BỘ
LAO ĐỘNG-BỘ NỘI VỤ
******
|
VIÊT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
03-TT/LB
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 01 năm 1961
|
THÔNG TƯ
GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN
CHUYỂN NGÀNH
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Kính gửi:
Đồng kính gửi:
|
- Các vị Bộ trưởng các Bộ và
các vị Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ
- Các cơ quan, đoàn thể trung ương,
- Các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh,
- Các ông Giám đốc, Trưởng ty, Trưởng phòng Lao động
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
|
Nghị quyết số 01-CP ngày 09
tháng 01 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Thường vụ ngày 18
tháng 10 năm 1960 đã quy định chính sách sử dụng, đào tạo và đãi ngộ đối
với quân nhân tình nguyện, kể cả quân nhân tình nguyện đã chuyển sang công an
vũ trang, chuyển sang sau ngày 01 tháng 5 năm 1960 đến công tác ở các cơ quan
xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, (gọi tắt là quân nhân chuyển
ngành).
Liên bộ Lao động - Nội vụ ra
thông tư này nhằm giải thích hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể để các cấp, các
ngành thi hành.
A. NGUYÊN TẮC
Điều 2 Nghị quyết số 01–CP ngày
09 tháng 01 năm 1961 quy định:
Chế độ trả lương đối với người quân
nhân chuyển ngành phải dựa trên những nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao
động, đồng thời quán triệt chính sách xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng;
- Trên cơ sở đó đảm bảo tốt giữa
quân dân chuyển ngành với cán bộ công nhân viên chức hoặc giữa nhưng quân dân
chuyển ngành với nhau.
Kể từ ngày đến nhận công tác mới
ở các cơ quan xí nghiệp, quân nhân chuyển ngành được hưởng chế độ tiền lương thống
nhất như những cán bộ công nhân viên chức khác. Mặt khác, việc vận dụng nguyên
tắc phân phối theo lao động phải phù hợp tình hình thực tế hiện nay quân nhân
chuyển ngành: Bên cạnh người đã có sẵn trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ, tổ chức,
và lãnh đạo, nên sau khi chuyển ngành có thể làm quen với công tác mới, chưa hiểu
biết nghiệp vụ, hoặc vì văn hóa còn thấp, sức khỏe bị kém sút do trải qua nhiều
năm chiến đấu gian khổ nên gặp khó khăn bỡ ngỡ trong công tác. Tiền lương và
sinh hoạt phí ở quân đội được đại ngộ theo yêu cầu xây dựng quân đội tiến lên
chính quy và hiện đại và yêu cầu củng cố quốc phòng. Vì vậy việc đãi ngộ đối với
quân nhân chuyển ngành cần thích đáng; làm cho anh em an tâm phấn khởi và tiến
bộ trên cương vị công tác mới đồng thời không để ảnh hưởng đến tinh thần tích cực
xây dựng quân đội củng cố quốc phòng của những quân nhân tình nguyện đang tại
ngũ.
Từ ngày hòa bình lập lại đến
nay, quân nhân tình nguyện đã được chuyển ngành qua nhiều đợt, ở nhiều ngành,
nhiều địa phương khác nhau. Chính sách đãi ngộ cần được sửa đổi cho phù hợp với
tình hình mới, nhưng phải đảm bảo quan hệ tốt giữa những quân nhân mới chuyển
ngành sau ngày 01 tháng 5 năm 1960 và nhưng quân nhân đã chuyển ngành trước.
B. QUY ĐỊNH
CỤ THỂ
I . ĐÀOTẠO , BỒI
DƯỠNG VÀ SỬ DỤNG
Điều 1 Nghị quyết số 01–CP chỉ
rõ: Để thực hiện đầy đủ chính sách của đãi ngộ của Đảng và Chính phủ đối với quân
nhân chuyển ngành, điều quan trọng trước tiên là các ngành phải có trách nhiệm
đào tạo, bồi dưỡng và bố trí công tác hợp lý cho quân nhân chuyển ngành…
Từ trước đến nay các ngành đã có
nhiều cố gắng và thu được những kết quả tương đối tốt trong công tác này, nhưng
chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tình hình mới. Trong thời gian tới các cơ quan,
xí nghiệp, công trường cần có kế hoạch cụ thể và thường xuyên đào tạo bồi dưỡng
nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ, kỹ thuật cho công nhân chuyển ngành.
