BỘ
LAO ĐỘNG
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 03-LĐ/TT
|
Hà Nội, ngày
04 tháng 04 năm 1966
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT VẬN HÀNH AN TOÀN CHO CÔNG NHÂN NỒI
HƠI VÀ CÁC BÌNH CHỊU ÁP LỰC
Kính gửi:
Đồng kính gửi:
|
Các Bộ, Tổng cục quản lý sản xuất,
Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố ,
Tổng công đoàn Việt Nam,
Các cơ quan lao động địa phương
|
Từ ngày hòa bình lập lại và nhất
là từ năm 1960 bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, do yêu cầu phát triển sản
xuất, các nồi hơi và bình chịu áp lực ngày được sử dụng rộng rãi trong các
ngành sản xuất và phục vụ. Số lượng công nhân vận hành nồi hơi và bình chịu áp
lực do đó cũng tăng lên nhiều. Ngoài số ít công nhân có tuổi nghề hoặc có trình
độ kỹ thuật khá, phần đông công nhân vận hành nồi hơi là công nhân mới, chưa được
huấn luyện về kỹ thuật vận hành an toàn. Nhiều sự cố nồi hơi đã xẩy ra trong đó
có những vụ do công nhân chưa được huấn luyện, nên đã vận hành sai quy trình kỹ
thuật, gây nên tổn thất về người và làm hư hỏng thiết bị, thiệt hại tài sản của
Nhà nước.
Hiện nay do yêu cầu báo đảm phát
triển sản xuất trong tình hình có chiến tranh, điều kiện sản xuất và an toàn có
nhiều khó khăn hơn trước, nên càng phải chú trọng thực hiện mọi biện pháp nhằm
ngăn ngừa các sự cố và tai nạn về nồi hơi và bình chịu áp lực. Một trong những
biện pháp tích cực là thực hiện nghiêm chỉnh chế đố huấn luyện về kỹ thuật vận
hành an toàn cho công nhân nồi hơi và bình chịu áp lực, đảm bảo cho công nhân
có trình độ kỹ thuật khá, nắm vững phương pháp làm việc an toàn, tránh để xảy
ra tai nạn lao động và hư hỏng thiết bị.
Trong mấy năm qua, công tác huấn
luyện cho công nhân vận hành, các loại thiết bị này đạt được kết quả tương đối
tốt ở một số ngành và cơ sở, nhưng nói chung còn có những thiếu sót như sau:
- Nhiều ngành và cơ sở sản xuất
chưa quan tâm đúng mức đến việc huấn luyện về kỹ thuật vận hành an toàn cho
công nhân nồi hơi và bình chịu áp lực, chưa đặt thành chế độ chặt chẽ và có kế
hoạch tổ chức huấn luyện, thường chỉ mới hướng dẫn qua loa rồi giao cho công
nhân cũ kèm cặp để giải quyết yêu cầu sản xuất trước mắt.
- Việc phân nhiệm tổ chức huấn
luyện về kỹ thuật vận hành an toàn cho công nhân nồi hơi và bình chịu áp lực
chưa được quy định rõ ràng. Các cơ quan lao động địa phương đã mở một số lớp huấn
luyện, nhưng do thiếu cán bộ giảng dạy, thiếu điều kiện để tổ chức cho công
nhân thực tập, chương trình huấn luyện khó sát với hoàn cảnh sử dụng nhiều loại
nồi hơi và bình chịu áp lực khác nhau, nên kết quả huấn luyện còn bị hạn chế.
Để khắc phục các thiếu sót nói
trên và để đưa dần công tác huấn luyện đi dần vào nền nếp, Bộ Lao động hướng dẫn
về trách nhiệm, yêu cầu, phương pháp tổ chức huấn luyện và biện pháp thi hành
việc huấn luyện kỹ thuật vận hành an toàn cho công nhân nồi hơi và bình chịu áp
lực.
I. TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC HUẤN
LUYỆN
Điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động
do Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 181-CP ngày 18-12-1964 đã
quy định tại điều 9:
“Khi sử dụng công nhân mới hoặc khi
thay đổi thiết bị, cải tiến phương pháp sản xuất, xí nghiệp phải huấn luyện cho
công nhân về kỹ thuật an toàn… và phải sát hạch sau khi đã huấn luyện. Đối với
công nhân làm những công việc có tính chất nguy hiểm hay có hại đến sức khỏe phải
tổ chức việc định kỳ huấn luyện hoặc sát hạch lại. Chế độ do Bộ Lao động quy định”.
