BỘ
LAO ĐỘNG
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******
|
Số:
05-LĐ/TT
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 06 năm 1979
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN CHUYỂN NGÀNH
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 178-CP NGÀY 20-7-1974 CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ.
Ngày 20 tháng 7 năm 1974, Hội đồng
Chính phủ đã ban hành quyết định số 178-CP sửa đổi, bổ sung chính sách đối với
quân nhân chuyển ngành, phục viên. Bộ Lao động đã hướng dẫn thi hành đối với
quân nhân chuyển ngành tại Thông tư số 12-LĐ-TT ngày 20-11-1974 và công văn số
996-LĐ/LHCSN ngày 26-6-1975.
Trong quá trình thi hành, các
ngành, các cấp gặp một số điểm mắc mứu cần được giải quyết. Sau khi trao đổi ý
kiến với các ngành có liên quan, Bộ Lao động hướng dẫn như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG
ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH QUÂN NHÂN CHUYỂN NGÀNH
Quân nhân (bao gồm cả lực lượng
công an nhân dân vũ trang) hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội, xuất ngũ sang cơ
quan, xí nghiệp, trường học, sản xuất, công tác học tập từ ngày 1 tháng 7 năm
1974 trở về sau, có một trong 3 điều kiện dưới đây được hưởng chính sách quân
nhân chuyển ngành quy định tại quyết định số 178-CP ngày 20-7-1974 của Hội đồng
Chính phủ (sau đây gọi tắt là quân nhân chuyển ngành):
1. Quân nhân đã phục vụ liên tục
trong quân đội 5 năm tròn (60 tháng) trở lên;
2. Quân nhân phục vụ trong quân đội
chưa đủ 5 năm tròn, nhưng là thương binh được xếp hạng thương tật từ hạng 1 trở
lên;
3. Quân nhân phục vụ trong quân đội
chưa đủ 5 năm tròn, nhưng có thời gian hoạt động ở chiến trường bị bệnh kinh
niên, mãn tính, xếp loại sức khỏe từ loại III trở lên (theo hướng dẫn tại công
văn số 1156-P4 ngày 21-7-1970 của Cục quân y, Tổng cục hậu cần). Khi xuất ngũ,
ngoài các giấy tờ theo quy định chung, quân nhân này phải có giấy xác nhận của
y sĩ, bác sỹ quân y kết luận sức khỏe loại III hoặc IV và giấy giới thiệu (hoặc
có chứng nhận vào giấy xác nhận sức khỏe) của thủ trưởng đơn vị từ cấp trung
đoàn hoặc tương đương trở lên, nói rõ quân nhân ấy đủ điều kiện là bệnh binh ở
chiến trường và được hưởng chính sách quân nhân chuyển ngành.
II. CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN CHUYỂN NGÀNH SANG SẢN XUẤT HOẶC CÔNG TÁC
A. Trong thời gian 18 tháng đầu
kể từ ngày chuyển ngành.
1. Quân nhân chuyển ngành được giữ
nguyên lương chính hoặc sinh hoạt phí của quân đội trong thời gian 18 tháng đầu
kể từ ngày chuyển ngành. Sinh hoạt phí của quân đội gồm 3 khoản: tiền ăn
21đ/tháng, tiền quân trang 6đ/tháng, tiền tiêu vặt hàng tháng tùy theo thâm
niên và cấp bậc quân hàm (thi hành theo giấy giới thiệu của đơn vị quân đội).
Trong thời gian này nếu quân nhân
chuyển ngành được bố trí sử dụng phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ
thuật hoặc sức khỏe thì xếp lại lương theo chức vụ hay cấp bậc được giao (dưới
đây gọi tắt là lương mới) ngay nếu lương mới (không kể các khoản phụ cấp) bằng
lương hoặc cao hơn lương chính hoặc sinh hoạt phí của quân đội.
2. Quân nhân chuyển ngành hưởng
lương khi ở trong quân đội được giữ nguyên phụ cấp thâm niên, phụ cấp quân hàm
của quân đội trong thời gian 18 tháng, kể cả những người được xếp lại lương mới
trước 18 tháng.
3. Kể từ ngày chuyển ngành, quân
nhân chuyển ngành được hưởng phụ cấp khu vực theo địa điểm công tác và các
khoản phụ cấp khác (nếu có) như cán bộ, công nhân, viên chức cùng làm việc ấy.
