Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2973/TB-LĐTBXH Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Bùi Hồng Lĩnh
Ngày ban hành: 17/08/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 2973/TB-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 2009

 

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo đến các Bộ, ngành và các địa phương tình hình tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm 2009 và một số giải pháp chủ yếu nhằm chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong 6 tháng cuối năm 2009 như sau:

A. TÌNH HÌNH CHUNG

I. SỐ VỤ TAI NẠN LAO ĐỘNG (TNLĐ).

Theo báo cáo của 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong 6 tháng đầu năm 2009 đã xảy ra 1.958 vụ tai nạn lao động làm 1998 người bị nạn, có 231 vụ TNLĐ chết người làm 239 người chết, 418 người bị thương nặng.

II. TÌNH HÌNH TNLĐ Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Các địa phương xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người trong 6 tháng đầu năm là:

- Thành phố Hồ Chí Minh: 299 vụ TNLĐ, làm 302 người bị nạn; trong đó có 43 vụ chết người, làm 43 người chết (chiếm 18,61% tổng số người chết), 20 người bị thương nặng;

- Đồng Nai: 444 vụ TNLĐ, làm 446 người bị nạn; trong đó có 24 vụ chết người, làm 24 người chết (chiếm 10,39% tổng số người chết), 12 người bị thương nặng;

- Hà Nội: 78 vụ TNLĐ, làm 79 người bị nạn; trong đó có 12 vụ chết người, làm 13 người chết (chiếm 5,63% tổng số người chết), 65 người bị thương nặng;

- Quảng Ninh: 162 vụ TNLĐ, làm 163 người bị nạn; trong đó có 10 vụ chết người làm 11 người chết (chiếm 4,76% tổng số người chết), 70 người bị thương nặng;

- Bình Dương: 129 vụ TNLĐ, làm 132 người bị nạn; trong đó có 10 vụ chết người làm 11 người chết (chiếm 4,76% tổng số người chết), 6 người bị thương nặng;

- Hải Phòng: 65 vụ TNLĐ, làm 68 người bị nạn; trong đó có 11 vụ chết người, làm 11 người chết (chiếm 4,76% tổng số người chết), 10 người bị thương nặng;

- Hải Dương: 11 vụ TNLĐ, làm 15 người bị nạn; trong đó có 7 vụ chết người làm 8 người chết (chiếm 3,46% tổng số người chết), 7 người bị thương nặng;

- Bình Định: 54 vụ TNLĐ, làm 54 người bị nạn; trong đó có 6 vụ chết người làm 6 người chết (chiếm 2,6% tổng số người chết), 14 người bị thương nặng;

- Khánh Hòa: 24 vụ TNLĐ, làm 24 người bị nạn; trong đó có 6 vụ chết người, làm 6 người chết (chiếm 2,6% tổng số người chết), 4 người bị thương nặng;

- Long An: 39 vụ TNLĐ, làm 39 người bị nạn; trong đó có 5 vụ chết người, làm 5 người chết (chiếm 2,16% tổng số người chết), 8 người bị thương nặng;

B. PHÂN TÍCH CÁC VỤ TAI NẠN LAO ĐỘNG

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. So với cùng kỳ năm 2008, trong 6 tháng đầu năm 2009 số vụ TNLĐ giảm 539 vụ (giảm 21,58%), tổng số bị nạn giảm 577 người (giảm 22,41%); số vụ TNLĐ chết người giảm 19 vụ (giảm 7,60%) và số người chết giảm 27 người (giảm 10,15%); (6 tháng đầu năm 2008 xảy ra 250 vụ TNLĐ chết người, làm 266 người chết). Tuy nhiên, các tỉnh Hà Nam, Bắc Kạn, Tây Ninh đến ngày 12 tháng 8 năm 2009 vẫn chưa có báo cáo tình hình TNLĐ 6 tháng đầu năm;

2. Các địa phương có số vụ tai nạn lao động chết người ở mức cao trong 6 tháng đầu năm 2009 vẫn là những địa phương có số lượng lớn các doanh nghiệp sản xuất, tập trung nhiều các khu công nghiệp và những địa phương có nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ninh;

3. Một số địa phương có số vụ tai nạn lao động chết người tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái: TP. Hồ Chí Minh 43 vụ (cùng kỳ năm ngoái xảy ra 35 vụ); Đồng Nai 24 vụ (cùng kỳ năm ngoái xảy ra 11 vụ), Hà Nội 12 vụ (cùng kỳ năm ngoái xảy ra 8 vụ), Hải Phòng 11 vụ (cùng kỳ năm ngoái xảy ra 3 vụ);

4. Những địa phương không xảy ra tai nạn lao động chết người trong 6 tháng đầu năm 2009: Bình Thuận, Lào Cai, Yên Bái, Bạc Liêu, Bến Tre, Cao Bằng, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Điện Biên.

