BỘ
NGOẠI GIAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
40/2015/TB-LPQT
|
Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2015
|
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định của Luật Ký kết, gia
nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông
báo:
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ma-lai-xi-a về tuyển chọn và sử dụng
lao động ký tại Kua-la-Lăm-pua ngày 07 tháng 8 năm 2015,
có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2015.
Về ngôn ngữ ký, theo quy định Bản ghi
nhớ được ký bằng tiếng Việt, tiếng Mã-lai và tiếng Anh. Tuy nhiên, trong quá
trình chuẩn bị văn kiện phục vụ lễ ký trong chuyến thăm chính thức Ma-lai-xi-a
của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 07 - 08/8/2015, hai Bên chưa kịp hoàn tất văn bản
tiếng Việt và tiếng Mã-lai. Bộ Ngoại giao đã đề nghị Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội phối hợp với phía Bạn để sớm hoàn tất việc ký văn bản tiếng Việt và
tiếng Mã-lai.
Theo quy định tại Điều
68 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại
giao trân trọng gửi Quý Cơ quan bản sao Bản ghi nhớ đã ký bằng tiếng Anh và dự
thảo văn bản bằng tiếng Việt để tham khảo.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Ngự
|
BẢN GHI NHỚ
GIỮA
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ
CHÍNH PHỦ MALAYSIA
VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG
Đại diện CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM là Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội và đại diện CHÍNH
PHỦ MALAYSIA là Bộ Nguồn
Nhân Lực (sau đây gọi riêng là "Bên" và gọi chung là "các
Bên '),
LIÊN QUAN TỚI đến Bản Ghi nhớ về việc tuyển
dụng lao động Việt Nam giữa Chính phủ Malaysia và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
được ký kết vào ngày 01 tháng 12 năm 2003 (sau đây gọi tắt là "Biên bản
ghi nhớ năm 2003"), theo đó hai bên đã nhất trí thúc đẩy các quyền và sự bảo
vệ của Người sử dụng lao động và Người lao động;
TIN TƯỞNG rằng việc tuyển dụng Người lao động
từ Việt Nam làm việc tại Malaysia sẽ là một lĩnh vực hợp tác cùng có lợi cho cả
hai Bên;
NHẬN THẤY sự cần thiết phải thiết lập một
khuôn khổ để tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng, sử dụng lao động và hồi hương
Người lao động đã nói trên từ Việt Nam; và
TUÂN THỦ luật pháp, quy tắc, quy định, chính
sách, chỉ thị quốc gia của mỗi nước,
HAI BÊN ĐỒNG Ý như sau:
Điều
1
ĐỊNH
NGHĨA
Vì mục đích của Bản ghi nhớ này
“Hợp đồng Lao động" có
nghĩa là hợp đồng lao động ký kết giữa Người sử dụng lao động và Người lao động
được đề cập tại Phụ lục A, Điều 4 của Bản ghi nhớ này.
" Người sử dụng lao động "
có nghĩa là một công ty thành lập theo luật của Malaysia hay một chủ sở hữu duy
nhất hoặc bất kỳ cá nhân nào tại Malaysia cung cấp việc làm cho Người lao động
tại Malaysia và là người đã được Chính phủ Malaysia chấp thuận sử dụng Người
lao động.
" Người lao động " có nghĩa
là một công dân của Việt Nam đã ký hoặc được ký hợp đồng làm việc tại Malaysia
trong một khoảng thời gian nhất định, theo quy định trong hợp đồng lao động,
nhưng không bao gồm Người lao động trong nước.
"Cơ quan Tuyển dụng
Malaysia" (MRA) - có nghĩa là một cơ quan tuyển dụng tư nhân được cấp phép
theo Đạo Luật Cơ quan Tuyển dụng Tư nhân 1981 và đã được Chính phủ Malaysia chấp
thuận cho các mục đích tuyển dụng Người lao động từ Việt Nam.
"Cơ quan Tuyển dụng Việt
Nam" (VRA) là doanh nghiệp được cấp phép theo Luật Người lao động Việt Nam
Làm việc ở Nước ngoài theo Hợp đồng và được Chính phủ Việt Nam chấp thuận với mục
đích tuyển dụng và đưa Người lao động tới Malaysia làm việc.
Các từ ngữ ở số ít thì bao gồm cả số
nhiều, và các từ ở số nhiều thì bao gồm cả số ít.
Điều
2
MỤC
TIÊU
Mục tiêu của Bản ghi nhớ này là thiết lập một khuôn
khổ liên quan tới tuyển dụng, sử dụng lao động và hồi hương Người lao động từ
Việt Nam có ý định làm việc tại Malaysia.
Điều
3
ĐIỀU
KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN TUYỂN DỤNG
Các Bên đồng ý rằng Người lao động được tuyển dụng
phù hợp với các điều khoản và điều kiện làm việc theo quy định theo pháp luật,
các quy tắc, quy định, chính sách và chỉ thị quốc gia có liên quan quan đến
công việc tại Malaysia.
Điều
4
HỢP
ĐÔNG LAO ĐỘNG
1. Người lao động làm việc tại Malaysia sẽ tuân thủ
theo quy định theo pháp luật, các quy tắc, quy định, chính sách và chỉ thị quốc
gia liên quan tới công việc của Người lao động và các điều khoản và điều kiện
trong Hợp đồng Lao động đề cập tại Phụ Lục A.
