Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 11/2015/TT-BTTTT chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp

Số hiệu: 11/2015/TT-BTTTT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông Người ký: Nguyễn Bắc Son
Ngày ban hành: 05/05/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11 /2015/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHUẨN KỸ NĂNG NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHUYÊN NGHIỆP

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư Quy định Chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định một số Chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp, bao gồm:

1. Chuẩn kỹ năng Cơ sở dữ liệu (Database skill standard);

2. Chuẩn kỹ năng Hệ thống mạng (Network system skill standard);

3. Chuẩn kỹ năng Quản lý hệ thống công nghệ thông tin (System management skill standard);

4. Chuẩn kỹ năng An toàn thông tin (Information security skill standard);

5. Chuẩn kỹ năng Thiết kế và phát triển phần mềm (Software design and development skill standard).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc có liên quan đến việc đánh giá kỹ năng chuyên ngành của nhân lực công nghệ thông tin (CNTT), trong hoạt động đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng các kỹ năng chuyên ngành.

2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng Thông tư này trong việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tuyển dụng, sử dụng lao động; học tập, nâng cao trình độ và các hoạt động khác liên quan đến việc đánh giá trình độ, kỹ năng chuyên môn của nhân lực CNTT.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ngành đào tạo về CNTT bao gồm: Công nghệ kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin, Công nghệ truyền thông, Hệ thống thông tin, Hệ thống thông tin quản lý, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Sư phạm Tin học, Tin học ứng dụng, Toán ứng dụng, Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông và mạng máy tính.

2. Trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học sử dụng trong việc xếp hạng chuẩn kỹ năng quy định tại Điều 4 Thông tư này là các mức độ kiến thức được quy định tại Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 4. Quy định Chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp

1. Chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp là hệ thống các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng CNTT mà người làm việc trong lĩnh vực CNTT cần đạt để có thể thực hiện một hoặc một nhóm công việc cụ thể. Một số Chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp như sau:

a) Chuẩn kỹ năng Cơ sở dữ liệu (Mã DBSS): gồm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện những công việc liên quan đến các hoạt động xây dựng kế hoạch tổng thể, xác định yêu cầu, phân tích, thiết kế, xây dựng, thử nghiệm và quản lý vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu.

b) Chuẩn kỹ năng Hệ thống mạng (Mã NWSS): gồm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện những công việc liên quan đến các hoạt động xác định yêu cầu, thiết kế, xây dựng, thử nghiệm, vận hành, bảo trì, quản lý và tư vấn phát triển hệ thống mạng máy tính.

c) Chuẩn kỹ năng Quản lý hệ thống CNTT (Mã SMSS): gồm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện những công việc liên quan đến các hoạt động lập kế hoạch, quản lý vận hành, quản lý nhân lực, quản lý người sử dụng, quản lý tài nguyên, quản lý lỗi và sự cố, quản lý an toàn thông tin, quản lý hiệu năng, bảo trì, đánh giá hoạt động của hệ thống và hỗ trợ người sử dụng.

d) Chuẩn kỹ năng An toàn thông tin (Mã SCSS): gồm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện những công việc liên quan đến các hoạt động xây dựng chính sách an toàn thông tin của tổ chức, áp dụng tiêu chuẩn về an toàn thông tin; thiết kế hệ thống, cài đặt, thử nghiệm, quản lý việc vận hành hệ thống an toàn thông tin; phân tích, xem xét chính sách an toàn thông tin.

đ) Chuẩn kỹ năng Thiết kế và phát triển phần mềm (Mã SDSS): gồm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện những công việc liên quan đến các hoạt động xác định, phân tích yêu cầu người sử dụng, xác định yêu cầu hệ thống hóa, chuẩn bị phát triển hệ thống, thiết kế tổng thể, thiết kế thành phần, thiết kế chi tiết, lập trình, hỗ trợ cài đặt phần mềm và kiểm thử phần mềm.

2. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng: mỗi Chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp có yêu cầu về kiến thức cơ bản và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên sâu. Cụ thể như sau:

a) Yêu cầu kiến thức cơ bản: yêu cầu kiến thức cơ bản về CNTT đối với các Chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp được quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư này, với trình độ tương ứng theo từng hạng quy định tại Khoản 3 Điều này.

b) Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên sâu:

- Chuẩn kỹ năng Cơ sở dữ liệu: các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên sâu của Chuẩn kỹ năng Cơ sở dữ liệu được quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư này.

- Chuẩn kỹ năng Hệ thống mạng: các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên sâu của Chuẩn kỹ năng Hệ thống mạng được quy định tại Phụ lục số 03 Thông tư này.

- Chuẩn kỹ năng Quản lý hệ thống CNTT: các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên sâu của Chuẩn kỹ năng Quản lý hệ thống CNTT được quy định tại Phụ lục số 04 Thông tư này.

- Chuẩn kỹ năng An toàn thông tin: các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên sâu của Chuẩn kỹ năng An toàn thông tin được quy định tại Phụ lục số 05 Thông tư này.

- Chuẩn kỹ năng Thiết kế và phát triển phần mềm: các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên sâu của Chuẩn kỹ năng Thiết kế và phát triển phần mềm được quy định tại Phụ lục số 06 Thông tư này.

3. Phân hạng các Chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp: mỗi Chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp được chia thành 4 hạng theo thứ tự từ thấp đến cao tương ứng hạng 04 đến hạng 01. Cụ thể như sau:

a) Hạng 4:

- Đáp ứng yêu cầu kiến thức cơ bản về CNTT quy định tại Điểm a, Khoản 02 Điều này ở trình độ trung cấp, hoặc tốt nghiệp ngành đào tạo về CNTT trình độ trung cấp, trung cấp nghề trở lên.

- Đáp ứng các mục yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên sâu của hạng 4 tương ứng với mỗi chuẩn theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này.

b) Hạng 3:

- Đáp ứng yêu cầu kiến thức cơ bản về CNTT quy định tại Điểm a, Khoản 02 Điều này ở trình độ cao đẳng, hoặc tốt nghiệp ngành đào tạo về CNTT trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề trở lên.

- Đáp ứng các mục yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên sâu của hạng 3 tương ứng với mỗi chuẩn theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này.

c) Hạng 2:

- Đáp ứng yêu cầu kiến thức cơ bản về CNTT quy định tại Điểm a, Khoản 02 Điều này ở trình độ đại học, hoặc tốt nghiệp ngành đào tạo về CNTT trình độ đại học trở lên.

- Đáp ứng các mục yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên sâu của hạng 2 tương ứng với mỗi chuẩn theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này.

- Có khả năng phụ trách một nhóm cán bộ kỹ thuật từ 10 người trở lên thuộc lĩnh vực phù hợp với chuẩn kỹ năng tương ứng.

- Có thời gian làm công việc tương ứng 6 năm liên tục trở lên ở hạng 3.

d) Hạng 1:

- Đáp ứng yêu cầu kiến thức cơ bản về CNTT quy định tại Điểm a, Khoản 02 Điều này ở trình độ đại học, hoặc tốt nghiệp ngành đào tạo về CNTT trình độ đại học trở lên.

- Đáp ứng các mục yêu cầu về kiến thức, kỹ chuyên sâu của hạng 1 tương ứng với mỗi chuẩn theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này.

- Có khả năng phụ trách một nhóm cán bộ kỹ thuật từ 50 người trở lên thuộc lĩnh vực phù hợp với chuẩn kỹ năng tương ứng.

- Có thời gian làm công việc tương ứng 3 năm liên tục trở lên ở hạng 2.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 6 năm 2015.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Giao Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) có trách nhiệm tham mưu, tổ chức hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này; nghiên cứu, đề xuất, bổ sung, cập nhật các Chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế.

3. Trong quá trình thực hiện, có phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) để kịp thời giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các PTTgCP;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Kho bạc Nhà nước;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Đơn vị chuyên trách CNTT các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin;
- Ban Chỉ đạo CNTT cơ quan Đảng;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ TT&TT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cổng thông tin điện tử của Bộ;
- Lưu: VT, CNTT (5).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Bắc Son

 

PHỤ LỤC SỐ 01

YÊU CẦU KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CNTT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BTTTT ngày 5/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

1

Lý thuyết cơ sở

1.1

Lý thuyết cơ sở

1.1.1

Toán rời rạc

1.1.2

Toán ứng dụng

1.1.3

Lý thuyết về thông tin

1.1.4

Lý thuyết về truyền thông

1.1.5

Lý thuyết về đo lường và điều khiển

1.2

Thuật toán và lập trình

1.2.1

Cấu trúc dữ liệu

1.2.2

Thuật toán

1.2.3

Lập trình

1.2.4

Các ngôn ngữ lập trình

2

Hệ thống máy tính

2.1

Các cấu phần máy tính

2.1.1

Bộ vi xử lý

2.1.2

Bộ nhớ

2.1.3

Bus

2.1.4

Giao diện vào/ra

2.1.5

Thiết bị vào/ra

2.2

Các cấu phần hệ thống

2.2.1

Cấu hình hệ thống

2.2.2

Các chỉ số đánh giá hệ thống

2.3

Phần mềm

2.3.1

Hệ điều hành

2.3.2

Phần mềm trung gian

2.3.3

Hệ thống tệp

2.3.4

Các công cụ phát triển

2.3.5

Phần mềm nguồn mở

2.4

Phần cứng

2.4.1

Phần cứng

3

Thành phần kỹ thuật

3.1

Giao diện người sử dụng

3.1.1

Công nghệ giao diện người sử dụng

3.1.2

Thiết kế giao diện

3.2

Đa phương tiện

3.2.1

Công nghệ đa phương tiện

3.2.2

Ứng dụng đa phương tiện

3.3

Cơ sở dữ liệu (CSDL)

3.3.1

Hệ thống CSDL

3.3.2

Thiết kế CSDL

3.3.3

Thao tác với dữ liệu

3.3.4

Xử lý giao dịch (transaction processing)

3.3.5

Ứng dụng CSDL

3.4

Mạng

3.4.1

Kiến trúc mạng

3.4.2

Truyền và điều khiển dữ liệu

3.4.3

Các giao thức truyền tin

3.4.4

Quản lý mạng

3.4.5

Ứng dụng mạng

3.5

Bảo mật

3.5.1

Bảo mật thông tin

3.5.2

Quản lý bảo mật thông tin

3.5.3

Đánh giá công nghệ bảo mật

3.5.4

Đo lường bảo mật thông tin

3.5.5

Công nghệ thực hiện bảo mật

4

Công nghệ phát triển

4.1

Công nghệ phát triển hệ thống

4.1.1

Xác định các yêu cầu hệ thống

4.1.2

Thiết kế kiến trúc hệ thống

4.1.3

Xác định các yêu cầu phần mềm

4.1.4

Thiết kế kiến trúc phần mềm và thiết kế chi tiết phần mềm

4.1.5

Lập trình và kiểm thử phần mềm

4.1.6

Tích hợp phần mềm và kiểm thử chất lượng phần mềm

4.1.7

Tích hợp hệ thống và kiểm thử chất lượng hệ thống

4.1.8

Cài đặt phần mềm

4.1.9

Bàn giao phần mềm

4.1.10

Bảo trì phần mềm

4.2

Các kỹ thuật quản lý phát triển phần mềm

4.2.1

Quy trình và các phương pháp phát triển

4.2.2

Quản lý về bản quyền phần mềm

4.2.3

Quản lý môi trường phát triển

4.2.4

Quản lý cấu hình và quản lý thay đổi

PHỤ LỤC SỐ 02

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHUYÊN SÂU CỦA CHUẨN KỸ NĂNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BTTTT ngày 5/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

Mã tham chiếu

Nội dung/ Yêu cầu cần đạt

Yêu cầu cần đạt theo hạng

Kiến thức

Kỹ năng

4

3

2

1

DBSS 1

Mô đun: Xây dựng kế hoạch tổng thể về cơ sở dữ liệu

x

x

DBSS 1.1

Xây dựng kế hoạch về hệ thống CSDL

- Các phương pháp đánh giá hệ thống thông tin.

- Các phương pháp phân tích vấn đề.

- Việc bảo trì hệ CSDL

- Đánh giá việc sử dụng CSDL.

- Đánh giá việc bảo trì CSDL.

- Vận hành và quản lý CSDL.

- Nghiên cứu tổng thể các hệ thống thông tin và CSDL.

- Lập kế hoạch.

- Sử dụng công cụ lập kế hoạch.

- Giải thích rõ ràng về kế hoạch cho những người liên quan đến CSDL.

- Đánh giá các yêu cầu cần đáp ứng của CSDL.

- Thiết kế, xây dựng CSDL tuân thủ các tiêu chuẩn.

- Đánh giá khối lượng và độ phức tạp của dữ liệu.

DBSS 1.2

Chuẩn hóa CSDL

- Các thành phần dữ liệu.

- Thiết kế mã.

- Thiết kế dữ liệu.

- Tính toàn vẹn của dữ liệu.

- Thiết lập các quy tắc về chuẩn dữ liệu.

- Thiết kế mã.

- Giải thích việc chuẩn hóa mã và dữ liệu cho những người phát triển ứng dụng.

- Nhận biết và xử lý khi có các quan điểm khác nhau.

DBSS 2

Mô đun: Xác định yêu cầu của CSDL

x

x

x

x

x

DBSS 2.1

Khảo sát hiện trạng và phân tích nhiệm vụ

- Chi tiết công việc của người sử dụng.

- Phương pháp thu thập thông tin.

- Các phương pháp phân tích dữ liệu.

- Các phương pháp phân tích vấn đề.

- Xác định nguồn tin về nhu cầu của người sử dụng.

- Thực hiện các kỹ thuật và trình tự thu thập thông tin.

- Xác định lượng thông tin cần thu thập.

- Phân tích câu trả lời của các cá nhân và các nhóm.

- Lựa chọn, phân tích thông tin thu thập được và xác định nhu cầu.

- Tập hợp và tóm tắt các thông tin đã yêu cầu.

- Tổ chức thảo luận về các vấn đề quan trọng và đưa ra các giải pháp khác nhau.

DBSS 2.2

Xác định phạm vi công việc

- Môi trường hệ thống.

- Kiến trúc hệ thống, phần cứng và phần mềm.

- Phát triển CSDL.

- Tính sẵn sàng của các tài nguyên hệ thống và ngày bàn giao dự án.

- Cách tính giờ công.

- Các hạn chế kỹ thuật.

- Các phương pháp phân tích rủi ro.

- Biên soạn tài liệu rõ ràng về phạm vi công việc đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng.

- Phân biệt quy mô, phạm vi và độ phức tạp của dự án.

- Đàm phán với những người liên quan về các tiêu chí thành công của dự án CSDL.

- Tính toán giờ công làm việc cho mỗi mục công việc của dự án CSDL.

- Khảo sát, phân tích và so sánh các sản phẩm trên thị trường để xác định khả năng áp dụng cho dự án.

- Lập tài liệu về các hạn chế kỹ thuật.

- Tư duy tổng thể.

DBSS 2.3

Xác định yêu cầu sơ bộ của CSDL

- Môi trường phát triển hệ thống và môi trường vận hành hệ thống.

- CSDL và tích hợp công việc.

- Chức năng và hoạt động của hệ thống.

- Thiết kế và vận hành CSDL.

- Phân tích dữ liệu.

- Xác định các yêu cầu hiệu năng hệ thống.

- Chính sách an toàn thông tin của tổ chức.

- Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu.

- Kiểm soát truy cập dữ liệu.

- Các yêu cầu vận hành hệ thống CSDL.

- Tiến trình rà soát.

- Các mục và ghi chú cần được đưa vào trong tài liệu xác định yêu cầu CSDL.

- Chuyển đổi yêu cầu của người sử dụng thành các yêu cầu của CSDL.

- Nhận biết các yêu cầu mâu thuẫn nhau và đưa ra các giải pháp.

- Phân tích sự chính xác và nhất quán của thông tin.

- Áp dụng công nghệ hiệu quả đáp ứng các yêu cầu.

- Tìm hiểu về sự phân tán của dữ liệu

- Đánh giá các tiêu chí đánh giá hiệu năng.

- Đề xuất cách thức bảo đảm hiệu năng.

- Chuyển các yêu cầu an toàn thông tin của người sử dụng thành các yêu cầu an toàn thông tin của hệ thống CSDL.

- Chuyển các yêu cầu vận hành người sử dụng thành các yêu cầu của hệ thống CSDL.

- Mô tả các yêu cầu quan trọng một cách rõ ràng và chính xác.

- Lựa chọn phương pháp truyền thông phù hợp với việc rà soát các yêu cầu và thúc đẩy tiến độ đánh giá một cách hiệu quả.

- Cân nhắc các ý kiến trái ngược một cách phù hợp.

