BỘ QUỐC PHÒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 184/2017/TT-BQP
|
Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2017
|
THÔNG
TƯ
BAN
HÀNH QUY CHUẨN QCVN 09:2017/BQP, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI PHÁO MẶT ĐẤT
Căn cứ Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày
22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tiêu
chuẩn - Đo lường - Chất lượng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông
tư ban hành Quy chuẩn QCVN 09:2017/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn
lao động đối với pháo mặt đất.
Điều 1. Ban
hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực quân sự,
quốc phòng:
QCVN 09:2017/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về an toàn lao động đối với pháo mặt đất.
Điều 2. Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2017 và được áp dụng thống
nhất trong toàn quốc
Điều 3. Cục
trưởng Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Bế Xuân Trường
|
QCVN
09:2017/BQP
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI PHÁO MẶT ĐẤT
National
technical regulation on safe work for landing force artillery
Lời nói đầu
QCVN 09:2017/BQP do Bộ Tham mưu/Tổng cục
Kỹ thuật soạn thảo, Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng/Bộ Quốc phòng trình
duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số /2017/TT-BQP
ngày.... tháng.... năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
QUY CHUẨN KỸ
THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI PHÁO MẶT ĐẤT
National
technical regulation on safe work for landing force artillery
1 Quy định
chung
1.1 Phạm vi điều
chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các
yêu cầu kỹ thuật an toàn lao động trong khai thác pháo mặt đất (sau đây gọi tắt
là pháo): Pháo 76 mm (K54, K1943, K1942 ZIS-3); Pháo 85 mm (Đ44, K56); Pháo chống
tăng 100 mm MT-12; Pháo 105 mm (M101, M102); Pháo 122 mm (Đ30, Đ30A); Pháo 122
mm (M30, K38, K54); Pháo 122 mm (Đ74, K60); Pháo 130 mm (M46, K59, K59-1); Pháo
152 mm (Đ20, M47); Pháo 155 mm (M1, M2) hiện đang sử dụng trong Bộ Quốc phòng.
Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng
cho các loại pháo mặt đất lắp, đặt trên các phương tiện thủy và trên xe.
1.2 Đối tượng áp
dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khai thác pháo mặt đất tại Việt
Nam.
1.3 Thuật ngữ và
định nghĩa
Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1.3.1 Pháo mặt đất
là bộ phận hợp thành của trang bị quân khí, gián tiếp dùng để tiêu diệt sinh lực,
phương tiện kỹ thuật, phá hủy công trình trên mặt đất, trên biển.
1.3.2 Khai thác
pháo là quá trình phục vụ luân phiên liên tục của pháo, kết hợp giữa làm việc,
vận chuyển hành quân, cất giữ bảo quản và bị gián đoạn trong những trường hợp cần
thiết để tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.
Khai thác pháo gồm: Sử dụng pháo theo
đúng chức năng, vận chuyển hành quân, bảo đảm kỹ thuật và cất giữ pháo.
1.3.2.1 Sử dụng pháo theo
đúng chức năng là pháo được dùng để huấn luyện bộ đội, trực sẵn sàng chiến đấu
và chiến đấu.
1.3.2.2 Vận chuyển
hành quân là quá trình di chuyển pháo trong giai đoạn khai thác từ địa điểm này
sang địa điểm khác bằng các phương tiện vận tải khác nhau.
1.3.2.3 Bảo đảm kỹ
thuật pháo là tổng hợp các hình thức, biện pháp và hoạt động để duy trì và phục
hồi tính năng chiến kỹ thuật, độ tin cậy và tuổi thọ của pháo. Bảo đảm kỹ thuật
pháo gồm: Chuẩn bị sử dụng; bảo quản; kiểm tra kỹ thuật, kiểm định chất lượng; bảo
dưỡng kỹ thuật; sửa chữa và niêm cất.
1.3.2.4 Cất giữ pháo
là chế độ mà pháo không làm việc và cũng không có một chế độ vận hành riêng nào
của pháo được tiến hành (trừ quay lốp).
1.3.3 Nhà máy, xưởng,
trạm và phân đội sửa chữa pháo mặt đất là công trình quốc phòng, đảm bảo bảo dưỡng
kỹ thuật, sửa chữa các loại pháo mặt đất và được tổ chức thành 3 cấp:
- Nhà máy thực hiện sửa chữa lớn;
- Xưởng thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật,
sửa chữa vừa;
- Trạm, phân đội thực hiện bảo dưỡng kỹ
thuật, sửa chữa nhỏ.
1.3.4 Kho súng
pháo, khí tài lục quân là cơ sở kỹ thuật trong hệ thống tổ chức ngành kỹ thuật
Quân đội nhân dân Việt Nam; là nơi cất giữ súng pháo, khí tài, vật tư kỹ thuật
của Quân đội. Kho súng pháo, khí tài lục quân có thể gồm một hay nhiều nhà kho
và được tổ chức thành 3 cấp:
- Kho súng pháo, khí tài lục quân cấp
chiến lược;
- Kho súng pháo, khí tài lục quân cấp
chiến dịch;
- Kho súng pháo khí tài lục quân cấp
chiến thuật.
1.3.4.1 Nhà kho pháo
lâu bền là nhà kho được xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do Cục Quân khí/Tổng
cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng quy định và theo thiết kế của cơ quan chức năng.
1.3.4.2 Nhà kho pháo
tạm là nhà kho quá độ, không bảo đảm tiêu chuẩn của nhà kho lâu bền.
1.3.4.3 Lán tạm chứa
pháo là lán che để cất chứa pháo mặt đất một thời gian ngắn.
1.3.5 Bảo quản
pháo là tiến hành kiểm tra và lau chùi, bổ sung dầu mỡ... nhằm duy trì chất lượng,
đồng bộ, hình thức hiện có của pháo.
1.3.6 Bảo dưỡng kỹ
thuật pháo là tiến hành định kỳ hoặc không định kỳ các công việc như: Kiểm tra
thay dầu mỡ, điều chỉnh các tham số kỹ thuật, khắc phục hoặc thay thế các chi
tiết, phụ tùng bị hư hỏng hay hết tuổi thọ kỹ thuật và thực hiện các nội dung
khác theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất và Cục Quân khí/Tổng cục Kỹ
thuật/Bộ Quốc phòng
nhằm duy trì tính năng chiến thuật, kỹ thuật, độ tin cậy, phục hồi dự trữ kỹ
thuật và phòng ngừa hỏng hóc trong quá trình bảo quản, sử dụng pháo. Bảo dưỡng
kỹ thuật pháo có 2 hình thức:
- Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ;
- Bảo dưỡng kỹ thuật không định kỳ.
