|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 08/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ quy định tại Nghị định 01/2003/NĐ-CP
Số hiệu:
|
08/2003/TT-BLĐTBXH
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Thị Hằng
|
Ngày ban hành:
|
08/04/2003
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ LAO ĐỘNG,
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
08/2003/TT-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày 08
tháng 4 năm 2003
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ
08/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 8 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ
NGHỈ DƯỠNG SỨC, PHỤC HỒI SỨC KHOẺ QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 01/2003/NĐ-CP NGÀY
09 THÁNG 01 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ quy định tại khoản 3,
Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2003 về việc sửa đổi, bổ
sung một số Điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số
12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ; Sau khi có ý kiến của Bộ Tài
chính tại Công văn số 2391 TC/HCSN ngày 18/3/2003, Bộ Nội vụ tại Công văn số
323/BNV-TL ngày 24/02/2003, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tại Công văn số
411/CV-TLĐ ngày 28/3/2003 và một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ như
sau:
I. ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG:
Đối tượng áp dụng chế độ nghỉ dưỡng
sức, phục hồi sức khoẻ là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
quy định tại khoản 1, Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP nêu trên, cụ thể như
sau:
1. Người lao dộng làm việc theo
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không
xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi tắt là
đơn vị) sau:
a. Doanh nghiệp thành lập, hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất,
kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ
trang;
b. Doanh nghiệp thành lập, hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;
c. Doanh nghiệp thành lập, hoạt
động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp liên doanh
và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;
d. Doanh nghiệp của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
đ. Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể,
tổ hợp tác;
e. Các cơ quan hành chính, sự
nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội
nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang; kể cả các tổ chức, đơn vị
được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự
nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính;
g. Cơ sở bán công, dân lập, tư
nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể
thao và các ngành sự nghiệp khác;
h. Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
i. Cơ quan, tổ chức nước ngoài
hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
k. Các tổ chức khác có sử dụng
lao động là những tổ chức chưa quy định tại điểm 1 này.
2. Cán bộ, công chức, viên chức
theo Pháp lệnh cán bộ, công chức.
3. Người lao động, xã viên làm
việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các
hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
4. Người lao động làm việc theo
hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà tiếp
tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với đơn vị đó.
5. Người lao động quy định tại
điểm 1, điểm 2, điểm 3 và điểm 4 Mục này, đi học, thực tập, công tác trong nước
mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng
lao động trả.
II. ĐIỀU KIỆN,
THỜI GIAN VÀ MỨC HƯỞNG
1. Điều kiện hưởng:
Người lao động đã đóng đủ bảo hiểm
xã hội theo quy định thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ khi có một
trong ba điều kiện sau đây:
a. Có đủ 3 năm đóng bảo hiểm xã
hội trở lên tại đơn vị mà bị suy giảm sức khoẻ;
b. Sau khi điều trị nội trú hoặc
ngoại trú do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa phục hồi sức khỏe;
c. Lao động nữ yếu sức khoẻ sau
khi nghỉ thai sản (kể cả trường hợp nghỉ việc do sẩy thai)
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục
hồi sức khoẻ:
a. Người lao động nếu có một
trong ba điều kiện quy định tại điểm 1 nêu trên thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm (tính cả ngày nghỉ hàng tuần,
ngày nghỉ lễ, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung) tuỳ thuộc vào mức độ
suy giảm sức khoẻ của người lao động.
b. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục
hồi sức khoẻ không bị trừ vào thời gian nghỉ hàng năm và không hưởng tiền lương
hoặc tiền công. Trường hợp người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận
trong những ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ được hưởng tiền lương hoặc
tiền công thì người sử dụng lao động bảo đảm nguồn chi trả.
3. Mức chi phí nghỉ dưỡng sức,
phục hồi sức khoẻ:
Mức 80.000 đồng/ngày, áp dụng đối
với người nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. Mức này bao gồm:
ăn, ở, đi lại và thuốc chữa bệnh thông thường.
Mức 50.000 đồng/ngày, áp dụng đối
với người nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình, lao động nữ yếu sức
khoẻ sau khi nghỉ thai sản.
Ngoài các mức quy định nêu trên,
khuyến khích các đơn vị trích từ quỹ phúc lợi để hỗ trợ thêm cho người lao động
trong thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của đơn vị:
a. Để thực hiện chế độ được công
bằng, hợp lý, căn cứ vào các điều kiện quy định tại Điểm 1 Mục II nêu
trên, Thủ trưởng đơn vị phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở (hoặc Ban chấp
hành công đoàn lâm thời) xem xét, quyết định những người lao động đủ điều kiện
đi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ như sau:
- Trên cơ sở khám sức khoẻ định
kỳ hàng năm tại đơn vị để xác định những người có đủ 3 năm đóng bảo hiểm xã hội
trở lên bị suy giảm sức khoẻ cần phải đi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
- Căn cứ vào hồ sơ bệnh án, ý kiến
của cơ sở y tế điều trị để xác định những người sau khi điều trị do ốm đau, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu cần nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khoẻ.
