HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
---------
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------
|
Số: 14-TT/HCVX
|
Hà Nội ngày 10
tháng 08 năm 1976
|
THÔNG
TƯ
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ PHỤ
CẤP CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC KHI ĐI CÔNG TÁC Ở TRONG NƯỚC
(CÔNG TÁC PHÍ).
Trong
tình hình mới, chế độ phụ cấp cho cán bộ, công nhân, viên chức khi đi công tác
ở trong nước (gọi tắt là công tác phí) quy định tại Thông tư số 4-TT/HCVX ngày
06-01-1968 của Bộ Tài chính cần được sửa đổi, bổ sung, nhằm tại điều kiện cho
công nhân, viên chức được cử đi công tác nâng cao được hiệu suất công tác, hoàn
thành nhiệm vụ với mức chi phí hợp lý, tiết kiệm.
Sau khi thông nhất ý
kiến với Bộ Lao động, Ban tổ chức trung ương và Tổng công đoàn Việt-nam, Bộ Tài
chính quy định chế độ công tác phí mới như sau.
Phần I:
CHẾ
ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ
A. Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH,
NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Công tác phí là
một khoản phụ cấp cho công nhân, viên chức khi đi công tác ở trong nước, để:
- Trả tiền cước
chuyên chở bản thân và hành lý cần thiết mang theo phục vụ công tác;
- Bù đắp một phần hợp
lý các khoản chi phí về ăn, uống, nghỉ trọ trên đường đi và ở nơi đến công tác.
2. Công tác phí gồm
có:
- Tiền tàu xe;
- Phụ cấp đi đường;
- Phụ cấp lưu trú.
3. Chế độ công tác
phí mới nhằm:
- Nâng mức phụ cấp đi
đường và đặt thêm khoản phụ cấp lưu trú, để bù đắp một phần các chi phí hợp lý
về ăn, uống, nghỉ trọ của công nhân, viên chức trên đường đi và tại nơi đến
công tác trong tình hình thực tế hiện nay;
- Khuyến khích công
nhân, viên chức sử dụng phương tiện giao thông công cộng quốc doanh khi đi công
tác, để đi lại được thuận tiện, an toàn, và bảo đảm chi phí tiền, cũng như hao
phí thời gian hợp lý; do đó, trên các tuyến đường có phương tiện giao thông
công cộng quốc doanh, lấy tiền tàu xe và phụ cấp đi đường áp dụng cho những
người đi công tác bằng phương tiện giao thông công cộng quốc doanh làm chuẩn để
thanh toán cho các trường hợp đi bằng các phương tiện khác.
B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Mục I. Tiền tàu xe:
1. Cán bộ, công nhân
viên chức Nhà nước đi công tác được thanh toán tiền tàu xe, trừ trường hợp đi
bằng mô-tô, xe máy, xe đạp công và ô-tô công của cơ quan hoặc ô-tô do cơ quan
thuê.
2. Tiền tàu xe thanh
toán cho người đi công tác theo hai cách:
2.a) Đi bằng phương
tiên giao thông công cộng quốc doanh, hoặc tư doanh do Nhà nước quản lý giá
cước, thì được thanh toán:
- Tiền mua vé hành
khách theo giá vé quy định của Nhà nước;
- Phụ phí mua vé bằng
điện thoại (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định;
- Cước qua cầu, đò,
phà (nếu có);
- Cước hành lý (nếu
có) mang theo để phục vụ công tác, theo giá cước quy định của Nhà nước.
(Xem phụ lục số II,
phần giải thích)
2.b) Đi bằng phương
tiện riêng trên tuyến đường không có phương tiện giao thông công cộng quốc
doanh, hoặc tư doanh do Nhà nước quản lý giá cước, thì được thanh toán tiền tàu
xe theo mức khoán (nói ở điểm 4 dưới đây).
3. Đi công tác trên
các tuyến đường có phương tiện giao thông công cộng quốc doanh, hoặc tư doanh
do Nhà nước quản lý giá cước, thì tiền tàu xe được thanh toán căn cứ vào
giá vé của các phương tiện nói trên trong tất cả các trường hợp, cụ thể là:
3.a) Đi bằng phương
tiện quốc doanh, hoặc tư doanh do Nhà nước quản lý giá cước, thì được thanh
toán theo giá vé của loại phương tiện và hạng vé theo tiêu chuẩn mà người đi
công tác được hưởng theo quy định của Nhà nước. Nếu đi máy bay mà không đúng
tiêu chuẩn được hưởng thì chỉ được thanh toán theo giá vé xe lửa (nếu là tuyến
đường có xe lửa hoặc vừa có xe lửa vừa có phương tiện giao thông công cộng quốc
doanh khác); hoặc theo giá vé phương tiện liên vận (nếu là tuyến đường có
phương tiện liên vận); hoặc theo giá vé ô-tô công cộng quốc doanh (nếu là các
tuyến đường khác), trừ trường hợp vì yêu cầu công tác cấp bách, do thủ trưởng
Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (hay người
được ủy quyền) quyết định cho đi bằng máy bay thì được thanh toán tiền vé máy
bay.
(Xem phụ lục số II,
thí dụ 1, 2, 3, 4).
3.b) Nếu không dùng
phương tiện quốc doanh, hoặc tư doanh do Nhà nước quản lý giá cước, mà dùng
phương tiện tư nhân khác hoặc phương tiện riêng của bản thân thì cũng chỉ được
thanh toán tiền tàu xe như người đi bằng phương tiện giao thông quốc doanh hoặc
tư doanh do Nhà nước quản lý giá cước.