DBSS 3

Mô đun: Phân tích và thiết kế CSDL

x

x

x

DBSS 3.1

Xây dựng mô hình dữ liệu mức khái niệm

- Phương pháp xây dựng mô hình.

- Biểu đồ quan hệ thực thể (ERD - Entity Relationship Diagram) và các mô hình CSDL khác.

- Quy tắc nghiệp vụ.

- Giao diện đồ họa người sử dụng (GUI - Graphic User Interface).

- Phân tích cấu trúc thông tin, phân tích hướng đối tượng (Biểu đồ lớp).

- Chuyển các yêu cầu của người sử dụng vào mô hình mức khái niệm.

- Xác định thuộc tính thực thể.

- Xác nhận sự nhất quán giữa quy trình nghiệp vụ và mô hình dữ liệu.

- Điều chỉnh sự khác biệt giữa một số mô hình mức khái niệm.

- Nhận biết và giải quyết các yêu cầu mâu thuẫn nhau.

- Lập các tài liệu dễ đọc về mô hình dữ liệu mức khái niệm cho người phát triển ứng dụng và người sử dụng.

DBSS 3.2

Kiểm chứng mô hình dữ liệu mức khái niệm

- Mô hình tổ chức.

- Quy trình nghiệp vụ.

- Cơ sở dữ liệu (CSDL).

- Nắm bắt những mối quan tâm chính của người sử dụng.

- Giải thích mô hình dữ liệu cho kỹ sư phát triển ứng dụng và người sử dụng.

- Xác nhận sự nhất quán giữa các mô hình tổ chức và mô hình dữ liệu.

- Nhận biết và giải quyết các yêu cầu mâu thuẫn.

- Giải thích sự thay đổi của mô hình dữ liệu cho những người quan tâm để được chấp thuận.

- Lập tài liệu dễ hiểu về mô hình dữ liệu cho kỹ sư phát triển ứng dụng và người sử dụng.

DBSS 3.3

Thiết kế mô hình dữ liệu mức logic

- CSDL quan hệ, mô hình dữ liệu quan hệ.

-Xây dựng bảng dữ liệu trong CSDL quan hệ.

- Hiệu suất thực thi CSDL

- Hiểu biết về quy tắc chuyển đổi từ biểu đồ ERD sang cấu trúc SQL và NoSQL.

- Chuẩn hóa.

- Các hạn chế của tính toàn vẹn.

- Giao diện đồ họa người sử dụng (GUI).

- Chuyển đổi từ mô hình dữ liệu ERD sang mô hình dữ liệu quan hệ.

- Thực hiện chuẩn hóa.

- Chỉ ra hạn chế của mô hình dữ liệu ERD.

- Phân tích hướng đối tượng (Biểu đồ lớp); Quyết định về các kiểu dữ liệu, các chỉ mục và Quyết định việc dư thừa dữ liệu và thuyết minh lý do.

DBSS 3.4

Kiểm chứng mô hình dữ liệu mức logic

- Mô hình của tổ chức.

- Quy trình nghiệp vụ.

- Cơ sở dữ liệu.

- Kiểm chứng dữ liệu về độ chính xác và tính phù hợp với mục tiêu của dự án.

- Lập tài liệu dễ hiểu về mô hình dữ liệu cho người phát triển ứng dụng.

DBSS 4

Mô đun: Xây dựng và kiểm thử CSDL

x

x

x

DBSS 4.1

Lựa chọn và cài đặt hệ quản trị CSDL

- Các phương pháp thu thập thông tin từ nhà cung cấp giải pháp hệ quản trị CSDL (nhà cung cấp).

- Các tiêu chí lựa chọn.

- Môi trường hiện tại và môi trường cài đặt thời gian thực.

- Ứng dụng CSDL.

- Thiết kế và triển khai CSDL.

- Hiệu năng CSDL.

- Tính sẵn sàng.

- Các phương pháp cài đặt và đánh giá hệ thống.

- Thử nghiệm ứng dụng và dữ liệu.

- Tính tích hợp và phát triển mở rộng.

- Nhận biết, hợp nhất và tóm tắt các yêu cầu khác nhau liên quan đến hệ quản trị CSDL.

- Nhận biết sự hài lòng hoặc không hài lòng của các nhóm khách hàng.

- So sánh các quan điểm khác nhau.

- Đánh giá thông tin từ nhà cung cấp.

- Gửi yêu cầu cho nhà cung cấp.

- Đàm phán với các nhà cung cấp.

- Thu thập thông tin cài đặt từ các tổ chức khác.

- Đánh giá sự phù hợp với mục tiêu của dự án CSDL.

- Lựa chọn hệ quản trị CSDL trên cơ sở cân bằng giữa các yếu tố chi phí, chức năng, hiệu suất, tính sẵn sàng.

- Nắm bắt các ý kiến đối lập.

- Giải thích quy trình và lý do lựa chọn cho những người liên quan.

DBSS 4.2

Thiết kế CSDL mức vật lý

DBSS 4.2.1

Xác nhận môi trường vật lý mục tiêu

- Môi trường mục tiêu.

- Hệ quản trị CSDL mục tiêu.

- Đánh giá hiệu năng mục tiêu.

DBSS 4.2.2

Phân tích giao dịch

- Phương pháp tính toán lượng dữ liệu.

- Phương pháp phân tích giao dịch.

- Phương pháp phân tích lĩnh vực cốt yếu.

- Phân tích các giao dịch và xác định các yêu cầu sử dụng.

- Phân tích các yêu cầu từ góc độ toàn cục.

DBSS 4.2.3

Các yêu cầu cụ thể về CSDL

- Chính sách dữ liệu của tổ chức.

- Chính sách sao lưu phục hồi của tổ chức.

- Quản lý vận hành hệ thống CSDL.

- Hiệu năng truy cập CSDL.

- Chuẩn bị các tài liệu dự phòng cho việc xác định yêu cầu và giải thích lý do.

- Phân tích các thông tin yêu cầu và đưa vào yêu cầu tổng hợp chung.

- Phân tích và tư duy về việc sử dụng hệ thống ổn định.

- Xác định các yêu cầu CSDL phù hợp với mục tiêu.

- Khai thác các yêu cầu ban đầu của một CSDL và phát triển các yêu cầu hệ thống chi tiết.

- Nhận biết các yêu cầu mâu thuẫn và đưa ra giải pháp.

DBSS 4.2.4

Thiết kế kiến trúc

- Vòng đời dữ liệu (tạo lập, phân phối, xử lý, loại bỏ).

- Nhu cầu xử lý dữ liệu tại vị trí của người sử dụng.

- Hệ thống phân tán và CSDL phân tán.

- Hệ thống máy chủ, máy trạm.

- Ưu điểm và nhược điểm của các CSDL tập trung hoặc phân tán.

- Kiến trúc mạng.

- Xác định kiến trúc và chuẩn bị tài liệu.

- Phân tích các lưu đồ thông tin và dữ liệu.

- Chuyển các yêu cầu của người sử dụng thành thiết kế kiến trúc.

- Hợp nhất và tóm tắt các yêu cầu khác nhau.

- Xác định các vấn đề kỹ thuật và đề xuất giải pháp.

- Giải thích về quá trình lựa chọn kiến trúc và lý do cho những người liên quan.

- Thiết kế dữ liệu phân tán.

DBSS 4.2.5

Chuyển đổi sang hệ quản trị CSDL mục tiêu

- Hệ quản trị CSDL mục tiêu.

- Lựa chọn loại dữ liệu.

- Nén dữ liệu.

- Tính toàn vẹn dữ liệu.

- Thiết kế bản ghi vật lý.

- Các phương pháp tính toán lượng dữ liệu.

- Khóa dữ liệu.

- Tìm hiểu mô hình dữ liệu mức logic.

- Xem xét sự ổn định của hệ thống.

- Nhận biết hạn chế của hệ quản trị CSDL mục tiêu.

- Tính toán không gian lưu trữ cần thiết.

DBSS 4.2.6

Thiết kế hiệu năng

- Hệ quản trị CSDL mục tiêu.

- Việc lựa chọn cách truy cập.

- Phương pháp điều chỉnh chuẩn hóa.

- Việc lựa chọn chỉ số.

- Sự phân bổ không gian lưu trữ.

- Xem xét tính ổn định của hệ thống.

- Nhận biết hạn chế của hệ quản trị CSDL mục tiêu.

DBSS 4.2.7

Phân bổ vật lý của dữ liệu

- Cấu hình thiết bị lưu trữ.

- Phân tích mật độ truy cập dữ liệu.

- Thiết kế vùng dữ liệu phân tán và vùng bản ghi phân tán.

- Đánh giá hiệu quả vận hành CSDL.

DBSS 4.2.8

Thiết kế an toàn thông tin

- Đảm bảo an toàn thông tin CSDL.

- Kiểm soát truy cập.

- Đánh giá tương quan giữa yêu cầu bảo mật và kiểm soát truy nhập.

- Phân quyền thích hợp.

DBSS 4.3

Triển khai thực hiện

- Xác định CSDL thông qua SQL.

- Phương pháp thiết kế dữ liệu.

- Việc chuyển đổi dữ liệu

- Triển khai hoặc chỉ đạo triển khai xác định CSDL theo hệ quản trị CSDL mục tiêu.

- Thu thập dữ liệu gốc và chuyển sang định dạng dữ liệu mục tiêu.

- Kiểm tra các mô hình dữ liệu, các phần của CSDL.

DBSS 4.4

Kiểm thử

- Phương pháp kiểm tra CSDL

- Việc sử dụng các công cụ kiểm tra

- Thủ tục kiểm tra khi phát hiện bất thường

- Việc kiểm tra so sánh (benchmark)

- Lưu trữ và bảo trì tài liệu

- Chuẩn bị dữ liệu phục vụ kiểm thử

- Phát hiện bất thường

- Phối hợp với đồng nghiệp để đưa ra giải pháp xử lý các tình huống bất thường

- Chỉ ra điểm yếu của CSDL và đánh giá ảnh hưởng đối với người sử dụng

- Giải thích đối với người liên quan một cách chính xác về những điểm yếu của CSDL có ảnh hưởng đáng kể đối với người sử dụng

- Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn dễ hiểu, đầy đủ, chính xác

DBSS 5

Mô đun: Quản trị, vận hành hệ thống CSDL

x

x

x

x

DBSS 5.1

Xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống CSDL

- Phương pháp giám sát.

- Công cụ giám sát.

- Bảo trì phần cứng.

- Cài đặt phần cứng bổ sung.

- Phục hồi sao lưu.

- Giám sát hệ thống.

- Đảm bảo hiệu năng.

- Toàn vẹn dữ liệu.

- An toàn thông tin và dữ liệu.

- Xây dựng chính sách quản lý hệ thống trên cơ sở ngân sách có được.

- Giải thích chính sách quản lý vận hành cho người sử dụng.

- Nhận thức được tầm quan trọng của việc giám sát.

- Liệt kê các bất thường.

- Nghiên cứu việc vận hành hệ thống ổn định.

- Đề xuất các biện pháp đối phó với bất thường.

- Lập kế hoạch cài đặt bổ sung.

DBSS 5.2

Vận hành và bảo trì hệ thống CSDL

- Phương pháp thu thập dữ liệu giám sát.

- Sử dụng các công cụ giám sát.

- Phương pháp phân tích dữ liệu giám sát.

- Hệ điều hành.

- Những tác động khi cập nhật phần mềm.

- Các ứng dụng CSDL.

- Xây dựng chuẩn.

- Phân tích dữ liệu giám sát.

- Mô tả các phân tích một cách chi tiết và chính xác trong tài liệu.

- Thực hiện các biện pháp thích hợp khi phát hiện các điều kiện bất thường.

- Xác định thời điểm thích hợp để cập nhật phần mềm.

- Thiết lập quy tắc sử dụng ứng dụng mới.

- Giám sát tình trạng tuân thủ chuẩn và thúc đẩy sự cải tiến.

- Chuẩn bị các tài liệu về chuẩn.

- Giải thích sự sai lệch so với chuẩn có thể làm giảm hiệu năng và khả năng bảo trì.

- Xác định các chuẩn không còn thích ứng với tình trạng thực tế và cần loại bỏ.

DBSS 5.3

Quản trị hệ thống CSDL

DBSS 5.3.1

Bảo tồn tính toàn vẹn

- Mô hình dữ liệu.

- Nhận biết, phát hiện những khiếm khuyết về tính toàn vẹn.

- Thực hiện các giải pháp khắc phục những khiếm khuyết về tính toàn vẹn.

DBSS 5.3.2

Bảo tồn cấu trúc vật lý của dữ liệu

- Ứng dụng CSDL.

- Phân tích báo cáo truy vấn.

- Phân tích các yêu cầu của người sử dụng, thực hiện giải pháp và đánh giá tác động.

DBSS 5.3.3

Quản lý phục hồi sao lưu

- Môi trường hệ thống.

- Sao lưu phục hồi.

- Giải thích tình trạng sao lưu cho người sử dụng.

DBSS 5.3.4

Quản lý các yêu cầu về tài nguyên vật lý

- Giới hạn của các tài nguyên vật lý.

- Khả năng của tài nguyên vật lý.

- Phương pháp đo lường trạng thái sử dụng tài nguyên.

- Các ứng dụng CSDL.

- Đo lường việc sử dụng tài nguyên.

- Nắm bắt xu hướng sử dụng tài nguyên một cách chính xác.

- Dự báo việc mở rộng sử dụng tài nguyên.

- Đánh giá sự cần thiết phải nâng cấp tài nguyên.

- Xác định việc sử dụng bất thường các tài nguyên.

DBSS 5.3.5

Các biện pháp ứng phó với việc kiểm tra CSDL

- Việc kiểm tra (audit) hệ thống.

- Thủ tục kiểm tra CSDL.

- Giải thích chính xác tình trạng quản trị vận hành hệ thống với nhân viên kiểm tra hệ thống.

- Nắm bắt các tiêu chí kiểm tra và các biện pháp ứng phó với việc kiểm tra.

DBSS 5.4

Điều chỉnh hiệu năng CSDL

- Thiết kế hiệu năng.

- Thiết kế bảng.

- Thiết kế chỉ số.

- Phân bổ vật lý.

- Truy cập thiết bị lưu trữ.

- Cải tiến hiệu năng.

- Xác định nguyên nhân giảm hiệu năng.

- Vận dụng các bài học cải tiến như một cách điều chỉnh hiệu năng.

- Đảm bảo chắc chắn không có tác động tiêu cực phát sinh do việc thực hiện điều chỉnh hiệu năng.

- Đánh giá sự cần thiết phải tăng cường thiết bị.

DBSS 5.5

Hỗ trợ người sử dụng

DBSS 5.5.1

Cung cấp môi trường phát triển CSDL và hỗ trợ sử dụng

- Hệ quản trị CSDL.

- Hệ điều hành.

- Các ứng dụng CSDL.

- Phát triển CSDL.

- Thiết lập hoặc sửa đổi các chuẩn phát triển CSDL và các ứng dụng CSDL.

- Tạo sự thuận lợi cho người phát triển ứng dụng CSDL.

DBSS 5.5.2

Cung cấp môi trường sử dụng CSDL

- Các ứng dụng của người sử dụng.

- Việc sử dụng phần mềm của người sử dụng.

- Giảm thiểu tác động đối với người sử dụng do sự thay đổi của mô hình dữ liệu.

DBSS 5.5.3

Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo người sử dụng

- Cách thức thúc đẩy tiến trình đào tạo người sử dụng.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và hỗ trợ theo khả năng sử dụng phần mềm của người sử dụng.

- Đánh giá kỹ năng của người sử dụng và phản ánh chi tiết các kết quả đào tạo.

- Phân tích quá trình đào tạo người sử dụng.

- Phân tích nhu cầu của người sử dụng về đào tạo và các biện pháp đáp ứng.

DBSS 5.5.4

Khảo sát các yêu cầu bổ sung của người sử dụng

- Thu thập thông tin về yêu cầu của người sử dụng.

- Phân tích yêu cầu.

- Chuyển các yêu cầu của người sử dụng thành các yêu cầu về công nghệ của hệ thống.

- Giải thích phù hợp các yêu cầu không đúng của người sử dụng.

PHỤ LỤC SỐ 03

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHUYÊN SÂU CỦA CHUẨN KỸ NĂNG HỆ THỐNG MẠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BTTTT ngày 5/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

Mã  tham chiếu

Nội dung/ Yêu cầu cần đạt

Yêu cầu cần đạt theo hạng

Kiến thức

Kỹ năng

4

3

2

1

NWSS1

Mô đun: Xác định yêu cầu về hệ thống mạng

x

x

NWSS 1.1

Phân tích yêu cầu sử dụng mạng

-Phương pháp, quy trình và thực hiện thu thập thông tin.

- Xác định mục tiêu và phạm vi khảo sát.

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Công nghệ kết nối mạng và môi trường vận hành mạng.

