BỘ
LAO ĐỘNG-BỘ TÀI CHÍNH
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
19-TT-IP
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 10 năm 1956
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC BỔ SUNG VÀ SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỂM CỤ THỂ VỀ THÔNG TƯ
LIÊN BỘ SỐ 04 NGÀY 27 THÁNG 01 NĂM 1956 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG TRÊN CÁC CÔNG
TRƯỜNG
LIÊN BỘ LAO ĐỘNG – TÀI CHÍNH
Kính gửi:
Đồng kính gửi:
|
- Các Ủy ban Hành chính liên
khu, khu, thành, tỉnh.
- Các cơ quan Lao động, Tài chính các cấp
- Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam,
- Các Bộ và các ngành sử dụng công nhân và lao động
|
Ngày 27-01-1956, Liên bộ Lao động,
Tài chính, Giao thông Bưu điện, Thủy lợi Kiến trúc, Công nghiệp và Y tế đã ban
hành Thông tư số 4 về chế độ lao động trên các công trường. Nay Liên bộ xét tạm
thời cần phải bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể quy định trong Thông tư đó
để giảm bớt một phần khó khăn trước tình hình và yêu cầu thực tế trên các công
trường hiện nay.
Được sự đồng ý của Thủ tướng
Chính phủ và các Bộ đã ký Thông tư số 4, Liên bộ Lao động, Tài chính quy định một
số điểm bổ sung Thông tư số 4 như sau:
I. - LƯƠNG
A. – LAO ĐỘNG THƯỜNG:
- Bỏ hẳn hai mức lương 1.040đ và
1.080đ quy định trong Thông tư số 4.
- Kể từ ngày 01-10-1956, trên
các công trường có 3 mức lương cho lao động thường:
- 1.150đ một ngày hay 28.750đ một
tháng
- 1.250đ - 31.250đ -
- 1.350đ - 33.750đ -
- Mức lương 1.150đ áp dụng cho
những loại việc nhẹ, sử dụng sức lao động bình thường như ngồi đan sọt, rổ rá,
quét dọn lặt vặt….
- Mức lương 1.250đ áp dụng cho
những loại việc nặng hơn như lên rừng lấy bương nứa, đào đất, gánh gạch, ngồi đập
đá v.v…
- Mức lương 1.350đ áp dụng cho
những loại việc vất vả, nặng nhọc hơn nữa hay đòi hỏi ít nhiều kỹ thuật.
Các ngành sẽ căn cứ vào những mức
lương trên và các loại việc trên công trường mà xếp sắp công nhân, lao động cho
thích hợp.
- Tất cả các lực lượng lao động
như bộ đội phục viên, công nhân lao động miền Nam, Thanh niên xung phong, lao động
thành thị, Âu Phi (trừ dân công); nếu làm công tác có tính chất thời gian, đều
được xếp sắp theo khả năng lao động vào những việc nặng nhọc vất vả khác nhau để
hưởng những mức lương trên.
- Còn những người có nghề mà sử
dụng đúng nghề thì hưởng những mức lương thuê mượn thợ trong Thông tư số 4 và
Thông tư này.
- Những người đã được tuyển lựa
vào các đội chủ lực, các loại thợ chuyên nghiệp làm công tác thường xuyên, từ
công trường này qua công trường khác trong các ngành kiến trúc, cầu đường thì sẽ
được xếp bậc hưởng theo những mức lương của các thang lương của ngành đó.
- Ngoài ra có những công việc có
tính chất đặc biệt, cần mượn một số người chuyên môn trong một thời gian ngắn
như thuê thợ làm chủ công trường cầu, thì sẽ trả lương theo hợp đồng. Giá cả,
điều kiện làm việc, ăn, ở, bồi dưỡng ốm đau, v.v… sẽ thỏa thuận giữa công trường
và người làm công.
- Lao động thành thị: Sẽ chuyển
hết sang những mức lương quy định trên công trường. Khi xếp loại cần chiếu cố đến
số tiền lương cũ của anh chị em để khi hưởng lương mới không bị trụt lương.