Tuy nhiên, trên những
quãng đường ngắn dưới 50 kilômét, nếu sử dụng các phương tiện công cộng nói
trên không thuận tiện (như tàu xe chạy ít tuyến, tàu xe không nhận chở xe
đạp...) nên phải tranh thủ dùng phương tiện tư nhân khác, thì được thanh toán
tiền tàu xe như trường hợp đi trên các tuyến đường vừa không có phương tiện
quốc doanh vừa không có phương tiện tư doanh do Nhà nước quản lý giá cước, nói
ở điểm 4 dưới đây. (Xem phụ lục số II, thí dụ 5).
4. Đi công tác trên
các tuyến đường vừa không có phương tiện giao thông công cộng quốc
doanh, vừa không có phương tiện giao thông công cộng tư doanh do Nhà nước quản
lý giá cước thì được thanh toán tiền tàu xe theo mức khoán là 3 đồng cho 100
kilômét tính theo đường bộ. (Xem phụ lục số II, thí dụ 6).
5. Đi công tác lưu
động thường xuyên mà phải dùng phương tiện giao thông công cộng quốc doanh hoặc
phương tiện giao thông tư doanh do Nhà nước quản lý giá cước thì tiền tàu xe
được thanh toán cuối mỗi tháng, căn cứ vào giá vé các phương tiện đã sử
dụng trong tháng. Nếu dùng xe riêng của bản thân thì được hưởng phụ cấp dùng xe
riêng theo quy định tại phần II của Thông tư này. (Xem phụ lục số II, thí dụ
7).
Mục II. Phụ cấp đi
đường:
Phụ cấp đi đường phân
biệt hai trường hợp:
- Đi công tác từng
chuyến.
- Đi công tác lưu
động thường xuyên.
I. Đi công tác từng
chuyến.
1. Người đi công tác
bằng các phương tiện giao thông thủy bộ:
1.a) Được tính phụ
cấp đi đường căn cứ vào mức phụ cấp quy định ở điểm 8 dưới đây và tùy theo:
- Loại phương tiện
giao thông đã sử dụng;
- Số kilômét đã đi
được;
- Chức vụ hay mức
lương chính của người đi công tác;
- Nơi đi và nơi đến
thuộc vùng xuôi và vùng núi thấp hay vùng núi cao.
1.b) Đi trong phạm vi
ranh giới nội thành, thị xã: không được tính phụ cấp đi đường.
2. Đi công tác bằng
các phương tiệng giao thông công cộng quốc doanh, hoặc tư doanh do Nhà nước
quản lý giá cước
trên các tuyến đường có các phương tiện ấy, và đi theo đúng tiêu chuẩn mà người
đi được hưởng theo quy định của Nhà nước thì tính phụ cấp đi đường căn cứ vào
loại phương tiện giao thông sử dụng (trên các tuyến đường bộ, đường xe lửa,
đường sông, đường biển); cụ thể như sau:
2.a) Dùng một loại
phương tiện trong suốt chặng đường từ nơi đi đến nơi công tác: được tính phụ
cấp đi đường khi chặng đường bằng hoặc vượt số kilômét tối thiểu đã quy định;
(Xem phụ lục số II, thí dụ 8).
2.b) Dùng nhiều
phương tiện khác nhau thì tính phụ cấp đi đường theo phương tiện thực tế đã
dùng trên mỗi đoạn đường. (Xem phụ lục số II, thí dụ 9).
2.c) Dùng nhiều
phương tiện khác nhau, nhưng có những đoạn đường chưa đạt số kilômét tối thiểu
(quy định cho phương tiện đã dùng đó) thì cũng được tính phụ cấp cho những đoạn
đường này như quy định ở điểm 2.b, trừ những đoạn đường đi bằng ô-tô cơ quan
hoặc do cơ quan thuê và những đoạn đường ngắn từ cơ quan nơi đi đến bến tàu,
bến xe (hoặc nơi đỗ xe ô-tô cơ quan) và từ bến tàu, bến xe (hoặc nơi đỗ xe ô-tô
cơ quan) đến nơi công tác, (Xem phụ lục số II, thí dụ 10).
3. Tính phụ cấp đi
đường cho người đi công tác trên các tuyến đường bộ, đường xe lửa, đường sông từ vùng xuôi và vùng
núi thấp lên vùng núi cao và ngược lại:
3.a) Đi từ vùng xuôi
và vùng núi thấp lên vùng núi cao thì áp dụng mức phụ cấp của vùng xuôi và vùng
núi thấp cho lượt đi và áp dụng mức phụ cấp của vùng núi cao cho lượt về. (Xem
phụ lục số II, thí dụ 11).
3.b) Đi từ vùng núi
cao xuống vùng núi thấp và vùng xuôi thì áp dụng mức phụ cấp của vùng núi cao
cho lượt đi và mức phụ cấp của vùng xuôi và vùng núi thấp cho lượt về. (Xem phụ
lục số II, thí dụ 12).
4. Trong các trường
hợp sau đây:
- Không dùng các
phương tiện giao thông công cộng quốc doanh, hoặc tư doanh do Nhà nước quản lý
giá cước, trên các tuyến đường có các phương tiện ấy;
- Đi máy bay không
theo đúng tiêu chuẩn Nhà nước quy định, đều không được tính phụ cấp đi đường
theo phương tiện giao thông thực tế sử dụng, mà tính như tính cho người đi xe
lửa, nếu tuyến đường có xe lửa, hoặc vừa có xe lửa, vừa có các phương tiện giao
thông công cộng quốc doanh khác; như tính cho người đi bằng phương tiện giao
thông liên vận, nếu tuyến đường có phương tiện liên vận; như tính cho người đi
ô-tô công cộng, nếu là các tuyến đường khác.
