BỘ
LAO ĐỘNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
11-LĐ/LL
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 10 năm 1986
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG SỐ 11-LĐ/TT NGÀY 2-10-1986 HƯỚNG
DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN VƯỢT KHUNG
Căn cứ vào điểm
4, điều 5 của Nghị định số 235-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ
Lao động hướng dẫn thi hành chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:
I.
MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA
Thực hiện chế độ phụ
cấp thâm niên vượt khung nhằm khuyến khích công nhâm viên chức đã đạt đến bậc
cao nhất của khung lương cấp bậc hoặc chức vụ yên tâm làm việc tích luỹ và phát
huy những kiến thức và kinh nghiệm công tác để tiếp tục làm tốt hơn nhiệm vụ,
chức trách được giao.
II.
ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG PHỤ CẤP THÂM NIÊN VƯỢT KHUNG
Đối tượng hưởng phụ
cấp thâm niên vượt khung là công nhân, viên chức đang làm việc trong các xí
nghiệp, cơ quan Nhà nước đã đạt đến bậc cao nhất của khung lương cấp bậc hoặc
chức vụ theo các thang lương, bảng lương quy định tại Nghị định số 235-HĐBT
ngày 18-9-1985, kể cả công nhân được hưởng phụ cấp thợ đặc biệt giỏi quy định tại
điểm 3 của Quyết định số 97-CT ngày 14-4-1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Riêng đối với công nhân, viên chức
đã hưởng phụ cấp thâm niên đặc biệt quy định tại điểm 3, điều 5 của Nghị định số
235-HĐBT và Thông tư số 19-LĐ/ TT ngày 14-11-1985 của Bộ Lao động thì không thuộc
đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung này.
III.
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHỤ CẤP THÂM NIÊN VƯỢT KHUNG
Căn cứ vào nguyên tắc:
"Làm công việc gì, chức vụ gì thì hưởng theo công việc ấy, chức vụ ấy, khi
thay đổi công việc, thay đổi chức vụ thì hưởng lương theo công việc mới, chức vụ
mới không bảo lưu lương cũ" , việc áp dụng phụ cấp thâm niên vượt khung
cho công nhân, viên chức đang làm việc tại các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước được
quy định như sau:
1. Đối với công nhân được hử
lương theo 5 thang lương từ A1 đến A5 ghi trong phụ lục kèm theo Nghị định số
235-HĐBT, thì dựa vào nghề đang làm việc và khung lương của mỗi nghề quy định
theo các bản tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật hiện hành để áp dụng:
a) Nếu đã hưởng lương bậc cao nhất
của khung lương nghề đủ 5 năm thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.
b) Nếu đang hưởng phụ cấp thâm niên
vượt khung của nghề này, khi chuyển hẳn sang nghề khác thì chỉ khi đã hưởng bậc
lương cao nhất của khung lương nghề mới đủ 5 năm, mới được hưởng phụ cấp thâm
niên vượt khung, mà không tiếp tục hưởng phụ cấp này của nghề cũ nữa.
Ví dụ: Một công nhân tiện đang
hưởng bậc lương cao nhất của nghề tiện (bậc 7 là 370 đ khung lương nghề tiện từ
bậc 1 đến bậc 7), khi chuyển hẳn sang nghề khoan (khung lương từ bậc 1 đến bậc
6) thì chỉ khi đã hưởng bậc lương cao nhất (bậc 6 là 343,5đ) của nghề khoan, mới
được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, mà không tiếp tục hưởng phụ cấp này
theo nghề tiện.
2. Đối với công nhân hưởng lương
theo các bảng lương từ B1 đến B15, thì dựa vào chức danh nghề đang làm và các bậc
lương quy định cho mỗi chức danh đó để áp dụng:
a) Nếu đã hưởng bậc lương cao nhất
của chức danh nghề đủ 5 năm, thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.
b) Nếu đang hưởng phụ cấp thâm
niên vượt khung của chức danh nghề này, khi chuyển hẳn sang chức danh nghề
khác, thì chỉ khi đã hưởng bậc lương cao nhất của nghề mới đủ 5 năm, mới được
hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, mà không tiếp tục hưởng phụ cấp này của nghề
cũ nữa.
