Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông báo 1/TB-VPCP 2021 kết luận mối quan hệ công tác Chính phủ Tổng Liên đoàn Lao động

Số hiệu: 1/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Mai Tiến Dũng
Ngày ban hành: 01/01/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2021

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ VỀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA CHÍNH PHỦ VỚI TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM, MỨC SỐNG, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG

Ngày 24 tháng 12 năm 2020, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và trực tuyến tới 27 điểm cầu các tỉnh, thành phố trọng điểm có đông công nhân lao động (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, An Giang) về đánh giá kết quả phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020; đánh giá vấn đề việc làm, mức sống, điều kiện làm việc của công nhân lao động. Cùng dự làm việc tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Công an, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; đại diện lãnh đạo các Tập đoàn: Dệt May Việt Nam, Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam; tại điểm cầu 27 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đoàn Hồng Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân, các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đại diện lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.

Sau khi nghe đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đồng chí Bộ trưởng. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tình hình phối hợp công tác; các ý kiến phát biểu của đại biểu dự họp. Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Trong năm qua, chúng ta thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trước bối cảnh quốc tế cũng như trong nước có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Đặc biệt, có những yếu tố bất lợi chưa từng có tác động đến toàn cầu, đại dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát, ảnh hưởng rất nặng nề đến tất cả các lĩnh vực, dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế thế giới nghiêm trong. Ở trong nước, đại dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hàng triệu lao động thiếu mất việc làm, giảm sâu thu nhập. Trong khi đó, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tai, nhất là nắng nóng, hạn hán, giông lốc, sạt lở, lũ lụt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên: xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại nặng nề, tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống.

Trong khi đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu thì chúng ta đã kiểm soát, khống chế được dịch bệnh, không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có nhiều điểm sáng nổi bật; kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng được duy trì ở mức khá; sức cạnh tranh, tiềm lực và quy mô của nền kinh tế được nâng lên. Trong lúc nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới suy giảm, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn dự kiến đạt gần 3% trong năm 2020, được đánh giá là một trong số 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trong bối cảnh đại dịch Covid-19. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của nhân dân ngày càng được quan tâm, cải thiện: chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố, kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt quan tâm, đạt nhiều kết quả rõ rệt. Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, quyết liệt, có hiệu quả, gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Sự thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội được tăng cường. Niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng. Nhà nước ngày càng được củng cố vững chắc.

Đạt được những thành tựu thành tựu trên có sự đóng góp quan trọng của các cấp công đoàn và công nhân viên chức lao động cả nước, trong đó nhiều kết quả có được từ sự phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đi vào thực chất với các nội dung cụ thể từ đầu nhiệm kỳ đến nay là điều kiện để hai bên thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, mang lại kết quả tích cực, góp phần chăm lo tốt hơn việc làm, thu nhập, đời sống và điều kiện làm việc của công nhân lao động.

2. Phát triển thị trường lao động, hướng đến việc làm bền vững. Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn. Xây dựng cơ chế, chính sách định hướng dịch chuyển lao động thông thoáng, phân bố hợp lý lao động theo vùng. Đa dạng hóa phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở, khung trình độ quốc gia, gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề; tập trung đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân. Hoàn thiện chính sách để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các cơ sở đào tạo nghề với phương tiện kỹ thuật hiện đại; khuyến khích liên kết các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp trong đào tạo, đào tạo lại.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm và việc thực hiện các chính sách đối với người lao động.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm tốt công tác thu hút, lựa chọn các nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, quản trị tốt, có trách nhiệm xã hội, thực sự quan tâm và coi người lao động là vốn quý nhất của doanh nghiệp.

3. Không ngừng nâng cao mức sống cho công nhân lao động. Cải cách tổng thể, đồng bộ chính sách tiền lương theo hướng tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để tăng lương. Phát huy trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc không ngừng nâng cao thu nhập và phối hợp với tổ chức công đoàn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương theo quy định, đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng quy hoạch, kế hoạch, bố trí nguồn vốn từ ngân sách do địa phương quản lý và thu hút các nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các khu nhà ở cho công nhân mua, thuê và thuê mua tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất với đầy đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật, gồm: hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, cây xanh và các công trình hạ tầng xã hội như: các công trình văn hóa, thể thao, nhà trẻ, trường học, thương mại, dịch vụ, công viên cây xanh... trong đó có các thiết chế công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên.