Đối với quân nhân chuyển ngành
là dân tộc ít người, các ngành, các cấp cần đặc biệt chú ý đào tạo thành công
nhân, cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ. Nếu có điều kiện thì nên chuyển anh em về
các cơ quan xí nghiệp, gần quê nhà.
Cộng với sự cố gắng nỗ lực bản
thân công tác trên đây làm được tốt sẽ làm cho quân nhân chuyển ngành phấn khởi,
tiến bộ trong công tác đồng thời đảm bảo cho tiền lương của anh em ngày càng được
nâng lên.
Để đảm bảo cho việc bố trí sử dụng
được hợp lý, các ngành muốn cho quân nhân chuyển ngành phải gửi trước cho Bộ Nội
Vụ (nếu thuộc khu vực hành chính sự nghiệp) hoặc Bộ Lao động (nếu thuộc khu vực
sản xuất) yêu cầu cụ thể số lượng, trình độ và khả năng của từng loại cán bộ và
chiến sĩ vào công việc gì, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sẽ cùng Bộ Nội vụ và Bộ
Lao động nghiên cứu để chuyển người hợp lý với yêu cầu đó.
Các ngành, các cấp cần chú ý
tăng cường giáo dục tư tưởng, động viên quân nhân chuyển ngành phấn khởi phát
huy truyền thống anh dũng của quân đội trên công tác mới.
II. QUYỀN LỢI
KHI CHUYỂN NGÀNH.
Khi chuyển ngành quân nhân tình
nguyện được hưởng một khoản phụ cấp chuyển ngành đã quy định trong nghị định số
250- TTg ngày 12-6-1957 của Thủ tướng Chính phủ và được đơn vị cũ thanh toán mọi
quyền lợi như tiền lương, tiền quân trang, nghỉ phép v.v…(nếu có) theo sự hướng
dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
III. LƯƠNG
1.Trong thời gian tối đa là 9
tháng kể từ ngày chuyển ngành, quân nhân chuyển ngành sẽ được hưởng lương như
sau:
a) Nếu là sĩ quan (Từ chuẩn úy
trở lên) được tiếp tục hưởng lương chính khi ở quân đội (theo giấy giới thiệu
khi chuyển ngành), không có phụ cấp thâm niên và các khoản phụ cấp khác của
quân đội. Riêng phụ cấp khu vực, thì sẽ được hưởng theo định xuất phụ cấp quy định
cho nơi đó, tính trên cơ sở lương chính khi ở quân đội.
b) Nếu là hạ sĩ quan và chiến sĩ
(từ thựơng sĩ trở xuống) thì được tiếp tục hưởng sinh hoạt phí gồm 4 khoản: tiền
ăn, tiền mặc, tiền vặt và phụ cấp thâm niên. Tiền mặc tính mỗi tháng 6đ, tiền
tiêu vặt và phụ cấp thâm niên thì tính theo giấy giới thiệu của quân đội khi
chuyển ngành. Ba khoản này, sẽ cố định lại, mặc dầu về sau ở trong quân đội có
sự thay đổi. Riêng khoản tiền ăn thì khi chuyển ngành đến địa phương nào sẽ
tính theo định lượng quy định cho nơi đó (do Bộ Quốc phòng quy định). Trong thời
gian đang hưởng sinh hoạt phí như khi ở quân đội thì quân nhân chuyển ngành từ
thượng sĩ trở xuống không được hưởng phụ cấp khu vực.
c) Đối với những quân nhân chuyển
ngành mà bố trí làm những việc mà thu nhập mới ngang hoặc cao hơn lương sinh hoạt
phí khi ở quân đội thì không phải chờ hết tháng 9 mà cần sắp xếp cấp bậc sớm
hơn để cho anh em được hưởng lương mới .
