BỘ
LAO ĐỘNG
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
14-LĐ/TT
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 12 năm 1973
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LÀM CA ĐÊM VÀ LÀM
THÊM GIỜ
Căn cứ vào nghị quyết số
116-CP ngày 7-7-1973 của Hội đồng Chính phủ (điểm 3, mục a, b) sửa đổi chế độ
phụ cấp làm ca đêm và làm thêm giờ, nhiều nơi nhận thức nội dung chưa thống nhất
và còn gặp lúng túng; Bộ Lao động hướng dẫn thêm một số điểm như sau:
I. MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
Hiện nay các ngành, các xí nghiệp
đang khẩn trương thực hiện chỉ thị số 50-TTg của Thủ tướng Chính phủ tăng cường
và cải tiến một bước công tác quản lý, đẩy mạnh sản xuất và ổn định đời sống của
công nhân, viên chức ở các xí nghiệp, công trường. Chỉ thị trên nhằm nhanh
chóng khôi phục sản xuất, đưa các xí nghiệp, công trường trở lại sản xuất bình
thường, kinh doanh có lãi. Để sử dụng hợp lý sức lao động, phát huy khả năng tiềm
tàng trong sản xuất, các xí nghiệp, công trường cần tổ chức ca làm việc thật hợp
lý, khắc phục dần những hiện tượng mất cân đối trong sản xuất, tạo mọi điều kiện
để công nhân, viên chức có việc làm liên tục trong ngày, trong tháng và hoàn
thành tốt nhiệm vụ, tránh động viên làm thêm giờ, thêm ca mà không mang lại lợi
ích thiết thực và ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người lao động.
Việc sửa đổi phụ cấp làm đêm,
cũng như phụ cấp làm thêm giờ, một mặt thúc đẩy các ngành, các xí nghiệp tổ chức
làm ca làm việc thật hợp lý và tổ chức lao động chặt chẽ, tận dụng đầy đủ ngày
công, giờ công có ích theo tiêu chuẩn quy định, mặt khác cần phân biệt hợp lý
hơn tiền lương của giờ làm ngày và giờ làm đêm, đồng thời gắn chặt với việc
hoàn thành kế hoạch sản xuất với việc bồi dưỡng kịp thời sức lao động. Theo
tinh thần đó, việc tổ chức làm thêm giờ, thêm ca chỉ được thực hiện trong những
trường hợp thật cần thiết theo quy định tại thông tư số 06-LĐ/Thủ tướng Chính
phủ ngày 6-5-1971 của
Bộ Lao động, cụ thể như sau:
- Do những điều kiệm bất ngờ
không đạt được kế hoạch phải làm thêm giờ cho kịp (như ngừng sản xuất vì mày hỏng,
thiếu nguyên vật liệu, mưa lũ lụt, công nhân ốm đau nhiều, v.v…)
- Do có kế hoạch bất thường với
tính chất cấp thiết của cấp trên giao cho phải hoàn thành mà xí nghiệp không thể
lấy thêm người làm;
- Do cấp thiết phải tiến hành những
công tác đặc biệt để bảo vệ sản xuất
- Do tính chất công tác khẩn
trương phải hoàn thành nhanh chóng trong thời gian nhất định, để khỏi lãng phí
nguyên vạt liệu,. tiền bạc và làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình như đổ bê
tông ở công trường, bốc dỡ hàng để giải phóng tầu biển kịp nước thủy triều, hoặc
khi đào móng xây dựng công trình phải tranh thủ làm xong trước khi mưa, lụt sắp
đến, v.v…
II. NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ VỀ PHỤ CẤP LÀM THÊM VÀ LÀM THÊM GIỜ
1. Phụ cấp
làm thêm:
Chỉ thị số 75-TTg ngày 30-6-1965
của Thủ tướng Chính phủ quy định công nhân, viên chức làm việc ban đêm từ 0 giờ
đến 5 giờ sáng được phụ cấp 25% tiền lương của thời gian đó. Nay theo nghị quyết
số 116-CP ngày 7-7-1973
của Hội đồng Chính phủ đã sửa đổi lại thời gian và mức phụ cấp ca đêm. Cụ thể
là: thời gian hưởng phụ cấp ca đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ
sáng ngày hôm sau; nếu công nhân, viên chức ở các xí nghiệp, công trường làm việc
trong thời gian đó, thì cứ mỗi giờ làm việc được được phụ cấp một khoản tiền bằng
30% tiền lương cấp bậc hay chức vụ đã xếp kể cả phụ cấp khu vực (nếu có). Khoản
phụ cấp này nhằm bồi dưỡng người làm đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng có điều kiện
để bù đắp lao động đã hao phí. Vì vậy công nhân, viên chức làm việc ban đêm
trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng nếu làm việc từ 4 tiếng trở lên
được mua một suất ăn bồi dưỡng theo giá cung cấp và theo tiêu chuẩn đã quy định
tại quyết định số 80-TTg ngày 8-12-1963 của Thủ tướng Chính phủ và thông tư số
9-NT ngày 15-4-1972 của Bộ Nội thương.
Tiêu chuẩn cụ thể cho mỗi suất bồi
dưỡng ca đêm như sau:
- 150 gam lương thực,
- 30 gam thịt
- 10 gam mỡ,
- 20 gam đường
- 0,2 gam mì chính
Tiêu chuẩn trên được áp dụng đối
với nhân viên cấp dưỡng, bán hàng và phục vụ công nhân, viên chức ăn bồi dưỡng
ca đêm.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn nói
trên, các đơn vị sử dụng sẽ tổ chức cho công nhân, viên chức ăn tại chỗ vào giữa
ca làm việc hoặc cuối căn cứ, với mức tối thiểu 0đ40 một suất ăn bồi dưỡng.