Riêng trường hợp
không dùng các phương tiện giao thông công cộng quốc doanh, hoặc tư doanh do
Nhà nước quản lý giá cước, trên những quãng đường ngắn dưới 50 kilômét (vì
không thuận tiện) thì được tính phụ cấp đi đường theo phương tiện giao thông
thực tế sử dụng. (Xem phụ lục số II, thí dụ 13).
5. Đi công tác bằng
máy bay:
không tính phụ cấp đi đường (vì đi máy bay đã được thanh toán tiền vé máy bay
trong đó đã có tính tiền ăn uống dọc đường).
6. Công nhân lái xe
ô-tô của cơ quan,
lái xe đi công tác đường dài, được hưởng phụ cấp đi đường như người đi công tác
bằng ô-tô công cộng trên tuyến đường ấy. (Xem phụ lục số II, thí dụ 14).
7. Đi công tác nếu
phải đi đường ban đêm
(22 giờ đến 6 giờ sáng) từ bốn tiếng đồng hồ trở lên, thì được thêm:
- Ở vùng xuôi và vùng
núi thấp: 0,40đ/đêm.
- Ở vùng núi cao :
0,60đ/đêm.
(Xem phụ lục số II,
thí dụ 15).
8. Mức phụ cấp đi
đường quy định như sau:
Phương tiện
|
Đoạn đường tối
thiểu phải đi để tính hưởng phụ cấp đi đường từ kilômét đầu
|
Mức phụ cấp đi
đường áp dụng cho cán bộ, công nhân viên chức phân loại theo chức vụ và mức
lương chính
|
Đi một lượt
|
Cả đi và về trong
ngày (hoặc các quãng đường đã đi trong ngày cộng lại)
|
Đơn vị tính
|
Cán bộ, công nhân
viên chức có mức lương chính dưới 170đ/tháng
|
Từ Tổng cục trưởng,
Thứ trưởng và cán bộ có mức lương chính từ 170đ/tháng trở lên
|
Vùng xuôi và vùng
núi thấp:
- Đi bộ (hoặc
xuồng, thuyền chèo tay)
- Xe đạp (hoặc
xuồng, thuyền gắn máy)
- Mô-tô, xe máy
(hoặc phương tiện có động cơ cùng loại)
- Ca-nô, tàu thủy
(đi sông hay ven biển)
- Tàu biển đường
dài
- Xe lửa
- Ô-tô công cộng
- Ô-tô cơ quan hay
thuế
Vùng núi cao và các
đảo được coi như vùng núi cao:
- Đi bộ (hoặc ngựa
riêng)
- Xe đạp
- Mô-tô, xe máy
(hoặc phương tiện có động cơ cùng loại)
- Ca-nô, tàu thủy
(đi sông hay ven biển)
- Xe lửa
- Ô-tô công cộng
- Ô-tô cơ quan hay
thuế
|
8km
20
40
30
40
50
70
6km
15
30
25
35
40
60
|
12km
30
60
45
60
75
105
10km
25
45
35
50
60
90
|
100km
100km
|
6,40 đồng
2,70
1,35
2,00
0,50
1,10
1,00
0,70
10,00 đồng
4,00
2,00
2,90
1,45
1,25
0,80
|
7,20 đồng
3,00
1,50
2,20
0,60
1,25
1,10
0,75
11,00 đồng
4,40
2,20
3,20
1,60
1,35
0,90
|
II. Đi công tác lưu
động thường xuyên.
1. Công nhân, viên
chức làm những công việc phải lưu động thường xuyên: phát thư, điện của
ngành bưu điện, cảnh sát giao thông, quản lý thị trường, thu thuế lưu động,
tiếp liệu, tiếp phẩm, đi công tác trung bình trên 16 ngày trong một tháng:
1.a) Trong một khu
vực nhất định, cách trụ sở cơ quan từ 3 giờ đi đường trở lên (không phân biệt
phương tiện sử dụng), được thủ trưởng đơn vị xác nhận, thì ngày nào đi, ngày ấy
được tính phụ cấp đi đường như sau:
- Ở vùng xuôi và vùng
núi thấp: 0,80 đồng một ngày; 0,40 đồng nửa ngày.
- Ở vùng núi cao:
1,00 đồng một ngày; 0,50 đồng nửa ngày.
1.b) Nếu đi công tác
bất thường ra ngoài khu vực nói trên thì được tính phụ cấp đi đường theo quy
định chung.
1.c) Quy định trên
(1a và 1b) không áp dụng đối với công nhân, viên chức làm công tác lưu động đã
được hưởng phụ cấp lưu động tính theo lương, do Bộ Lao động hoặc một số ngành
chủ quản có thẩm quyền chính thức quy định (thí dụ: các đoàn, đội thăm dò địa
chất, các đoàn văn công, chiếu bóng...).
2. Riêng giao thông
viên cơ quan
(kể cả ở nội thành, đô thị).
2.a) Được tính phụ
cấp đi đường khoán tháng theo các mức dưới đây:
Đi bộ
|
3 đồng một tháng,
nếu trung bình hàng tháng đi được 100km
4 đồng một tháng,
nếu trung bình hàng tháng đi được 150km
5 đồng một tháng
,nếu trung bình hàng tháng đi được 200km trở lên
|
Đi xe đạp, xe máy (công hay tư)
|
3 đồng một tháng,
200km
4 đồng một tháng,
300km
5 đồng một tháng,
400km trở lên
|
Việc định mức phụ cấp
khoán cho giao thông viên do thử trưởng cơ quan, xí nghiệp quyết định, căn cứ
vào số kilômét đi trung bình hàng tháng; tháng nào, số ngày đi lưu động tụt
xuống dưới 10 ngày thì không được lĩnh phụ cấp tháng đó. (Xem phụ lục số II,
thí dụ 16).