Thu nhập mới cần tính để so sánh
với lương chính hoặc sinh hoạt phí khi ở quân ngũ gồm lương chức vụ hoặc lương
cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên như phụ cấp tổ trưởng sản xuất, phụ cấp
lái xe con,v.v.. (không kể trợ cấp con trợ cấp khu vực và các khoản thu nhập
không thường xuyên như làm thêm giờ, tiền thưởng,v.v..).
Ví dụ 1: Một hạ sĩ quan 9 năm
thâm niên, sinh hoạt phí kể cả thâm niên là:… đ, chuyển ngành đến công trường
làm tổ trưởng sản xuất (mức phụ cấp 5% và trình độ công nhân bậc 3 kiến trúc
(50đ 20) tuy chưa đến 9 tháng cũng sẽ được xếp để hưởng thu nhập mới cao hơn:
(50đ 20)+ 2đ 51= 52đ71.
Ví dụ 2: Một sĩ quan lương chính
ở quân đội là 54đ có trình độ cán sự bậc 2 (56đ) thì được xếp để hưởng lương mới
cao hơn là 56 đ.
2. Hết thời hạn 9 tháng, tất cả
các quân nhân chuyển ngành làm việc nào thì hưởng lương theo việc ấy, đều được
sắp xếp vào các thang lương và bảng lương theo tiêu chuẩn thống nhất như đối với
cán bộ, công nhân viên chức khác:
Trong khi nhận xét trình độ và kết
quả hoàn thành công tác của quân nhân chuyển ngành để sắp xếp vào các các bảng
lương chức vụ của cán bộ, viên chức cần phải nhìn một cách toàn diện, không nên
thấy một vài nhược điểm nhỏ về nghiệp vụ mà sắp xếp quá thấp. Nói chung quân
nhân chuyển ngành đều sẵn có một trình độ tổ chức và lãnh đạo nhất định, nên nếu
có kế hoạch đi sát giúp đỡ, bồi dưỡng thì anh em sẽ khắc phục được nhanh chóng
những nhược điểm về mặt nghiệp vụ. Vì vậy khi sắp xếp lương cần có sự châm chước
đến một mức độ cần thiết về trình độ nghiệp vụ.
Việc sắp xếp quân nhân chuyển
ngành vào các thang lương công nhân phải dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu phần
lớn những điểm căn bản trong tiêu chuẩn kỹ thuật của một bậc nào đó, anh em đã
đạt được nhưng còn một vài điểm không đạt được mà xét ra không quan trọng lắm,
thì cũng có thể châm chước xét vào bậc đó.
Khi sắp xếp lương, nói chung cần
đảm bảo cho anh em quân nhân chuyển ngành đạt được mức lương xấp xỉ với 85% trở
lên, so với lương chính (nếu là sĩ quan) hoặc sinh hoạt phí (nếu là hạ sĩ quan
và chiến sĩ ). Được coi là đạt xấp xỉ 85%, nhưng trường hợp mức lương mới hơn
hoặc kém 1đ hay 2 đ so với 85% lương chính hoặc sinh hoạt phí (đã thống nhất định
lượng khi ở quân đội). Tuy nhiên việc sắp xếp lương cho quân nhân chuyển ngành
vào các bảng lương và thang lương không thể vượt quá tiêu chuẩn và khung bậc
quy định, đồng thời phải đảm bảo tương quan tốt với nhưng quân nhân đã chuyển
ngành trước cũng như những cán bộ, công nhân, viên chức khác.
Sau khi vận dụng tiêu chuẩn sắp
xếp đúng với tinh thần trên mà không đạt được mức quy định, thì chủ yếu là phải
xét lại việc bố trí sử dụng đã được hợp lý và việc bồi dưỡng đào tạo đã được tốt
chưa, để có kế hoạch bổ khuyết.
Sau khi sắp xếp cấp bậc, hạ sĩ
quan và chiến sĩ đều được hưởng trợ cấp khu vực tính theo lương mới như sĩ
quan. Do đó khoản tiền ăn tiền sinh hoạt phí cũng sẽ không căn cứ theo định lượng
quy định cho từng địa phương mà sẽ tính thống nhất là 21đ sẽ dùng để so sánh với
công việc mới.