4. Về đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu bổ sung nghề nặng nhọc đối với (1) giáo viên bậc học mầm non và giáo viên dạy bộ môn giáo dục thể chất và (2) các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà các cơ quan chức năng trong Quân đội đề xuất:

Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, rà soát, xây dựng Thông tư hướng dẫn xác định danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thay thế Công văn số 2753/LĐTBXH-BHLĐ ngày 01 tháng 8 năm 1995; hướng dẫn cụ thể hai trường hợp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất.

5. Về đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng, quan tâm, hỗ trợ đoàn viên Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam, ngư dân về (1) tổ chức tập huấn tuyên truyền, phổ biến các quy định của ngành (2) bảo vệ ngư dân phản đối tàu nước ngoài hoạt động trái phép trên vùng biển của Việt Nam (3) hỗ trợ giá vật tư, thiết bị, bảo hiểm:

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tập hợp nội dung vướng mắc cụ thể tại các Nghị định hiện hành, đề xuất, kiến nghị gửi các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tài chính, Tư pháp để tổng hợp, tham mưu đề xuất báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Giao các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Ngoại giao tăng cường phối hợp, hỗ trợ, bảo vệ, cứu hộ cứu nạn ngư dân, tàu thuyền khi gặp sự cố trên biển, tàu nước ngoài tấn công, bão lũ.

Giao các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ: giá mua xăng dầu, nước đá, sửa chữa tàu máy; các dịch vụ hậu cần nghề cá; chữa bệnh cho ngư dân; hỗ trợ mua máy định vị để kiểm soát tàu trên biển; chính sách vay tín dụng; cho vay vốn lưu động để sản xuất; hỗ trợ bảo hiểm; bảo hiểm thân tàu, mua ngư lưới cụ; bảo hiểm tai nạn thuyền viên; hỗ trợ chi phí mỗi chuyến đi biển, bảo đảm hỗ trợ kịp thời cho ngư dân, đoàn viên công đoàn khi thực hiện ra khơi, bám biển.

6. Về việc hỗ trợ từ 1.000 - 2.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình hạ tầng xã hội tại 50 thiết chế của Công đoàn:

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam rà soát, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, cân đối vốn cho các dự án theo đúng quy định, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định Luật Đầu tư công.

Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan tham mưu ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về: đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động.

8. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp tốt với Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền, người sử dụng lao động chăm lo cho đoàn viên, người lao động, đặc biệt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, công nhân lao động vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, dân tộc để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán hàng năm.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT TẠI BÁO CÁO SỐ 92/BC-TLĐ NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2020 CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN

1. Về điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 và việc tăng lương tối thiểu bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 hàng năm:

Hội đồng Tiền lương quốc gia nghiên cứu kiến nghị điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 và việc tăng lương tối thiểu bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 hàng năm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:

Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đánh giá tình hình kinh tế - xã hội làm căn cứ để đề xuất, báo cáo Chính phủ trước Quý II năm 2021.

2. Về việc triển khai thực hiện Đề án đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại Khu công nghiệp. Khu chế xuất:

Các Bộ, cơ quan, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện Đề án đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại Khu công nghiệp. Khu chế xuất theo đúng quy định tại Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng thiết chế của công đoàn tụi các Khu công nghiệp. Khu chế xuất và Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2020 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Về đề nghị có quy định cụ thể nhà công vụ giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới phải bảo đảm các điều kiện như có công trình vệ sinh, nước hợp vệ sinh khi phê duyệt Kế hoạch, Đề án, Chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học:

Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức tổng kết đánh giá Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014-2015. Lộ trình đến năm 2020, trong đó xác định số lượng phòng học cần kiên cố hóa, danh mục công trình cần được đầu tư xây dựng; tổng hợp, đề xuất giải quyết những phát sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để làm căn cứ xây dựng Kế hoạch, Đề án, Chương trình cho các giai đoạn tiếp theo.

