BỘ
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
07-TBXH
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 7 năm 1982
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 7-TBXH NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM
1982 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 105 - HĐBT NGÀY 25-6-1982 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ
TRƯỞNG VỀ PHỤ CẤP TẠM THỜI ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN, QUÂN NHÂN CHUYỂN NGÀNH
RỒI VỀ HƯU, VỀ NGHỈ VÌ MẤT SỨC LAO ĐỘNG HOẶC THÔI VIỆC VÀ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ
THƯƠNG, GIA ĐÌNH LIỆT SĨ THUỘC DIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP MỘT LẦN
Thi hành Điều 2 của Quyết định số
105-HĐBT ngày 25-6-1982 của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Thương binh và xã hội hướng
dẫn thực hiện khoản phụ cấp tạm thời đối với quân nhân phục viên, quân nhân
chuyển ngành rồi về hưu, về nghỉ vì mất sức lao động hoặc thôi việc và đối với
người bị thương, gia đình liệt sĩ thuộc diện hưởng trợ cấp 1 lần kể từ ngày 1
tháng 7 năm 1982 như sau.
I. ĐỐI VỚI
QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN, QUÂN NHÂN CHUYỂN NGÀNH RỒI VỀ HƯU, VỀ NGHỈ VÌ MẤT SỨC LAO
ĐỘNG HOẶC THÔI VIỆC
1. Đối với quân nhân phục viên:
Căn cứ thời gian hưởng trợ cấp
ghi trong phiếu đăng ký lập sổ trợ cấp phục viên, những quân nhân phục viên sau
đây được phụ cấp tạm thời bằng 100% mức trợ cấp phục viên hàng tháng còn được
hưởng:
a) Quân nhân phục viên còn hưởng
trợ cấp phục viên hàng tháng từ tháng 7 năm 1982 trở về sau.
b) Những quân nhân phục viên là
thương binh, bệnh binh đã được hưởng phụ cấp tạm thời theo Quyết định số 219-CP
về khoản trợ cấp thương tật hoặc trợ cấp bệnh binh thì nay cũng được hưởng thêm
phụ cấp tạm thời khoản trợ cấp phục viên hàng tháng theo Quyết định số
105-HĐBT, kể từ tháng 7 năm 1982 trở về sau, nhưng không vượt quá các mức khống
chế đã quy định:
- Không vượt quá lương chính cũ
và phụ cấp tạm thời của lương đó đối với quân nhân hưởng lương đang hưởng trợ cấp
thương tật và trợ cấp phục viên;
- Không vượt quá trợ cấp mất sức
lao động và phụ cấp tạm thời của trợ cấp mất sức lao động đối với quân nhân
đang hưởng trợ cấp bệnh binh và trợ cấp phục viên (mức trợ cấp mất sức lao động
tối thiểu là 25đ và phụ cấp tạm thời của mức đó).
c) Quân nhân mất sức lao động hoặc
bệnh binh, sau khi khám lại, sức khoẻ đã hồi phục, từ tháng 7 năm 1982 trở về
sau không còn hưởng chế độ mất sức lao động hoặc trợ cấp bệnh binh nữa mà vẫn
còn thời gian được hưởng trợ cấp phục viên thì cũng được phụ cấp tạm thời khoản
trợ cấp phục viên hàng tháng.
2. Về khoản phụ cấp tạm thời đối
với quân nhân chuyển ngành còn tại chức sẽ do Bộ Lao động hướng dẫn. Bộ Thương
binh và xã hội hướng dẫn thực hiện khoản phụ cấp tạm thời đối với quân nhân
chuyển ngành rồi về hưu, về nghỉ vì mất sức lao động hoặc thôi việc như sau:
Căn cứ thời gian hưởng trợ cấp
ghi trong phiếu đăng ký lập sổ trợ cấp chuyển ngành, những quân nhân chuyển
ngành rồi về hưu, về nghỉ vì mất sức lao động hoặc thôi việc trước ngày
1-7-1982 chưa hưởng hết trợ cấp chuyển ngành hàng tháng, còn đang tiếp tục hưởng
thì từ tháng 7-1982 trở về sau được phụ cấp tạm thời bằng 100% mức trợ cấp chuyển
ngành hàng tháng. Những quân nhân chuyển ngành rồi về hưu, về nghỉ vì mất sức
lao động hoặc thôi việc từ ngày 1-7-1982 trở về sau, chưa hưởng hết trợ cấp
chuyển ngành hàng tháng, thì được phụ cấp tạm thời bằng 100% mức trợ cấp chuyển
ngành từ ngày về nghỉ.