1.3.7 Sửa chữa pháo
là tiến hành tổng hợp các hình thức, biện pháp nhằm khắc phục những hư hỏng, phục
hồi và duy trì tính năng chiến thuật, kỹ thuật, tuổi thọ kỹ thuật, độ tin cậy,
tính đồng bộ của pháo đã bị tiêu hao hoặc mất đi trong quá trình khai thác. Sửa
chữa pháo được phân làm 3 mức:
- Sửa chữa lớn;
- Sửa chữa vừa;
- Sửa chữa nhỏ.
1.3.8 Khu vực bảo
quản, bảo dưỡng, sửa chữa pháo là khu vực ngoài trời hoặc trong nhà được phép
dùng để lau chùi, tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa pháo.
1.3.9 Trường bắn
pháo là khu vực: Không nằm trong quy hoạch xây dựng khu dân cư, các công trình
quân sự, dân sự; nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phải xa
vùng dân cư, làng mạc, các công trình dân sự, quân sự theo quy định; thuận tiện
trong cơ động di chuyển pháo đồng thời thỏa mãn các điều kiện kỹ thuật và an
toàn.
1.3.10 Khu vực cảnh
giới là khu vực mà những sản phẩm cháy (nổ) sinh ra khi bắn pháo còn đủ cường độ
gây tác hại đến người, các công trình và phương tiện.
1.4 Tài liệu viện
dẫn
1.4.1 Điều lệ công
tác kỹ thuật quân khí Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số
27/2011/TT-BQP ngày 17 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1.4.2 Quy định về
kho súng pháo, khí tài lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Thông
tư số 03/2011/TT-BQP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1.4.3 Thông tư số
267/2013/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định
quản lý, bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí, khí tài, đạn dược lục quân ở đơn vị.
1.4.4 Quy định quản
lý, bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí, khí tài, đạn dược lục quân ở biển đảo ban hành
kèm theo Thông tư số 194/2014/TT-BQP ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng.
1.4.5 Khi các nội
dung viện dẫn sử dụng trong quy chuẩn được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành thay
thế thì thực hiện theo tài liệu được ban hành mới nhất.
2 Quy định về
kỹ thuật
2.1 Pháo mặt đất
phải bảo đảm các yêu cầu
2.1.1 Bảo đảm các đặc
tính kỹ thuật tối thiểu theo yêu cầu kỹ thuật của pháo mặt đất cấp 2.
2.1.2 Bảo đảm các
yêu cầu tối thiểu theo Quy định về kho súng pháo, khí tài lục quân Quân đội
nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BQP ngày 25 tháng 01
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2.1.3 Bảo đảm các
yêu cầu tối thiểu theo Thông tư số 267/2013/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định quản lý, bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí, khí tài,
đạn dược lục quân ở đơn vị.
2.1.4 Bảo đảm các
yêu cầu tối thiểu theo Quy định
quản lý, bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí, khí tài, đạn dược lục quân ở biển đảo ban
hành kèm theo Thông tư số 194/2014/TT-BQP ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng.
2.2 Phân cấp chất
lượng
2.2.1 Cấp 1: Pháo
còn mới, chưa qua sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng còn tốt, chưa có hư hỏng, bảo đảm
chiến đấu tốt.
2.2.2 Cấp 2: Pháo
còn tốt, đã qua sử dụng hoặc đã qua sửa chữa, có thể có hư hỏng nhẹ nhưng không
ảnh hưởng đến sử dụng chiến đấu.
2.2.3 Cấp 3: Pháo
có hư hỏng tới mức cần sửa chữa vừa.
2.2.4 Cấp 4: Pháo
có hư hỏng tới mức cần sửa chữa lớn.
2.2.5 Cấp 5: Pháo
hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc sửa chữa không kinh tế.
2.2.6 Pháo cấp 1,
2, 5 là những cấp chính thức xác định tình trạng kỹ thuật của pháo; pháo cấp 3,
4 là những cấp tạm thời xác định tình trạng kỹ thuật của pháo để tiến hành sửa
chữa vừa, sửa chữa lớn. Sau khi sửa chữa xong, căn cứ tiêu chuẩn cụ thể để phân
cấp pháo theo các cấp chính thức.
Các pháo có chất lượng cấp 1 hoặc cấp
2 mới được sử dụng huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.
2.3 Yêu cầu với
pháo khi sử dụng
2.3.1 Cụm thân pháo
2.3.1.1 Nòng pháo cấp
1, 2 theo quy định tại Phụ lục A; bệ đặt ni-vô cho phép xước lõm nhẹ, nhưng
không han gỉ, độ sâu vết xước không
lớn hơn 0,05 mm, không ảnh hưởng tới việc đặt ni-vô, bảo đảm song song với trục
nòng pháo với sai lệch không lớn hơn 0-00,5 (0,5 ly giác). Độ sâu vết lõm bên
ngoài nòng pháo nằm trong phạm vi cho phép theo quy định tại Phụ lục B.
2.3.1.2 Loa hãm lùi,
then hãm nòng với hộp khóa nòng, vòng đai lắp hãm lùi, đẩy lên không nứt
vỡ. Vạch chuẩn của loa hãm lùi và miệng nòng phải trùng nhau, sai lệch trong phạm
vi cho phép. Các vết lồi lõm của loa
hãm lùi, vòng đai lắp hãm lùi, đẩy lên có độ sâu không lớn hơn 2 mm nhưng không
ảnh hưởng đến độ bên của loa và vòng đai.
2.3.1.3 Phần buồng đạn
và rãnh xoắn của pháo khóa nòng then và vành răng đứt đoạn của pháo khóa nòng
vít xước nhẹ, mất mạ crôm không lớn hơn 3% diện tích bề mặt, độ sâu không lớn
hơn 0,5 mm nhưng không ảnh hưởng đến việc hất vỏ đạn. Độ phình nòng theo quy định
tại Phụ lục C.
2.3.2 Bộ phận khóa nòng,
bán tự động và phát hỏa
2.3.2.1 Trong phạm vi
làm việc của tầm và hướng các bộ phận khóa nòng, bán tự động và phát hỏa làm việc
tốt, tin cậy khi đóng mở khóa nòng bằng tay, khi lùi nòng nhân tạo và khi bắn đạn
nước.
2.3.2.2 Mặt gương khóa
nòng xước gỉ, lồi lõm nhẹ, có độ sâu không lớn hơn 0,3 mm nhưng không ảnh hưởng
đến việc đóng mở khóa nòng và hất vỏ đạn. Khe hở giữa mặt gương khóa nòng và đít vỏ đạn, độ nhô
kim hỏa và độ sa khóa nòng theo quy định tại Phụ lục D.
2.3.2.3 Móng cần hất
vỏ đạn phải tỳ vào gờ đít vỏ đạn nhỏ nhất 1mm. Khi mở khóa nòng, thì kim hỏa phải
mắc vào lẫy kim hỏa và mũi kim hỏa tụt vào trong mặt gương khóa nòng.