Ví dụ: Một hạ sĩ quan được chuyển
ngành công tác ở Nam Định định lượng ở đó là 22đ30 thì sinh hoạt phì trong 9
tháng kể từ ngành chuyển ngành gồm tiền ăn 22đ30+ quân trang 6đ + tiêu vặt 16 đ
+ phụ cấp thâm niên 9đ = 52đ
Sau khi xếp xắp lương, thì tiền
lương sẽ trả như sau:
a) Nếu thu nhập chính gồm các
khoản ở phầnIII mục 1 điểm c bằng hoặc cao hơn 95% lương chính (đối với sĩ
quan) hoặc 95% sinh hoạt phí (đã tính lại theo định lượng thống nhất, đối với hạ
sĩ quan và chiến sĩ) thì quân nhân chuyển ngành sẽ được hưởng lương mời từ
tháng thứ 10 (kề từ ngày chuyển ngành ).
b) Đối với những người sau khi sắp
xếp, thu nhập mới thấp hơn 95% lương hoặc sinh hoạt phí thì được hưởng thêm một
khoản tiền phụ cấp chênh lệch bằng 95% lương chính hoặc lương sinh hoạt phí (đã
thống nhất định lượng ) bắt đầu từ tháng 10 đến hết 2 năm (kể từ ngày chuyển
ngành ).
Ví dụ 1: Một sĩ quan lương 65đ;
95% lương là :
công trường có, 4% phụ cấp cán sự
công trường là 2đ24 thì thu nhập mới là 56đ + 2đ24=58đ24 ; phụ cấp chênh lệch
là 61đ 75 – 58đ24= 3đ1. Nếu công tác ở địa phương có phụ cấp khu vực 10% thì mỗi
tháng người đó sẽ lĩnh:
- Lương cán sự : 56đ00
- 4% phụ cấp công trường : 2đ24
- Phụ cấp chênh lệch : 3đ51
- phụ cấp khu vực : 5đ60
Cộng : 67đ35
Ví dụ 2: Đồng chí B hạ sĩ quan
có 10 năm thâm niên được chuyển ngành đến 1 công trường ở thành phố Nam Định
sinh hoạt phí trong 9 tháng đầu (kể từ ngày chuyển ngành):
- Định lượng ở Nam Định : 22đ30
- Quân trang : 6đ00
- Phụ cấp tiêu vặt : 16đ00
- Phụ cấp thâm niên : 9đ00
Cộng : 53đ30
Sang tháng thứ 10:
- Định lượng thống nhất : 21đ00
- Quân trang : 6đ00
- Phụ cấp tiêu vặt : 16đ00
- Phụ cấp thâm niên : 9đ00
Cộng : 52đ00
- 95% của 52đ là
- Được xếp bậc 2 tháng lương bậc
7 công trường là 43đ10 thấp hơn 49đ là 6đ30
Vậy đồng chí được hưởng lương
như sau:
- Lương bậc 2 công trường :
43đ10
- Phụ cấp chênh lệch : 6đ 30
- Phụ cấp khu vực 6% : 2đ58
cộng : 51đ98
c) Từ tháng 10 đến hết 2 năm (kể
từ ngày chuyển ngành), các cơ quan, xí nghiệp, công trường, cần tiếp tục bồi dưỡng
đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho quân nhân chuyển ngành hoặc điều chỉnh
công tác cho những người chưa sử dụng đúng với khả năng (nếu có trường hợp sử dụng
chưa đúng ). Nếu trong thời gian này có một kỳ tăng lương và cải tiến chế độ tiền
lương, hoặc do được đề bạt giữ chức vụ cao hơn, hay do tiến bộ về nghề nghiệp
được bố trí làm công việc cao hơn (đối với công nhân) và được sắp xếp lại lương
mà thu nhập mới cao 95% lương hoặc sinh hoạt phí thì không phải chờ hết 2 năm
mà được hưởng lương mới kể từ ngày xếp lại.