2.b) Đi công tác bất
thường ra ngoài khu vực hoạt động hàng ngày, thì hưởng phụ cấp đi đường theo
quy định chung.
Mục III. Phụ cấp lưu
trú:
1. Trừ những trường
hợp nói ở điểm 4 dưới đây, công nhân, viên chức được tính phụ cấp lưu trú, gồm phụ cấp tiền ăn
và tiền trọ, về những ngày lưu lại nơi đến công tác:
1.a) Về ăn:
- 0,80 đồng một ngày:
đối với cán bộ từ Tổng cục trưởng, Thứ trưởng và cán bộ có mức lương chính từ
170 đồng một tháng trở lên.
- 0,60 đồng một ngày:
đối với các cán bộ, công nhân viên chức có mức lương chính dưới 170 đồng một
tháng.
(Phải quy định hai
mức như trên vì trong thực tế việc tổ chức ăn uống thường căn cứ theo mức thu
nhập và mức ăn hàng ngày khác nhau của cán bộ, công nhân viên chức).
1.b) Về ở:
Ở tại khách sạn hoặc
nhà trọ (do hợp tác xã quản lý), thì được thanh toán theo giá cả và theo hạng
phòng, giường tiêu chuẩn do ngành nội thương quy định, Tiền trọ thanh toán theo
biên lai thu tiền của khách sản hoặc nhà trọ.
Nếu ở tại cơ quan
hoặc là nơi khác không phải trả tiền trọ, thì không được thanh toán tiền trọ.
2. Được tính phụ cấp
tiền ăn trong những ngày thực sự phải ở lại một nơi vì yêu cầu công tác (tính từ lúc đến địa
điểm công tác, cứ nửa ngày thì tính một bữa cơm).
3. Trong thời gian
lưu trú tại một địa phương nếu có ngày phải đi để đến nơi này, nơi khác công
tác, do đó được tính phụ cấp đi đường, thì ngày đó không tính phụ cấp lưu trú.
4. Không được tính
phụ cấp lưu trú trong:
- Những ngày công tác
tại thông xã;
- Những ngày dự các
hội nghị đã được chế độ hội nghị gánh chịu hoàn toàn hay một phần tiền ăn hàng
ngày theo quy định;
- Những ngày học ở
các trường, lớp đào tạo, huấn luyện (dài hạn hay ngắn hạn, kể cả các trường,
lớp tại chức tập trung);
- Những ngày lưu lại
một nơi không phải vì yêu cầu công tác;
- Những ngày kéo dài
thời gian lưu trú mà không được cấp có thẩm quyền quyết định.
5. Cán bộ, công nhân,
viên chức cùng đi để phục vụ các đoàn khách hay chuyên gia nước ngoài về địa
phương được tính phụ cấp theo chế độ riêng, không áp dụng chế độ phụ cấp lưu trú
này.
6. Trên đường đi công
tác, nếu phải dừng lại dọc đường một khoảng thời gian từ 4 tiếng đồng hồ trở
lên,
vì lý do khách quan (tàu xe bị hỏng, bão lụt nghẽn đường, ốm đau, tai nạn...)
thì cũng được hưởng phụ cấp lưu trú, căn cứ theo giấy xác nhận của cơ quan có
thẩm quyền ở nơi xảy ra sự cố. Nếu phải trả tiền trọ thì được thanh toán tiền
trọ.
Phần II:
CHẾ
ĐỘ PHỤ CẤP DÙNG XE RIÊNG ĐI CÔNG TÁC
1. Công nhân, viên
chức nói ở phần I, mục II điểm II-1 của Thông tư này, nếu dùng xe đạp, xe máy
riêng để đi công tác lưu động hàng ngày và hàng tháng đi từ 101km trở lên, thì
được tính phụ cấp dùng xe riêng theo mức khoán tháng như sau:
Số kilômét đi trung
bình hàng tháng
|
Đi trong nội, ngoại
thành phố và thị xã
|
Đi trong các vùng
khác
|
Từ 101 km đến 200 km
Từ 201 km đến 350 km
Từ 351 km trở lên
|
2 đồng một tháng
3 đồng một tháng
4 đồng một tháng
|
3 đồng một tháng
5 đồng một tháng
7 đồng một tháng
|
(Xem phụ lục số II,
phần giải thích).
2. Thủ trướng cơ
quan, xí nghiệp xét quyết định mức phục cấp khoán cho từng người, căn cứ vào số
kilômét đi trung bình hàng tháng (lấy bình quân một tháng sau khi đã theo dõi
số kilômét đi được trong thời gian ba tháng, không tính những chuyến đi công
tác bất thường ra ngoài khi vực).
3. Phụ cấp khoán
tháng được thanh toán sau mỗi tháng, tháng nào không đi công tác từ 16 ngày trở
lên thì tháng ấy không được tính phụ cấp.
4. Trường hợp thường
xuyên dùng xe riêng để chuyên chở hàng hoá, vật dụng của cơ quan, xí nghiệp
trong khi đi công tác, thì mức phụ cấp khoán nói trên được tăng thêm:
- 30% nếu chở nặng từ
15kg đến 30kg;
- 40% nếu chở nặng
trên 30kg.
Phần III:
CHẾ
ĐỘ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHÍ VÀ PHỤ CẤP DÙNG XE RIÊNG
1. Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị các ngành, các cấp có trách nhiệm quản lý khoản chi về công tác
phí và phụ cấp dùng xe riêng gắn liền với việc quản lý lao động, quản lý công
tác, đặc biệt là quản lý việc cử cán bộ, công nhân viên chức đi công tác.
