|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 10/1998/TT-BLĐTBXH chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Số hiệu:
|
10/1998/TT-BLĐTBXH
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Thị Hằng
|
Ngày ban hành:
|
28/05/1998
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
10/1998/TT-BLĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 5 năm 1998
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ
10/1998/TT-BLĐTBXH NGÀY 28 THÁNG 5 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRANG BỊ
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN
Thi hành các quy định của Bộ luật
Lao động ngày 23/06/1994 và Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ hướng
dẫn chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn - vệ sinh lao động;
sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các cơ
quan có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế
độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG
PHẠM VI ÁP DỤNG:
Đối tượng áp dụng chế độ trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân là người lao động trực tiếp làm việc trong môi trường
có yếu tố nguy hiểm, độc hại kể cả cán bộ quản lý thường xuyên đi thanh tra, kiểm
tra, giám sát hiện trường, cán bộ nghiên cứu, giáo viên giảng dạy, sinh viên thực
tập, học sinh học nghề hoặc người thử việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức sau đây:
- Các doanh nghiệp nhà nước;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
của nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp;
- Các doanh nghiệp, các tổ chức,
cơ sở cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác có thuê mướn người lao động;
- Các cơ quan tổ chức nước ngoài
hoặc tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam;
- Các đơn vị sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội,
đoàn thể nhân dân, lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân;
- Các cơ quan hành chính, sự
nghiệp;
- Các cơ quan, tổ chức chính trị,
xã hội, đoàn thể nhân dân.
II. YÊU CẦU ĐỐI
VỚI PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN
1. Phương tiện bảo vệ cá nhân là
những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử
dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố
nguy hiểm, độc hại khi các thiết bị kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động tại nơi
làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại.
2. Phương tiện bảo vệ cá nhân
trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác
hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhưng dễ dàng
trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.
3. Phương tiện bảo vệ cá nhân
bao gồm:
- Phương tiện bảo vệ đầu: mũ chống
chấn thương sọ não, lưới hoặc mũ vải bao tóc,...
- Phương tiện bảo vệ mắt, mặt:
kính mắt, mặt nạ...
- Phương tiện bảo vệ thính giác:
nút tai, bịt tai,...
- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô
hấp: khẩu trang, mặt nạ phòng độc,...
- Phương tiện bảo vệ tay, chân:
giầy, ủng, bít tất,...
- Phương tiện bảo vệ thân thể:
áo quần, yếm choàng chống nóng, chống rét, chống tia phóng xạ,...
- Phương tiện chống ngã cao: dây
an toàn,...
- Phương tiện chống điện giật,
điện từ trường: găng tay cách điện, ủng cách điện,...
- Phương tiện chống chết đuối:
phao cá nhân,...
- Các loại phương tiện bảo đảm
an toàn, vệ sinh lao động khác.
4. Các phương tiện bảo vệ cá
nhân nói trên được sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu theo đúng tiêu chuẩn chất
lượng của Nhà nước quy định.
III. ĐIỀU KIỆN
ĐƯỢC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN
Người lao động trong khi làm việc
chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu
như: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, áp suất, tiếng ồn, ánh sáng quá chói, tia
phóng xạ, điện áp cao, điện từ trường,...
2. Tiếp xúc với hoá chất độc
như: hơi khí độc, bụi độc; các sản phẩm có chì, thuỷ ngân, mangan; bazơ, axít,
xăng, dầu mỡ hoặc các hoá chất độc khác.
3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học
độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu như:
- Virút, vi khuẩn độc hại gây bệnh;
- Phân, nước, rác, cống rãnh hôi
thối;
- Các yếu tố sinh học độc hại
khác.
4. Làm việc với máy, thiết bị,
công cụ lao động hoặc làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra
tai nạn lao động như: làm việc trên cao, làm việc trong hầm lò, làm việc trên
sông nước, trong rừng,... hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.
IV. NGUYÊN TẮC
CẤP PHÁT, SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN
1. Người sử dụng lao động phải
thực hiện các biện pháp kỹ thuật để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của
yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể được, cải thiện điều kiện lao động trước
khi thực hiện biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
2. Người sử dụng lao động thực
hiện việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục
do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Trong trường hợp các nghề,
công việc chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà xét thấy có
yếu tố nguy hiểm, độc hại không bảo đảm an toàn cho người lao động thì cho phép
người sử dụng lao động tạm thời trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp
với công việc đó, nhưng phải báo cáo ngay về Bộ, ngành, địa phương chủ quản để
đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung vào bản danh mục.
3. Người sử dụng lao động căn cứ
vào mức độ yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ sở của mình, sau
khi tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở thì quyết định thời hạn sử dụng
cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá
nhân.
4. Người sử dụng lao động phải tổ
chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân
thích hợp trước khi cấp phát và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.