2. Mọi thay đổi liên quan tới các điều khoản và điều
kiện của Hợp đồng Lao động trong Bản ghi nhớ này sẽ được đề xuất bởi Nhóm Công
tác Chung của hai nước.
Điều
5
ĐIỀU
KIỆN TUYỂN DỤNG
1. Chính phủ Việt Nam đồng ý rằng những Người lao động
được Người sử dụng lao động chọn để làm việc phải đáp ứng các điều kiện sau đây
trước khi nhập cảnh vào Malaysia:
i. từ 18 tuổi trở lên và
không quá 45 tuổi;
ii. có trình độ và kỹ năng chuyên môn theo quy định
của Người sử dụng lao động;
iii. có kiến thức cơ bản về văn hóa và xã hội
Malaysia;
iv. có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc tiếng
Mã lai;
v. tuân thủ quy định nhập cư Malaysia và thủ tục
liên quan khác;
vi. tuân thủ chính sách của Malaysia về yêu cầu
khám sức khỏe đối với Người lao động nước ngoài;
vii. không bị tiền án tiền sự trước đây; và
viii. Bất kỳ yêu cầu nào khác do Chính phủ Malaysia
quyết định tùy từng thời điểm và những yêu cầu này sẽ được thông báo chính thức
tới Chính phủ Việt Nam.
Điều
6
THỜI
GIAN LÀM VIỆC
1. Người lao động được tuyển dụng theo Bản ghi nhớ
này sẽ làm việc tại Malaysia trong một khoảng thời gian xác định phù hợp với Hợp
đồng Lao động và được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền liên quan tại
Malaysia.
2. Trong trường hợp cắt giảm biên chế, công ty chấm
dứt hoạt động, ngưng kinh doanh do biện pháp cắt giảm chi phí hoặc phá sản, giải
thể, Người lao động Việt Nam sẽ có cơ hội hoặc là quay về Việt Nam hoặc được
phép thay đổi Người sử dụng lao động trong cùng một ngành nghề theo sự chấp thuận
của cơ quan có thẩm quyền liên quan tại Malaysia.
Điều
7
TRÁCH
NHIỆM CỦA CÁC BÊN
Các Bên đồng ý rằng trách nhiệm của Người sử dụng
lao động, Người lao động, Cơ quan Tuyển dụng Malaysia và Cơ quan Tuyển dụng Việt
Nam cho mục đích thực hiện Bản ghi nhớ này phải phù hợp với Phụ lục B.
Điều
8
NHÓM
CÔNG TÁC CHUNG
1. Các Bên đồng ý thành lập một Nhóm Công Tác Chung
bao gồm các viên chức liên quan tới giải quyết lao động, sử dụng lao động và các
vấn đề liên quan để thảo luận mọi vấn đề phát sinh từ việc thực hiện Bản ghi nhớ
này.
2. Nhóm Công Tác Chung sẽ thực hiện Bản ghi nhớ này
và sẽ cố gắng nỗ lực tối đa để thực hiện các chức năng như đã nêu trong điều
khoản tham chiếu trong Phụ lục C.
Điều
9
ĐIỀU
CHỈNH, SỬA
ĐỔI, BỔ
SUNG
(i) Bất kỳ Bên nào cũng có thể yêu cầu bằng văn bản
việc điều chỉnh hoặc sửa đổi tất cả hoặc bất kỳ phần nào của Bản ghi nhớ này.
(ii) Bất kỳ sự điều chỉnh hoặc sửa đổi nào đều phải
có sự đồng ý của các Bên và được thực hiện bằng văn bản và sẽ là một phần của Bản
ghi nhớ này.
(iii) Sự điều chỉnh hoặc sửa đổi này sẽ có hiệu lực
vào ngày do các Bên quyết định.
(iv) Bất kỳ sự điều chỉnh hoặc sửa đổi nào sẽ không
làm phương hại đến các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hoặc dựa trên Bản
ghi nhớ này trước hoặc cho đến ngày điều chỉnh hoặc sửa đổi này.
Điều
10
ĐÌNH CHỈ THI HÀNH
1. Mỗi bên có quyền vì lý do an ninh quốc gia, lợi
ích quốc gia, trật tự công cộng hoặc y tế công cộng để đình chỉ tạm thời, toàn
bộ hoặc một phần việc thi hành Bản ghi nhớ này và việc đình chỉ sẽ có hiệu lực
ngay sau khi thông báo cho bên kia thông qua các kênh ngoại giao.
2. Việc đình chỉ thi hành Bản ghi nhớ này sẽ không ảnh
hưởng tới hoặc làm mất hiệu lực Hợp đồng Lao động đã ký kết giữa Người sử dụng
lao động và Người lao động trước ngày đình chỉ thi hành Bản ghi nhớ này.
Điều
11
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Bất kỳ sự khác biệt hoặc tranh chấp giữa các Bên
liên quan đến việc diễn giải và / hoặc thực hiện và / hoặc áp dụng bất kỳ điều
khoản nào của Bản ghi nhớ này sẽ được giải quyết thông qua hòa giải thông qua
tham vấn lẫn nhau và / hoặc đàm phán giữa các Bên thông qua các kênh ngoại
giao, mà không tham khảo bất kỳ bên thứ ba hoặc tòa án quốc tế.