Như vậy, việc tổ chức huấn luyện
về kỹ thuật vận hành an toàn cho công nhân nồi hơi và bình áp chịu lực thuộc
trách nhiệm của các ngành chủ quản ở trung ương và địa phương và của các xí
nghiệp. Theo tình hình thực tế hiện nay, các ngành và các cơ sở sản xuất phụ
trách huấn luyện cho công nhân nồi hơi, bình chịu áp lực trong ngành hoặc cơ sở
mình có nhiều thuận lợi về cán bộ và phương tiện giảng dạy, chủ động sắp xếp thời
gian mở lớp cho ăn khớp với kế hoạch sản xuất, chương trình huấn luyện đề ra dễ
sát hợp với yêu cầu thực tế, có điều kiện cho công nhân vừa học lý thuyết vừa
thực tập, do đó sẽ tiếp thu bài giảng được dễ dàng, mau chóng, học tập có nhiều
kết quả hơn.
Ngành lao động có trách nhiệm hướng
dẫn giúp đỡ các ngành chủ quản và các xí nghiệp về yêu cầu, nội dung và phương
pháp huấn luyện: trong quá trình theo dõi việc thực hiện sẽ thu thập tình hình,
nghiên cứu phổ biến các kinh nghiệm về huấn luyện để các ngành, các địa phương
tham khảo bổ sung vào chương trình huấn luyện của mình.
II. YÊU CẦU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN
Yêu cầu chung về huấn luyện kỹ
thuật vận hành an toàn cho công nhân nồi hơi và bình chịu áp lực là làm cho
công nhân nắm vững quy trình thao tác, vận hành thiết bị, xử lý kịp thời và
đúng kỹ thuật những sự cố xảy ra để trong lúc vận hành sản xuất, đảm bảo được
an toàn thiết bị và an toàn lao động không để xảy ra hư hỏng máy móc và tai nạn
lao động, bảo đảm sản xuất được liên tục. Yêu cầu cụ thể phải thể hiện trong nội
dung huấn luyện như sau:
a) Đối với công nhân vận hành nồi
hơi, yêu cầu phải nắm vững:
- Những kiến thức cơ bản về cấu
tạo, nguyên lý hoạt động và nội dung bảo dưỡng của loại nồi hơi đang sử dụng, của
các thiết bị an toàn, và các bộ phận phụ thuộc của nồi hơi; về tính chất thành
phần của chất đốt và cách sử dụng để vừa có lợi cho sản xuất vừa bảo đảm an
toàn lao động.
- Những vấn đề cụ thể trong quy
trình thao tác, vận hành thiết bị, và những công việc phải là khi chuẩn bị đốt
lò, bắt đầu đốt lò, điều khiển lò trong quá trình vận hành; những khả năng gây
nổ vỡ, hư hỏng để đề phòng; những biện pháp xử lý sự cố thông thường như khi nồi
cạn nước hay đầy nước, khi áp suất trong nồi tăng đột ngột, khi có sự biến dạng
trên các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi (mặt sàng hay thân nồi bị phòng, rạn,
nứt, mối ghép bị bục nước, xì hơi… v.v…)
- Những yêu cầu xử lý khi có báo
động phòng không.
b) đối với công nhân vận hành
các bình chịu áp lực, (như: nồi hấp, bình sinh khí a-xê-ty-len, bình khí nén…):
- Nắm vững những kiến thức cơ bản
về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, yêu cầu sử dụng và bảo dưỡng từng loại: thiết
bị, những vấn đề cụ thể trong quy định vận hành, xử lý sự cố theo đặc điểm
riêng.
- Nắm được đặc tính của các chất
khí, hóa chất chứa trong thiết bị, khả năng ăn mòn gây hư hỏng thiết bị của
chúng và môi trường xung quan có thể phản ứng gây tai nạn.
c) Đối với tổ trưởng trực tiếp vận
hành nồi hơi, không những phải thành tạo những vấn đề trên, mà còn phải nắm vững
thêm về;
- Yêu cầu bảo dưỡng định kỳ từng
loại thiết bị mình phụ trách (về lý thuyết và thực hành).
- Phương pháp xử lý nước cấp cho
nồi hơi (về lý thuyết và thực hành).
- Cách thức giao nhận ca kíp,
ghi sổ, giao ca và theo dõi phát hiện kịp tình hình thiết bị cần giải quyết.
d) Sau khi đã huấn luyện, đơn vị
tổ chức huấn luyện phải tiến hành sát hạnh để đánh giá kết quả học tập của từng
người và cấp giấy chứng nhận cho công nhân đã đạt yêu cầu sát hạch.