5. Các phương tiện bảo vệ cá
nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao như găng tay cách điện, ủng cách điện,
mặt nạ phòng độc, dây an toàn, phao an toàn... người sử dụng lao động phải cùng
người lao động kiểm tra để bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng trước khi cấp, đồng thời
định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi.
6. Các phương tiện bảo vệ cá
nhân để sử dụng ở những nơi dơ bẩn, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng
xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp khử độc,
khử trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và phải định kỳ kiểm tra.
7. Người lao động khi được trang
bị phương tiện bảo vệ cá nhân thì bắt buộc phải sử dụng phương tiện đó theo
đúng quy định trong khi làm việc, không sử dụng vào mục đích riêng. Nếu người
lao động cố tình vi phạm thì tuỳ theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật
thích đáng theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
8. Người lao động không phải trả
tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; khi bị mất, hư hỏng thì người
sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động nhưng nếu người
lao động làm mất, làm hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường
theo quy định của nội quy lao động cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi
chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo
vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu.
9. Người sử dụng lao động có
trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng
dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có
trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.
10. Nghiêm cấm người sử dụng lao
động cấp phát tiền thay cho việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người
lao động hoặc giao tiền cho người lao động tự đi mua.
11. Các chi phí về mua sắm trang
bị phương tiện bảo vệ cá nhân được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí
lưu thông đối với các đơn vị sản xuất - kinh doanh và được hạch toán vào chi
phí thường xuyên đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội địa phương có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương phổ biến Thông tư này tới các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh đóng trên địa bàn; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc
thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trên địa bàn quản lý.
2. Căn cứ vào quy định tiêu chuẩn
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban
hành và thời hạn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được quyết định, hàng
năm người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở lập kế
hoạch mua sắm (bao gồm cả dự phòng), hướng dẫn cách sử dụng, phương thức cấp
phát phương tiện bảo vệ cá nhân dáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn và sức khoẻ người
lao động và quy định chế độ trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao
động trong việc thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung
ương có trách nhiệm tổng hợp đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban
hành danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc
và kiểm tra việc thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân tại các
cơ sở thuộc phạm vi quản lý.
4. Thông tư này có hiệu lực sau
15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 02/LĐTBXH-TT ngày 19/01/1990 và
các văn bản khác có nội dung trái với quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có
gì chưa rõ xin phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu và
giải quyết.
Thông tư 10/1998/TT-BLĐTBXH về chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
THE
MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM Independence
- Freedom – Happiness
----------
|
No.
10/1998/TT-BLDTBXH
|
Hanoi,
May 28, 1998
|
CIRCULAR GIVING
INSTRUCTIONS FOR PERSONAL PROTECTIVE EQUIPMENT To implement the Labour Code and
the Governmental Decree 06/CP dated 20/1/1995 which elaborates some provisions
on the occupational safe and health in the Labour Code, after having
consultations with the Ministry of Finance, the Vietnam General Confederation
of Labour and other concerned bodies, the MOLISA instructs the provision of
Personal protective equipment as following: I. SUBJECTS AND SCOPE OF
APPLICATION Personal protective equipment
shall be provided to persons who are directly working in contact with harmful,
dangerous elements including administrative officers who have to carry out regular
inspecting, checking and supervising of workplaces; or researchers, teachers,
students, vocational trainees or apprentices of the following undertakings,
bodies and organisations: - State owned undertakings - Undertakings with foreign
invested capital, undertakings operating in economic processing Zones and
Industrial Zones. - Undertakings, Organisations,
individuals in other economic sectors hiring employees for operating business
and production ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Institution, business, service
units belonging to administrative and non-productive bodies, to political,
social organisations and mass organisation, to people's army and people's
security forces - Administrative and
non-productive bodies - Political, social
organisations and mass organisations. II. REQUIREMENTS FOR PERSONAL
PROTECTIVE EQUIPMENT 1. Personal Protective Equipment
are necessary tools and means provided to worker during their work or
performing their duties in the workplace holding dangerous, harmful elements
which are not be able to eliminated by technical safety and technical hygiene
measures. 2. Personal Protective Equipment
provided for employees should be adequate to prevent effectively the effective
of harmful, dangerous elements of working environment but convenient and easily
for use and maintenance and should not create other harmful elements. 3. Personal Protective Equipment
includes: - Head protective devices:
helmet to prevent from Cerebral skull injury, safety nets or hair protective
hats. - Eye and face protective
devices: glasses, face shields ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Respiratory protective
devices: protective masks; respirators - Protective gloves, protective
footwear: shoes, boots, socks - Body protective devices:
working clothes, coveralls resistance to heat, to cold and radiation - Protective devices preventing