II. NGUYÊN NHÂN XẢY RA CÁC VỤ TNLĐ

1. Về phía người sử dụng lao động

- Không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động: 138 vụ (chiếm 7,05% tổng số vụ)

- Máy, thiết bị, công cụ sản xuất không đảm bảo an toàn vẫn đưa vào sử dụng: 92 vụ (chiếm 4,70% tổng số vụ);

- Không có thiết bị an toàn: 68 vụ (chiếm 3,47% tổng số vụ);

- Không có quy trình, biện pháp an toàn lao động: 109 vụ (chiếm 5,56% tổng số vụ);

- Không đảm bảo điều kiện và môi trường làm việc an toàn cho người lao động theo quy định tại các tiêu chuẩn: 64 vụ (chiếm 3,27% tổng số vụ);

- Do tổ chức lao động (bố trí lao động làm việc không có tay nghề hoặc chưa phù hợp với ngành nghề chuyên môn được đào tạo): 77 vụ (chiếm 3,93% tổng số vụ);

- Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động: 38 vụ (chiếm 1,94% tổng số vụ);

- Những nguyên nhân khác (do không thường xuyên kiểm tra nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; vi phạm các quy định tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh…) 337 vụ (chiếm 17,21% tổng số vụ).

2. Về phía người lao động

- Có 656 vụ TNLĐ do người lao động vi phạm các quy định về an toàn lao động (chiếm 33,50% tổng số vụ). Nhiều người lao động xuất phát từ các vùng nông thôn đi làm thuê không được đào tạo cơ bản qua trường lớp, khi vào làm việc chỉ được hướng dẫn về các thao tác đơn giản, không được hướng dẫn về công tác bảo đảm an toàn lao động, không biết các mối nguy hiểm cần phải đề phòng trong môi trường lao động của mình…; nên đã vi phạm luật pháp an toàn lao động;

- Có 85 vụ do không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động (chiếm 4,34% tổng số vụ), mặc dù đã được người sử dụng lao động cấp phát đủ và hướng dẫn cách sử dụng.

- Có 148 vụ do người khác vi phạm quy định về an toàn lao động (chiếm 7,56% tổng số vụ). Một số người lao động mặc dù đã được đào tạo cơ bản, được huấn luyện về an toàn lao động nhưng do chủ quan, chạy theo năng suất, ý thức chấp hành kỷ luật kém … nên đã gây ra những TNLĐ đáng tiếc cho bản thân và những người làm việc xung quanh;

3. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước

- Công tác thanh tra của Thanh tra Nhà nước về lao động chưa thường xuyên, số cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp còn ít, hiệu quả chưa cao. Số lượng, chất lượng thanh tra viên chưa tương xứng với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất, kinh doanh. Nhiều địa phương do thiếu thanh tra viên lao động nên hầu hết chỉ tổ chức các cuộc kiểm tra liên ngành, số cuộc thanh tra lao động còn rất ít. Do đó không kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật Lao động, dẫn đến nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng đã xảy ra;

- Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước thanh, kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên, kịp thời nên tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật, các Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động còn phổ biến. Đặc biệt tại các doanh nghiệp tư nhân, lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề;

- Việc xử lý các vụ TNLĐ chết người đặc biệt nghiêm trọng chưa nghiêm: 6 tháng đầu năm 2009 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ nhận được 35 biên bản điều tra hoặc báo cáo nhanh tai nạn lao động chết người của các địa phương, không có trường hợp nào bị đề nghị truy tố trách nhiệm hình sự. Việc xử lý hành chính theo thẩm quyền đối với những người vi phạm để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng cũng chưa nghiêm, chưa kịp thời;

- Một số vụ xác định nguyên nhân gây tai nạn chưa chính xác nên chưa đưa ra được các biện pháp an toàn để phòng ngừa TNLĐ tái diễn.

III. THIỆT HẠI VỀ VẬT CHẤT

Theo số liệu báo cáo của 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2009 (chi phí tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,…) là: 10.064.000.000đ, thiệt hại về tài sản là 1.477.300.000đ, tổng số ngày nghỉ (kể cả nghỉ chế độ) do TNLĐ lên đến 21.166 ngày.

IV. MỘT SỐ VỤ TAI NẠN LAO ĐỘNG NGHIÊM TRỌNG XẢY RA TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009.

- Vào khoảng 15 giờ ngày 6/1/2009, tại km 112 + 900 Tỉnh lộ 105 nối 2 huyện biên giới Sông Mã – Sốp Cộp, thuộc địa phận xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã xảy ra vụ sạt lở núi đá bên ta-luy dương của con đường đang thi công, làm 4 công nhân đang thi công đoạn đường này chết và mất tích.

