TỔNG
CỤC LÂM NGHIỆP
******
|
VIỆT
NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
06-TT
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 12 năm 1960
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ LƯƠNG NGÀY TRONG KHU VỰC SẢN XUẤT
NGÀNH LÂM NGHIỆP
CHỦ NHIỆM TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
Kính gửi:
|
- Các Khu, Ty Lâm nghiệp
- Các Lâm trường quốc doanh
- Các Cục, Vụ thuộc Tổng cục
|
Bộ Lao động đã ra Thông tư số
19-LĐ/TT ngày 30-7-1960
về việc thi hành chế độ trả lương ngày trong khu vực sản xuất.
Phương án cải tiến chế độ tiền
lương năm 1960 ngành nông, lâm, ngư nghiệp của Bộ Nông lâm số 37-NL ngày
28-6-1960 nêu rõ: “Cần tiếp tục cải tiến các hình thức trả lương, áp dụng thống
nhất chế độ trả lương ngày trong cán bộ và công nhân thuộc khu vực sản xuất,
không phân biệt trong hay ngoài biên chế”.
Căn cứ tinh thần các văn bản
trên, Tổng cục quy định và hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng chế độ trả lương
ngày trong khu vực sản xuất ngành Lâm nghiệp.
I. Ý NGHĨA VÀ
MỤC ĐÍCH
Ngoài những ý nghĩa chung đã nói
rõ trong Thông tư số 19-LĐ/TT của Bộ Lao động; Tổng cục nói rõ thêm:
Đối với ngành lâm nghiệp việc áp
dụng chế độ lương ngày tốt sẽ đảm bảo:
1. Việc quản lý lao động
chặt chẽ, tính toán kế hoạch lao động được chính xác hơn; do đó mà thúc đẩy chế
độ hạch toán kinh tế trong việc quản lý xí nghiệp.
2. Thống kê theo dõi,
phân biệt được ngày công thực tế sản xuất và các loại công gián tiếp, ngừng việc…
do đó giúp cho việc nghiên cứu các chế độ lao động, chế độ ngừng việc, nhằm củng
cố kỷ luật lao động, khuyến khích mọi người lao động chuyên cần, nâng cao năng
suất lao động, đẩy mạnh sản xuất.
3. Đảm bảo việc quản lý
quỹ tiền lương chặt chẽ hơn. Phân biệt được rõ ràng các thành phần của quỹ
lương; trên cơ sở đó giúp nghiên cứu xây dựng các chế độ lương, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm.
II. ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG NGÀY TRONG NGÀNH LÂM NGHIỆP
Thông tư số 19-LĐ/TT ngày
30-7-1960 của Bộ Lao động quy định: "Tất cả cán bộ, công nhân, viên chức,
(kể cả cán bộ lãnh đạo xí nghiệp), không phân biệt trong hay ngoài biên chế làm
việc có thì giờ tiêu chuẩn cố định hay không có thì giờ tiêu chuẩn cố định hàng
ngày, nhưng tính chất công tác có thể tổ chức chấm công theo ngày được, nếu
không áp dụng chế độ lương theo sản phẩm đều áp dụng chế độ lương ngày thay cho
chế độ lương tháng hiện nay”.
Căn cứ vào quy định trên, đối tượng
áp dụng lương ngày trong khu vực sản xuất vật chất ngành Lâm nghiệp quy định
như sau:
a) Tất cả cán bộ, công nhân,
viên chức các lâm trường quốc doanh, các hạt, trạm lâm nghiệp: Đơn vị khai
thác, chế biến, vận chuyển, trồng rừng, tu bổ, cải tạo rừng, đơn vị kiến thiết
cơ bản, đơn vị công tác sự nghiệp như đội điều tra rừng ở các lâm trường quốc
doanh và hạt, trạm; các cán bộ, viên chức quản lý xí nghiệp và quản lý hạt, trạm
(kể cả cán bộ lãnh đạo).
b) Tất cả cán bộ, công nhân,
viên chức các đơn vị sản xuất trực thuộc Khu, Ty Lâm nghiệp: Đoàn xe ô-tô, xưởng
chế biến lâm sản; các cơ sở ương cây, trồng rừng, các trại thí nghiệm; các đơn
vị kiến thiết cơ bản thuộc Khu, Ty (trừ cán bộ, viên chức văn phòng Khu, Ty;
các đội điều tra rừng trực thuộc Ty và các phòng lâm nghiệp, các trạm chỉ đạo
trồng rừng nhân dân, các huyện đồng bằng).
III. KẾ HOẠCH
TIẾN HÀNH
Từ hình thức trả lương tháng hiện
nay chuyển sang chế độ trả lương ngày, khó khăn nhất là vấn đề tư tưởng và tổ
chức thực hiện. Để thực hiện cho tốt, các Khu, Ty, lâm trường cần mở hội nghị
trong cán bộ lãnh đạo chính quyền (thủ trưởng cơ quan và phòng, ban), Công
đoàn, Thanh niên lao động để bàn bạc đặt kế hoạch thi hành cụ thể cho đơn vị
mình.
