháng 01/2017 đến tháng 02 năm 2017 bằng 28 tháng. Do thời gian tham gia trùng từ tháng 1/2017 đến tháng 2/2017, nên thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là 26 tháng bằng 2 năm 2 tháng

+ Mức lương tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là:

15.000.000 đồng + 4.000.000 đồng = 19.000.000 (đồng).

+ Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng:

0,5 x 19.000.000 + (2 - 1) x 0,3 x 19.000.000 = 15.200.000 (đồng).

- Mức trợ cấp tai nạn lao động mới là:

19.360.000 đồng + 15.200.000 đồng = 34.560.000 (đồng)

Ví dụ 16: Ông G bị tai nạn lao động tháng 8/2016 với mức suy giảm khả năng lao động là 40%. Tháng 10/2016 ông G lại bị tai nạn lao động, được điều trị tại bệnh viện. Sau khi điều trị ổn định, tháng 11/2016 ông G ra viện và tháng 12/2016 ông được giám định tổng hợp tại Hội đồng giám định y khoa với mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định tổng hợp là 45%. Tính đến tháng 9/2016, ông G có 13 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9/2016 là 3.680.000 đồng. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng Giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Trợ cấp hằng tháng của ông G được tính như sau:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động sau khi được giám định tổng hợp:

0,3 x 1.210.000 + (45 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 701.800 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

0,005 x 3.680.000 + (13 - 1) x 0,003 x 3.680.000 = 150.880 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp hàng tháng mới của ông G là:

701.800 đồng/tháng + 150.880 đồng/tháng = 852.680 (đồng/tháng)

Ví dụ 17: Ông A có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến tháng 10 năm 2015 với mức lương là 20.000.000 đồng/tháng. Ngày 01/3/2014 ông bị tai nạn lao động, được hội đồng giám định y khoa giám định tỷ lệ thương tật là 45%, được hưởng chế độ tai nạn lao động hàng tháng. Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016 ông A có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp Y với mức lương 24.200.000 đồng/tháng. Đồng thời, ông A có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Z từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016 với mức lương là 3.000.000 đồng/tháng.

Ngày 01/12/2016, ông A bị tai nạn lao động, được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ thương tật là 58%. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng của ông A được tính như sau:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động khi được giám định tổng hợp:

0,3 x 1.210.000 + (58 - 31) x 0,02 x 1.210.000= 1.016.400 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

+ Mức lương tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là:

24.200.000 + 3.000.000 = 27.200.000 (đồng) lớn hơn 20 lần lương cơ sở nên chỉ được tính bằng 20 lần lương cơ sở = 24.200.000 đồng.

+ Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: 34 tháng (từ tháng 01/2013 đến tháng 10/2015) + 11 tháng (từ tháng 01/2016 đến tháng 11 năm 2016) = 45 tháng = 3 năm 09 tháng

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng:

0,005 x 24.200.000 + (3 - 1) x 0,003 x 24.200.000 = 266.200 đồng

- Mức trợ cấp tai nạn lao động mới là:

1.016.400 + 266.200 = 1.282.600 (đồng/tháng)

2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở nhiều hợp đồng lao động, sau đó tiếp tục bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với số lượng hợp đồng lao động ít hơn số lượng hợp đồng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần trước mà mức trợ cấp theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi tính theo khoản 1 Điều này thấp hơn mức hiện hưởng thì giữ nguyên mức hiện hưởng.

Ví dụ 18: Trường hợp ông A nêu tại ví dụ 17, giả sử hợp đồng của Ông A với Doanh nghiệp Z từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 đến tháng 12 năm 2018 với mức lương là 3.000.000 đồng/tháng.

Ngày 01/3/2018, ông A tiếp tục bị tai nạn lao động, được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ thương tật là 70%. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng của ông A được tính như sau:

- Mức trợ cấp hiện hưởng của Ông A là: 1.282.600 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động khi được giám định tổng hợp:

0,3 x 1.210.000 + (70 - 31) x 0,02 x 1.210.000= 1.306.800 (đồng/tháng)

- Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: 34 tháng (từ tháng 01/2013 đến tháng 10/2015) + 26 tháng (từ tháng 01/2016 đến tháng 02 năm 2018) = 60 tháng = 5 năm

+ Mức lương tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: 3.000.000 (đồng).

+ Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động mới là: 5 năm.

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng:

0.005 x 3.000.000 + (5 - 1) x 0.003 x 3.000.000 = 51.000 (đồng)

Như vậy mức trợ cấp mới tính theo số năm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đang hưởng, nên giữ nguyên như mức hiện hưởng là 266.200 đồng

- Mức trợ cấp tai nạn lao động mới là: 1.306.800 + 266.200 = 1.573.000 (đồng)

3. Thời điểm hưởng trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú hoặc trong trường hợp không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện.

Điều 12. Quy định về cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn cấp

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tùy theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên (gọi tắt là cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng).

2. Loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn

a) Tay giả;

b) Máng nhựa tay;

c) Chân giả;

d) Máng nhựa chân;

đ) Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;

e) Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;

g) Áo chỉnh hình;

h) Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;

i) Nạng;

k) Máy trợ thính;

l) Lắp mắt giả;

m) Làm răng giả theo số răng bị mất; lắp hàm giả do hỏng hàm;

n) Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với trường hợp bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động.

Trường hợp vừa bị thể tâm thần kích động đồng thời bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn chỉ được cấp một lần tiền để mua các đồ dùng sinh hoạt;

o) Trường hợp cấp xe lăn hoặc xe lắc đồng thời cấp chân giả thì thời hạn sử dụng (niên hạn cấp) của mỗi phương tiện là 06 năm.

3. Mức tiền cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện), niên hạn cấp theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện) cho cả thời gian sử dụng (niên hạn cấp) được thực hiện cùng một lần.

Điều 13. Quy trình thực hiện cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

1. Người được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng có thẩm quyền về việc sử dụng phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.

2. Cơ quan Bảo hiểm xã hội

a) Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, ra quyết định cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

b) Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm theo toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đề nghị.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Nguyên tắc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Các đối tượng có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 2 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao độngChương II Thông tư này thì cũng được xem xét hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao độngChương III của Thông tư này.

Điều 15. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Thường xuyên cải thiện điều kiện lao động, chăm lo sức khỏe đối với người lao động.

2. Thực hiện đầy đủ chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Bộ luật Dân sự với bên gây ra tai nạn lao động hoặc tai nạn trên đường đi và về (nếu có).

4. Khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện bồi thường, trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở mức cao hơn mức quy định tại Thông tư này.

Điều 16. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết vướng mắc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Thông tư này tại địa phương.

2. Tiếp nhận và lưu giữ hồ sơ đã giải quyết xong chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ người sử dụng lao động.

Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện việc tham gia đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ghi, xác nhận quá trình đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc trên sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với một hoặc nhiều người sử dụng lao động để làm căn cứ giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định và có trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này.

2. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân có trách nhiệm giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đang công tác trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định tại Thông tư này.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và Thông tư số 26/2017/TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- TTTT (để đăng Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH);
- Lưu: VT, ATLĐ (15 bản).