2.3.3 Bộ phận hãm
lùi, đẩy lên và cân bằng
2.3.3.1 Ống hãm lùi, đẩy
lên và cân bằng móp méo nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến chuyển động và độ
bền của ống. Bề mặt cán hãm lùi, đẩy lên và piston cân bằng xước, mất mạ nhẹ, độ
sâu không lớn hơn 0,3 mm và không làm hỏng gioăng bịt dầu, làm rò khí, rò dầu.
2.3.3.2 Bộ phận hãm
lùi, đẩy lên và cân
bằng không bị rò khí, rò dầu khi kiểm tra thử kín theo quy định; đủ dầu, khí
theo quy định tại Phụ lục E, chất lượng tốt, bảo đảm làm việc tốt khi lùi nòng
nhân tạo và ổn định khi quay tầm pháo lên xuống.
2.3.4 Máng pháo
Máng pháo cho phép móp méo nhẹ, nhưng
không nứt, không ảnh hưởng đến chuyển động của thân pháo và độ bền của máng; miếng
đệm giảm va, vòng đệm amiăng không bị hỏng; các chỉ tiêu, vạch số trên thước
chỉ độ lùi rõ, sắc nét. Các thông số cơ bản của máng pháo theo quy định tại Phụ
lục F.
2.3.5 Cơ cấu tầm,
hướng
2.3.5.1 Vành răng -
bánh răng tầm, bánh vít - trục vít tầm, trục vít - ren vít hướng không bị sứt mẻ,
gãy răng, bị mòn han gỉ không lớn hơn 5% diện tích bề mặt nhưng không ảnh hưởng
đến sự làm việc của cơ cấu tầm, hướng.
2.3.5.2 Trong phạm vi
làm việc của cơ cấu tầm, hướng: Chuyển động của cơ cấu tầm, hướng trơn đều và vững
chắc, không tự trôi tầm, hướng khi
pháo ở các mặt phẳng khác nhau.
2.3.5.3 Lực quay, độ
rơ, khe hở và phạm vi làm việc của cơ cấu tầm, hướng theo quy định tại Phụ lục
G.
2.3.6 Bệ trên, lá
chắn
2.3.6.1 Bệ đỡ cơ cấu
tầm, hướng, cân bằng và bản trượt mở khóa nòng, lá chắn di động - lá chắn cố định
lắp chắc chắn. Trên lá chắn có đầy đủ hộp chứa, khóa hãm để lắp dụng cụ đồng bộ.
2.3.6.2 Bệ trên, lá
chắn móp méo, xước nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến chuyển động của khối quay và
các bộ phận khác. Khe hở giữa bệ trên và bệ dưới, vết nứt, lỗ thủng của bệ trên
và của lá chắn theo quy định
tại Phụ lục H.
2.3.7 Bệ dưới, càng
pháo, xe pháo và giảm xóc
2.3.7.1 Bệ dưới, càng
pháo, la-giăng xe pháo móp méo nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến sự làm việc, độ
sâu vết lõm không lớn hơn 2 mm.
2.3.7.2 Thao tác đóng
- mở càng pháo dễ dàng, chốt đóng - mở làm việc tốt giữ chắc ở thế hành quân
khi khép càng và thế chiến đấu khi mở càng, đóng - mở giảm xóc chắc chắn cả 2
bên càng, khóa hãm và khâu đỡ dụng cụ trên càng tốt; pháo khi cố định ở thế
hành quân chắc chắn, đuôi càng không xộc xệch.
2.3.7.3 Bánh xe pháo
quay trơn nhẹ, phanh làm việc tốt, lốp pháo bảo đảm chất lượng theo quy định kỹ
thuật bánh xe, bánh xe phụ tốt.
2.3.7.4 Các thông số
cơ bản của bệ dưới, càng pháo, xe pháo và giảm xóc theo quy định tại Phụ lục I.
2.3.8 Bộ phận máy
ngắm
2.3.8.1 Chỉ tiêu, vạch
số rõ, thước phân vạch xước gỉ, bong tróc nhẹ không lớn hơn 5 % diện tích bề mặt
nhưng không làm mờ, mất chỉ tiêu, vạch số, không cọ vào sát thước phân vạch và ảnh
hưởng đến chuyển động của du tiêu. Lò xo khử rơ làm việc tốt, các chỉ tiêu
không cọ vào sát thước phân vạch, khe hở giữa chỉ tiêu và ống thước tầm từ 0,1
mm đến 0,4 mm; vít điều chỉnh phải hãm được mấu hãm khi kính ngắm toàn cảnh ở vị
trí giữa.
2.3.8.2 Thăng bằng
ngang giá ngắm tốt, góc bắn lấy trên máy ngắm và góc bắn thực tế của thân pháo
phải thống nhất với nhau (góc bắn của bộ phận góc tà, góc bắn của bộ phận cự ly
phải thống nhất với góc bắn thực tế của thân pháo), sai lệch không lớn hơn
0-00,5;
2.3.8.3 Các thông số
độ rơ, lỏng, lực quay của các bộ phận máy ngắm theo quy định tại Phụ lục K.
3 Quy định về
an toàn
3.1 Quy định khi
sử dụng
3.1.1 Yêu cầu chung
3.1.1.1 Sử dụng pháo
đúng mục đích, đúng tính năng, tác dụng của từng loại.
3.1.1.2 Sử dụng pháo
phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và quy định của Cục Quân khí/Tổng cục
Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định kỹ thuật, quy tắc an
toàn đối với từng loại pháo. Không nút nòng pháo; không đùa nghịch khi đang sử
dụng pháo; không bắn quá chế độ hỏa lực quy định.
3.1.1.3 Cấm tự ý sửa
chữa, thay đổi kết cấu pháo khi chưa được sự đồng ý của cấp có thẩm
quyền.
3.1.1.4 Pháo khi sử dụng
phải đủ chi tiết, cơ cấu, cụm, bộ phận và không bị hỏng; các cụm, chi tiết lắp
ghép với nhau chắc chắn, hoạt động trơn tru, tin cậy, pháo đạt chất lượng tối
thiểu cấp 2.
3.1.1.5 Chuẩn bị đủ lực
lượng và phương tiện, dụng cụ theo quy định với từng loại pháo.
Lực lượng sử dụng pháo phải được đào tạo,
huấn luyện về chuyên ngành và về an toàn khi sử dụng pháo.
3.1.1.6 Trước khi sử
dụng pháo, người sử dụng phải được phổ biến kế hoạch và huấn luyện các quy
trình, quy định, quy tắc an toàn.
3.1.2 Yêu cầu khi
huấn luyện
3.1.2.1 Chỉ được sử dụng
pháo và những bộ phận đã được hướng dẫn và có người phụ trách để học tập, huấn
luyện.