Ví dụ : Một công nhân hưởng
lương theo chức danh dẫn máy bậc 3 là 287đ (bảng lương B5), đang hưởng phụ cấp
thâm niên vượt khung, khi chuyển hẳn sang hưởng lương theo chức danh trưởng dồn,
thì chỉ khi hưởng lương bậc 3 là 325đ của chức danh trưởng dồn đủ 5 năm, mới được
hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, mà không tiếp tục hưởng phụ cấp này theo chức
danh dẫn máy.
c) Tuy nhiên, trong một số bảng
lương nói trên, một số chức danh nghề có mức lương không chỉ phân biệt theo bậc
mà còn phân biệt theo cấp, theo nhóm (nhóm trọng tải, nhóm tàu, nhóm công suất...),
trong trường hợp này cách áp dụng như sau:
- Nếu đang hưởng phụ cấp thâm
niên vượt khung của chức danh nghề ở nhóm dưới hoặc cấp dưới, khi chuyển nhóm
lên nhóm trên hoặc cấp trên, thì chỉ khi hưởng bậc lương cao nhất của nhóm trên
hoặc cấp trên đủ 5 năm, mới được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, mà không
tiếp tục hưởng phụ cấp này theo nhóm cũ hoặc cấp cũ nữa.
Ví dụ: Một công nhân bậc 3: 310đ
nhóm xe tải dưới 2T (bảng 7) , đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, khi
chuyển hẳn lên lái xe nhóm 2T đến 5T, thì chỉ khi hưởng bậc 3: 330đ của nhóm xe
2T đến dưới 5T, đủ 5 năm mới được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, mà không
tiếp tục hưởng phụ cấp này theo nhóm xe dưới 2T.
- Nếu đang hưởng phụ cấp vượt
khung của nhóm trên hoặc cấp trên, khi chuyển hẳn xuống nhóm dưới hoặc cấp dưới,
mà được xếp ngay vào bậc cao nhất của nhóm dưới hoặc cấp dưới, thì tiếp tục được
hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung theo nhóm dưới.
Ví dụ: Một công nhân bậc 3: 330đ
của nhóm xe 2T đến dưới 5T (bảng 7) đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 5%,
khi chuyển hẳn xuống lái xe nhóm dưới 2T, được xếp ngay bậc 3: 310đ, thì được
tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 5% tính theo mức lương bậc 3: 310đ.
3. Đối với cán bộ lãnh đạo hưởng
lương theo bảng C (cán bộ quản lý xí nghiệp); bảng lương D3/1 (cán bộ lãnh đạo
các tổ chức sự nghiệp) ; bảng lương D3/2 (cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lý
Nhà nước), thì căn cứ vào chức vụ lãnh đạo đang giữ và các bậc lương của mỗi chức
vụ để áp dụng:
a) Nếu đã hưởng bậc lương cao nhất
của chức vụ lãnh đạo đang giữ đủ 5 năm, thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt
khung.
b) Đối với các chức vụ lãnh đạo
như Viện trưởng, Viện phó, Hiệu trưởng trường đại học, v.v... hưởng lương theo
bảng lương có mức lương đặc biệt, thì nếu đã hưởng bậc lương liền kề dưới mức
lương đặc biệt đủ 5 năm, thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung. Trong khi
đang hưởng mức lương này với phụ cấp thâm niên vượt khung mà có quyết định của
cơ quan có thẩm quyền cho đương sự được xếp mức lương đặc biệt thì thôi không
hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nữa. Đối với người hưởng mức lương đặc biệt
khi đã hưởng mức lương đặc biệt đó đủ 5 năm, mới được hưởng phụ cấp thâm niên
vượt khung.
c) Nếu đang hưởng phụ cấp thâm
niên vượt khung của chức vụ dưới hoặc hạng dưới mà được chuyển hẳn sang chức vụ
cao hơn hoặc hạng cao hơn, thì chỉ khi đã hưởng bậc lương cao nhất của chức vụ
mới, hạng mới đủ 5 năm mới được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, mà không tiếp
tục hưởng phụ cấp này theo chức vụ cũ, hạng cũ.
