Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 15/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ Nghị định 109/2002/NĐ-CP

Số hiệu: 15/2003/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành: 03/06/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 15/2003/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2003

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 15/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LÀM THÊM GIỜ THEO QUI ĐỊNH CỦANGHỊ ĐỊNH SỐ 109/2002/NĐ-CP , NGÀY 27/12/2002 CỦA CHÍNH PHỦ

Thi hành Nghị định số 109/2002/NĐ-CP , ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP, ngày 31/12/1994 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Y Tế, Bộ Tài Chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan có liên quan, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

Đối tượng áp dụng làm thêm giờ quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ bao gồm:

1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:

a. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;

b. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;

c. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;

d. Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

e. Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;

f. Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính;

g. Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;

h. Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

i. Các cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác;

j. Các tổ chức khác có sử dụng lao động là những tổ chức chưa quy định tại Khoản 1 này.

2. Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

3. Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nêu tại Khoản 1 và các hợp tác xã nêu tại Khoản 2 trên sau đây gọi chung là doanh nghiệp, đơn vị.

II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIỜ LÀM THÊM

1. Các điều kiện và nguyên tắc làm thêm đến 200 giờ trong một năm:

Doanh nghiệp và đơn vị có thể tổ chức cho mỗi người lao động làm thêm đến 200 giờ trong một năm khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện và nguyên tắc sau:

1.1 Điều kiện làm thêm đến 200 giờ trong một năm:

a. Xử lý sự cố sản xuất;

b. Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;

c. Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt không thể bỏ dở được;

d. Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời được.

1.2 Nguyên tắc khi tổ chức làm thêm đến 200 giờ trong một năm:

a. Phải thoả thuận với từng người lao động làm thêm giờ theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này;

b. Số giờ làm thêm trong một ngày không quá 4 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì số giờ làm thêm trong một ngày không quá 3 giờ;

c. Tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 16 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 12 giờ;

d. Tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 14 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 10 giờ;

e. Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể bố trí nghỉ hàng tuần thì phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động;

f. Trong trường hợp người lao động làm thêm trên 2 giờ trong ngày, thì trước khi làm thêm, phải bố trí cho họ được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm thêm;

g. Bố trí cho người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù đủ các ngày lễ, tết, nghỉ hàng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác đúng theo qui định của Pháp luật hiện hành;

h. Thực hiện đúng các quy định tại Điều 115, Điều 122, Điều 127 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung về việc cấm hoặc hạn chế làm thêm giờ đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người tàn tật;

i. Thực hiện trả lương và các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành.

2. Các điều kiện và nguyên tắc làm thêm đến 300 giờ trong một năm:

2.1. Các doanh nghiệp, đơn vị có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, thì phải thực hiện đầy đủ các điều kiện và nguyên tắc sau:

a. Điều kiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm: khi phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất, hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước mà đã tổ chức làm thêm đến 200 giờ nhưng không thể giải quyết hết khối lượng công việc.

b. Nguyên tắc khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm:

- Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và điều kiện nêu Điểm 1.2 khoản 1 trên;

- Thoả thuận với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, đơn vị về phương án làm thêm giờ theo Mẫu số 3 kèm theo Thông tư này.

2.2. Các doanh nghiệp, đơn vị khác nếu có nhu cầu làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, thì phải gửi văn bản xin phép tới các Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Mẫu số 2 kèm theo Thông tư này.

3. Trường hợp phải khắc phục hậu quả do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh lan tràn

Doanh nghiệp, đơn vị được phép huy động người lao động làm thêm quá 4 giờ trong một ngày khi phải khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh lan tràn trong phạm vi doanh nghiệp, đơn vị, nhưng phải được sự đồng ý của người lao động. Số giờ làm thêm này không tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng phải trả lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị:

- Đưa các nội dung quy định về làm thêm giờ vào nội quy lao động và thoả ước lao động tập thể phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị. Trên cơ sở đó, niêm yết công khai để người lao động biết và thực hiện;

- Phải xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh sát với thực tế sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp, đơn vị để hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng làm thêm giờ. Khi tổ chức làm thêm giờ phải thực hiện đúng các quy định của Thông tư này;

- Đối với người lao động mà doanh nghiệp, đơn vị bố trí làm thêm nhiều giờ trong năm, thì doanh nghiệp, đơn vị phải có sự quan tâm chăm lo sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ và nghỉ ngơi hợp lý để bảo đảm sức khoẻ lâu dài cho họ;

- Báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, đơn vị có trụ sở chính về tình hình làm thêm giờ trong năm của doanh nghiệp, đơn vị.