2. Kinh phí chi về
công tác phí và phụ cấp dùng xe riêng ở mỗi cơ quan, đơn vị là một khoản chi đã
được định mức và được duyệt hàng năm. Không được chi quá mức đã duyệt; không
được điều hoà giữa kinh phí dự trù để chi về công tác phí và phụ cấp dùng xe
riêng với kinh phí dành cho các khoản chi khác; cũng không được điều chỉnh kinh
phí dự trù cho công tác phí từ đơn vị nọ sang đơn vị kia (trừ trường hợp được
cơ quan chủ quản xét duyệt, có sự thoả thuận của cơ quan tài chính cùng cấp).
Khoản chi định mức
nói trên nằm trong dự toán của đơn vị, do đơn vị tự xây dựng, căn cứ vào mức
chi tiêu hợp lý của năm trước và có tính toán đến những yếu tố tăng, giảm cho
sát với tình hình chi tiêu thực tế của năm dự toán. Cơ quan tài chính ở mỗi cấp
xét duyệt định mức chi về công tác phí và phụ cấp dùng xe riêng của từng đơn vị
dự toán hành chính, sự nghiệp khi xét dự toán cả năm, và có trách nhiệm theo
dõi việc quản lý chi tiêu, giúp đơn vị thực hiện đúng chế độ thanh toán công
tác phí. (Xem phụ lục số II, phần giải thích).
Đối với khu vực sản
xuất, kinh doanh thì cơ quan chủ quản ấn định mức chi cả năm về công tác phí và
phụ cấp dùng xe riêng cho từng đơn vị trực thuộc.
3. Quyết toán.
Các cơ quan tài
chính, sự nghiệp quyết toán khoản chi về công tác phí và phụ cấp dùng xe riêng
vào mục IX “công tác phí” của mục lục ngân sách Nhà nước.
Các đơn vị sản xuất,
kinh doanh thì hạch toán và giá thành hoặc phí lưu thông.
Phần IV:
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
1. Chế độ công tác phí
và phụ cấp dùng xe riêng quy định trong Thông tư này áp dụng chung cho tất cả
các cơ quan hành chính,sự nghiệp, các xí nghiệp sản xuất, kinh doanh từ cấp
huyện trở lên.
Đối với công nhân,
viên chức chuyên nghiệp thuộc các ngành công tác có tính chất lưu động: công
nhân lái xe ô-tô, ca-nô, tàu thủy...của ngành giao thông vận tải; công nhân làm
việc trên đầu máy và các đoàn tàu của ngành đường sắt; nhân viên làm nhiệm vụ
tuần tra trên sông, trên biển của ngành công an; các đoàn nghiên cứu, thăm dò,
khảo sát của các ngành thủy sản, địa chất, v.v..., các ngành chủ quản có thể
dựa vào chế độ chung này mà có quy định riêng cho thích hợp với tính chất công
tác của ngành mình, nhưng phải có sự thoả thuận của Bộ Tài chính trước khi ban
hành.
2. Thông tư này thi
hành từ ngày 01 tháng 05 năm 1976. Các trường hợp đi công tác trước ngày 01
tháng 09 năm 1976 đều thanh toán phụ cấp theo chế độ cũ.
Những quy định trước
đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Thông tư này hủy bỏ
Thông tư số 04-TT/HCVX ngày 06-01-1968, Thông tư số 31-TT/HCVX ngày 17-11-1971,
Thông tư số 136-TT/HCVX ngày 22-06-1973 và các văn bản khác có liên quan quy
định chế độ công tác phí.
Kèm theo Thông tư này
có các bản phụ lục:
- Số 1 ấn định mẫu
giất đi đường thống nhất cho các cơ quan, xí nghiệp ở tất cả các ngành, các
cấp;
- Số 2 giải thích và
hướng dẫn cách tính phụ cấp;
- Sổ 3 quy định tạm
thời độ dài những chặng đường thủy, bộ chính ở trong nước, dùng để tính công
tác phí.
Chế độ công tác phí
được sửa đổi và bổ sung theo Thông tư này sẽ làm ngân sách Nhà nước tăng chi
thêm hàng năm trên 15 triệu đồng. Trong tình hình nền tài chính chung của ta
đang còn nhiều khó khăn, đây là một cố gắng lớn của tài chính Nhà nước,
Vì vậy, cần phải đảm
bảo cho số tăng chi của ngân sách Nhà nước về công tác phí không vượt quá mức
ngân sách có thể gánh chịu được. Bộ Tài chính đề nghị các ngành, các địa
phương:
- Có biện pháp quản
lý tốt việc chi tiêu về công tác phí: kinh nghiệm là nên kế hoạch hoá việc cử
cán bộ đi công tác, theo nhu cầu công việc mà dự trù chính xác số người đi
trong từng thời gian, số ngày đi..., động viên tính tích cực của cán bộ nhằm
đảm bảo cho việc đi công tác mang lại hiệu quả thiết thực, ra sức hạn chế những
chuyến đi không có hiệu quả...gây lãng phí thì giờ và tiền bạc;
- Chỉ đạo chặt chẽ
việc thực hiện chế độ quản lý theo định mức khoản chi về công tác phí và phụ
cấp dùng xe riêng, như hướng dẫn cụ thể trong bản phụ lục số II (phần giải
thích).
Do việc sửa đổi chế
độ công tác phí lần này, khoản chi về công tác phí và phụ cấp dùng xe riêng của
các cơ quan, đơn vị, nói chung, sẽ tăng hơn trước. Để đảm bảo mức chi tiêu hợp
lý, tiết kiệm, định mức kinh phí hàng năm về công tác phí và phụ cấp dùng xe
riêng của các cơ quan đơn vị, nếu có tăng thì nói chung cũng không được vượt
quá 30% mức chi bình thường của năm trước; nếu quá, sẽ phải giảm các khoản mục
chi khác để định mức tổng hợp chung cũng như dự toán hành chính, sự nghiệp của
cơ quan, đơn vị khỏi bị vượt.