3.1.2.2 Khi học thao
tác phải kiểm tra theo nội dung kiểm tra binh khí và làm đúng yếu lĩnh động tác
đã hướng dẫn.
3.1.2.3 Khi học binh
khí phải kiểm tra kỹ bộ phận cần học. Nếu tháo lắp phải chuẩn bị đầy đủ, đúng dụng
cụ và chấp hành đúng quy tắc, quy trình tháo lắp.
3.1.2.4 Phải dùng đạn
giả để học tập, huấn luyện. Tuyệt đối cấm sử dụng đạn thật để học tập, huấn luyện.
3.1.3 Yêu cầu khi bắn
đạn thật
3.1.3.1 Phải thông
báo phương án, kế hoạch bắn pháo bằng văn bản gửi chính quyền địa phương và các
đơn vị đóng quân trên địa bàn xung quanh khu vực bắn. Trong quá trình thực hiện
không cho người không có nhiệm vụ và gia súc vào khu vực bắn.
3.1.3.2 Chuẩn bị khu
vực bắn bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và an toàn theo quy định.
3.1.3.3 Lực lượng,
phương tiện, dụng cụ phục vụ bắn phải đủ theo quy định với từng loại pháo.
3.1.3.4 Phải sử dụng
pháo cấp 1 hoặc cấp 2; pháo phải ở thế chiến đấu chắc chắn, các kích chuyển thế
được kê chắc chắn, hai càng phải được chèn chặt; các bộ phận của pháo sạch sẽ,
đảm bảo chắc chắn không có vật
gì trong nòng pháo và hoạt động tốt.
3.1.3.5 Khi bắn phải
tuân thủ nghiêm ngặt các quy định kỹ thuật, quy tắc an toàn đối với từng loại
pháo của nhà sản xuất và Cục Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng, phải kịp
thời chỉnh sửa các hư hỏng phát sinh. Trong quá trình bắn phải tuân thủ các tín
hiệu, ký hiệu hiệp đồng theo quy định.
3.1.3.6 Khi lấy đạn
ra khỏi hòm và khi nạp đạn vào nòng phải chấp hành nghiêm các quy định an toàn khi
tiếp xúc với đạn dược; phải lau, kiểm tra đạn theo quy định; khi nạp đạn, đặc
biệt là khi bắn ở góc tầm cao phải nạp mạnh dứt khoát.
3.1.3.7 Khi bắn, pháo
thủ không được đứng gần chỗ nòng lùi và trong vùng hất vỏ đạn; không được đứng
trước lá chắn, trong vùng bên phải và bên trái lá chắn cũng như cạnh bệ lưỡi
cày. Các thành viên khác phải ngồi vào hầm, hào phía sau pháo không nhỏ hơn 15
m, vị trí cụ thể do trường bắn quy định.
3.1.3.8 Sau khi bắn
cấp tập cấm mở nút lỗ rót dầu bộ phận hãm lùi trước khi bộ phận này nguội.
Khi bắn liều giảm, các bao thuốc phóng
lấy ra phải bỏ vào các hố xa khu vực bắn.
3.1.3.9 Khi bắn nếu đạn
không nổ thì chờ ít nhất 2 phút sau đó cho bắn lại lần 1; nếu không nổ thì chờ
ít nhất 2 phút sau đó cho bắn lại lần thứ 2; nếu không nổ thực hiện lại lần thứ
3; nếu đạn vẫn không nổ thì chờ ít nhất 2 phút sau đó cho tháo đạn ra khỏi
pháo.
3.1.4 Yêu cầu sau
khi sử dụng
3.1.4.1 Hàng ngày sau
khi học tập, ngay ở thao trường, bãi tập người được giao quản lý, sử dụng phải
kiểm tra pháo và kịp thời báo cáo những hư hỏng, mất mát (nếu có); khi về doanh
trại phải tiến hành bảo quản đúng chế độ và cất giữ pháo vào đúng nơi quy định.
3.1.4.2 Sau khi bắn đạn
thật (huấn luyện, chiến đấu)
3.1.4.2.1 Sau khi sử dụng
(bắn) xong phải kiểm tra pháo còn đạn hay không, nếu còn phải tháo đạn ra khỏi
pháo; thực hiện đầy đủ nội dung bảo quản quy định đối với từng loại pháo.
3.1.4.2.2 Kiểm tra, xử
lý triệt để, đúng quy tắc
an toàn đối với đạn dược bắn không nổ tại trường bắn.
3.1.4.2.3 Tổ chức thu hồi,
kiểm tra nắm chắc tình hình số lượng, chất lượng, đồng bộ, bao gói đạn dược còn
lại sau sử dụng và tiến hành bảo quản, cất giữ theo quy định; thu hồi hòm
không, vỏ đạn về đơn vị làm thủ tục nhập kho.
3.2 Quy định về xếp
dỡ, vận chuyển hành quân
3.2.1 Yêu cầu chung
3.2.1.1 Vận chuyển
hành quân pháo phải có kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải có người
chỉ huy. Người chỉ huy có trách nhiệm tổ chức, điều hành quá trình xếp dỡ, vận
chuyển bảo đảm an toàn.
3.2.1.2 Người chỉ
huy, người điều khiển phương tiện, người bốc xếp phải thực hiện nghiêm quy
trình kỹ thuật xếp dỡ, vận chuyển đối với từng loại pháo và từng loại phương tiện
vận chuyển (sắp xếp, kê chèn, chằng buộc, khóa móc kéo) để bảo đảm chắc chắn,
an toàn pháo.
3.2.1.3 Phương tiện
dùng để xếp dỡ, vận chuyển pháo phải có chất lượng tốt, có đủ bạt che mưa nắng,
dụng cụ chằng buộc, dụng cụ chữa cháy, chiếu sáng; phải kiểm tra vận hành thử bảo
đảm hoạt động tốt mới được sử dụng; phải tiếp đủ nhiên liệu trước khi xếp pháo
lên phương tiện vận chuyển.
3.2.1.4 Pháo trước
khi vận chuyển phải kiểm tra hệ thống phanh, khóa hành quân, khóa chốt móc xe
kéo bảo đảm chắc chắn, an toàn khi vận chuyển. Pháo xếp trên thùng xe, trên tàu
phải cố định bộ phận hành quân, có tấm kê chèn và dây chằng buộc chắc chắn, bảo
đảm không xê dịch khi phương tiện vận hành.
3.2.1.5 Không được xếp
pháo với các vật dễ nổ, cháy, hóa chất ăn mòn trên cùng một phương tiện vận
chuyển hoặc cùng một toa xe.