BỘ TRƯỞNG




Đào Ngọc Dung

PHỤ LỤC I

BẢNG TÍNH MỨC BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP TỪ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Mức suy giảm khả năng lao động (%)

Mức bồi thường ít nhất Tbt (tháng tiền lương)

Mức trợ cấp ít nhất Ttc (tháng tiền lương)

1

Từ 5 đến 10

1,50

0,60

2

11

1,90

0,76

3

12

2,30

0,92

4

13

2,70

1,08

5

14

3,10

1,24

6

15

3,50

1,40

7

16

3,90

1,56

8

17

4,30

1,72

9

18

4,70

1,88

10

19

5,10

2,04

11

20

5,50

2,20

12

21

5,90

2,36

13

22

6,30

2,52

14

23

6,70

2,68

15

24

7,10

2,84

16

25

7,50

3,00

17

26

7,90

3,16

18

27

8,30

3,32

19

28

8,70

3,48

20

29

9,10

3,64

21

30

9,50

3,80

22

31

9,90

3,96

23

32

10,30

4,12

24

33

10,70

4,28

25

34

11,10

4,44

26

35

11,50

4,60

27

36

11,90

4,76

28

37

12,30

4,92

29

38

12,70

5,08

30

39

13,10

5,24

31

40

13,50

5,40

32

41

13,90

5,56

33

42

14,30

5,72

34

43

14,70

5,88

35

44

15,10

6,04

36

45

15,50

6,20

37

46

15,90

6,36

38

47

16,30

6,52

39

48

16,70

6,68

40

49

17,10

6,84

41

50

17,50

7,00

42

51

17,90

7,16

43

52

18,30

7,32

44

53

18,70

7,48

45

54

19,10

7,64

46

55

19,50

7,80

47

56

19,90

7,96

48

57

20,30

8,12

49

58

20,70

8,28

50

59

21,10

8,44

51

60

21,50

8,60

52

61

21,90

8,76

53

62

22,30

8,92

54

63

22,70

9,08

55

64

23,10

9,24

56

65

23,50

9,40

57

66

23,90

9,56

58

67

24,30

9,72

59

68

24,70

9,88

60

69

25,10

10,04

61

70

25,50

10,20

62

71

25,90

10,36

63

72

26,30

10,52

64

73

26,70

10,68

65

74

27,10

10,84

66

75

27,50

11,00

67

76

27,90

11,16

68

77

28,30

11,32

69

78

28,70

11,48

70

79

29,10

11,64

71

80

29,50

11,80

72

81 đến tử vong

30,00

12,00

PHỤ LỤC II

MẪU QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG (TRỢ CẤP) TAI NẠN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ SỞ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………../

…….., ngày ….. tháng ….. năm ……….

QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG (TRỢ CẤP) TAI NẠN LAO ĐỘNG

Căn cứ Thông tư số …ngày …. tháng …. năm … của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp, chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

Căn cứ biên bản điều tra tai nạn lao động số…. ngày…. tháng…. năm….;

Căn cứ biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động số ... ngày ... tháng ... năm ... của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Biên bản xác định người lao động bị chết do tai nạn lao động của cơ quan pháp y số ... ngày ... tháng ... năm….;

Theo đề nghị của ông, bà trưởng phòng (chức năng, nghiệp vụ)

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ông, bà …………………………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm ...

Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ: ……………………………

Cơ quan, đơn vị: …………………………………………………………

Bị tai nạn lao động ngày: …………………………………………………

Mức suy giảm khả năng lao động: ………………………..%

Tổng số tiền bồi thường (hoặc trợ cấp): …………………………….đồng

(Số tiền bằng chữ) ………………………………………………………

Nơi nhận bồi thường (hoặc trợ cấp): ……………………………………

Điều 2: Các ông, bà (trưởng phòng chức năng, nghiệp vụ) ………… và Ông, Bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

(THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ……)

(Ký tên đóng dấu)

PHỤ LỤC III

MẪU QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ SỞ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………../

…….., ngày ….. tháng ….. năm ……….

QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Thông tư số ……………ngày ….tháng …. năm …. của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp, chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

Căn cứ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của Ông, Bà …………………;

Căn cứ biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động số ... ngày ... tháng ... năm ... của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan pháp y số ... ngày ... tháng ... năm….;

Theo đề nghị của ông, bà trưởng phòng (chức năng, nghiệp vụ)…………..

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ông, bà ……………………………………………………….. Sinh ngày ... tháng ... năm ...

Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ: …………………………… Cơ quan, đơn vị: …………………………………………………………

Bị bệnh nghề nghiệp (nêu tên loại bệnh nghề nghiệp đã mắc phải): ……………………….

…………………………………………………………………………………………………...

Mức suy giảm khả năng lao động: ………………………..%

Tổng số tiền bồi thường …………..………………………………đồng

(Số tiền bằng chữ) ………………………………………………………

Được hưởng từ ngày: ………………..……………………………………

Nơi nhận bồi thường ……………………………………………………

Điều 2: Các Ông, Bà (trưởng phòng chức năng, nghiệp vụ) …………… và Ông, Bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

(THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ)

(Ký tên đóng dấu)

PHỤ LỤC IV

MẪU VĂN BẢN XÁC NHẬN BỊ TAI NẠN TRÊN ĐƯỜNG ĐI VÀ VỀ TỪ NƠI Ở ĐẾN NƠI LÀM VIỆC
Kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.............., ngày ....... tháng ..... năm ......

VĂN BẢN XÁC NHẬN

Về việc xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ….. (1)

- Công an xã, phường, thị trấn…. (1)

I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

1. Họ và tên: …………………..…………………………………………………………………

2. Ngày tháng năm sinh: ………………..………. Giới tính ………………………………….

3. Địa chỉ nơi cư trú: …………………..............................................................................

4. Điện thoại: ....................................................................................................................

5. Số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân: ….……………………………………

Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: …………….………………

6. Quan hệ với người bị tai nạn: (2) : …………………. …………………………………….

……………………………………………………………………………

II. LÝ DO, CĂN CỨ ĐỀ NGHỊ

Tôi xin trình bày sự việc như sau (3):…………………………………….

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

……………………………………………

Tuy nhiên, do (4)……………………………………………………. . . . . . . . . . . . . . . . . . nên không có lực lượng cảnh sát giao thông khám nghiệm hiện trường mà chỉ có Uỷ ban nhân dân/cơ quan công an trật tự của xã, phường, thị trấn……………. (5) kiểm tra, ghi nhận sự việc.

Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 23 Nghị định số 39/2016/NĐ- CP ngày của Chính phủ, để lập biên bản điều tra tai nạn lao động đối với vụ tai nạn giao thông liên quan đến lao động thì có thể căn cứ vào một trong các văn bản sau đây: Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn; hoặc văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.

III. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ

Với lý do và căn cứ trên tôi đề nghị quý (6) …………………………………………… xác nhận vụ tai nạn nêu trên với các thông tin sau:

1. Thời gian xảy ra tai nạn: … giờ ... phút… ngày ... tháng ... năm …(7);

2. Nơi xảy ra tai nạn: …………………………………….(8)

3. Thông tin về người bị tai nạn:

a) Họ và tên: …………………..………………………………………..

b) Ngày tháng năm sinh: ………………..………. Giới tính ……………

c) Số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân: ….………………

Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: …………….………………

4. Sơ bộ diễn biến vụ tai nạn: ……………………………………………………………….

………………………………………………………….............………………………………

………………………………………….............………………………………………………

………………………….............………………………………………………………………

………….............

5. Tình trạng thương tích của nạn nhân ngay khi xảy ra vụ tai nạn (nếu đã xác định được):

…………………………………………………………

NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN/CƠ QUAN CÔNG AN CẤP XÃ

1. Xác nhận về vụ tai nạn (9): xác nhận các thông tin tại đơn đề nghị của Ông/bà

……………….…..................................... là ………..(10).…………………………………..

………………………………………………………………………….............………………

………………………………………………………….............………………………………

2. Các ý kiến khác bổ sung khác về vụ tai nạn ( nếu có): ………..................................

........…………………………………………………………………………...........................

...........…………………………………………………………………………........................

..........………………………………………………………………………….........................


Nơi nhận:
- ..............;
- Lưu:,...

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên )

Ghi chú

(1) Ghi cụ thể theo tên của Ủy ban nhân dân, cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi đã tiến hành kiểm tra, ghi nhận sự việc ngay khi xảy ra (phải phù hợp và thống nhất với nội dung mô tả tại Phần II của đơn đề nghị)

(2) Nếu người viết đơn là người bị nạn thì không cần ghi nội dung này. Nếu người viết đơn là thân nhân người bị nạn thì ghi rõ mối quan hệ với nạn nhân như cha mẹ, anh, chị, em, vợ/chồng, đồng nghiệp,....