Căn cứ vào các quyết
định của Thường vụ Hội đồng Chính phủ về cải tiến điều kiện sinh hoạt cho cán
bộ, công nhân viên chức và để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ
công tác phí mới này, Bộ Tài chính đề nghị:
- Ngành giao thông
vận tải tổ chức tốt việc đi lại cho cán bộ, công nhân, viên chức đi công tác
(trước hết là dành mọi sự dễ dàng cho người đi công tác được ưu tiên sử dụng
các phương tiện công cộng);
- Ngành nội thương,
với sự hỗ trợ của ngành lương thực thực phẩm, mở rộng mạng lưới khách sạn nội
địa để đón nhận cán bộ, công nhân, viên chức đi công tác đến ăn, ở cho được
thuận tiện, đảm bảo an toàn và đỡ tốn kém.
Cơ quan tài chính ở
các cấp cần bàn bạc với ngành lương thực, thực phẩm dành phần thích đáng cung
cấp các mặt hàng cần thiết để ngành nội thương có thể duy trì và phát triển
mạng lưới phục vụ việc ăn, ở của công nhân viên chức đi công tác.
|
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ
TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Văn Bính
|
PHỤ
LỤC SỐ 2
GIẢI
THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH THÔNG TƯ.
A. PHẦN GIẢI THÍCH
1. Tiền tàu xe.
Trong tình hình mới,
các phương tiên giao thông công cộng được phục hồi và phát triển tạo điều kiện
cải thiện dần việc đi lại của nhân dân; vì vậy chế độ thanh toán tiền tàu xe
cho cán bộ, công nhân viên chức đi công tác, khuyến khích công nhân viên chức
sử dụng các phương tiên giao thông công cộng quốc doanh; chế độ công tác phí
mới lấy việc thanh toán tiền tàu xe cho người đi công tác bằng phương tiện giao
thông công cộng quốc doanh; chế độ công tác phí mới lấy việc thanh toán tiền
tàu xe cho người đi công tác bằng phương tiện giao thông công cộng quốc doanh
làm chuẩn để thanh toán cho các trường hợp khác đi công tác trên các tuyến
đường có phương tiện công cộng quốc doanh hoặc tư doanh do Nhà nước quản lý giá
cước.
Như điểm 1, Mục I đã
quy định, khi đi công tác bằng phương tiện giao thông công cộng quốc doanh,
hoặc tư doanh do Nhà nước quản lý giá cước, thì nói chung tiền tàu xe được
thanh toán theo thực chi có vé làm chứng từ và bao gồm:
- Tiền vé hành khách,
theo giá Nhà nước quy định cho từng loại phương tiện (xe lửa, ô-tô ca, ô-tô
buýt, tắc-xi, ca-nô, tàu thủy...) và theo hạng vé đúng với tiêu chuẩn mà chế độ
Nhà nước quy định cho người đi công tác được hưởng;
- Tiền phụ phí mua vé
bằng điện thoại (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định. (Hiện nay, ở một số
thành phố, ngành đường sắt có cử nhân viên đến bán vé tại cơ quan cho cán bộ đi
công tác theo yêu cầu qua dây nói, và thu thêm khoản phụ phí 0,20 đồng một vé);
- Tiền cước qua cầu,
đò, phà (nếu có). Ở một số địa phương có thu khoản này vào người đi đường bộ,
theo mức do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. (Chú ý: trường hợp đi đò của tư nhân
thì thanh toán tiền đò theo giá quy định của Ủy ban nhân dân huyện hoặc xã nơi
có đò).
- Tiền cước hành lý
(nếu có) mang theo để phục vụ công tác: Được kể là hành lý: các tài liệu, vật
dụng cần thiết phải đem theo để dùng trong công tác; ngoài ra, nếu được cơ quan
đồng ý cho đem theo xe đạp, xe máy phục vụ công tác thì cũng được thanh toán
tiền cước khi đi tàu, xe. Hành lý đồ đạc...mang theo về việc riêng thì không
được thanh toán tiền cước.
2. Đi công tác trong
phạm vi ranh giới nội thành hoặc thị xã.
Khi đi công tác trong
nội thành (các thành phố) hoặc ở các thị xã, công nhân viên chức vẫn đảm bảo
được giờ giấc sinh hoạt bình thường hàng ngày của mình, do đó vấn đề phụ cấp đi
đường không đặt ra, mặc dù trong một ngày có trường hợp đi vượt số kilômét tối
thiểu quy định.
Điểm cần chú ý là ở
các thành phố trực thuộc trung ương, địa dư rộng, có chia ranh giới giữa khu
vực nội thành và khu vực ngoại thành; vì vậy khi đi công tác từ nội thành ra
ngoại thành thì được tính phụ cấp đi đường theo quy định chung. Còn ơ các thành
phố trực thuộc tỉnh và thị xã, địa bàn hẹp, ranh giới thị xã nói ở đây bao gồm
cả nội thị và các vùng ven thị xã, do đó khi đi công tác ở trong thành phố trực
thuộc tỉnh và trong thị xã hay ở các vùng ven nội, hoặc từ trong thành phố và
thị xã ra các vùng ven nội, cũng đều không được tính phụ cấp đi đường.
3. Chế độ phụ cấp
dùng xe riêng đi công tác.
Những năm vừa qua,
chế độ phụ cấp này đã bị áp dụng một cách tràn lan; có cơ quan, đơn vị còn
buông lỏng quản lý khoản chi này, tạo sơ hở cho việc kê khai thiếu tự giác để
lĩnh phụ cấp một cách không chính đáng.