Điều
12
BẢO MẬT
1. Mỗi Bên sẽ cam kết tuân thủ tính bảo mật và bí mật
của các tài liệu, thông tin và các dữ liệu khác đã nhận hoặc cung cấp cho Bên
kia trong thời gian thực hiện Bản ghi nhớ này hoặc bất kỳ hiệp định khác thực
hiện theo Bản ghi nhớ này.
2. Cả hai bên đồng ý rằng các quy định của Điều này
sẽ tiếp tục mang tính ràng buộc giữa các Bên bất chấp sự chấm dứt của Bản ghi
nhớ này.
Điều
13
HỦY BỎ
Sau khi Bản ghi nhớ này có hiệu lực, các Bên nhất
trí rằng Bản ghi nhớ năm 2003 sẽ được hủy bỏ và không có hiệu lực giữa các Bên.
Điều
14
HIỆU LỰC, THỜI HẠN HIỆU LỰC VÀ CHẤM DỨT THI HÀNH
1. Bản ghi nhớ này sẽ có hiệu lực từ ngày ký ban
hành và có hiệu lực trong thời hạn năm (5) năm.
2. Bản ghi nhớ này có thể được gia hạn thêm một khoảng
thời gian nữa theo quyết định bằng văn bản của các Bên.
3. Ngoại trừ những điều đã đề cập trong Điều này,
hai Bên có thể chấm dứt Bản ghi nhớ này bằng cách thông báo cho Bên kia về ý định
chấm dứt Bản ghi nhớ này bằng một thông báo bằng văn bản thông qua các kênh ngoại
giao, ít nhất trước sáu (6) tháng về ý định chấm dứt.
4. Các Bên đồng ý rằng việc chấm dứt
của Bản ghi nhớ này sẽ không ảnh hưởng hoặc hoặc làm mất hiệu lực Hợp đồng
Lao động đã ký kết giữa Người sử dụng lao động và Người lao động trước ngày chấm
dứt thi hành Bản ghi nhớ này.
ĐỂ CHỨNG NHẬN, những người ký tên dưới đây,
được ủy quyền chính thức của Chính phủ nước mình, đã ký tên vào Bản ghi nhớ.
Thực hiện tại Kualarlumpur, vào ngày 07
tháng 8 năm 2015 gồm sáu (6) bản gốc, hai bản tiếng Anh, hai bản tiếng Mã Lai
và hai bản tiếng Việt có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích
khác nhau giữa các văn bản, văn bản tiếng Anh sẽ được sử dụng làm cơ sở để giải
thích.
THAY MẶT CHÍNH
PHỦ NƯỚC CHXHCN
VIỆT NAM
Bà Phạm Thị Hải Chuyền
Bộ Trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội
|
THAY MẶT CHÍNH
PHỦ MALAYSIA
Ngài Dato’ Sri Richard Riot Anak Jaem
Bộ trưởng Nguồn
Nhân lực
|
PHỤ
LỤC A
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG này được thực hiện vào
ngày……tháng…..năm 20….giữa ……(sau đây gọi là “Người sử dụng lao động”) của một
bên và ….Hộ chiếu số…..và/hoặc Giấy đăng ký Khai sinh số…………(sau đây gọi là
“Người lao động”) của bên còn lại.
XÉT RẰNG Người sử dụng lao động sẽ tuyển dụng
Người lao động theo các điều khoản và điều kiện trong Hợp đồng Lao động này về
việc làm và tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách và chỉ thị có liên
quan của Malaysia.
HAI BÊN ĐỒNG Ý như sau:
1. Thời hạn của Hợp đồng Lao động
Thời hạn của Hợp đồng Lao động là .... năm bắt đầu
từ ngày Người lao động đến cho đến khi Hợp đồng Lao động chấm dứt theo các điều
khoản và điều kiện của Hợp đồng Lao động.
2. Lương
2.1. Người lao động sẽ nhận được lương căn bản bằng
đồng Ringgit Malaysia
là........(bao gồm phụ cấp và làm thêm giờ). Tiền lương căn bản này được thực
hiện theo mức lương tối thiểu quốc gia.
2.2. Lương được Người sử dụng lao động trả hàng
tháng chậm nhất là vào ngày thứ bảy của tháng tiếp theo.
2.3. Lương tháng được trả qua tài khoản ngân hàng
do Người lao động đứng tên.
3. Giờ làm việc
Giờ làm việc là tám (8) giờ mỗi ngày theo quy định
của luật lao động tại Malaysia.
4. Làm thêm giờ
Theo luật lao động tại Malaysia, trong trường hợp
theo yêu cầu của Người sử dụng lao động, Người lao động đồng ý làm việc nhiều
hơn giờ làm việc bình thường thì sẽ được trả theo mức lương sau đây
(a) Nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường thì được
trả gấp 1,5 lần lương theo giờ của ngày làm việc bình thường;
(b) Nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ thì được trả gấp
2 lần lương theo giờ của ngày làm việc bình thường;
(c) Nếu làm thêm giờ vào ngày lễ thì được trả gấp 3
lần lương theo giờ của ngày làm việc bình thường;
5. Ngày nghỉ
5.1 Người lao động được quyền nghỉ một ngày mỗi tuần.
5.2 Trong trường hợp theo yêu cầu của Người sử dụng
lao động, Người lao động đồng ý làm việc vào ngày nghỉ thì sẽ được trả lương
theo luật lao động tại Malaysia.