Thời gian qua, Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tích cực phối hợp hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mỗi bên, nhiều vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn được Chính phủ quan tâm giải quyết kịp thời. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát huy vai trò tích cực trong việc tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, đặc biệt là các chính sách có liên quan đến người lao động: tham gia xây dựng thể chế, kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh; kịp thời phản ánh, kiến nghị nhiều vấn đề lớn, quan trọng mà người lao động quan tâm; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động; tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động hăng hái thi đua, lao động sản xuất, nâng cao năng suất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia: góp sức cùng cả nước làm nên những chỉ số kinh tế ấn tượng, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Đặc biệt, trong năm 2020, Công đoàn đã đồng hành cùng Chính phủ vận động công nhân, viên chức, lao động, nhất là công nhân tích cực có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid - 19, góp phần vào những kết quả quan trọng trong việc thực hiện “Mục tiêu kép" của Chính phủ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề việc làm bền vững, nâng cao mức sống và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân lao động còn gặp một số khó khăn. Năng suất lao động còn thấp, trình độ tay nghề của công nhân lao động thấp nên việc làm khó bền vững và thu nhập chưa cao. Kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, khả năng thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 còn hạn chế. Thu nhập của một số ngành nghề, nhất là ngành nghề lao động nặng nhọc, độc hại, lao động giản đơn còn thấp. Lợi ích của một bộ phận công nhân được hưởng chưa tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính minh. Việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân tuy đã được cải thiện song vẫn còn không ít khó khăn, bức xúc, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.

II. ĐỊNH HƯỚNG TRỌNG TÂM PHỐI HỢP CÔNG TÁC

1. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và Kết luận số 79-KL/TW ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trên tinh thần cập nhật, bổ sung và gắn với việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phù hợp với điều kiện của Bộ, ngành và từng địa phương, người lao động. Bố trí quỹ đất, nguồn vốn từ ngân sách do địa phương quản lý và thực hiện giải phóng mặt bằng tại khu đất quy hoạch thiết chế công đoàn đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất để thực hiện đầu tư xây dựng thiết chế công đoàn theo Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là nhiệm vụ cần được ưu tiên đặc biệt trong 5 năm tới. Các địa phương phải dành nguồn lực thỏa đáng chăm lo, hỗ trợ công nhân lao động, những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, góp phần làm giàu cho địa phương và đất nước.

4. Tiếp tục cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động. Chính phủ khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Chính quyền các cấp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động; đảm bảo an ninh, an toàn nơi ở, nơi làm việc và trên quãng đường từ nơi ở đến nơi làm việc của người lao động.

Các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV vào thời điểm phù hợp đối với nội dung; “Giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất giảm giờ làm việc bình thường thấp hơn 48 giờ/tuần”.

5. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; chủ động hơn nữa trong công tác phối hợp; làm tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhất là việc đề xuất ban hành, sửa đổi chính sách, pháp luật và tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi chính sách; gắn bó mật thiết, thường xuyên lắng nghe ý kiến công nhân lao động để phản ánh với Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục để nâng cao nhận thức, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm của công nhân lao động.

6. Toàn thể công nhân cả nước phát huy truyền thống giai cấp công nhân Việt Nam, vượt mọi khó khăn, không ngừng học tập, nâng cao trình độ, lao động sáng tạo, đóng góp cho sự lớn mạnh của từng doanh nghiệp, vì hạnh phúc của chính mình, gia đình mình và sự phồn vinh của đất nước, cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta thành nước phát triển. Phấn đấu người công nhân thời kỳ mới phải là những người có tri thức, kỹ năng, bản lĩnh, giác ngộ giai cấp, tự tôn dân tộc, lao động sáng tạo, nắm chắc kinh tế số, tác phong công nghiệp, có việc làm bền vững và mức sống ngày càng cao.

7. Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, tiếp tục tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ các chủ trương, chính sách, pháp luật và các giải pháp cụ thể để đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động, giảm bớt nỗi vất vả, nhọc nhằn của người công nhân nước ta.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan biết, phối hợp thực hiện./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ:
- Văn phòng Trung ương Đảng:
- Ban Kinh tế Trung ương;
- Ban Dân vận Trung ương:
- Ban Tuyên giáo Trung ương:
- UBTWMTTQVN;
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố Mai Tiến Dũng trực thuộc Trung ương:
- Các Tập đoàn: Dệt may VN, CN Cao su VN, CN Than - Khoáng sản VN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐT; các Vụ, Cục KSTT;
- Lưu: VT. QHĐP (2b). NQ

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 1/TB-VPCP ngày 01/01/2021 về kết luận Hội nghị trực tuyến đánh giá việc thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và vấn đề việc làm, mức sống, điều kiện làm việc của công nhân lao động do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.710

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.53.246
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!