- Thiết kế mạng.

- Cấu hình hệ thống.

- Cấu hình phần mềm ứng dụng và phần mềm trung gian (middleware).

- Các hạn chế công nghệ, các chuẩn phần cứng, phần mềm và quy trình xử lý.

- Các kỹ thuật phân tích rủi ro.

- Xác định các nguồn thông tin chính về nhu cầu của người sử dụng.

- Xác định lượng thông tin cần thu thập.

- Phân tích phản hồi của các cá nhân và nhóm.

- Lựa chọn, thu thập dữ liệu liên quan đến các nhiệm vụ và xác định nhu cầu về dữ liệu.

- Sắp xếp và tóm lược thông tin về yêu cầu.

- Phân tích và xác định sự phụ thuộc lẫn nhau của thông tin.

- Xây dựng tài liệu tham khảo chi tiết về các hạn chế của công nghệ.

- Tổ chức các cuộc thảo luận tự do và xác nhận các câu hỏi.

- Làm việc nhóm.

NWSS 1.2

Phân tích hệ thống mạng hiện có

- Phương pháp thu thập thông tin.

- Đo lường lưu lượng mạng.

- Các công cụ phân tích lưu lượng.

- Cấu hình hệ thống.

- Cấu hình mạng.

- Cấu hình phần mềm ứng dụng, phần mềm trung gian.

- Đo lường và đánh giá lưu lượng mạng.

- Xác định các khả năng nghẽn mạng trên cơ sở cấu hình hệ thống.

- Phân tích hệ thống.

NWSS 1.3

Xác định phạm vi công việc

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Công nghệ kết nối mạng và môi trường vận hành.

- Tài nguyên sẵn có và thời gian hoàn thành dự án.

- Khối lượng công việc.

- Các hạn chế công nghệ.

- Xây dựng tài liệu chi tiết về phạm vi công việc.

- Sắp xếp các yêu cầu để đáp ứng mục tiêu.

- Dự đoán kết quả phát triển theo kinh nghiệm và kiến thức có được.

- Lập kế hoạch trên cơ sở các khả năng về nguồn lực và hạn chế.

- Trình bày trực quan các nhiệm vụ cần thực hiện theo cách tuần tự hoặc song song.

- Đàm phán về các tiêu chí cần đạt được.

- Xem xét tổng thể nhiều vấn đề.

NWSS 1.4

Xác định các yêu cầu về hệ thống mạng

- Hệ thống và khả năng tích hợp của hệ thống.

- Công nghệ kết nối mạng và môi trường vận hành.

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Các yêu cầu về hiệu năng.

- An toàn thông tin mạng.

- Vòng đời của hệ thống.

- Độ tin cậy của mạng.

- Các yêu cầu vận hành mạng.

- Cách thức thực hiện rà soát.

- Phản ánh các yêu cầu xử lý thông tin của tổ chức dưới dạng các yêu cầu đối với hệ thống.

- Xác định mong muốn của người sử dụng.

- Nhận biết mâu thuẫn giữa các yêu cầu và đưa ra cách khắc phục.

- Phân tích tính chính xác và nhất quán của thông tin.

- Giải quyết các vấn đề về công nghệ.

- Đánh giá cấu hình của hệ thống.

- Lập tài liệu tham khảo chi tiết bổ trợ cho các yêu cầu.

- Quan sát các đối tượng từ nhiều khía cạnh khác nhau.

NWSS 2

Mô đun: Thiết kế hệ thống mạng

x

x

NWSS 2.1

Khảo sát, đánh giá công nghệ và sản phẩm sẽ áp dụng

- Phương pháp thu thập thông tin.

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Các hạn chế công nghệ, các chuẩn phần cứng, phần mềm và quy trình xử lý.

- Phân tích và xác định sự phụ thuộc lẫn nhau của thông tin.

- Giải thích thông tin công nghệ bằng các công cụ thích hợp.

- Lập tài liệu tham khảo chi tiết về các hạn chế của công nghệ.

NWSS 2.2

Thiết kế hệ thống mạng

NWSS 2.2.1

Xác định kiến trúc mạng

- Cấu hình hệ thống của ứng dụng.

- Dịch vụ lớp cao trong mô hình OSI.

- Các chuẩn và quy trình công nghệ kết nối mạng.

- Các công cụ và phương pháp thiết kế kiến trúc mạng.

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Sơ đồ thông tin.

- Loại thông tin và lưu lượng.

- Thông lượng (throughput).

- Thống kê về ước lượng tải lưu lượng và thông lượng.

- Phân biệt giữa các yêu cầu thực tế và công nghệ mong muốn.

- Dự đoán các kết quả dựa trên những trải nghiệm trong quá khứ và kiến thức hiện có.

- Phân tích xu thế bằng phương pháp dự báo.

- Phân tích thông tin công nghệ và giải thích một cách rõ ràng và ngắn gọn.

NWSS 2.2.2

Biện pháp an toàn thông tin

- An toàn hệ thống và những lỗ hổng bảo mật tiềm tàng.

- An toàn mạng.

- Cách thức bảo vệ thông tin.

- Văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thông tin

- Nhận biết và triển khai chính sách an toàn thông tin.

- Đánh giá, sửa đổi các tiêu chí về an toàn thông tin.

- Phát hiện các vấn đề về an toàn thông tin ở khía cạnh đạo đức.

- Xác định các loại rủi ro.

NWSS 2.2.3

Biện pháp tin cậy

- Độ tin cậy.

- Hiệu quả kinh tế (cân bằng giữa chi phí lắp đặt và chi phí vận hành, bảo trì).

- Các dịch vụ truyền thông tin.

- Nhận biết mức độ yêu cầu đối với các biện pháp tin cậy của ứng dụng.

- Cân bằng các biện pháp tin cậy và các chi phí cần thiết.

NWSS 2.2.4

Kịch bản thiết kế

- Các tiêu chuẩn và quy trình xử lý kết nối mạng.

- Cấu hình hệ thống của ứng dụng.

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Công nghệ mạng và cách cài đặt các chức năng của thiết bị.

- Tính tích hợp và phát triển mở rộng của giải pháp.

- Tái sử dụng tối ưu phần cứng hiện có.

- Xây dựng các sơ đồ khối và sử dụng các công cụ vẽ biểu đồ.

- Dự đoán những kết quả dựa trên kiến thức sẵn có.

- Trình bày ý tưởng, thông tin phức tạp.

- Đánh giá các kế hoạch khác nhau và lựa chọn một kế hoạch hợp lư.

- Đưa các chuẩn và thủ tục vào các tài liệu kỹ thuật.

NWSS 2.3

Lập kế hoạch vận hành cho hệ thống mạng mới

- Hoạt động nghiệp vụ.

- Các bên liên quan và các nhóm làm việc.

- Các thủ tục chuyển đổi.

- Các vấn đề tổ chức liên quan đến an toàn thông tin.

- Trình bày vấn đề, yêu cầu và đặt câu hỏi và tổ chức sắp xếp các câu hỏi.

- Xác định các nhu cầu thông tin.

- Thúc đẩy hợp tác.

- Phân tích và tổng hợp thông tin.

- Sử dụng phần mềm quản lý dự án.

- Duy trì các quy trình tổ chức dựa trên các quy tắc của tổ chức.

- Tìm hiểu ứng dụng của người sử dụng và liên kết nhu cầu của họ với cấu hình của ứng dụng.

- Phân tích trực quan mối quan hệ giữa các bộ phận và tổng thể cũng như các quy trình và thủ tục.

NWSS 2.4

Lập kế hoạch thực hiện

- Phương pháp tích hợp và công cụ phân tích lưu lượng.

- Cách thức thực hiện kế hoạch và ảnh hưởng đối với người sử dụng.

- Mạng và môi trường vận hành.

- Thu thập và phân tích thông tin.

- Giải thích rõ ràng các thông tin về công nghệ.

- Giải thích và tổng hợp kết quả.

- Phân tích thông tin, tình huống và lập kế hoạch trong giới hạn nghiệp vụ và tài chính.

- Lập kế hoạch hoạt động, phối hợp hoạt động và thực hiện kế hoạch.

- Sử dụng các công cụ quản lý dự án và phần mềm lập lịch.

- Dự toán chi phí thiết kế, xây dựng và chi phí vận hành, bảo trì hệ thống.

NWSS 2.5

Rà soát thiết kế

- Các thủ tục rà soát thiết kế.

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Mạng và môi trường vận hành.

- Truyền đạt thông tin về công nghệ cho những người sử dụng khác nhau.

- Giải thích rõ ràng các thông tin về công nghệ.

- Lắng nghe ý kiến phê bình mang tính xây dựng.

- Giải thích rõ ràng thông tin về công nghệ và sử dụng các công cụ thích hợp để giải thích.

NWSS 3

Mô đun: Xây dựng và thử nghiệm hệ thống mạng

x

x

x

x

NWSS 3.1

Thực hiện các bước chuẩn bị

- Cấu hình hệ thống.

- Cài đặt phần mềm và các thủ tục để thiết đặt cấu hình.

- Các bên liên quan và nhóm làm việc.

- Phân tích thông tin và tình huống.

- Xem xét rủi ro.

- Chuẩn bị các kế hoạch khác nhau.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động.

- Tuân thủ các thủ tục thích hợp.

- Lập tài liệu chi tiết về luồng quy trình nghiệp vụ.

- Đàm phán và phối hợp cho đến khi các bên liên quan đồng ý để cài đặt.

NWSS 3.2

Cài đặt mạng

- Cài đặt phần mềm và các thủ tục để cấu hình.

- Các vấn đề chuyển đổi dữ liệu và các thủ tục thực hiện.

- Các vấn đề về tương thích và các thủ tục thực hiện.

- Cấu hình phần cứng.

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Xây dựng ứng dụng mới.

- Trình bày các thông tin về công việc cài đặt cho người sử dụng.

- Xem xét các ý kiến (lời nói hoặc văn bản) và có phản hồi thích hợp.

- Áp dụng chiến lược cải tiến liên tục và các công cụ hỗ trợ.

- Giải quyết kịp thời các mâu thuẫn.

- Tổ chức nhiều lịch trình và quản lý các mốc quan trọng, đưa ra các điều chỉnh cần thiết.

- Minh họa tác động về hiệu suất và thực hiện các điều chỉnh cần thiết.

NWSS 3.3

Chuẩn bị thử nghiệm

- Các công cụ và thủ tục thử nghiệm.

- Các yêu cầu nghiệp vụ.

- Các ứng dụng.

- Môi trường mạng.

- Các ảnh hưởng của lỗi đến hiệu năng hệ thống.

- Ngân sách cần thiết và cơ cấu tổ chức.

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Thực hiện việc phân tích hệ thống.

- Truyền đạt và hiểu thông tin.

- Phân tích và xây dựng cấu trúc hệ thống.

- Xác định các thiết bị thử nghiệm.

- Liên kết các lỗi với chức năng của hệ thống.

- Phân tích nguyên nhân/ lý do của các vấn đề và đề xuất kế hoạch hành động.

- Phân tích dữ liệu.

- Đánh giá mức độ phù hợp của các tình huống nghiệp vụ với cấu trúc hệ thống.

- Đàm phán để cung cấp các nguồn lực cần thiết.

- Nhận biết các điểm mạnh và hạn chế của hệ thống.

NWSS 3.4

Thử nghiệm mạng

- Phương pháp thực hiện thử nghiệm và các thủ tục.

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Sử dụng các công cụ lập kế hoạch.

- Giải quyết vấn đề về quy trình và thủ tục trong phạm vi trách nhiệm của mình.

- Phân tích phản biện các chi tiết.

- Ghi lại các kết quả thử nghiệm.

- Xem xét cách thức phù hợp để thúc đẩy quy trình.

- Kiểm soát các mốc quan trọng.

- Khuyến khích và hỗ trợ các thành viên của nhóm và phân công trách nhiệm để đạt mục tiêu của nhóm.

NWSS 3.5

Phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm

- Sản phẩm và mối tương quan trong môi trường thử nghiệm.

- Quy trình cải tiến liên tục để thực hiện thử nghiệm.

- Các thủ tục báo cáo trong tổ chức.

- Áp dụng các quy tắc/nguyên tắc đối với quy trình/dữ liệu và lập luận logic để rút ra kết luận.

- Giải thích về các ý tưởng/thông tin phức tạp.

- Xem xét phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và xây dựng kế hoạch/phương pháp tiếp cận mới.

- Nắm bắt và chuyển các kết quả thử nghiệm vào trong các tình huống thực.

NWSS 4

Mô đun: Vận hành và bảo trì hệ thống mạng

x

x

x

x

NWSS 4.1

Thực hiện các bước chuẩn bị cho người sử dụng

- Chính sách và thủ tục của tổ chức.

- Việc mở rộng các thủ tục.

- Lập và lưu trữ tài liệu.

- Các công cụ an toàn thông tin.

- Hệ điều hành và hệ thống mạng.

- Thiết lập mạng cho người sử dụng.

- Áp dụng các quy tắc, thủ tục cho tài khoản và lập tài liệu.

- Mô tả nội dung các thủ tục bảo trì.

- Tuân thủ các quy tắc, chính sách và thủ tục.

- Xác định và giải quyết các vấn đề.

- Tiếp nhận các câu hỏi và xác định nội dung câu hỏi.

NWSS 4.2

Xây dựng chính sách bảo trì, cập nhật và nâng cấp

- Các hệ thống nghiệp vụ.

- Vòng đời của hệ thống mạng.

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Sự phụ thuộc giữa hệ điều hành và hệ thống.

- Các thủ tục sao lưu.

- Xác định nhu cầu và mong muốn của người sử dụng.

- Dự đoán kết quả dựa trên kiến thức đã có.

- Đề xuất và thực hiện kế hoạch hành động.

- Giải thích về các ý tưởng và thông tin phức tạp.

- Đánh giá cấu hình và sự ổn định của hệ thống.

- Thu thập thường xuyên thông tin về sản phẩm mới.

NWSS 4.3

Lập kế hoạch bảo trì

- Các công cụ và thủ tục bảo trì.

- Các thủ tục vận hành hệ thống mạng của tổ chức.

- Đánh giá tác động của các lỗi kỹ thuật.

- Lập tài liệu hỗ trợ một cách chi tiết và rõ ràng.

- Đàm phán hướng tới thỏa thuận.

- Dự đoán các kết quả về mặt công nghệ.

- Nắm bắt và truyền đạt thông tin cho các bên có liên quan một cách thuyết phục và đáp ứng mục tiêu.

NWSS 4.4

Thực hiện bảo trì, cập nhật và nâng cấp

- Các thủ tục thực hiện cập nhật.

- Lý do cập nhật.

- Các vấn đề chuyển đổi dữ liệu và các thủ tục cũng như các vấn đề tương thích và thủ tục giải quyết.

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Thủ tục bảo trì.

- Các thủ tục và tiêu chuẩn lập tài liệu bảo trì.

- Thực hiện việc cải tiến, sửa đổi phù hợp với sự phát triển của công nghệ.

- Đánh giá cấu hình, tính ổn định của hệ thống.

- Lập kế hoạch quy trình thực hiện.

- Tuân thủ các thủ tục phù hợp.

- Tìm hiểu việc vận hành, đáp ứng của hệ thống.

- Tìm hiểu và đánh giá các dữ liệu nhận được.

- Trình bày thông tin một cách rõ ràng và chính xác.

NWSS 4.5

Sao lưu và phục hồi dữ liệu

- Các thủ tục sao lưu và phục hồi dữ liệu.

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Các phương tiện sao lưu.

- Các quy định về lưu trữ điện tử.

- Nhận biết các vấn đề trong hệ thống và đánh giá tầm quan trọng của chúng.

- Thực hiện các thủ tục.

- Lập tài liệu tài liệu hỗ trợ chi tiết trên cơ sở các thông tin và các hoạt động.

- Đánh giá tác động của các hành động.

NWSS 4.6

Quản lý cấu hình hệ thống mạng

- Thực hiện đăng ký (registry) trong cơ sở dữ liệu và truy nhập cơ sở dữ liệu.

- Các thủ tục của tổ chức trong việc mua sắm và kiểm soát đầu tư.

- Sử dụng các công cụ kiểm soát thành phần mạng.

- Sử dụng cơ sở dữ liệu đăng ký.

- Lập các tài liệu hỗ trợ chi tiết.

- Thực hiện việc giám sát về sử dụng an toàn và hiệu quả tài nguyên.

- Phối hợp với người sử dụng liên quan đến việc phân bổ bộ nhớ.

- Thực hiện giám sát cấu trúc mạng và việc sử dụng hiệu quả các tài nguyên được đầu tư.

NWSS 5

Mô đun: Quản lý hệ thống mạng

x

x

x

x

NWSS 5.1

Thực hiện công việc giám sát mạng

- Phương pháp thu thập dữ liệu giám sát.