Ví dụ: Đồng chí B có 10 năm thâm
niên nói trên qua hơn một năm công tác, nếu công trường xét yêu cầu sản xuất và
sự tiến bộ của đồng chí có thể giao làm việc bậc 3/7 mức lương 50đ20 thì sẽ xếp
lương bậc 3/7 và đồng chí B sẽ không phải phụ cấp chênh lệch nữa vì lương mới
50đ20 cao hơn 95% sinh hoạt phí 49đ40.
d) Khoản phụ cấp chênh lệch giữa
thu nhập mới và 95% sinh hoạt phí kể cả phụ cấp thâm niên khi ở quân đội, sẽ
không thanh toán vào quỹ lương của xí nghiệp, cơ quan hoặc quỹ bảo hiểm xã hội
mà sẽ thanh toán vào tài khoản (các chi phí khác) của ngân sách nhà nước (nếu
thuộc khu vực hành chính sự nghiệp) hoặc thanh toán vào lỗ lãi của xí nghiệp (nếu
thuộc khu vực sản xuất) và không tính vào giá thành.
IV. CÁC CHẾ ĐỘ
KHÁC
Điều 3 Tiết c Nghị quyết số
01-CP quy định: Kể từ ngày chuyển ngành đến làm việc ở các cơ quan xí nghiệp
quân nhân chuyển ngành được hưởng mọi quyền lợi như công nhân viên chức khác.
Căn cứ vào điều quy định này, kể
từ ngày chuyển ngành, ngoài tiền lương và phụ cấp chênh lệch, phụ cấp khu vực
đã nói ở phần II quân nhân chuyển ngành được hưởng tất cả các chế độ tiền thưởng,
lương theo sản phẩm, phụ cấp, trợ cấp con, bảo hiểm xã hội, phúc lợi, bảo hộ
lao động. v.v…nhưng những công nhân viên chức trong biên chế khác và tính trên
cơ sở lương mới được xếp hoặc mức lương của những người cùng công tác, có trình
độ tương đương. Dưới đây, Liên bộ giải thích thêm một số trường hợp cần thiết:
1. Về thâm niên:
a) Trường hợp chuyển ngành, nghề
mà nghề có phụ cấp thâm niên hoặc có căn cứ thâm niên nghề nghiệp sau khi chuyển
ngành để hưởng phụ cấp hay tiên lương theo thâm niên cũng như những cán bộ ,
công nhân, viên chức cùng nghề quy định những cán bộ, công nhân, viên chức cùng
nghề. Ví dụ:
1. Một quân nhân trước ở đơn vị
hải quân được chuyển ngành đến công tác ở các tàu đi biển thì thời gian ở đơn vị
hải quân vẫn được tính để hưởng phụ cấp thâm niên quy định cho những cán bộ, thủy
thủ và công nhân công tác trên các tàu biển.
2. Một y tá quân đội công tác 10
năm được chuyển ngành làm y tá ở bệnh viện dân y thì thời gian 10 năm được tính
vào thâm niên nghề để xếp vào mức lương 57đ (nếu thuộc nhóm 1)
b) Thời gian ở quân đội được
tính thâm niên để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể.
2. Cách tính lương ngày:
a) Đối với những người chưa sắp
xếp lương (trong thời gian 9 tháng) thì cách lương ngày theo đúng thông tư số
19- LĐ /TT ngày 30-7-1960 về lương ngày của Bộ Lao động (phần II mục h).
b) Đối với những người được xếp
lương mà còn giữ khoản phụ cấp chênh lệch thì khoản tiền chênh lệch ấy cũng
chia cho 26 ngày để tính trả thêm vào các ngày làm việc và các ngày nghỉ do
Chính phủ quy định được hưởng lương như ngày lễ, ngày nghỉ hàng năm, ngày nghỉ
phép, v.v..Ngoài ra sẽ lấy lương chính chia cho 26 ngày để tính lương ngày .