Vì vậy, nay quy định
lại chế độ phụ cấp dùng xe riêng đi công tác nhằm đảm bảo trả phụ cấp đúng đối
tượng được hưởng là công nhân viên chức thuộc một số ngành nghề phải lưu động
thường xuyên (nói tại điểm 2.1, mục II, phần I Thông tư); đồng thời, mức phụ
cấp khoán hàng tháng được nâng lên có mức tối thiểu hợp lý nhưng cũng có mức
tối đa hợp lý.
4. Chế độ quản lý
công tác phí và phụ cấp dùng xe riêng.
Như đã quy định tại
Nghị định số 74-CP ngày 24-12-1960 của Hội đồng Chính phủ về Điều lệ quản lý
kinh phí hành chính (điều 5, đoạn 3) công tác phí là khoản chi thuộc công vụ
phí hàng năm của đơn vị dự toán; khoản này “tính theo định mức tiêu chuẩn, đơn
vị dự toán nhất thiết không được chi quán mức đã duyệt cho cả năm, nếu chi
không hế cũng không được dùng kinh phí đã dự trù để chi vào việc khác”.
Để đảm bảo các nguyên
tắc nói trên, các cơ quan, đơn vị cần có biện pháp quản lý chặt chẽ khoản chi
về công tác phí và phụ cấp dùng xe riêng, từ việc cử cán bộ đi công tác (xác
định mục đích yêu cầu, nội dung cụ thể của từng chuyến đi, cân nhắc đối tượng
cần được cử đi)...đến việc thanh toán phụ cấp (có nội quy về thủ tục cấp giấy
đi đường, phụ cấp lưu trú; thời hạn nộp chứng từ thanh toán công tác phí; quyền
hạn và trách nhiệm của bộ phận tài vụ kế toán...). Trong một đơn vị cơ quan lớn
(thí dụ: một Bộ, Tổng cục) có thể giao khoán một số kinh phí cho các bộ phận
(thí dụ: vụ, cục, viện..)
Các cơ quan, đơn vị
không được lấy kinh phí khác để chi thêm về công tác phí và phụ cấp dùng xe
riêng, vì làm như vậy sẽ vượt định mức kinh phí đã duyệt đầu năm; ngược lại
cũng không được dùng kinh phí về công tác phí và phụ cấp dùng xe riêng để chi
cho việc khác. Trường hợp vì yêu cầu công tác phát triển ngoài dự kiến, số
người đi công tác tăng nhiều, nếu xét định mức kinh phí không thể bảo đảm thì
cần kịp thời báo cáo cho cơ quan tài chính cùng cấp xét để duyệt lại định mức nếu
cần thiết. Tất nhiên là cơ quan chủ quản có các đơn vị trực thuộc ở vào trường
hợp nói trên có thể điều chỉnh từ dự trù kinh phí về công tác phí và phụ cấp
dùng xe riêng của đơn vị thừa san đơn vị thiếu; nếu không giái quyết được thì
mới đề nghị cơ quan tài chính xét nâng định mức kinh phí cho cơ quan.
B. PHẦN HƯỚNG DẪN
CÁCH TÍNH TOÁN CỤ THỂ TÀU XE ĐI CÔNG TÁC.
Thí dụ 1. Tên tuyến đường có
xe lửa (tàu thường và tàu nhanh giá vé cao hơn giá vé tàu thừơng), hoặc có xe
ô-tô ca quốc doanh (giá vé cao hơn giá vé xe lửa) và trên các tuyến đường vừa
có phương tiện giao thông công cộng quốc doanh vừa có phương tiện giao thông
công cộng tư doanh do Nhà nước quản lý giá cước, người đi công tác thực sử dụng
loại phương tiện nào thì được thanh toán tiền vé hành khác theo số tiền ghi
trên vé của loại phương tiện ấy.
Nếu người đi công tác
có tiêu chuẩn đi xe lửa giường nằm thì được mua vé loại này và được thanh toán
theo giá vé đã mua.
Thí dụ 2. Người đi công tác có
tiêu chuẩn đi xe lửa tàu thường hoặc tàu nhanh, nhưng đã mua vé tàu có giường
nằm, cũng chỉ được thanh toán tiền tàu theo giá vé tàu thường hay tàu nhanh.
Thí dụ 3. Trên một chặng đường
có xe lửa, hoặc vừa có xe lửa vừa có ô-tô ca và ca-nô, người đi công tác được
sử dụng một trong ba loại phương tiện đó theo đúng tiêu chuẩn của mình được
hưởng, nhưng nếu người đó lại đi bằng máy bay, thì tiền vé đó không được thanh
toán mà chỉ được thanh toán số tiền bằng mức thành toán cho người mua vé xe lửa
cùng chặng đường.
Thí dụ 4. Từ Hà-nội đi Sơn-la
là tuyến đường chỉ có ô-tô ca quốc doanh, người đi công tác không theo tiêu
chuẩn của mình là đi bằng ô-tô ca, mà lại mua vé máy bay (đi Nà-sản), thì chỉ
được thanh toán tiền tàu xe theo giá vé ô-tô ca Hà-nội – Sơn-la. Nhưng nếu việc
đi máy bay đó là do thủ trưởng (hay người được ủy quyền) quyết định trong
trường hợp có công tác cấp bách thì được thanh toán tiền vé máy bay.
Thí dụ 5.
1. Từ Huế đi Đà-nẵng
có xe lửa và ô-tô buýt của tư nhân do Nhà nước quản lý giá cước, nhưng người đi
công tác lại đi bằng xe máy thuê ngoài thì tiền tàu xe chỉ được thanh toán bằng
mức thanh toán cho người mua vé đi xe lửa cùng chặng đường.