2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện Thông tư này;

- Chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận văn bản xin phép, ra quyết định cho phép các doanh nghiệp, đơn vị được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm. Chậm nhất 15 ngày kể từ khi nhận được văn bản xin phép, phải trả lời cho doanh nghiệp, đơn vị theo Mẫu số 4 kèm theo Thông tư này.

3. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc làm thêm giờ; đồng thời phải tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện, nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng về làm thêm giờ thì phải xử lý nghiêm minh;

- Tiếp nhận văn bản xin phép và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định cho phép những doanh nghiệp, đơn vị được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm;

- Tổng hợp và báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội việc thực hiện làm thêm giờ trong năm của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn.

4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết.

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)

MẪU SỐ 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15 /2003/TT-BLĐTBXH, ngày 03/6 /2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Bộ, Ngành, Địa Phương...................................................

Doanh nghiệp, đơn vị :.........................................

Phân xưởng/phòng/ban: ......................................................

VĂN BẢN THOẢ THUẬN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
LÀM THÊM GIỜ

- Thời gian làm thêm: Kể từ ngày ............. đến ngày ..... tháng .... năm ..

- Địa điểm làm thêm:....................................................................................

Số

TT

Họ và tên

Nghề, công việc đang làm

Số giờ làm việc trong ngày

(giờ)

Số giờ làm thêm trong ngày

(giờ)

Chữ ký của người lao động

1.

2.

3.

4.

.

.

............, ngày... tháng... năm .......

ĐẠI DIỆN CÔNG ĐOÀN
(Ký tên, đóng dấu)

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
hoặc người được uỷ quyền (Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15 /2003/TT-BLĐTBXH, ngày 03/6 /2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG: .....
Doanh nghiệp, đơn vị:................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ......................................
V/v: Xin phép làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm

.........., ngày .........tháng ...........năm ..........

Kính gửi: (1)...................................................................

Để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm .............., Doanh nghiệp (đơn vị) ................ có một số nghề, công việc phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm (có phương án gửi kèm theo) (2)

Đề nghị Bộ (Ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố)........ xem xét, chấp thuận và cho phép Doanh nghiệp (đơn vị) được tổ chức làm thêm giờ theo phương án trên.

Nơi nhận:
.....................
.....................

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ
Chữ ký và đóng dấu
Họ và tên người ký

[1]. Văn bản xin phép được lập thành 02 bản:

- Doanh nghiệp, đơn vị giữ 01 bản;

- Gửi 01 bản tới cơ quan có thẩm quyền:

+ Bộ, Ngành quản lý đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lýý của Bộ, Ngành đó;

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khác.

2. Phương án làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm theo đúng hướng dẫn tại Mẫu số 3 kèm theo Thông tư này.

MẪU SỐ 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH, ngày 03/6 /2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG: ......................................

Doanh nghiệp, đơn vị ...........................................

PHƯƠNG ÁN LÀM THÊM TỪ TRÊN 200 GIỜ ĐẾN 300 GIỜ TRONG MỘT NĂM

Năm ........

1. Các chức danh nghề, công việc phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:

STT

Các chức danh nghề, công việc phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm

Lý do phải làm
thêm giờ

1.

...

Lưu ý: Những lý do này phải phù hợp với các điều kiện quy định tại Điểm 2.1 khoản 2 mục II của Thông tư số ............................................).

2. Cam kết khi tổ chức thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm:

..........................................................................................................................

.........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Lưu ý:

- Những cam kết này không được trái với các nguyên tắc quy định tại Điểm 2.1 khoản 2 mục II của Thông tư số ............................................);

- Khuyến khích mở rộng các thoả thuận có lợi hơn cho người lao động khi tham gia làm thêm giờ như tăng cường bồi dưỡng hiện vật, thực hiện ăn ca, tăng cường kiểm tra sức khoẻ...

3. Ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, đơn vị

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

........., ngày...... tháng....... năm .......

ĐẠI DIỆN CÔNG ĐOÀN
(Ký tên, đóng dấu)

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Hoặc người được uỷ quyền
(Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH, ngày 03/6 /2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG: .......

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ......................................

V/v: Làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm.

.........., ngày .........tháng ...........năm ..........