Những khoản phụ cấp tính theo tỷ lệ phần trăm lương thì vv quân nhân chuyển
ngành được tính theo lương chính hoặc sinh hoạt phí của quân đội.
4. Quân nhân chuyển ngành chưa xếp
lại lương mới mà làm những công việc được trả lương theo sản phẩm thì làm việc
gì hưởng lương theo việc ấy, đơn giá trả lương thống nhất như công nhân nói
chung. Ngoài ra, còn được hưởng một khoản tiền chênh lệch, nếu lương cấp bậc
công việc (không kể các khoản phụ cấp) thấp hơn lương chính hoặc sinh hoạt phí
của quân đội, cụ thể như sau:
a) Nếu lương cấp bậc công việc
(không kể các khoản phụ cấp) cao hơn lương chính hoặc sinh hoạt phí của quân
đội thì thu nhập tiền lương tuỳ thuộc vào số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn
thành, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không có khoản tiền chênh lệch.
b) Nếu lương cấp bậc công việc
(không kể các khoản phụ cấp) thấp hơn lương chính hoặc sinh hoạt phí của quân
đội thì được hưởng khoản tiền chênh lệch cho bằng lương chính hoặc sinh hoạt
phí của quân đội. Còn thu nhập tiền lương theo việc làm tùy thuộc vào số lượng
và chất lượng sản phẩm hoàn thành, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.
Ví dụ 1: Quân nhân chuyển
ngành A có mức lương chính trong quân đội là 54đ, cấp bậc công việc được giao
để hưởng lương theo sản phẩm là bậc 3/7 xây dựng cơ bản (50,20đ), trong tháng
làm việc 26 ngày và hưởng lương theo sản phẩm thì khoản tiền chênh lệch trong
tháng ấy tính như sau: 54đ – 50,20đ = 3,80đ; còn phần thu nhập theo việc làm có
thể cao hơn hoặc thấp hơn 50,20đ, tùy thuộc vào số lượng và chất lượng sản phẩm
hoàn thành.
Ví dụ 2: Quân nhân chuyển
ngành B có mức sinh hoạt phí trong quân đội là 53đ, cấp bậc công việc được giao
để hưởng lương theo sản phẩm là bậc 2/7 xây dựng cơ bản (43,10đ) làm việc ở nơi
có phụ cấp khu vực 15%, phụ cấp công trường 10%, trong tháng làm việc hưởng
lương theo sản phẩm 20 ngày, làm việc hưởng lương theo thời gian 6 ngày thì thu
nhập tiền lương được tinh như sau:
- Khoản tiền chênh lệch của 20 ngày
hưởng lương theo sản phẩm là:
- Phần thu nhập tiền lương theo
việc làm của 20 ngày hưởng lương theo sản phẩm tùy thuộc vào số lượng và chất
lượng sản phẩm hoàn thành.
- Lương làm việc theo thời gian của
6 ngày (tính theo lương ngày) là:
c) Trong tháng nếu quân nhân chuyển
ngành được giao nhiều công việc có cấp bậc khác nhau thì được công trường, xí
nghiệp tính trả lương sản phẩm theo từng cấp bậc công việc được giao. Ngoài ra,
còn được hưởng khoản tiền chênh lệch, nếu lương chính hoặc sinh hoạt phí của
quân đội cao hơn tổng thu nhập tiền lương của các cấp bậc công việc (không kể các
khoản phụ cấp) được giao trong tháng,
Ví dụ: Một quân nhân chuyển
ngành có mức sinh hoạt phí ở trong quân đội là 53đ, trong tháng làm việc hưởng
lương theo sản phẩm, trong đó làm việc của bậc 2 cơ khí là 16 ngày, làm việc
của bậc 3 cơ khí là 10 ngày thì khoản tiền chênh lệch như sau:
Nếu lương chính hoặc sinh hoạt phí
của quân đội thấp hơn tổng thu nhập tiền lương của các cấp bậc công việc (không
kể các khoản phụ cấp) được giao trong tháng thì không có khoản tiền chênh lệch.
d) Kinh phí chi về khoản tiền chênh
lệch nói trên tính ngoài giá thành hoặc phí lưu thông và do ngân sách Nhà nước
đài thọ.
5. Quân nhân chuyển ngành chưa xếp
lại lương mới cũng áp dụng chế độ trả lương khi ngừng việc như cán bộ, công
nhân, viên chức Nhà nước nói chung. Tiền lương trả cho quân nhân chuyển ngành
khi ngừng việc tính theo tỉ lệ phần trăm lương chính hoặc sinh hoạt phí của
quân đội.