of falling from height: safety belt - Protective devices preventing
of electric shock, electromagnetic field: electric resistance gloves, electric
resistance boots - Protective devices preventing
down: life jackets - Other devices ensuring
occupational safety and health 4. Personal Protective devices
mentioned above shall be produced in Vietnam or imported in accordance with the
quality standard of the State. III. QUALIFIED CONDITIONS FOR
PROVISION OF PERSONAL PROTECTIVE EQUIPMENT ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. Contacting with
disadvantageous physical elements such as: too high or too low temperature,
pressure, noise, glare, radiation ray, electric high tension, electrical
magnetic... 2. Contacting with harmful
chemicals such as toxic gas, fume, harmful dusts and other productions
containing: lead, mercury, manganese, baser categories, or other harmful
chemicals. 3. Contacting with harmful
biological elements and disadvantageous working environment as following: - Harmful bacteria (transmittal
diseases) - Polluted dung, water, sewage - Other harmful biological
elements. 4. Working with machinery, equipment,
working tools, or in positions with high risks of occupational accidents as
working in the height, in mines, working on water, in forest or working in
other dangerous and harmful working conditions. IV. PRINCIPLES FOR PROVISION,
USE AND MAINTENANCE OF PERSONAL PROTECTIVE EQUIPMENT 1. The employer shall ensure to
carry out technical measures to eliminate or to reduce to minimum the damage of
dangerous and harmful elements as less as possible and to improve working
conditions before providing personal protective equipment. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. The employer, based on requirements
of each job or each occupation in the workplace and taking into account the
opinions of undertaking's trade union shall set up a life time of personal
protective equipment to fit with nature of work and quality of used personal
protective equipment. 4. The employer shall instruct
their workers how to smoothly use the dedicated personnel protective equipment
before provision and closely supervise their application afterward. 5. As for personnel protective
devices that require technically high safety as electrical isolation gloves,
electrical isolation boots, anti-toxic masks, safety belts, life jackets, the
employer shall together with the employee check to ensure quality standards of
personal protective devices before the first distribution to the employee and
periodically recheck personal protective equipment and make records into a
book. 6. As for personal protective
devices used in polluted areas vulnerable by toxic substance, bacteria,
radiation, after using, the employer shall carry out anti- contamination
measures, bacteria sterilise, appropriate purging measures to meet the
requirements of Hygiene standards and shall check such equipment periodically. 7. Workers that have been
provided with personal protective devices shall be obliged to use as stipulated
while working and shall not use personal protective equipment for their own
purposes. Workers acting in breach of such regulations, shall be liable to
penalties in accordance with the degree of infringement of undertaking rules or
provisions of law. 8. Workers shall not pay for
personal protective equipment; In case personal protective equipment is lost or
damaged, the employer shall provide a substitute but for the loss or break-
down without accepted reasons, a worker shall pay in accordance with the
undertaking rules. When personal protective equipment run out of life time for
using or when the employee moves to other occupations, the employee shall
return personal protective equipment to the employer if required 9. The employer shall provide
facility for storing and maintaining personal protective equipment according to
the instructions of manufactures, or producer of such personal protective
equipment. 10. All acts by employer to pay
cash in hand for employee instead of providing personal protective equipment or
to pay cash in hand and let employee to purchase personal protective equipment
themselves are strictly prohibited. 11. Expense for purchasing
personal protective equipment shall be included in production cost or
circulation cost for productive and business undertakings and to current
expenditure for business units belonging to administrative and non-productive
bodies. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. Department of Labour,
Invalids and Social Affairs shall assist People's Committee in Province and in
cities to disseminate this Circular to all undertakings operating in their
localities and to instruct, and inspect provision of personal protective
equipment. 2. Based on norms of personal
protective equipment issued by the MOLISA and the life time of personal
protective equipment, after taking into account the opinion of trade union of
undertaking, the employer shall set up an annual plan for purchasing personal
protective equipment (including a reserve plan), and to instruct the methods of
using personal protective equipment, as well as procedures for providing
personal protective equipment to ensure safety and health for the employee and
to institutionalise the obligations of the employer and of the employee in
implementing personal protective equipment regulations. 3. Ministries,
ministerial-levelled agencies and other Government offices, People's Committee
of province and cities under Central Government shall be responsible for
collecting proposals to the MOLISA for issuance of the list of personal
protective equipment and for instructing and inspecting the implementation of
personal protective equipment regime by undertakings within their competence. 4. This Circular shall be
effective in 15 days after the date of its signature and replaces Circular No
02/LDTBXH dated 19/01/1990. Other provisions contrary to this Circular are
hereby repealed. Ministries, industries,
localities shall report problems arisen during the implementation of that
Circular to Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs for amendment./. THE
MINISTER OF MINISTRY OF LABOUR INVALIDS AND
SOCIAL AFFAIRS
Nguyen Thi Hang
Thông tư 10/1998/TT-BLĐTBXH ngày 28/05/1998 về chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
22.593
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|