Tổng cục hướng dẫn mấy điểm cụ
thể sau đây:
1. Tổ chức học tập Thông
tư số 19/LĐ-TT ngày 30-7-1960
và Thông tư của Tổng cục cho tất cả cán bộ, công nhân, viên chức (kể cả các đơn
vị không áp dụng lương ngày thuộc khu vực sản xuất và hành chính sự nghiệp).
Làm cho mọi người thấy rõ ý nghĩa mục đích, lợi ích và sự cần thiết của chế độ
lương ngày.
2. Xây dựng quy chế công
tác cho từng loại cán bộ, công nhân, viên chức theo từng tính chất công tác đưa
ra cho từng đơn vị thảo luận góp ý kiến xây dựng thành quy chế chung mà mỗi cán
bộ, công nhân, viên chức phải chấp hành.
Cụ thể là:
- Quy định chế độ làm việc theo
ngày công tiêu chuẩn hàng ngày, hàng tháng.(Ví dụ: cán bộ, công nhân, viên chức
phải làm việc đúng 8 giờ một ngày tại hiện trường không kể thời gian đi và về;
quy định thời gian lau chùi máy móc, chăm sóc xe cộ hàng ngày; quy định hội họp
hàng tháng, hàng ngày, hàng tuần, v.v…).
- Quy định chế độ ghi công và
các biểu mẫu chấm công theo dõi ngày lao động, công tác và các ngày ngừng việc…
để tính lương theo chế độ.
(Tổng cục gửi kèm theo bản chấm
công và ký hiệu ghi công) (1).
- Quy định chế độ và nêu rõ quyền
hạn chuẩn y của thủ trưởng về các ngày nghỉ việc, ngừng việc cho từng đơn vị
công tác và chế độ duyệt y các bảng tính lương của từng đơn vị.
- Quy định chế độ chuẩn y của thủ
trưởng về các ngày làm việc ngoài tiêu chuẩn (ngày lễ, chủ nhật…), làm đêm, làm
thêm giờ; quy định về những ngày điều động làm công tác khác đối với những công
nhân làm việc ngoài trời khi gặp mưa, bão, lụt, v.v…
Việc xây dựng quy chế công tác
là một vấn đề cần thiết mấu chốt trong khi thi hành chế độ lương ngày. Nếu
không được quy định cụ thể sẽ gây khó khăn trong việc tính toán trả lương và tiền
lương sẽ tăng lên một cách bất hợp lý, ngày công lao động thực tế và tiền lương
sẽ không phù hợp, trái với nguyên tắc “trả lương theo lao động”.
3. Phân công trách nhiệm
từng phòng, Ban và các đơn vị trực tiếp sản xuất trong việc thi hành chế độ
lương ngày. Ví dụ:
- Phòng tổ chức, lao động tiền
lương xây dựng quy chế công tác, theo dõi thực hiện v.v….
- Phòng tài vụ xây dựng các biểu
mẫu và cách thức tính lương cho các loại ngày công lao động, ngừng việc, v.v…
- Các đơn vị trực tiếp sản xuất
có nhiệm vụ chấm công, theo dõi ngày công thực tế lao động và ngừng việc...
4. Kiện toàn các phòng,
ban tổ chức và lao động tiền lương. Bố trí cán bộ có năng lực phụ trách theo
dõi công tác tiền lương, giúp thủ trưởng lãnh đạo tốt công tác lương.
Mọi điều kiện cần thiết cho việc
thực hiện trả lương ngày cần được chuẩn bị tích cực để thi hành được trong thực
tế từ 1-1-1961.
Trên đây Tổng cục hướng dẫn quy
định một số điểm lớn căn bản trong việc áp dụng chế độ lương ngày đối với
ngành. Chế độ lương ngày chỉ là hình thức trả lương cho nên những cán bộ, công
nhân, viên chức hưởng lương ngày đều được hưởng các chế độ của Nhà nước đã quy
định cho từng loại cán bộ, công nhân, viên chức như những cán bộ, công nhân,
viên chức hưởng lương tháng. Và trong khi chưa có chế độ mới trả lương cho những
ngày ngừng việc, hiện nay vẫn thi hành Thông tư số 27-LĐ/TT ngày 15-10-1958
của Bộ Lao động quy định chế độ trả lương cho những ngày ngừng sản xuất và nghỉ
việc không có lý do chính đáng.
Trong khi thực hiện có gì trở ngại
khó khăn cần báo cáo cho Tổng cục để giải quyết và hướng dẫn thêm.
|
CHỦ
NHIỆM TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
Nguyễn Tạo
|
(1) Bản mẫu chấm công
và ký hiệu ghi công không đăng trong Công báo này.