BỘ
LAO ĐỘNG
******
|
VIỆT
NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
15-LĐ/TT
|
Hà
Nội , ngày 28 tháng 11 năm 1974
|
THÔNG
TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH THỐNG NHẤT THANG LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP 10%
CHO
CÔNG NHÂN NGÀNH SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Nghị quyết số 137-CP ngày
06-06-1974 của Hội đồng Chính phủ đã ghi: “Trong kế họach khôi phục và phát triển
kinh tế, văn hóa hai năm 1974-1975, do khả năng kinh tế, tài chính của ta chưa
cho phép cải tiến tiền lương một cách tòan diện, mà chỉ có thể cải tiến một bước
chế độ tiền lương đối với những bộ phận lao động nặng nhọc nhất, kỹ thuật phức
tạp như nghị quyết hội nghị lần thứ 22 của Trung ương Đảng đã đề ra”.
Thực hiện nghị quyết số 137-CP,
trước hết phải chú trọng tăng cường quản lý để sử dụng tốt lao động trên cơ sở
cải tiến tổ chức lao động, xây dựng hoặc điều chỉnh lại định mức lao động hợp
lý; chấn chỉnh và mở rộng chế độ tiền lương trả theo sản phẩm, nghiên cứu áp dụng
các chế độ, tiền thưởng; thực hiện đầy đủ các chế độ hiện hành, chăm lo tổ chức
tốt đời sống và sức khoẻ của công nhân, viên chức. Động viên mọi người hăng hái
thi đua lao động sản xuất, phấn đấu tăng năng suất lao động, góp phần hoàn
thành toàn diện và vượt mức kế hoạch. Đồng thời phải điều chỉnh một bước quan hệ
tiền lương cho một số ngành nghề trọng điểm nhằm khuyến khích những mặt tích cực
như ngày công cao, kỷ luật lao động tốt, yên tâm với ngành nghề góp phần tăng
cường quản lý lao động, chấn chỉnh công tác quản lý kinh tế và không gây khó
khăn cho việc cải tiến tiền lương sau này.
Trước hết, Bộ Lao động yêu cầu
các ngành, các xí nghiệp kiểm điểm việc thi hành để tìm biện pháp thực hiện tốt
nhất nghị quyết số 137-CP. Trong Thông tư này, Bộ Lao động hướng dẫn thi hành
thống nhất thang lương và phụ cấp 10% cho công nhân ngành sản xuất vật liệu xây
dựng đã ghi ở phần II, mục A, tiết 1, điểm c của nghị quyết số 137-CP như sau.
I. THỐNG NHẤT
ÁP DỤNG THANG LƯƠNG 7 BẬC, BỘI SỐ 2,5 CHO CÔNG NHÂN NGÀNH SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY
DỰNG
1. Nghị định số 24-CP ngày
01-07-1960 của Hội đồng Chính phủ ban hành các thang lương công nhân sản xuất,
trong đó công nhân chế biến xi măng, gạch chịu lửa, gạch silicát, sản xuất đá
hoa, đá gra-ni-tô, bê-tông đúc sẵn xếp theo thang lương 7 bậc, bội số 2,5 với
ba mức bậc 4 là 37đ, 40đ và 43đ; công nhân khai thác đá xếp theo thang lương 6
bậc, bội số 2,1 với mức lương bậc 1 là 37đ, công nhân khai thác cát sỏi, sản xuất
vôi, gạch, ngói nung, ngói xi măng xếp theo thang lương 5 bậc, bội số 1,8, với
mức lương bậc 1 là 36đ.
Trong những năm qua, do yêu cầu
xây dựng cơ bản ngày càng to lớn, ngành sản xuất vật liệu xây dựng được phát
triển và dần dần được cơ giới hoá, quy trình sản xuất được cải tiến, yêu cầu kỹ
thuật và điều kiện lao động của các nghề sản xuất vật liệu xây dựng đã có những
điểm tương đối giống nhau. Vì vậy, cần thi hành thống nhất thang lương cho công
nhân ngành sản xuất vật liệu xây dựng nhằm bảo đảm quan hệ hợp lý về tiền lương
giữa các nghề và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh lao động trong
toàn ngành.
Nghị quyết số 137-CP ngày
06-06-1974 của Hội đồng Chính phủ quy định lấy thang lương 7 bậc, bội số 2,5 với
các mức lương bậc 1 bình thường là 37đ, nóng, có hại là 40đ và đặc biệt nóng,
có hại là 43đ để áp dụng thống nhất cho:
- Công nhân sản xuất xi măng,
- Công nhân sản xuất các loại gạch
ngói,
- Công nhân sản xuất bê tông
đúcsẵn,
- Công nhân sản xuất vôi,
- Công nhân sản xuất các loại
đá,
- Công nhân sản xuất cát, sỏi.