- Bộ đội chuyển ngành: Thi hành
theo chính sách chung đối với bộ đội chuyển ngành. (Thông tư Liên bộ Nội vụ Tài
chính, Lao động số 17-TT-LB ngày 11-08-1956).
Bộ đội chuyển ngành hưởng lương
tháng theo những mức lương quy định trên.
- Miền Nam: Vẫn hưởng lương
tháng, làm việc nào hưởng mức lương của việc đó. Tránh tình trạng để anh chị em
miền Nam hưởng đồng loạt một mức lương.
- Thanh niên xung phong: Của các
đội do Trung ương tổ chức từ ngày kháng chiến còn tiếp tục làm công tác lao động
trên các công trường được hưởng lương tháng theo những mức lương quy định trên.
Còn những đội Thanh niên do các địa phương mới tổ chức và cũng gọi là Thanh
niên xung phong để phục vụ công trường thì cũng như số lao động khác hưởng
lương ngày, làm việc nào hưởng mức lương của việc đó.
- Âu Phi: Cũng được sắp xếp công
tác, làm việc nào hưởng mức lương của việc đó. Các khoản phụ cấp đặc biệt, phụ
cấp con vẫn được giữ nguyên như đã quy định trong Thông tư số 4.
- Cấp dưỡng, tiếp phẩm: Thông tư
số 4 quy định “Chỉ có một mức lương chung là 1.080đ một ngày”.
Nay xét cần phải chiếu cố đến
công tác cấp dưỡng vất vả, khó nhọc và để đãi ngộ đúng mức với khả năng, tinh
thần phục vụ của từng người, tránh tình trạng bình quân, nên anh chị em cấp dưỡng,
tiếp phẩm cũng được phân loại, sắp xếp vào 3 mức lương trên.
Mặt khác cũng cần quy định rõ giờ
giấc làm việc cho anh chị em để có thời giờ nghỉ ngơi, học tập. Anh chị em sẽ bố
trí luân phiên thay nhau nghỉ những ngày chủ nhật, ngày lễ chính thức, bỏ hẳn
tình trạng làm việc liên miên, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, không phục vụ được
lâu dài. Nếu trường hợp không được nghỉ thì làm thêm ngày nào, hưởng lương thêm
như ngày thường.
Các công trường phải tổ chức những
đội tiếp phẩm lấy trong tiêu chuẩn cấp dưỡng đã quy định trong Thông tư số 4.
Không được tính chi phí này vào thức ăn và vật dụng của anh em.
B. - THỢ:
Để chiếu cố đến những loại thợ
khan hiếm, chiếu cố đến tình hình giá cả thị trường, chiếu cố đến thời gian học
tập lâu ngày mới thành nghề và phải tự túc nhiều dụng cụ (như thợ mộc) nay quyết
định:
- Thợ mộc có 4 mức lương:
- 1.500đ một ngày
- 1.620đ -
- 1.800đ -
- 2.000đ -
- Thợ xẻ có 4 mức lương:
- 1.420đ một ngày
- 1.500đ -
- 1.620đ -
- 1.800đ -
Đối với vấn đề thuê mượn thợ cần
chú ý mấy điểm sau:
a) Để tránh tình trạng gây thêm
nhiều khó khăn trong việc vận động, thuê mượn thợ cho các công trình xây dựng,
để có một giá công tương đối thống nhất không bị hỗn loạn, quá chênh lệch giữa
ngành này với ngành khác, ảnh hưởng đến giá thành, để đảm bảo điều hòa phân phối
thật sát, đúng từng yêu cầu kế hoạch, các ngành nên chấm dứt ngay tình trạng tự
ý đi vận động và tự ý nâng giá công thợ không thông qua cơ quan Lao động.
- Trong việc vận động thuê mượn
thợ cần tranh thủ sự giúp đỡ, lãnh đạo của Ủy ban, các ngành, các giới như Liên
hiệp công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Nông hội địa phương. Các cơ quan, đoàn thể
địa phương sẽ tiến hành giải thích, giáo dục ý thức tham gia kiến thiết cho anh
em thợ. Do đó giá công không thể chạy theo giá quá cao, bất hợp lý ngoài thị
trường. Cần chiếu cố hai mặt, không để ảnh hưởng nhiều đến kinh phí mà cũng
không trả anh em một khoản tiền công quá thấp.