(3) Nêu tóm tắt sự việc phù hợp với diễn biến vụ việc nêu tại Điểm 4 Phần III của Đơn đề nghị; bao gồm các thông tin cơ bản sau: Công việc, hành động đang tiến hành của người bị nạn khi xảy ra tai nạn; sơ bộ lý do, yếu tố gây ra tai nạn, thương tích hoặc thiệt hại của các bên ngay (nếu đã xác định được ngay khi xảy ra tai nạn) ...

(4) Ghi rõ nguyên nhân không có lực lượng cảnh sát giao thông khám nghiệm hiện trường, chẳng hạn: vụ tai nạn đơn giản, chấn thương nhẹ, do vụ tai nạn xảy ra tại nơi có địa hình hẻo lánh, xa xôi, ít người qua lại...

(5) Ghi rõ tên cơ quan tiến hành kiểm tra, ghi nhận sự việc

(6) Ghi rõ tên 01 cơ quan (hoặc Ủy ban nhân hoặc cơ quan công an cấp xã) đề nghị xác nhận (là 1 trong các cơ quan tiến hành kiểm tra, ghi nhận sự việc).

(7) Trường hợp không xác định chính xác thời gian thì ghi khoảng thời gian: từ .... đến...

(8) Ghi cụ thể các thông tin: số nhà, đường phố (hoặc km số... đại lộ), thôn, tổ xóm, xã/phường, thị trấn, quận huyện, thảnh/thành...

(9) Ghi rõ tên của 01 cơ quan xác nhận phù hợp theo đơn đề nghị là Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an cấp xã

(10) Ghi theo 01 trong 02 trường hợp sau:

- Trường hợp đủ thông tin để xác nhận các nội dung trong đơn đề nghị là đúng sự thật thì ghi “Xác nhận các thông tin tại đơn đề nghị của Ông/bà ……………….…... là đúng sự thật”

- Trường hợp không đủ thông tin để xác nhận các nội dung trong đơn đề nghị là đúng sự thật hoặc trên thực tế, cơ quan không cử người đến kiểm tra, ghi nhận tại hiện trường ngay khi sự việc xảy ra, thì ghi rõ “Chưa đủ cơ sở xác nhận các thông tin tại đơn đề nghị của Ông/bà ……………….…... là đúng sự thật”, đồng thời nêu rõ lý do hoặc nêu rõ những nội dung chưa chính xác.

PHỤ LỤC V

MỨC TIỀN CẤP MUA PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP, DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH, VẬT PHẨM PHỤ VÀ VẬT DỤNG KHÁC
(Kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Số TT

Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

Niên hạn cấp

Mức cấp (đồng)

1

Tay giả tháo khớp vai

03 năm

2.800.000

2

Tay giả trên khuỷu

03 năm

2.600.000

3

Tay giả dưới khuỷu

03 năm

2.000.000

4

Chân tháo khớp hông

03 năm

4.800.000

5

Chân giả trên gối

03 năm

2.200.000

6

Nhóm chân giả tháo khớp gối

03 năm

2.800.000

7

Chân giả dưới gối có bao da đùi

03 năm

1.800.000

8

Chân giả dưới gối có dây đeo số 8

03 năm

1.600.000

9

Chân giả tháo khớp cổ chân

03 năm

1.750.000

10

Nhóm nẹp Ụ ngồi-Đai hông

03 năm

2.500.000

11

Nẹp đùi

03 năm

950.000

12

Nẹp cẳng chân

03 năm

800.000

13

Nhóm máng nhựa chân và tay

05 năm

3.000.000

14

Giầy chỉnh hình

01 năm

1.300.000

15

Dép chỉnh hình

03 năm

750.000

16

Áo chỉnh hình

05 năm

1.980.000

17

Xe lắc tay

04 năm

4.100.000

18

Xe lăn tay

04 năm

2.250.000

19

Nạng cho người bị cứng khớp gối

02 năm

500.000

20

Máy trợ thính

02 năm

1.000.000

21

Răng giả

05 năm

1.000.000/chiếc

22

Hàm giả (chỉ cấp một lần duy nhất)

4.000.000

23

Mắt giả (chỉ cấp một lần duy nhất)

5.000.000

24

Vật phẩm phụ:

- Người được cấp chân giả

03 năm

510.000

- Người được cấp tay giả

03 năm

180.000

- Người được cấp áo chỉnh hình

05 năm

750.000

25

Bảo trì phương tiện đối với trường hợp được cấp tiền mua xe lăn, xe lắc

01 năm

300.000

26

Kính râm và gậy dò đường

01 năm

100.000

27

Đồ dùng phục vụ sinh hoạt

01 năm

1.000.000

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 28/2021/TT-BLDTBXH

Hanoi, December 28, 2021

 

CIRCULAR

ELABORATING CERTAIN ARTICLES OF THE LAW ON OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE IN TERMS OF BENEFITS FOR workers suffering from OCCUPATIONAL ACCIDENTS OR OCCUPATIONAL DISEASES

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Hygiene dated June 25, 2015;

Pursuant to Decree No. 88/2020/ND-CP dated July 28, 2020 of the Government elaborating certain Articles of the Law on Occupational Safety and Hygiene on compulsory insurance for occupational accidents and occupational diseases;

Pursuant to Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government on function, tasks, powers and organizational structures of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

At the request of the Director General of Department of Work Safety;

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular elaborating certain Articles of the Law on Occupational Safety and Hygiene in terms of Benefits for workers suffering from Occupational Accidents or Occupational Diseases.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Circular elaborates certain Articles of the Law on Occupational Safety and Hygiene in terms of benefits for workers suffering from occupational accidents or diseases to be provided by employers and social insurance for occupational accidents and occupational diseases.

Article 2. Regulated entities

1. Regulations on responsibilities of employers towards employees suffering from occupational accidents or occupational diseases prescribed in this Circular shall be applied to entities prescribed in clauses 1, 2, 4 and 5 Article 2 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.

2. Regulations on social insurance benefits for employees suffering from occupational accidents or occupational diseases prescribed in this Circular shall be applied to entities prescribed in Article 2 of the Decree No. 88/2020/ND-CP.

Chapter II

BENEFITS FOR WORKERS SUFFERING FROM OCCUPATIONAL ACCIDENTS OR DISEASES TO BE PROVIDED BY EMPLOYERS

Article 3. Compensation for occupational accidents and diseases

1. Eligibility for compensation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Workers suffering from occupational diseases causing at least 5% work capacity reduction or death upon working to employers or before retiring, leaving work, or transferring to work for other employers (excluding cases that workers suffering from occupational diseases resulting from working for other employers).

2. Compensation rules:

a) Compensation for occupational accidents shall be given immediately after each accident and not be totaled up;

b) Compensation for workers suffering from occupational diseases shall be given on the basis of:

- Percentage (%) of work capacity reduction (whole person impairment – WPI) for the first medical examination in the first accident.

- Increased percentage (%) of work capacity reduction to compensate differential part between the increase in percentage (%) of work capacity reduction compared to the previous result from the second accident onwards.

3. Rate of compensation:

Compensation for workers suffering from occupational accidents is prescribed in points a and b clause 1 of this Article as follows:

a) At least a 30 months’ salary shall be paid for workers suffering from a work capacity reduction of at least 81% or for relatives of workers who died in occupational accidents or diseases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}

Whereas:

- Tbt: amount of compensation for workers suffering from at least 11% work capacity reduction (unit: months’ salary);

- 1,5: amount of compensation for workers suffering from a work capacity reduction of from 5% to 10%;

- a: percentage (%) of work capacity reduction of workers suffering occupational accidents or diseases;

- 0,4: Coefficient of compensation when work capacity reduction percentage increases by 1%.