Ví dụ: Một Phó tổng giám đốc
đang được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trên bậc lương 420đ (Bảng lương
C1) được chuyển lên hẳn làm Tổng Giám đốc, thì chỉ khi đã hưởng bậc lương cao
nhất của Tổng Giám đốc là 474đ đủ 5 năm, mới được hưởng phụ cấp thâm niên vượt
khung, mà không tiếp tục hưởng phụ cấp này theo bậc lương 420đ của Phó tổng
Giám đốc. Tương tự cũng áp dụng như vậy đối với chức vụ lãnh đạo của các cơ
quan quản lý Nhà nước, các tổ chức sự nghiệp.
d) Đối với các chức vụ lãnh đạo
trong bảng lương quy định chỉ có một bậc lương, thì khi đã hưởng bậc lương đó đủ
5 năm cũng được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.
đ) Nếu đang hưởng lương và phụ cấp
thâm niên vượt khung theo chức vụ lãnh đạo, mà chuyển hẳn sang hưởng lương theo
chức danh kỹ thuật, nghiệp vụ, chuyên môn, thì không được hưởng phụ cấp thâm
niên vượt khung theo chức vụ lãnh dạo nữa.
4. Đối với cán bộ, viên chức làm
công tác khoa học kỹ thuật, chính trị, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hoá, nghệ
thuật, pháp chế hưởng lương theo bảng D1 và D2 thì căn cứ vào các chức danh
đang giữ và các bậc lương của mỗi chức danh để vận dụng có phân biệt trường hợp
đã áp dụng hay chưa áp dụng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức:
a) Đối với các đơn vị đã áp dụng
chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức để thực hiện chế độ tiền lương mới
cho các chức danh như nghiên cứu viên; nghiên cứu viên chính... (Bảng lương
D1/1); kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư chính (Bảng lương 1/2); cán sự, chuyên viên,
chuyên viên chính... (Bảng lương D1/4) và các chức danh ở các bảng lương D1/5,
D1/6, v.v... thì:
- Nếu đã hưởng bậc lương cao nhất
của chức danh đang giữ đủ 5 năm, mới được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.
Ví dụ: Theo chức danh tiêu chuẩn
đã ban hành, một cán bộ đã hưởng bậc lương cao nhất theo chức danh cán sự
(395đ) đủ 5 năm (Bảng D1/4), thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.
- Nếu đang hưởng phụ cấp thâm niên
vượt khung theo chức danh có trình độ dưới được chuyển lên chức danh có trình độ
cao hơn, thì chỉ khi đã hưởng bậc lương cao nhất theo chức danh có trình độ cao
hơn đó đủ 5 năm, mới được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, mà không tiếp tục
hưởng phụ cấp này theo chức danh cũ.
Ví dụ: Một nghiên cứu viên dang
hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trên bậc lương cao nhất (505đ) ở bảng lương
D1/1 được chuyển lên chức danh nghiên cứu viên chính, thì chỉ khi hưởng bậc
lương cao nhất của nghiên cứu viên chính (596đ) đủ 5 năm, mới được hưởng phụ cấp
thâm niên vượt khung, mà không tiếp tục hưởng phụ cấp này theo chức danh nghiên
cứu viên.
b) Đối với các đơn vị chưa áp dụng
chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức nói trên để thực hiện chế độ tiền
lương mới, mà chỉ chuyển ngang lương cũ sang mức lương mới tương ứng thì chưa
áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung.
c) Đối với cán bộ, viên chức quản
lý các trạm trại không hưởng lương theo chức vụ lãnh đạo, mà hưởng lương theo
các chức danh kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn thì theo quy định ở các điểm (a,
b) của mục 4 trên để vận dụng hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung.
IV.
THỜI GIAN VÀ MỨC PHỤ CẤP ĐƯỢC HƯỞNG
1. Thời gian để
tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung với mức 5% là phải đủ 5 năm tròn (60
tháng), kể từ khi được hưởng bậc lương cao nhất của khung lương cấp bậc hoặc
lương chức vụ.
2. Từ năm thứ 6 trở đi, sau khi
đủ một năm tròn (12 tháng), được cộng thêm 1% và không khống chế mức tỷ lệ phần
trăm tối đa.
3. Phụ cấp thâm niên vượt khung
được tính trên mức lương cấp bậc (bình thường, độc hại, đặc biệt độc hại) hoặc
trên mức lương chức vụ đang giữ.
V. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Thông tư này có lực
từ ngày 1-9-1986, các Bộ, các ngành, các địa phương hướng dẫn các đơn vị cơ sở
thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, các ngành, các địa phương phản ánh về Bộ Lao động
để nghiên cứu giải quyết.