- Mặt khác cũng cần để anh em thấy
rõ là ở ngoài thị trường, tuy tiền công có cao đôi chút xong cũng chỉ nhất thời,
ngoài tiền công hết ngày lấy tiền công, không có quyền lợi gì khác. Trái lại
làm cho Chính phủ còn được bảo đảm, ngoài tiền công, những quyền lợi về tinh thần
và vật chất khác như báo chí, học tập, thuốc men, bồi dưỡng ốm đau, v.v…
b) Các ngành, các địa phương,
các công trường khi trả tiền công thợ sẽ tùy hoàn cảnh mà tính:
1. – Áp dụng những mức lương
trong Thông tư số 4 và Thông tư bổ sung này.
2. – Có thể tăng thêm 5%, 10%,
15%, hay tối đa 20% của từng mức lương đó.
- Việc tăng thêm lên bốn nấc 5%,
10%, 15%, hay 20% là một việc làm bất đắc dĩ, nhằm giải quyết nhu cầu cho kế hoạch,
giải quyết khó khăn trong việc vận động thuê mượn thợ. Khi áp dụng biện pháp
này phải cân nhắc, tính toán kỹ, phải căn cứ cụ thể vào tình hình đặc biệt của
từng địa phương, tùy từng yêu cầu kế hoạch, tùy từng loại thợ. Tránh tình trạng
áp dụng tràn lan. Nếu ở những vùng có phụ cấp khu vực mà sau khi tính tiền công
theo Thông tư cộng với phụ cấp khu vực đã giải đáp được tình hình giá cả thì nhất
thiết thôi, không tăng thêm bốn nấc phần trăm trên đây.
- Khi có hai, ba ngành sử dụng cần
một loại thợ giống nhau, làm công tác trên một địa bàn chung thì Ủy ban, cơ
quan Lao động, Liên hiệp công đoàn và những ngành sử dụng đó cần được họp bàn để
quy định thống nhất về giá công. Tránh tình trạng cùng là cơ quan Chính phủ mà
nơi trả công cao, nơi trả công hạ, anh em thợ sẽ nẩy tư tưởng suy bì, tỵ nạnh,
muốn bỏ cơ quan này chạy sang cơ quan kia làm để được tiền công cao hơn.
c) Cần khắc phục mọi khó khăn,
trở ngại để có thể giao khoán cho thợ ở công trường, lợi cho anh em lợi cho kế
hoạch. Nhưng tránh tình trạng khoán trắng, thiếu lãnh đạo chặt chẽ, làm thiệt hại
đến đời sống quần chúng mà tổn hại thêm ngân quỹ.
C. – CÁN BỘ HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ;
- Đối với cán bộ Hành chính, quản
trị, theo nhu cầu cần thiết sắp xếp vào biên chế và hưởng theo chế độ chung như
cán bộ, nhân viên trong ngành đó. Nếu vì công tác phải làm thêm giờ thì tính phụ
cấp làm thêm giờ theo tinh thần Thông tư Liên bộ Nội vụ, Lao động, Tài chính số
12-TT-LB ngày 05-07-1956 (nhưng chú ý không làm quá sức).
- Đối với công nhân viên lưu dụng
cũng tiến hành phân loại và sắp xếp. Nếu lương mới cao hơn thì hưởng lương mới.
Nếu lương mới kém thua lương cũ thì giữ nguyên lương.
II. - PHỤ CẤP
ỐM
Thông tư số 4 quy định: “Những
ngày không làm được vì mưa, bão, lụt, ốm đau, ngày chờ đợi do công trường chưa
chuẩn bị khởi công kịp thì được bảo đảm mức ăn hàng ngày là 630đ. Trường hợp ốm
đau, ngoài mức ăn hàng ngày bằng số tiền 630đ, nếu được y sĩ hay y tá xét định
ban chỉ huy công trường đồng ý thì sẽ được hưởng thêm tiền bồi dưỡng 150 hay
300đ một ngày”.