- Cách sử dụng các công cụ giám sát.

- Hệ điều hành.

- Các ứng dụng.

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Mạng LAN, WAN và các mô hình mạng khác.

- Chính sách và thủ tục an toàn thông tin của tổ chức.

- Việc lập tài liệu, lưu trữ và các công cụ an toàn thông tin.

- Phân tích dữ liệu giám sát.

- Lập các tài liệu có nội dung phân tích một cách chi tiết.

- Nắm bắt các xu hướng về hiệu năng và chẩn đoán sai lệch về hiệu năng.

- Sử dụng phần mềm quản lý dự án.

- Phân tích hoạt động của hệ thống và tác động, hiệu quả của hệ thống.

NWSS 5.2

Phân tích sự cố và phục hồi

- Phương pháp phân tích dữ liệu giám sát.

- Hệ điều hành.

- Các ứng dụng.

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Mạng LAN, WAN và các mô hình mạng khác.

- Các cấu phần và thiết bị điều khiển của mạng.

- Các thủ tục khắc phục sự cố.

- Thực hiện các biện pháp thích hợp khi có sự cố bất thường.

- Giải thích và đánh giá số liệu.

- Thực hiện xử lý sự cố khi có trục trặc và ngừng hệ thống.

- Nắm bắt các xu hướng về hiệu năng và chẩn đoán sai lệch về hiệu năng.

- Viết báo cáo theo dõi sự cố và đề xuất xử lý lỗi.

NWSS 5.3

Phân tích hiệu năng hệ thống

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Trạng thái lưu lượng mạng.

- Phản hồi của hệ thống.

- Vòng đời của hệ thống.

- Sử dụng các công cụ đo lường và giám sát mạng.

- Phân tích hệ thống.

- Sử dụng các công cụ kiểm tra.

- Phân tích và đánh giá độ chính xác dữ liệu.

- Chẩn đoán giới hạn về hiệu năng.

- Nắm bắt xu hướng hiệu năng và chẩn đoán sai lệch về hiệu năng.

NWSS 5.4

Phân tích và đối phó với các vi phạm về an toàn thông tin.

- Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm.

- Các thủ tục giám sát.

- Các công cụ phát hiện xâm nhập trái phép.

- Các biện pháp đối phó với hành vi vi phạm an toàn thông tin.

- Lỗ hổng an toàn thông tin và bản vá lỗi.

- Virus máy tính.

- Đối phó thích hợp tại thời điểm vi phạm.

- Sử dụng các công cụ giám sát mạng và công cụ phát hiện xâm nhập trái phép.

- Sử dụng các công cụ phòng ngừa.

- Thu thập thông tin một cách thường xuyên.

NWSS 6

Mô đun: Đánh giá hệ thống mạng

x

x

x

NWSS 6.1

Đánh giá hệ thống mạng

- Thủ tục đánh giá, thủ tục giám sát, thủ tục báo cáo và chính sách của hệ thống mạng trong tổ chức.

- Các nguồn lực của tổ chức và các hạn chế của nguồn lực

- Quy trình, thủ tục giám sát trên hệ thống.

- Các chuẩn lập tài liệu và các thủ tục để phổ biến trong nội bộ tổ chức

- Phân tích và tích hợp thông tin.

- Sử dụng các công cụ lập mô hình và mô phỏng.

- Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch hoạt động.

- Xác định các điểm cần cải tiến.

- Báo cáo công tác đánh giá hệ thống một cách dễ hiểu.

NWSS 6.2

Đưa ra đề xuất cải tiến hệ thống mạng

- Vòng đời của hệ thống mạng.

- Dự báo lưu lượng mạng và yêu cầu của hệ thống mạng

- Phương pháp thu thập thông tin.

- Hạn chế công nghệ và các chuẩn phần cứng, phần mềm và quy trình xử lý.

- Đề xuất các sửa đổi và cải tiến hệ thống và phân tích các mục tiêu, ràng buộc.

- Thu thập thông tin thường xuyên về các sản phẩm mới.

- Nắm bắt xu hướng cấu hình hệ thống mạng của các tổ chức khác.

NWSS 7

Mô đun: Tư vấn phát triển hệ thống mạng

x

x

NWSS 7.1

Tư vấn về lập kế hoạch và phân tích hệ thống mạng

- Vòng đời của hệ thống mạng.

- Đánh giá hệ thống mạng.

- Dự báo hướng phát triển hệ thống mạng

- Quản lý hệ thống mạng

- Nắm bắt xu hướng về cấu hình của hệ thống mạng trong các tổ chức khác.

- Tổng hợp những điểm chính trong các cuộc thảo luận tự do.

- Làm việc nhóm.

- Thuyết trình.

NWSS 7.2

Tư vấn về thiết kế và xây dựng hệ thống mạng

- Thiết kế và xây dựng hệ thống mạng.

- Nắm bắt xu hướng về cấu hình của hệ thống mạng trong các tổ chức khác.

- Tổng hợp những điểm chính trong các cuộc thảo luận tự do.

- Làm việc nhóm.

- Thuyết trình.

NWSS 7.3

Tư vấn về vận hành và bảo trì hệ thống mạng

- Việc vận hành và quản lý hệ thống mạng.

- Nắm bắt xu hướng về cấu hình của hệ thống mạng trong các tổ chức khác.

- Tổng hợp những điểm chính trong các cuộc thảo luận tự do.

- Làm việc nhóm.

- Thuyết trình.

PHỤ LỤC SỐ 04

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHUYÊN SÂU CỦA CHUẨN KỸ NĂNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG CNTT
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BTTTT ngày 5/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

Mã tham chiếu

Nội dung/ Yêu cầu cần đạt

Yêu cầu cần đạt theo hạng

Kiến thức

Kỹ năng

4

3

2

1

SMSS 1

Mô đun: Lập kế hoạch quản lý hệ thống

x

x

SMSS 1.1

Xác định các yêu cầu quản lý hệ thống

- Nội dung và các điều khoản liên quan đến công việc của người sử dụng.

- Việc thu thập thông tin.

- Các phương pháp phân tích vấn đề.

- Các xu hướng hiện tại và tương lai của loại hình nghiệp vụ, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của tổ chức.

- Các xu hướng hiện tại và tương lai của CNTT.

- Việc vận hành quản lý tổng thể hệ thống.

- Quản lý con người.

- Tìm hiểu về chiến lược tin học hóa.

- Xác định nguồn thông tin chính về nhu cầu người sử dụng.

- Thực hiện các phương pháp và thủ tục thu thập thông tin.

- Phân tích phản hồi từ các cá nhân và các nhóm.

- Áp dụng phương pháp phân tích công việc để đề xuất cải tiến và cải cách.

- Áp dụng phương pháp phân tích vấn đề để giải quyết các vấn đề về quản lý hệ thống.

- Lập tài liệu về các kết quả phân tích, kế hoạch cải cách và giải thích cho người sử dụng.

SMSS 1.2

Xác định các dịch vụ quản lý hệ thống

- Công việc của người sử dụng.

- Việc sử dụng hệ thống.

- Việc quản lý hệ thống

- Các rủi ro trong quản lý vận hành hệ thống.

- Thực trạng của tổ chức và công nghệ hiện tại.

- Phương pháp định lượng nội dung của các dịch vụ.

- Lập tài liệu cho người sử dụng về phạm vi của các dịch vụ.

- Đàm phán với người sử dụng về nội dung dịch vụ, các mức dịch vụ và phạm vi trách nhiệm.

- Xác định phạm vi và mức dịch vụ phù hợp với ngân sách hiện có.

- Xác định các hạn chế về phạm vi và mức độ của các dịch vụ được cung cấp.

SMSS 1.3

Tính toán chi phí/ lợi ích của các dịch vụ

- Kế toán.

- Phương pháp hoạch toán chi phí.

- Các yếu tố để tạo/ thay đổi chi phí cho quản lý hệ thống.

- Chi phí mua sắm cho tổ chức và các chi phí khác.

- Phân tích các yếu tố hình thành dịch vụ.

- Ước tính số tiền đầu tư vào nguồn lực và chi phí vận hành.

- Giải thích chi phí/ lợi ích cho người sử dụng, điều chỉnh (nếu cần thiết) để được chấp thuận.

SMSS 1.4

Xây dựng quy tắc vận hành

- Các công việc quản lý tổng thể hệ thống.

- Việc chuẩn hóa và các thủ tục.

- Việc sử dụng nguồn lực.

- Quản lý thay đổi.

- Cung cấp biểu mẫu thủ tục và tiêu chuẩn hóa các hoạt động hàng ngày.

- Xây dựng tài liệu về các quy tắc một cách hoàn chỉnh, chính xác và rõ ràng.

- Phát hiện sự khác nhau giữa quy tắc và tình hình thực tế, quyết định về các biện pháp cải tiến.

- Giải thích quy tắc để được chấp thuận.

- Nắm bắt ý kiến phản biện.

SMSS 1.5

Xây dựng kế hoạch quản lý hệ thống

- Công việc quản lý tổng thể hệ thống.

- Việc soạn thảo kế hoạch.

- Việc vận hành hệ thống.

- Việc bảo trì hệ thống.

- Soạn thảo các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.

- Giải thích rõ kế hoạch cho người sử dụng.

- Xem xét quản lý hoạt động hệ thống theo quan điểm tổng thể.

SMSS 2

Mô đun: Quản lý hệ thống

x

x

x

SMSS 2.1

Vận hành hệ thống

- Việc lập lịch.

- Vận hành hệ thống.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng.

- Dữ liệu đánh giá mức độ dịch vụ và cách thức thu thập dữ liệu.

- Việc phân tích và đánh giá dữ liệu thu thập được.

- Tạo sự đồng thuận của người sử dụng về sự hợp lý của lịch vận hành.

- Xem xét thứ tự công việc và sắp xếp công việc một cách hiệu quả.

- Xem xét mức độ khó khăn trong công việc, trình độ kỹ năng của nhân viên phụ trách và ước lượng thời gian vận hành.

- Báo cáo cho lãnh đạo về kết quả phân tích, đánh giá tình hình hiện tại và các vấn đề hoạt động của hệ thống.

SMSS 2.2

Quản lý người sử dụng

- Chính sách và mục đích của việc quản lý người sử dụng.

- Quản lý việc đăng ký.

- Quản lý an toàn thông tin và tính riêng tư.

- Xác định các hạng mục được giám sát bởi hệ thống và các hạng mục được giám sát bởi người sử dụng.

- Kiểm tra sự không nhất quán giữa thông tin đã đăng ký và tình trạng sử dụng của người sử dụng.

- Giải thích cho người sử dụng về sự cần thiết của các nội dung cần được người sử dụng giám sát.

- Báo cáo cho lãnh đạo các kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng và các vấn đề về quản lý người sử dụng.

SMSS 2.3

Quản lý vận hành

- Lĩnh vực hoạt động của tổ chức.

- Quy tắc vận hành.

- Quản lý lỗi và khắc phục lỗi.

- Các điều kiện ràng buộc và các điểm cần xem xét để chuẩn bị lập kế hoạch.

- Quản lý nhân sự.

- Hợp đồng với nhân viên bên ngoài.

- Đánh giá khối lượng công việc và số lượng nhân viên theo yêu cầu.

- Xác định công việc phù hợp với phạm vi ứng dụng CNTT.

- Kiểm tra việc vận hành có được thực hiện chính xác, kịp thời theo thẩm quyền hay không.

- Phân tích kết quả vận hành và đề xuất các biện pháp cải tiến cách thức vận hành hệ thống.

- Vận hành và xây dựng các quy tắc làm việc nhóm để có hiệu suất cao nhất.

SMSS 2.4

Quản lý chi phí

- Các phương pháp xác định ngân sách.

- Các phương pháp thu thập thông tin về chi phí thực tế.

- Chi phí ban đầu và chi phí vận hành.

- Thuê và cho thuê.

- Các phương pháp về chi phí bổ sung.

- Hợp đồng và thanh toán hợp đồng.

- Các phương pháp phân tích sự khác biệt giữa ngân sách và chi tiêu thực tế.

- Chia các hạng mục chi phí theo nguồn vốn và loại chi.

- Xem xét việc mua sắm một cách thích hợp bằng cách so sánh giữa việc mua sắm và thuê ngoài.

- Xác định sự phù hợp giữa ngân sách và chi tiêu thực tế.

- Phân tích sự khác biệt giữa ngân sách và chi tiêu thực tế và báo các kết quả phân tích cho lãnh đạo.

SMSS 2.5

Quản lý nhân lực

- Bộ luật Lao động.

- Pháp luật liên quan đến bình đẳng giới trong tuyển dụng và sử dụng lao động.

- Pháp luật liên quan đến sức khỏe và an toàn lao động.

- Giáo dục và đào tạo.

- Hợp đồng bên ngoài.

- Quản lý nhiệm vụ.

- Tính toán số giờ lao động cần thiết.

- Tính toán chất lượng lao động.

- Thiết lập các nhiệm vụ một cách thích hợp.

- Quản lý trạng thái công việc và tình trạng sức khỏe của nhân viên.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực của nhân viên.

- Điều chỉnh và đàm phán giữa các tổ chức để luân chuyển cán bộ.

- Điều chỉnh và đàm phán với các nhà thầu bên ngoài để sắp xếp nhân viên.

SMSS 2.6

Quản lý các điểm phân tán (Distributed site)

- Các vấn đề về quản lý hệ thống tại các điểm phân tán.

- Cấu hình hệ thống và các cấu phần của các điểm phân tán.

- Công việc của người sử dụng các điểm phân tán.

- Các công nghệ về hệ thống phân tán.

- Nắm bắt các yêu cầu về quản lý vận hành hệ thống tại các điểm phân tán.

- Xây dựng hệ thống quản lý các điểm phân tán trên cơ sở kế hoạch quản lý hệ thống.

- Nắm bắt các vấn đề về quản lý vận hành hệ thống phân tán và xem xét các biện pháp khắc phục.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo tại các điểm phân tán.

SMSS 2.7

Sử dụng hệ thống quản lý vận hành

- Các công việc chung trong vận hành hệ thống.

- Hệ thống quản lý vận hành.

- Các yêu cầu đối với hệ thống hóa.

- Các gói phần mềm có sẵn dùng trong quản lý vận hành.

- Nắm bắt các vấn đề về quản lý vận hành hệ thống và đề xuất cải tiến.

- Định lượng các tác động của việc ứng dụng hệ thống quản lý vận hành.

- Xác định khả năng thích ứng của gói phần mềm cho các công việc của tổ chức.

- Đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề liên quan đến việc quản lý hệ thống phân tán.

SMSS 2.8

Chuẩn hóa

- Các công việc liên quan đến vận hành hệ thống.

- Thủ tục chuẩn hóa.

- Quản lý các chuẩn.

- Xây dựng các biểu mẫu cố định và chung cho các công việc.

- Xây dựng tài liệu về vận hành và chuẩn hóa để hướng dẫn cho người sử dụng.

- Xây dựng các chuẩn về khối lượng công việc và giải thích cho người sử dụng về các chuẩn này.

- Khả năng giải thích cho người sử dụng về sự cần thiết tuân thủ các chuẩn.

- Nắm bắt thực trạng các công việc có thể ứng dụng CNTT và xác mức độ phù hợp theo các chuẩn.

SMSS 3

Mô đun: Quản lý tài nguyên

x

x

x

x

SMSS 3.1

Quản lý phần cứng và tài nguyên mạng

- Phần cứng và mạng.

- Tổng thể về cấu hình phần cứng và mạng, các thành phần cấu hình phần cứng và cấu hình mạng.

- Thiết bị thông tin liên lạc và dịch vụ truyền thông.

- Quản lý đăng ký.

- Quản lý tài sản.

- Quản lý cấu hình.

- Quản lý thay đổi.

- Bảo trì phần cứng.

- Quản lý và bảo trì mạng.

- Thủ tục kiểm tra mạng.

- Xây dựng bản đăng ký quản lý

- Quản lý tài sản phần cứng và thành phần mạng thích hợp.

- Quản lý tài sản phần cứng và tài sản mạng hiện có để duy trì các giá trị sử dụng.

- Xác định phạm vi ảnh hưởng đối với vận hành liên quan đến sự thay đổi cấu hình phần cứng và mạng.

- So sánh hiệu quả kinh tế giữa các hình thức sở hữu (mua, thuê và cho thuê).

- Quản lý tài sản mạng hiện có để duy trì các giá trị sử dụng.

- Đánh giá sự tương thích của các hệ thống truyền thông thành phần, thiết bị mạng và phần mềm mạng cho tổ chức trên quan điểm vận hành.

- So sánh hiệu quả kinh tế của các hệ thống thông tin liên lạc khác nhau.

SMSS 3.2

Quản lý phần mềm

- Phần mềm.

- Cấu hình phần mềm.

- Các yếu tố cấu hình phần mềm.