2. Những nghề trước đây đã xếp
theo các thang lương 6 bậc và 5 bậc, nay được xếp thống nhất theo thang lương 7
bậc, như đã nói ở điểm 1. Khi xếp bậc chỉ chuyển ngang, giữ nguyên bậc cũ trong
phạm vi, khung bậc lương đã được Bộ Lao động duyệt trong bản tiêu chuẩn cấp bậc
kỹ thuật của công nhân, không kết hợp điều chỉnh lên bậc. Trường hợp cần nâng bậc
phải thi hành theo đúng những quy định trong Thông tư số 13-LĐ/TT ngày
13-12-1973 của Bộ Lao động.
3. Đối với những công việc nóng,
có hại, hoặc đặc biệt nóng, có hại mà chưa được hưởng mức lương nóng, có hại nếu
xét có đủ điều kiện được hưởng mức lương nóng có hại thì các ngành, các địa
phương đề nghị chức danh và kèm theo những tài liệu cần thiết về độ nóng hoặc độc
hại như quy định tại Thông tư số 20-LĐ/TT ngày 01-08-1960 của Bộ Lao động, để Bộ
Lao động xét bổ sung đối tượng được hưởng mức lương nóng, có hại.
II. PHỤ CẤP
10% CHO CÔNG NHÂN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
1. Đối tượng được hưởng phụ cấp.
Trong ngành sản xuất vật liệu
xây dựng, những công nhân, viên chức làm các công việc sau đây được hưởng phụ cấp
bằng 10% lương cấp bậc hoặc lương chức vụ:
- Khai thác đất dùng làm nguyên
liệu chế biến vật liệu xây dựng bằng thủ công và máy;
- Sản xuất đá, cát, sỏi bằng thủ
công và máy;
- Pha, trộn nguyên liệu làm gạch,
ngói, bê tông đúc sẵn, xi măng, đá gra-ni-tô; nấu men, phun men; nấu nhựa
ba-kê-mít, sấy nhựa, quét nhựa;
- Tạo hình gạch, ngói, sành, sứ,
vệ sinh, làm cốt thép, đúc cấu kiện bê tông, đúc đá gra-ni-tô, ép cót;
- Phơi, sấy, vào ra lò sấy gạch,
ngói;
- Đốt lò, vào ra lò, cung cấp
than vào lò sấy, lò nung, nhà tháo và đá thuộc nhà máy xi măng;
- Vận chuyển xi măng bằng xe
cày; vận chuyển gạch, ngói, vôi, cát, đá sỏi, cấu kiện bê tông trong các xí
nghiệp vật liệu xây dựng; kê xếp các cấu kiện bê tông trong xí nghiệp;
- Đội trưởng, đội phó, kỹ thuật
viên của các đội khai thác đá, cát, sỏi (hoặc quản đốc, phó quản đốc, trưởng
ca, trưởng ngành, đốc công, kỹ thuật viên của các phân xưởng khai thác đá, cát,
sỏi) trong những ngày trực tiếp làm những việc trên tại nơi sản xuất vật liệu
(hiện trường);
- Quân nhân chuyển ngành chưa xếp
lại lương, lao động tạm thời và công nhân, viên chức đang tập sự hưởng 85% tiền
lương nếu làm những công việc nói trên cũng được hưởng phục cấp.
2. Cách tính phụ cấp.
Phụ cấp này chỉ được tính trong những
ngày trực tiếp làm những công việc nói trên và được tính vào đơn giá nếu trả
lương theo sản phẩm. Tất cả những trường hợp ngừng việc, nghỉ việc vì bất cứ lý
do gì đều không được hưởng phụ cấp.
Những công nhân viên chức trực
tiếp làm các công việc nói ở điều I, phần II trên đây, nếu đã hưởng phụ cấp
công trường 10% thì không được hưởng khoản phụ cấp này.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01-07-1974.
Căn cứ quy định trong Thông tư
này, các Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban hành chính các địa phương hướng dẫn và
kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện ở các đơn vị cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng
thuộc quyền. Những cán bộ thi hành sai Thông tư này, gây tổn thất công quỹ của
Nhà nước, đều bị xử lý theo tinh thần nghị quyết 228 của Trung ương Đảng và điều
12 của Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa công bố
ngày 21 tháng 10 năm 1970.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có khó khăn mắc mứu, yêu cầu trao đổi thống nhất với Bộ Lao động để giải quyết.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Nguyễn Thọ Chân
|