Nay quy định:
a) Ốm bệnh:
- Tất cả những người thợ, lao động
thường hưởng theo những mức lương ngày hay làm khoán (trừ những người hưởng
lương tháng) ốm trong 10 ngày đầu (kể cả ngày chủ nhật)
được hưởng cả lương (và phụ cấp khu vực nếu có) từ ngày thứ 11 trở đi mỗi ngày ốm
(kể cả ngày chủ nhật) được hưởng một khoản phụ cấp bằng 80% lương (và phụ cấp
khu vực nếu có).
- Ví dụ:
Một lao động thường làm việc ở
vùng có 20% phụ cấp khu vực, hưởng lương mỗi ngày làm việc là:
1.250đ +
|
(1.250đ x 20)
|
= 1.500đ.
|
100
|
Người đó ốm trong 30 ngày thì 10
ngày đầu (kể cả ngày chủ nhật) được hưởng cả lương, mỗi ngày 1.500đ.
Từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 30
(kể cả ngày chủ nhật) sẽ hưởng mỗi ngày một khoản phụ cấp ốm là:
(1.250đ x 80)
|
+
|
(1.250đ x 20)
|
= 1.250đ
|
100
|
100
|
- Nếu ốm nằm ở đơn vị hoặc phải
nằm ở trạm xá, bệnh xá, hay bệnh viện thì người thợ, người lao động sẽ lĩnh số
tiền phụ cấp đó mà thanh toán tiền ăn theo mức ăn bình thường hàng ngày do công
trường, trạm xá, bệnh xá hay bệnh viện quy định, còn thừa ra bao nhiêu là tiền
chi tiêu cho cá nhân.
- Ngoài số tiền phụ cấp quy định
trên, nếu xét cần thiết y sĩ, y tá quyết định sẽ được bồi dưỡng thêm một ngày
150đ hay 300đ (như đã quy định trong thông tư số 04). Nhưng nên áp dụng tiêu
chuẩn cho thích hợp với tình hình sinh hoạt của địa phương để có thể thiết thực
bồi dưỡng cho công nhân, lao động. Ở những nơi đắt đỏ, thì áp dụng tiêu chuẩn
300đ.
- Trong thời gian ốm, người bệnh
phải được bồi dưỡng kịp thời, sát với yêu cầu thực tế của người bệnh, không bó
hẹp trong phạm vi một số ngày nhất định hoặc bị lệ thuộc vào tỷ lệ 3% người ốm
miễn là bảo đảm bệnh nhân chóng lành mạnh để trở lại sản xuất.
- Trường hợp vì bệnh viện, bệnh
xá, trạm xá thiếu chỗ phải nằm ở đơn vị hay trường hợp những người có nhà gần
công trường (như ở các thành phố, thị xã…) được cấp giấy về nhà nằm thì cũng được
chăm sóc thuốc men và bồi dưỡng như khi nằm ở bệnh viện, bệnh xá, trạm xá.
- Những trường hợp ốm đau kinh
niên phải điều trị lâu ngày thì cứ theo chế độ trên đây, sau này sẽ quy định
thêm. (Trừ miền Nam và bộ đội phục viên đã có chính sách riêng).
a) Ốm do tai nạn lao động:
- Trong trường hợp cán bộ, công
nhân, lao động làm việc trên công trường bị thương tật hoặc bị chết vì tai nạn
lao động thì sẽ được bồi thường tai nạn quy định trong Thông tư số 4.
- Trường hợp bị thương không sản
xuất được, phải nằm ở đơn vị hay nằm ở trạm xá, bệnh xá, bệnh viện thì cán bộ,
công nhân, lao động và thợ đều được hưởng cả lương (và phụ cấp khu vực nếu có)
chứ không phải một khoản phụ cấp 80% lương như khi ốm bệnh.