6. Quân nhân chuyển ngành được cơ
quan, xí nghiệp bố trí sử dụng nhà ở, điện, nước trong các nhà tập thể cũng
phải trả tiền nhà ở, điện, nước theo quy định chung cho cán bộ, công nhân, viên
chức ở tập thể. Mức lương để tính tỷ lệ phần trăm trả tiền nhà ở, điện, nước
khi chưa xếp lai lương mới là lương chính hoặc sinh hoạt phí của quân đội cộng
với phụ cấp khu vực (nếu có).
B. Từ tháng thứ 19 trở đi kể từ
ngày chuyển ngành.
1. Từ tháng thứ 19 trở đi, tất cả
quân nhân chuyển ngành phải được xếp vào thang lương, bảng lương theo chức vụ
hay cấp bậc được giao. Việc xếp lương này áp dụng thống nhất nguyên tắc trả
lương theo lao động, làm việc gì hưởng lương theo việc ấy trên cơ sở đánh giá
kết quả công tác trong thời gian 18 tháng đầu và tương quan hợp lý với cán bộ
công nhân, viên chức khác.
2. Từ tháng thứ 19 trở đi được hưởng
trợ cấp chuyển ngành, như sau:
a) Quân nhân chuyển ngành nguyên là
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (quân nhân hưởng lương khi ở trong quân đội)
phục vụ trong quân đội từ 10 năm trở xuống được trợ cấp chuyển ngành bằng 10%
lương chính của quân đội, từ năm thứ 11 trở đi, cứ mỗi năm tính thêm 1% nhưng
nhiều nhất không quá 20%.
b) Quân nhân chuyển ngành nguyên là
hạ sĩ quan và chiến sĩ hưởng sinh hoạt phí khi ở trong quân đội, không kể thời
gian phục vụ quân đội dài hay ngắn được trợ cấp chuyển ngành thống nhất 5đ một
tháng.
c) Thời hạn hưởng trợ cấp chuyển
ngành bằng nửa thời gian phục vụ trong quân đội.
Riêng đối với thương binh, bệnh
binh phục vụ trong quân đội chưa đủ 5 năm tròn, thời hạn hưởng trợ cấp chuyển
ngành được tính như quân nhân đã phục vụ trong quân đội 5 năm tròn là 30 tháng.
III. CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN CHUYỂN NGÀNH ĐI HỌC
A. Đi học ở trong nước
1. Quân nhân chuyển ngành chuyển
thẳng đi học được hưởng lương chính hoặc sinh hoạt phí của quân đội suốt trong
thời gian học tập, được hưởng phụ cấp khu vực ở nơi đến học (nếu có) tính theo
tỷ lệ phần trăm lương chính hoặc sinh hoạt phí của quân dội.
2. Quân nhân chuyển ngành được cơ
quan, xí nghiệp cử đi học:
a) Nếu còn trong thời gian 18 tháng
đầu chưa xếp lại lương mới thì được hưởng lương chính hoặc sinh hoạt phí của
quân đội suốt trong thời gian học tập và phụ cấp khu vực (nếu có) như quân nhân
chuyển ngành thẳng đi học.
b) Nếu được cử đi học sau 18 tháng
hoặc đã xếp lại lương mới thì hưởng chế độ như cán bộ, công nhân, viên chức đi
học.
3. Quân nhân chuyển ngành hưởng
lương khi ở trong quân đội được giữ nguyên phụ cấp thâm niên, phụ cấp quân hàm
của quân đội trong thời gian 18 tháng. Thời gian 18 tháng tính từ khi chuyển
ngành, bao gồm cả thời gian học tập, thời gian công tác.
4. Trợ cấp chuyển ngành hàng tháng.
a) Quân nhân chuyển ngành chuyển
thẳng đi học hoặc được cơ quan, xí nghiệp cử đi học còn trong thời gian 18
tháng chưa xếp lại lương mới thì trong thời gian học chưa hưởng trợ cấp chuyển
ngành.
b) Quân nhân chuyển ngành đã xếp lại
lương mới hoặc sau 18 tháng được cơ quan, xí nghiệp cử đi học, thì hưởng trợ
cấp chuyển ngành như khi đang công tác và do nhà trường cấp phát nếu đi học các
trường, lớp đào tạo tập trung, hoặc do cơ quan, xí nghiệp cử đi học cấp phát
nếu vẫn thuộc biên chế của cơ quan, xí nghiệp ấy. Mức và thời hạn hưởng trợ cấp
chuyển ngành theo điểm 2, mục B, phần II nói trên.