- Việc quản lý đăng ký.

- Quản lý cấu hình.

- Quản lý thay đổi.

- Vòng đời phần mềm.

- Hợp đồng bản quyền phần mềm.

- Việc hỗ trợ của nhà cung cấp phần mềm.

- Bản quyền.

- Các công cụ quản lý thư viện.

- Các công cụ quản lý tài liệu.

- Xây dựng bản đăng ký quản lý và quản lý tài sản phần mềm một cách thích hợp.

- Đánh giá khả năng tương thích của từng gói phần mềm thành phần đối với tổ chức theo quan điểm vận hành.

- Xác định phạm vi ảnh hưởng của sự thay đổi cấu hình phần mềm đối với vận hành hệ thống.

- So sánh sự khác biệt về yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ do sự khác biệt trong hình thức phát triển (tự phát triển, phát triển theo cam kết và mua phần mềm).

SMSS 3.3

Quản lý dữ liệu

- Dữ liệu của tổ chức.

- Chính sách bảo mật dữ liệu của tổ chức.

- Quản lý tài nguyên thông tin.

- Vòng đời của dữ liệu.

- Quản lý dữ liệu.

- Hệ quản trị CSDL.

- Quản lý CSDL.

- Danh mục hệ thống (catalog).

- Từ điển/ thư mục dữ liệu.

- Chuẩn hóa dữ liệu.

- Thủ tục kiểm soát dữ liệu.

- Xác định tầm quan trọng của dữ liệu.

- Đánh giá sự tương thích của các công cụ quản lý an toàn, quản lý dữ liệu, công cụ phân tích dữ liệu từ quan điểm vận hành.

- Giải thích các số liệu và phối hợp với kiểm soát viên.

SMSS 3.4

Quản lý trang thiết bị

- Các tòa nhà của tổ chức và trang thiết bị phụ trợ.

- Trang thiết bị vận hành máy tính.

- Trang thiết bị truyền thông.

- Pháp luật liên quan đến các biện pháp an toàn cho các cơ sở vật chất và trang thiết bị.

- Các hình thức sở hữu cơ sở vật chất và thiết bị (mua, cho thuê và thuê).

- Bảo hiểm thiệt hại.

- Tiêu chuẩn và biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin.

- Xác định được tầm quan trọng của thiết bị.

- Nắm bắt các điểm cần lưu ý trong quản lý thiết bị.

- Nắm bắt nhược điểm của quy trình quản lý thiết bị và thực hiện các biện pháp đề phòng cần thiết.

- So sánh hiệu quả kinh tế của các hình thức sở hữu khác nhau (mua, cho thuê và thuê).

- Nắm bắt nhược điểm của các tòa nhà nơi lắp đặt thiết bị, của trang thiết bị tại các địa điểm phân tán và thực hiện các biện pháp đề phòng cần thiết.

SMSS 4

Mô đun: Quản lý lỗi và sự cố

x

x

x

SMSS 4.1

Giám sát lỗi

- Các nội dung cần giám sát.

- Hệ thống giám sát.

- Các loại lỗi hệ thống và các đặc trưng riêng lẻ.

- Phương pháp phát hiện lỗi.

- Các trường hợp lỗi trong quá khứ.

- Xây dựng phương pháp phát hiện lỗi từ giai đoạn đầu.

- Xây dựng hình thức giám sát trong hoạt động giám sát.

- Phân biệt các dấu hiệu của lỗi.

- Xác định dấu hiệu của lỗi liệu có dẫn đến sự xuất hiện của lỗi hay không.

- Xác định mức độ nghiêm trọng của lỗi đã xảy ra.

- Xác định ảnh hưởng của lỗi tới nghiệp vụ của tổ chức.

SMSS 4.2

Xác định nguyên nhân lỗi

- Các loại lỗi hệ thống và đặc điểm của lỗi.

- Các phương pháp phân tích các yếu tố của lỗi.

- Các trường hợp lỗi trong quá khứ.

- Lập và thực hiện kế hoạch đào tạo để cô lập lỗi ở giai đoạn đầu và điều tra nguyên nhân.

- Chỉ định nhân viên thích hợp để điều tra nguyên nhân theo đặc điểm lỗi và sự hợp tác của những người khác.

- Khoanh vùng phạm vi ảnh hưởng của lỗi.

- Xác định trạng thái lỗi và khởi động lại hệ thống một cách thích hợp.

SMSS 4.3

Xử lý, khôi phục hệ thống

- Quy trình khôi phục dữ liệu.

- Quy trình khôi phục mạng.

- Việc khôi phục phần cứng và phần mềm.

- Các loại lỗi và phân loại lỗi.

- Việc đánh giá các biện pháp phòng ngừa chống tái diễn lỗi.

- Xây dựng phương pháp khôi phục ít ảnh hưởng đến người sử dụng.

- Đưa ra nhiều phương pháp khôi phục và chọn phương pháp tối ưu.

- Lựa chọn người thích hợp theo nội dung công việc khôi phục.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo về khôi phục.

- Mô tả lỗi theo đặc tả một cách chính xác và hiệu quả.

- Phân tích nguyên nhân gây lỗi một cách đầy đủ và thực hiện những hành động để ngăn chặn tái diễn.

- Dự đoán các lỗi có thể xảy ra trong môi trường của tổ chức.

- Đánh giá kết quả thực tế của các biện pháp phòng ngừa chống tái diễn lỗi.

SMSS 5

Mô đun: Quản lý an toàn thông tin cho hệ thống

x

x

x

SMSS 5.1

Thiết lập hệ thống quản lý và chính sách an toàn thông tin

- Các yêu cầu an toàn thông tin.

- Kế hoạch đối phó với trường hợp bất ngờ.

- Các nguy cơ tiềm ẩn.

- Các công cụ quản lý an toàn thông tin.

- Cơ sở dữ liệu.

- Mạng.

- Các biện pháp an toàn thông tin vật lý, kỹ thuật và quản lý.

- Pháp luật liên quan đến an toàn thông tin.

- Trường hợp an toàn thông tin bị xâm phạm.

- Công nghệ an toàn thông tin và các tình huống sử dụng.

- Chi phí về kỹ thuật cho các biện pháp an toàn thông tin.

- Xác định khả năng mất an toàn thông tin trong tổ chức.

- Tìm hiểu chính sách an toàn thông tin của các tổ chức và biện pháp an toàn thông tin được xây dựng trong hệ thống.

- Đánh giá rủi ro.

- Tính toán tỷ lệ chi phí/ lợi ích cho các biện pháp an toàn thông tin.

- Xây dựng kế hoạch an toàn thông tin vật lý, kỹ thuật, quản lý và thực hiện kế hoạch.

SMSS 5.2

Giám sát xâm nhập an toàn thông tin và phân tích trạng thái

- Các dạng xâm nhập an toàn thông tin và đặc điểm của từng dạng.

- Kỹ thuật để phát hiện sự xâm nhập an toàn thông tin.

- Các trường hợp xâm nhập an toàn thông tin trong quá khứ.

- Việc thực hiện các biện pháp chống lại sự xâm nhập an toàn thông tin.

- Việc giám sát hệ thống thông tin.

- Phần mềm kiểm tra an toàn thông tin.

- Phân biệt các dấu hiệu của xâm nhập an toàn thông tin.

- Xác định dấu hiệu có thể dẫn đến khả năng xâm nhập an toàn thông tin.

- Xác định mức độ nghiêm trọng xâm nhập an toàn thông tin.

- Xác định mức độ ảnh hưởng xâm nhập an toàn thông tin tới các bộ phận nghiệp vụ của tổ chức.

SMSS 5.3

Kiểm tra mức độ an toàn thông tin

- Phần mềm an toàn thông tin.

- Danh sách kiểm tra mức độ an toàn thông tin.

- Nắm bắt được tầm quan trọng của việc kiểm tra xác nhận mức độ an toàn thông tin.

- Nắm bắt nội dung các mục trong danh sách kiểm tra mức độ an toàn thông tin và các tiêu chí chấp nhận.

- Xác định hiệu quả phương pháp kiểm tra mức độ an toàn thông tin.

SMSS 6

Mô đun: Quản lý hiệu năng hệ thống

x

x

x

SMSS 6.1

Đánh giá hiệu năng hệ thống

SMSS 6.1.1

Thiết lập tiêu chí đánh giá hiệu năng

- Mô hình giám sát hiệu năng.

- Đặc tả hiệu năng phần cứng.

- Phương pháp đánh giá hiệu năng.

- Cấu hình hệ thống.

- Mạng.

- Kết hợp các mô hình đánh giá hiệu năng hiện tại hoặc mới để thiết lập mô hình đánh giá hiệu năng theo các đặc trưng của tổ chức.

- Thiết lập một giá trị mục tiêu ứng với các cấp độ dịch vụ trong mỗi chỉ số đánh giá hiệu năng.

- Lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp cho mỗi chỉ số đánh giá hiệu năng.

- Xác định điểm nút cổ chai bằng cách phân tích dữ liệu hiệu năng.

SMSS 6.1.2

Phân tích và đánh giá hiệu năng

- Các thông tin được sử dụng làm chỉ số đánh giá hiệu năng phần cứng, phần mềm, mạng và phương pháp thu thập các thông tin đó; các giá trị chuẩn.

- Các thông tin được sử dụng làm chỉ số đánh giá hiệu năng tổng thể, các giá trị tiêu chuẩn và phương pháp thu thập.

- Các công cụ đo lường hiệu năng.

- Thống kê.

- Xác định biện pháp cải tiến khi kết quả đánh giá thấp hơn so với giá trị mục tiêu.

- Lựa chọn các công cụ đo lường hiệu năng phù hợp với yêu cầu của tổ chức.

SMSS 6.2

Quản lý năng lực hệ thống

- Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên.

- Quan hệ giữa tài nguyên và hiệu năng.

- Năng lực hệ thống.

- Việc vận hành hệ thống ở công suất/ hiệu suất giới hạn.

- Những thay đổi trong môi trường nghiệp vụ của người sử dụng.

- Tư vấn sử dụng hợp lý tài nguyên hệ thống.

- Ước lượng tải hệ thống, dự đoán năng lực và hiệu năng giới hạn một cách chính xác và ngăn ngừa vấn đề phát sinh.

- Phân tích nguyên nhân giảm hiệu năng từ nhiều góc độ khác nhau.

- Đề xuất một cách hợp lý việc bổ sung thiết bị và đổi mới hệ thống, có tính đến tỷ lệ chi phí/ lợi ích.

- Dự đoán những thay đổi trong trạng thái sử dụng hệ thống từ những thay đổi trong môi trường nghiệp vụ của người sử dụng.

SMSS 7

Mô đun: Bảo trì hệ thống

x

x

x

x

SMSS 7.1

Xây dựng kế hoạch bảo trì hệ thống

SMSS 7.1.1

Thu thập yêu cầu về bảo trì hệ thống

- Việc bảo trì phần cứng và phần mềm.

- Bảo trì cơ sở vật chất và trang thiết bị.

- Lựa chọn nguồn thông tin về nhu cầu bảo trì.

- Sắp xếp nhu cầu bảo trì.

- Phân tích nhu cầu bảo trì.

- Thiết lập mức độ ưu tiên các nhu cầu bảo trì.

SMSS 7.1.2

Lập kế hoạch bảo trì hệ thống

- Việc bảo trì.

- Các tổ chức chịu trách nhiệm bảo trì hệ thống.

- Bảo trì phần cứng và phần mềm.

- Hợp đồng bảo trì phần mềm.

- Kế hoạch nâng cấp của các nhà cung cấp phần mềm.

- Quản lý thay đổi phần mềm.

- Bảo trì mạng.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị.

- Thực hiện kế hoạch bảo trì đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

- Phân biệt phạm vi ảnh hưởng của việc thực hiện bảo trì đối với người sử dụng.

SMSS 7.2

Thực hiện bảo trì hệ thống

- Quy trình bảo trì hệ thống.

- Quản lý thay đổi phần mềm.

- Bảo trì phần mềm.

- Phân phối phần mềm.

- Hợp đồng bảo trì.

- Giảm thiểu phạm vi ảnh hưởng của việc bảo trì đối với công việc của người sử dụng.

- Quyết định biện pháp cải tiến ngăn ngừa các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện bảo trì.

- Xem xét ảnh hưởng của việc nâng cấp phần mềm.

- Đàm phán với các nhà cung cấp phần mềm.

- Đàm phán với các nhà thầu bên ngoài để phát triển phần mềm.

- Xác định sự cần thiết phải bảo trì.

- Thực hiện kế hoạch bảo trì.

SMSS 8

Mô đun: Xây dựng hệ thống mới và di chuyển hệ thống (system migration)

x

x

x

SMSS 8.1

Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống

- Phát triển hệ thống.

- Bảo trì hệ thống.

- Kiểm thử hệ thống.

- Di chuyển hệ thống

- Đề xuất việc cải tiến trong quá trình phát triển hệ thống trên quan điểm quản lý vận hành hệ thống.

- Xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống và đạt được được sự chấp thuận.

- Đánh giá khả năng thực hiện các yêu cầu quản lý vận hành hệ thống.

- Đàm phán và điều chỉnh với những người liên quan về việc phát triển hệ thống.

SMSS 8.2

Thiết kế phương pháp vận hành hệ thống

- Kiến trúc máy tính.

- Quản lý hệ thống.

- Các vấn đề liên quan đến quản lý vận hành thực tế tại tổ chức.

- Các xu thế về công nghệ quản lý vận hành.

- Các công cụ quản lý vận hành có trên thị trường.

- Xác định các biện pháp giải quyết vấn đề về quản lý vận hành phù hợp với thực tế của tổ chức.

- Đánh giá sự tương thích của các phương pháp quản lý vận hành.

SMSS 8.3

Thử nghiệm vận hành và di chuyển hệ thống

- Các công cụ kiểm thử.

- Vận hành hệ thống.

- Lựa chọn các hạng mục có thể áp dụng trong thử nghiệm di chuyển hệ thống.

- Lựa chọn các công cụ thử nghiệm trong quá trình di chuyển hệ thống.

- Dự kiến các công việc khi di chuyển hệ thống.

- Xác định sự phù hợp của sự vận hành hệ thống và khôi phục hệ thống dự phòng.

SMSS 8.4

Di chuyển hệ thống

- Các hệ thống mới và cũ.

- Các công cụ di chuyển.

- Di chuyển dữ liệu.

- Các vấn đề liên quan đến di chuyển trong quá khứ.

- Giảm thiểu các ảnh hưởng liên quan đến di chuyển hệ thống đối với người sử dụng.

- Giải thích cho các người có liên quan về kế hoạch di chuyển hệ thống và điều chỉnh theo các ý kiến khác nhau.

- Xác định liệu có tiếp tục di chuyển hệ thống trong quá trình thực hiện việc di chuyển.

SMSS 8.5

Quản lý môi trường phát triển

- Cấu hình hệ thống.

- Phát triển hệ thống.

- Môi trường phát triển và các đặc điểm của người sử dụng.

- Duy trì trạng thái cho phần hệ thống không thay đổi so với hệ thống hiện tại.

- Duy trì trạng thái cho phần hệ thống không ảnh hưởng đến hệ thống khác.

- Duy trì trạng thái cho phần hệ thống bị lỗi nhưng có thể xử lý được nếu xảy ra trong hệ thống mới.

- Điều chỉnh nguồn lực theo tiến độ phát triển hệ thống.

- Đàm phán và điều chỉnh theo người sử dụng môi trường phát triển.

SMSS 9

Mô đun: Đánh giá hoạt động của hệ thống

x

x

SMSS 9.1

Xác định mục tiêu đánh giá và các mục cần đánh giá

- Công việc quản lý vận hành.

- Tài nguyên hệ thống thông tin.

- Vòng đời hệ thống.

- Đánh giá mục tiêu vận hành ở giai đoạn thiết kế hệ thống.

- Đánh giá hệ thống vận hành, hiệu năng và công suất ở giai đoạn thiết kế hệ thống.

- Đánh giá chức năng, hiệu quả và độ tin cậy trong giai đoạn di chuyển hệ thống.

- Đánh giá hiệu quả tổng thể của hệ thống trong giai đoạn vận hành hệ thống.

SMSS 9.2

Thiết lập các hạng mục, tiêu chí đánh giá và thực hiện đánh giá

- Quản lý vận hành hệ thống.

- Tài nguyên của hệ thống thông tin.

- Các phương pháp đánh giá.

- Giá trị tham khảo của các chỉ số đánh giá.

- Xác định sự hợp lý của các tiêu chí đánh giá.

- Phân tích các yếu tố trong các trường hợp kết quả đánh giá thấp hơn so với mục tiêu.

SMSS 9.3

Đề xuất cải tiến hệ thống

- Công việc đánh giá cải tiến.

- Làm cho những người liên quan hiểu được đề xuất cải tiến.