Ở những nơi thi hành chế độ
lương ngày theo việc thì quân nhân chuyển ngành làm việc nào thì hưởng lương
theo việc ấy, làm việc ở cấp cao hơn thì hưởng lương cao hơn. Mặc dầu lương được
hưởng cao hay thấp, phụ cấp chênh lệch sẽ không tính lại nữa.
Ví dụ: Một hạ sĩ quan sinh hoạt
phí là 52 đ:
95% của 52đ là : 49đ40
Lương cấp bậc: 43đ10 (bậc 2 công
trường)
Phụ cấp chênh lệch : 6đ30
- Lương ngày của bậc 2 công trường
theo cấp bậc được xếp : 43đ10:26= 1đ65
- Khoản chênh lệch trả thêm vào
các ngày làm việc và các ngày nghỉ do Chính phủ quy định được hưởng lương là :
6đ30: 26=0đ24
- Nếu trong tháng đồng chí ấy
làm 20 ngày bậc 2, và bậc 5 ngày bậc 3, 1 ngày ngừng việc thì sẽ hưởng như sau:
- 26 ngày hưởng lương nên được cả
26 ngày phụ cấp chênh lệch là: 6đ30
- 20 ngày lương bậc 2 là: 33đ00
- 5 ngày lương bậc 3 là: 9đ60
- 1 ngày lương ngừng việc vì mưa
là: (80% của bậc 2) 1đ32
Cộng: 50đ22
V. CHẾ ĐỘ ĐI HỌC
1. Đối với quân nhân chuyển
ngành đi học chưa được xếp lương:
a) Trong 9 tháng đầu (kể từ ngày
chuyển ngành) Quân nhân chuyển ngành cử đi học ở các trường lớp bổ túc, đào tạo,
hay học nghề theo lối kèm cặp sẽ hưởng lương chính và phụ cấp khu vực (nếu là
sĩ quan) hoặc 10% sinh hoạt phí kể cả phụ cấp thâm niên (nếu là hạ sĩ quan và
chiến sĩ ) như những quân nhân chuyển ngành đang công tác.
b) Từ tháng thứ 10 đến hết 2 năm
(kể từ ngày chuyển ngành). Những người đi học nói trên được hưởng sinh hoạt phí
bằng 95% lương và phụ cấp khu vực (nếu là sĩ quan) hoặc 95% sinh hoạt phí kể cả
phụ cấp thâm niên (nếu là hạ sĩ quan).
2. Đối với quân nhân chuyển
ngành công tác đã được xếp lương rồi mới được cử đi học:
a) Sau 9 tháng (kể từ ngày chuyển
ngành) được xếp lương mà lương mới thấp hơn lương hoặc sinh hoạt phí của quân đội
thì trong thời gian 2 năm kể từ ngày chuyển ngành được hưởng lương hay sinh hoạt
phí như những quân nhân chuyển ngành đi học chưa được xếp lương quy định ở phần
V, mục 1 nói trên
b) Nếu sau 9 tháng (kể từ ngày chuyển
ngành) được xếp lương mà lương mới cao hơn hoặc ngang lương chính hay sinh hoạt
phí thì hưởng theo chế độ chung của cán bộ công nhân, viên chức đi học quy định
tại thông tư số 287/TTg ngày 21-11-1960 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đi học
ở các trường và thông tư số 20/LĐTT ngày 03-11-1959 của Bộ Lao động và chế độ học
nghề.
Ví dụ: Một sĩ quan lương 54đ: xếp
cán sự 2: 56đ, đi học trường trung cấp kỹ thuật ở Hà Nội (đào tạo ) thì hưởng:
- Sinh hoạt phí bằng 90% của 56đ
là : 50đ40
- 12% phụ cấp khu vực của 50đ 40
là : 6,05
Cộng : 56đ45
3. Sau 2 năm (kể từ ngày chuyển
ngành, những quân nhân chuyển ngành chưa được sắp xếp lương và những người đã
được sắp xếp lương nhưng mức lương thấp hơn 95% lương chính hoặc sinh hoạt phí
cũ, nếu cón tiếp tục đi học ở các trường bổ túc thì cần được hưởng 95% lương
chính hoặc sinh hoạt phí cũ, và nếu học ở các trường đào tạo thì sẽ được hưởng
90% lương chính hoặc sinh hoạt phí cũ cho đến hết thời gian học tập.