Example 1:

- Mr. A has suffered from an occupational disease and taken the first medical assessment to confirm a 15% work capacity reduction. The first compensation for Mr. A shall be calculated as follow:

Tbt = 1,5 + {(15- 10) x 0,4}= 3,5 (months’ salary).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Tbt = 20 x 0,4 = 8,0 (months’ salary).

Article 4. Benefits for occupational accidents

1. Workers suffering from occupational accidents causing at least 5% work capacity reduction or workers’ relatives dying in occupational accidents shall be entitled to benefits for occupational accidents caused by these workers (based on conclusions of the minute of investigation of occupational accidents).

2. Benefit rules: Benefits for occupational accidents shall be given immediately after each accident and not be totaled up.

3. Rate of benefits:

a) At least a 12 months’ salary shall be paid for workers suffering at least 81% work capacity reduction or for relatives of workers dying in occupational accidents or diseases;

b) At least a 0,6 month’s salary shall be paid for workers suffering from a work capacity reduction of between 5% and 10%; if workers suffer from a work capacity reduction of from 11% to 80%, the following formula or Appendix I issued together with this Circular shall be applied:

Ttc = Tbt x 0,4

Whereas:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Tbt: amount of compensation for workers suffering at least 10% work capacity reduction (unit: month’s salary);

Example 2:

- Mr. B has suffered from an occupational accident caused by himself due to violations against regulations on occupational safety. Mr. B took a medical assessment to confirm a 15% work capacity reduction after this accident. The first benefit for Mr. B: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 = 1,4 (month’s salary).

- Then Mr. B has suffered from another accident when he was returning home after work (this case is investigated and confirmed to be entitled to benefits according to clause 1 of this Article). Mr. B has took a medical assessment to confirm a 20% work capacity reduction after this accident. The second benefit for Mr. B shall be calculated as follow:

Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (months’ salary).

Article 5. Salary as the basis for calculating compensations and benefits for workers leaving work due to occupational accidents and diseases

1. Salary as the basis for calculating compensations and benefits prescribed in Articles 3 and 4 hereof and salary as the basis for calculating expenses payable for treatment and functional recovery prescribed in clause 3 Article 38 of the Law on Occupational Safety and Hygiene shall be the average amount of consecutive 6 months’ salary before the month on which occupational accidents or diseases occur. If the period of working or apprenticeship period is less than 6 months, the salary as the basis for calculating compensations and benefits is the average salary amount of months preceding the month on which occupational accidents occur or the month on which occupational diseases are confirmed.

2. Monthly salary prescribed in clause 1 of this Article shall be determined according to each entity below:

a) For officials, public employees and people working for the people military forces or the people public security forces, their monthly salaries shall include salaries based on their ranks, positions and salary allowances (if any) (position based allowances, seniority allowances and seniority allowances beyond the frame).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) For apprentices, who are entitled to pay, working for employers, their monthly salaries shall be their apprenticeship salaries agreed by two parties; in case of no pay, salary as the basis applied to calculate compensations and benefits prescribed in clause 1 of this Article shall be the minimum salary publicized by the Government in places at which apprentices work.

d) For apprenticeship officials and public employees, their monthly salaries shall be their apprenticeship salaries according to decisions of competent authorities.

dd) For apprenticeship workers, their monthly salaries shall be their apprenticeship salaries agreed by two parties according to regulations of the Labor Code.

Article 6. Applications for compensations and benefits

1. For a worker who is entitled to compensation and benefit for an occupational accident, his/her employer shall be responsible for preparing an application including:

a) A minute of incident investigation, a meeting report on publicizing the minute of incident investigation of an Incident Investigation Team at the grassroots or province level, or at the central level.

b) A report on medical assessment (a written confirmation of the work capacity deduction percentage resulting in an occupational accident or WPI caused by the occupational accident) or a written confirmation report of worker’s death of a medical authority or a declaration of death of a missing worker of a court.

c) A decision on compensation or benefit for the occupational accident of the employer (according to the form specified in Appendix II issued together with this Circular).

d) A written confirmation of accident on way (if any), for cases prescribed in point c clause 5 Article 35 of the Law on Occupational Safety and Hygiene. Contents of the written confirmation may follow the form specified in Appendix IV issued together with this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A dossier of occupational diseases of the worker as prescribed by current laws.

b) A written confirmation report of worker’s death of a medical authority or a medical assessment report (a written confirmation of the percentage of work capacity reduction resulting in the occupational disease) and a conclusion of a competent Medical Assessment Council.

c) A decision on compensation for the occupational disease from the employer (according to form specified in Appendix II issued together with this Circular).

3. The application shall be made into 03 copies, including:

a) A copy is given to the employer.

b) Another one is given to the worker suffering the occupational accident or disease (or a relative of a worker who died due to an occupational accident or disease).

c) The last one is sent to a Department of Labor-War Invalids and Social Affairs of the area at which the enterprise or authority or organization's headquarters is located within 10 days since the day on which the decision on compensation for the occupational accident or disease or decision on benefit for the occupational accident is issued.

Article 7. Time limits for compensations and benefits

1. Decision on compensations or benefits of employers to their workers suffering occupational accidents or diseases must be completed within 05 working days from the days of receiving medical assessment reports of Medical Assessment Councils on percentage of work capacity reduction for serious occupational accidents or from the days on which Incident Investigation Teams of provinces or central authorities organize meetings about publicizing minutes of grassroots-level incident investigation for fatal accidents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 8. Provision of occupational accident and disease benefits in special cases

1. For a worker who suffering from an occupational accident or disease has not participated in the health insurance, his/her employer must pay all medical expenses from the time of the first aid or emergency to the time of treatment stability for the worker.

2. In case a worker is subject to the compulsory social insurance but his/her employer does not pay social insurance premiums for the worker, the employer must pay an amount of money equivalent to the benefits prescribed in clause 2 Article 42 of the Law on Occupational Safety and Hygiene to the worker suffering from occupational accident or disease instead of the social insurance authority as follows:

a) For a worker undergoing from 5% to 30% work capacity reduction, his/her employer must fully pay a lump-sum benefit equal to the amount prescribed in clause 2 Article 48 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.

a) For a worker undergoing at least 31% work capacity reduction, his/her employer must monthly pay benefits equal to the amount prescribed in clause 2 Article 49 of the Law on Occupational Safety and Hygiene. The payment may be taken once or monthly according to an agreement between the employer and worker. In case they can not reach the agreement, the payment is taken according to requests of the worker.

3. In case a worker is subject to the compulsory social insurance and has suffered from an occupational accident or disease at the time that he/she does not register the payment to the occupational accident or disease insurance fund (hereinafter referred to as “the fund”) according to the time limit prescribed by laws, his/her employer has responsibilities to settle the worker’s rights as prescribed in clause 4 Article 39 of the Law on Occupational Safety and Hygiene and clause 3 of this Article.

4. In case a worker has an accident on the way to or from the workplace in the appropriate period and way, immediately in the first month in which he/she pay for insurance to the fund or in the first month of return to work in which the worker pay for insurance to the fund after the interrupted period of insurance payment resulting in the termination of employment contract, the employer must pay the insurance premiums of that month to the fund.

5. In case a worker had left or retired before the time in which his/her employer makes an application for providing social insurance benefits in terms of occupational accidents in the period of working, the employer shall transfer the application to a social insurance authority where the worker is staying or where retirement salary is provided; and in this case the social insurance register is not required.

6. In case a worker who is not entitled to occupational accident benefits as prescribed in point c clause 1 Article 40 of the Law on Occupational Safety and Hygiene and has suffered from an accident due to use of narcotic materials according to the List issued together with Decree No. 73/2018/ND-CP dated May 15, 2018 of the Government on lists of narcotic materials and precursors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. In case a worker who enters into employment contracts with multiple employers has an occupational accident on the way from a workplace of a unit to another unit, in the period of appropriate period and way, and the accident is determined that is entitled to occupational accident benefits, the unit at which the worker goes to work is determined as the unit where the worker has the accident and the employer of that unit must be responsible for making the application for providing benefits in terms of the occupational accident for the worker.