- Phân biệt nguyên nhân thực sự của vấn đề vận hành và quyết định các biện pháp giải quyết.

- Nắm bắt các đề xuất phản biện.

- Giải quyết các vấn đề chung.

SMSS 10

Mô đun: Hỗ trợ người sử dụng

x

x

x

x

SMSS 10.1

Hỗ trợ người sử dụng

- Công việc của người sử dụng.

- Trình độ kỹ thuật của người sử dụng.

- Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm quy tắc và lỗi.

- Các phương pháp thu thập thông tin

- Thông tin kỹ thuật và các tài liệu liên quan đến nhu cầu của người sử dụng.

- Xác định vấn đề nảy sinh trong quản lý vận hành hệ thống do vi phạm quy tắc.

- Xây dựng và phổ biến quy tắc.

- Nhận biết và phân tích nhu cầu của người sử dụng và cung cấp giải pháp để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

- Mô tả nội dung đào tạo một cách chính xác và đơn giản, giúp cho người sử dụng hiểu được.

- Đánh giá năng lực của người sử dụng cần đào tạo và đặt mục tiêu đào tạo phù hợp.

- Chuẩn bị nội dung đào tạo và môi trường đào tạo.

- Hướng dẫn và tư vấn cho người sử dụng theo các mức độ hiểu biết và trình độ kỹ thuật.

SMSS 10.2

Hỗ trợ người sử dụng khi phát sinh yêu cầu mới

- Phạm vi của dịch vụ.

- Môi trường hệ thống và các yếu tố thành phần.

- Quy trình sử dụng các nguồn tài nguyên.

- Việc điều tra mức độ hài lòng của người sử dụng.

- Phân biệt các yêu cầu của người sử dụng và mức ưu tiên tương ứng.

- Tìm hiểu các vấn đề về công nghệ quản lý vận hành hệ thống.

- Xác định biện pháp để cải thiện mức độ hài lòng của người sử dụng dưới quan điểm vận hành.

PHỤ LỤC SỐ 05

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHUYÊN SÂU CỦA CHUẨN KỸ NĂNG AN TOÀN THÔNG TIN
(Ban hành theo Thông tư số 11/2015/TT-BTTTT ngày 5/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

Mã tham chiếu

Nội dung/ Yêu cầu cần đạt

Yêu cầu cần đạt theo hạng

Kiến thức

Kỹ năng

4

3

2

1

SCSS 1

Mô đun: Xây dựng chính sách về an toàn thông tin

x

x

SCSS 1.1

Đánh giá tài nguyên dữ liệu và thông tin

- Kỹ thuật, quy trình và việc triển khai thu thập thông tin.

- Các quy định và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

- Tài nguyên thông tin của tổ chức.

- Các hệ thống thông tin và cấu trúc mạng của tổ chức.

- Các kỹ thuật đo lường và đánh giá tài nguyên thông tin.

- Cách thức lập tài liệu.

- Thiết lập các mục tiêu và phạm vi khảo sát.

- Nắm bắt thông tin chi tiết về tài nguyên thông tin của tổ chức.

- Phân tích luồng tài nguyên thông tin nội bộ.

- Phân loại tài nguyên thông tin một cách hợp lý.

- Trình bày với các nhà quản lý, giám đốc an toàn thông tin và những người lập kế hoạch.

- Trao đổi và thống nhất về tài nguyên thông tin cần đánh giá.

SCSS 1.2

Nhận biết các mối đe dọa

- Kỹ thuật, quy trình và việc triển khai thu thập thông tin.

- Sự cố liên quan đến tài nguyên thông tin.

- Đánh giá rủi ro.

- Công nghệ, vận hành các hệ thống nói chung và mạng.

- Kiến trúc mạng và hệ thống, phần cứng và phần mềm

- Các kỹ thuật tấn công mạng

- Thiết lập các mục tiêu và phạm vi khảo sát.

- Nắm bắt thông tin về sự cố của các hệ thống thông tin nói chung.

- Thu thập thông tin liên tục.

- Nhận biết các mối đe dọa.

SCSS 1.3

Xác định rủi ro

- Các dạng rủi ro và nguyên nhân, trong đó có yếu tố nhân sự.

- Các tài nguyên thông tin.

- Hệ thống và cấu trúc mạng của tổ chức.

- Kiến trúc mạng và hệ thống, phần cứng và phần mềm

- Nắm bắt thông tin chi tiết về rủi ro đối với tài nguyên thông tin của tổ chức và nguyên nhân.

- Phân loại các tài nguyên thông tin và rủi ro một cách hợp lý.

SCSS 1.4

Phân loại các biện pháp và đánh giá tình trạng

- Các biện pháp chống rủi ro.

- Hệ thống và kiến trúc mạng, phần cứng và phần mềm.

- Kỹ thuật, quy trình và việc triển khai thu thập thông tin.

- Nắm bắt thông tin chi tiết về rủi ro đối với tài nguyên thông tin của tổ chức và nguyên nhân

- Phân loại các rủi ro và biện pháp chống rủi ro một cách hợp lý.

- Thiết lập mục tiêu và phạm vi đánh giá.

- Phân tích kết quả đánh giá.

SCSS 1.5

Đánh giá rủi ro

- Thông tin dữ liệu trước đây về xác suất xảy ra rủi ro.

- Tổng quan về xác suất và thống kê xảy ra rủi ro.

- Tính toán chi phí của các biện pháp an toàn thông tin.

- Tính toán và đánh giá thiệt hại do tổn thất tài nguyên thông tin (mất giá trị tài sản, chi phí điều tra nguyên nhân và phục hồi và chi phí khác).

- Nắm bắt thông tin về sự cố của các hệ thống thông tin nói chung.

- Thu thập thông tin liên tục.

SCSS 1.6

Xây dựng chính sách an toàn thông tin

- Chính sách quản lý an toàn thông tin.

- Cách thức lập tài liệu.

- Phương pháp xây dựng chính sách an toàn thông tin.

- Xây dựng chính sách cho quy trình từ đánh giá tài nguyên thông tin đến đánh giá rủi ro.

- Mô tả chính sách an toàn thông tin theo ngôn ngữ nghiệp vụ.

- Thuyết trình với các nhà quản lý, giám đốc điều an toàn thông tin và những người lập kế hoạch.

SCSS 2

Mô đun: Xây dựng tiêu chí an toàn thông tin

x

x

SCSS 2.1

Xây dựng quy chế an toàn thông tin cho các hoạt động nghiệp vụ

- Chính sách an toàn thông tin.

- Các chuẩn về an toàn thông tin.

- Luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

- Hợp đồng lao động.

- Các quy định nghề nghiệp.

- Quy chế bảo mật trong trao đổi thông tin.

- Bảo vệ sự riêng tư.

- Quản lý khủng hoảng.

- Hiểu biết về rò rỉ thông tin mật

- Thủ tục quản lý thông tin mật.

- Các sự cố an toàn thông tin.

- Các dịch vụ đào tạo bên ngoài liên quan đến an toàn thông tin.

- Thông cáo báo chí.

- Tình hình xây dựng và cập nhật chuẩn.

- Các thủ tục quản lý và thay đổi tài liệu.

- Xây dựng các tiêu chí về an toàn thông tin.

- Thuyết trình với các nhà quản lý, giám đốc an toàn thông tin và những người lập kế hoạch.

- Thống nhất trong tổ chức về các tiêu chí đã được xây dựng.

- Thu thập các sự cố về an toàn thông tin một cách liên tục.

- Áp đặt tiêu chí một cách linh hoạt.

SCSS 2.2

Xây dựng quy chế an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin

- Chính sách an toàn thông tin.

- Các chuẩn về an toàn thông tin.

- Các dịch vụ, xu hướng, tội phạm và sự cố trên Internet.

- Công nghệ kết nối Internet và các công cụ an toàn thông tin.

- Topo mạng.

- Tường lửa.

- Cài đặt và vận hành máy chủ và máy chủ truy cập từ xa.

- Hệ thống các bản quyền phần mềm liên quan đến các ứng dụng.

- Rò rỉ thông tin bí mật.

- Công nghệ mã hóa, chữ ký số và xác thực điện tử.

- Mạng, phần cứng và phần mềm.

- Virus máy tính và phần mềm chống virus.

- Quản lý khủng hoảng.

- Phát hiện sự cố.

- Kiểm tra an toàn thông tin.

- Các quy định nghề nghiệp.

- Vận hành và quản lý hệ thống.

- Các quy trình phát triển hệ thống.

- Các hợp đồng thuê khoán ngoài.

- Thông cáo báo chí.

- Xây dựng các tiêu chí về an toàn thông tin.

- Thuyết trình với các nhà quản lý, giám đốc an toàn thông tin và những người lập kế hoạch.

- Thống nhất trong tổ chức về các tiêu chí đã được xây dựng.

- Thu thập liên tục thông tin về các xu thế và dịch vụ trên Internet.

- Thu thập liên tục thông tin về các sự cố an toàn thông tin.

- Phân tích các biện pháp từ những trường hợp sự cố.

SCSS 3

Mô đun: Thiết kế hệ thống an toàn thông tin

x

x

x

SCSS 3.1

Kiểm soát xác thực và quyền truy cập

- Công nghệ mật khẩu.

- Công nghệ xác thực.

- Cơ chế kỹ thuật sinh trắc học.

- Công nghệ chữ ký số.

- Các hệ điều hành.

- Mạng, phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu.

- Tổng quan về mã hóa.

- Các thuật toán băm.

- Xây dựng các yêu cầu hệ thống liên quan đến xác thực và quyền truy cập trên cơ sở các tiêu chí về an toàn thông tin.

- Xây dựng các hệ thống cung cấp xác thực và quyền truy cập, duy trì mối quan hệ phù hợp giữa chúng.

- Tích hợp các công nghệ về an toàn thông tin, bao gồm các công nghệ xác thực, mã hóa và chữ ký số vào một hệ thống duy nhất trên quan điểm thống nhất.

- Đề xuất một hệ thống kiểm soát xác thực và quyền truy cập trên cơ sở kết hợp các công nghệ sinh trắc học, chữ ký số, và các công nghệ khác.

SCSS 3.2

Kiểm soát an toàn thông tin mức vật lý

- Nghe lén thông tin từ cáp viễn thông

- Topo mạng.

- Phần cứng mạng và phần mềm.

- Các sản phẩm an toàn thông tin.

- Xây dựng các yêu cầu về hệ thống liên quan đến an toàn thông tin của các thiết bị dựa trên các tiêu chí về an toàn thông tin.

- Áp dụng biện pháp an toàn thông tin mức vật lý phù hợp với sự đánh giá về tài sản thông tin sau khi phân tích rủi ro.

- Tích hợp hệ thống theo hướng các tài nguyên thông tin quan trọng được tách riêng mức vật lý.

- Thảo luận và thuyết phục các tổ chức thành viên thực hiện an toàn thông tin mức vật lý.

SCSS 3.3

Kiểm soát an toàn thông tin mức logic

- Kiến trúc mạng.

- Topo mạng

- Các nguyên tắc lọc dữ liệu.

- Kiến thức cơ bản về TCP/IP.

- Định tuyến.

- Thiết kế mạng.

- Xây dựng các yêu cầu về hệ thống liên quan đến an toàn thông tin mức logic dựa trên các tiêu chí về an toàn thông tin.

- Áp dụng công nghệ an toàn thông tin để thiết kế hệ thống.

- Đọc hiểu bản thiết kế mạng.

- Xây dựng các yêu cầu về thiết kế mạng từ các yêu cầu thiết kế hệ thống an toàn thông tin.

SCSS 3.4

Đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu trên mạng

- Tường lửa.

- Kiến trúc mạng.

- Các dịch vụ mạng.

- Công nghệ định tuyến.

- Giao thức TCP.

- Tấn công trên mạng.

-Thiết bị phòng chống truy cập trái phép.

- Cơ sở dữ liệu.

- Xây dựng các yêu cầu về hệ thống liên quan đến sự thống nhất dữ liệu dựa trên tiêu chí an toàn thông tin.

- Áp dụng công nghệ an toàn thông tin để thiết kế hệ thống.

- Kiểm soát lưu lượng phù hợp với mức độ quan trọng của hệ thống trên cơ sở phân tích rủi ro.

- Thu thập thông tin về các dịch vụ mạng được cung cấp bởi Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) và các nhà cung cấp để đưa vào hệ thống.

SCSS 3.5

Bảo vệ an toàn dữ liệu

- Công nghệ mã hóa

- Sự vận hành của các hệ thống mật mã (crypto system).

- Phương thức quản lý các khóa mã

- Xây dựng các yêu cầu hệ thống liên quan đến duy trì tính bí mật của dữ liệu dựa trên các tiêu chí an toàn thông tin.

- Áp dụng công nghệ an toàn thông tin vào việc thiết kế hệ thống.

- Xác định các dữ liệu cần phải mã hóa.

- Xây dựng hệ thống quản lý khóa mã.

SCSS 3.6

Xây dựng các thủ tục vận hành hệ thống an toàn thông tin

- Quản lý tài liệu.

- Các phương tiện lưu trữ.

- Các công cụ sao lưu.

- Rò rỉ thông tin mật.

- Kiểm tra an toàn thông tin.

- Bảo vệ sự riêng tư.

- Cách thức hợp tác trong điều tra các sự cố an toàn thông tin.

- Xây dựng các yêu cầu về hệ thống liên quan đến sao lưu dựa trên các tiêu chí an toàn thông tin.

- Xây dựng các thủ tục sao lưu đầy đủ.

- Xác định phạm vi của dữ liệu để phát hiện các sự cố về an toàn thông tin.

- Xác định phương pháp lưu trữ dữ liệu sao lưu và dữ liệu giám sát an toàn thông tin.

- Xây dựng các thủ tục về an toàn thông tin theo các tiêu chuẩn an toàn thông tin.

- Thống nhất trong tổ chức về các thủ tục và quy trình đã được xây dựng.

SCSS 3.7

Phổ biến cho người sử dụng và lập kế hoạch đào tạo người sử dụng

- Rủi ro đối với tài nguyên thông tin.

- Các quy tắc và xử phạt trong nội bộ.

- Các lĩnh vực mới trong an toàn thông tin nói chung.

- Thuyết phục các nhà quản lý về tầm quan trọng của việc tập huấn thường xuyên về an toàn thông tin cho nhân viên.

- Xây dựng các kế hoạch đào tạo có tính đến sự thuận lợi cho người sử dụng.

SCSS 4

Mô đun: Xây dựng và thử nghiệm hệ thống an toàn thông tin

x

x

x

SCSS 4.1

Lựa chọn và giới thiệu các sản phẩm an toàn thông tin

- Cấu hình mạng của tổ chức.

- Chức năng của các sản phẩm an toàn thông tin.

- Tiêu chuẩn về công nghệ thông tin - các kỹ thuật an toàn - các tiêu chí đánh giá an toàn công nghệ thông tin - TCVN 8709-3:2011 ISO/IEC 15408.

- Lựa chọn các sản phẩm an toàn thông tin để xây dựng hệ thống an toàn thông tin.

- Lựa chọn sản phẩm an toàn thông tin với hiệu quả, chi phí thích hợp.

SCSS 4.2

Xây dựng hệ thống an toàn thông tin

- Chức năng của các sản phẩm an toàn thông tin.

- Kiến trúc hệ thống máy tính.

- Kiến trúc hệ thống mạng.

- Phát triển phần mềm.

- Quá trình xử lý ở mức hệ điều hành của máy tính và các hệ thống mạng

- Làm rõ các yêu cầu về chức năng an toàn thông tin.

- Kiểm tra xem hệ thống được xây dựng có đáp ứng các yêu cầu về chức năng an toàn thông tin hay không.

SCSS 4.3

Kiểm tra việc thực hiện an toàn thông tin

- Lỗ hổng an toàn thông tin.

- Các khuyến cáo an toàn thông tin.

- Các công cụ kiểm tra chức năng an toàn thông tin hoặc các lỗ hổng an toàn thông tin.

- Hệ thống máy tính và kiến trúc hệ thống mạng.

- Tấn công mạng.

- Quy trình tấn công thử nghiệm

- Việc kiểm tra các hệ thống đang hoạt động và những cổng đang mở

- Các mô hình kiểm thử thâm nhập hệ thống (Penetration Test), các bước của quá trình kiểm thử thâm nhập hệ thống.

- Thu thập thông tin liên tục về an toàn thông tin và các lỗ hổng an toàn thông tin.

- Thực hiện các cuộc tấn công mạng.

- Xây dựng lòng tin trong tổ chức.

SCSS 5

Mô đun: Quản lý vận hành hệ thống an toàn thông tin

x

x

x

x

SCSS 5.1

Thực hiện các thủ tục vận hành an toàn thông tin

- Các thủ tục thực hiện an toàn thông tin.

- Các trường hợp ngoại lệ đối với các thủ tục thực hiện an toàn thông tin.

- Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thông tin theo họ tiêu chuẩn ISO/IEC 27000.

- Yêu cầu người sử dụng tuân thủ chặt chẽ và không bỏ sót các thủ tục an toàn thông tin.

- Phát hiện các kỹ thuật vô hiệu hóa thủ tục và kỹ thuật an toàn thông tin.

SCSS 5.2

Giám sát và ghi lại các hoạt động của hệ thống

- Các thủ tục thực thi an toàn thông tin.

- Các công cụ giám sát an toàn thông tin.

- Tìm và dự đoán các cuộc tấn công trên cơ sở nhật ký vận hành.

- Phát hiện các lỗ hổng an toàn thông tin và các vi phạm an toàn thông tin bằng các công cụ giám sát an toàn thông tin (bao gồm cả khả năng quản lý các giám sát viên).

- Xử lý kịp thời vi phạm an toàn thông tin.

SCSS 5.3

Bảo trì hệ thống

- Các lỗ hổng an toàn thông tin.

- Lựa chọn các thông tin vá lỗi cần thiết cho mạng.

SCSS 5.4

Tập huấn cho người sử dụng

- Sự cố chủ quan và khách quan về an toàn thông tin.

- Các rủi ro đối với tài nguyên thông tin

- Các quy tắc và xử phạt nội bộ.

- Giải thích các sự cố an toàn thông tin một cách dễ hiểu.

- Thuyết phục người sử dụng.

- Thuyết trình.

- Giao tiếp với các nhà quản lý của các bộ phận.

SCSS 5.5

Đào tạo nhân viên an toàn thông tin

- Các dịch vụ an toàn thông tin bên ngoài.

- Các sự cố an toàn thông tin chủ quan và khách quan.

- Các cuộc tấn công mạng.

- Làm cho người học nắm được những thông tin kỹ thuật mới về an toàn thông tin.

- Phân tích nguyên nhân của các sự cố an toàn thông tin chủ quan và khách quan.

- Hướng dẫn học viên áp dụng các kỹ thuật đã học được vào việc quản lý vận hành hệ thống an toàn thông tin.

- Thực hành các kiến thức về tấn công mạng, xử lý sự cố mạng.

SCSS 6

Mô đun: Phân tích an toàn thông tin

x

x

x

x

SCSS 6.1

Phát hiện sự cố

- Các cuộc tấn công mạng.

- Kỹ thuật phát hiện xâm nhập.

- Các bản ghi truy cập hệ thống.

- Hệ thống hoặc các công cụ tự động khác để phát hiện sự xâm nhập bất hợp pháp.

- Các dịch vụ giám sát bên ngoài.

- Giám sát liên tục.

- Phát hiện hoặc dự đoán các cuộc tấn công nghiêm trọng từ những bản ghi thông thường.

- Cảnh báo những người vi phạm an toàn thông tin một cách khéo léo.

SCSS 6.2

Xử lý ban đầu sự cố

- Mô hình tổ chức truyền thông nội bộ và phân trách nhiệm.

- Việc thông báo các sự cố.

- Chính sách an toàn thông tin.

- Kết quả phân tích và tầm quan trọng của tài nguyên thông tin.

- Các hệ thống máy tính và hệ thống mạng.

- Vận hành hệ thống.

- Xử lý ban đầu các sự cố một cách bình tĩnh.

- Xác định ưu tiên xử lý trên cơ sở tầm quan trọng của tài nguyên thông tin.

- Báo cáo chính xác thực trạng sự cố, không lẫn lộn với các suy đoán.

- Thực hiện xử lý thích hợp, liên lạc với VNCERT và những đơn vị khác.

SCSS 6.3

Phân tích sự cố

- Các cuộc tấn công mạng.

- Các hệ thống máy tính và hệ thống mạng.

- Các sự cố về an toàn thông tin chủ quan và khách quan.

- Việc phân tích dữ liệu giám sát an toàn thông tin.

- Quy trình theo dõi nguyên nhân gây ra sự cố.

- Điều tra và phân tích các cuộc tấn công mạng.

- Báo cáo nguyên nhân sự cố, liên lạc với VNCERT và tổ chức khác, và phân tích khách quan về sự cố.

- Lập hồ sơ chi tiết về sự cố.

SCSS 6.4

Phục hồi sau sự cố

- Lỗ hổng an toàn thông tin, các khuyến cáo an toàn thông tin và các thông tin vá lỗi.

- Cấu hình hệ thống của tổ chức.

- Các thủ tục sao lưu và phục hồi.

- Đánh giá tính khẩn cấp của sự cố, xác định và triển khai phục hồi trong thời gian ngắn nhất.

- Ghi lại và báo cáo chính xác về thực tế sự việc.

SCSS 6.5

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái diễn sự cố

- Lỗ hổng an toàn thông tin, các khuyến cáo an toàn thông tin và các thông tin vá lỗi.

- Cách thức xây dựng hệ thống của tổ chức.

- Lựa chọn và thực hiện các biện pháp thích hợp sau khi xem xét nguyên nhân sự cố.

- Ghi lại và báo cáo chính xác về thực tế sự việc.

SCSS 6.6

Đánh giá mức độ an toàn thông tin

- Lỗ hổng an toàn thông tin, các khuyến cáo an toàn thông tin và các thông tin vá lỗi.

- Các nội dung kiểm tra an toàn thông tin.

- Các dịch vụ kiểm tra an toàn thông tin.

- Các cuộc tấn công mạng.

- Bản kế hoạch đánh giá an toàn thông tin.

- Hành động kịp thời để xử lý lỗ hổng an toàn thông tin.

- Thực hiện liên tục các biện pháp an toàn thông tin.

- Xây dựng lòng tin trong tổ chức.

- Sử dụng các công cụ tấn công khác nhau.

SCSS 7

Mô đun: Rà soát các nội dung về an toàn thông tin

x

x

x

SCSS 7.1

Thu thập và đánh giá thông tin kỹ thuật

- Các sự cố an toàn thông tin chủ quan và khách quan.

- Công nghệ an toàn thông tin.

- Cấu hình hệ thống và cấu hình mạng của tổ chức.

- Thông tin của nhà cung cấp.

- Thu thập thông tin về công nghệ an toàn thông tin.

- Lựa chọn các thông tin về lỗ hổng và công nghệ an toàn thông tin có liên quan đến hệ thống mạng của tổ chức.

SCSS 7.2

Phân loại và phân tích các vấn đề về vận hành

- Kỹ thuật, quy trình và triển khai thu thập thông tin.

- Cấu hình mạng và hệ thống của tổ chức.

- Vận hành mạng và hệ thống của tổ chức.

- Thiết lập mục tiêu và phạm vi khảo sát.

- Phân tích các vấn đề về chính sách vận hành hệ thống và vận hành mạng cũng như tiêu chí vận hành trên cơ sở kết quả khảo sát.

- Xem xét lại chính sách an toàn thông tin theo các vấn đề đã phân tích.

- Báo cáo cho lãnh đạo về các hoạt động quản lý cần thực hiện tương ứng với các vấn đề đã được phân tích.

SCSS 7.3

Phân loại và phân tích các vấn đề về kỹ thuật

- An toàn thông tin.

- Cấu hình hệ thống và cấu hình mạng của tổ chức.

- Phân loại các thông tin về an toàn thông tin.

- Phân tích các vấn đề về chính sách an toàn thông tin và tiêu chí thực hiện trên cơ sở thông tin kỹ thuật được phân loại.

- Xem xét lại các chính sách an toàn thông tin tương ứng với các vấn đề đã được phân tích.

- Báo cáo cho lãnh đạo về các hoạt động quản lý cần thực hiện tương ứng với các vấn đề đã được phân tích.

SCSS 7.4

Phân loại và phân tích những rủi ro mới

- Các sự cố an toàn thông tin chủ quan và khách quan.

- Công nghệ an toàn thông tin.

- Cấu hình hệ thống và cấu hình mạng của tổ chức.

- Thu thập và phân loại thông tin về các sự cố an toàn thông tin chủ quan và khách quan.

- Xác định nguyên nhân của các sự cố an toàn thông tin từ các trường hợp thực tế và phân tích các biện pháp đối phó.

- Phân tích các vấn đề về chính sách an toàn thông tin và tiêu chí thực hiện trên cơ sở thông tin kỹ thuật được phân loại.

- Xem xét lại các chính sách an toàn thông tin tương ứng với các vấn đề đã được phân tích.

SCSS 7.5

Cập nhật chính sách an toàn thông tin

- Các quy trình sửa đổi chính sách an toàn thông tin.

- Chính sách an toàn thông tin.

- Phương pháp xây dựng chính sách an toàn thông tin và các tiêu chí an toàn thông tin.

- Định kỳ xem xét lại chính sách an toàn thông tin một cách thận trọng.

PHỤ LỤC SỐ 06

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHUYÊN SÂU CỦA CHUẨN KỸ NĂNG THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BTTTT ngày 5/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

Mã tham chiếu

Nội dung/ Yêu cầu cần đạt

Yêu cầu cần đạt theo hạng

Kiến thức

Kỹ năng

4

3

2

1

SDSS 1

Mô đun: Phân tích yêu cầu của người sử dụng và xác định yêu cầu hệ thống hóa

x

x

x

SDSS 1.1

Thu thập và phân tích thông tin để xác định yêu cầu của người sử dụng

- Phạm vi và nội dung công việc của người sử dụng.

- Các phương pháp thu thập thông tin.

- Các phương pháp phân tích vấn đề.

- Xác định các nguồn thông tin chính về yêu cầu của người sử dụng.

- Thực hiện các kỹ thuật và trình tự thu thập thông tin.

- Xác định khối lượng thông tin cần thu thập.

- Phân tích phản hồi từ các cá nhân và tập thể.

- Lựa chọn, nhận các thông tin thu thập được và xác định nhu cầu.

- Sắp xếp và tổng hợp thông tin về yêu cầu của người sử dụng.

- Tạo môi trường thuận lợi để mọi người có thể trao đổi về các vấn đề quan trọng và đề xuất giải pháp.

- Thu thập và trình bày dữ liệu về chi phí.

SDSS 1.2

Xác định phạm vi công việc

- Môi trường hệ thống.

- Kiến trúc hệ thống, phần cứng và mềm.

- Tính hiện hữu của các tài nguyên và thời hạn bàn giao dự án.

- Tính số giờ công.

- Những hạn chế kỹ thuật.

- Kỹ thuật phân tích rủi ro.

- Viết tài liệu về phạm vi yêu cầu của người sử dụng một cách rõ ràng.

- Đàm phán với những người đặt hàng về tiêu chí cần đạt đối với dự án hệ thống hóa.

- Ước tính số giờ công đối với mỗi mục công việc trong dự án hệ thống hóa.

- Ước tính tiến độ hoàn thành của việc phát triển hệ thống.

-Khảo sát, phân tích và so sánh các sản phẩm có trên thị trường và xác định khả năng áp dụng được đối với hệ thống.

- Xây dựng tài liệu theo những ràng buộc về kỹ thuật.

- Tư duy không theo tuần tự và tổng quan.

SDSS 1.3

Xác định yêu cầu hệ thống hóa

- Hệ thống hóa và tích hợp hệ thống.

- Các chức năng và vận hành của hệ thống.

- Quy trình và năng lực phát triển.

- Chuyển yêu cầu người sử dụng thành yêu cầu của hệ thống.

- Phát hiện các yêu cầu mâu thuẫn với nhau và trình bày giải pháp.

- Phân tích tính đúng đắn và nhất quán của thông tin.

- Áp dụng các công nghệ đáp ứng các yêu cầu một cách hiệu quả.

SDSS 1.4

Xác định yêu cầu an toàn thông tin

- Rủi ro trong an toàn thông tin.

- Chính sách an toàn thông tin của tổ chức.

- Đảm bảo an toàn thông tin cho mạng.

- Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.

- Các biện pháp bảo mật (kiểm soát truy nhập, mã hóa, xác thực, tường lửa) và các công cụ đảm bảo an toàn thông tin.

- Phân tích mức độ quan trọng của dữ liệu.

- Xác định các loại rủi ro.

- Chuyển các yêu cầu an toàn thông tin của người sử dụng thành yêu cầu an toàn thông tin của hệ thống.

- Áp dụng công nghệ đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin một cách hiệu quả.

SDSS 1.5

Xác định yêu cầu vận hành

- Các yêu cầu vận hành hệ thống.

- Biện pháp khắc phục lỗi hệ thống.

- Các công cụ bảo trì.

- Chuyển yêu cầu vận hành của người sử dụng thành yêu cầu vận hành của hệ thống.

SDSS 1.6

Xác định yêu cầu bảo trì

- Bảo trì hệ thống.

- Xác định các hạng mục mà người sử dụng yêu cầu bảo trì.

SDSS 1.7

Thiết lập tiêu chí đánh giá hiệu năng

- Các yêu cầu hệ thống.

- Xác định yêu cầu hiệu năng của hệ thống.

- Đánh giá tiêu chí đánh giá hiệu năng

- Xác định khả năng đáp ứng tiêu chí đánh giá hiệu năng.

- Đề xuất các hạng mục cần thiết để đảm bảo hiệu năng.

SDSS 1.8

Xác định yêu cầu kiểm thử

- Phương pháp kiểm thử.

- Công cụ kiểm thử.

- Xác định các hạng mục kiểm thử đúng theo yêu cầu người sử dụng.

- Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu hệ thống.

- Xử lý các vấn đề khi kiểm thử.

SDSS 1.9

Chuẩn bị và rà soát các tài liệu xác định yêu cầu

- Quy trình rà soát

- Phát triển hệ thống và môi trường vận hành.

- Các hạng mục và ghi chú cần đưa vào tài liệu xác định yêu cầu hệ thống.

- Mô tả một cách rõ ràng các hạng mục quan trọng.

- Lựa chọn phương pháp trao đổi phù hợp để soát việc xác định yêu cầu và thúc đẩy tiến độ soát một cách hiệu quả.

- Đánh giá các ý kiến trái ngược một cách phù hợp.

SDSS 2

Mô đun: Chuẩn bị phát triển hệ thống

x

x

x

SDSS 2.1

Xác định mô hình vòng đời cho việc phát triển

- Các mô hình vòng đời phần mềm.

- Xác định quy mô, phạm vi, độ phức tạp của dự án.

- Lựa chọn mô hình vòng đời phần mềm tương thích với dự án.

SDSS 2.2

Chuẩn bị môi trường phát triển

- Phần cứng và phần mềm (công cụ, ngôn ngữ, phần mềm trung gian).

- Lựa chọn phần cứng và phần mềm tối ưu cho dự án (công cụ, ngôn ngữ, phần mềm trung gian).

SDSS 2.3

Chuẩn bị kế hoạch thực hiện quy trình phát triển

- Chuẩn bị tài liệu kế hoạch dự án.

- Quản lý rủi ro.

- Động lực làm việc của nhân viên.

- Lập kế hoạch tối ưu, xem xét quy mô, độ phức tạp và nguồn lực để phát triển.

- Trình bày mục tiêu của dự án.

- Bố trí nhân sự hiệu quả.

- Nắm được kỹ năng của nhân viên.

- Động viên tinh thần nhân viên.

- Nghiên cứu biện pháp phòng chống rủi ro.

SDSS 3

Mô đun: Thiết kế hệ thống (thiết kế ngoài)

x

x

SDSS 3.1

Lựa chọn kiến trúc hệ thống

- Trình tự và kỹ thuật khảo sát.

- Khái niệm và công nghệ thiết kế hệ thống.

- Cân đối hệ thống (system trade-off).

- Kiến trúc hệ thống, phần cứng và phần mềm.

- Các tiêu chuẩn hệ thống hóa.

- Xây dựng tài liệu chi tiết về kiến trúc hệ thống.

- Đánh giá các phương án lập kế hoạch hệ thống hóa và giải thích cho những người có liên quan.

- Xác định yêu cầu cốt lõi của hệ thống đối với kiến trúc hệ thống.

- Thực hiện việc lựa chọn kỹ thuật có xem xét đến khía cạnh hiệu quả chi phí.

- Giải thích tính phức tạp của hệ thống và phân tích các ý kiến của người sử dụng.

- Thu thập, kết nối, và hiểu các số liệu.

SDSS 3.2

Thiết kế đặc tả chức năng và giao diện cho các hệ thống con

- Hệ thống tổng thể.

- Cấu trúc phân cấp của hệ thống.

- Phân tích và thiết lập sự nhất quán của hệ thống.

- Phân rã hệ thống thành các hệ thống con.

- Đánh giá tính phù hợp của các giao diện hệ thống con.

- Thiết lập hệ thống một cách tối ưu.

- Phân tích cấu hình hệ thống và tính ổn định.

SDSS 3.3

Thiết kế an toàn thông tin

- Cách thiết kế yêu cầu an toàn thông tin.