6. Ngày lễ
6.1 Người lao động được quyền nghỉ lễ theo luật lao
động tại Malaysia.
6.2 Trong trường hợp theo yêu cầu của Người sử dụng
lao động, Người lao động đồng ý làm việc vào ngày nghỉ lễ thì sẽ được trả lương
theo luật lao động tại Malaysia.
7. Nghỉ phép năm
Người lao động được quyền nghỉ phép năm theo luật
lao động tại Malaysia.
8. Tiền thuế
Tiền thuế được đóng theo quy định của pháp luật,
chính sách và chỉ thị áp dụng tại Malaysia có hiệu lực tùy theo từng thời điểm.
9. Bảo hiểm Y tế và Tai nạn
Người lao động sẽ được bảo hiểm theo Kế hoạch Bồi
thường cho Người lao động Nước ngoài (FWCS) theo Đạo luật Bồi thường cho Nữ lao
động 1952 và nếu có thể, theo Kế hoạch Bảo hiểm Y tế cho Người lao động Nước
ngoài (SPIKPA).
10. Khấu trừ
Người sử dụng lao động được quyền khấu trừ ít hơn
50% số tiền lương hàng tháng của Người lao động trong trường hợp có bất kỳ khoản
tiền tạm ứng theo luật lao động tại Malaysia.
11. Chỗ ở
Người sử dụng lao động sẽ bố trí cho chỗ ở hợp lý với
các tiện nghi cơ bản cho Người lao động.
12. Nghỉ ốm
Người lao động được quyền nghỉ phép ốm có hưởng
lương theo luật lao động tại Malaysia.
13. Gia hạn Giấy phép làm việc (Việc làm Tạm thời)
13.1 Người sử dụng lao động sẽ gia hạn Giấy phép
làm việc (Việc làm Tạm thời) của Người lao động trước ngày hết hạn ba (03)
tháng.
13.2 Bất kỳ khoản tiền phạt nào do Người sử dụng
lao động không thực hiện việc gia hạn sẽ do Người sử dụng lao động chịu trách
nhiệm.
13.3 Trong trường hợp Người sử dụng lao động không
gia hạn Giấy phép làm việc (Việc làm Tạm thời) của Người lao động trước ngày hết
hạn ba (03) tháng, Người lao động phải báo cáo với cơ quan lao động gần nhất của
Malaysia hoặc Đại sứ quán Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam có trách nhiệm gửi
báo cáo về Bộ Nguồn Nhân Lực Malaysia để có biện pháp cần thiết.
14. Di chuyển bằng đường hàng không
Các chi phí đi lại đầu tiên từ Việt Nam đến bất kỳ một
điểm nhập cảnh nào đó đã thống nhất tại Malaysia sẽ do Người lao động chi trả
và các chi phí từ bất kỳ một nơi nào đã thống nhất tại Malaysia về Việt Nam sẽ
do Người sử dụng lao động chi trả sau khi hoàn thành Hợp đồng Lao động.
15. Hồi hương
Các chi phí hồi hương của Người lao động từ nơi làm
việc tại Malaysia tới nơi khởi hành ban đầu tại Việt Nam sẽ do Người sử dụng
lao động chi trả trong các trường hợp sau đây:
(i) Khi kết
thúc Hợp đồng Lao động;
(ii) Do Người sử dụng lao động chấm dứt Hợp đồng
Lao động trừ khi Người lao động vi phạm các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng
Lao động;
(iii) Do Người lao động chấm dứt Hợp đồng Lao động
do Người sử dụng lao động vi phạm các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng Lao
động;
16. Chấm dứt Hợp đồng Lao động
16.1 Trong trường hợp có ý định chấm dứt Hợp đồng
Lao động này, Người sử dụng lao động sẽ thông báo trước hai (2) tháng về ý định
của mình hoặc bồi thường hai (2) tháng lương thay cho thông báo cho Người lao động,
và có trách nhiệm cung cấp vé máy bay về Việt Nam cho Người lao động.
16.2 Trong trường hợp có ý định chấm dứt Hợp đồng
Lao động, Người lao động sẽ thông báo trước hai (2) tháng hoặc bồi thường hai
(02) tháng lương cho Người sử dụng lao động thay cho thông báo và Người lao động
sẽ chịu chi phí vé máy bay về Việt Nam.
17. Các Hạn chế
17.1 Người lao động không được tham gia vào các hoạt
động chính trị hoặc các hoạt động của những người liên quan tới các tổ chức
chính trị ở Malaysia.
17.2 Người lao động không được thay đổi việc làm
trong thời hạn của Hợp đồng Lao động và không được thực hiện công việc kinh
doanh khác.