Chapter III

SOME SOCIAL INSURANCE BENEFITS FOR WORKERS SUFFERING FROM OCCUPATIONAL ACCIDENTS OR OCCUPATIONAL DISEASES

Article 9. Benefits for occupational accidents or diseases for workers firstly assessed as work capacity reduction

1. A lump-sum benefit for an occupational accident or disease prescribed in clause 2 Article 48 of the Law on Occupational Safety and Hygiene is calculated as follows:

The amount of lump-sum benefit

=

The amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage

+

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

=

{5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin}

+

{0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

Whereas:

- Lmin: the statutory pay rate of the month in which the worker enjoys the benefit.

- m: work capacity reduction percentage of the worker suffering the occupational accident or disease (m is an absolute value from 5 to 30).

- L: amount of salary used to pay to the fund according to clause 7 Article 11 of Decree No. 88/2020/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Example 1: Mr. A is an official who has had an accident on June 16, 2020. After stabilization treatment for disabilities, he discharged hospital on July 05, 2020.

Mr. A was assessed at 20% work capacity reduction resulting in the occupational accident. Mr. A has paid for the occupational accident and disease fund for 10 years; amount of his salary used to pay to the fund of May 2020 according to the salary benefits prescribed by the State is 3,66 of his salary. In case the statutory pay rate in July was 1.600.000 VND, the lump-sum occupational accident benefit for Mr. A is calculated as follows:

- The amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage is:

5 x 1.600.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.600.000 = 20.000.000 VND

- The amount of benefit calculated according to the number of years that he has paid insurance premiums to the occupational accident or disease fund is:

0,5 x 3,66 x 1.600.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3,66 x 1.600.000 = 18.739.200 VND

- The amount of lump-sum benefit of Mr.A is:

20.000.000 + 18.739.200 = 38.739.200 VND

Example 2: Mr. B had an accident on May 12, 2020. After stabilization treatment for disabilities, he discharged hospital on August 10, 2020. Mr. B was assessed at 20% work capacity reduction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage is:

5 x 1.600.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.600.000 = 20.000.000 VND

- The amount of benefit calculated according to the number of years that he paid insurance premiums to the fund is: 0,5 x 3.486.600 = 1.743.300 VND

 (The amount of salary used to pay for social insurance in April 2020 of Mr. B is: 2,34 x 1.490.000 = 3.486.600 VND for the statutory pay rate of 1.490.000 VND).

- The amount of lump-sum benefit of Mr. B is:

20.000.000 + 1.743.300 = 21.743.300 VND

Example 3: Mr. D had an accident on May 12, 2016. After stabilization treatment for disabilities, Mr. D was assessed at 20% work capacity reduction. Mr. D has participated in the social insurance for 14 years (including 1-year payment for the social insurance under Decree No. 09/ND-CP dated January 23, 1998 of the Government, 02-year payment for the voluntary social insurance, 10-year payment for the compulsory social insurance for retirement and survivor benefits and 10-year payment to the fund); the amount of salary used to pay to the fund in July 2016 was 3.200.000 VND; the statutory pay rate in the month in which he enjoys the benefit is 1.210.000 VND per month.

Mr. D is entitled to lump-sum occupational accident benefit; the amount of benefit is calculated as follows:

- The amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage is:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The amount of benefit calculated according to the number of years that he has paid insurance premiums to the fund is:

0,5 x 3.200.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3.200.000 = 10.240.000 VND

The amount of lump-sum benefit of Mr. D is 15.125.000 + 10.240.000 = 25.365.000 VND.

Example 4: Mr. B has paid insurance premiums to the fund in the enterprise X from September 16, 2020. After his disabilities are stably treated and he was assessed at 20% work capacity reduction, the amount of salary used to pay to the fund in September 2020 is 5.000.000 VND. The statutory pay rate in the month in which he enjoyed the benefit is 1.600.000 VND per month. Mr. B is entitled to lump-sum occupational accident benefit; the amount of benefit is calculated as follows:

- The amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage is:

5 x 1.600.000 + (20-5) x 0,5 x 1.600.000 = 20.000.000 VND

- The amount of benefit calculated according to the number of years that he paid to the fund is: 0,5 x 5.000.000 = 2.500.000 VND

- The amount of lump-sum benefit of Mr.B is:

20.000.000 + 2.500.000 = 22.500.000 VND

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The amount of monthly benefit

=

The amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage is:

+

The amount of benefit calculated according to the number of years that he has paid insurance premiums to the fund:

= {0,3 x Lmin + (m - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t - 1) x 0,003 x L}

Whereas:

Lmin: the statutory pay rate of the month in which the worker enjoyed the benefit.

- m: the work capacity reduction percentage due to an occupational accident or disease (m is an absolute value from 31 to 100).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- t: the total number of years that the worker pay insurance premiums to the fund according to clause 6 Article 11 of  Decree No. 88/2020/ND-CP CP.

Example 5: Mr. E had a traffic accident on his way to a meeting in August 2020. After stabilization treatment for his disabilities, Mr. E was assessed at 40% work capacity reduction. Mr. E has paid insurance premiums to the fund for 12 year, and the amount of salary used to pay to the fund in July 2020 is 5.000.000 VND. The statutory pay rate in the month in which he enjoyed the benefit is 1.600.000 VND per month. Mr. E is entitled to monthly occupational accident benefits; the amount of benefit is calculated as follows:

- The amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage is:

0,3 x 1.600.000 + (40- 31) x 0,02 x 1.600.000 = 768.000 VND/month

- The amount of benefit calculated according to the number of years that he has paid insurance premiums to the fund is:

0,005 x 5.000.000 + (12- 1) x 0,003 x 5.000.000 = 190.000 VND/month

- The amount of monthly benefit of Mr. E is:

768.000 VND/month + 190.000 VND/month = 958.000 VND/month.

Example 6: Mr. M has paid insurance premiums to the fund in the enterprise X from September 2020 and he has an occupational accident on September 05, 2020. After his disabilities are stably treated and he was assessed at 40% work capacity reduction, the amount of salary used to pay to the fund in September 2020 is 5.000.000 VND. The amount of statutory pay rate in the month in which he enjoys the benefit is 1.600.000 VND per month. Mr. M is entitled to monthly occupational accident benefits; the amount of benefit is calculated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



0,3 x 1.600.000 + (40- 31) x 0,02 x 1.600.000 = 768.000 VND/month

- The amount of benefit calculated according to the number of years that he paid to the fund is: 0,005 x 5.000.000 = 25.000 VND/month

- The amount of monthly benefit of Mr. E is:

768.000 VND/month + 25.000 VND/month = 793.000 VND/month.

Example 7: Mr. Q has paid insurance premiums to the fund in the enterprise X from January 2015 to December 2017 with the salary of 17.000.000 VND per month. He has paid insurance premiums to the fund in the enterprise Z from January 2017 to December 2018 with the salary of 5.000.000 VND per month.

On January 09, 2017, Mr. Q had an occupational accident. Thus, on January 2017, the enterprise Z must still pay insurance premiums to the fund for Mr. Q; the time limit and salary applied to calculate occupational accident benefit according to the number of years that the enterprise Z had paid insurance premiums to the fund for Mr. Q are prescribed as follows:

- The time limit for enjoying the occupational accident benefit of Mr. Q is only calculated from January 2015 to December 2016.