Hàng năm đơn vị sử dụng phải tổ
chức sát hạch lại về kỹ thuật an toàn.
III. BIỆN PHÁP THI HÀNH
Để công tác huyấn luyện về kỹ
thuật vận hành an toàn cho công nhân vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực đạt
được kết quả tốt, tránh lãng phí và ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nhất là trong
tình hình phòng không hiện nay việc đi lại, tập trung đông công nhân có khó
khăn, các ngành quản lý sản xuất ở trung ương và địa phương (kể cả các cơ quan
quản lý các đơn vị sự nghiệp có sử dụng nồi hơi và bình chịu áp lực) cần nghiên
cứu việc phân khu vực huấn luyện và trong mỗi khu vực giao trách nhiệm cho các
xí nghiệp thuộc quyền tương đối có điều kiện về cán bộ kỹ thuật và thiết bị để
thực tập, phụ trách việc mở lớp huấn luyện; các xí nghiệp nhỏ không có điều kiện
mở lớp riêng sẽ gửi công nhân của mình luân phiên đến học. Còn các xí nghiệp lớn
sử dụng nhiều công nhân nồi hơi và bình chịu áp lực có thể mở lớp riêng cho
công nhân vừa làm, vừa học.
Các sở, ty chủ quản ở các khu, tỉnh,
thành phố sẽ tự tổ chức việc huấn luyện riêng cho công nhân các cơ sở thuộc quyền;
nếu không có điều kiện thì phối hợp với các sở, ty khác để tổ chức mở lớp
chung.
Ngay từ bây giờ cần có kế hoạch
cụ thể tổ chức việc mở lớp huấn luyện kỹ thuật vận hành an toàn cho công nhân,
phân công cho một số xí nghiệp chuẩn bị mở lớp, chuẩn bị tài liệu, nắm tình
hình về số lượng, trình độ nghề nghiệp công nhân và giao trách nhiệm cho các
đơn vị thuộc quyền phải có kế hoạch sắp xếp cho công nhân của đơn vị lần lượt
được đi học. Đối tượng huấn luyện phải nhằm trước những công nhân mới đã đưa
vào làm việc mà chưa qua huấn luyện, còn đối với công nhân cũ đã có ít nhiều
kinh nghiệm sẽ tiếp tục bổ túc nghiệp vụ, nâng cao dần trình độ sau.
Yêu cầu các Bộ, các ngành quản
lý ở trung ương và địa phương quy định thời hạn các cơ sở phải làm xong và theo
dõi, chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện để trong năm 1966 tất cả công nhân được
giao nhiệm vụ vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực đều được huấn luyện.
Bắt đầu từ tháng 9 năm 1966, đối
với công nhân mới tuyển hoặc mới chuyển từ nghề khác sang vận hành nồi hơi và
bình chịu áp lực, phải thực hiện đúng quy định tại điều 9 của Điều lệ bảo hộ
lao động là phải tổ chức huấn luyện về kỹ thuật vận hành an toàn rồi mới giao
việc; nếu công nhân chưa được huấn luyện mà đã được sử dụng trong việc vận hành
nồi hơi và bình chịu áp lực, cán bộ thanh tra về kỹ thuật an toàn, bắt buộc phải
yêu cầu đình chỉ công việc của người đó và thủ trưởng đơn vị sử dụng công nhân
phải chịu trách nhiệm.
Đề nghị các Bộ, Tổng cục và các Ủy
ban hành chính địa phương theo dõi và lãnh đạo chặt chẽ công tác huấn luyện về
kỹ thuật an toàn cho công nhân vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực và báo cáo
cho Bộ Lao động biết kết quả sau khi đã thực hiện xong theo yêu cầu đề ra trong
thông tư này.
Các cơ quan lao động địa phương,
trong phạm vi trách nhiệm của mình có nhiệm vụ phổ biến thông tư này và đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện công tác huấn luyện cho công nhân, nhân viên vận hành nồi
hơi và bình chịu áp lực ở tất cả các xí nghiệp thuộc trung ương hoặc địa phương
quản lý.
Trong khi thi hành thông tư này,
nếu gặp khó khăn, mắc múu gì, đề nghị các ngành, các cấp phản ánh cho Bộ Lao động
biết để nghiên cứu giải quyết.
|
K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Đăng
|