3.2.1.6 Trước khi xếp
dỡ pháo, phương tiện vận chuyển phải tắt máy, phanh, chèn bánh, thả neo (với
phương tiện thủy), bắc cầu lên xuống chắc chắn, an toàn, khóa ghi đường sắt dẫn
vào các toa tàu đang xếp dỡ.
3.2.1.7 Trọng lượng
pháo trên phương tiện vận chuyển và thiết bị nâng hạ không được vượt quá tải trọng
quy định của phương tiện, thiết bị.
3.2.1.8 Xếp dỡ pháo
ban đêm phải bảo đảm đủ ánh sáng; nơi xếp dỡ phải trang bị đủ các phương tiện,
dụng cụ chữa cháy.
3.2.2 Yêu cầu khi xếp
dỡ
3.2.2.1 Khi xếp dỡ
pháo lên phương tiện vận chuyển phải phanh, chèn bánh, chằng buộc chắc chắn và
mọi người phải đứng ở khoảng cách an toàn.
3.2.2.2 Khi xếp dỡ
pháo lên xuống phương tiện vận chuyển phải chấp hành nghiêm quy định an toàn
trong xếp dỡ của ngành vận tải.
3.2.3 Yêu cầu khi vận
chuyển bằng sức người
3.2.3.1 Không vận
chuyển quá sức người (trung bình không quá 40 kg/người); dụng cụ khiêng gánh phải
tốt và chắc chắn.
3.2.3.2 Khi kéo đẩy
pháo phải có người theo dõi chèn bánh pháo bảo đảm an toàn.
3.2.4 Yêu cầu khi vận
chuyển bằng phương tiện thô sơ
3.2.4.1 Phương tiện vận
chuyển thô sơ phải tốt,
chắc chắn; người điều khiển phải sử dụng thành thạo các phương tiện, súc vật thồ phải được
thuần hóa. Không được
xếp quá 2/3 trọng tải của phương tiện.
3.2.4.2 Vận chuyển
pháo bằng súc vật kéo, thồ khi qua chỗ đông người, khi tránh xe cơ giới người điều
khiển phải dắt súc vật. Khi nghỉ đỗ dọc đường phải cách chỗ đông người, phải
chèn bánh, tháo súc vật ra khỏi xe, bỏ thồ hàng ra khỏi súc vật, các phương tiện phải đỗ
phân tán cách nhau ít nhất 10 m.
3.2.5 Yêu cầu khi vận
chuyển bằng ô tô
3.2.5.1 Không được
chuyên chở hoặc kéo pháo quá trọng tải của ô tô; không vận chuyển pháo trên
thùng xe ben. Ô tô chạy phải đúng tốc độ với từng loại pháo và từng loại đường
vận chuyển.
3.2.5.2 Khi kéo pháo
bằng ô tô, phía trước xe kéo phải có biển báo “XE KÉO PHÁO” nền đỏ chữ trắng và
bắt chắc chắn ở bên phải bađờxốc. Trên mỗi xe kéo pháo phải cắm 1 (một) cờ hiệu
đuôi nheo màu đỏ ở đầu ngoài cùng phía bên phải bađờxốc, phải cắm kết nối với
đèn phanh hơi của pháo (với loại pháo có phanh hơi); phải có dấu hiệu dễ nhận
biết buộc vào đầu nòng pháo để phương tiện đi sau biết. Khoảng cách giữa hai xe
kéo, chở pháo khi vận chuyển hành quân từ 50 m đến 60 m; sau khi hành quân từ
15 km đến 20 km phải dừng xe lại kiểm tra xe, pháo
Pháo thủ không được ngồi trên pháo
mà chỉ ngồi trong buồng lái và trên thùng của xe kéo pháo.
3.2.5.3 Các bộ phận của
pháo có bánh xe phải để ở thế hành quân, móc kéo phải khóa chốt chắc chắn, có đủ
phanh khi vận chuyển.
3.2.5.4 Không đứng
trước xe khi xe đang xuống dốc hoặc sau xe khi xe đang lên dốc; không đứng trước
và sau xe về phía dưới dốc khi xe đỗ trên dốc. Tuyệt đối không dùng xe đẩy pháo
lùi, khi lùi phải cắt pháo ra khỏi
xe để đẩy.
3.2.5.5 Thường xuyên
kiểm tra, theo dõi chuyển động của các bánh xe pháo, bộ phận giảm xóc; theo dõi
việc cố định trên xe, các chốt cố định của xe kéo, móc kéo và nòng pháo, bánh
xe.
3.2.5.6 Duy trì tốc độ
kéo pháo không vượt quá tính năng của pháo. Khi kéo pháo với tốc độ lớn, đến
quãng đường ngoặt, những đoạn đường khó phải giảm tốc độ.
3.2.5.7 Kiểm tra độ
cao của xe, pháo khi đi qua gầm cầu, đường dây điện cao thế, đường dây thông
tin không để pháo bị va quệt vào. Kiểm tra nhiệt độ của bánh xe, bánh pháo, nếu
quá nóng phải tìm mọi cách làm nguội.
3.2.5.8 Khi hành quân
qua một số khu vực đặc biệt
3.2.5.8.1 Khi qua đoạn
đường hiểm trở, phải nắm đặc điểm của đoạn đường, phổ biến cho pháo thủ và quy
định rõ người dẫn xe, vị trí pháo thủ; khi đội hình qua hết, phải kiểm tra, nắm
tình hình rồi mới hạ lệnh hành quân.
3.2.5.8.2 Khi qua cầu yếu,
phải kiểm tra nắm chất lượng, trọng tải của cầu; khi không phải cắt pháo, phải
chỉ định người dẫn xe và cho pháo thủ xuống đi sau pháo; khi phải cắt pháo thì
phải bố trí lực lượng đẩy từng xe một và cử người cảnh giới hai bên cầu; khi cả
đội hình đã qua cầu phải kiểm tra, nắm tình hình rồi mới hạ lệnh hành quân.
3.2.5.8.3 Khi qua ngầm,
phải kiểm tra, cắm lộ tiêu nhất là ban đêm; người chỉ huy điều khiển cho từng
xe vượt; xe trước lên khỏi dốc ngầm mới cho xe sau xuống ngầm; khi cả đội hình
đã qua ngầm phải kiểm tra, nắm tình hình rồi mới hạ lệnh hành quân.
3.2.5.8.4 Khi qua phà,
người chỉ huy phải trực tiếp nắm tình hình, xác định vị trí chỉ huy cho xe xuống
phà và các biện pháp bảo đảm an toàn; phải phổ biến cho pháo thủ và quy định rõ
người dẫn xe, thứ tự lên xuống phà. Khi lên xuống phà bằng cầu vệt, khoảng
cách giữa hai cầu vệt phải bằng khoảng cách giữa hai bánh của xe, pháo.
