BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 19/2009/TT-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2009
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ NHÓM NGHỀ SẢN
XUẤT VÀ CHẾ BIẾN
Căn
cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 09 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung
trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và đề nghị của Tổng cục Dạy
nghề về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình
khung trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Công nghệ Dệt; Chế biến dầu thực
vật; Chế biến thực phẩm; Sản xuất rượu bia; Chế biến và bảo quản thủy sản;
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chương trình khung trình độ trung
cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề đối với các nghề trên như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng:
Thông
tư này quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và chương trình
khung trình độ cao đẳng nghề để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề,
trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp
chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) công lập và tư thục có đăng
ký hoạt động dạy nghề các nghề được quy định tại Thông tư này;
Chương
trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề quy định tại
Thông tư này không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư
nước ngoài.
Điều 2. Chương trình khung quy định tại Thông tư này
bao gồm:
1.
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao
đẳng nghề cho nghề “Công nghệ Dệt” (Phụ lục 1);
2.
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao
đẳng nghề cho nghề “Chế biến dầu thực vật” (Phụ lục 2);
3.
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao
đẳng nghề cho nghề “Chế biến thực phẩm” (Phụ lục 3).
4.
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao
đẳng nghề cho nghề “Sản xuất rượu bia” (Phụ lục 4).
5.
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao
đẳng nghề cho nghề “Chế biến và bảo quản thủy sản” (Phụ lục 5).
Điều 3. Trách nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề:
Căn
cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường
trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên
nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư
này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.
Điều 4. Điều khoản thi hành:
1.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký;
2.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội
và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy
nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường
cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề trình
độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề cho các nghề được quy định tại
Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
- Công báo Website Chính phủ (2b)
- Lưu: Vụ Pháp chế, VP, TCDN (20b)
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đàm Hữu Đắc
|
PHỤ LỤC 1:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ
“CÔNG NGHỆ DỆT”
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 19 /2009 / TT- BLĐTBXH ngày 15/6/2009 của Bộ
trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội)
PHỤ LỤC 1A:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Tên
nghề: Công nghệ Dệt
Mã
nghề: 40540402
Trình
độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối
tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung
học phổ thông và tương đương;
(Tốt
nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo);
Số
lượng môn học, mô đun đào tạo: 29
Bằng
cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt
nghiệp Trung cấp nghề,
I.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
-
Kiến thức:
+
Biết được cấu tạo, tính chất của các nguyên liệu tạo ra vải;
+
Biết sơ lược về quy trình công nghệ kéo sợi, công nghệ nhuộm hoàn tất;
+
Biết được cấu tạo và phương pháp biểu diễn các tổ chức vải thông dụng;
+
Biết cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị trong dây chuyền sản xuất vải dệt
thoi và dệt kim;
+
Biết phương pháp và quy trình công nghệ gia công bán sản phẩm và sản phẩm trên
dây chuyền sản xuất vải dệt thoi và dệt kim;
+
Biết phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm;
+
Đọc hiểu được tài liệu kỹ thuật thông dụng nghề dệt bằng tiếng Anh.
-
Kỹ năng:
+
Lựa chọn vật liệu, bán thành phẩm để thực hiện các công đoạn trong quy trình
công nghệ dệt;
+
Đọc hiểu và trình bày được các bản vẽ về cấu trúc của các kiểu dệt vải dệt thoi
và dệt kim;
+
Vận hành an toàn, đúng quy trình kỹ thuật các thiết bị gia công trên dây chuyền
công nghệ dệt;
+
Thực hiện thành thạo các thao tác trên dây chuyền công nghệ dệt thoi và dệt kim
đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm;
+
Phát hiện và xử lý sự cố sai hỏng trong quá trình sản xuất;
+
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công việc của người công nhân công nghệ có trình
độ thấp hơn;
+
Thực hiện an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
2.
Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
-
Chính trị, đạo đức:
+
Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng và kinh tế của Đảng, về Hiến pháp và
Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của
người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sống và làm việc theo
Hiến pháp và Pháp luật;
+
Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao
động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống
văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;
+
Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
-
Thể chất, quốc phòng: Rèn luyện thân thể bảo đảm sức khoẻ học tập và công tác
khi ra trường, phù hợp với lao động nghề nghiệp. Có kiến thức và kỹ năng về
quân sự phổ thông để thực hiện nghĩa vụ quốc phòng toàn dân.
3.
Cơ hội việc làm:
-
Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây
chuyền công nghệ dệt của các cơ sở sản xuất ngành dệt trong nước hoặc xuất khẩu
lao động sang các nước khác;
-
Đảm nhiệm một số công việc kỹ thuật như: kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm,
gia công sản xuất trên dây chuyền công nghệ dệt kim, dệt thoi và một số dây
chuyền công nghệ sản xuất vải đặc biệt.
II.
THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1.
Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
-
Thời gian đào tạo khoá học: 02 năm
-
Thời gian học tập: 90 tuần
-
Thời gian thực học tối thiểu: 2630 giờ
-
Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô-đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ (Trong đó
thi tốt nghiệp: 30 giờ)
2.
Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
-
Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
-
Thời gian học các môn học, mô-đun đào tạo nghề: 2420giờ
+
Thời gian học bắt buộc: 1875 giờ; Thời gian học tự chọn: 545 giờ
+
Thời gian học lý thuyết: 578 giờ; Thời gian học thực hành:1842 giờ
-
Thời gian đào tạo các môn học/mô đun tự chọn chiếm 22,5% tổng thời gian học tập
các môn học đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm 76,1% và lý thuyết chiếm
23,9%.
3.
Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp
Trung học cơ sở:1200 giờ
(Danh
mục các môn văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục
trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo
logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng
chuyên môn nghề có hiệu quả)
III.
DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀPHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
I
|
Các môn học chung
|
210
|
106
|
87
|
17
|
MH01
|
Chính
trị
|
30
|
22
|
6
|
2
|
MH02
|
Pháp
luật
|
15
|
15
|
10
|
4
|
MH03
|
Giáo
dục thể chất
|
30
|
3
|
24
|
3
|
MH04
|
Giáo
dục quốc phòng - An ninh
|
45
|
28
|
13
|
4
|
MH05
|
Tin
học
|
30
|
13
|
15
|
2
|
MH06
|
Anh
văn
|
60
|
30
|
25
|
5
|
II
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
|
1875
|
415
|
1337
|
123
|
II.1
|
Các
môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
|
380
|
256
|
91
|
23
|
MH07
|
Vẽ
kỹ thuật
|
30
|
12
|
16
|
2
|
MH08
|
Cơ
học ứng dụng
|
45
|
29
|
14
|
2
|
MH09
|
Kỹ
thuật điện
|
60
|
30
|
26
|
4
|
MH10
|
An
toàn lao động và môi trường
|
30
|
22
|
6
|
2
|
MH11
|
Vật
liệu dệt
|
45
|
31
|
11
|
3
|
MH12
|
Cấu
trúc vải
|
50
|
38
|
10
|
2
|
MH13
|
Đại
cương công nghệ sợi - dệt - nhuộm
|
120
|
104
|
8
|
8
|
II.2
|
Các
môn học, mô đun chuyên môn nghề
|
1495
|
159
|
1246
|
103
|
MH14
|
Anh
văn chuyên ngành
|
45
|
16
|
27
|
2
|
MH15
|
Kiểm
tra chất lượng sản phẩm
|
30
|
21
|
7
|
2
|
MĐ16
|
Công
nghệ mắc sợi
|
100
|
10
|
84
|
6
|
MĐ17
|
Công
nghệ hồ, dồn sợi dọc
|
105
|
14
|
83
|
8
|
MĐ18
|
Công
nghệ luồn, nối tiếp sợi dọc
|
75
|
12
|
55
|
8
|
MĐ19
|
Công
nghệ dệt vải dệt thoi
|
190
|
13
|
169
|
8
|
MĐ20
|
Công
nghệ dệt vải dệt kim đan ngang
|
180
|
35
|
128
|
17
|
MĐ21
|
Công
nghệ dệt vải dệt kim đan dọc
|
180
|
28
|
137
|
15
|
MH22
|
Thực
tập sản xuất
|
440
|
0
|
416
|
24
|
MH23
|
Thực
tập tốt nghiệp
|
150
|
0
|
140
|
10
|
Tổng cộng
|
2085
|
514
|
1437
|
134
|
IV.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:
(Nội
dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỂ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:
1.
Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời
gian, phân bổ thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
-
Môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo
những
kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể
hoặc tính đặc thù của vùng miền của từng địa phương.
-
Ngoài các môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3, các Trường/Cơ
sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học/mô đun đào tạo nghề tự
chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng
cho Trường/Cơ sở của mình.
-
Việc xác định các môn học/mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
+
Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+
Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương hoặc của từng
doanh nghiệp cụ thể;
+
Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định;
+
Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo qui định.
1.1.
Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
MĐ24
|
Công
nghệ dệt vải Jacquard
|
110
|
20
|
78
|
12
|
MĐ25
|
Công
nghệ dệt vải khổ hẹp
|
90
|
21
|
56
|
13
|
MĐ26
|
Công
nghệ dệt tất
|
90
|
22
|
62
|
6
|
MĐ27
|
Công
nghệ sản xuất vải nổi vòng
|
180
|
15
|
145
|
20
|
MH28
|
Marketing
|
45
|
37
|
5
|
3
|
MH29
|
Văn
hoá doanh nghiệp
|
30
|
15
|
12
|
3
|
|
Tổng cộng
|
545
|
130
|
358
|
57
|
1.2.
Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
-
Đối với mô đun:
Chương
trình chi tiết của mỗi mô đun đào tạo nghề cần đảm bảo hai nội dung chính: nội
dung về kiến thức và nội dung về kỹ năng. Căn cứ để xây dựng chương trình chi
tiết các mô đun đào tạo nghề tự chọn là:
+
Mỗi một đề mục trong nội dung mô đun ở Đề cương chi tiết chương trình mô đun
đào tạo nghề tự chọn là một công việc đã được phân tích ở Phiếu phân tích công
việc. Khi xây dựng chương trình chi tiết của mô đun thông thường xây dựng mỗi
đề mục này thành một bài học tích hợp lý thuyết và thực hành. Như vậy số bài
học trong một mô đun sẽ bằng số công việc đã được phân tích ở phiếu phân tích
công việc của nhiệm vụ đó;
+
Tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng công việc trong: “Tiêu chuẩn kỹ năng
nghề” chính là những yêu cầu cụ thể để xây dựng nội dung chương trình chi tiết
của mỗi bài học trong mô đun tương ứng;
+
Điều kiện thực hiện công việc trong mỗi bài học của mô đun là điều kiện thực
hiện công việc của nhiệm vụ tương ứng trong: “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề”;
+
Các bước công việc trong một công việc ở từng bài học của mỗi mô đun được căn
cứ vào các bước của công việc trong phiếu phân tích công việc.
-
Đối với môn học: Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết
chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó,
cụ thể như sau:
+
Mục tiêu môn học;
+
Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học;
+
Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định;
+
Hướng dẫn thực hiện chương trình.
2.
Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Chính
trị
|
-
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm
|
-
Không quá 120 phút
|
2
|
Văn
hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS
|
-
Viết, trắc nghiệm
|
-
Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo
|
3
|
*
Kiến thức, kỹ năng nghề:
-
Lý thuyết nghề
-
Thực hành nghề
|
-
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm
-
Thực hành
|
-
Không quá 120 phút
-
Không quá 24 giờ
|
*
Mô đun tốt nghiệp
|
-
Tích hợp giữa lý thuyết và thực hành
|
-
Không quá 24 giờ
|
-
Nội dung thi:
*
Phần thi lý thuyết:
-
Các kiến thức lý thuyết cốt lõi của chương trình đào tạo nghề.
-
Đánh giá: Điểm lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10, điểm cách biệt là
một đơn vị. Mẫu phiếu đánh giá theo quy định của Tổng cục Dạy nghề.
*
Phần thi thực hành:
-
Nội dung thi: Những kỹ năng cốt lõi trong chương trình các mô đun đào tạo nghề;
-
Thời gian thi: Thời gian của phần thi thực hành được thực hiện trong thời gian
quy định theo công việc cụ thể được giao nhưng không quá 24 giờ.
-
Đánh giá: Đánh giá kết quả theo bảng kiểm tra và thang đánh giá theo sản phẩm
về 4 tiêu chí: Quy trình; Sản phẩm; An toàn; Thái độ;
Mẫu
phiếu đánh giá theo quy định của Tổng cục Dạy nghề;
Quy
trình và phương pháp biên soạn ngân hàng câu hỏi lý thuyết và bài thi thực hành
nghề xem hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề, kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng
chứng chỉ.
3.
Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa
(được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn
diện:
Nội dung
|
Thời gian
|
1.
Thể dục, thể thao
|
-
5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
|
2.
Văn hoá, văn nghệ:
-
Qua các phương tiện thông tin đại chúng
-
Sinh hoạt tập thể
|
-
Ngoài giờ học hàng ngày
-
19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
|
3.
Hoạt động thư viện
-
Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
|
-
Tất cả các ngày làm việc trong tuần
|
4.
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể
|
-
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ
bảy, chủ nhật
|
5.
Thăm quan, dã ngoại
|
Mỗi
học kỳ 1 lần
|
4.
Các chú ý khác:
-
Đào tạo nghề Công nghệ Dệt đòi hỏi phải có cơ sở vật chất rất lớn, đa dạng
chủng loại thiết bị. Trong khi đó các dây chuyền thiết bị nghề dệt, vật tư
nguyên liệu có giá thành rất cao, đây là khó khăn lớn cho các cơ sở đào tạo. Vì
vậy để thực hiện tốt chương trình đào tạo này các trường phải có sự phối hợp
chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
PHỤ LỤC1B:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
Tên
nghề: Công nghệ Dệt
Mã
nghề: 50540202
Trình
độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối
tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung
học phổ thông và tương đương;
Số
lượng môn học, mô đun đào tạo: 39
Bằng
cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt
nghiệp Cao đẳng nghề,
I.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
-
Kiến thức:
+
Hiểu được cấu tạo, tính chất của các nguyên liệu tạo ra vải;
+
Biết phương pháp thiết kế mặt hàng vải dệt thoi, dệt kim dựa trên cơ sở phân
tích mẫu vải hoặc yêu cầu của khách hàng;
+
Biết sơ lược về quy trình công nghệ kéo sợi, công nghệ nhuộm hoàn tất;
+
Hiểu được cấu tạo, nguyên lý vận hành thiết bị trong dây chuyền sản xuất vải
dệt thoi và dệt kim;
+
Biết phương pháp thiết kế công nghệ trên từng thiết bị của dây chuyền công nghệ
sản xuất vải dệt thoi, dệt kim;
+
Biết phương pháp xây dựng định mức năng suất lao động, thiết bị và thiết kế dây
chuyền sản xuất vải;
+
Hiểu được phương pháp xây dựng chỉ tiêu và kiểm tra đánh giá chất lượng sản
phẩm;
+
Đọc hiểu được tài liệu kỹ thuật nghề dệt bằng tiếng Anh.
-
Kỹ năng:
+
Thiết kế được mặt hàng vải dệt thoi, dệt kim dựa trên cơ sở phân tích mẫu vải
hoặc đơn đặt hàng của khách hàng;
+
Lựa chọn vật liệu, bán thành phẩm để thực hiện các công đoạn gia công trong quy
trình công nghệ dệt;
+
Thiết kế đơn công nghệ gia công các mặt hàng trên từng thiết bị của dây chuyền
sản xuất vải dệt thoi, vải dệt kim;
+
Xây dựng chỉ tiêu và kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm;
+
Xây dựng định mức năng suất lao động, thiết bị và thiết kế dây chuyền sản xuất
hợp lý trên cơ sở điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị của doanh nghiệp;
+
Thực hiện thành thạo các thao tác công nghệ trên dây chuyền sản xuất các mặt
hàng vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt thông thường và một số loại vải
đặc biệt đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm;
+
Thực hiện an toàn vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
+
Quản lý, giám sát và xử lý sự cố trong quá trình sản xuất trên dây chuyền công
nghệ dệt;
+
Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.