- The salary as the basis for calculating the amount of enjoyed benefit according to the duration of payment to the fund of Mr. Q is:

+ The total salary of December 2016 in the enterprise X and of January 2017 in the enterprise Z if Mr. Q has the occupational accident in the enterprise Z;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Example 8: Mr. A works under employment contracts and pay insurance premiums to the fund in the enterprise X and in the enterprise Y. On August 2020, Mr. A has an accident on the way to a conference as assigned by the employer of the enterprise X. After stabilization treatment for his disabilities, Mr. A was assessed at 40% work capacity reduction. Mr. A has paid insurance premiums to the fund for 12 years, and the total amount of salary used to pay to the fund in the enterprise X and Y is 13.400.000 VND. The statutory pay rate in the month in which he starts enjoying the occupational accident benefit is 1.600.000 VND per month. Mr. A is entitled to monthly occupational accident benefits; the amount of benefit is calculated as follows:

- The amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage is: = 0,3 x 1.600.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.600.000 = 768.000 VND/month.

- The amount of benefit calculated according to the number of years that he has paid the insurance premiums to the fund is: = 0,005 x 13.400.000 + (12 - 1) x 0,003 x 13.400.000 = 509.200 VND/month

- The amount of monthly benefit is 768.000 + 509.200 = 1.277.200 VND/month. The enterprise X is responsible for preparing an application and submiting it to a social insurance authority where the enterprise X is paying social insurance premiums for providing the occupational accident benefits for Mr. A.

Example 8: Mr. A works under employment contracts and starts paying insurance premiums to the fund in the enterprise X and in the enterprise Y from August 2020. On August 20, 2020, Mr. A has an accident on the way to a conference as assigned by the employer of the enterprise X. After stabilization treatment for his disabilities, Mr. A was assessed at 40% work capacity reduction.

Mr. A has paid insurance premiums to the fund for under 01 year, and the total amount of salary used to pay to the fund in the enterprise X and Y is 13.400.000 VND. If statutory pay rate in the month in which he enjoys the benefit is 1.600.000 VND per month, Mr. A is entitled to monthly occupational accident benefits; the amount of benefit is calculated as follows:

- The amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage is: = 0,3 x 1.600.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.600.000 = 768.000 VND per month.

- The amount of benefit calculated according to the number of years that he paid to the fund is: 0,005 x 13.400.000 = 67.000 VND/month

- The amount of monthly benefit is 768.000 VND/month + 67.000 VND/month = 835.000 VND/month.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. People who are enjoying monthly occupational accident or disease benefits and are going abroad for settlement may enjoy lump-sum benefits that are equal to 3-month benefits that these people are enjoying if they have requests for the enjoyment.

Example 10: Ms. A is enjoying monthly occupational accident benefits and the rate of monthly benefit from December 2019 is 2.000.000 VND. On January 2020, Ms. A went abroad for settlement and she enjoyed a lump-sum benefit that is 3 x 2.000.000 VND = 6.000.000 VND

4. Workers infected with HIV/AIDS due to occupational accidents while performing their tasks shall be entitled to monthly occupational disease benefits equal to the enjoyment of those who suffer from occupational diseases due to at least 61% work capacity reduction without medical assessments.

In case there are medical assessments, if the work capacity reduction percentage is higher than 61%, the benefit enjoyment rate shall be determined according to the work capacity reduction percentage specified in conclusions of the Medical Assessment Council and documents about occupational disease benefit enjoyment in this case must consist of medical assessment minutes.

Article 10. Hanlding of occupational accident or disease benefits for workers re-assessed their work capacity reduction after their recurrent disabilities and diseases.

1. For workers who are enjoying occupational accident or disease benefits as prescribed by law on social insurance before January 01, 2007:

a) For workers who have enjoyed lump-sum occupational accident or disease benefits as prescribed by law on social insurance before January 01, 2007:

- In case after re-assessment is made, if the work capacity reduction is less than 31%, they shall be entitled to lump-sum benefits as follows:

Work capacity reduction percentage before re-assessment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Rate of lump-sum benefit

From 5% to 10%

10% and below

They are not entitled to new benefits

From 11% to 20%

4 months’ statutory pay rate

From 21% to 30%

8 months’ statutory pay rate

From 11% to 20%

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



They are not entitled to new benefits

From 21% to 30%

4 months’ statutory pay rate

From 21% to 30%

30% and below

They are not entitled to new benefits

- In case after re-assessment is made, if the work capacity reduction percentage is 31% and above, the workers are entitled to monthly occupational accident or disease benefits. The amounts of benefits are prescribed in point b of this clause.

Example 11: Mr. B has an occupational accident in October 2006; the work capacity reduction percentage is 21% and he received a lump-sum benefit of 5.400.000 VND. In March 2017, Mr. B was re-assessed due to the recurrence of his disabilities and the new work capacity reduction percentage is 45%. Mr. B is under group 2 of the work capacity reduction percentage and he is entitled to monthly benefits of a 0,6 statutory pay rate.

It is supposed that the statutory pay rate of the month in which the medical assessment council’s conclusion of the re-assessment is drawn is 1.210.000 VND per month. The amount of monthly benefit of Mr. B is 0,6 x 1.210.000 = 720.000 VND/month.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The work capacity reduction percentage

The amount of monthly benefits

Group 1: from 31% to 40%

0,4 month’s statutory pay rate

Group 2: from 41% to 50%

0,6 month’s statutory pay rate

Group 3: from 51% to 60%

0,8 month’s statutory pay rate

Group 4: from 61% to 70%

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Group 5: from 71% to 80%

1,2 month’s statutory pay rate

Group 6: from 81% to 90%

1,4 month’s statutory pay rate

Group 7: from 91% to 100%

1,6 month’s statutory pay rate

2. For a worker who has enjoyed a lump-sum occupational accident or disease benefit from January 01, 2007:

a) After the re-assessment, if there is an increase in the work capacity reduction percentage compared to the previous assessment and less than 31%, the worker shall be entitled to a lump-sum benefit. The lump-sum benefit is calculated by the difference between the amount of benefit calculated according to the new work capacity reduction percentage and the previous work capacity reduction percentage. To be specific:

The amount of lump-sum benefit

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The amount of benefit calculated according to the new work capacity reduction percentage

-

The amount of benefit calculated according to the previous work capacity reduction percentage

 

=

{5 x Lmin+ (m1 - 5)x 0,5 x Lmin}

 

{5x Lmin +(m - 5) x 0,5x Lmin}

Whereas:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- m1: the work capacity reduction percentage due to the occupational accident or disease after carrying out re-assessment (m1 is an absolute value from 5 to 30).

- m: the work capacity reduction percentage due to an occupational accident or disease (m is an absolute value from 5 to 30).

Example 12: Mr. C had an occupational accident in August 2013 with a 20% of work capacity reduction. In October 2016, Mr. C was re-assessed due to the recurrence of his disabilities and the new work capacity reduction percentage is 30%. The statutory pay rate of the month in which the medical assessment council’s conclusion of the re-assessment is drawn is 1.210.000 VND per month. Mr. C is entitled to the lump-sum benefit as follows:

{5 x Lmin + (30 - 5) x 0,5 x Lmin} - {5 x Lmin + (20 - 5) x 0,5 x Lmin} =

= (5 x Lmin + 12,5 x Lmin) - (5 x Lmin + 7,5 x Lmin) = 5 x Lmin =

= 5 x 1.210.000 VND = 6.050.000 VND.

b) After re-assessment, if there is an at least 31% of work capacity reduction, he is entitled to the monthly benefit calculated according to the new work capacity reduction percentage. To be specific:

The amount of monthly benefit

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+

The amount of benefit calculated according to the number of years that he has paid insurance premiums to the fund

= {0,3 x Lmin + (m1 - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t - 1) x 0,003 x L}

Whereas:

- Lmin: the statutory pay rate of the month in which he enjoys the benefit.

- m1: the work capacity reduction percentage due to the occupational accident or disease after carrying out re-assessment (m1 is an absolute value from 31 to 100).

- L: the amount of salary used to pay to the fund according to clause 7 Article 11 of  Decree No. 88/2020/ND- CP.

- t: the total number of years that he has paid insurance premiums to the fund according to clause 6 Article 11 of  Decree No. 88/2020/ND-CP CP.