- Đối với lao động nữ yếu sức
khoẻ sau khi nghỉ thai sản (hoặc sẩy thai) thì thủ trưởng đơn vị phối hợp với
Ban chấp hành công đoàn cơ sở (hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời), Ban nữ
công (nếu có) xem xét, quyết định.
Sau khi đã xác định được những
nguời đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ, thủ trưởng đơn vị lập
danh sách và cùng Ban chấp hành công đoàn (hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời)
tổ chức cho người lao động nghỉ dưỡng sức tại gia đình hoặc tại cơ sở (tập
trung) tuỳ theo điều kiện và nguyện vọng của người lao động.
b. Nguồn kinh phí để thực hiện
nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ không vượt quá 0,6% tổng quỹ tiền lương thực
đóng bảo hiểm xã hội một năm của đơn vị và được trích trong nguồn 5% tính trên
tổng quỹ tiền lương thực đóng bảo hiểm xã hội chi cho 3 chế độ ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Trường hợp đơn vị chi không hết số kinh
phí được trích thì số tiền còn lại được chuyển sang năm sau, nếu chi vượt quá
thì không được cấp bù, nếu không đủ chi một định suất nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khoẻ theo quy định thì đơn vị bổ sung từ quỹ phúc lợi hoặc chuyển sang năm
sau thực hiện.
c. Hàng năm, các đơn vị có trách
nhiệm quyết toán kinh phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ với cơ quan bảo hiểm
xã hội theo quy định hiện hành.
2. Trách nhiệm của cơ quan bảo
hiểm xã hội.
a. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng
dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội quân
đội, Bảo hiểm xã hội Công an và cơ yếu tạm ứng kinh phí ngay từ quý đầu của năm
kế hoạch để đơn vị chủ động tổ chức cho người lao động nghỉ dưỡng sức phục hồi
sức khoẻ.
b. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ
chức quản lý, cấp và quyết toán kinh phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho
các đơn vị.
c. Hàng năm, Bảo hiểm xã hội Việt
Nam có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện nghỉ dưỡng sức, phục
hồi sức khoẻ trong báo cáo chung về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội gửi Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam.
3. Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức kiểm
tra, giám sát việc thực hiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
IV. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
2. Bãi bỏ Thông tư số
11/2001/BLĐTBXH-TT ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội về thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với người lao động
tham gia bảo hiểm xã hội bắc buộc.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - thương binh và xã hội nghiên cứu,
giải quyết.
Thông tư 08/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ quy định tại Nghị định 01/2003/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND
SOCIAL AFFAIRS
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No:
08/2003/TT-BLDTBXH
|
Hanoi, April 8, 2003
|
CIRCULAR GUIDING THE IMPLEMENTATION OF CONVALESCENCE
AND HEALTH RESTORATION REGIME PRESCRIBED IN THE GOVERNMENT’S DECREE NO.
01/2003/ND-CP OF JANUARY 9, 2003 Pursuant to the provisions in Clause 3,
Article 1 of the Government’s Decree No. 01/2003/ND-CP of January 9, 2003
amending and supplementing a number of articles of the Regulation on Social
Insurance, issued together with the Government’s Decree No. 12/CP of January
26, 1995;
After obtaining the opinions of the Ministry of Finance in Official Dispatch
No. 2391 TC/HCSN of March 18, 2003, the Ministry of the Interior in Official
Dispatch No. 323/BNV-TL of February 24, 2003, Vietnam Labor Confederation in
Official Dispatch No. 411/CV-TLD of March 28, 2003, and of some concerned
ministries and branches, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
hereby guides the implementation of the convalescence and health restoration
regime as follows: I.
SUBJECTS OF APPLICATION Entitled to convalescence and health restoration
regime are laborers who are participating in compulsory social insurance
specified in Clause 1, Article 1 of Decree No. 01/2003/ND-CP stated above,
concretely as follows: 1.
Laborers working under labor contracts of a term of full 3 months or more or
labor contracts of indefinite term in the following enterprises, agencies and
organizations (hereinafter called units for short): a) Enterprises set up and operating under the
Law on State Enterprises, including: production and business enterprises,
public-utility enterprises; and enterprises of the armed forces; b) Enterprises set up and operating under the
Enterprise Law, including: limited liability companies, joint-stock companies,
partnership companies and private companies; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. d) Enterprises of political organizations or
socio-political organizations; e) Production and/or business households,
cooperative teams; f) Administrative and non-business agencies,
political organizations, socio-political organizations,
socio-political-professional organizations, other social organizations and the
armed forces, including organizations and units of self-financed administrative
and non-business, Party and mass organization agencies, which are licensed to
conduct production, business and service activities; g) Semi-public, people-founded and private
establishments in the cultural, medical, education and training, scientific,
and physical training and sport services, and other non-business services; h) Commune, ward and township health stations; i) Vietnam-based foreign agencies and
organizations or international organizations, except cases where otherwise
provided for by international treaties which the Socialist Republic of Vietnam
has signed or acceded to; j) Other organizations employing laborers not
yet specified at this Point 1. 2. Officials,
public servants and employees under the Ordinance on Officials and Public
Servants. 3.