Kính gửi: Doanh nghiệp (đơn vị).... .......................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Những nội dung cơ bản nêu trong phần này:

- Những nghề, công việc được phép làm thêm từ trên 200 đến 300 giờ trong năm;

- Những nghề, công việc không được phép làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm. Nêu lý do không chấp thuận.

Nơi nhận:
.....................
.....................

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ
Chữ ký và đóng dấu
Họ và tên người ký

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No: 15/2003/TT-BLDTBXH

Hanoi, June 03, 2003

 

CIRCULAR

1. Laborers working under the labor contract regime as prescribed in the amended and supplemented Labor Code in the following enterprises, agencies or organizations:

Enterprise Law, including: limited liability companies, joint-stock companies, partnerships and private enterprises;

Vietnam, including: joint-venture enterprises and enterprises with 100% foreign capital;

f/ Administrative and non-business agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-political, and professional organizations, other social organizations and the armed forces, including organizations and units of administrative and non-business agencies, the Party, associations and self-financed mass societies, which are allowed to conduct production, business and service activities;

g/ Semi-public, people-founded and private establishments operating in the fields of culture, health, education and training, science, physical training and sports and other non-business branches;

2. Laborers and cooperative members who work and enjoy remuneration under labor contracts as prescribed in the amended and supplemented Labor Code in cooperatives set up and operating under the Cooperative Law.

3. Enterprises, agencies and organizations stated in Clause 1 and cooperatives stated in Clause 2 shall be referred collectively to as enterprises and units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Conditions and principles for working overtime for up to 200 hours a year:

Enterprises and units may arrange each laborer to work overtime for up to 200 hours a year if they fully meet the following conditions and principles:

1.1. Conditions for working overtime for up to 200 hours a year:

1.2. Principles for the organization of overtime working for up to 200 hours a year:

a/ Agreement must be reached with laborers one by one on working overtime, made according to set form;

b/ The overtime must not exceed 4 hours a day; particularly for laborers performing extremely heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs, the overtime must not exceed 3 hours a day;

c/ The total overtime must not exceed 16 hours a week; particularly for laborers performing extremely heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs, the total overtime must not exceed 12 hours a week;

d/ The total overtime in 4 consecutive days must not exceed 14 hours; particularly for laborers performing extremely heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs, the total overtime in 4 consecutive days must not exceed 10 hours;

f/ In cases where laborers work overtime for more than 2 hours a day, before the overtime work, employers must arrange for them an additional rest time of least 30 minutes which shall be counted into the overtime;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ To comply with the provisions of Articles 115, 122 and 127 of the amended and supplemented Labor Code on the ban or restriction of overtime for female laborers, juvenile laborers and disabled laborers;

2. Conditions and principles for overtime working for up to 300 hours a year:

2.1 Enterprises and units producing and/or processing export goods, including textile, garment, leather, shoe and processed aquatic products, which are allowed to organize the overtime working for between over 200 and 300 hours a year, must fully meet the following conditions and principles:

a/ Conditions for working overtime for between over 200 and 300 hours a year: When having to perform urgent work which cannot be delayed due to urgent requirements or the seasonal nature of production or due to objective factors which cannot be anticipated, though the overtime working for up to 200 hours a year has been organized, the work volume cannot be completely performed.

- To fully meet principles and conditions prescribed at Point 1.2 of Clause 1 above;

- To reach agreement with the grassroots trade union executive committees or provisional executive committees at the enterprises or units on the plans for overtime

2.2. Other enterprises and units, if having the demand to work overtime for between over 200 and 300 hours a year, shall have to send written requests therefor to the ministries, branches and provincial/municipal People's Committees, made according to set form.

3. Cases of necessity to overcome consequences of natural disasters, calamities, fires and spreading epidemics

Enterprises and units may mobilize laborers to work overtime for more than 4 hours a day when having to overcome serious consequences of natural disasters, calamities, fire or epidemics which spread within the enterprises and units, but the laborers' consents are required. This overtime shall not be counted into the total overtime a year, but entitled to wage and other overtime-related regimes as prescribed by the current legislation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Responsibilities of enterprises and units:

- To include the provisions on overtime working into their internal labor rules and collective labor agreements suitable to their production and/or business activities. On that basis, to publicly post them up for laborers to know and implement;

- To elaborate their production and/or business plans close to their annual production and/or business situations as to minimize overtime working. When organizing overtime working, to strictly comply with the provisions of this Circular;

- For laborers who are arranged to work overtime for many hours a year, enterprises and units shall have to care for their health, provide them with regular health checks and arrange rational rest for them so as to protect their health;

- To report to the Labor, War Invalids and Social Affairs Services of the provinces or centrally-run cities where the enterprises and units are headquartered on the overtime working in their enterprises and units during the year.