- Trong thời gian điều trị ngoài
số tiền lương bản thân người bị nạn còn được chữa thuốc, bồi dưỡng như người ốm
bệnh. Trường hợp cần thiết, mức tiêu chuẩn thuốc và tiêu chuẩn bồi dưỡng có thể
hơn mức tiêu chuẩn của người ốm bệnh.
c) Tiêu chuẩn thuốc:
- Tiêu chuẩn thuốc cho đồng bằng
là 6.000đ một người và miền ngược 11.060đ một người (kể cả 3.000đ thuốc phòng)
trong một năm quy định trong Thông tư số 4 chỉ là tiêu chuẩn dự toán. Còn tùy
tình hình thực tế từng nơi, có thể chi tiêu về thuốc men hơn hoặc kém so với
tiêu chuẩn dự toán. Ty y tế và Tài chính địa phương, mỗi khi duyệt dự trù, cần
dựa vào yêu cầu thực tế từng công trường mà cấp cho đủ, không máy móc hễ thấy dự
trù quá dự toán là cắt.
- Việc cung cấp các loại thuốc
phải thật sát với nhu cầu từng nơi. Tránh tình trạng thứ thuốc dùng nhiều cấp
ít, thứ ít dùng lại cấp nhiều hoặc đem tiền mua nhiều thuốc quý, đắt tiền, ít
dùng, trong khi đó thiếu tiền mua các thứ thuốc thông thường, rẻ tiền mà cần rất
nhiều. Cần chú trọng nghiên cứu và cung cấp thuốc thích hợp với các bệnh của phụ
nữ.
- Cần tăng cường bồi dưỡng về
chuyên môn cho cán bộ y tế, cung cấp đủ số biên chế theo tinh thần Thông tư số
4 và phải sát, đúng yêu cầu thực tế từng công trường.
III. - VIỆC
TRẢ LƯƠNG TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tất cả cán bộ A, B, C, cấp dưỡng,
tiềp phẩm, lao động thường và thợ làm khoán hay hưởng lương ngày sẽ theo những
nguyên tắc dưới đây:
1. – Những ngày lễ chính thức
quy định trong Thông tư số 4, ngày chuyển từ nơi này qua nơi khác, ngày được
công trường cử đi học, đi dự hội nghị được hưởng cả lương.
2. – Nếu làm việc trong ngày lẽ
chính thức được hưởng lương gấp đôi. (Riêng những người hưởng lương tháng thì
thêm 1 phần 25 số tiền lương tháng).
3. – Nếu làm việc trong ngày chủ
nhật thì được hưởng lương như ngày thường. (Riêng người hưởng lương tháng thì
thêm 1 phần 25 số tiền lương tháng).
4. – Những ngày không làm vì
mưa, bão, lũt, ngày chờ đợi do công trường chưa chuẩn bị khởi công kịp thì được
hưởng một khoản phụ cấp bằng 80% lương (và phụ cấp khu vực nếu có) như những
ngày ốm.
5. – Trong những ngày mua nếu
làm việc được độ 4 tiếng trở lên cũng được hưởng cả lương. Trường hợp cụ thể
mưa nắng lẻ tẻ thất thường thì công trường sẽ quy định thêm trong nội quy.
6. – Khi huy động đi từ địa
phương đến công trường và khi xong việc trở về được cấp tiền tàu xe và mỗi ngày
đi đường được phụ cấp:
a) Lúc đi: 900đ (kẻ cả lao động
thường và thợ).
b) Lúc về: 80% lương (và phụ cấp
khu vực nếu có) kể cả lao động và thợ.
IV. – THAI SẢN
- Nếu có người chửa ở công trường
thì cố gắng bố trí công việc nhẹ, tránh những công việc phải trèo cao, với cao
hay cúi xuống nhiều.
- Chửa được 8 tháng phải cho về
gia đình để đẻ. (Trừ trường hợp đặc biệt như trường hợp hai vợ chồng cùng làm ở
công trường, nếu để người vợ về không có gia đình, bà con thân thích để nương tựa
thì sẽ tùy hoàn cảnh, ban chỉ huy công trường xét định, có thể tạm để người đó ở
lại công trường. Sau khi đẻ, công trường sẽ tìm biện pháp giải quyết thích hợp
điều kiện sản xuất của công trường).
- Mỗi người nghỉ đẻ (không phân
biệt thời gian phục vụ công trường lâu hay dài ngày) được phụ cấp 50 ngày lương
(và phụ cấp khu vực nếu có) và 15.000đ để bồi duỡng, chi tiêu trong khi đẻ.