Example 13: Mr. P had an occupational accident in August 2016 with a 20% of work capacity reduction. Up to the month before the month of the occupational accident, Mr. P has paid insurance premiums to the fund for 12 years; his monthly salary used to pay for the insurance of the month preceding the month of the occupational accident was 3.500.000 VND In November 2020, Mr. P was re-assessed due to the recurrence of his disabilities and the new decreased rate of work capability was 32%. It is supposed that the statutory pay rate of the month in which the medical assessment council’s conclusion of the re-assessment is drawn is 1.500.000 VND per month. Mr. P is entitled to the monthly benefits calculated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



{0,3 x Lmin + (32-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (12-1) x 0,003 x L}

= 0,32 x Lmin + 0.038 x L = 0,32 x 1.500.000+ 0,038 x 3.500.000= 480.000 + 133.000 = 613.000 VND

3. For a worker who has enjoyed a monthly occupational accident or disease benefit from January 01, 2007, if there is a change in the work capacity reduction percentage after re-assessment, the new monthly benefit shall be calculated according to regulations in clause 2 Article 9 hereof in which the amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage is calculated on the new work capacity reduction percentage. The amount of benefit calculated according to the number of years that the worker has paid insurance premiums to the fund is the current benefit.

The amount of monthly benefit

=

The amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage after re-assessment

+

The amount of benefit calculated according to the number of years that he has paid insurance premiums to the fund

= {0,3 x Lmin + (m1 - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t - 1) x 0,003 x L}

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Lmin: the statutory pay rate of the month in which he enjoys the benefit.

- m1: the work capacity reduction percentage due to the occupational accident or disease after carrying out re-assessment (m1 is an absolute value from 31 to 100).

- L: the amount of salary used to pay to the fund according to clause 7 Article 11 of Decree No. 88/2020/ND- CP.

- t: the total number of years that he has paid insurance premiums to the fund according to clause 6 Article 11 of  Decree No. 88/2020/ND-CP CP.

Example 14: Mr. D had an occupational accident in September 2016 with a 40% of work capacity reduction and was entitled to monthly occupational accident benefits. In November 2020, Mr. D was re-assessed due to the recurrence of his disabilities and the new work capacity reduction percentage is 45%. It is supposed that his statutory pay rate of the month in which the medical assessment council’s conclusion is drawn is 1.600.000 VND per month and the amount of benefit calculated according to the number of years that he has participated in the fund of the time at which the medical assessment council’s conclusion is drawn is 162.000 VND per month.

4. In case a worker had an occupational accident or disease and the worker’s work capacity reduction percentage is ineligible for the enjoyment of occupational accident or disease benefit; however, due to his recurring disabilities or diseases after carrying out an assessment of the work capacity reduction percentage, it is eligible for occupational accident or disease benefits, the worker is entitled to the amount of benefit prescribed in Clauses 1 and 2 Article 9 of this Circular.

5. The amount of benefit for a worker who is re-assessed on the work capacity reduction percentage prescribed in clause 2 and clause 3 of this Article shall be calculated according to the statutory pay rate of the month in which the medical assessment council’s conclusion is drawn.

Article 11. Provision of occupational accident or disease benefits for workers enjoying lump-sum or monthly benefits and having new occupational accidents or diseases or infected with HIV/AIDS due to occupational accidents or risks fully assessed

1. In case a worker who has enjoyed a lump-sum or monthly occupational accident or disease benefit has a new occupational accident or disease from January 01, 2007, the worker is entitled to another occupational accident or disease depending on the work capacity reduction percentage resulting in the occupational accident or disease after full assessment. To be specific:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The amount of benefit calculated according to the number of years that the worker pays insurance premiums to the fund after full assessment is carried out is calculated according to the number of years that the worker pays insurance premiums to the fund until the final year in which the worker has the occupational accident or disease and the amount of monthly salary that the worker pays insurance premiums to the fund according to clause 7 Article 11 of Article No. 88/2020/ND-CP of the last time that the worker has the occupational accident or has been confirmed to have the occupational disease.

The amount of monthly benefit

=

The amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage after full assessment

+

The amount of benefit calculated according to the number of years that a worker/employer pays insurance premiums for the occupational accident and disease fund

= {0,3 x Lmin + (m2 - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t - 1) x 0,003 x L}

Whereas:

- Lmin: the statutory pay rate of the month in which the worker enjoys the benefit

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- L: the amount of salary used to pay insurance premiums to the fund according to clause 7 Article 11 of Decree No. 88/2020/ND-CP.

- t: total number of years that the worker/employer pays insurance premiums to the fund according to clause 6 Article 11 of Decree No. 88/2020/ND-CP.

Example 15: Ms. K has paid insurance premiums to the fund in the enterprise X from January 01, 2015 to October 2017 with the salary of 15.000.000 VND per month. On July 09, 2016, Ms. K had an occupational accident and was assessed at 20% of work capacity reduction by a medical assessment council. Ms. K has enjoyed the lump-sum occupational accident benefit. Ms. K works under an employment contract and participates in an occupational accident or disease insurance in the enterprise Z with the salary of 4.000.000 VND per month from January 01, 2017 to December 31, 2017. On March 21, 2017, Ms. K continued to have another occupational accident and was assessed at 27% of work capacity reduction by a medical assessment council.

- The amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage when she was assessed fully is:

5 x 1.210.000 + (27 - 5) x 0,5 x 1.210.000 = 19.360.000 VND.

- The amount of benefit calculated according to the period that she pays insurance premiums for the occupational accident and disease fund is:

+ The period that the worker has enjoyed the occupational accident benefits is 28 months from January 2015 to February 2017 and from January 2017 to February 2017. Because the period of participation is similar from January 2017 to February 2017, the period of entitlement to occupational accident benefits is 26 months equal to 2 years and 2 months.

+ The amount of salary applied to calculate the amount of benefits is:

15.000.000 VND + 4.000.000 VND = 19.000.000 VND.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



0,5 x 19.000.000 + (2 - 1) x 0,3 x 19.000.000 = 15.200.000 VND

- The amount of benefit for the new occupational accident is:

19.360.000 VND + 15.200.000 VND = 34.560.000 VND.

Example 16: Mr. G had an occupational accident in August 2016 with a 40% of work capacity reduction. In October 2016, Mr. G had another occupational accident and underwent treatment in a hospital. After stabilization treatment, Mr. H discharged from the hospital in November 2016 and he was assessed fully at 45% of work capacity reduction in December 2016 by a medical assessment council. Until September 2016, Mr. G has paid insurance premiums to the fund for 13 years and the amount of salary used to pay to the fund in September is 3.680.000 VND. It is supposed that the statutory pay rate of the month in which the medical assessment council’s conclusion of the full assessment is drawn is 1.210.000 VND per month. The amount of monthly benefits of Mr. G is calculated as follows:

- The amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage after the full assessment is carried out is:

0,3 x 1.210.000 + (45- 31) x 0,02 x 1.210.000 = 701.800 VND/month

- The amount of benefit calculated according to the number of years that the worker has paid insurance premiums to the fund is:

0,005 x 3.680.000 + (13- 1) x 0,003 x 3.680.000 = 150.880 VND/month

- The amount of monthly benefit of Mr. G is:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Example 17: Mr. A has paid insurance premiums to the fund in the enterprise X from January 01, 2013 to October 2015 with the salary of 20.000.000 VND per month. On March 01, 2014, he has an occupational accident, was assessed at 45% decrease in work capability, and is entitled to a monthly occupational accident benefits. Example 17: Mr. A has paid insurance premiums to the fund in the enterprise Y from January 2016 to December 2016 with the salary of 24.200.000 VND per month. Mr. A also works under an employment contract and participates in an occupational accident or disease insurance with the enterprise Z from July 01, 2016 to December 2016 with the salary of 3.000.000 VND per month.