4. Các quyền lợi khác khi đi học:
a) Những quân nhân chuyển ngành
đi học các trường lớp bổ túc chính trị, văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ các trường
đại học trung sơ cấp, và bổ túc văn hóa công nông được hưởng các quyền lợi bảo
hiểm xã hội phúc lợi tập thể, v.v.. như cán bộ, công nhân, viên chức trong biên
chế đi học đã quy định trong thông tư số 287/TTg ngày 21-11-1960 của Thủ tướng
Chính phủ và thông tư số 70-NV/CB ngày 16-12-1960 của Bộ Nội vụ.
b) Những quân nhân chuyển ngành
học nghề theo lối kèm cặp hưởng lương quyền lợi bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập
thể như những cán bộ công nhân trong biên chế đang công tác.
5. Sau khi mãn khóa tốt nghiệp
hoặc học thành nghề thì quân nhân chuyển ngành được sắp xếp lương mới như những
cán bộ, công nhân viên chức khác trong biên chế.
Nếu lương mới cao hơn lương sinh
hoạt phí trong thời gian đi học thì hưởng lương mới ngay.
Nếu lương mới thấp hơn sinh hoạt
phí trong thời gian đi học thì hưởng như sau:
a) Nếu tốt nghiệp hay thành nghề
trong thời gian 2 năm kể từ ngày chuyển ngành, thì được tiếp tục hưởng 95%
lương hay sinh hoạt phí cũ cho đến hết 2 năm.
b) Nếu tốt nghiệp hay thành nghề
trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày chuyển ngành thì hưởng lương mới ngay.
6. Những quân nhân chuyển ngành
đi học từ 31-01-1961 trở về trước, nếu đã hưởng lương theo chế độ quy định
trong thông tư này thì không phải truy hoàn, nếu hưởng thấp hơn thì không truy
lĩnh. Từ ngày 01-2-1961 trở đi, quân nhân chuyển ngành sau ngày 01-5-1960 được
cử đi học sẽ hưởng thống nhất chế độ quy định trong thông tư này.
C. ĐỐI TƯỢNG
VÀ THỜI GIAN THI HÀNH
Chế độ trả lương trên thi hành kể
từ ngày 01 tháng 01 năm 1961 cho quân nhân tình nguyện (kể cả quân nhân tình
nguyện đã chuyển sang công an vũ trang) chuyển ngành từ ngày 01-5-1960 trở về
sau. Riêng những sĩ quan chuyển ngành sau ngày 01-5-1960 đang hưởng lương và phụ
cấp thâm niên cho đến hết tháng 01 năm 1961 trở đi sẽ hưởng lương chính, không
có phụ cấp thâm niên.
Chế độ này không thi hành đối với
quân nhân làm nghĩa vụ và công an vũ trang không phải là quân nhân tình nguyện
cũ, được chuyển đến công tác ở các cơ quan, xí nghiệp, công trường .
Những quân nhân chuyển ngành trước
ngày 01-5-1960 mà vẫn hưởng theo quy định tại nghị định số 250/TTg ngày
12-6-1957 của Thủ tướng Chính phủ.
Việc ban hành chính sách mới về
sử dụng đạo tạo và đãi ngộ cho quân nhân tình nguyện ngành thể hiện sự quan tâm
về mọi mặt của Đảng và Chính phủ đối với anh em chuyển ngành. Các ngành các cấp
nghiêm chỉnh có kế hoạch cụ thể chấp hành tốt chính sách này. Trong khi thi
hành cần coi trọng việc giải thích, phổ biến sâu rộng trong chính sách trong
quân nhân chuyển ngành cũng như trong tất cả các cán bộ, công nhân, viên chức
khác. Trong khi thi hành thông tư này, nếu gặp những khó khăn trở ngại gì, đề
nghị các cơ quan xí nghiệp phản ảnh cho Liên bộ biết để nghiêm cứu giải quyết.
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
Lê Tất Đăc
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Đăng
|