BỘ
LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
02/2002/TT-BLĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2002
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG DẠY NGHỀ
Căn cứ Bộ Luật lao động, Quyết
định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tuần
làm việc 40 giờ; Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Bộ Luật lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề; sau khi có ý
kiến của các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng
dẫn chế độ làm việc của giáo viên trường dạy nghề như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG,
PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Giáo viên trực tiếp giảng dạy
ở các trường dạy nghề công lập, bán công, dân lập, tư thục; giáo viên dạy nghề
trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, đại học có dạy nghề
dài hạn;
2. Cán bộ làm công tác quản lý ở
các trường dạy nghề có tham gia giảng dạy.
II. CHẾ ĐỘ
LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG DẠY NGHỀ:
Chế độ làm việc của giáo viên
Trường dạy nghề quy định như sau:
1. Thời gian làm việc:
Thời gian làm việc của giáo viên
dạy nghề là 44 tuần/năm học, trong đó: giảng dạy 40 tuần; học tập nâng cao
trình độ, nghiên cứu khoa học 4 tuần.
Quỹ thời gian 40 tuần/năm học là
thời gian giáo viên thực hiện các công việc sau: giảng dạy trên lớp, hoặc hướng
dẫn thực hành; làm những công việc chuẩn bị trước, sau khi giảng dạy (nghiên cứu
giáo trình và các tài liệu giảng dạy; soạn giáo án; chấm bài kiểm tra thường
xuyên và định kỳ; sinh hoạt chuyên môn; dự lớp, trao đổi nghiệp vụ; chuẩn bị mô
hình, học cụ, phương tiện giảng dạy) và thực hiện những nhiệm vụ khác theo tiêu
chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức - viên chức đối với giáo viên dạy nghề theo
quy định của Nhà nước.
Quỹ thời gian 4 tuần/năm học
dành cho giáo viên học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học, thời gian
học tập nếu có yêu cầu dài hơn sẽ lấy quỹ thời gian giảng dạy (40 tuần) chuyển
sang thời gian học tập; trường hợp giáo viên không sử dụng hết 4 tuần để học tập
và nâng cao trình độ thì thời gian còn lại sẽ chuyển sang làm công tác giảng dạy.
2. Tiêu chuẩn giờ giảng của giáo
viên:
Tiêu chuẩn giờ giảng là số giờ định
mức (số tiết/tuần) mỗi giáo viên phải thực hiện giảng lý thuyết hoặc dạy thực
hành quy định tại phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này được áp dụng đối với lớp học
lý thuyết có số học sinh tối đa 35 người, lớp học thực hành tối đa 18 người với
nghề bình thường và tối đa 10 người với nghề nặng nhọc, độc hại, những nghề dễ
gây tai nạn nguy hiểm. Trường hợp học lý thuyết cần thiết phải ghép lớp có từ
70 học sinh trở lên thì 1 tiết thực giảng ở lớp được tính với hệ số 1,5.
Quy ước: 1 tiết giảng dạy lý
thuyết 45 phút, bằng 1 giờ chuẩn; 1 tiết giảng dạy lý thuyết bằng 1,5 giờ dạy thực
hành (1 giờ dạy thực hành 60 phút).
Đối với giáo viên quân sự, giáo
viên thể dục thể thao thời gian làm công tác tổ chức phong trào thể dục, huấn
luyện quân sự cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường được tính là thời
gian giảng dạy.
Giờ giảng quy định trong phụ lục
số 2 là tiêu chuẩn giờ giảng tối thiểu trong một năm học cho cán bộ quản lý
tham gia giảng dạy. Hiệu trưởng căn cứ vào khối lượng công tác thực tế của cán
bộ quản lý quyết định tiêu chuẩn cụ thể đối với từng người.
3. Quy định về việc quy đổi một
số loại giờ lao động khác ra giờ chuẩn:
a. Soạn đề thi, coi thi và chấm
thi học kỳ:
- Soạn đề thi:
+ Một đề thi viết kèm theo đáp
án được tính bằng 1 giờ chuẩn; một đề thi vấn đáp kèm theo đáp án được tính bằng
0,25 giờ chuẩn;
+ Một đề thi thực hành kèm theo
đáp án được tính bằng 0,5 giờ chuẩn.