On December 01, 2016, Mr. A had an occupational accident and was assessed at 58% work capacity deduction. It is supposed that the statutory pay rate of the month in which the medical assessment council’s conclusion of the re-assessment is drawn is 1.210.000 VND per month. The amount of monthly benefit of Mr. A is calculated as follows:

- The amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage after the full assessment is carried out is:

0,3 x 1.210.000 + (58- 31) x 0,02 x 1.210.000 = 1.016.400 VND/month

- The amount of benefit calculated according to the number of years that he has paid insurance premiums to the fund is:

+ The amount of salary applied to calculate the amount of benefits is:

24.200.000 + 3.000.000 = 27.200.000 VND more than 20 times of his statutory pay rate so it is only calculated by 20 times of his statutory pay rate equal to 24.200.000 VND.

+ The period that he has enjoyed the occupational accident benefits is 45 months equal to 3 years and 09 months including 34 months (from January 2013 to October 2015) and 11 months (from January 2016 to November 2016)

The amount of benefit calculated according to the number of years that he has paid insurance premiums to the fund is:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The amount of benefit for the new occupational accident is:

1.016.400 + 266.200 = 1.282.600 VND per month

2. In case a worker had an occupational accident or disease when he/she is participating in an occupational accident and disease insurance under many employment contracts and then he continues to have another occupational accident or disease when he is participating in the occupational accident or disease insurance under fewer employment contracts than those of the previous accident or disease and the amount of benefit calculated according to the number of years that the worker pays insurance premiums to the fund in accordance with clause 1 of this Article is lower than the amount of benefit that he is enjoying, the current benefits that he is enjoying shall be remained.

Example 18: in case of Mr. A mentioned in example 17, it is supposed that Mr. A had a contract with the enterprise Z from July 01, 2016 to December 2018 with the salary of 3.000.000 VND per month.

On March 01, 2018, Mr. A continued to have another occupational accident and was assessed at 70% work capacity deduction by the medical assessment council. It is supposed that the statutory pay rate of the month in which the medical assessment council’s conclusion of the re-assessment is drawn is 1.210.000 VND per month. The amount of monthly benefit of Mr. A is calculated as follows:

- The amount of current benefits of Mr. A is 1.282.600 VND per month

- The amount of benefit calculated according to the work capacity reduction percentage after the full assessment is carried out is:

0,3 x 1.210.000 + (70- 31) x 0,02 x 1.210.000 = 1.306.800 VND/month

- + The period that he has enjoyed the occupational accident benefits is 60 months equal to 5 years including 34 months (from January 2013 to October 2015) and 26 months (from January 2016 to February 2018)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ The period that he has enjoyed the new occupational accident benefits is 5 years.

The amount of benefit calculated according to the number of years that he has paid insurance premiums to the fund is:

0.005 x 3.000.000 + (5 - 1) x 0.003 x 3.000.000 = 51.000 VND

In conclusion, the amount of new benefit calculated according to the number of years that he has paid insurance premiums to the fund is lower than the amount of current benefit so the new benefit is equal to the current benefit of 266.200 VND

- The amount of new occupational accident benefit is: 1.306.800 + 266.200 = 1.573.000 VND.

3. Time for enjoying the benefit is calculated from the month in which the worker has been treated completely and discharged from hospital after the latest occupational accident or disease or from the month on which the medical assessment council’s conclusion is drawn in case inpatient treatment is not required or in case the time for ending stable treatment and discharging from the hospital.

Article 12. Regulations on allowances for the purchase of daily living aids and orthopedic devices and terms for the provision

1. A worker who has an occupational accident or disease resulting in damages to his/her body functions, depending on his/her disabilities or diseases shall be provided with an amount of money for purchase of living aids and orthopedic devices as prescribed at health treatment facilities, orthopedic and rehabilitation facilities of the Labor, War Invalids and Social Affairs sector or of provincial, central or higher-level hospitals (hereinafter referred to as “orthopedic and rehabilitation facilities”). .

2. Types of daily living aids, orthopedic devices and time limit

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Hand plastic trough;

c) Prosthetic legs;

d) Leg plastic trough;

dd) A pair of shoes or a pair of orthopedic sandals;

e) Thigh splints, shin splints;

g) Orthopedic vests;

h) Wheelchairs, pendulums or alternative vehicles with the same allowance for purchasing wheelchairs or pendulums;

i) Crutches;

k) Hearing aids;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



m) Making of dentures according to the number of missing teeth; insertion in dentures due to jaw failure;

n) Purchase of household supplies in case of partial paralysis or complete paralysis or mental agitation.

In cases there are both the mental agitation and partial paralysis or complete paralysis, lump-sum allowances shall be granted to buy household supplies;

o) In case the worker receives an allowance for wheelchair or pendulum and prosthetic legs, their shelf life (terms for the provision) of each vehicle is 06 years.

3. The amount of allowances for purchase of daily living aids and orthopedic devices (including allowances for purchase of peripheral equipment and maintenance tools for these devices), and terms for the provision are prescribed in Appendix V issued together with this Circular.

4. The provision of allowances for purchase of daily living aids and orthopedic devices (including allowances for purchase of peripheral equipment and maintenance tools for these devices) for the whole shelf life (terms for the provision) is performed once.

Article 13. Procedures for implementing the provision of allowances for purchase of daily living aids and orthopedic devices

1. Workers who are eligible for allowances for purchase of daily living aids and orythopedic devices shall submit indications of competent orthopedic and rehabilitation facilities on the use of daily living aids and orthopedic devices.

2. Social insurance authorities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) In case submitted documents are invalid, within 03 working days, must have written responses with clear reasons attached with all submitted documents to proposers.

Chapter IV

ORGANIZING IMPLEMENTATION

Article 14. Principles for providing compensations and benefits for occupational accidents and diseases

Workers who participate in the compulsory social insurance and receive compensations and benefits for occupational accidents or diseases as prescribed in Section 2 Chapter III of the Law on Occupational Safety and Hygiene and Chapter II of this Circular shall also be considered for entitlement to the social insurance benefits for occupational accidents and occupational diseases specified in Section 3 Chapter III of the Law on Occupational Safety and Hygiene and Chapter III of this Circular.

Article 15. Responsibilities of employers

1. Regularly improve conditions for working and caring for workers’ health.

2. Fully provide benefits for workers suffering occupational accidents or diseases as prescribed by laws.

3. Cooperate with relevant authorities in handling compensation for damages according to the Civil Code from parties that cause occupational accidents or accidents on ways to or from workplaces (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 16. Responsibilities of the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs

1. Cooperate with relevant authorities in disseminating, guiding, organizing implementation and inspecting, supervising, handling violations, solving difficulties and presenting preliminary and final reviews of the implementation of this Circular in local areas.

2. Receive and store completely handled applications for compensations and benefits for occupational accidents or diseases from employers.

Article 17. Responsibilities of social insurance authorities

1. Vietnam Social Security shall provide guidance on the payment of insurance premiums for occupational accidents or occupational diseases; record and confirm the payment of insurance premiums to the compulsory occupational accident or occupational disease fund specified in social insurance books for workers who work under employment contracts with one or multiple employers as the basis for providing insurance benefits for occupational accidents or diseases as prescribed and implement this Circular.

2. Social insurance authorities affiliated to the Ministry of National Defense and the People's Public Security Forces shall be responsible for providing occupational accident or disease benefits for workers working for the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security as prescribed in this Circular.

Chapter V

IMPLEMENTATION CLAUSES

Article 18. Entry into force

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Circular No. 04/2015/TT-BLDTBXH dated February 02, 2015 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on guidelines for compensations, benefits and health costs of employers for their workers suffering from occupational accidents or diseases and Circular No. 26/2017/TT-BLDTBXH dated September 20, 2017 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs prescribing and guiding the implementation of compulsory occupational accident or disease insurance benefits are invalid from the day on which this Circular takes effect.

Difficulties that arise during the period of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for guidance./.

 

 

 

MINISTER




Dao Ngoc Dung

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2021 hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


118.923

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.78.119
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!