17.3 Nếu cơ quan có thẩm quyền liên quan phát hiện
Người lao động gây ra các vấn đề xã hội hoặc liên quan tới các hoạt động bất hợp
pháp, lật đổ hoặc hình sự, Người lao động sẽ bị sa thải và phải trở về Việt Nam
và phải tự trả tiền vé máy bay của mình.
17.4 Trong trường hợp cắt giảm biên chế, công ty chấm
dứt hoạt động, ngưng kinh doanh do biện pháp cắt giảm chi phí hoặc phá sản, giải
thể, Người lao động Việt Nam sẽ có cơ hội hoặc là quay về Việt Nam hoặc được
phép thay đổi Người sử dụng lao động trong cùng một ngành nghề theo sự chấp thuận
của cơ quan có thẩm quyền liên quan tại Malaysia.
17.5 Trong trường hợp Người lao động kết hôn với một
cá nhân tại Malaysia trong thời gian làm việc theo Hợp đồng Lao động này, Chính
phủ Malaysia có quyền thu hồi Giấy phép làm việc (Việc làm Tạm thời) của Người
lao động.
18. Gia hạn Hợp đồng Lao động
Người sử dụng lao động và Người lao động có thể đồng
ý là Hợp đồng Lao động có thể được gia hạn theo yêu cầu của luật pháp Malaysia
do Chính phủ Malaysia quy định.
19. Bảo quản Hộ chiếu
19.1 Người sử dụng lao động sẽ không giữ hộ chiếu của
Người lao động.
19.2 Người lao động phải luôn mang theo Hộ chiếu của
mình. Trong trường hợp Hộ chiếu của Người lao động bị mất hoặc hư hại, Người
lao động sẽ chịu mọi khoản chi phí liên quan.
19.3 Người lao động sẽ nộp Hộ chiếu của mình cho
Người sử dụng lao động cho các mục đích sau:
(i) khám sức khỏe;
(ii) đơn
xin cấp Giấy phép làm việc (Việc làm Tạm thời);
(iii) đơn
xin cấp thẻ căn cước cho Người lao động nước
ngoài; và
(iv) gia hạn Giấy phép làm việc (Việc làm Tạm thời);
Hộ chiếu sẽ được trả lại cho Người lao động khi
hoàn tất các mục đích này.
Trong trường hợp Hộ chiếu của Người lao động bị mất
hoặc hư hại trong thời gian Người sử dụng lao động giữ cho các mục đích nêu
trên, Người sử dụng lao động sẽ chịu mọi khoản chi phí liên quan.
20. Thẻ căn cước cho Người lao động nước ngoài
Người sử dụng lao động đảm bảo mỗi Người lao động
sẽ nhận Thẻ căn cước cho Người lao động nước ngoài
(l-Kad).
21. Lương và các khoản chưa thanh toán
Trong trường hợp Người lao động bị hồi hương trước ngày hết hạn Hợp đồng Lao
động, Người sử dụng lao động sẽ thanh toán tất cả các khoản lương
cơ bản còn lại và các khoản chi trả khác cho Người lao động theo pháp luật
Malaysia.
22. Điều chỉnh
Người sử dụng lao động và Người lao động có
thể điều chỉnh Hợp đồng Lao động về việc làm để đưa vào các điều khoản và
điều kiện khác mà sẽ có lợi hơn cho Người lao động.
23. Thời gian là yếu tố quan trọng
Thời gian được đề cập bất cứ lúc nào sẽ là yếu tố
quan trọng của Hợp đồng Lao động này.
24. Giải thích Hợp đồng
Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau về ngôn
ngữ trong Hợp
đồng Lao động này, văn bản tiếng Anh sẽ được sử dụng làm cơ sở để
giải thích.
25. Quy định Pháp luật
Hợp đồng Lao động này chịu sự chi phối của luật pháp
Malaysia.
26. ế thừa và Chuyển giao
Hợp đồng này sẽ ràng buộc những người kế thừa, người
nhận chuyển giao, nhân viên và người đại diện của các bên theo đây.
ĐỂ CHỨNG NHẬN, các bên theo đây đã ký vào Hợp đồng Lao động
này vào ngày và năm đã đề cập ở phần đầu của Hợp đồng Lao động này.
..........................................
........................................
|
|
(Chữ ký của Người sử dụng
lao động)
Tên:
Số căn cước
Địa chỉ:
|
(Chữ ký của Người lao động)
Tên:
Số hộ chiếu:
Số điện thoại liên lạc khẩn cấp
|
................................................
(Chữ ký Người làm chứng của
Người sử dụng lao động )
Tên:
Địa chỉ:
|
Tôi xin khai chi tiết người phụ thuộc của tôi
Tên:
Địa chỉ:
Số điện thoại liên lạc
|
.................................................
|
|
|
(Chữ ký Người làm chứng của
Người lao động)
Tên:
Địa chỉ:
|
|
PHỤ
LỤC B
Trách nhiệm của Người
sử dụng lao động
(i) Người sử dụng lao động sẽ
tuyển dụng Người lao động trực tiếp hoặc thông qua một Cơ quan Tuyển dụng có thẩm
quyền Malaysia để tuyển dụng Người lao động Việt Nam thông qua Cơ quan Tuyển dụng
Việt Nam được sự chấp thuận của Chính phủ Việt Nam. Người sử dụng lao động phải
được sự chấp thuận của các cơ quan có liên quan ở Malaysia cho mục đích tuyển dụng.
