Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 303/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Hữu Vũ
Ngày ban hành: 24/08/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 303/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2012

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN TẠI HỘI NGHỊ HỢP TÁC LAO ĐỘNG VIỆT NAM - HÀN QUỐC NHÂN KỶ NIỆM 20 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA HAI NƯỚC

Ngày 10 tháng 8 năm 2012, tại thành phố Hải Dương, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì Hội nghị hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam; đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, y ban nhân dân tỉnh Hải Dương, các tỉnh, thành ph cả nước, Văn phòng Chính phủ, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tình hình hợp tác lao động Việt Nam và Hàn Quốc thời gian qua; phát biểu của Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam và ý kiến của đại diện lãnh đạo các cơ quan, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kết luận như sau:

1. Từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Trong lĩnh vực lao động và xã hội, hai nước đã có sự hp tác về cả chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt là các chương trình hợp tác về phát triển nguồn nhân lực, việc làm, an toàn - vệ sinh lao động, bình đẳng giới. Đó là những lĩnh vực quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việc cung ứng và sử dụng lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt được những kết quả tích cực, Việt Nam đã đưa một số lượng lớn lao động sang làm việc tại Hàn Quốc. Người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc được nâng cao trình độ nghề nghiệp, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Việt Nam, đóng góp vào việc phát triển kinh tế Hàn Quốc, tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

2. Thời gian tới các Bộ, ngành cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện và mở rộng các chương trình hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực lao động và xã hội. Về hợp tác đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc, cần lưu ý triển khai thực hiện một số việc sau:

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương nâng cao chất lượng dạy tiếng Hàn cho người lao động, tăng cường giáo dục ý thức kỷ luật, tinh thần tôn trọng pháp luật cho người lao động trước khi đi làm việc ở Hàn Quốc để người lao động cần thấy rõ lợi ích của bản thân gắn với lợi ích của Việt Nam và Hàn Quốc; nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người lao động đối với đất nước, quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, việc tôn trọng pháp luật Hàn Quốc, giữ gìn uy tín của Việt Nam đối với Hàn Quốc và các nước trên thế giới;

- Chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phối hợp về công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục người lao động, góp phần ổn định và phát triển thị trường lao động Hàn Quốc;

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương tiếp tục chỉ đạo việc nâng cao điều kiện, chất lượng tuyển chọn lao động đi làm việc ở Hàn Quốc, công bố và áp dụng các cơ chế, biện pháp cụ thể đối với các địa phương có tỷ lệ lao động đi làm việc ở Hàn Quốc vi phạm pháp luật cao theo hướng: địa phương mà có tỷ lệ người lao động vi phạm pháp luật cao thì sẽ làm tăng nguy cơ nước Việt Nam mất thị trường lao động ở Hàn Quốc. Vì vậy, phải giảm nguy cơ này vì lợi ích quốc gia;

- Thực hiện việc cung cấp thông tin cho các địa phương về người lao động trước khi về nước để gia đình và người lao động có định hướng đúng đắn; nâng cấp trang tin điện tử về quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ để người lao động và gia đình nắm được tình hình, thông tin mới nhất về pháp luật liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc;

b) Các Bộ, ngành liên quan, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức đoàn thể cần tăng cường trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chương trình đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc.

y ban nhân dân các tỉnh, thành phố có nhiều lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc không về nước cần nghiên cứu, ban hành Nghị quyết chuyên đề về vấn đề đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc; tăng cường tuyên truyền về chính sách, pháp luật của Hàn Quốc đi với người lao động Việt Nam từ nay đến hết tháng 12 năm 2012 để mọi người lao động biết, thực hiện.

c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao đàm phán, thống nhất với phía Hàn Quốc về một số nội dung sau:

- Xem xét quy định các điều kiện, thủ tục thuận lợi để người lao động Việt Nam được quay trở lại Hàn Quốc làm việc hoặc gia hạn thêm thời gian làm việc tại Hàn Quốc;

- Xử lý nghiêm các doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng người lao động Việt Nam đã hết hạn hợp đồng;

- Quy định chế tài về tài chính nhằm ràng buộc, đồng thời khuyến khích người lao động Việt Nam về nước đúng thời hạn.

d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao để đàm phán với Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc ký thỏa thuận đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc trong tháng 9 năm 2012 và thống nhất với phía Bạn định kỳ sơ kết, đánh giá, đề ra giải pháp phù hợp; nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực cho Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan liên quan, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết và tổ chức thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Bộ Lao động – TBXH; Bộ Ngoại giao; Hội Cựu chiến binh VN, Trung ương Hội Nông dân VN và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP; các Vụ: QHQT, TH; Cổng TTĐT;

- Lưu: VT,
Vụ KGVX (3), lb.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ
CHỦ NHIỆM





Nguyễn Hữu Vũ

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 303/TB-VPCP ngày 24/08/2012 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.613

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.97.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!