- Chính sách an toàn thông tin.

Áp dụng các công nghệ an toàn thông tin cho thiết kế hệ thống.

SDSS 3.4

Xác định các công việc và mô hình dữ liệu

- Phương pháp luận phát triển mô hình công việc.

- Phương pháp luận phát triển mô hình dữ liệu.

- Kỹ thuật mô phỏng.

- Hạn chế nghiệp vụ.

- Phát triển mô hình công việc và dữ liệu phù hợp với kỹ thuật phát triển mô hình.

- Đánh giá dữ liệu.

- Tạo mô hình mô phỏng.

- Đánh giá tính nhất quán giữa nghiệp vụ và hệ thống.

- Phân tích cấu trúc và kiến trúc hệ thống.

SDSS 3.5

Chuẩn bị và rà soát tài liệu hướng dẫn người sử dụng (đề cương tài liệu hướng dẫn)

- Tiến trình rà soát tài liệu.

- Công việc của người sử dụng.

- Vận hành hệ thống.

- Thiết kế giao diện đồ họa người sử dụng (GUI).

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng và các hạng mục cần mô tả.

- Lựa chọn phương pháp trao đổi phù hợp để rà soát tài liệu hướng dẫn người sử dụng và cách thực hiện.

- Đề xuất các phương án xây dựng giao diện người sử dụng phù hợp theo yêu cầu.

- Sắp xếp, bố trí các yêu cầu vận hành (tài liệu và thao tác) khi hệ thống hóa công việc của người sử dụng.

SDSS 3.6

Thiết kế đặc tả kiểm thử hệ thống

- Thiết kế đặc tả kiểm thử.

- Công cụ kiểm thử.

- Yêu cầu hệ thống.

- Thiết kế đặc tả kiểm thử phù hợp với khái niệm hệ thống hóa.

- Chuẩn bị kế hoạch kiểm thử hệ thống.

- Phân tích nguyên nhân và lý do của các vấn đề và trình bày kế hoạch hành động.

SDSS 3.7

Chuẩn bị và rà soát tài liệu thiết kế hệ thống

- Các đặc tả hệ thống trong tài liệu.

- Trình tự rà soát thiết kế và cách thực hiện.

- Quy trình phát triển.

- Môi trường vận hành.

- Hỗ trợ người sử dụng vốn không phải là kỹ sư hệ thống hiểu được đặc tả hệ thống một cách đúng đắn.

- Giải thích các thông tin kỹ thuật liên quan đến hiệu quả của công việc.

- Lựa chọn phương pháp trao đổi phù hợp với việc rà soát thiết kế hệ thống và thực hiện việc rà soát xét một cách hiệu quả.

- Đánh giá các ý kiến đối lập một cách phù hợp.

SDSS 4

Mô đun: Thiết kế thành phần (thiết kế trong)

x

x

x

SDSS 4.1

Thiết kế thành phần phần mềm

- Các kỹ thuật thiết kế phần mềm.

- Các nền tảng có thể sử dụng được.

- Thiết kế có cấu trúc.

- Kỹ thuật thiết kế hướng đối tượng.

- Tiêu chuẩn hóa.

- Cấu hình hệ thống.

- Tìm hiểu đặc tả hệ thống và chia hệ thống con thành các thành phần.

- Thiết kế giao diện giữa các thành phần một cách nhất quán.

- Đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.

- Thực hiện các đặc tính như tính mở rộng, độ tin cậy và tính linh hoạt.

SDSS 4.2

Thiết kế cơ sở dữ liệu mức vật lý

- Chuyển đổi mô hình dữ liệu logic thành mô hình dữ liệu vật lí.

- Chuẩn hóa, phi chuẩn hóa, lý thuyết quan hệ, và các công cụ mô hình hóa dữ liệu.

- Tính toán dung lượng của thiết bị lưu trữ và phân nhóm (clustering)

- Thực hiện tốt các công việc liên quan đến xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu.

- Tìm hiểu cấu trúc của mô hình logic và chuyển đổi chúng thành các cấu trúc dữ liệu thực.

- Giải thích mối quan hệ giữa các mô hình dữ liệu và cơ sở dữ liệu.

- Áp dụng các bước tạo cơ sở dữ liệu.

SDSS 4.3

Tạo và kiểm thử bản chạy thử (prototype)

- Phương pháp luận thiết kế bản chạy thử.

- Xây dựng bản chạy thử và các phương pháp kiểm thử.

- Công cụ kiểm thử.

- Phân tích các điểm quan trọng.

- Tích hợp các quan điểm về phần mềm và áp dụng để cải tiến hệ thống.

- Đánh giá hiệu năng mô hình hệ thống trên cơ sở kết quả kiểm thử.

- Đề xuất kế hoạch cải tiến.

- Nhận thức được các hạn chế của phần mềm.

SDSS 4.4

Thiết kế đặc tả kiểm thử thành phần

- Thiết kế đặc tả kiểm thử.

- Công cụ kiểm thử.

- Đặc tả thành phần và giao diện giữa các thành phần.

- Thiết kế đặc tả kiểm thử tương ứng với khái niệm thiết kế thành phần phần mềm.

- Chuẩn bị kế hoạch kiểm thử thành phần.

- Phân tích nguyên nhân và lý do của các vấn đề và trình bày kế hoạch hành động.

SDSS 4.5

Rà soát thiết kế thành phần của phần mềm

- Tư liệu hóa đặc tả thành phần của phần mềm.

- Trình tự rà soát thiết kế và thực hiện.

- Quy trình phát triển.

- Môi trường vận hành.

- Lựa chọn phương pháp trao đổi phù hợp với việc rà soát thiết kế thành phần và thực hiện việc rà soát một cách hiệu quả.

- Giải thích logic thiết kế thành phần một cách rõ ràng.

- Đánh giá các ý kiến đối lập.

- Đề xuất các phương án khác.

- Đề xuất kế hoạch tối ưu trên cơ sở nghiên cứu tổng thể.

SDSS 5

Mô đun: Thiết kế chi tiết (thiết kế chương trình)

x

x

x

SDSS 5.1

Thực hiện thiết kế chi tiết phần mềm

- Thiết kế chi tiết phần mềm.

- Các kỹ thuật viết câu để giải thích logic chương trình một cách đúng đắn.

- Các công cụ CASE (Computer-Aided Software Engineering).

- Các ngôn ngữ lập trình.

- Thiết kế đặc tả thành phần phần mềm một cách nhất quán.

- Phân loại những vấn đề cần cân nhắc và chuẩn bị đặc tả chi tiết tương ứng.

- Chọn lựa kỹ thuật thiết kế tối ưu.

- Chọn lựa môi trường phát triển tối ưu cho hệ thống.

SDSS 5.2

Rà soát thiết kế chi tiết

- Tài liệu thiết kế chi tiết.

- Trình tự rà soát một thiết kế và thực hiện.

- Quy trình phát triển.

- Môi trường thực hiện chương trình.

- Môi trường vận hành.

- Lựa chọn phương pháp thông tin phù hợp và thực hiện rà soát thiết kế chi tiết.

- Giải thích tính logic thiết kế chi tiết.

- Đánh giá các ý kiến phản biện.

- Tìm hiểu tình trạng triển khai chương trình và chỉ ra các vấn đề.

SDSS 5.3

Thiết kế đặc tả kiểm thử đơn vị (unit)

- Thiết kế đặc tả kiểm thử đơn vị.

- Các công cụ kiểm thử.

- Quy trình sản xuất.

- Môi trường vận hành.

- Các ngôn ngữ lập trình.

- Môi trường triển khai kiểm thử.

- Lập kế hoạch kiểm thử đơn vị.

- Thực hiện kiểm thử, báo cáo lỗi, báo cáo chất lượng hệ thống phần mềm.

- Thiết lập môi trường kiểm thử.

SDSS 5.4

Chuẩn bị và rà soát tài liệu hướng dẫn người sử dụng (phiên bản cuối)

- Cách viết tài liệu hướng dẫn sử dụng và về các đề mục cần mô tả.

- Tiến trình rà soát.

- Công việc của người sử dụng.

- Vận hành hệ thống.

- Thiết kế giao diện đồ họa cho người sử dụng (GUI) và thực hiện.

- Lựa chọn phương pháp trao đổi phù hợp cho việc rà soát tài liệu hướng dẫn người sử dụng và thực hiện việc rà soát một cách hiệu quả.

- Trình bày giao diện đồ họa người sử dụng (GUI) thông qua thiết kế chi tiết và tiếp nhận hiểu biết của những người tham gia trong quá trình rà soát.

- Sắp xếp các yêu cầu vận hành một cách hệ thống.

SDSS 6

Mô đun: Xây dựng chương trình

x

x

x

x

SDSS 6.1

Lập trình (Coding)

- Phương pháp luận về sự phát triển của lập trình.

- Lập trình SQL.

- Chất lượng chương trình (ví dụ: sự thuận tiện trong việc đọc chương trình (decoding), bảo trì, hiệu quả).

- Ngôn ngữ lập trình thích hợp với việc phát triển ứng dụng.

- Việc sử dụng lại các thành phần đã có.

- Xác định rõ các tài liệu hướng dẫn lập trình và cân nhắc các đặc tả chi tiết.

- Tóm tắt các thông tin xử lý.

- Tạo các mã nguồn khác nhau đối với các vấn đề phức tạp để có thể so sánh, đánh giá.

- Tìm hiểu kiến trúc và phân cấp trong hệ thống.

- Đảm bảo chất lượng phần mềm theo yêu cầu.

- Xây dựng cấu trúc chương trình có tính mở rộng, linh hoạt và tin cậy.

SDSS 6.2

Rà soát mã nguồn bởi đồng nghiệp (peer-review code)

- Kỹ thuật và trình tự rà soát mã nguồn bởi đồng nghiệp.

- Lựa chọn nhóm tham gia rà soát thích hợp.

- Lựa chọn phương pháp trao đổi phù

hợp và thực hiện việc rà soát.

- So sánh các cách lập trình dựa trên các kỹ thuật lập trình khác nhau.

- Giải thích các vấn đề có tính logic và dữ liệu phức tạp.

- Mô phỏng mã nguồn và phân tích kết quả.

- Đánh giá đúng các ý kiến phản biện.

SDSS 6.3

Kiểm thử đơn vị

- Thủ tục kiểm thử đơn vị.

- Quy trình kiểm thử lặp.

- Phương pháp phân tích lỗi và quy trình sửa lỗi.

- Xác định, xử lý và hiệu chỉnh các sai sót và lỗi.

- Kiểm tra, phân tích trạng thái và đề xuất giải pháp.

SDSS 6.4

Kiểm thử thành phần

- Thủ tục kiểm thử thành phần.

- Quy trình kiểm thử lặp.

- Phương pháp phân tích lỗi và quy trình sửa lỗi.

- Kiểm tra tính chính xác của phần mềm.

- Xác định, xử lý và hiệu chỉnh các sai sót và lỗi.

- Kiểm tra, phân tích trạng thái và đề xuất giải pháp.

- Kiểm tra tính chính xác của phần mềm.

SDSS 6.5

Kiểm thử hệ thống

- Thủ tục kiểm thử hệ thống.

- Quy trình kiểm thử lặp.

- Phương pháp phân tích lỗi và quy trình sửa lỗi.

- Kiểm tra tính chính xác của hệ thống.

- Xác định, xử lý và hiệu chỉnh các sai sót và lỗi.

- Kiểm tra, phân tích trạng thái và đề xuất giải pháp.

- Tìm hiểu kiến trúc và phân cấp của hệ thống.

- Phân loại quá trình và kết quả một cách hệ thống và viết thành văn bản làm tài liệu minh chứng chi tiết.

SDSS 6.6

Kiểm thử yêu cầu hệ thống hóa

- Thủ tục kiểm thử yêu cầu hệ thống hóa.

- Quy trình kiểm thử lặp.

- Phương pháp phân tích lỗi và quy trình sửa lỗi.

- Xác định, giải quyết và hiệu chỉnh các sai sót và lỗi.

- Phát hiện, phân tích trạng thái và đề xuất giải pháp.

- Tìm hiểu kiến trúc và phân cấp của hệ thống.

- Phân loại quá trình và kết quả một cách hệ thống và viết thành văn bản làm tài liệu minh chứng chi tiết.

- Chuẩn bị các phương án khác nhau và đàm phán với người sử dụng nếu yêu cầu của người sử dụng không được thỏa mãn do sai sót kỹ thuật hoặc hệ thống.

SDSS 6.7

Cập nhật tài liệu

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng.

- Xây dựng tài liệu hệ thống.

- Quy trình cập nhật tài liệu.

- Vận hành hệ thống.

- Giải thích về các thay đổi trong tài liệu hướng dẫn sử dụng và nguyên nhân.

- Phản ánh sự thay đổi trong thiết kế hệ thống hoặc trong thực hiện ở tài liệu hệ thống.

SDSS 6.8

Chuẩn bị bàn giao phần mềm

- Cấu hình sản phẩm phần mềm để bản giao.

- Các thủ tục chuẩn bị bàn giao.

- Bàn giao sản phẩm để đưa vào vận hành và các giai đoạn bảo trì

- Tổ chức, sắp xếp phần mềm, dữ liệu, tài liệu liên quan theo mẫu bàn giao.

- Giải thích các mục liên quan đến việc bàn giao phần mềm.

SDSS 7

Mô đun: Hỗ trợ cài đặt phần mềm

x

x

x

x

SDSS 7.1

Cài đặt phần mềm

- Hệ thống hiện tại của người sử dụng.

- Cài đặt phần mềm.

- Việc vận hành song song với hệ thống hiện tại.

- Lập kế hoạch cài đặt phần mềm ít ảnh hưởng nhất đến môi trường hiện tại của người sử dụng.

- Hỗ trợ người sử dụng từ giai đoạn vận hành đầu tiên.

SDSS 7.2

Hỗ trợ kiểm thử chấp nhận của người sử dụng

- Hiểu về các kết quả kiểm thử hệ thống và kết quả kiểm thử yêu cầu hệ thống hóa

- Thực hiện các công việc hỗ trợ cho quá trình kiểm thử chấp nhận theo yêu cầu của người sử dụng

SDSS 7.3

Đào tạo, huấn luyện và hỗ trợ người sử dụng

- Việc vận hành phần mềm của người sử dụng.

- Lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện và hỗ trợ phù hợp với năng lực của người sử dụng phần mềm.

- Đào tạo, huấn luyện và hỗ trợ người sử dụng.

SDSS 8

Mô đun: Các hoạt động kiểm thử chung

x

x

x

x

SDSS 8.1

Chuẩn bị kế hoạch kiểm thử

- Bảo đảm chất lượng phần mềm.

- Tính tin cậy của phần mềm.

- Lịch kiểm thử.

- Tổ chức các hệ thống kiểm thử.

- Kỹ thuật kiểm thử.

- Thiết kế và chuẩn bị dữ liệu kiểm thử.

- Phương pháp đánh giá kết quả kiểm thử.

- Các tài liệu kết quả kiểm thử.

- Chuẩn bị môi trường kiểm thử.

- Công cụ và phương tiện kiểm thử

- Lập kế hoạch bảo đảm chất lượng trong quy trình phát triển hệ thống.

- Chuẩn bị lịch trình kiểm thử hợp lý.

- Đánh giá các tài nguyên và nhân lực cần để thực hiện kiểm thử.

- Lựa chọn phương pháp kiểm thử phù hợp với dự án.

- Nghiên cứu tự động hóa quy trình kiểm thử.

- Xác định điều kiện bắt đầu và kết thúc kiểm thử.

SDSS 8.2

Chuẩn bị quy trình kiểm thử

- Phương pháp luận kiểm thử

- Giám sát thủ tục kiểm thử

SDSS 8.3

Thực hiện kiểm thử

- Quy trình kiểm thử.

- Phương pháp luận kiểm thử.

- Quy trình kiểm thử lặp.

- Phân tích lỗi và sửa lỗi.

- Báo cáo kết quả kiểm thử.

- Đánh giá kết quả kiểm thử.

- Xác định, giải quyết và hiệu chỉnh các sai sót và lỗi.

- Kiểm tra, phân tích trạng thái và đề xuất giải pháp.

- Phân loại các quy trình, kết quả một cách hệ thống và lập tài liệu.

- Đánh giá hiệu năng.

- Đánh giá tính khả dụng.

- Đánh giá các thủ tục kiểm thử.

SDSS 8.4

Ghi nhận kết quả kiểm thử và phê duyệt

- Các tài liệu ghi nhận kết quả kiểm thử.

- Đánh giá các công cụ kiểm thử tự động.

- Đánh giá tính đầy đủ của kiểm thử.

- Nghiên cứu kế hoạch cải tiến thủ tục kiểm thử.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 11/2015/TT-BTTTT ngày 05/05/2015 quy định chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.610

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.190.107
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!