(ii) Người sử dụng lao động sẽ
thực hiện theo các điều khoản và điều kiện quy định trong Hợp Đồng Làm Việc bao
gồm cả việc trả lương cơ bản (không bao gồm các khoản phụ cấp và làm thêm giờ)
theo mức lương tối thiểu quốc gia.
(iii) Người sử dụng lao động phải đảm bảo tiền
lương sẽ được thanh toán hàng tháng chậm nhất là ngày thứ bảy của tháng tiếp
theo và qua tài khoản ngân hàng dưới tên của Người lao động.
(iv) Người sử dụng lao động và / hoặc Cơ quan Tuyển
dụng có thẩm quyền Malaysia sẽ cung cấp các Hợp Đồng Lao Động có chữ ký của Người
sử dụng lao tới Đại sứ quán Việt Nam để xác nhận. Hợp Đồng Lao Động này sẽ được
gửi đến Cơ quan Tuyển dụng Việt Nam và / hoặc Người lao động để ký trước khi khởi
hành. Một bản sao của Hợp Đồng Lao Động này sẽ được gửi tới cơ quan có thẩm quyền
về lao động của Việt Nam. Hợp Đồng Lao Động sẽ bằng song ngữ (tiếng Anh và tiếng
Việt). Nếu có bất kỳ tranh chấp nào liên quan tới Hợp Đồng Lao Động, văn bản tiếng
Anh sẽ được sử dụng làm cơ sở để giải thích.
(v) Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm về tất
cả các yêu cầu liên quan tới việc nhập cảnh và công việc của Người lao động tại
Malaysia.
(vi) Các điều khoản và điều kiện của Hợp Đồng Lao Động
phải được trình bày rõ ràng, giải thích đầy đủ và Người lao động phải hiểu rõ
trong quá trình thực hiện tuyển dụng.
(vii) Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm các
khoản thanh toán sau đây:
(a) Tiền ký quỹ theo yêu cầu của Sở Di trú
Malaysia;
(b) Phí xử lý hồ sơ;
(c) Giấy phép làm việc (Việc làm Tạm thời);
(d) Tiền bảo hiểm theo Kế hoạch Bồi thường cho Người
lao động Nước ngoài (FWCS) (FWCS) và nếu có thể, theo Kế hoạch Bảo hiểm Y tế
cho Người lao động Nước ngoài (SPIKPA); và
(e) Khám sức khỏe.
(viii) Người sử dụng lao động có thể tạm ứng các
khoản chi trả này và sẽ được quyền khấu trừ không quá 50% tiền lương hàng tháng
của Người lao động để lấy lại các khoản đã ứng trước này. Số tiền và thời gian
khấu trừ phải được ghi rõ trong thỏa thuận riêng giữa hai Bên.
(ix) Tiền thuế được đóng theo quy định của pháp luật,
chính sách và chỉ thị áp dụng tại Malaysia có hiệu lực tùy theo từng thời điểm.
(x) Người sử dụng lao động có trách nhiệm tiếp nhận
Người lao động khi họ đến điểm nhập cảnh tại Malaysia càng sớm càng tốt, nhưng
không quá 24 giờ kể từ thời gian đến.
(xi) Người sử dụng lao động đảm bảo Người lao động
được khám sức khỏe như sau:
(a) trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày Người
lao động nhập cảnh vào Malaysia;
(b) mỗi năm một lần trong hai năm đầu tiên làm việc;
và
(c) theo yêu cầu của Chính phủ Malaysia cho các năm
làm việc tiếp theo;
(xii) Người sử dụng lao động sẽ gia hạn Giấy phép
làm việc (Việc làm Tạm thời) của Người lao động trước khi hết hạn 3 tháng. Bất
kỳ khoản tiền phạt nào do Người sử dụng lao động không thực hiện việc gia hạn sẽ
do Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm.
(xiii) Người sử dụng lao động đảm bảo mỗi Người lao động
sẽ nhận Thẻ căn cước cho Người lao động nước
ngoài (l-Kad).
(xiv) Trong trường hợp Người lao động tử vong, Người sử dụng lao động sẽ chịu mọi chi phí về tang lễ và hồi
hương hài cốt của Người lao động theo quy định của Luật Bồi thường Lao động
1952. Người Người sử dụng lao động sẽ báo cáo Sở Lao động gần nhất trong trường
hợp có bất kỳ chấn thương hoặc tử vong của Người lao động theo quy định của Luật
Bồi thường Lao động 1952.
(xv) Người sử dụng lao động sẽ luôn tôn trọng niềm
tin tôn giáo của Người lao động.
(xvi) Người sử dụng lao động sẽ bố trí cho chỗ ở hợp
lý với các tiện nghi cơ bản cho Người lao động.
(xvii) Người sử dụng lao động cam kết rằng Người
lao động sẽ được tuyển dụng để thực hiện những nhiệm vụ quy định trong Giấy
phép làm việc (Việc làm Tạm thời).