2. Responsibilities of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the provincial/municipal People's Committees:

- To direct competent functional State agencies of the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, or the provincial/municipal People's Committees to disseminate, urge, inspect and supervise the implementation of this Circular;

- To direct responsible agencies to receive the written requests and issue decisions permitting enterprises and units to organize overtime working for between over 200 and 300 hours a year. To reply enterprises and units within 15 days as from the date of receiving their written requests for permission.

3. Responsibilities of the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To receive requests for permission and submit them to the provincial/municipal People's Committees for the latter to issue decisions permitting enterprises and units to organize overtime working for between over 200 and 300 hours a year;

- To sum up and biannually and annually report on the organization of overtime working by enterprises and units in their respective localities to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

4. This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for study and settlement.

 

 

MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Nguyen Thi Hang

 

FORM NO. 1

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Governing body: ……………………………………………..

Name of organization: ……………………………..

Department/division: ……………………………………………….

WORKER’S AGREEMENT ON WORKING OVERTIME 

- Overtime period: from ………………… to …………………………..

- Overtime location: ………………………………………………………….

No.

 

Full name

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Working hours in a day (hours)

Extra hours in a day (hours)

Signature of worker

1.

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

3.

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

4.

 

 

 

 

 

.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

.

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

[Location and date]

REPRESENTATIVE OF THE UNION

(Signature and seal)

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(Signature and seal)

 

 FORM NO. 2

(Promulgated together with the Circular No. 15/2003/TT-BLĐTBXH dated June 03rd  of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs)

Governing body: …………….
Name of organization: ……….

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

No. ......................................
Application for working overtime from over 200 hours to 300 hours in a year.

[Location and date]

To: (1)...................................................................

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



I hereby request [the governing body] to consider allowing [name of the organization] to organize overtime work according to the plan mentioned above.

Receivers:
.....................
.....................

POSITION OF THE SIGNER

(Signature, seal, and full name)

[1]. The application is made into 02 copies:

- 01 copy shall be kept by the organization;

- 01 copy shall be sent to:

+ The governing body, applicable to the organizations under its management;

+ The Service of Labor, War Invalids and Social Affairs, applicable to other organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FORM NO. 3

(Promulgated together with the Circular No. 15/2003/TT-BLĐTBXH dated June 03rd of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs)

Governing body: ……………………………………………..

Name of organization: ……………………………..

PLAN FOR WORKING OVERTIME FROM OVER 200 HOURS TO 300 HOURS IN A YEAR

[Year]

1. The positions and works that need working overtime from over 200 hours to 300 hours in a year:

No.

Positions and works that need working overtime from over 200 hours to 300 hours in a year

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.

 

 

...

 

 

Notes: These reasons must be conformable with the conditions prescribed in Point 2.1 Clause 2 Section II of the Circular No. …………………………)

2. The commitments when organizing overtime work from over 200 hours to 300 hours in a year:

..........................................................................................................................

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



..........................................................................................................................

Notes:

- These commitments must not contradict the rules in Point 2.1 Clause 2 Section II of the Circular No. …………………………)

- The agreements favorable to workers are encouraged to be extended when they work overtime, such as bonuses in kind, extra meals, extra health check, etc.

3. The opinions of the Executive Committee of the Grassroots Union or the provisional Union Executive Committee at the organization

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

[Location and date]

REPRESENTATIVE OF THE UNION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



                 

EMPLOYER
or authorized person

(Signature and seal)

 

 

FORM NO. 4

(Promulgated together with the Circular No. 15/2003/TT-BLĐTBXH dated June 03rd of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs)

Governing body: …………….

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



No. ......................................

On working overtime from over 200 hours to 300 hours in a year.

[Location and date]      

To: [name of organization] ………. .......................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Primary contents in this part:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The occupations and works that are not allowed to work overtime from over 200 hours to 300 hours in a year. The reasons for disapproval

Receivers:
.....................
.....................

POSITION OF THE SIGNER

(Signature, seal, and full name)

 

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06/2003 hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo Nghị định 109/2002/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


36.490

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.65.212
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!