- Chấm thi:
+ Lý thuyết: được tính bằng 0,1
giờ chuẩn/bài;
+ Vấn đáp: 0,2 giờ chuẩn/1 học
sinh;
+ Thực hành: thời gian thực tế
chấm thi thực hành được tính như giờ giảng thực hành.
- Coi thi: 1 giờ coi thi (lý
thuyết hoặc thực hành) được tính bằng 0,25 giờ chuẩn.
b. Soạn đề thi, coi thi và chấm
thi tốt nghiệp:
- Soạn đề thi:
+ Một đề thi viết kèm theo đáp
án được tính bằng 2 giờ chuẩn; một đề thi vấn đáp kèm theo đáp án được tính bằng
0,5 giờ chuẩn;
+ Một đề thi thực hành kèm theo
đáp án được tính bằng 1,5 giờ chuẩn.
- Coi thi tốt nghiệp (lý thuyết
hoặc thực hành): 1 giờ coi thi được tính bằng 0,5 giờ chuẩn.
- Chấm thi tốt nghiệp:
+ Chấm thi lý thuyết: được tính
0,2 giờ chuẩn/bài;
+ Chấm thi thực hành: thời gian
thực tế chấm thi thực hành được tính bằng giờ giảng thực hành nhân với hệ số
1,2.
c. Hướng dẫn thực tập ngoài trường:
Thời gian hướng dẫn thực tập bao
gồm: thời gian liên hệ nơi thực tập, thời gian đi và về, thời gian hướng dẫn thực
tập và thời gian làm báo cáo kết quả thực tập.
Thời gian hướng dẫn thực tập của
giáo viên được tính là thời gian giảng dạy.
d. Biên soạn giáo trình, tài liệu
giảng dạy:
Biên soạn giáo trình, tài liệu
giảng dạy thực hiện theo chế độ ký hợp đồng.
4. Chế độ giảm giờ giảng cho giáo
viên:
a. Chế độ giảm giờ chung:
- Giáo viên dạy 2 môn học khác
nhau, đan xen nhau trong cùng một khoảng thời gian (mỗi môn học được xác định
trong kế hoạch đào tạo và có tổng số giờ giảng vượt từ 10 - 30% tiêu chuẩn giờ
giảng dạy trong tuần): giảm 1,5 giờ chuẩn/tuần.
- Giáo viên mới tốt nghiệp,
trong thời gian tập sự được giảm 2 giờ chuẩn/tuần.
- Giáo viên dạy thực hành trong
điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (thuộc Danh mục do Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành), được giảm 1 giờ/1 ngày.
b. Chế độ giảm giờ giảng cho
giáo viên làm công tác quản lý:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp: giảm
2 giờ chuẩn/tuần.
- Giáo viên phụ trách phòng học
chuyên môn: giảm 2 giờ chuẩn/tuần.
- Giáo viên kiêm tổ trưởng bộ
môn:
+ Tổ bộ môn có từ 5 giáo viên trở
xuống giảm 1 giờ chuẩn/tuần.
+ Tổ bộ môn có từ 6 giáo viên trở
lên giảm 2 giờ chuẩn/tuần.
- Chủ nhiệm khoa Trưởng trạm, trại
và cấp tương đương: giảm 30% khối lượng giờ giảng.
- Giáo viên cấp phó các chức
danh trên: giảm 2/3 so với cấo trưởng.
c. Chế độ giảm giờ giảng cho
giáo viên đảm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể:
- Giáo viên kiêm bí thư Đảng uỷ
hoặc bí thư Chi bộ nhà trường, kiêm Chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn TNCSHCM trường:
giảm từ 20 - 30% khối lượng giờ giảng.
- Giáo viên cấp phó các chức
danh trên: giảm 2/3 so với cấp trưởng.
- Giáo viên kiêm từ 2 chức vụ trở
lên (ví dụ như phó bí thư Đảng uỷ, kiêm Chủ tịch Công đoàn trường...): giảm từ
30 - 45% khối lượng giờ giảng.