(xviii) Người sử dụng lao động sẽ cung cấp cho Sở
Lao động Malaysia các chi tiết của Người lao động bao gồm họ hàng gần nhất của
Người lao động trong vòng 14 (mười bốn) ngày kể từ ngày bắt đầu làm việc.
(xvix) Các
chi phí hồi hương của Người lao động từ nơi làm việc về Việt Nam sẽ do Người sử
dụng lao động chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
(a) Khi kết thúc Hợp đồng Lao động;
(b) Do Người sử dụng lao động chấm dứt Hợp đồng Lao
động trừ khi Người lao động vi phạm các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng
Lao động;
(c) Do Người lao động chấm dứt Hợp đồng Lao động do
Người sử dụng lao động vi phạm các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng Lao động;
Trách nhiệm của Người lao động
(i) Người lao động sẽ ký Hợp đồng Lao động và giữ lại
một bản sao của Hợp đồng Lao động này.
(ii) Tiền
thuế được đóng theo quy định của pháp luật, chính sách và chỉ thị áp dụng tại
Malaysia có hiệu lực tùy theo từng thời điểm
(iii) Người lao động sẽ chịu mọi chi phí phát sinh
tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(iv) Người lao động sẽ mang theo một bản sao của
báo cáo khám sức khỏe để xuất trình theo yêu cầu tại điểm nhập cảnh. Tất cả các
thủ tục kiểm tra sức khỏe sẽ được tuân thủ theo các điều khoản và điều kiện
theo quyết định của Bộ Y tế Malaysia.
(v) Người
lao động không được liên quan tới bất kỳ sự ràng buộc hôn nhân trong thời gian ở
Malaysia. Người lao động không được phép mang các thành viên gia đình của họ.
Người sử dụng Lao động có trách nhiệm báo cáo với Sở Di Trú trong trường hợp
làm trái điều kiện này.
(vi) Người lao động sẽ xuất trình Thẻ căn cước cho Người lao động nước
ngoài (l-Kad) như là một cho cơ quan có thẩm
quyền bất cứ khi nào được yêu cầu như như là một tài liệu nhận dạng trong thời
gian ở tại Malaysia.
(vii) Người lao động phải tuân thủ pháp luật, quy tắc,
quy định, chính sách...của Malaysia và tôn trọng phong tục tập quán
Malaysia trong thời gian ở tại Malaysia.
(viii) Người lao động phải báo cho phái đoàn đại diện
Việt Nam tại Malaysia trong trường hợp Hợp đồng Lao động được gia hạn.
(ix) Người lao động sẽ chịu mọi phí tổn để hồi
hương trong trường hợp:
(a) chấm dứt do có hành
vi sai trái
tại nơi làm việc;
(b) thôi việc hoặc bỏ trốn;
(c) chấm dứt công việc quy định trong Hợp đồng Lao
động.
Trách nhiệm của Cơ quan Tuyển dụng Malaysia
(i) Cơ quan Tuyển dụng Malaysia bảo đảm rằng Người
lao động Việt Nam được cung cấp cho Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ những
quy định của Người sử dụng lao động
(ii) Cơ quan Tuyển dụng Malaysia chịu trách nhiệm
thu xếp việc nhập cảnh cho Người lao động Việt Nam khi họ tới Malaysia và sau
đó.
(iii) Cơ quan Tuyển dụng Malaysia phải đảm bảo rằng
các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng Lao động đã được giải thích và Người
lao động Việt Nam đã hiểu rõ.
(iv) Cơ
quan Tuyển dụng Malaysia sẽ tuân thủ các hướng dẫn mà hai Chính phủ đã quy định
cho mục đích tuyển dụng Người lao động Việt Nam.
(v) Cơ quan Tuyển dụng Malaysia sẽ hợp tác với Cơ
quan Tuyển dụng Việt Nam và Người sử dụng lao động nhằm giải quyết các tranh chấp
phát sinh trong thời gian làm việc trước khi Người lao động hồi hương.
Trách nhiệm của Cơ quan Tuyển dụng Việt Nam
(i) Cơ quan Tuyển dụng Việt Nam chịu trách nhiệm
cung cấp Người lao động có khả năng theo quy định của Người sử dụng lao động để
được Người sử dụng lao động phỏng vấn và tuyển dụng.
(ii) Cơ quan Tuyển dụng Việt Nam sẽ thực hiện phỏng
vấn nếu được Người sử dụng lao động ủy quyền.
(iii) Cơ quan Tuyển dụng Việt Nam sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho Người lao động có được những giấy tờ xuất cảnh cần thiết và thu xếp
việc khám sức khỏe tại một trung tâm y tế được Bộ Y Tế công nhận và chỉ định.
(iv) Cơ quan Tuyển dụng Việt Nam sẽ đảm bảo rằng
các điều khoản và điều kiện của Hợp Đồng Lao Động phải được giải thích đầy đủ
và Người lao động phải hiểu rõ trong quá trình thực hiện tuyển dụng.
(v) Cơ
quan Tuyển dụng Việt Nam sẽ cung cấp danh sách Người lao động đã được tuyển dụng
mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã xác nhận cho phái đoàn Malaysia tại Việt
Nam để cấp visa lao động.
(vi) Cơ quan Tuyển dụng Việt Nam sẽ tuân thủ các hướng
dẫn mà hai Chính phủ đã quy định cho mục đích tuyển dụng Người lao động Việt
Nam.