2.
Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
-
Chính trị, đạo đức:
+
Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng và kinh tế của Đảng, về Hiến pháp và
Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của
người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sống và làm việc theo
hiến pháp và pháp luật;
+
Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao
động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống
văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;
+
Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
-
Thể chất, quốc phòng: Rèn luyện thân thể bảo đảm sức khoẻ học tập và công tác khi
ra trường, phù hợp với lao động nghề nghiệp. Có kiến thức và kỹ năng về quân sự
phổ thông để thực hiện nghĩa vụ quốc phòng toàn dân.
3.
Cơ hội việc làm:
-
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây
chuyền công nghệ dệt của các cơ sở sản xuất ngành dệt trong nước hoặc xuất khẩu
lao động sang các nước khác;
-
Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật thiết kế mẫu vải, kỹ thuật chuyền, kỹ
thuật xây dựng định mức, kỹ thuật thiết kế công nghệ sản xuất, nhân viên kỹ
thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền, gia công các mặt hàng vải
dệt thoi, vải dệt kim thông thường và một số loại vải đặc biệt;
-
Tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất nghề dệt với quy mô vừa và nhỏ.
II.
THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1.
Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
-
Thời gian đào tạo khoá học: 03 năm
-
Thời gian học tập: 131 tuần
-
Thời gian thực học tối thiểu: 3990 giờ
-
Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó
thi tốt nghiệp: 30 giờ)
2.
Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
-
Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ
-
Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3540 giờ
+
Thời gian học bắt buộc: 2705 giờ; Thời gian học tự chọn: 835 giờ
+
Thời gian học lý thuyết: 932 giờ; Thời gian học thực hành: 2608 giờ
-
Thời gian đào tạo các môn học/mô đun tự chọn chiếm 23,6% tổng thời gian học tập
các môn học đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm 73,7% và lý thuyết từ 26,3%
tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề.
III.
DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
I
|
Các môn học chung
|
450
|
220
|
200
|
30
|
MH01
|
Chính
trị
|
90
|
60
|
24
|
6
|
MH02
|
Pháp
luật
|
30
|
21
|
7
|
2
|
MH03
|
Giáo
dục thể chất
|
60
|
4
|
52
|
4
|
MH04
|
Giáo
dục quốc phòng - An ninh
|
75
|
58
|
13
|
4
|
MH05
|
Tin
học
|
75
|
17
|
54
|
4
|
MH06
|
Anh
văn
|
120
|
60
|
50
|
10
|
II
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
|
2705
|
686
|
1813
|
206
|
II.1
|
Các
môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
|
510
|
340
|
141
|
29
|
MH07
|
Vẽ
kỹ thuật
|
45
|
21
|
22
|
2
|
MH08
|
Cơ
học ứng dụng
|
45
|
29
|
14
|
2
|
MH09
|
Toán
ứng dụng
|
60
|
25
|
32
|
3
|
MH10
|
Kỹ
thuật điện
|
60
|
30
|
26
|
4
|
MH11
|
An
toàn lao động và môi trường
|
30
|
22
|
6
|
2
|
MH12
|
Vật
liệu dệt
|
70
|
49
|
17
|
4
|
MH13
|
Cấu
trúc vải
|
80
|
60
|
16
|
4
|
MH14
|
Đại
cương Công nghệ sợi - dệt - nhuộm
|
120
|
104
|
8
|
8
|
II.2
|
Các
môn học, mô đun chuyên môn nghề
|
2195
|
345
|
1672
|
178
|
MH15
|
Anh
văn chuyên ngành
|
60
|
22
|
35
|
3
|
MH16
|
Quản
trị doanh nghiệp
|
45
|
42
|
|
3
|
MH17
|
Kiểm
tra chất lượng sản phẩm
|
45
|
34
|
8
|
3
|
MH18
|
Tổ
chức lao động và định mức kỹ thuật
|
45
|
35
|
8
|
2
|
MH19
|
Thiết
kế dây chuyền sản xuất
|
60
|
20
|
36
|
4
|
MĐ20
|
Thiết
kế mẫu vải
|
75
|
15
|
55
|
5
|
MĐ21
|
Công
nghệ mắc sợi
|
120
|
14
|
98
|
8
|
MĐ22
|
Công
nghệ hồ, dồn sợi dọc
|
140
|
20
|
110
|
10
|
MĐ23
|
Công
nghệ luồn, nối tiếp sợi dọc
|
90
|
14
|
66
|
10
|
MĐ24
|
Công
nghệ dệt vải dệt thoi
|
220
|
17
|
183
|
20
|
MĐ25
|
Công
nghệ dệt kim đan ngang
|
220
|
45
|
156
|
19
|
MĐ26
|
Công
nghệ dệt kim đan dọc
|
220
|
38
|
164
|
18
|
MĐ27
|
Thiết
kế công nghệ sản xuất dệt vải dệt thoi
|
90
|
20
|
60
|
10
|
MĐ28
|
Thiết
kế công nghệ sản xuất vải dệt kim
|
45
|
9
|
33
|
3
|
MH29
|
Thực
tập sản xuất
|
540
|
|
496
|
44
|
MH30
|
Thực
tập tốt nghiệp
|
180
|
|
164
|
16
|
Tổng cộng
|
3155
|
883
|
2038
|
234
|
IV.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:
(Nội
dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
V.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO DẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:
1.
Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời
gian, phân bổ thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
-
Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo
những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ
thể hoặc tính đặc thù của vùng miền, của từng địa phương;
-
Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Trường/Cơ
sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự
chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng
cho Trường/Cơ sở dạy nghề của mình.
-
Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
+
Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+
Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương hoặc của từng
doanh nghiệp cụ thể;
+
Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định;
+
Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo qui định.
1.1.
Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô đun tự chọn
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
MĐ31
|
Công
nghệ dệt vải Jacquard
|
160
|
28
|
116
|
16
|
MĐ32
|
Công
nghệ dệt vải khổ hẹp
|
90
|
21
|
56
|
13
|
MĐ33
|
Thiết
kế vải trên máy vi tính
|
60
|
12
|
42
|
6
|
MĐ 34
|
Công
nghệ dệt tất
|
90
|
22
|
62
|
6
|
MĐ35
|
Công
nghệ sản xuất vải không dệt
|
150
|
17
|
121
|
12
|
MĐ36
|
Công
nghệ dệt vải nổi vòng
|
180
|
15
|
145
|
20
|
MĐ37
|
Marketing
|
45
|
37
|
5
|
3
|
MH38
|
Quản
trị dự án
|
30
|
28
|
|
2
|
MH39
|
Văn
hoá doanh nghiệp
|
30
|
15
|
12
|
3
|
Tổng cộng
|
835
|
195
|
559
|
81
|
1.2.
Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
-
Đối với mô đun:
Chương
trình chi tiết của mỗi mô đun đào tạo nghề cần đảm bảo hai nội dung chính: nội
dung về kiến thức và nội dung về kỹ năng. Căn cứ để xây dựng chương trình chi
tiết các mô đun đào tạo nghề tự chọn là:
+
Mỗi một đề mục trong nội dung mô đun ở Đề cương chi tiết chương trình mô đun
đào tạo nghề tự chọn là một công việc đã được phân tích ở Phiếu phân tích công
việc. Khi xây dựng chương trình chi tiết của mô đun thông thường xây dựng mỗi
đề mục này thành một bài học tích hợp lý thuyết và thực hành. Như vậy số bài
học trong một mô đun sẽ bằng số công việc đã được phân tích ở phiếu phân tích
công việc của nhiệm vụ đó;
+
Tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng công việc trong: “Tiêu chuẩn kỹ năng
nghề” chính là những yêu cầu cụ thể để xây dựng nội dung chương trình chi tiết
của mỗi bài học trong mô đun tương ứng;
+
Điều kiện thực hiện công việc trong mỗi bài học của mô đun là điều kiện thực
hiện công việc của nhiệm vụ tương ứng trong: “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề”;
+
Các bước công việc trong một công việc ở từng bài học của mỗi mô đun
được
căn cứ vào các bước của công việc trong phiếu phân tích công việc.
-
Đối với môn học: cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết
chương
trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể
như sau:
+
Mục tiêu môn học;
+
Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học;
+
Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định;
+
Hướng dẫn thực hiện chương trình.
2.
Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Chính
trị
|
-
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm
|
-
Không quá 120 phút
|
2
|
Kiến
thức, kỹ năng nghề:
-
Lý thuyết nghề
-
Thực hành nghề
|
-
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm
-
Thực hành
|
-
Không quá 180 phút
-
Không quá 24h
|
Mô
đun tốt nghiệp
|
-
Tích hợp giữa lý thuyết và thực hành
|
-
Không quá 24h
|
*
Phần thi lý thuyết:
-
Nội dung thi: Các kiến thức lý thuyết cốt lõi của chương trình đào tạo nghề.
-
Đánh giá: Điểm lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10, điểm cách biệt là
một
đơn vị.
Mẫu
phiếu đánh giá theo quy định của Tổng cục dạy nghề.
*
Phần thi thực hành:
-
Nội dung thi: Những kỹ năng cốt lõi trong chương trình các mô đun đào tạo nghề;
-
Thời gian thi: Thời gian của phần thi thực hành được thực hiện trong thời gian
quy định theo công việc cụ thể được giao nhưng không quá 24 giờ;
-
Đánh giá: Đánh giá kết quả theo bài kiểm tra và thang đánh giá theo sản phẩm về
4 tiêu chí: Quy trình; Sản phẩm; An toàn; Thái độ;
Mẫu
phiếu đánh giá theo quy định của Tổng cục Dạy nghề;
Quy
trình và phương pháp biên soạn ngân hàng câu hỏi lý thuyết và bài thi thực hành
nghề xem hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề, kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng
chứng chỉ.
3.
Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa
(được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn
diện:
Nội dung
|
Thời gian
|
1.
Thể dục, thể thao
|
5
giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
|
2.
Văn hoá, văn nghệ
-
Qua các phương tiện thông tin đại chúng
-
Sinh hoạt tập thể
|
-
Ngoài giờ học hàng ngày
-
19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
|
3.
Hoạt động thư viện
Ngoài
giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
|
Tất
cả các ngày làm việc trong tuần
|
4.
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể
|
Đoàn
thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7,
chủ nhật
|
5.
Thăm quan, dã ngoại
|
Mỗi
học kỳ 1 lần
|
4.
Các chú ý khác:
-
Đào tạo nghề Công nghệ Dệt đòi hỏi phải có cơ sở vật chất rất lớn, đa dạng
chủng loại thiết bị. Trong khi đó các dây chuyền thiết bị nghề dệt, vật tư
nguyên liệu có giá thành rất cao đây là khó khăn lớn cho các cơ sở đào tạo. Vì
vậy để thực hiện tốt chương trình đào tạo này các trường phải có sự phối hợp
chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
PHỤ LỤC 2:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ
“CHẾ BIẾN DẦU THỰC VẬT”
(Ban hành kèm theo Thông tư số:19 /2009/TT- BLĐTBXH ngày 15 /6 /2009 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
PHỤ LỤC 2A:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Tên
nghề: Chế biến dầu thực vật
Mã
nghề: 40540102
Trình
độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối
tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung
học phổ thông và tương đương;
(Tốt
nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo);
Số
lượng môn học, mô đun đào tạo: 31
Bằng
cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt
nghiệp Trung cấp nghề,
I.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương
trình đào tạo trình độ trung cấp nghề Chế biến dầu thực vật nhằm đào tạo nguồn
nhân lực làm việc trong lĩnh vực Chế biến dầu thực vật. Hoàn thành khoá học
người học có khả năng:
1.
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp :
-
Kiến thức:
+
Mô tả được cấu tạo, tính chất sinh hóa của một số nguyên liệu hạt có dầu đặc
trưng ở Việt Nam;
+
Mô tả được cấu tạo, thành phần cơ bản và một số phản ứng hóa học đặc trưng của
dầu thực vật;
+
Mô tả được cấu tạo và hoạt động của một số thiết bị chính trong công nghiệp chế
biến dầu thực vật;
+
Trình bày được nguyên lý của các quá trình cơ bản trong Chế biến dầu thực vật;
+
Trình bày được nội dung công việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng sản
phẩm dầu thực vật;
+
Đề ra được các giải pháp xử lý các tình huống có thể xảy ra trong quá trình
thực hiện các công việc của nghề trong phạm vi chuyên môn được đào tạo.
-
Kỹ năng:
+
Vận hành và sử dụng thành thạo các loại thiết bị chế biến dầu thực vật chủ yếu
(bơm dầu, máy tách tạp chất, máy tách vỏ, máy nghiền, máy ép, thiết bị thủy
hóa, trung hòa, rửa sấy, tẩy mầu, khử mùi);
+
Đánh giá được chất lượng các loại dầu thực vật trong từng công đoạn sản xuất
bằng phương pháp cảm quan, vật lý và hóa học;
+
Thực hiện được công việc ở các công đoạn của quy trình sản xuất dầu thực vật và
phụ phẩm sau dầu;
+
Thực hiện được các công việc phân tích và xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật và
chất lượng ở các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất dầu thực vật;
+
Kiểm tra và giám sát chuyên môn đối với công nhân bán lành nghề hoặc công nhân
lành nghề khác có trình độ thấp hơn;
+
Làm việc độc lập, phối hợp với đồng nghiệp trong phân xưởng, ca sản xuất và tổ
sản xuất.
2.
Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
-
Chính trị, đạo đức:
+
Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+
Có hiểu biết nhất định về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu,
định hướng phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, công nghiệp hoá
hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn;
+
Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với sự nghiệp cách mạng của
Đảng và lợi ích của đất nước;
+
Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;
+
Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, chịu trách nhiệm cá
nhân
đối với nhiệm vụ được giao;
+
Luôn phấn đấu để góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm dầu thực vật Việt
Nam;
+
Có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất;
+
Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.
-
Thể chất, quốc phòng:
+
Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+
Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản ở một số môn thể
dục thể thao như: Thể dục, Điền kinh, Bóng chuyền;
+
Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;
+
Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến
sỹ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;
+
Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện
nghĩa
vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
3.
Cơ hội việc làm:
-
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây
chuyền công nghệ của các cơ sở sản xuất ngành Dầu thực vật trong nước hoặc xuất
khẩu lao động sang các nước khác;
-
Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm Dầu thực vật.
II.
THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1.
Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
-
Thời gian đào tạo: 02 năm
-
Thời gian học tập: 90 tuần
-
Thời gian thực học tối thiểu : 2550 giờ
-
Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi thi tốt nghiệp: 210 giờ (Trong
đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)
2.
Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
-
Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
-
Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ
+
Thời gian học bắt buộc: 1875 giờ; Thời gian học tự chọn: 465 giờ
+
Thời gian học lý thuyết: 603 giờ; Thời gian học thực hành: 1737 giờ
3.
Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp
Trung học cơ sở: 1200 giờ
(Danh
mục các môn văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục
trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo
logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng
chuyên môn nghề có hiệu quả)
III.
DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
I
|
Các môn học chung
|
210
|
106
|
87
|
17
|
MH 01
|
Chính
trị
|
30
|
22
|
6
|
2
|
MH 02
|
Pháp
luật
|
15
|
10
|
4
|
1
|
MH 03
|
Giáo
dục thể chất
|
30
|
3
|
24
|
3
|
MH 04
|
Giáo
dục quốc phòng-An ninh
|
45
|
28
|
13
|
4
|
MH 05
|
Tin
học
|
30
|
13
|
15
|
2
|
MH 06
|
Ngoại
ngữ I
|
60
|
30
|
25
|
5
|
II
|
Các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc
|
1875
|
508
|
1301
|
66
|
II.1
|
Các
môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
|
825
|
383
|
404
|
38
|
MH 07
|
Nguyên
liệu hạt có dầu
|
150
|
90
|
53
|
7
|
MH 08
|
An
toàn lao động
|
45
|
27
|
15
|
3
|
MH 09
|
Kỹ
thuật điện
|
45
|
27
|
15
|
3
|
MH 10
|
Hóa
học dầu thực vật
|
90
|
45
|
40
|
5
|
MH 11
|
Hóa
phân tích
|
120
|
44
|
71
|
5
|
MH 12
|
Công
nghệ khai thác dầu thực vật
|
120
|
45
|
70
|
5
|
MH 13
|
Công
nghệ tinh chế dầu thực vật
|
120
|
45
|
70
|
5
|
MH 14
|
Thiết
bị trong công nghiệp chế biến dầu thực vật
|
90
|
30
|
57
|
3
|
MH 15
|
Quản
lý chất lượng sản phẩm
|
45
|
30
|
13
|
2
|
II.2
|
Các
môn học, mô đun chuyên môn nghề
|
1050
|
125
|
897
|
28
|
MĐ 16
|
Sơ
chế nguyên liệu trước khi ép
|
90
|
72
|
15
|
3
|
MĐ 17
|
Khai
thác dầu bằng phương pháp ép
|
120
|
15
|
100
|
5
|
MĐ 18
|
Tinh
chế dầu bằng phương pháp hóa học
|
120
|
15
|
100
|
5
|
MĐ 19
|
Khai
thác và tinh chế dầu lạc
|
90
|
10
|
77
|
3
|
MĐ 20
|
Khai
thác và tinh chế dầu hạt
|
60
|
10
|
48
|
2
|
MĐ 21
|
Khai
thác dầu Jatropha (cọc rào)
|
60
|
10
|
48
|
2
|
MĐ 22
|
Khai
thác dầu gấc
|
60
|
10
|
48
|
2
|
MĐ 23
|
Khai
thác và tinh chế dầu cám
|
60
|
10
|
48
|
2
|
MĐ 24
|
Phân
đoạn, đấu trộn dầu thực phẩm
|
75
|
15
|
58
|
2
|
MĐ 25
|
Đóng
gói dầu thực vật
|
75
|
15
|
58
|
2
|
MĐ 26
|
Thực
tập tốt nghiệp
|
240
|
|
240
|
|
|
Tổng cộng
|
2085
|
718
|
1301
|
66
|
IV.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Nội
dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1.
Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời
gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự
chọn.
-
Môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những
kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể
hoặc tính đặc thù của vùng miền của từng địa phương.
-
Ngoài các môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các
Trường/Cơ
sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học/mô đun đào tạo nghề tự
chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng
cho Trường/Cơ sở của mình.
-
Việc xác định các môn học/mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
+
Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+
Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương hoặc của từng
doanh nghiệp cụ thể;
+
Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định;
+
Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo qui định.
1.1.
Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô đun tự chọn
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
MĐ
27
|
Khai
thác dầu thực vật bằng phương pháp ép đùn nổ cao áp
|
60
|
15
|
42
|
3
|
MĐ
28
|
Khai
thác dầu dừa bằng phương pháp ép và enzim
|
150
|
30
|
115
|
5
|
MĐ
29
|
Khai
thác và tinh chế dầu hạt cải
|
120
|
15
|
100
|
5
|
MĐ
30
|
Khai
thác dầu trẩu
|
60
|
15
|
42
|
3
|
MĐ
31
|
Thủy
phân dầu thực vật
|
75
|
20
|
52
|
3
|
|
Tổng cộng
|
465
|
95
|
351
|
19
|
1.2.
Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
-
Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc trong nghề Chế
biến dầu thực vật được biên soạn theo trình tự logic của nghề, vì vậy khi giảng
dạy các môn học, mô đun chuyên môn không nên thay đổi thứ tự đã sắp xếp;
-
Do đặc điểm của nghề Chế biến dầu thực vật có một số mô đun liên quan đến nhiều
quy trình kỹ thuật sản xuất các loại dầu thực vật khác nhau. Vì vậy khi thực
hiện chương trình giảng dạy nhà trường cần liên hệ cho người học được thực
hành, thực tập tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau. Mục đích là tạo điều kiện để
người học nhận thức, phân biệt được những điểm khác biệt và giống nhau của các
quy trình sản xuất dầu thực vật, có điều kiện tiếp xúc với thực tế, hoàn thiện
tất cả các kỹ năng và rèn luyện tay nghề;
-
Đặc thù của nghề Chế biến dầu thực vật mang tính chất thời vụ nên thời gian
thực hành sản xuất trong chương trình học cần bố trí phù hợp để đảm bảo tiến độ
học tập của người học;
-
Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn trong chương trình
khung trình độ trung cấp nghề Chế biến dầu thực vật chiếm từ 20% - 30% tổng
thời gian thực học tối thiểu. Vì vậy, ngoài nội dung chi tiết của các mô đun tự
chọn mà chương trình khung đã biên soạn, tuỳ theo yêu cầu đặc thù của ngành
hoặc theo đặc điểm của vùng miền, các trường hoặc cơ sở đào tạo nghề có thể
chọn các mô đun mà chương trình đã giới thiệu hoặc xây dựng các môn học, mô đun
mới phù hợp đưa vào chương trình giảng dạy.
2.
Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Chính
trị
|
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm
|
Không quá 2 giờ
|
2
|
Văn
hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS
|
Viết, trắc nghiệm
|
(Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
|
3
|
Kiến
thức, kỹ năng nghề:
|
|
|
-
Thi lý thuyết
|
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm
|
Không quá 3 giờ
|
-
Thi thực hành
|
Thực hành
|
Không quá 24 giờ
|
-
Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)
|
Tích hợp lý thuyết và thực hành
|
Không quá 24 giờ
|
3.
Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá
(được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn
diện.
-
Tổ chức cho người học tham gia các hoạt động Đoàn; các hoạt động văn hoá văn
nghệ, thể dục thể thao, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền... các câu lạc bộ tin
học, ngoại ngữ; các phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn: Ngày
quốc khánh 2/9, Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày quốc phòng toàn dân 22/12,
Ngày thành lập Đảng 03/02, Ngày thành lập Đoàn 26/03, Ngày chiến thắng 30/04 và
Quốc tế lao động 1/5, Ngày sinh nhật Bác 19/05;
-
Tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch tại các nơi danh lam thắng cảnh, các
di tích lịch sử để giáo dục lòng yêu nước và truyền thống cách mạng;
-
Mặt khác Nhà trường có thể tổ chức cho người học tham gia các hoạt động xã hội
như: Hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai -lũ lụt,
thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh hoặc tuyên truyền phòng chống ma tuý và các
tệ nạn xã hội;
-
Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.
4.
Các chú ý khác
Đào
tạo nghề Chế biến dầu thực vật đòi hỏi phải có cơ sở vật chất rất lớn, đa dạng
chủng loại thiết bị. Trong khi đó các dây chuyền thiết bị nghề này và vật tư
nguyên liệu có giá thành rất cao, đây là khó khăn lớn cho các cơ sở đào tạo. Vì
vậy, để thực hiện tốt chương trình đào tạo này, các trường phải có sự phối hợp
chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
PHỤ LỤC 2B:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
Tên
nghề: Chế biến dầu thực vật
Mã
nghề: 50540102
Trình
độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối
tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung
học phổ thông và tương đương;
Số
lượng môn học, mô đun đào tạo: 42
Bằng
cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt
nghiệp Cao đẳng nghề,
I.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương
trình đào tạo trình độ cao đẳng nghề Chế biến dầu thực vật nhằm đào tạo nguồn
nhân lực làm việc trong lĩnh vực Chế biến dầu thực vật. Hoàn thành khoá học
người học có khả năng:
1.
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
-
Kiến thức:
+
Trình bày được cấu tạo, tính chất sinh hóa của các nguyên liệu hạt có dầu ở
Việt Nam và thế giới;
+
Mô tả được cấu tạo và đưa ra thành phần cơ bản, các phản ứng hóa học đặc trưng
của dầu thực vật;
+
Mô tả được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các loại thiết bị chế biến dầu
thực vật thông dụng;
+
Phân tích được nguyên lý của các quá trình cơ bản trong Chế biến dầu thực vật;
+
Phân tích được quy trình công nghệ sản xuất các loại dầu thực vật; các sản phẩm
và phụ phẩm sau dầu phổ biến ở Việt Nam và một số nước trên thế giới;
+
Trình bày được nội dung công việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng sản
phẩm dầu thực vật;
+
Vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức, kỹ năng nghề, các tiến bộ khoa học
công nghệ để phân tích, đánh giá và đưa ra được phương án xử lý các
tình
huống kỹ thuật phức tạp phát sinh trong thực tế nghề nghiệp;
+
Vận dụng được các nội dung cơ bản về tổ chức quản lý sản xuất trong doanh
nghiệp chế biến dầu thực vật và việc tổ chức sản xuất chế biến dầu thực vật
trong một ca sản xuất, một phân xưởng sản xuất dầu thực vật;
-
Kỹ năng:
+
Vận hành và sử dụng thành thạo các loại thiết bị chế biến dầu thực vật;
+
Làm thành thạo các công việc cơ bản trong công nghệ sản xuất dầu thực vật, các
sản phẩm sau dầu (Margarine, Mayonnaise, Shortening);
+
Làm thành thạo các công việc cơ bản trong công nghệ chế biến các phụ phẩm của
công nghiệp chế biến dầu;
+
Làm thành thạo các nội dung kiểm tra chất lượng dầu thực vật ở từng công đoạn
sản xuất trên dây chuyền chế biến khác nhau;
+
Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất: một phân xưởng; một ca sản xuất hoặc một
tổ sản xuất;
+
Làm việc độc lập, phối hợp với đồng nghiệp trong phân xưởng, ca sản xuất và tổ
sản xuất;
+
Xử lý được các sự cố phức tạp xảy ra trong quá trình sản xuất và đề ra được
những quyết định kỹ thuật có tính chuyên môn sâu;
+
Hướng dẫn và giám sát chuyên môn đối với công nhân có trình độ thấp hơn;
2.
Chính trị - Đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
-
Chính trị, đạo đức:
+
Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
+
Trình bày được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu, định hướng
phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn;
+
Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với sự nghiệp cách mạng của
Đảng và lợi ích của đất nước;
+
Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;
+
Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, chịu trách nhiệm cá nhân
đối với nhiệm vụ được giao;
+
Luôn phấn đấu để góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm dầu thực vật Việt
Nam;
+
Có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất;
+
Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn;
-
Thể chất, quốc phòng:
+
Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+
Trình bày được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản ở một số môn
thể dục thể thao như: Thể dục, Điền kinh, Bóng chuyền;
+
Trình bày được cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;
+
Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến
sỹ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;
+
Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ
quân sự bảo vệ Tổ quốc.
3.
Cơ hội việc làm:
-
Sau khi tốt nghiệp người học có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây
chuyền công nghệ chế biến dầu thực vật của các cơ sở sản xuất ngành dầu thực
vật trong nước hoặc xuất khẩu lao động sang các nước khác;
-
Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật xây dựng định mức, kỹ thuật thiết kế
công nghệ sản xuất, nhân viên kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây
chuyền, gia công các loại dầu ăn thông thường và một số loại sản phẩm sau dầu
(shortening, mayonnaise);
-
Tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất nghề chế biến dầu thực vật với quy mô
vừa và nhỏ.
II.
THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỰC HỌC TỐI THIỂU
2.1.
Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
-
Thời gian đào tạo (năm): 03 năm
-
Thời gian học tập (tuần): 131 tuần, thực học 121 tuần
-
Thực học tối thiểu (giờ): 3.750 giờ
-
Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 300 giờ; Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ
2.2.
Phân bổ thời gian học tối thiểu:
-
Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ
-
Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3.300 giờ
+
Thời gian học bắt buộc: 2640 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ
+
Thời gian học lý thuyết: 870 giờ; Thời gian học thực hành: 2430 giờ
-
Thời gian đào tạo các môn học/mô đun tự chọn chiếm 20% tổng thời gian học tập
các môn học đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm 73,9% và lý thuyết từ 26,1%
tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề.
III.
DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
I
|
Các môn học chung
|
450
|
220
|
200
|
30
|
MH 01
|
Chính
trị
|
90
|
60
|
24
|
6
|
MH 02
|
Pháp
luật
|
30
|
21
|
7
|
2
|
MH 03
|
Giáo
dục thể chất
|
60
|
4
|
52
|
4
|
MH 04
|
Giáo
dục quốc phòng- An ninh
|
75
|
58
|
13
|
4
|
MH 05
|
Tin
học
|
75
|
17
|
54
|
4
|
MH 06
|
Ngoại
ngữ 1
|
60
|
30
|
25
|
5
|
MH 07
|
Ngoại
ngữ 2
|
60
|
30
|
25
|
5
|
II
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
|
2640
|
720
|
1824
|
96
|
II.1
|
Các
môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
|
1110
|
535
|
523
|
52
|
MH08
|
Tiếng
Anh chuyên ngành
|
90
|
46
|
40
|
4
|
MH09
|
Quản
trị doanh nghiệp chế biến dầu thực vật
|
60
|
56
|
0
|
4
|
MH10
|
Nguyên
liệu hạt có dầu
|
150
|
90
|
53
|
7
|
MH11
|
An
toàn lao động
|
45
|
27
|
15
|
3
|
MH12
|
Kỹ
thuật điện
|
45
|
27
|
15
|
3
|
MH13
|
Vi
sinh vật thực phẩm
|
60
|
30
|
27
|
3
|
MH14
|
Hóa
hữu cơ
|
75
|
35
|
37
|
3
|
MH15
|
Hóa
học dầu thực vật
|
90
|
45
|
40
|
5
|
MH16
|
Hóa
phân tích
|
120
|
44
|
71
|
5
|
MH17
|
Công
nghệ khai thác dầu thực vật
|
120
|
45
|
70
|
5
|
MH18
|
Công
nghệ tinh chế dầu thực vật
|
120
|
45
|
70
|
5
|
MH19
|
Thiết
bị trong công nghiệp chế biến dầu thực vật
|
90
|
30
|
57
|
3
|
MH20
|
Quản
lý chất lượng sản phẩm
|
40
|
30
|
13
|
2
|
II.2
|
Các
môn học, mô đun chuyên môn nghề
|
1530
|
185
|
1301
|
44
|
MĐ21
|
Sơ
chế nguyên liệu trước khi ép
|
90
|
15
|
72
|
3
|
MĐ22
|
Khai
thác dầu bằng phương pháp ép
|
120
|
15
|
100
|
5
|
MĐ23
|
Khai
thác dầu bằng phương pháp trích ly
|
90
|
10
|
77
|
3
|
MĐ24
|
Tinh
chế dầu bằng phương pháp hóa học
|
120
|
15
|
100
|
5
|
MĐ25
|
Khai
thác và tinh chế dầu lạc
|
90
|
10
|
77
|
3
|
MĐ26
|
Khai
thác và tinh chế dầu hạt bí
|
90
|
10
|
77
|
3
|
MĐ27
|
Khai
thác và tinh chế dầu hạt bông
|
60
|
10
|
48
|
2
|
MĐ28
|
Khai
thác dầu Jatropha (cọc rào)
|
60
|
10
|
48
|
2
|
MĐ29
|
Khai
thác dầu gấc
|
60
|
10
|
48
|
2
|
MĐ30
|
Khai
thác và tinh chế dầu cám
|
60
|
10
|
48
|
2
|
MĐ31
|
Chế
biến các sản phẩm sau dầu
|
150
|
20
|
125
|
5
|
MĐ32
|
Chế
biến các phụ liệu sản xuất dầu thực vật
|
150
|
20
|
125
|
5
|
MĐ33
|
Phân
đoạn, đấu trộn dầu thực vật
|
75
|
15
|
58
|
2
|
MĐ34
|
Đóng
gói dầu thực vật
|
75
|
15
|
58
|
2
|
MĐ35
|
Thực
tập tốt nghiệp
|
240
|
|
240
|
|
|
Tổng cộng
|
3090
|
1171
|
1824
|
96
|
IV.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Nội
dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1.
Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian,
phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
-
Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo
những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ
thể hoặc tính đặc thù của vùng miền, của từng địa phương.
-
Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Trường/Cơ
sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự
chọn được đề nghị trong hương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng
cho Trường/Cơ sở dạy nghề của mình.
-
Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
+
Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+
Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương hoặc của từng
doanh nghiệp cụ thể;
+
Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định;
+
Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo qui định.
-
Tuỳ thuộc nhu cầu của người học và đặc điểm vùng miền của cơ sở đào tạo có thể
tham khảo các mô đun, môn học tự chọn đưa ra dưới đây, với tổng thời lượng 660
giờ để giảng dạy cho phù hợp. Trong đó:
+
Thời gian học lý thuyết: 150 giờ
+
Thời gian học thực hành: 510 giờ
1.1.
Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
MĐ36
|
Khai
thác dầu thực vật bằng phương pháp ép đùn nổ cao áp
|
60
|
15
|
42
|
3
|
MĐ37
|
Khai
thác dầu thực vật bằng phương pháp enzim
|
150
|
30
|
115
|
5
|
MĐ38
|
Khai
thác và tinh chế dầu đậu tương
|
120
|
25
|
91
|
4
|
MĐ39
|
Khai
thác và tinh chế dầu hạt cải
|
120
|
25
|
91
|
4
|
MĐ40
|
Khai
thác dầu vừng
|
60
|
15
|
42
|
3
|
MĐ41
|
Phân
đoạn dầu cọ
|
75
|
20
|
52
|
3
|
MĐ42
|
Hydro
hóa dầu thực vật
|
75
|
20
|
52
|
3
|
|
Tổng cộng
|
660
|
150
|
485
|
25
|
1.2.
Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
-
Đối với mô đun: chương trình chi tiết của mỗi mô đun đào tạo nghề cần đảm bảo
hai nội dung chính: nội dung về kiến thức và nội dung về kỹ năng. Căn cứ để xây
dựng chương trình chi tiết các mô đun đào tạo nghề tự chọn là:
+
Mỗi một đề mục trong nội dung mô đun ở Đề cương chi tiết chương trình mô đun
đào tạo nghề tự chọn là một công việc đã được phân tích ở Phiếu phân tích công
việc. Khi xây dựng chương trình chi tiết của mô đun thông thường xây dựng mỗi
đề mục này thành một bài học tích hợp lý thuyết và thực hành. Như vậy số bài
học trong một mô đun sẽ bằng số công việc đã được phân tích ở phiếu phân tích
công việc của nhiệm vụ đó.
+
Tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng công việc trong: “Tiêu chuẩn kỹ năng
nghề” chính là những yêu cầu cụ thể để xây dựng nội dung chương trình chi tiết
của mỗi bài học trong mô đun tương ứng.
+
Điều kiện thực hiện công việc trong mỗi bài học của mô đun là điều kiện thực
hiện công việc của nhiệm vụ tương ứng trong: “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề”.
+
Các bước công việc trong một công việc ở từng bài học của mỗi mô đun được căn
cứ vào các bước của công việc trong phiếu phân tích công việc.
-
Đối với môn học: cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết
chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó,
cụ thể như sau:
+
Mục tiêu môn học;
+
Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học;
+
Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định;
+
Hướng dẫn thực hiện chương trình.
2.
Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Chính
trị
|
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm
|
Không quá 2 giờ
|
2
|
Kiến
thức, kỹ năng nghề:
|
|
|
-
Lý thuyết nghề
|
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm
|
Không quá 3 giờ
|
-
Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 24 giờ
|
-
Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)
|
Tích hợp lý thuyết và thực hành
|
Không quá 24 giờ
|
*
Phần thi lý thuyết:
-
Nội dung thi: Các kiến thức lý thuyết cốt lõi của chương trình đào tạo nghề.
-
Đánh giá: Điểm lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10, điểm cách biệt
là
một đơn vị.
Mẫu
phiếu đánh giá theo quy định của Tổng cục Dạy nghề.
*
Phần thi thực hành:
-
Nội dung thi: Những kỹ năng cốt lõi trong chương trình các mô đun đào tạo nghề.
-
Thời gian thi: Thời gian của phần thi thực hành được thực hiện trong thời gian
quy định theo công việc cụ thể được giao nhưng không quá 24 giờ.
-
Đánh giá: Đánh giá kết quả theo bài kiểm tra và thang đánh giá theo sản phẩm về
4 tiêu chí: Quy trình, Sản phẩm, An toàn, Thái độ;
Mẫu
phiếu đánh giá theo quy định của Tổng cục dạy nghề.
Quy
trình và phương pháp biên soạn ngân hàng câu hỏi lý thuyết và bài thi thực hành
nghề xem hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề, kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng
chứng chỉ.
3.
Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá
(được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
-
Tổ chức cho người học tham gia các hoạt động Đoàn; các hoạt động văn hoá văn
nghệ, thể dục thể thao, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền... các câu lạc bộ tin
học, ngoại ngữ; các phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn: Ngày
quốc khánh 2/9, Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày quốc phòng toàn dân 22/12,
Ngày thành lập Đảng 03/02, Ngày thành lập Đoàn 26/03, Ngày chiến thắng 30/04 và
Quốc tế lao động 1/5, Ngày sinh nhật Bác 19/05;
-
Tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch tại các nơi danh lam thắng cảnh, các
di tích lịch sử để giáo dục lòng yêu nước và truyền thống cách mạng;
-
Mặt khác Nhà trường có thể tổ chức cho người học tham gia các hoạt động xã hội
như: Hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai - lũ
lụt, thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh hoặc tuyên truyền phòng chống ma tuý
và các tệ nạn xã hội;
-
Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.
4.
Các chú ý khác
Đặc
điểm của nghề Chế biến dầu thực vật là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với các
quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Mỗi đơn vị sản xuất dầu thực vật có sự đầu tư trang
thiết bị và bố trí thao tác của công nhân cũng khác nhau ở một số công đoạn sản
xuất trong dây chuyền chế biến. Trong khi đó các dây chuyền thiết bị nghề chế
biến dầu thực vật có giá thành rất cao đây là khó khăn lớn cho các cơ sở đào
tạo. Vì vậy, để thực hiện tốt chương trình đào tạo này các trường phải có sự
phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của các cơ sở sản xuất kinh
doanh.
PHỤ LỤC 3:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ
“CHẾ BIẾN THỰC PHẨM”
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 19/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15/6/2009 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
PHỤ LỤC 3A:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Tên
nghề: Chế biến thực phẩm
Mã
nghề : 40540103
Trình
độ : Trung cấp nghề
Đối
tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung
học phổ thông và tương đương;
(Tốt
nghiệp trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo quy định của Bộ
giáo dục và đào tạo);
Số
lượng môn học, mô đun: 31
Bằng
cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt
nghiệp trung cấp nghề,
I.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
Học
xong chương trình trung cấp nghề người học có năng lực:
-
Kiến thức :
+
Nắm được những kiến thức cơ bản về khoa học thực phẩm: Về hoá sinh thực phẩm,
vi sinh thực phẩm, dinh dưỡng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm;
+
Nắm được các kiến thức cơ bản về công nghệ thực phẩm: các quá trình công nghệ
cơ bản trong chế biến thực phẩm;
+
Thông thạo các kiến thức bổ trợ của ngành thực phẩm: Vẽ kỹ thuật, xử lý môi
trường, marketing, bao bì, phụ gia thực phẩm;
+
Vận dụng được các kiến thức khoa học, công nghệ và các kiến thức bổ trợ vào các
lĩnh vức chuyên ngành mà người học sẽ làm việc tại các cơ sở chế biến thực
phẩm;
+
Hiểu và giải thích được những biến đổi hoá học, sinh học và lý học xảy ra trong
quá trình bảo quản và sản xuất thực phẩm. Hiểu biết và giải thích được các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm trong quá trình sản xuất;
+
Có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào thực tế sản xuất dưới
sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật có trình độ cao hơn.
-
Kỹ năng :
+
Vận hành thành thạo trang thiết bị có mức độ phức tạp vừa phải trên dây chuyền
sản xuất thực phẩm;
+
Có kinh nghiệm và thành thạo trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm ở từng
giai đoạn sản xuất bằng phương pháp cảm quan;
+
Chỉ đạo thực hiện được một số công đoạn chế biến thực phẩm;
+
Thực hiện thành thạo được một số phép phân tích chỉ tiêu chất lượng đơn giản
(chỉ tiêu hoá học, chỉ tiêu vật lý, chỉ tiêu sinh học, chỉ tiêu cảm quan);
+
Bảo dưỡng được các trang thiết bị chế biến thực phẩm theo qui trình sửa chữa
nhỏ;
+
Có khả năng kiểm tra và giám sát chuyên môn đối với công nhân bán lành nghề
hoặc công nhân lành nghề khác;
+
Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc phối hợp với những người trong tổ,
trong ca sản xuất.
2.
Chính trị; đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
-
Chính trị, đạo đức:
+
Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng và kinh tế của Đảng, về Hiến pháp và
Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của
người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sống và làm việc theo
hiến pháp và pháp luật;
+
Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao
động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống
văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;
+
Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
-
Thể chất, quốc phòng:
+
Rèn luyện thân thể bảo đảm sức khoẻ học tập và công tác khi ra trường, phù hợp
với lao động nghề nghiệp;
+
Có kiến thức và kỹ năng về quân sự phổ thông để thực hiện nghĩa vụ quốc phòng
toàn dân.
3.
Cơ hội việc làm:
-
Sau khi tốt nghiệp người học có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây
chuyền công nghệ chế biến thực phẩm của các cơ sở sản xuất trong nước hoặc xuất
khẩu lao động sang các nước khác;
-
Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, cán bộ kỹ thuật kiểm
tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm từ nguyên
liệu đến bán thành phẩm và thành phẩm;
-
Tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm với quy mô vừa và
nhỏ.
II.
THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1.
Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
-
Thời gian đào tạo: 2 năm;
-
Thời gian học tập: 90 tuần;
-
Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ;
-
Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 210 giờ, trong đó thi tốt nghiệp 30 giờ.
2.
Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
-
Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 giờ;
-
Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ;
+
Thời gian học bắt buộc: 1770 giờ; Thời gian học tự chọn: 570 giờ;
+
Thời gian học lý thuyết 675 giờ; Thời gian học thực hành 1665 giờ.
3.
Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp
Trung học cơ sở: 1200 giờ.
(Danh
mục các môn văn hoá ơrung học phổ thông và phân bố thời gian cho từng môn học
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục
Trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo
logic sư phạm, đảm bảo người học có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng
chuyên môn nghề có hiệu quả)
III.
DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN.
Mã MH/ MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành, bài tập
|
Kiểm tra (LT hoặcTH)
|
I
|
Các môn học chung
|
210
|
106
|
87
|
17
|
MH 01
|
Chính
trị
|
30
|
22
|
6
|
2
|
MH 02
|
Pháp
luật
|
15
|
10
|
4
|
1
|
MH 03
|
Giáo
dục thể chất
|
30
|
3
|
24
|
3
|
MH 04
|
Giáo
dục quốc phòng- An ninh
|
45
|
28
|
13
|
4
|
MH 05
|
Tin
học
|
30
|
13
|
15
|
2
|
MH 06
|
Ngoại
ngữ
|
60
|
30
|
25
|
5
|
II
|
Các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc
|
1245
|
407
|
781
|
57
|
II.1
|
Các
môn học kỹ thuật cơ sở
|
360
|
169
|
175
|
16
|
MH 07
|
Vẽ
kỹ thuật
|
45
|
28
|
14
|
3
|
MH 08
|
Kỹ
thuật điện
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 09
|
Kỹ
thuật phòng thí nghiệm
|
45
|
|
44
|
1
|
MH 10
|
Hoá
sinh thực phẩm
|
45
|
28
|
15
|
2
|
MH 11
|
Vi
sinh thực phẩm
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 12
|
An
toàn lao động
|
30
|
29
|
|
1
|
MH 13
|
Phân
tích thực phẩm
|
75
|
28
|
44
|
3
|
II.2
|
Các
mô đun chuyên môn nghề
|
885
|
238
|
606
|
41
|
MĐ 14
|
Nước
và chất lượng nước
|
45
|
14
|
29
|
2
|
MĐ 15
|
Vận
chuyển thu nhận và bảo quản nguyên liệu
|
105
|
28
|
72
|
5
|
MĐ 16
|
Các
quá trình gia công cơ học
|
105
|
28
|
72
|
5
|
MĐ 17
|
Các
quá trình thủy cơ và vận chuyển nguyên liệu
|
105
|
28
|
72
|
5
|
MĐ 18
|
Các
quá trình truyền nhiệt
|
90
|
28
|
58
|
4
|
MĐ 19
|
Các
quá trình chuyển khối
|
105
|
28
|
72
|
5
|
MĐ 20
|
Đóng
gói bao bì
|
60
|
14
|
43
|
3
|
MĐ 21
|
Vệ
sinh an toàn thực phẩm
|
105
|
28
|
72
|
5
|
MĐ 22
|
Kiểm
tra chất lượng sản phẩm
|
75
|
14
|
58
|
3
|
MĐ 23
|
Kiểm
tra bảo dưỡng máy, thiết bị
|
90
|
28
|
58
|
4
|
III.
|
Thực tập nghề nghiệp
|
525
|
|
520
|
5
|
|
Tổng số
|
1980
|
533
|
1371
|
76
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:
(Nội
dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
V.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:
1.
Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời
gian, phân bổ thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
-
Môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những
kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể;
-
Ngoài các môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3, các Trường/Cơ
sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học/mô đun đào tạo nghề tự
chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng
cho Trường/Cơ sở của mình.
-
Việc xác định các môn học/mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
+
Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+
Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương hoặc của từng
doanh nghiệp cụ thể;
+
Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định;
+
Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo qui định.
1.1.
Danh mục phân phối thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH/MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
|
Các môn học tự chọn (chọn 5 trong 13 môn)
|
300
|
140
|
145
|
15
|
MH 24
|
Dụng
cụ đo
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 25
|
Kỹ
thuật xử lý môi trường
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 26
|
Kỹ
thuật sản xuất bánh kẹo
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 27
|
Công
nghệ sản xuất Malt và Bia
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 28
|
Công
nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 29
|
Công
nghệ sản xuất cồn
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 30
|
Công
nghệ chế biến chè, Cà phê, Ca cao
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 31
|
Công
nghệ chế biến thịt, cá, trứng
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 32
|
Công
nghệ chế biến rau quả
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 33
|
Công
nghệ sản xuất Đường mía
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 34
|
Kỹ
thuật sản xuất nước giải khát
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 35
|
Công
nghệ sản xuất Rượu
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 36
|
Công
nghệ chế biến dầu thực phẩm
|
60
|
28
|
29
|
3
|
|
Các
mô đun tự chọn (chọn 3 trong 4)
|
270
|
84
|
174
|
12
|
MĐ 37
|
Phụ
gia thực phẩm
|
90
|
28
|
58
|
4
|
MĐ 38
|
Bồi
dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ
|
90
|
28
|
58
|
4
|
MĐ 39
|
Quản
lý sản xuất
|
90
|
28
|
58
|
4
|
MĐ 40
|
Quản
lý chất lượng sản phẩm
|
90
|
28
|
58
|
4
|
|
Tổng số
|
570
|
224
|
319
|
27
|
(Nội
dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
1.2.
Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
-
Thời gian, nội dung của môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây
dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành,
nghề hoặc vùng miền;
-
Thời gian, nội dung của môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường lựa chọn
theo kiến nghị trong chương trình khung sẽ xác định theo quy định đã có trong
chương trình khung.
2.
Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Chính
trị
|
-
Viết
|
-
Không quá 120 phút
|
2
|
Văn
hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS
|
-
Viết, trắc nghiệm
|
-
Theo quy định của Bộ Giáo dục và
đào
tạo
|
3
|
-
Kiến thức, kỹ năng nghề:
+
Lý thuyết nghề
+
Thực hành nghề
|
-
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm
-
Thực hành
|
-
Không quá 120 phút
-
Không quá 24 giờ
|
-
Mô đun tốt nghiệp
|
-
Tích hợp giữa lý thuyết và thực hành
|
-
Không quá 24 giờ
|
Nội
dung thi:
-
Phần thi lý thuyết:
+
Các kiến thức lý thuyết cốt lõi của chương trình đào tạo nghề;
+
Đánh giá: Điểm lý thuyết được đánh giá theo thanh điểm 10, điểm cách biệt là
một đơn vị. Mẫu phiếu đánh giá theo quy định của tổng cục Dạy nghề;
-
Phần thực hành:
+
Nội dung thi: những kỹ năng cốt lõi trong chương trình các mô đun đào tạo nghề;
+
Thời gian thi: Thời gian của phần thi thực hành được thực hiện trong thời gian
quy định theo công việc cụ thể được giao nhưng không quá 24 giờ;
Đánh
giá: Đánh giá kết quả theo bảng kiểm tra và thang đánh giá theo sản phẩm về 4
tiêu chí: Quy trình, Sản phẩm, An toàn, Thái độ;
Mẫu
phiếu đánh giá theo quy định của tổng cục dạy nghề;
Quy
trình và phương pháp biên soạn ngân hàng câu hỏi lý thuyết và bài thực hành nghề
xem hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề, kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng chứng
chỉ.
3.Hướng
dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được
bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:
Nội dung
|
Thời gian
|
1.
Thể dục, thể thao
|
-
5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
|
2.
Văn hoá, văn nghệ:
-
Qua các phương tiện thông tin đại chúng
-
Sinh hoạt tập thể
|
-
Ngoài giờ học hàng ngày
-
19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
|
3.
Hoạt động thư viện
-
Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
|
-
Tất cả các ngày làm việc trong tuần
|
4.
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể
|
-
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ
bảy, chủ nhật
|
-
Để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố
trí tham quan một số cơ sở sản xuất, công ty, xí nghiệp đang sản xuất kinh
doanh hợp với nghề chế biến thực phẩm - Thời gian tham quan được bố trí ngoài
thời gian đào tạo chính khoá.
4.
Các chú ý khác:
-
Khi các trường lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã
môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để theo dõi, quản
lý.
-
Nghề chế biến thực phẩm là nghề cần gắn đào tạo với thực tế sản xuất. Người học
cần được tham quan, thực tập tại công ty, xí nghiệp sản xuất chế biến thực
phẩm.
PHỤ LỤC 3B:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
Tên
nghề: Chế biến thực phẩm
Mã
nghề: 50540103
Trình
độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối
tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung
học phổ thông và tương đương;
Số
lượng môn học, mô đun đào tạo: 37
Bằng
cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt
nghiệp Cao đẳng nghề,
I.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp :
Học
xong chương trình Cao đẳng nghề người học có năng lực:
-
Kiến thức:
+
Nắm vững vàng những kiến thức cơ bản về khoa học thực phẩm, về hoá sinh thực
phẩm, vi sinh thực phẩm, dinh dưỡng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm ...
+
Nắm vững các kiến thức cơ bản về công nghệ thực phẩm, các quá trình công nghệ
cơ bản trong chế biến thực phẩm;
+
Thông thạo các kiến thức bổ trợ của ngành thực phẩm: vẽ kỹ thuật, xử lý môi
trường, marketting, bao bi, phụ gia thực phẩm...
+
Vận dụng được các kiến thức khoa học, công nghệ và các kiến thức bổ trợ vào các
lĩnh vực chuyên ngành mà người học sẽ làm việc tại các cơ sở chế biến thực
phẩm;
+
Có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào thực tế sản xuất và
chỉ đạo sản xuất.
-
Kỹ năng:
+
Vận hành thành thạo các trang thiết bị phức tạp trên dây chuyền sản xuất, chế
biến thực phẩm;
+
Có kinh nghiệm và thành thạo trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm ở từng
giai đoạn sản xuất bằng phương pháp cảm quan;
+
Chỉ đạo tốt các công đoạn chế biến thực phẩm;
+
Thực hiện thành thạo được các phép phân tích chỉ tiêu chất lượng đơn giản (chỉ
tiêu hoá học, chỉ tiêu vật lý, chỉ tiêu sinh học, chỉ tiêu cảm quan);
+
Bảo dưỡng được các trang thiết bị chế biến thực phẩm theo qui trình sửa chữa
trung tu toàn bộ dây chuyền sản xuất;
+
Có khả năng kiểm tra và giám sát chuyên môn đối với công nhân bán lành nghề
hoặc công nhân lành nghề khác;
+
Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc phối hợp với những người trong tổ,
trong ca sản xuất.
2.
Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
-
Chính trị, đạo đức:
+
Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng và kinh tế của Đảng, về Hiến pháp và
Pháp luật của nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của
người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sống và làm việc theo
Hiến pháp và Pháp luật;
+
Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao
động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống
văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;
+
Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
-
Thể chất, quốc phòng:
+
Rèn luyện thân thể bảo đảm sức khoẻ học tập và công tác khi ra trường, phù hợp
với lao động nghề nghiệp;
+
Có kiến thức và kỹ năng về quân sự phổ thông để thực hiện nghĩa vụ quốc phòng
toàn dân.
3.
Cơ hội việc làm:
-
Sau khi tốt nghiệp người học có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây
chuyền công nghệ chế biến thực phẩm của các cơ sở sản xuất ngành chế biến thực
phẩm trong nước hoặc xuất khẩu lao động sang các nước khác;
-
Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, trưởng ca, đốc công,
cán bộ thiết kế công nghệ sản xuất, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản
phẩm trên dây chuyền, công nghệ chế biến thực phẩm từ nguyên liệu đến bán thành
phẩm và thành phẩm;
-
Tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất nghề chế biến thực phẩm với quy mô vừa
và nhỏ.
II.
THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU.
1.
Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
-
Thời gian khoá học: 3 năm
-
Thời gian học tập: 131 tuần
-
Thời gian thực học tối thiểu : 3750 giờ
-
Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó
thi tốt nghiệp: 30 giờ).
2.
Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
-
Thời gian học các môn chung bắt buộc: 450 giờ
-
Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ
+
Thời gian học bắt buộc: 2430 giờ; Thời gian học tự chọn: 870 giờ
+
Thời gian học lý thuyết: 870 giờ; Thời gian học thực hành: 2340 giờ
III.
DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN.
Mã MH/MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra (LT hoặc TH )
|
I
|
Các môn học chung
|
450
|
220
|
200
|
30
|
MH 01
|
Chính
trị
|
90
|
60
|
24
|
6
|
MH 02
|
Pháp
luật
|
30
|
21
|
7
|
2
|
MH 03
|
Giáo
dục thể chất
|
60
|
4
|
52
|
4
|
MH 04
|
Giáo
dục quốc phòng- An ninh
|
75
|
58
|
13
|
4
|
MH 05
|
Tin
học
|
75
|
17
|
54
|
4
|
MH 06
|
Ngoại
ngữ
|
120
|
60
|
50
|
10
|
II
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
|
1905
|
505
|
1322
|
78
|
II.1
|
Các
môn học kỹ thuật cơ sở
|
810
|
253
|
522
|
35
|
MH 07
|
Hóa
cơ bản
|
75
|
43
|
29
|
3
|
MH 08
|
Vẽ
kỹ thuật
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 09
|
Kỹ
thuật điện
|
75
|
28
|
44
|
3
|
MH 10
|
Kỹ
thuật phòng thí nghiệm
|
75
|
|
72
|
3
|
MH 11
|
Hoá
sinh thực phẩm
|
105
|
28
|
73
|
4
|
MH 12
|
Vi
sinh thực phẩm
|
120
|
28
|
87
|
5
|
MH 13
|
Kỹ
thuật xử lý môi trường
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MH 14
|
An
toàn lao động
|
30
|
28
|
|
2
|
MH 15
|
Phân
tích thực phẩm
|
135
|
28
|
101
|
6
|
MH 16
|
Phụ
gia thực phẩm
|
75
|
14
|
58
|
3
|
II.2
|
Các
mô đun chuyên môn
|
1095
|
252
|
800
|
43
|
MĐ 17
|
Dụng
cụ đo
|
45
|
|
44
|
1
|
MĐ 18
|
N−ớc
và chất l−ợng n−ớc
|
60
|
28
|
29
|
3
|
MĐ 19
|
Vận
chuyển thu nhận và bảo quản nguyên liệu
|
120
|
28
|
87
|
5
|
MĐ 20
|
Các
quá trình gia công cơ học
|
135
|
28
|
102
|
5
|
MĐ 21
|
Các
quá trình thủy cơ và vận chuyển nguyên liệu
|
135
|
28
|
102
|
5
|
MĐ 22
|
Các
quá trình truyền nhiệt
|
135
|
28
|
102
|
5
|
MĐ 23
|
Các
quá trình chuyển khối
|
135
|
28
|
102
|
5
|
MĐ 24
|
Đóng
gói bao bì
|
120
|
28
|
87
|
5
|
MĐ 25
|
Vệ
sinh an toàn thực phẩm
|
120
|
28
|
87
|
5
|
MĐ 26
|
Kiểm
tra chất lượng sản phẩm
|
90
|
28
|
58
|
4
|
III
|
Thực tập nghề nghiệp
|
525
|
|
520
|
5
|
|
Tổng số
|
2880
|
799-
|
1971
|
110
|
IV.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC :
(Nội
dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
V.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:
1.
Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời
gian, phân bổ thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
-
Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo
những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ
thể hoặc tính đặc thù của vùng miền, của từng địa phương;
-
Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các
Trường/Cơ
sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự
chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng
cho Trường/Cơ sở dạy nghề của mình;
-
Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
+
Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+
Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương hoặc của từng
doanh nghiệp cụ thể;
+
Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định;
+
Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo qui định.
1.1.
Danh mục và phân phối thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
Mã MH/MĐ
|
Tên môn học, mô đun tự chọn
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra (LT hoặc TH)
|
|
Các môn học tự chọn (chọn 8 trong 12 môn)
|
600
|
224
|
352
|
24
|
MH 27
|
Kỹ
thuật sản xuất bánh kẹo
|
75
|
28
|
44
|
3
|
MH 28
|
Công
nghệ sản xuất cồn
|
75
|
28
|
44
|
3
|
|
MH 29
|
Công
nghệ sản xuất Malt và Bia
|
75
|
28
|
44
|
3
|
|
MH 30
|
Công
nghệ chế biến rau quả
|
75
|
28
|
44
|
3
|
|
MH 31
|
Công
nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
|
75
|
28
|
44
|
3
|
|
MH 32
|
Công
nghệ chế biến thịt, cá, trứng
|
75
|
28
|
44
|
3
|
|
MH 33
|
Công
nghệ sản xuất đường mía
|
75
|
28
|
44
|
3
|
|
MH 34
|
Công
nghệ bảo quản – chế biến lương thực
|
75
|
28
|
44
|
3
|
|
MH 35
|
Công
nghệ sản xuất rượu
|
75
|
28
|
44
|
3
|
|
MH 36
|
Công
nghệ chế biến dầu thực phẩm
|
75
|
28
|
44
|
3
|
|
MH 37
|
Công
nghệ sản xuất nước giải khát
|
75
|
28
|
44
|
3
|
|
MH 38
|
Công
nghệ chế biến chè, cà phê, ca cao
|
75
|
28
|
44
|
3
|
|
|
Các mô đun tự chọn (chọn 3 trong 5)
|
270
|
84
|
174
|
12
|
|
MĐ 39
|
Makerting
thực phẩm
|
90
|
28
|
58
|
4
|
|
MĐ 40
|
Phát
triển sản phẩm
|
90
|
28
|
58
|
4
|
|
MĐ 41
|
Kiểm
tra bảo dưỡng máy và thiết bị
|
90
|
28
|
58
|
3
|
|
MĐ 42
|
Quản
lý sản xuất
|
90
|
28
|
58
|
3
|
|
MĐ 43
|
Quản
lý chất lượng sản phẩm
|
90
|
28
|
58
|
3
|
|
|
Cộng
|
870
|
308
|
526
|
36
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Nội
dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
1.2.
Hướng dẫn chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
-
Thời gian, nội dung của môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây
dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành,
nghề hoặc vùng miền;
-
Thời gian, nội dung của môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường lựa chọn
theo kiến nghị trong chương trình khung sẽ xác định theo quy định đã có trong
chương trình khung.
2.
Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Chính
trị
|
Viết
|
Không
quá 120 phút
|
2
|
Kiến
thức, kỹ năng nghề
-
Lý thuyết nghề
-
Thực hành nghề
|
Viết,
vấn đáp
|
Không
quá 180 phút
Không
quá 24 giờ
|
Mô
đun tốt nghiệp
|
Tích
hợp giữa lý thuyết và thực hành
|
Không
quá 24 giờ
|
-
Phần thi lý thuyết:
+
Nội dung thi: Các kiến thức lý thuyết cốt lõi của chương trình đào tạo nghề;
+
Đánh giá: Điểm lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10, điểm cách biệt là
một đơn vị;
Mẫu
phiếu đánh giá theo quy định của Tổng cục dạy nghề;
-
Phần thi thực hành:
+
Nội dung thi: Những kỹ năng cốt lõi trong chương trình các mô đun đào tạo nghề;
+
Thời gian thi: Thời gian của phần thi thực hành được thực hiện trong thời gian
quy định theo công việc cụ thể được giao nhưng không quá 24 giờ;
-
Đánh giá: Đánh giá kết quả theo bài kiểm tra và thang đánh giá theo sản phẩm về
4 tiêu chí: Quy trình, sản phẩm, an toàn, thái độ;
Mẫu
phiếu đánh giá theo quy định của Tổng cục Dạy nghề;
Quy
trình và phương pháp biên soạn ngân hàng câu hỏi lý thuyết và bài thi thực hành
nghề xem hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề, kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng chứng
chỉ.
3.
Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá
(được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn
diện:
Nội dung
|
Thời gian
|
1.
Thể dục, thể thao
|
5
giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
|
2.
Văn hoá, văn nghệ
-
Qua các phương tiện thông tin đại chúng
-
Sinh hoạt tập thể
|
-
Ngoài giờ học hàng ngày
-
19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
|
3.
Hoạt động thư viện
Ngoài
giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
|
Tất
cả các ngày làm việc trong tuần
|
4.
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể
|
Đoàn
thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7,
chủ nhật
|
-
Để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố
trí tham quan một số cơ sở sản xuất, công ty, xí nghiệp đang sản xuất kinh
doanh hợp với nghề chế biến thực phẩm;
-
Thời gian được bố trí ngoài giờ đào tạo chính khoá tuỳ theo điều kiện của các
cơ sở đào tạo.
4.
Các chú ý khác.