- Được cấp thêm tiền tàu xe và
những ngày đi đường về nhà được hưởng mỗi ngày 80% lương (và phụ cấp khu vực nếu
có).
- Nếu xin thôi việc, ngoài phụ cấp
thai sản được trả thêm phụ cấp thôi việc nói ở mục VIII (cuối Thông tư).
Xẩy thai:
- Xẩy thai từ tháng thứ 7 trở
lên coi như đẻ non, sẽ được nghỉ công tác lao động và được phụ cấp 25 ngày
lương (và phụ cấp khu vực nếu có).
- Xẩy thai từ tháng thứ 6 trở xuống,
tùy theo y sĩ, y tá xét định sẽ được nghỉ công tác lao động từ 10 đến 15 ngày
hưởng cả lương (và phụ cấp khu vực nếu có).
- Trong trường hợp xẩy thai, nếu
bị yếu sẽ được nằm trạm xá, bệnh xá hay bệnh viện chữa bệnh và được bồi dưỡng
như những người ốm vì bệnh tật.
V. - PHỤ NỮ
THẤY KINH
- Trong những ngày thấy kinh
không để cho chị em phải làm việc nặng nhọc, phải trèo cao hoặc dầm mình dưới
nước. Chị em được làm những việc nhẹ và làm trên khô. Có thể làm tùy sức mình,
năng xuất có thể ít hơn, hoặc thời gian làm việc có thể ít hơn ngày thường,
nhưng vẫn được hưởng cả lương. Ví dụ: Bình thường một chị gánh một ngày 30 gánh
đất, mỗi gánh 20 cân, trong những ngày hành kinh có thể chỉ gánh một ngày 10
gánh, 15 gánh, mỗi gánh 10 cân hay 15 cân.
- Nếu người bị mệt, y sĩ, y tá
xét định có thể cho nghỉ hẳn công tác lao động coi như ốm, được hưởng phụ cấp ốm
đã quy định trên và được chữa thuốc, bồi dưỡng khi cần thiết.
- Đối với những loại bệnh vì
kinh nguyệt như tắt kinh lâu ngày, loạn kinh v.v… các ngành sử dụng cần nghiên
cứu, dần dần điều động số chị em có bệnh làm công tác đã quá lâu ngày trên miền
ngược về miền xuôi hoặc bố trí chuyển chị em sang công tác thích hợp.
VI. - NƯỚC UỐNG
- Tất cả công nhân, lao động, thợ,
làm lương tháng, lương ngày hay làm khoán đều được công trường cung cấp đủ nước
nóng uống trong khi làm công tác lao động trên công trường.
- Tùy hoàn cảnh, tùy phong tục tập
quán từng nơi có thể là nước vôi hay nước chè.
- Tiền chè và củi đoun sẽ do quỹ
công trường chịu không bắt anh chị em đóng góp.
VII. - NGHỈ
PHÉP
- Tất cả cán bộ, công nhân, lao
động, thợ không kể miền Nam hay miền Bắc, nếu đã làm việc trên các công trường
được trên 1 năm thì Ban chỉ huy công trường sẽ thu xếp cho anh chị em lần lượt
được về phép.
- Việc sắp xếp cho người đi phép
cần được bố trí chu đáo, để không ảnh hưởng đến kế hoạch của công trường và cần
chiếu cố trước tiên những người đi công trường đã lâu ngày, chiếu cố đến hoàn cảnh
và yêu cầu đặc biệt hay cấp bách của từng người.
- Thời gian nghỉ là 7 ngày không
kể ngày đi và ngày về. Được cấp tiền tàu xe đi và về và trong những ngày đi đường
(cả đi lẫn về) những ngày nghỉ ở gia đình được hưởng cả lương (và phụ cấp khu vực
nếu có). Riêng đối với những người hưởng lương tháng thì được cấp tiền tàu xe (đi
và về) và mỗi ngày đi đường (đi và về) được phụ cấp 1.200đ.