Quân nhân tại ngũ về hưu, về nghỉ
vì mất sức lao động được hưởng trợ cấp nói trong điều VI của Quyết định số
21-HĐBT ngày 8-8-1981 (theo hướng dẫn của Bộ Thương binh và xã hội thì ký hiệu
của khoản trợ cấp này là 21/178-CP) thì từ tháng 7-1982 trở về sau cũng được phụ
cấp tạm thời bằng 100% mức trợ cấp đó.
3. Thủ tục thi hành.
Để thực hiện việc trả các khoản
phụ cấp tạm thời nói trên được nhanh, gọn và chính xác, các địa phương cần tiến
hành các thủ tục sau:
Phòng thương binh và xã hội huyện,
quận chỉ đạo việc điều tra, lập danh sách ở xã, phường (ghi từ cột 1 đến cột 4
theo các mẫu I/105 và II/105). Tại xã, phường cần ghi chú rõ các biến động của
đối tượng như chết, di chuyển, hết hạn hưởng trợ cấp, vừa hưởng trợ cấp phục
viên, vừa hưởng trợ cấp thương tật hoặc trợ cấp bệnh binh. Bảng danh sách điều
tra của xã, phường phải có xác nhận của uỷ ban nhân dân xã phường.
Sau khi kiểm tra lại bảng danh
sách điều tra của xã, phường, phòng thương binh và xã hội huyện, quận tính phụ
cấp tạm thời và trợ cấp mới theo mẫu I/105 và II/105; lập thành 3 bản gửi về
Ty, Sở thương binh và xã hội duyệt.
Các bảng danh sách nói trên phải
được đối chiếu thật khớp, đúng với hồ sơ lưu trữ tại Sở, Ty và phải do thủ trưởng
Sở, Ty thương binh và xã hội duyệt ký vào các bảng đó (thay cho quyết định điều
chỉnh trợ cấp) rồi mới được dùng các bảng đó làm căn cứ để lập giấy 5-TRC và
làm căn cứ để ghi tăng số tiền phụ cấp tạm thời vào sổ của người được hưởng. (Đối
với quân nhân phục viên, phải ghi vào sổ phục viên; đối với quân nhân tại ngũ
và quân nhân chuyển ngành về hưu, về nghỉ vì mất sức lao động phải ghi vào phiếu
lĩnh tiền 10 - TRC; đối với quân nhân chuyển ngành thôi việc phải ghi vào phiếu
đăng ký để lập sổ trợ cấp chuyển ngành).
II. ĐỐI VỚI
NGƯỜI BỊ THƯƠNG
Theo Điều 2 Quyết định số
105-HĐBT, những người bị thương từ ngày 1-7-1982 trở đi, thuộc diện hưởng trợ cấp
thương tật một lần, được phụ cấp tạm thời bằng 100% mức trợ cấp đang hưởng.
Người bị thương từ ngày 1-7-1982
trở đi thuộc diện hưởng trợ cấp thương tật 1 lần, được phụ cấp tạm thời nói ở
đây gồm:
Những người bị thương trong các
trường hợp thuộc tiêu chuẩn được xác nhận là thương binh hoặc người hưởng chính
sách như thương binh, nhưng vì thương tật nhẹ có tỷ lệ thương tật là 5% đến 20%
(hoặc đến 30% đối với thương binh loại B đang công tác), thì sau khí tính trợ cấp
thương tật 1 lần trên lương chính hoặc sinh hoạt phí theo quy định hiện hành,
còn được phụ cấp tạm thời bằng 100% mức trợ cấp đó.