(vii) Cơ quan Tuyển dụng Việt Nam sẽ hợp tác với Cơ
quan Tuyển dụng Malaysia và Người sử dụng lao động nhằm giải quyết các tranh chấp
phát sinh trong thời gian làm việc trước khi Người lao động hồi hương.
PHỤ
LỤC C
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
CHO NHÓM CÔNG TÁC CHUNG CHO VIỆC THI HÀNH BẢN GHI NHỚ GIỮA CHÍNH PHỦ MALAYSIA
VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG
I. Giới thiệu
Theo Điều 8 của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Malaysia
và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Tuyển dụng Người lao động
được ký kết tại ..., Malaysia vào năm .... 20XX (sau đây gọi tắt là "-
Biên bản ghi nhớ "), Chính phủ Malaysia và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam đồng ý thành lập một Nhóm Công Tác Chung (sau đây gọi
là" các JWG "). Việc thành lập JWG sẽ là nơi để phối hợp và tham vấn
giữa các quan chức của cả hai bên để cung cấp các giải pháp về những vấn đề
liên quan đến việc tuyển dụng, việc làm và hồi hương của Người lao động ở
Malaysia.
II. Mục tiêu
Để đảm bảo thực hiện phù hợp và hiệu quả Bản ghi nhớ
này.
Ill. Nguyên tắc
1. Công việc của JWG được thực hiện trên tinh thần
hợp tác với mục đích công nhận lợi ích của cả hai bên.
2. Để phát huy quyền lợi và bảo vệ của Người sử dụng
lao động và Người lao động ở Malaysia, theo thỏa thuận trong Bản ghi nhớ này và
Hợp đồng Lao động.
IV. Vai trò và Chức năng
1. Để giám sát việc thực hiện Bản
ghi nhớ này.
2. Để giám sát việc thực hiện liên quan đến việc
tuyển dụng, việc làm và hồi hương của Người lao động.
3. Để giám sát và thu thập thông tin liên quan đến
các vấn đề về việc làm mà Người lao động và Người sử dụng lao động phải đối mặt.
4. Để cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật về
việc làm của người lao động.
5. Để thực hiện những nhiệm vụ khác mà hai Bên có
thể phân công.
6. Để kiến nghị sửa đổi, thay đổi hoặc chỉnh sửa
các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng Lao động và các khoản được liệt kê
trong phụ lục kèm theo Bản ghi nhớ này, với điều kiện là việc sửa đổi, thay đổi
hoặc chỉnh sửa này được thực hiện cho bất kỳ phụ lục nào của Bản ghi nhớ này sẽ
có hiệu lực theo thoả thuận của cả hai Bên thông qua các kênh ngoại giao.
7. Để cân nhắc các hậu quả liên quan đến việc thực
hiện Điều 10 của Bản ghi nhớ về trước, trong và sau khi đình chỉ Bản ghi nhớ
này và đề xuất cho cả hai Bên để thảo luận về các giải pháp thay thế hoặc các
hành động khắc phục hậu quả do việc đình chỉ Bản ghi nhớ này.
V. Cơ quan liên lạc
Mỗi Bên sẽ chỉ định một cơ quan trong số các cơ
quan có thẩm quyền liên quan mà sẽ phục vụ như là đầu mối liên lạc với Bên kia.
VI. Thành viên
1. JWG được đồng chủ trì bởi các quan chức của cả
hai Bên.
2. JWG bao gồm các cơ quan chính
phủ liên quan, bao gồm cả Đại sứ quán Malaysia tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt
Nam tại Malaysia.
3. Mỗi Bên sẽ quy định các cơ quan liên quan làm
thành viên của JWG và cơ quan chính phủ đặc biệt được chỉ định là cơ quan đầu mối
của mỗi Bên.
VII. Họp
1. JWG sẽ triệu tập ít nhất hai (2) cuộc họp mỗi
năm.
2. Các cuộc họp thường xuyên của JWG sẽ được tổ chức
luân phiên ở Malaysia và Việt Nam.
3. khi thích hợp, JWG có thể họp thêm tại một địa
điểm được hai bên thỏa thuận.
4. Khi cần thiết, JWG triệu tập cuộc họp theo hướng
dẫn của cả hai Bên.
VIII. Lưu tài liệu
Tất cả hồ sơ của JWG sẽ được ghi bằng tiếng Anh.
IX. Thu xếp tài chính
Chi phí cho việc tổ chức cuộc họp của JWG và gửi
quan chức chính phủ tham dự các cuộc họp của JWG sẽ do mỗi Bên chịu trách nhiệm.
X. Điều chỉnh
1. Các điều khoản tham chiếu có thể được xem xét và
sửa đổi theo thỏa thuận chung của JWG và được hai Bên xác nhận.
2. Trong trường hợp JWG quyết định sửa đổi bất kỳ
điều khoản và điều kiện trong Hợp đồng Lao động hay bất kỳ mục nào được liệt kê
trong các Phụ lục kèm theo Bản ghi nhớ này, thì việc sửa đổi như vậy sẽ không
có hiệu lực trừ khi và cho đến khi nó được đồng ý của các Bên.