3.2.5.8.5 Khi qua đường
sắt, những nơi không có trạm chắn đường, phải kiểm tra nắm giờ tàu chạy, nếu
sát giờ tàu đến thì phải chờ tàu chạy qua rồi mới hạ lệnh vượt; phải có xe dự
phòng để thay thế xe yếu hoặc xe chết máy khi cần thiết, đồng thời phải cử người
chắn tàu ở hai phía đường sắt (cự ly cách chỗ vượt khoảng 500 m) để chắn tàu dừng
lại khi có sự cố.
3.2.5.9 Nơi nghỉ dừng
đỗ xe phải xa chỗ đông người, khi dừng đỗ phải tắt máy, hãm phanh, chèn bánh xe
và bánh pháo và kiểm tra xem xét các cụm cơ cấu của pháo.
Khi dừng xe, pháo thủ không nhảy ra khỏi
xe về phía trái đường; khi khởi động xe phải quan sát xung quanh và nghe lệnh của
chỉ huy xe, không lùi xe khi không có chỉ huy xe.
3.2.6 Yêu cầu khi vận
chuyển bằng xe lửa
Khi vận chuyển pháo bằng xe lửa phải
kê, chèn và chằng buộc chắc chắn. Người áp tải và lực lượng bảo vệ phải thường
xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định an toàn.
3.2.7 Yêu cầu khi vận
chuyển bằng tàu, thuyền
3.2.7.1 Cấm chở
nhiên liệu và các loại hàng hóa dễ cháy nổ khác trong khoang chứa pháo.
3.2.7.2 Cấm đun nấu,
hút thuốc, bật lửa trong khoang chứa pháo; chiếu sáng phải dùng đèn pin hoặc
đèn nguồn ắc quy, nguồn điện cố định trên tàu.
3.2.7.3 Pháo vận
chuyển bằng phương tiện thủy phải xếp riêng khối, phải chằng, chèn, dùng tăng -
đơ xiết chắc chắn.
3.2.7.4 Phải có biện
pháp chống nước rò rỉ vào khoang chứa pháo.
3.2.7.5 Người áp tải
và lực lượng bảo vệ phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định an
toàn vận chuyển pháo bằng phương tiện thủy.
3.2.8 Yêu cầu khi vận
chuyển bằng tàu bay
Khi vận chuyển pháo bằng tàu bay phải
chấp hành các quy định của Ngành Hàng không, hướng dẫn kỹ thuật của Cục Quân
khí/Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng.
3.3 Quy định về bảo
đảm kỹ thuật
3.3.1 Yêu cầu về kiểm
tra kỹ thuật, kiểm định chất lượng
3.3.1.1 Kiểm tra kỹ
thuật, kiểm định chất lượng phải thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và quy
định an toàn. Tuyệt đối chấp hành sự hướng dẫn của người chỉ huy.
3.3.1.2 Sử dụng đúng
dụng cụ, phương tiện chuyên dùng cho từng loại pháo và từng công việc kiểm tra
kỹ thuật, kiểm định chất lượng.
3.3.1.3 Pháo đưa ra
kiểm tra kỹ thuật, kiểm định chất lượng ngày nào phải làm xong ngày đó, không để
lưu lại ở lán (vị trí) kiểm tra, kiểm định.
3.3.1.4 Phải tổ chức
thu gom, xử lý đúng quy định phế liệu không sử dụng lại được.
3.3.1.5 Kiểm tra kỹ thuật,
kiểm định chất lượng pháo phải do cán bộ, nhân viên quân khí và người được giao
quản lý, sử dụng pháo thực hiện.
3.3.2 Yêu cầu về bảo
dưỡng
3.3.2.1 Chỉ được đưa
vào trạm sửa chữa những loại pháo đã qua kiểm tra kỹ thuật xác định là an toàn
và có đủ các điều kiện để bảo dưỡng.
3.3.2.2 Thực hiện
đúng quy trình kỹ thuật, quy định an toàn; sử dụng đúng dụng cụ, phương tiện
trong dây chuyền bảo dưỡng từng loại pháo.
3.3.2.3 Chấp hành
nghiêm quy tắc an toàn khi làm việc với pháo; quy định an toàn, vệ sinh lao động;
phế liệu không sử dụng lại được phải tổ chức thu gom và xử lý đúng quy định.
3.3.2.4 Bảo dưỡng phải
do cán bộ kỹ thuật, thợ sửa chữa pháo thực hiện dưới sự chỉ huy của trạm trưởng,
xưởng trưởng và chỉ đạo của cơ quan kỹ thuật.
3.3.3 Yêu cầu về sửa
chữa
3.3.3.1 Chỉ những thợ
sửa pháo được huấn luyện, học tập, làm thử, kiểm tra sát hạch, chỉ khi đã nắm
chắc và thực hành thành thạo công việc và được huấn luyện về an toàn, vệ sinh
lao động kiểm tra đạt yêu cầu mới được thực hiện nhiệm vụ sửa chữa pháo theo
dây chuyền của quy trình công nghệ.
3.3.3.2 Thực hiện
theo đúng quy trình công nghệ và quy tắc an toàn sửa chữa pháo; phải kiểm tra, vận
hành máy móc trang thiết bị, dụng cụ trước khi sử dụng, bảo đảm sử dụng thành
thạo, an toàn mới tiến hành sửa chữa.
3.3.3.3 Sử dụng đúng
dụng cụ, phương tiện chuyên dùng cho từng loại pháo và từng loại công việc sửa
chữa; bàn (giá) công nghệ sửa chữa phải vững chắc, các bộ phận truyền động của
máy phải có thiết bị bảo hiểm; nguồn điện, thiết bị điện phải được che chắn bảo
vệ, dây dẫn điện phải có vỏ bọc và bảo đảm an toàn khi làm việc, thiết bị dùng
điện phải có dây tiếp đất. Đầu mỗi ca làm việc, người sử dụng phải kiểm tra và chạy
thử không tải các thiết bị; cấm sửa chữa, lau chùi, bảo dưỡng thiết bị, máy móc
khi đang hoạt động.
3.3.3.4 Tổ chức các
phân xưởng sửa chữa phải theo đúng quá trình công nghệ sửa chữa
pháo; phương tiện, dụng cụ và các cụm bộ phận, chi tiết của pháo phải sắp xếp
ngăn nắp tránh hư hỏng, mất mát.
3.3.3.5 Thực hiện
nghiêm quy định an toàn, vệ sinh lao động; quy định an toàn bắn kiểm tra pháo
sau sửa chữa.
3.3.3.6 Tập trung vật
tư, phế liệu không sử dụng lại được vào nơi quy định, cuối ngày chuyển ra vị
trí quy định để xử lý.