B. Đi học ở ngoài nước:
1. Quân nhân chuyển ngành chưa xếp
lại lương mới đi học ở ngoài nước được hưởng chế độ như cán bộ, công nhân, viên
chức có thời gian công tác liên tục 5 năm tròn trở lên đi học ở ngoài nước (quy
định tại thông tư số 49-TTg ngày 25-5-1964 của Thủ tướng Chính phủ, thông tư số
10-LĐ-TT ngày 24-6-1964 và thông tư số 8-LĐ/TT ngày 26-6-1968 của Bộ Lao động),
ở trong nước nếu có gia đình phải trực tiếp nuôi dưỡng thì trợ cấp gia đình
được tính như sau:
a) Đối với quân nhân chuyển ngành
khi ở trong quân đội hưởng lương thì tính trên cơ sở lương chính của quân đội.
b) Đối với quân nhân chuyển ngành
khi ở trong quân đội hưởng sinh hoạt phí thì tính trên cơ sở sinh hoạt phí của
quân đội.
2. Trong thời gian học ở ngoài nước
dù đã xếp lương hoặc chưa xếp lương mới cũng không hưởng trợ cấp chuyển ngành,
Khi về nước hưởng trợ cấp chuyển ngành như quân nhân chuyển ngành khác đang
công tác, học tập.
C. Học tốt nghiệp ra trường hoặc
đang học chuyển sang sản xuất, công tác:
1. Quân nhân chuyển ngành học tốt
nghiệp ra trường thì xếp lại lương mới theo chức vụ hay cấp bậc đào tạo. Riêng
đối với trường hợp tốt nghiệp tốt nghiệp ra trường còn trong thời gian 18 tháng
kể từ ngày chuyển ngành, nếu xếp lại lương mới theo chức vụ hay cấp bậc đào tạo
mà thấp hơn mức lương chính hoặc sinh hoạt phí khi ở trong quân đội cho đến hết
tháng thứ 18 kể từ ngày chuyển ngành đến tháng thứ 19 thì xếp lại lương mới
theo chương trình đào tạo.
2. Quân nhân chuyển ngành đang học
(chưa tốt nghiệp) trong thời gian học được giữ nguyên lương chính hoặc sinh
hoạt phí như khi ở trong quân đội mà chuyển sang công tác hoặc sản xuất thì
thời gian xếp lương và hưởng lương như sau:
a) Nếu thôi học sau tháng thứ 18 kể
từ ngày chuyển ngành thì chậm nhất sau 6 tháng kể từ ngày nhận công tác hoặc
sản xuất, phải xếp lại lương theo chức vụ hay cấp bậc được giao. Trong thời
gian chưa xếp lại lương mới thì được giữ nguyên lương chính hoặc sinh hoạt phí
như khi ở trong quân đội.
b) Nếu thôi học còn trong thời gian
18 tháng kể từ ngày chuyển ngành thì được giữ nguyên lương chính hoặc sinh hoạt
phí như khi ở trong quân đội cho đến tháng thứ 18 kể từ ngày chuyển ngành. Sau
đó đến tháng thứ 19, chậm nhất đến tháng thứ 24 kể từ ngày chuyển ngành, phải
xếp lại lương theo chức vụ hay cấp bậc được giao, hoặc có thể xếp lại lương mới
ngay (kể từ khi sản xuất hoặc công tác) nếu lương mới (không kể các khoản phụ
cấp) bằng hoặc cao hơn lương chính hoặc sinh hoạt phí khi ở trong quân đội.
3. Quân nhân chuyển ngành hưởng
lương khi ở trong quân đội, đi học tốt nghiệp hoặc đang học chuyển sang sản
xuất hoặc công tác còn trong thời gian 18 tháng kể từ ngày chuyển thâm niên,
phụ cấp quân hàm (nếu có) cho đến hết tháng thứ 18 kể từ ngày chuyển ngành.