Tuỳ theo quy mô của Trường, số
lượng các thành viên trong từng tổ chức; sau khi thoả thuận với Ban chấp hành Đảng,
Đoàn thể, Hiệu trưởng quyết định số giờ giảm cho các chức danh trong phạm vi
quy định.
Trong thực tế, giáo viên còn một
số công việc phải làm theo yêu cầu của Hiệu trưởng, mang tính đặc thù của từng
trường. Tuỳ theo các công việc cụ thể, Hiệu trưởng định mức cho từng công việc
đó bảo đảm tương quan hợp lý với các định mức trong Thông tư này.
III. THỜI GIỜ
NGHỈ NGƠI
Thời giờ nghỉ ngơi của giáo viên
trường dạy nghề trong một năm học là 8 tuần, bao gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch,
nghỉ ngày lễ và nghỉ học kỳ.
1. Nghỉ hè 6 tuần:
Giáo viên đã hoàn thành từ 80%
nhiệm vụ được giao trở lên được nghỉ hè 6 tuần. Giáo viên hoàn thành dưới 80%
nhiệm vụ được giao, tuỳ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, Hiệu trưởng quyết định
thời gian nghỉ hè của từng giáo viên, nhưng phải đảm bảo thời gian nghỉ hè tối
thiểu của giáo viên là 3 tuần.
- Giáo viên làm nhiệm vụ quản
sinh: hoàn thành nhiệm vụ được hưởng chế độ nghỉ hè chung như giáo viên.
- Cán bộ quản lý có tham gia giảng
dạy, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và tiêu chuẩn giờ giảng được nghỉ hè 4 tuần.
2. Nghỉ tết âm lịch, nghỉ ngày lễ
và nghỉ học kỳ: 2 tuần.
3. Các ngày nghỉ khác của giáo
viên trường dạy nghề thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây về chế độ làm việc của
giáo viên trường dạy nghề trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, các trường dạy nghề phản ảnh về
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết.
Nơi nhận:
Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
Văn phòng Quốc hội;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Văn phòng Chính phủ;
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Toà án Nhân dân tối cao;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
Cơ quan thuộc Chính phủ;
UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
Công báo (2bản)
Lưu VP, TCDN (20 bản).
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Nguyễn Thị Hằng
|
PHỤ LỤC 1
TIÊU CHUẨN GIỜ GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2002/TT-BLĐTBXH, ngày 04 tháng 01
năm 2002 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
Số
TT
|
Nội dung công việc
|
Tiêu
chuẩn giảng dạy
|
Lý
thuyết
(tiết/tuần)
|
Dạy
thực hành
(giờ/tuần)
|
I
|
Giáo viên dạy nghề
|
|
|
1
|
Dạy lý thuyết
kỹ thuật cơ sở, kỹ thuật chuyên môn và nghiệp vụ
|
14
|
|
2
|
Dạy thực
hành
|
|
21
|
II
|
Giáo viên dạy các môn khác
|
|
|
1
|
Dạy văn hoá
|
17
|
|
2
|
Dạy môn
chính trị, kỹ thuật cơ sở
|
16
|
|
3
|
Dạy lý thuyết
tin học, ngoại ngữ
|
16
|
|
4
|
Dạy thực
hành trên máy vi tính
|
|
24
|
5
|
Dạy lý thuyết
về quân sự và thể chất
|
16
|
|
6
|
Dạy kỹ thuật
thực hành quân sự, thể dục thể thao
|
|
24
|
7
|
Dạy các môn
chung khác (Luật, Dân số, môi trường...)
|
16
|
|
TIÊU CHUẨN GIỜ GIẢNG DẠY CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG DẠY
NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2002/TT-BLĐTBXH, ngày 04 tháng 01
năm 2002 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
Số
TT
|
Nội
dung công việc
|
Tiêu
chuẩn giảng dạy
|
Lý
thuyết
(Tiết/năm)
|
Dạy
thực hành
(giờ/năm)
|
|
|
|
|
1
|
Hiệu trưởng
|
30
|
|
2
|
Hiệu phó
|
50
|
|
3
|
Trưởng phòng
|
60
|
|
4
|
Phó trưởng phòng
|
70
|
|
5
|
Cán bộ Phòng Đào tạo
|
80
|
|
|
|
|
|