- Mỗi người đều cần thu xếp để
khi về phép kết hợp giải quyết việc gia đình mình như thăm viếng bà con, lấy vợ
lấy chồng v.v…
- Trường hợp đã được nghỉ phép rồi
nhưng lại có việc đặc biệt như cha, mẹ, vợ, con ốm yếu nặng hay chết v.v… lại cần
phải về thì sẽ do công trường xét định.
- Nghỉ lần thứ hai không được cấp
tiền tàu xe, và tiền phụ cấp như quy định trên. Trường hợp đặc biệt, nếu cần
giúp đỡ tiền tàu xe sẽ do Công đoàn xét và đề nghị, ban chỉ huy công trường đồng
ý.
VIII. - PHỤ CẤP
KHI CHO ANH CHỊ EM THỢ, CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG VỀ ĐỊA PHƯƠNG
(Kể cả lương ngày và làm khoán)
Trên các công trường hiện nay,
thường xuyên vẫn có những người vì sức yếu hoặc vì hết công tác, công trường phải
giải tán phải cho về địa phương.
Để anh chị em có điều kiện sinh
sống trong một thời gian tìm công ăn việc làm tại địa phương, ngoài tiền tàu xe
và tiền phụ cấp đi đường đã quy định trên, anh chị em còn được hưởng một khoản
trợ cấp như sau:
a) Phục vụ cho công trường được
06 tháng trở lên khi về được trợ cấp 15 ngày lương (và phụ cấp khu vực nếu có).
b) Phục vụ cho công trường được
một năm trở lên khi về được trợ cấp 30 ngày lương (và phụ cấp khu vực nếu có).
c) Phục vụ cho công trường được
18 tháng trở lên khi về được trợ cấp 60 ngày lương (và phụ cấp khu vực nếu có).
- Nếu anh chị em chuyển liên tiếp
từ công trường này sang công trường khác thì thời gian lấy để tính phụ cấp là
thời gian phục vụ liên tiếp trên các công trường không phân biệt công trường
thuộc Bộ nào, ngành nào.
- Những người cố tình, tuy xin về
không được sự đồng ý của ban chỉ huy công trường sẽ không được trợ cấp theo những
mức quy định trên.
- Khi ra về, ngoài số tiền trợ cấp
mỗi người còn được công trường cấp giấy chứng nhận thành tích phục vụ và giới
thiệu với Ủy ban và cơ quan Lao động địa phương để anh chị em được chiếu cố, ưu
tiên trong trường hợp ốm đau được chữa bệnh hay xếp sắp công ăn việc làm tại địa
phương.
Rồi đây sẽ nghiên cứu lại toàn bộ
chế độ công trường cho thích hợp hơn, nay cần bổ sung tạm thời một số vấn đề khẩn
thiết để làm giảm nhẹ khó khăn cho anh chị em. Do đó các ngành cần nghiên cứu lại
Thông tư số 4 và Thông tư này, triệt để chấp hành những vấn đề đã quy định.
Đây là những cố gắng mới của Đảng
và Chính phủ trong lúc trước mắt có nhiều khó khăn. Cần làm cho anh chị em
thông cảm để vượt qua khó khăn chung.
Mặt khác, chúng ta còn phải giải
quyết thật tích cực và chu đáo các vấn đề bảo hộ lao động, đề phòng tai nạn lao
động, vấn đề tiếp phẩm, thuốc chữa bệnh, bồi dưỡng người ốm thật kịp thời, cải
tiến điều kiện ăn, ở, làm việc, nghỉ ngơi, động viên văn nghệ làm cho mọi người
trên công trường thấy rõ được sự chăm sóc của Đảng và Chính phủ mà an tâm phục
vụ, phấn khởi đẩy mạnh năng suất để đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế
hoạch Nhà nước.
Các Ủy ban Hành chính, các cơ
quan Lao động, Tài chính, các cơ quan có công trường các cấp phải tích cực thi
hành đúng Thông tư này và thường xuyên báo cáo kết quả cho Bộ Lao động và các Bộ
sở quan.
Những điểm khác quy định trong
Thông tư số 4 nếu không được bản Thông tư này sửa đổi thì vẫn còn hiệu lực thi
hành.
K.T.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Văn Bính
|
BỘ
TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG
Nguyễn Văn Tạo
|