3.4 Quy định về cất
giữ
3.4.1 Yêu cầu cất
giữ trong nhà kho
3.4.1.1 Pháo có đủ
các chi tiết, bộ phận, dầu hơi đúng yêu cầu kỹ thuật; các bộ phận đàn hồi (lò
xo, trục vặn, giảm xóc, nhíp hãm...) phải ở thế nghỉ; kim hỏa ở vị trí nghỉ (đã
mổ cò); các bộ phận
của máy ngắm ở vị trí "0"; phanh hơi xả hết hơi, phanh cơ khí ở thế
nghỉ; các loại pháo có bộ phận cân bằng lò xo, phải để nòng pháo ở góc tầm cao nhất, nếu
nơi cất giữ hạn chế về chiều cao thì để nòng pháo ở góc tầm cao nhất cho phép;
loại pháo có cân bằng dầu hơi, để nòng pháo ở thế hành quân; càng pháo gập lại ở
thế hành quân.
3.4.1.2 Pháo cất giữ
theo chủng loại, cấp chất lượng, đặc điểm cấu tạo, nước sản xuất, chất liệu và
phương pháp bao gói.
3.4.1.3 Pháo dùng để
nghiên cứu, thí nghiệm, huấn luyện, làm mẫu không dùng cho chiến đấu phải được
cất giữ riêng; pháo đã có quyết định loại khỏi trang bị phải được sắp xếp đúng
nơi quy định.
3.4.1.4 Sắp xếp pháo
thành một dãy hoặc hai dãy; khoảng cách
giữa hai dãy pháo từ 3 m đến 5 m. Pháo có hệ thống truyền động thủy lực khi kê
kích phải để thăng bằng.
3.4.1.5 Kê 2 trụ kê
dưới phần trước của bệ dưới, lốp pháo cách mặt đất từ 10 cm đến 15 cm và kê 1
trụ kê ở phần sau dưới lưỡi cày; các loại pháo có kích càng phải thu
lên hết nấc và gài vào vị trí hành quân.
3.4.1.6 Mỗi khẩu pháo
phải có biển ghi các nội dung sau: Số hiệu pháo, cấp chất lượng, thời gian đưa vào
cất giữ, ngày tháng năm bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa, niêm cất.
3.4.2 Yêu cầu cất
giữ ngoài lán tạm
Pháo cất giữ ngoài lán tạm phải che chắn
chống mưa nắng và tuân theo các quy định tại 3.4.1.
Lán tạm phải được chống sét theo quy định
tại 3.4.4.4; phải có đường thuận tiện cho việc vận chuyển, cấp phát, tiếp nhận
pháo; phải có dụng cụ, thiết bị chống, chữa cháy.
3.4.3 Yêu cầu cất
giữ ở trận địa
3.4.3.1 Pháo phải được
che mưa, che nắng; nơi đặt phải cao, thoáng, tránh những nơi ẩm ướt, thuận lợi
cho việc sử dụng.
3.4.3.2 Sau mỗi buổi
tập phải tháo hết đạn trong pháo, đưa pháo về trạng thái nghỉ, tiến hành bảo quản
theo quy định. Không được nút nòng hay bảo quản bằng mỡ lòng nòng pháo.
3.4.3.3 Không được
đưa pháo chưa rõ nguồn gốc ra ngoài trận địa để sử dụng thao tác hay học tập.
3.4.4 Yêu cầu với
nhà kho cất giữ
3.4.4.1 Nhà kho cất
giữ pháo được xây dựng bằng vật liệu không cháy bậc 1 chịu lửa và đạt tiêu chuẩn
yêu cầu của xây dựng. Những trường hợp khác Cục Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật/Bộ
Quốc phòng hướng dẫn riêng.
3.4.4.2 Nền nhà kho
cất giữ pháo bằng phẳng, sức chịu tải của nền phải phù hợp với từng loại pháo cất
giữ trong kho, không ngập nước.
3.4.4.3 Nhà kho cất
giữ pháo phải có cửa ra vào, cửa sổ, cửa thông gió nền và thông gió trần; đủ độ
cao để quay tầm pháo lên góc cao nhất. Đường ra vào nhà kho phải đủ rộng đảm bảo
kéo pháo ra vào được an toàn, độ dốc của đường vào nhà so với mặt phẳng ngang
không quá 12°. Xung quanh nhà kho phải có cống, rãnh thoát nước nối liền với hệ
thống thoát nước
của kho, bảo đảm tiêu thoát nước.
3.4.4.4 Nhà kho cất
giữ pháo phải có hệ thống chống sét đúng tiêu chuẩn. Trong phạm vi 25 m tính từ
chân cột thu sét không có cây cao ảnh hưởng tới việc thu sét của hệ thống.
3.4.4.5 Điện chiếu
sáng nhà kho cất giữ pháo cho phép dùng nguồn điện lưới, điện máy phát có điện
áp dưới 220 V, điện ắc quy và pin. Đèn chiếu sáng nhà kho phải đặt ở phía ngoài
đối diện với cửa sổ. Đèn chiếu sáng trong nhà kho có chụp bảo vệ. Cáp dẫn điện
trong khu vực kho và nhà kho phải dùng cáp có vỏ bọc. Bảng điện, công tắc, cầu
chì, ổ cắm phải đặt trong hộp kín phía ngoài tường nhà kho.
3.4.4.6 Nhà kho cất
giữ pháo phải có bể nước, bể
cát, lán để dụng cụ chữa cháy.
4 Quy định về quản
lý an toàn lao động trong sản xuất, nhập khẩu và sử dụng
4.1 Hồ sơ kỹ thuật
gốc của pháo mặt đất bao gồm:
4.1.1 Bản thuyết
minh chung phải thể hiện được: Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, kiểu mẫu, mã hiệu,
năm sản xuất, tốc độ bắn cho phép, số lượng phát bắn cho phép, nguyên lý hoạt động
và các đặc trưng kỹ thuật chính của các cụm, bộ phận, các tiêu chuẩn áp dụng đối
với pháo mặt đất.
4.1.2 Bản vẽ sơ đồ
nguyên lý hoạt động.
4.1.3 Bản vẽ lắp
các cụm, cơ cấu của pháo.
4.1.4 Bản vẽ tổng
thể của pháo có ghi các kích thước và thông số chính.
4.1.5 Quy trình kiểm
tra và thử nghiệm, quy trình xử lý, khắc phục sự cố.
4.1.6 Hướng dẫn sử
dụng pháo.
4.1.7 Chế độ kiểm
tra, sửa chữa vào bảo dưỡng định kỳ.
4.1.8 Bảng bắn
4.2 Điều kiện đảm
bảo an toàn đối với pháo mặt đất sản xuất trong nước
4.2.1 Đủ hồ sơ kỹ thuật
gốc.
4.2.2 Được kiểm tra
và đánh giá đạt yêu cầu chất lượng theo các quy định kiểm tra, phân cấp chất lượng
pháo mặt đất của Bộ Quốc phòng.