- Sự cố đứt cáp treo tại công trường xây dựng Cầu Trà Ôn xảy ra vào lúc 23 giờ ngày 12/4/2009 làm 2 người chết, 03 người bị mất tích.

- Ngày 19/6/2009, một vụ nổ mìn khai thác đá tại mỏ đá Hương Bình (xã Hương Bình, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) làm cả 4 người chết.

V. TÌNH HÌNH ĐIỀU TRA VÀ THỐNG KÊ BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG

1. Điều tra.

Nhìn chung các vụ TNLĐ đã được điều tra đúng quy định tại Thông tư liên tịch 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tuy nhiên nhiều địa phương không thực hiện báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng và còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong số 231 vụ tai nạn lao động chết người 6 tháng đầu năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới nhận được biên bản điều tra hoặc báo cáo nhanh của 35 vụ tai nạn lao động.

2. Báo cáo tai nạn lao động

Việc báo cáo tình hình tai nạn lao động theo mẫu mới quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã được các địa phương thực hiện. Tuy nhiên một số địa phương vẫn chưa phân tích được tình hình TNLĐ nói chung mà chỉ thống kê được tổng số vụ TNLĐ chết người.

Tình trạng nhiều địa phương chưa thống kê, báo cáo đầy đủ số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và số doanh nghiệp có báo cáo tình hình TNLĐ; một số chỉ tiêu trong mẫu báo cáo chưa cập nhật và tổng hợp đầy đủ hoặc thiếu chính xác, không logíc, thể hiện sự hời hợt trong công tác thống kê, báo cáo; gửi báo cáo về Bộ LĐTBXH chậm so với thời gian quy định vẫn tiếp diễn, gây khó khăn khi tổng hợp đánh giá tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc. Các đơn vị gửi báo cáo đúng thời gian quy định (15/7) gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp; Hải Dương, Tp. Hồ Chí Minh; Hưng Yên; Kon Tum; Long An; đến ngày 12/8/2009 còn 03 (ba) địa phương chưa gửi báo cáo là: Hà Nam, Bắc Kạn và Tây Ninh.

Các doanh nghiệp không báo cáo TNLĐ theo quy định ngày càng nhiều gây nhiều khó khăn cho công tác thống kê tai nạn lao động. Theo thống kê chưa đầy đủ (29/63 địa phương) trong 6 tháng đầu năm 2009 số doanh nghiệp tham gia báo cáo chiếm 7,94% tổng số doanh nghiệp được thống kê.

C. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN NHẰM LÀM GIẢM TAI NẠN LAO ĐỘNG

Để chủ động phòng ngừa TNLĐ trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp thực hiện tốt các nội dung chính sau đây:

1. Thanh tra Lao động tăng cường thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn; vệ sinh lao động ở tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Cần lưu ý đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các lĩnh vực: xây dựng; lắp đặt, sửa chữa và sử dụng điện; khai thác khoáng sản và khai thác đá; sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động, đặc biệt đối với những hành vi không chấp hành nghiêm chỉnh công tác thống kê báo cáo TNLĐ, theo quy định tại Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ.

2. Các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty tăng cường kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý của mình thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ BHLĐ. Tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động theo quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm tra máy, thiết bị và cải thiện điều kiện lao động để đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn; xây dựng đầy đủ các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh lao động theo hướng dẫn tại các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động và hướng dẫn cho người lao động trước khi làm việc; tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn – vệ sinh lao động cho người lao động, để người lao động có ý thức tự giác chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Đặc biệt chú ý đối với những người lao động làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc vận hành các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

4. Thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra kịp thời, kết luận chính xác nguyên nhân các vụ tai nạn lao động chết người trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng ổn định sản xuất, kinh doanh sau khi tai nạn lao động xảy ra và đảm bảo thời gian điều tra, lập biên bản các vụ tai nạn lao động theo đúng quy định của pháp luật. Chú ý đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy trình sản xuất phức tạp, độc hại, ảnh hưởng môi trường nhưng thiếu ý thức phòng ngừa TNLĐ.

5. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nhằm nâng cao trách nhiệm đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động để mọi người đều có ý thức cảnh giác và phòng ngừa tai nạn lao động.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ LĐTBXH;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội;
- UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc CP;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Bộ Y tế;
- Tổng Liên Đoàn lao động VN;
- Thanh tra Bộ; Vụ KH-TC;
- Lưu VT, Cục ATLĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Hồng Lĩnh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo số 2973/TB-LĐTBXH về tình hình tai nạn lao động trong 6 tháng đầu ngày 17/08/2009 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.467

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.238.6
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!