Ngoài ra tuỳ theo khă năng, điều kiện cụ thể của từng nơi, các xí nghiệp, công
trường cùng với ngành thương nghiệp phục vụ ăn uống, tổ chức chế biến và phục vụ
nhiều mặt hàng ăn uống phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng của từng loại lao động để
công nhân, viên chức có mức lương cao có thể mua có thể mua thêm thức ăn bồi dưỡng
với số tiền phụ cấp. Trường hợp không có mặt hàng ăn uống thêm thì phần chênh lệch
về phụ cấp so với suất ăn tối thiểu được trả bằng tiền.
Riêng đối với công nhân, viên chức
làm nhiệm vụ bốc xếp vận tải ở các bến cảng, nhà ga không áp dụng khoản phụ cấp
làm đêm này mà thi hành theo chỉ thị số 01-TTg ngày 5-1-1968
của Thủ tướng Chính phủ.
2. Phụ cấp
làm thêm giờ.
Tại mục IV, phần b của chỉ thị số
75-TTg ngày 30-6-1965 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối với cán bộ, nhân
viên quản lý xí nghiệp nếu làm thêm giờ được cấp một buổi 0đ40, một ngày 0đ80,
nay bổ sung sửa đổi như sau:
“Đối với cán bộ, nhân viên
nghiệp vụ, kỹ thuật ở các xí nghiệp, công trường phải làm thêm giờ (ngoài số giờ
tiêu chuẩn) thì xí nghiệp, công trường phải có kế hoạch sắp xếp cho nghỉ bù. Nếu
do yêu cầu công việc mà không thể sắp xếp cho nghỉ bù được, thì số giờ làm thêm
được trả lương theo chế độ hiện hành của Nhà nước như đối với công nhân sản xuất…”
Tiền lương trả cho những người
làm thêm bao gồm tiền lương cơ bản hay lương chức vụ và các khoản phụ cấp theo
tiền lương như: khu vực, phụ cấp công trường (nếu có). Trường hợp đặc biệt nếu
phải làm thêm giờ trong ngày nghỉ lễ thì những giờ làm thêm được trả thêm lương
theo chế độ hiện hành.
Đối tượng cán bộ, nhân viên kỹ
thuật, nghiệp vụ ở xí nghiệp, công trường làm thêm giờ được trả lương bao gồm:
a) Cán bộ, nhân viên làm việc phụ
thuộc theo ca kíp của công nhân, khi công nhân làm việc, số cán bộ, nhân viên
này cũng phải làm việc để phục vụ hoặc hướng dẫn công nhân trong khi làm việc
như: kỹ thuật, công nghệ, điều bộ, định mức, tiền lương, thống kê, nghiệm thu,
cung cấp vật liệu và dụng cụ, giữ trẻ, đốc công, trưởng ca, chủ nhiệm buồng
máy, v.v…
b) Cán bộ, nhân viên làm việc
tuy không phụ thuộc theo ca kíp của công nhân, nhưng do khối lượng công việc
nhiều, thiếu người làm hoặc yêu cầu công việc phải đảm bảo hoàn thành khẩn
trương, nếu được thủ trưởng các xí nghiệp, công trường quyết định phải làm thêm
giờ như: thiết kế, phiên dịch, đánh máy chữ, can in bản vẽ, cấp dưỡng, thường
trực, bảo vệ, tạp vụ…thì mới được trả lương thêm giờ. Đối với công nhân lái xe
con chỉ được trả lương làm thêm giờ nếu làm việc trong ngày chủ nhật.
Riêng đối với cán bộ lãnh đạo ở
các xí nghiệp và công trường như giám đốc, phó giám đốc các xí nghiệp; trưởng
phó Ban chỉ huy các công trường; quản đốc, phó quản đốc phân xưởng; các trưởng,
phó phòng nghiệp vụ và kỹ thuật…không áp dụng chế độ trả lương làm thêm giờ như
các đối tượng nói trên. Trường hợp thật cần thiết phải làm thêm giờ, thì sau đó
bố trí nghỉ bù, nếu không bố trí nghỉ bù được thì áp dụng chế độ bồi dưỡng đối
với cán bộ, nhân viên quản lý quy định tại chỉ thị số 75-TTg ngày 30-6-1965 của
Thủ tướng Chính phủ.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Việc tổ chức cho công nhân, viên
chức ở xí nghiệp, công trường làm thêm giờ, thêm ca chỉ tiến hành trong những
trường hợp thật cần thiết. Trường hợp cần làm thêm thì số giờ làm thêm đối với
mỗi người nhiều nhất là 4 giờ một ngày và 150 giờ một năm (quy định tại thông
tư số 06-LĐ/TT ngày 6-5-1971 của Bộ Lao động) và việc tổ chức làm thêm giờ
trong từng xí nghiệp, công trường phải có sự thỏa thuận với công đoàn cùng cấp.
Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Ủy ban hành chính các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, hướng dẫn các cơ sở thuộc quyền thực hiện đúng đắn chế độ phụ
cấp làm đêm, làm thêm giờ nhằm bồi dưỡng kịp thời sức lao động cho công nhân,
viên chức để đẩy mạnh sản xuất, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế.
|
K.
T. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Đăng
|