4. Sau khi ra trường hưởng trợ cấp
chuyển ngành như sau:
a) Đối với quân nhân chuyển ngành,
kể từ ngày chuyển ngành chưa được hưởng trợ cấp chuyển ngành:
- Nếu ra trường còn trong thời gian
18 tháng kể từ ngày chuyển ngành thì đến tháng thứ 19 hưởng trợ cấp chuyển
ngành như điểm 2, mục B, phần II ở trên.
- Nếu ra trường sau 18 tháng kể từ
ngày chuyển ngành thì sau khi ra trường được hưởng trợ cấp chuyển ngành ngay,
thời hạn hưởng vẫn bằng nửa thời gian phục vụ trong quân đội kể từ khi được
hưởng trợ cấp chuyển ngành.
b) Đối với quân nhân chuyển ngành
đi học, trong thời gian học đang hưởng trợ cấp chuyển ngành thì khi ra trường
tiếp tục hưởng cho đến hết thời hạn quy định.
c) Đối với quân nhân chuyển ngành
đi học ở ngoài nước, trước khi đi học đang hưởng trợ cấp chuyển ngành thì khi
về nước tiếp tục hưởng trợ cấp chuyển ngành cho đến hết thời hạn quy định. Khi
tính thời gian hưởng trợ cấp chuyển ngành không tính thời gian đi học ở nước
ngoài.
IV. MỘT SỐ CHÍNH
SÁCH KHÁC
1. Quân nhân chuyển ngành thôi
việc, thôi học về địa phương sản xuất:
a) Nếu thôi việc, thôi học còn
trong thời gian 18 tháng kể từ ngày chuyển ngành và chưa xếp lại lương mới thì
được hưởng theo chế độ phục viên quy định tại mục B của quyết định số 178-CP
ngày 20-7-1974 của Hội đồng Chính phủ và thông tư số 179-TT/QP/NV/TC ngày
12-11-1974 của liên Bộ Quốc phòng – Nội vụ - Tài chính.
b) Nếu thôi việc, thôi học từ tháng
thứ 19 trở đi hoặc đã xếp lại lương mới thì áp dụng chế độ như cán bộ, công
nhân, viên chức thôi việc. Tiền lương làm cơ sở để tính trợ cấp thôi việc đối
với những người chưa xếp lại lương mới là lương chính hoặc sinh hoạt phí khi ở
trong quân đội cộng với các khoản phụ cấp khác (nếu có) như cán bộ, công nhân,
viên chức thôi việc. Ngoài ra trợ cấp chuyển ngành vẫn tiếp tục hưởng cho đến
hết thời hạn quy định (nếu chưa hưởng hết).
2.Chế độ quản lý kinh phí trả
lương, phụ cấp, trợ cấp đối với quân nhân chuyển ngành và thể thức đăng ký, cấp
phát thực hiện theo thông tư số 32-TC/HCVX ngày 17-10-1975 của Bộ Tài chính.
3. Ngoài các quy định trên đây, kể
từ ngày chuyển ngành, quân nhân chuyển ngành được hưởng các chế độ bảo hiểm xã
hội, phúc lợi tập thể và các chế độ khác như cán bộ, công nhân, viên chức khác.
4. Quân nhân xuất ngũ nguyên là cán
bộ, công nhân, viên chức nhập ngũ thì vẫn áp dụng theo các chế độ quy định tại
thông tư số 71-TTg/CN ngày 30-7-1968 của Thủ tướng Chính phủ. Riêng về thời
gian phục vụ trong quân đội để áp dụng chế độ như trước khi nhập ngũ hoặc chính
sách quân nhân chuyển ngành thi thi hành theo thông tư số 248-TTg ngày 8-7-1978
của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau:
a) Nếu có thời gian phục vụ trong
quân đội dưới 5 năm thì hưởng chế độ quy định tại tiết a, điểm 2, mục C, phần
II thông tư số 71-TTg/CN nói trên.
b) Nếu có thời gian phục vụ trong
quân đội 5 năm tròn trở lên hoặc là thương binh, bệnh binh thì được hưởng chính
sách quân nhân chuyển ngành quy định tại quyết định số 178-CP ngày 20-7-1974.
Trường hợp khi xuất ngũ hưởng theo lương chính hoặc sinh hoạt phí của quân đội
mà thấp hơn lương cũ thì được hưởng lương cũ.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký và thay thế cho thông tư số 12-LĐ/TT ngày 20-11-1974 công
văn số 996-LĐ/LHCSN ngày 26-6-1975 của Bộ Lao động.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Nguyễn Thọ Chân
|