4.2.3 Chịu sự kiểm
tra giám sát của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ Quốc
phòng.
4.3. Điều kiện đảm
bảo an toàn đối với pháo mặt đất nhập khẩu
4.3.1 Pháo phải có
đủ hồ sơ kỹ thuật
gốc và được đánh giá đạt yêu cầu chất lượng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
4.3.2 Pháo phải được
kiểm tra chất lượng theo trình tự, thủ tục quy định và bị xử lý nếu có vi phạm
theo luật định.
4.4 Quản lý sử dụng
an toàn pháo mặt đất
4.4.1 Pháo phải được
sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Cục Quân khí/Tổng
cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng.
4.4.2 Mỗi khẩu pháo
phải có hướng dẫn sử dụng.
4.4.3 Người chịu
trách nhiệm về kỹ thuật và quản lý sử dụng pháo phải được huấn luyện cơ bản về
nghiệp vụ mà mình đảm nhiệm; được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động lần đầu
trước khi sử dụng pháo, huấn luyện định kỳ hàng năm theo quy định; hiểu được
tính năng kỹ thuật của pháo mà mình phụ trách; biết các tiêu chuẩn, quy chuẩn,
quy định an toàn liên quan đến pháo mặt đất.
4.4.4 Những yêu cầu
an toàn khi sử dụng pháo mặt đất
4.4.4.1 Chỉ sử dụng
pháo được phân cấp chất lượng cấp 1 hoặc cấp 2. Trong quá trình sử dụng nếu
phát hiện pháo không đảm bảo an toàn, đơn vị sử dụng phải báo cáo cấp trên kiểm
tra chất lượng trước thời gian quy định.
4.4.4.2 Pháo trước
khi đưa vào sử dụng, bảo đảm kỹ thuật và cất giữ phải có biển số hiệu pháo theo
quy định của Cục Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng.
4.4.4.3 Mỗi khẩu pháo
phải có lý lịch và sổ quản lý theo quy định của Cục Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc
phòng.
4.4.4.4 Pháo thủ (người
sử dụng) phải đảm bảo các yêu cầu:
- Từ 18 tuổi trở lên;
- Có đủ sức khỏe;
- Được huấn luyện về chuyên môn và an
toàn, vệ sinh lao động theo đúng quy định;
- Khi pháo thủ chuyển sang sử dụng
pháo loại khác, phải được huấn luyện lại phù hợp để sử dụng loại pháo mới. Pháo
thủ không sử dụng pháo trong thời gian lớn hơn 1 năm thì trước khi bố trí sử dụng
lại phải được kiểm tra lại kiến thức và thực hành một thời gian để phục hồi kỹ
năng cần thiết.
4.5 Kiểm định, kiểm
tra chất lượng pháo mặt đất
4.5.1 Pháo trước
khi đưa vào sử dụng phải đạt chất lượng cấp 1 hoặc cấp 2 theo quy định do Cục
Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng ban hành.
Việc kiểm định chất lượng phải do các
cơ sở thí nghiệm và kiểm định chất lượng trang bị quân khí đã được Cục Quân
khí/Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng chỉ định theo trình tự luật định.
4.5.2 Pháo trước
khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ
trong quá trình sử dụng và kiểm định bất thường. Trong quá trình kiểm định chất
lượng, các cơ sở thí nghiệm và kiểm định chất lượng trang bị quân khí và đơn vị
quản lý sử dụng pháo tuân thủ chặt chẽ các quy trình, quy định kiểm định chất
lượng pháo mặt đất do Cục Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng
ban hành.
4.5.3 Pháo trong
quá trình sử dụng phải được kiểm tra chất lượng định kỳ theo quy định của Cục
Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng. Sau khi kiểm tra chất lượng, phải ghi
đầy đủ kết quả vào các mẫu biểu kiểm tra kỹ thuật, sổ quản lý và lý lịch pháo.
5 Thanh tra, kiểm
tra và xử lý vi phạm
5.1 Việc thanh
tra và xử lý vi phạm các quy định của Quy chuẩn này do Cơ quan quản lý nhà nước
về an toàn, bảo hộ lao động trong Bộ Quốc phòng thực hiện.
5.2 Việc kiểm tra
chất lượng sản xuất, nhập khẩu và khai thác pháo mặt đất được thực hiện theo
quy định của Bộ Quốc phòng.
6 Trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân
6.1 Các cơ quan,
đơn vị có liên quan tới việc khai thác pháo mặt đất phải tuân theo đầy đủ những
quy định trong Quy chuẩn này.
Tổ chức, cá nhân không chấp hành các
quy định trong Quy chuẩn này để xảy ra tai nạn, sự cố thì tùy theo trách nhiệm,
cương vị công tác và mức độ thiệt hại sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.
6.2 Tổng cục Kỹ
thuật/Bộ Quốc phòng
có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác khai
thác pháo mặt đất theo đúng quy định của Quy chuẩn này.
7 Tổ chức thực hiện
Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng/Bộ
Quốc phòng chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức phổ biến
áp dụng và kiểm tra việc thực hiện thống nhất Quy chuẩn này trong cả nước.
Phụ
lục A
TIÊU CHUẨN PHÂN CẤP NÒNG PHÁO
STT
|
Tên loại
pháo
|
Tiêu chuẩn phân cấp (Theo độ mòn buồng đạn -
mm)
|
Cấp 1
|
Cấp 2
|
Cấp 5
|
1
|
Pháo 76,2 mm (K54, K1943, K1942
ZIS-3)
|
< 12
|
12 ÷ 25
|
> 45
|
2
|
Pháo 85 mm (Đ44, K56)
|
< 10
|
10 ÷ 60
|
> 100
|
3
|
Pháo 100 mm MT-12
|
< 10
|
10 ÷ 34
|
> 34
|
4
|
Pháo 105 mm (M101, M102)
|
< 0,79
|
0,79 ÷ 1,55
|
> 1,78
|
5
|
Pháo 122 mm (Đ30, Đ30A)
|
< 12
|
12 ÷ 125
|
> 180
|
6
|
Pháo 122 mm (M30, K38, K54)
|
< 10
|
10 ÷ 55
|
> 180
|
7
|
Pháo 122 mm (Đ74, K60)
|
< 15
|
15 ÷ 20
|
> 25
|
8
|
Pháo 130 mm (M46, K59, K59-1)
|
< 15
|
15 ÷ 650
|
> 750
|
9
|
Pháo 152 mm (Đ20, M47)
|
< 15
|
15 ÷ 90
|
> 120
|
10
|
Pháo 155 mm M1
|
< 0,0255
|
0,0255 ÷ 1,524
|
> 1,524
|
11
|
Pháo 155 mm M2
|
< 0,0255
|
0,0255 ÷
3,05
|
> 3,05
|