Laborers and cooperative members who work and enjoy wages under labor contracts
of a term of full 3 months or more in cooperatives set up and operating under
the Cooperative Law. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5. Laborers
specified at Points 1, 2, 3 and 4 of this Section, who are sent on training or
practice, or working missions within the country while continuing to enjoy
salaries or wages paid by their employing enterprises, agencies or
organizations. II.
ENTITLEMENT CONDITIONS, DURATION AND LEVELS 1. Conditions for entitlement: Laborers who have fully paid social insurance
premiums as prescribed shall be entitled to convalescence or health restoration
leave when meeting one of the following conditions: a) Having paid social insurance premiums for
full 3 years or more in the units and suffering from health decline; b) Having not yet recovered after being treated
as in-patients or out-patients for illness, labor accidents or occupational
diseases; c) Being female laborers who remain weak after
their maternity leaves (including cases of leave due to miscarriage). 2. Duration of convalescence or health
restoration leave: a) Laborers who meet one of three conditions
prescribed at Point 1 above shall be entitled to take a convalescence or health
restoration leave of between 5 and 10 days in one year (including weekends,
public holidays and travel days in cases of staying at concentrated
establishments), depending on the laborers’ health decline extent. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. Levels of expenses for convalescence or
health restoration leave: - The level of VND 80,000/day shall apply to
those who take convalescence or health restoration leave at concentrated
establishments. This level covers expenses for meals, accommodations, travel
and ordinary medicaments. - The level of VND 50,000/day shall apply to
those who take convalescence or health restoration leave at home, and female
laborers who remain weak after their maternity leave. Apart from the above-specified levels, the units
are encouraged to deduct their welfare funds to further support the laborers
during their convalescence or health restoration leave. III.
IMPLEMENTATION ORGANIZATION 1. Responsibilities of the units: a) In order to realize the regime in a fair and
reasonable manner, basing themselves on the conditions prescribed at Point 1, Section
II above, the heads of the units shall coordinate with the grassroots trade
union executive boards (or the provisional trade union executive boards) in
considering and deciding laborers who are eligible for convalescence or health
restoration leave as follows: - To base themselves on the health checks
organized annually at the units to determine those who have paid social
insurance premiums for full 3 years or more, suffer from health decline and
need to take convalescence or health restoration leaves - To base themselves on medical records and/or
opinions of medical treatment establishments to determine those who remain weak
after treatment for illness, labor accidents or occupational diseases and need
to take convalescence or health restoration leaves. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. After determining those who are eligible for
convalescence or health restoration leave, the heads of units shall draw up
lists of such persons and, together with the trade union executive boards (or
the provisional trade union executive boards), organize the convalescence leave
for the laborers at their homes or establishments (concentrated) depending on
the laborers’ conditions and aspirations. b) The funding for convalescence or health
restoration leave must not exceed 0.6% of the units’ total salary fund actually
paid for social insurance for one year, and shall be deducted from the source
of 5% of the total salary fund actually paid for social insurance for payment
of allowances for sicknesses, maternity or labor accidents as well as
occupational diseases. In cases where the units do not use up the deducted
funding, the remainder shall be transferred to the subsequent year, when they
spend in excess of such funding, the deficits shall not be made up, if the remainder
is not enough for a convalescence or health restoration ration as prescribed,
the units may deduct their welfare funds to make supplement thereto or transfer
it to the subsequent year. c) Annually, units shall have to make settlement
of the funding for convalescence or health restoration leave with the social
insurance agencies according to the current provisions. 2. Responsibilities of the social insurance
agencies a) Vietnam Social Insurance shall guide the
social insurance agencies of the provinces and centrally-run cities and the
social insurance of the army, police and cipher units to advance funding right
in the first quarter of the plan year for the units to take initiative in
organizing convalescence or heath restoration leave for the laborers. b) Vietnam Social Insurance shall organize the
management, allocation and settlement of convalescence or health restoration
funding for the units. c) Annually, Vietnam Social Insurance shall have
to synthesize and report on the situation of realization of the convalescence
or health restoration regime in a general report on the implementation of
social insurance regime sent to the Ministry of Labor, War Invalids and Social
Affairs, the Ministry of Finance and Vietnam Labor Confederation. 3. The
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with the
Ministry of Finance and Vietnam Labor Confederation in inspecting and
supervising the realization of the convalescence or health restoration regime. IV.
IMPLEMENTATION PROVISIONS ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2.
To annul Circular No. 11/2001/BLDTBXH of June 11, 2001 of the Ministry of
Labor, War Invalids and Social Affairs on the implementation of convalescence
and health restoration regime for laborers participating in compulsory social
insurance. Any problems arising in the course of
implementation should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs for study and settlement. MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
Nguyen Thi Hang
Thông tư 08/2003/TT-BLĐTBXH ngày 08/04/2003 hướng dẫn chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ quy định tại Nghị định 01/2003/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
25.105
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|