Đối với những người không có
lương hoặc sinh hoạt phí, thì trợ cấp thương tật 1 lần vẫn tính theo sinh hoạt
phí của chiến sĩ có cấp bậc binh nhì và được phụ cấp tạm thời bằng 100% mức trợ
cấp đó. Đối với những người mà trợ cấp thương tật 1 lần đã tính trên lương
chính mới (gồm lương chính cũ cộng với khoản phụ cấp tạm thời theo Quyết định số
219-CP) thì không hưởng phụ cấp tạm thời nói ở đây nữa.
2. Những dân quân, tự vệ không
phải là công nhân, viên chức Nhà nước, bị thương trong tập luyện quân sự, xếp
thương tật từ hạng 1 đến hạng 5, được phụ cấp tạm thời bằng 100% mức trợ cấp
thương tật một lần ấn định cho từng hàng . Cụ thể là:
- Hạng 1 được trợ cấp 1 lần 20 đồng,
phụ cấp tạm thời 20 đồng cộng là 40 đồng.
- Hạng 2 được trợ cấp 1 lần 50 đồng,
phụ cấp tạm thời 50 đồng, cộng là 100 đồng.
- Hạng 3 được trợ cấp 1 lần 80 đồng,
phụ cấp tạm thời 80 đồng, cộng là 160 đồng.
- Hạng 4 được trợ cấp 1 lần 110
đồng, phụ cấp tạm thời 110 đồng, cộng là 220 đồng.
- Hạng 5 được trợ cấp 1 lần 144
đồng, phụ cấp tạm thời 110 đồng, cộng là 280 đồng.
Những người bị thương trước ngày
1-7-1982, nhưng đang còn điều trị vết thương và ra viện từ ngày 1-7-1982 trở
đi, cũng được phụ cấp tạm thời quy định tại Quyết định số 105-HĐBT.
III. ĐỐI VỚI
GIA ĐÌNH LIỆT SĨ
Theo Điều 2 Quyết định số
105-HĐBT, gia đình các liệt sĩ hy sinh từ ngày 1-7-1982 trở đi thuộc điện hưởng
trợ cấp tiền tuất một lần được phụ cấp tạm thời bằng 100% mức trợ cấp đang hưởng.
Cụ thể như sau:
1. Gia đình của liệt sĩ là người
hưởng chế độ tiền lương hoặc sinh hoạt phí, nếu trợ cấp tiền tuất 1 lần tính
theo 6 tháng lương (bao gồm cả lương chính và các khoản phụ cấp và trợ cấp khác
nếu có) hoặc sinh hoạt phí của liệt sĩ chưa bằng 600 đồng, thì được trợ cấp bằng
600 đồng.
Gia đình của liệt sĩ là người
không có tiền lương hoặc sinh hoạt phí thì được trợ cấp tiền tuất 1 lần là 600
đồng.
2. Gia đình của liệt sĩ là người
không có tiền lương hoặc sinh hoạt phí, nếu còn thân nhân đủ điều kiện hưởng tuất
tháng thì ngoài tiền tuất hàng tháng, được trợ cấp lần đầu là 180 đồng.
Gia đình của quân nhân từ trần,
nếu trợ cấp tiền tuất 1 lần tính theo quy định hiện hành chưa bằng 540 đồng,
thì được trợ cấp 540 đồng.
Các Sở, Ty thương binh và xã hội
cần có kế hoạch triển khai thực hiện sớm thông tư này, phải làm nhanh các thủ tục
cần thiết, nhất là đối với những người đang hưởng trợ cấp, bảo đảm cho anh chị
em được hưởng đầy đủ khoản phụ cấp tạm thời nói trên, chậm nhất là vào quý IV
năm 1982.