-
Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể
sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để
theo dõi, quản lý;
-
Nghề chế biến thực phẩm là nghề cần gắn đào tạo với thực tế. Người học cần được
tham quan, thực tập tại công ty, xí nghiệp chế biến thực phẩm.
PHỤ LỤC 4:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ
”SẢN XUẤT RƯỢU BIA”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2009/TT-BLĐTBXH ngày 15 /6/ 2009 của Bộ
trưởng Bộ Lao động – Thương binh Xã hội)
PHỤ LỤC 4A:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Tên
nghề: Sản xuất rượu bia
Mã
nghề: 40540109
Trình
độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối
tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung
học phổ thông và tương đương;
(Tốt
nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá trung học phổ thông theo Quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Số
lượng môn học, mô đun đào tạo: 30
Bằng
cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt
nghiệp Trung cấp nghề,
I.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1
Kiến thức kỹ năng nghề nghiệp
-
Kiến thức
+
Vận dụng được những kiến thức trong các môn học vào vận hành thiết bị, chuyên
môn nghề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm;
+
Trình bày được nguyên lý cơ bản trong quá trình sản xuất rượu, bia;
+
Nêu được các bước và yêu cầu của từng bước thực hiện các công việc trong quy
trình sản xuất rượu, bia;
+
Trình bày được nội dung công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm
rượu, bia;
+
Trình bày được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thực
hiện các thao tác;
+
Vân dụng được những kiến thức cơ bản vào từng công đoạn như : nhận nguyên liệu;
chuẩn bị dịch len men rượu etylic, dịch đường lên men bia, thực hiện
quá
trình lên men của quá trình sản xuất rượu, bia đảm bảo chính xác, an toàn, hiệu
quả;
+
Phát hiện được một số nguyên nhân phổ biến làm sai lệch thường xảy ra trên các
công đoạn sản xuất rượu, bia từ đó đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời,
chính xác.
-
Kỹ năng
+
Vận hành và sử dụng thành thạo các loại máy, thiết bị được sử dụng trong quá
trình sản xuất rượu, bia;
+
Thực hiện các thao tác vận hành, kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng máy, thiết bị sản
xuất theo đúng trình tự qui định, đảm bảo an toàn;
+
Thực hiện thành thạo các thao tác cơ bản đối với từng công đoạn trong quá trình
sản xuất rượu, bia;
+
Thực hiện đầy đủ, đúng trình tự các nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng sản
phẩm ở từng công đoạn sản xuất trong dây chuyền sản xuất rượu, bia;
+
Giải quyết được công việc một cách độc lập, đồng thời phối hợp được với đồng
nghiệp trong phân xưởng, ca sản xuất và tổ sản xuất khi thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn;
+
Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát được về chuyên môn đối với công nhân trình độ
sơ cấp nghề trong quá trình sản xuất đảm bảo sản phẩm đạt tiêu
chuẩn
về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động;
+
Thực hiện đúng qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động trong
toàn bộ quá trình sản xuất.
2.
Chính trị, đạo đức, thể chất và giáo dục quốc phòng
-
Chính trị, đạo đức
+
Có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân,
có đạo đức tốt, có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp;
+
Khiêm tốn, cần cù, giản dị, có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần làm chủ tập
thể, yêu nghề, hăng say học tập, rèn luyện để trở thành người thợ bậc cao, tay
nghề giỏi.
-
Thể chất, quốc phòng
+
Có hiểu biết về phương pháp rèn luyện thể chất và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+Thường
xuyên rèn luyện thân thể để có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
3.
Cơ hội làm việc
Người
có bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề có thể làm việc trong phòng thí nghiệm, phòng
kỹ thuật,các xưởng sản xuất tại các xí nghiệp, nhà máy sản xuất rượu, bia của
tư nhân và quốc doanh trong cả nước.
II
.THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1.
Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
-
Thời gian đào tạo : 02 năm
-
Thời gian học tập : 90 tuần
-
Thời gian thực học tối thiểu: 2660 giờ
-
Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 200 giờ; (Trong đó thi tốt
nghiệp: 80 giờ)
2.
Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
-
Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 giờ.
-
Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: . 2450 giờ
+
Thời gian học bắt buộc: 1805 giờ; Thời gian học tự chọn: 645 giờ.
+
Thời gian học lý thuyết: 525 giờ; Thời gian học thực hành: 1280 giờ.
3.Thời
gian học văn hoá Trung học ph ổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung
học cơ sở: 1200 giờ
(
Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng
môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo
dục Trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo
lo gic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng
chuyên môn nghề có hiệu quả)
III.
DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
I
|
Các môn học chung
|
210
|
106
|
87
|
17
|
MH 01
|
Chính
trị
|
30
|
22
|
6
|
2
|
MH 02
|
Pháp
luật
|
15
|
10
|
4
|
1
|
MH 03
|
Giáo
dục thể chất
|
30
|
3
|
24
|
3
|
MH 04
|
Tin
học
|
30
|
13
|
15
|
2
|
MH 05
|
Ngoại
ngữ
|
60
|
30
|
25
|
2
|
MH 06
|
Giáo
dục quốc phòng- An ninh
|
45
|
28
|
13
|
4
|
II
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
|
1805
|
540
|
1251
|
99
|
II.1
|
Các
môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
|
405
|
221
|
160
|
24
|
MH 07
|
Điện
kỹ thuật
|
30
|
18
|
10
|
2
|
MH 08
|
Hoá
sinh thực phẩm
|
90
|
44
|
40
|
6
|
MH 09
|
Vi
sinh vật thực phẩm
|
90
|
45
|
40
|
5
|
MH 10
|
Vệ
sinh an toàn thực phẩm
|
30
|
23
|
05
|
2
|
MH 11
|
An
toàn và bảo hộ lao động
|
30
|
18
|
10
|
2
|
MH 12
|
Các
quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm
|
105
|
55
|
45
|
5
|
MH 13
|
Bao
bì thực phẩm
|
30
|
18
|
10
|
2
|
II.2
|
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề
|
1400
|
262
|
1075
|
63
|
MĐ 14
|
Tiếp
nhận nguyên liệu sản xuất rượu, bia
|
120
|
28
|
85
|
7
|
MĐ 15
|
Chuẩn
bị dịch lên men rượu etylic
|
120
|
23
|
90
|
7
|
MĐ 16
|
Lên
men rượu etylic
|
90
|
28
|
57
|
5
|
MĐ 17
|
Chưng
luyện, hoàn thiện rượu etylic
|
120
|
28
|
85
|
7
|
MĐ 18
|
Sản
xuất malt đại mạch
|
100
|
23
|
71
|
6
|
MĐ 19
|
Chuẩn
bị nguyên liệu thay thế trong sản xuất bia
|
120
|
23
|
91
|
6
|
MĐ 20
|
Chuẩn
bị dịch đường lên men bia
|
100
|
28
|
66
|
6
|
MĐ 21
|
Lên
men bia
|
100
|
28
|
66
|
6
|
MĐ 22
|
Hoàn
tất sản phẩm bia
|
120
|
28
|
86
|
6
|
MĐ 23
|
Đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
|
100
|
25
|
70
|
5
|
MĐ 24
|
Thực
tập tốt nghiệp
|
310
|
0
|
308
|
2
|
IV
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Nội
dung chi tiết có Phụ lục kèm theo )
V.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1.
Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời
gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự
chọn.
1.1.
Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
MĐ 25
|
Sản
xuất rượu khai vị (sampanh)
|
90
|
18
|
67
|
5
|
MĐ 26
|
Sản
xuất rượu rượu mùi
|
150
|
42
|
98
|
10
|
MĐ.27
|
Sản
xuất rượu vang
|
150
|
42
|
98
|
10
|
MĐ 28
|
Bồi
dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ
|
60
|
15
|
42
|
3
|
MĐ 29
|
Kiểm
tra, bảo dưỡng máy - thiết bị sản xuất rượu -bia
|
120
|
32
|
79
|
9
|
MH 30
|
Máy
và thiết bị thực phẩm
|
75
|
38
|
32
|
5
|
|
Tổng
cộng
|
645
|
187
|
407
|
42
|
(Nội
dung chi tiết có Phụ lục kèm theo )
1.2.
Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
-
Môn học đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến
thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc
tính đặc thù của từng vùng miền, từng địa phương;
-
Ngoài các môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3 các Trường/Cơ sở
dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn
được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho
Trường/Cơ sở mình;
-
Việc xác định các môn học tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
+
Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+
Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ)
hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;
+
Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;
+
Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.
-
Thời gian đào tạo các môn học tự chọn chiếm khoảng (20-30%) tổng số thời gian
học tập các môn học đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm từ ( 70-85%) và lý
thuyết từ 15-30%.
2.2.
Hướng dẫn thi tốt nghiệp
-
Thi tốt nghiệp thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp
trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH,
ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
-
Học sinh phải đạt yêu cầu tất cả các môn học trong chương trình sẽ được dự thi
tốt nghiệp để được cấp bằng Trung cấp nghề;
-
Các môn thi tốt nghiệp :
+
Chính trị : Theo quy định hiện hành
+
Lý thuyết nghề: Kết hợp kiến thức giữa các môn cơ sở với môn chuyên môn nghề
bao gồm :
-
Kiểm tra kiến thức cơ sở liên quan đến nghề gồm: Các quá trình công nghệ cơ
bản
trong chế biến thực phẩm; hoá sinh thực phẩm; vi sinh vi sinh vật thực phẩm;
-
Kiểm tra kiến thức chuyên môn nghề: mô tả được nội dung của mô đun như: Tiếp
nhận nguyên liệu rượu, bia; Chuẩn bị dịch lên men rượu etylic; Lên men rượu,
chuẩn bị dịch đường lên men bia;
-
Thực hành nghề :
+
Đánh giá kỹ năng về thao tác thực hiện từng công đoạn trong quy trình sản
xuất rượu như: Tiếp nhận nguyên liệu; chuẩn bị dịch lên men rượu etylic; chiết
chai, đóng nắp;
+
Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo
quy định hiện hành.
TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Chính
trị
|
Viết
|
Không
quá 120 phút
|
2
|
Văn
hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở
|
Viết,
trắc nghiệm
|
Theo
Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
3
|
Kiến
thức kỹ năng nghề
|
|
|
|
-
Lý thuyết
|
Viết;
Vấn đáp; Trắc nghiệm
|
Không
quá 180 phút
|
|
-
Thực hành nghề
|
Thực
hiện kỹ năng nghề:
-Thao
tác một công đoạn trong quy trình sản xuất rượu, bia
-
Thao tác vận hành, kiểm tra máy móc thiết bị
|
Không
quá 8 giờ
|
3.
Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá(
được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt đuợc mục tiêu giáo dục toàn diện
-
Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp
đang theo học; Trường/Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại
tại một số nhà máy hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo
thích hợp.
-
Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính
khoá vào thời điểm thích hợp.
4.
Các chú ý khác
-
Thực hành môn học: Thời gian và nội dung theo đề cương chi tiết trong khung
chương trình.
-
Thực tập nghề nghiệp
+
Thời gian và nội dung được xác định chi tiết trong các mô đun đào tạo nghề của
chương trình khung
+
Các Trường/Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, tổ chức giảng dạy và
hướng dẫn viết báo cáo thực tập
+
Riêng đối với các mô đun đào tạo nghề tự chọn nếu các Trường/Cơ sở dạy nghề bổ sung
thêm thì trong đề cương chi tiết phải xác định rõ nội dung và thời gian cụ thể
cho các hoạt động thực hành rèn kỹ năng.
-
Thực tập tốt nghiệp :
+
Thời gian và nội dung theo chương trình khung.
+
Các Trường/Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, xây dựng đề cương chi
tiết và hướng dẫn viết báo cáo cho phù hợp với nội dung tại địa điểm thực tập.
PHỤ LỤC 4B:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
Tên
nghề: Sản xuất rượu bia
Mã
nghề: 50540109
Trình
độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối
tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung
học phổ thông và tương đương;
Số
lượng môn học/mô đun đào tạo: 38
Bằng
cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt
nghiệp Cao đẳng nghề,
I.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.Kiến
thức kỹ năng nghề nghiệp
-
Kiến thức
+
Trình bày được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của một số loại thiết bị chính
thường được sử dụng trong sản xuất rượu, bia;
+
Mô tả được các thao tác, cách hiệu chỉnh, vận hành các thông số kỹ thuật, chế
độ vệ sinh và bảo dưỡng các thiết bị;
+
Trình bày được nguyên lý cơ bản của quá trình sản xuất rượu, bia;
+
Vận dụng được những kiến thức cơ bản trong các môn học vào chuyên môn nghề nhằm
đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm;
+
Nêu được các bước và yêu cầu của từng bước thực hiện các công việc trong qui
trình sản xuất rượu, bia;
+
Trình bày được nội dung công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm
rượu, bia;
+
Phát hiện được các nguyên nhân làm hư hỏng hoặc làm giảm độ chính xác trên các
dây chuyền sản xuất; đề xuất được các biện pháp khắc phục,phòng ngừa hoặc
phương án cải tiến;
+
Đề ra được giải pháp xử lý các tình huống thường xảy ra trong quá trình thực
hiện các công việc trong sản xuất rượu, bia;
+
Trình bày được các nội dung tổ chức quản lý sản xuất trong các cơ sở sản xuất,
chế biến thực phẩm;
+
Trình bày được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thực
hiện các thao tác.
-
Kỹ năng
+
Vận hành và sử dụng thành thạo các loại máy, thiết bị được sử dụng trong quá
trình sản xuất rượu, bia;
+
Thực hiện các thao tác vận hành, kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng máy, thiết bị chế
biến theo đúng trình tự qui định, đảm bảo an toàn;
+
Thực hiện thành thạo các thao tác đối với từng công đoạn trong quá trình sản
xuất;
+
Sản xuất được sản phẩm rượu, bia theo quy trình công nghệ đạt các chỉ tiêu chất
lượng sản phẩm yêu cầu, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và
năng suất lao động;
+
Thực hiện đầy đủ, đúng trình tự các nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng sản
phẩm ở từng công đoạn sản xuất;
+
Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất một phân xưởng; một ca hoặc một tổ sản
xuất;
+
Giải quyết được công việc một cách độc lập, đồng thời phối hợp được với đồng
nghiệp trong phân xưởng, ca sản xuất và tổ sản xuất khi thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn;
+
Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát được về chuyên môn đối với công nhân trình độ
trung cấp và sơ cấp nghề trong quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu
chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động;
+
Phân tích, đánh giá và xử lý được các sự cố thường xảy ra trong quá trình sản
xuất. Đề ra được những quyết định kỹ thuật có tính chuyên môn sâu và có năng
lực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực chuyên môn;
+Thực
hiện đúng qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động trong toàn bộ
quá trình sản xuất.
2.
Chính trị; đạo đức; thể chất và quốc phòng
-
Chính trị, đạo đức
+
Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh
và đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống dân tộc, giai cấp công nhân
Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động tốt;
+
Có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, có
đạo đức tốt, có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp;
+
Khiêm tốn, cần cù, giản dị, có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần làm chủ tập
thể, yêu nghề, hăng say học tập, rèn luyện để trở thành người thợ bậc cao, tay
nghề giỏi;
+
Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị, bảo vệ môi trường và
sức
khoẻ cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
+
Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.
-
Thể chất, quốc phòng
+
Thực hiện và hiểu biết được được một số kỹ năng quân sự, xây dựng nên quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;
+
Có hiểu biết về phương pháp rèn luyện thể chất và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng;
+
Thường xuyên rèn luyện thân thể để có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
3
. Cơ hội việc làm
Người
có bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề sản xuất rượu, bia có thể làm việc tại các
phòng kỹ thuật, xưởng sản xuất của các cơ sở sản xuất rượu, bia.
II.
THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1.
Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
-
Thời gian đào tạo 3 năm
-
Thời gian học tập : 131 tuần
-
Thời gian thực học tối thiểu: 3885 giờ
-
Thời gian ôn, kiểm tra và thi hết môn và thi tốt nghiệp: 400 giờ (Trong đó thi
tốt nghiệp: 80giờ)
2.
Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
-
Thời gian học các môn chung bắt buộc: 450 giờ;
-
Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3435 gìơ;
+
Thời gian học bắt buộc: 2635 giờ; Thời gian học tự chọn : 800 giờ.
+
Thời gian học lý thuyết: 832 giờ; Thời gian học thực hành: 1803 giờ.
III.
DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN PHỐI THỜI
GIAN, ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT, CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC
Mã MH,MĐ
|
Tên mô đun, môn học
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
I
|
Các môn chung
|
450
|
220
|
200
|
30
|
MH 01
|
Chính
trị
|
90
|
60
|
24
|
6
|
MH 02
|
Pháp
luật
|
30
|
21
|
7
|
2
|
MH 03
|
Giáo
dục thể chất
|
60
|
4
|
52
|
4
|
MH 04
|
Giáo
dục quốc phòng- An ninh
|
75
|
58
|
13
|
4
|
MH 05
|
Tin
học
|
75
|
17
|
54
|
4
|
MH 06
|
Ngoại
ngữ
|
120
|
60
|
50
|
10
|
II
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
|
2635
|
773
|
1728
|
134
|
II.1
|
Các
môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
|
615
|
366
|
210
|
39
|
MH 07
|
Điện
kỹ thuật
|
30
|
18
|
10
|
2
|
MH 08
|
Hoá
sinh thực phẩm
|
90
|
44
|
40
|
6
|
MH 09
|
Vi
sinh vật thực phẩm
|
90
|
45
|
40
|
5
|
MH 10
|
Vệ
sinh an toàn thực phẩm
|
30
|
23
|
05
|
2
|
MH 11
|
An
toàn và bảo hộ lao động
|
30
|
18
|
10
|
2
|
MH 12
|
Tổ
chức sản xuất
|
30
|
24
|
04
|
2
|
MH 13
|
Các
quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm
|
105
|
75
|
25
|
5
|
MH 14
|
Bao
bì thực phẩm
|
30
|
18
|
10
|
2
|
MH 15
|
Máy
và thiết bị thực phẩm
|
75
|
37
|
33
|
5
|
MH 16
|
Quản
lý chất lượng thực phẩm
|
45
|
29
|
13
|
3
|
MH 17
|
Phân
tích thực phẩm
|
60
|
35
|
20
|
5
|
II.2
|
Các
môn học, mô đun chuyên môn nghề
|
2020
|
407
|
1518
|
95
|
MĐ 18
|
Tiếp
nhận nguyên liệu sản xuất rượu, bia
|
120
|
33
|
80
|
7
|
MĐ 19
|
Chuẩn
bị dịch lên men rượu etylic
|
120
|
32
|
79
|
9
|
MĐ 20
|
Lên
men rượu etylic
|
120
|
32
|
81
|
7
|
MĐ 21
|
Chưng
luyện, hoàn thiện sản phẩm rượu etylic
|
150
|
33
|
108
|
9
|
MĐ 22
|
Sản
xuất malt đại mạch
|
150
|
37
|
103
|
10
|
MĐ 23
|
Chuẩn
bị nguyên liệu thay thế trong sản xuất bia
|
150
|
28
|
112
|
10
|
MĐ 24
|
Chuẩn
bị dịch đường lên men bia
|
100
|
28
|
66
|
6
|
MĐ 25
|
Lên
men bia
|
150
|
33
|
110
|
7
|
MĐ 26
|
Hoàn
tất sản phẩm bia
|
120
|
36
|
80
|
4
|
MĐ 27
|
Kiểm
tra sản xuất
|
120
|
32
|
81
|
7
|
MĐ 28
|
Đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
|
125
|
35
|
83
|
7
|
MĐ 29
|
Thực
hiện an toàn lao động và môi trường
|
75
|
15
|
57
|
3
|
MĐ 30
|
Quản
lý sản xuất
|
120
|
33
|
80
|
7
|
MĐ 31
|
Thực
tập tốt nghiệp
|
400
|
0
|
398
|
2
|
IV.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Nội
dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1.
Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn;thời gian; phân
bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1.
Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô đun tự chọn
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
MĐ.32
|
Bồi
dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ
|
60
|
15
|
42
|
3
|
MĐ.33
|
Sản
xuất rượu vang
|
150
|
42
|
98
|
10
|
MĐ.34
|
Sản
xuất rượu khai vị
|
150
|
42
|
98
|
10
|
MĐ.35
|
Sản
xuất rượu mùi
|
150
|
42
|
98
|
10
|
MĐ.36
|
Tiếng
Anh chuyên ngành
|
70
|
23
|
42
|
5
|
MĐ.37
|
Ngăn
chặn sự nhiễm tạp vi sinh vật
|
100
|
28
|
67
|
5
|
MĐ.38
|
Kiểm
tra, bảo dưỡng máy - thiết bị sản xuất
|
120
|
38
|
75
|
7
|
|
Tổng cộng
|
800
|
230
|
520
|
50
|
1.2.
Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học,mô đun đào tạo nghề tự chọn
-
Môn học đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến
thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc
tính đặc thù của từng vùng miền, từng địa phương;
-
Ngoài các môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3 các Trường/Cơ sở
dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn
được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho
Trường/Cơ sở mình;
Việc
xác định các môn học tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
-
Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
-
Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ)
hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;
-
Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;
-
Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.
Thời
gian đào tạo các môn học tự chọn chiếm khoảng (20-30%) tổng số thời gian học
tập các môn học đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm từ ( 65-75%) và
lý thuyết từ 25-35%.
2.2.
Hướng dẫn thi tốt nghiệp
-
Thi tốt nghiệp thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp
trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-
BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội;
-
Học viên phải đạt yêu cầu tất cả các môn học trong chương trình mới được dự thi
tốt nghiệp để được cấp bằng Cao đẳng nghề.
-
Các môn thi tốt nghiệp :
+
Chính trị: Theo quy định hiện hành
+
Lý thuyết nghề: Kết hợp kiến thức giữa các môn cơ sở với môn chuyên môn nghề
bao gồm:
-
Kiểm tra kiến thức cơ sở liên quan đến nghề gồm: Các quá trình công nghệ cơ bản
trong chế biến thực phẩm; hoá sinh thực phẩm; vi sinh vật thực phẩm; máy và
thiết bị thực phẩm;
-
Kiểm tra kiến thức chuyên môn nghề: mô tả được nội dung của mô đun như: Tiếp
nhận nguyên liệu rượu, bia; Chuẩn bị dịch lên men rượu cồn; Lên men rượu,
Chuẩn bị dịch đường lên men bia; Thực hiện quá trình lên men bia; Kiểm tra chất
lượng sản phẩn; an toàn lao động và môi trường.
+
Thực hành nghề :
-
Đánh giá kỹ năng về thao tác thực hiện từng công đoạn trong quy trình sản xuất
rượu, bia như: Tiếp nhận nguyên liệu; chuẩn bị dịch lên men rượu, bia; Chưng
luyện; Thực hiện quá trình lên men bia; chiết rót,đóng nắp;
-
Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo
quy định hiện hành.
TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Chính
trị
|
Viết
|
Không
quá 120 phút
|
2
|
Kiến
thức kỹ năng nghề
|
|
|
|
-
Lý thuyết
|
Viết;
Vấn đáp; Trắc nghiệm
|
Không
quá 180 phút
|
|
-
Thực hành nghề
|
Thực
hiện kỹ năng nghề:
-
Thao tác một công đoạn trong quy trình sản xuất rượu, bia
-
Thao tác vận hành, kiểm tra máy móc thiết bị
|
Không
quá 8 giờ
|
3.
Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá
(được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn
diện
-
Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để ngưòi học có nhận thức đầy đủ về nghề
nghiệp đang theo học; Trường/Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã
ngoại tại một số nhà máy hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào
tạo thích hợp;
-
Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính
khoá vào thời điểm thích hợp.
4.
Các chú ý khác
-
Thực hành môn học : Thời gian và nội dung theo đề cương chi tiết trong khung
chương trình;
-
Thực tập nghề nghiệp
+
Thời gian và nội dung được xác định chi tiết trong các mô đun đào tạo nghề của
chương trình khung;
+
Các Trường/Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, tổ chức giảng dạy và
hướng dẫn viết báo cáo thực tập;
+
Riêng đối với các mô đun đào tạo nghề tự chọn nếu các Trường/Cơ sở dạy nghề bổ
sung thêm thì trong đề cương chi tiết phải xác định rõ nội dung và thời gian cụ
thể cho các hoạt động thực hành rèn kỹ năng.
-
Thực tập tốt nghiệp:
+
Thời gian và nội dung theo chương trình khung;
+
Các Trường/Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, xây dựng đề cương chi
tiết và hướng dẫn viết báo cáo cho phù hợp với nội dung tại địa điểm thực tập./.
PHỤ LỤC 5:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ
“CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỦY SẢN”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2009 /TT - BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
PHỤ LỤC 5A:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Tên
nghề: Chế biến và bảo quản Thủy sản
Mã
nghề: 40540105
Trình
độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối
tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung
học phổ thông và tương đương;
(Tốt
nghiệp Trung học cơ sở và tương đương thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo
qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Số
lượng môn học, mô đun đào tạo: 30
Bằng
cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,
I.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
-
Kiến thức:
+
Nhận dạng và gọi tên được các loài động vật thuỷ sản có giá trị kinh tế bằng
tiếng Việt. Nêu được thành phần, tính chất của nguyên liệu thuỷ sản và những
biến đổi chính của nguyên liệu thuỷ sản sau khi chết;
+
Hiểu và trình bày được nguyên lý của các phương pháp bảo quản sống, tươi nguyên
liệu thuỷ sản. Nêu được nguyên tắc bảo quản vận chuyển nguyên liệu thuỷ sản
sống, tươi;
+
Trình bày được các bước tiến hành quy trình chế biến các sản phẩm thuỷ sản
như: lạnh đông, đồ hộp, khô, nước mắm, Agar... Nêu được nguyên tắc cấu tạo,
thao tác cơ bản của một số máy và thiết bị chế biến và những dụng cụ thường dùng
để theo dõi, kiểm tra trong quá trình chế biến và bảo quản thủy sản;
+
Trình bày được một số phương pháp kiểm tra, đánh giá được chất lượng nguyên
liệu và chất lượng sản phẩm thuỷ sản. Hiểu và trình bày được chương trình quản
lý chất lượng thuỷ sản theo quy định. Trình bày được nguyên tắc vệ sinh công
nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản và
nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất.
-
Kỹ năng:
+
Phân loại được nguyên liệu thủy sản theo chất lượng và kích cỡ. Thực hiện
được
các thao tác bảo quản và vận chuyển được nguyên liệu thuỷ sản tươi;
+
Thực hiện được các công đoạn trong qui trình chế biến sản phẩm thủy sản;
+
Sử dụng được thiết bị đo và vận hành được một số máy và thiết bị cơ bản trong
quá trình chế biến;
+
Áp dụng được chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thuỷ sản theo
quy định;
+
Kiểm tra được một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm thuỷ sản;
+
Thực hiện được an toàn lao động.
2.
Chính trị, đạo đức; thể chất và quốc phòng
-
Chính trị, đạo đức:
+
Nhận thức lý luận: Nêu được đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, phương
hướng phát triển của ngành;
+
Phẩm chất đạo đức: Có đức tính cần cù, giản dị, khiêm tốn, trung thực, có kỷ luật,
tinh thần tập thể, yêu nghề, hăng hái rèn luyện và học tập, có khả năng lao
động, không ngừng vươn lên.
-
Thể chất, quốc phòng:
+
Có đủ sức khoẻ để làm việc lâu dài theo yêu cầu của nghề;
+
Nêu được kiến thức cơ bản và thực hiện được các kỹ năng quốc phòng phổ thông.
Có khả năng chiến đấu, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc.
3.
Cơ hội việc làm:
Sau
khi học xong học sinh có thể làm việc tại các cơ sở chế biến thuỷ sản thuộc mọi
thành phần kinh tế: hộ gia đình, hợp tác xã chế biến và thương mại thủy sản,
doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phẩn, công ty nhà nước.
II.
THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1.
Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
-
Thời gian đào tạo: 02 năm
-
Thời gian học tập: 90 tuần
-
Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ
-
Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 150 giờ( Trong đó thi tốt nghiệp:60 giờ)
2.
Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
-
Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
-
Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ bao gồm:
+
Thời gian học bắt buộc: 1655 giờ ; Thời gian học tự chọn: 685 giờ
+
Thời gian học lý thuyết: 700 giờ; Thời gian học thực hành: 1640 giờ
3.
Thời gian học các môn văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt
nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ.
(Danh
mục các môn văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học
theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Việc bố trí trình tự học tập các môn
học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến
thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả )
III.
DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN.
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo ( giờ )
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
I
|
Các môn học chung
|
210
|
106
|
87
|
17
|
MH 01
|
Chính
trị
|
30
|
22
|
6
|
2
|
MH 02
|
Pháp
luật
|
15
|
10
|
4
|
1
|
MH 03
|
Giáo
dục thể chất
|
30
|
3
|
24
|
3
|
MH 04
|
Giáo
dục quốc phòng - An ninh
|
45
|
28
|
13
|
4
|
MH 05
|
Tin
học
|
30
|
13
|
15
|
2
|
MH 06
|
Ngoại
ngữ
|
60
|
30
|
25
|
5
|
II
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
|
1655
|
527
|
1022
|
106
|
II.1
|
Các
môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
|
195
|
130
|
54
|
12
|
MH 07
|
Hoá
sinh học thực phẩm
|
60
|
40
|
17
|
3
|
MH 08
|
Vi
sinh vật thực phẩm
|
45
|
28
|
15
|
2
|
MH 09
|
Quá
trình và thiết bị công nghệ thực phẩm
|
45
|
30
|
10
|
5
|
MH 10
|
Kỹ
thuật lạnh cơ sở
|
45
|
30
|
12
|
3
|
II.2
|
Các
môn học, mô đun kỹ thuật chuyên môn nghề
|
1460
|
397
|
968
|
96
|
MH 11
|
Máy
và thiết bị
|
45
|
25
|
14
|
6
|
MH 12
|
Quản
lý chất lượng thủy sản
|
30
|
25
|
2
|
3
|
MH 13
|
Vệ
sinh xí nghiệp chế biến thuỷ sản
|
30
|
25
|
2
|
3
|
MH 14
|
Bao
bì thực phẩm
|
45
|
30
|
12
|
3
|
MH 15
|
An
toàn lao động
|
30
|
25
|
0
|
5
|
MĐ 16
|
Thu
mua, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu thủy sản
|
145
|
33
|
106
|
6
|
MĐ 17
|
Chế
biến lạnh đông thủy sản
|
175
|
35
|
127
|
13
|
MĐ 18
|
Chế
biến khô thuỷ sản
|
155
|
25
|
119
|
11
|
MĐ 19
|
Chế
biến nước mắm
|
175
|
36
|
126
|
13
|
MĐ 20
|
Chế
biến đồ hộp thuỷ sản
|
165
|
34
|
117
|
14
|
MĐ 21
|
Kiểm
tra chất lượng thuỷ sản
|
200
|
64
|
120
|
16
|
MĐ 22
|
Thực
tập sản xuất tại cơ sở
|
265
|
40
|
225
|
0
|
IV.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Nội
dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1.
Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời
gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự
chọn
1.1.
Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô đun tự chọn
|
Thời gian đào tạo ( giờ )
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
MH24
|
Phụ
gia thực phẩm
|
30
|
20
|
8
|
2
|
MH26
|
Sản
xuất sạch hơn
|
45
|
35
|
5
|
5
|
MH28
|
Xử
lý nước thải
|
30
|
20
|
7
|
3
|
MĐ29
|
Chế
biến surimi
|
115
|
20
|
90
|
5
|
MĐ31
|
Chế
biến Thủy sản tẩm gia vị
|
120
|
20
|
94
|
6
|
MĐ32
|
Chế
biến agar- agar
|
115
|
25
|
81
|
9
|
MĐ33
|
Chế
biến bột cá
|
115
|
25
|
90
|
5
|
MĐ36
|
Chế
biến sản phẩm hun khói
|
115
|
25
|
81
|
9
|
Tổng cộng
|
685
|
185
|
456
|
44
|
1.2.
Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
-
Ngoài các môn học và mô đun tự chọn đề xuất nói trên, các trường có thể chọn bổ
sung hoặc thay thế bằng trong các môn học, mô đun khác dưới đây:
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô đun tự chọn
|
Thời gian đào tạo ( giờ )
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
MH25
|
Hoá
dinh dưỡng
|
30
|
20
|
7
|
3
|
MH27
|
Môi
trường và bảo vệ nguồn lợi
|
30
|
25
|
3
|
2
|
MĐ30
|
Chế
biến chả cá
|
115
|
20
|
86
|
9
|
MĐ34
|
Chế
biến dầu cá
|
115
|
25
|
81
|
9
|
MĐ35
|
Chế
biến các sản phẩm mô phỏng
|
115
|
20
|
86
|
9
|
-
Tuỳ theo điều kiện từng trường, trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm vùng miền mà có
thể chọn các số môn học, mô đun tự chọn theo danh mục ở trên với thời lượng
phân bổ kèm theo sao cho đảm bảo tổng thời gian tự chọn theo qui định. Các
trường có thể đưa vào các môn học, mô đun tự chọn khác với danh mục trên,
nhưng cần đảm bảo tổng số thời gian dành cho môn tự chọn.
-
Các trường tự xây dựng đề cương chi tiết khi xây dựng "Chương trình dạy
nghề" theo danh mục trên. Chú ý chọn số môn học, mô đun sao cho tổng thời
giờ nằm trong qui định và đảm bảo thời gian cho từng môn học, môđun tự chọn sao
cho tổng của chúng không vượt quá khung thời gian cho phép là 685 giờ. Như vậy
các trường nếu không biết chọn có thể chọn các môn học ở mục 1.1 còn nếu không
sẽ chọn các môn học khác hoặc tự xây dựng mới các môn học theo hướng dẫn tại mục
1.2 và chương trình khung Trung cấp nghề vẫn đảm bảo có mục số lượng các môn
học và mô đun chuẩn xác.
2.
Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1.
|
Chính
trị
|
Viết
tự luận
Trắc
nghiệm
|
Không
quá 120 phút
Không
quá 60 phút
|
2.
|
Văn
hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS
|
Viết,
trắc nghiệm
|
Không
quá 120 phút
|
3.
|
Kiến
thức, kỹ năng nghề:
|
|
|
|
Lý
thuyết nghề
|
Viết
tự luận hoặc trắc nghiệm
Vấn
đáp
|
Không
quá 180 phút
60
phút trong đó 30 phút chuẩn bị, 20 phút trả lời
|
|
Thực
hành nghề
|
Bài
thi thực hành
|
1
đến 3 ngày và không quá 8 h/ngày
|
3.
Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa
(được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn
diện).
-
Tham gia giải chạy, hội khoẻ được tổ chức ở địa phương hàng năm: Theo lịch của
địa phương, sử dụng ngày thứ bẩy trong tuần hoặc tính vào thời gian dự phòng;
-
Hội diễn văn nghệ nhân các ngày lễ hàng năm, các giải thể dục thể thao cấp
trường: Tính vào thời gian dự phòng;
-
Nghe nói chuyện thời sự, chuyên đề: Sử dụng ngày thứ bẩy trong tuần;
-
Các hoạt động khác: Sử dụng thời gian dự phòng./.
PHỤ LỤC 5B:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
Tên
nghề: Chế biến và bảo quản thủy sản
Mã
nghề: 50540105
Trình
độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối
tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung
học phổ thông và tương đương;
Số
lượng môn học, mô đun đào tạo: 36
Bằng
cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt
nghiệp cao đẳng nghề,
I.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
-
Kiến thức:
+
Nhận dạng và gọi được tên và tên thương mại các loài động vật thuỷ sản có giá
trị kinh tế bằng tiếng Việt và tên tiếng Anh thương mại. Đánh giá được chất
lượng nguyên liệu ban đầu. Nêu được thành phần và tính chất của nguyên liệu
thuỷ sản và những biến đổi chính của nguyên liệu thuỷ sản sau khi chết, giải
thích nguyên nhân và các biện pháp khắc;
+
Trình bày được nguyên lý của các phương pháp bảo quản sống, tươi nguyên liệu
thuỷ sản. Phân tích được hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của nguyên liệu thuỷ
sản và các biện pháp khắc phục trong quá trình bảo quản;
+
Nêu được nguyên tắc vận chuyển nguyên liệu Thuỷ sản sống, tươi;
+
Trình bày và giải thích được các bước tiến hành quy trình chế biến các sản phẩm
thuỷ sản như lạnh đông, đồ hộp, khô, nước mắm. Nêu được cấu tạo và nguyên lý
hoạt động của máy và thiết bị chế biến và những dụng cụ thường dùng để theo
dõi, kiểm tra trong quá trình chế biến và bảo quản thủy sản. Nêu được nguyên
nhân và cách khắc phục những sự cố xảy ra;
+
Trình bày được các phương pháp kiểm tra, đánh giá được chất lượng nguyên liệu
và chất lượng sản phẩm thuỷ sản. Xây dựng được chương trình quản lý chất lượng
sản phẩm theo quy định;
+
Trình bày được nguyên tắc và đặc điểm quá trình vệ sinh công nghiệp trong các
xí nghiệp chế biến thuỷ sản. Nêu được nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động trong
quá trình sản xuất;
+
Nêu được cách tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp chế biến thuỷ sản.
-
Kỹ năng:
+
Phân loại được nguyên liệu thủy sản theo loài, chất lượng và cỡ;
+
Thực hiện được công việc bảo quản tươi, sống nguyên liệu thuỷ sản đáp ứng đúng
yêu cầu kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu;
+
Thực hiện được các thao tác trong qui trình chế biến sản phẩm thủy sản.
Đề
xuất các biện pháp và khắc phục được sự cố xảy ra trong quá trình chế biến;
+
Sử dụng được các thiết bị đo, lắp đặt và vận hành được một số máy và thiết bị
trong quá trình chế biến;
+
Tham gia xây dựng kế hoạch kiểm tra. Triển khai áp dụng được chương trình kiểm
tra vào trong thực tế sản xuất;
+
Kiểm tra được một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. Đánh giá được chất lượng
sản phẩm;
+
Tổ chức thực hiện được các hoạt động của một ca sản xuất tại cơ sở chế biến
Thuỷ sản, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền và triển khai công tác vệ sinh an
toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
2.
Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng:
-
Chính trị, đạo đức.
+
Nhận thức lý luận: Nêu được đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, phương
châm đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật, phương hướng phát triển của
ngành;
+
Phẩm chất đạo đức: Có đức tính cần cù, giản dị, khiêm tốn, trung thực, có kỷ luật,
tinh thần tập thể, yêu nghề, hăng hái rèn luyện và học tập, có khả năng lao
động sáng tạo, không ngừng vươn lên hoàn thiện nhân cách.
-
Thể chất quốc phòng:
+
Có đủ sức khoẻ để làm việc lâu dài theo yêu cầu của nghề;
+
Nêu được kiến thức cơ bản và thực hiện được các kỹ năng quốc phòng phổ thông.
Có khả năng chiến đấu và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc.
3.
Cơ hội việc các tổ chức cá nhân:
Sau
khi học xong, sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động chế biến các mặt hàng
thuỷ sản hoặc quản lý xí nghiệp ở các cơ sở chế biến Thuỷ sản thuộc mọi thành
phần kinh tế.
II.
THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN TỐI THIỂU.
1.
Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
-
Thời gian đào tạo : 3 năm.
-
Thời gian học tập : 131 tuần.
-
Thời gian thực học tối thiểu: 3.750 giờ
-
Thời gian ôn kiểm tra: 300 giờ. (Trong đó thi tốt nghiệp: 120 giờ).
2.
Phân bổ thời gian học tối thiểu:
-
Thời gian học môn học chung bắt buộc: 450giờ.
-
Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ, trong đó:
+
Thời gian học bắt buộc: 2310 giờ; Thời gian học tự chọn: 990 giờ
+
Thời gian học lý thuyết: 1087 giờ; Thời gian học thực hành: 2213 giờ.
III.
DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
I
|
Các môn học chung
|
450
|
220
|
200
|
30
|
MH01
|
Chính
trị
|
90
|
60
|
24
|
6
|
MH02
|
Pháp
luật
|
30
|
21
|
7
|
2
|
MH03
|
Giáo
dục thể chất
|
60
|
4
|
52
|
4
|
MH04
|
Giáo
dục quốc phòng- An ninh
|
75
|
58
|
13
|
4
|
MH05
|
Tin
học
|
75
|
17
|
54
|
4
|
MH06
|
Ngoại
ngữ (Tiếng Anh)
|
120
|
60
|
50
|
10
|
II
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
|
2310
|
871
|
1439
|
150
|
II.1
|
Các
môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
|
370
|
235
|
135
|
29
|
MH46
|
Hoá
đại cương
|
60
|
45
|
15
|
6
|
MH07
|
Hoá
sinh học thực phẩm
|
90
|
50
|
34
|
6
|
MH08
|
Vi
sinh vật thực phẩm
|
90
|
50
|
37
|
6
|
MH09
|
Quá
trình và thiết bị công nghệ thực phẩm
|
65
|
45
|
13
|
7
|
MH10
|
Kỹ
thuật lạnh cơ sở
|
65
|
45
|
16
|
4
|
II.2
|
Các
môn học, mô đun chuyên môn nghề
|
1940
|
636
|
1304
|
121
|
MH11
|
Máy
và thiết bị
|
60
|
35
|
25
|
4
|
MH12
|
Vệ
sinh xí nghiệp chế biến thủy sản
|
30
|
20
|
10
|
4
|
MH13
|
Bao
bì thực phẩm
|
45
|
30
|
15
|
3
|
MH14
|
An
toàn lao động
|
30
|
25
|
5
|
5
|
MH15
|
Phụ
gia thực phẩm
|
50
|
35
|
15
|
3
|
MH16
|
Quản
lý doanh nghiệp
|
60
|
50
|
10
|
5
|
MĐ17
|
Thu
mua, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu thuỷ sản
|
180
|
53
|
127
|
10
|
MĐ18
|
Chế
biến lạnh đông thuỷ sản
|
220
|
55
|
165
|
17
|
MĐ19
|
Chế
biến khô thuỷ sản
|
165
|
38
|
127
|
13
|
MĐ20
|
Chế
biến nước mắm
|
205
|
40
|
165
|
15
|
MĐ21
|
Chế
biến đồ hộp thuỷ sản
|
180
|
53
|
127
|
14
|
MĐ22
|
Kiểm
tra chất lượng thuỷ sản
|
225
|
78
|
147
|
16
|
MĐ23
|
Thực
tập sản xuất tại cơ sở
|
330
|
86
|
244
|
0
|
MĐ24
|
Quản
lý chất lượng thuỷ sản
|
160
|
38
|
112
|
12
|
IV.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC.
(Nội
dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ.
1.
Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn, thời gian,
phân bố thời gian cho môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn.
1.1.
Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun nghề tự chọn đề xuất:
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô đun tự chọn
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
MH25
|
Hoá
dinh dưỡng
|
30
|
25
|
5
|
3
|
MH26
|
Sản
xuất sạch hơn
|
45
|
35
|
10
|
5
|
MH27
|
Môi
trường và bảo vệ nguồn lợi
|
30
|
25
|
5
|
5
|
MH39
|
Kỹ
thuật điện
|
60
|
45
|
15
|
8
|
MH40
|
Chế
biến sản phẩm ăn liền
|
30
|
25
|
5
|
2
|
MH41
|
Hoá
lí hoá keo
|
50
|
40
|
10
|
3
|
MĐ29
|
Chế
biến Surimi
|
175
|
18
|
157
|
10
|
MĐ30
|
Chế
biến chả cá
|
150
|
15
|
135
|
8
|
MĐ31
|
Chế
biến thuỷ sản tẩm gia vị
|
250
|
28
|
222
|
10
|
MĐ32
|
Chế
biến Agar-agar
|
160
|
16
|
144
|
12
|
Tổng
|
980
|
269
|
645
|
66
|
1.2.
Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn.
-
Ngoài các môn học và mô đun tự chọn đề xuất nói trên, các trường có thể chọn bổ
sung hoặc thay thế bằng các môn học, mô đun khác dưới đây:
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô đun tự chọn
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
MH28
|
Xử
lý nước thải
|
30
|
20
|
10
|
3
|
MH43
|
Tiếng
Anh chuyên ngành
|
60
|
40
|
20
|
5
|
MH42
|
Tự
động hoá và dụng cụ đo
|
40
|
30
|
10
|
3
|
MĐ33
|
Chế
biến bột cá
|
160
|
10
|
150
|
10
|
MĐ34
|
Chế
biến dầu cá
|
160
|
10
|
150
|
10
|
MĐ35
|
Chế
biến các sản phẩm mô phỏng
|
160
|
10
|
150
|
10
|
MĐ36
|
Chế
biến sản phẩm hun khói
|
160
|
10
|
150
|
10
|
MĐ37
|
Chế
biến mắm các loại
|
150
|
33
|
117
|
7
|
MĐ38
|
Sản
xuất chitozan
|
180
|
53
|
127
|
10
|
MĐ44
|
Chế
biến keo Algenat
|
90
|
10
|
80
|
6
|
MĐ45
|
Chế
biến keo cá
|
90
|
10
|
80
|
5
|
-
Môn học/mô đun và nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do
trường xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù
của ngành, nghề hoặc vùng, miền;
-
Thời gian, phân bố thời gian và đề cương chi tiết cho chương trình môn học,
môđun đào tạo nghề tự chọn:
+
Thời gian cho mỗi chương bài và từng đề mục căn cứ vào khối lượng kiến thức lựa
chọn;
+
Đối với các mô đun, thời gian cho mỗi bài căn cứ vào khối lượng công việc lựa
chọn. Đảm bảo cho sinh viên hình thành các kỹ năng. Trên cơ sở trong thiết bị
hiện có của trường, theo quy định của Nhà nước.
2.
Hướng dẫn thi tốt nghiệp.
STT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Chính
trị
|
-
Viết tự luận
-
Trắc nghiệm
|
120 phút
60 phút
|
2
|
Kiến
thức kỹ năng nghề:
|
|
|
|
-
Lý thuyết nghề
-
Thực hành nghề
|
-
Vấn đáp
-
Viết
Bài
tập kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm.
|
40 phút chuẩn bị, 20 phút trả lời.
60-120 phút
4-8 giờ
|
3.
Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá(
được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn
diện.
-
Tham gia giải chạy, hội khoẻ được tổ chức ở địa phương hàng năm: Theo lịch của
địa phương, sử dụng ngày thứ bẩy trong tuần hoặc tính vào thời gian dự phòng;
-
Hội diễn văn nghệ nhân các ngày lễ hàng năm, các giải thể dục thể thao cấp
trường: Tính vào thời gian dự phòng;
-
Nghe nói chuyện thời sự, chuyên đề: Sử dụng ngày thứ bảy trong tuần;
-
Các hoạt động khác: Sử dụng thời gian dự phòng./.