2. Đi công tác từ thị
xã A xuống huyện B bằng xe đạp hay xe máy riêng trong khi chặng đường đã có
ô-tô công cộng quốc doanh, thì tiền tàu xe được thanh toán là giá vé ô-tô quy
định cho chặng đường ấy.
Nhưng nếu chặng đường
đó dưới 50 km thì tiền tàu xe được thanh toán theo mức khoán (3đ/100 km).
Thí dụ 6. Từ huyện A đến xã C
chặng đường dài 55 km không có phương tiện công cộng quốc doanh và cũng không
có phương tiện của tư nhân do Nhà nước quản lý giá cước, nếu người đi công tác
phải đi bộ, đi xe đạp hay xe máy riêng hoặc bằng bất cứ phương tiện nào khác,
thì tiền tàu xe được thanh toán theo mức khoán 3đ/100 km, tức là:
= 1,65đ
Chú ý:
- Chỉ thanh toán theo
mức khoán trên đây nếu chặng đường đi được từ 10 km trở lên (không kể là dùng
phương tiện giao thông nào).
- Trong mức phụ cấp
khoản tiền tàu xe cho người dùng xe đạp, xe mô-tô, xe máy riêng đi công tác
từng chuyến đã có tính đến bù đắp một phần hao mòn xe riêng, cho nên chế độ phụ
cấp hao mòn xe không đặt ra đối với trường hợp này.
Thí dụ 7. Một nhân viên tiếp
liệu ở xí nghiệp X, hàng ngày vẫn đi công tác trong khu vực nhất định, khi thì
đi xe điện, khi thì đáp ô-tô buýt, như vậy tiền vé xe điện hay ô-tô buýt sẽ
được thanh toán vào cuối tháng (để đơn giản công việc thanh toán, vì tiền vé xe
phải trả mỗi ngày không nhiều).
C. PHẦN HƯỚNG DẪN
CÁCH TÍNH TOÁN CỤ THỂ PHỤ CẤP ĐI ĐƯỜNG.
Thí dụ 8.
1. Một nhân viên đi
công tác ở vùng núi cao, đi bộ từ xã A đến xã B đường dài 10 km (trên số
kilômét tối thiểu) được tính phụ cấp đi đường:
= 1đ
Cũng thí dụ trên, nếu
chặng đường thuộc vùng xuôi thì được tính:
= 0,64đ
2. Một cán bộ đi công
tác ở Thái-bình bằng ô-tô ca từ A đến B đường dài 45km, vì chưa đạt số kilômét
tối thiểu quy định cho ô-tô công cộng một lượt là 50km, nên không được tính phụ
cấp đi đường. Ngày hôm sau, cán bộ đó lại đi ô-tô ca từ B về A thì cũng không
được tính phụ cấp đi đường.
Nếu trong một ngày,
người cán bộ đó đi từ A đến B rồi lại từ B trở về A (45km + 45km = 90km), thì
được tính phụ cấp đi đường, vì đạt trên số kimôlét tối thiểu quy định cho cả đi
và về bằng ô-tô công cộng là 75km:
= 0,90 đ
Thí dụ 9.
1. Một cán bộ đi công
tác từ Hà-nội ra Hồng-gai bằng xe lửa và ca-nô đường dài 162 km. Phụ cấp đi
đường tính sau, theo từng phương tiện và quãng đường đã đi, gồm:
- Chặng đường đi xe
lửa Hà-nội – Hải-phòng 102km:
= 1,12 đ
- Chặng đường đi
ca-nô Hải-phòng – Hồng-gai 60km:
= 1,20 đ
Công: 2,32 đ
2. Một cán bộ cấp Vụ
đi công tác từ Hà-nội vào thành phố Hồ Chí Minh bằng phương tiện liên vận (xe
lửa + ô-tô công cộng) đường dài tất cả là 1.758 km. Phụ cấp đi đường tính theo
chặng đường đi xe lửa và chặng đường đi ô-tô công cộng như sau:
- Chặng đường đi xe
lửa Hà-nội – Vinh 319 km:
= 3,51đ
- Chặng đường đi ô-tô
công cộng Vinh – Sài-gòn 1.439 km:
= 14,39 đ
Cộng: 17,90 đ
(Nếu đi xe lửa chạy
suốt đêm thì được tính thêm 0,40 đ)
3. Một cán bộ đi công
tác ở vùng xuôi, đi bộ từ cơ quan ra ga X đường dài 4km, từ đó đáp xe lửa đến
ga Y đường dài 63km, rồi đi bộ tiếp 5km nữa thì đến địa điểm công tác. Như vậy
cán bộ đó đã đi bằng hai phương tiện là:
- Đi bộ 4 km + 5 km =
9 km
- Xe lửa = 63 km
Các đoạn đường đã đi
đều trên mức tối thiểu nên được tính phụ cấp đi đường như sau:
- Đi bộ:
= 0,58 đ
- Xe lửa:
= 0,69 đ
Cộng: 1,27 đ
Thí dụ 10. Một cán bộ huyện đi
công tác ở vùng xuôi, từ cơ quan A đi bộ 2 km đến thị trấn B để đáp ô-tô buýt
lên thị xã C (đường dài 25km) rồi từ thị xã C đi tiếp xe lửa xuống ga D (đường
dài 35 km), sau đó đi bộ 4km nữa thì đến địa điểm công tác.
Chặng đường đi công
tác dài tất cả 66 km, bằng 3 phương tiện (đi bộ 6 km, đi ô-tô buýt 25 km, đi xe
lửa 35 km), các đoạn đường đã đi của mỗi phương tiện đều dưới số kilômét tối
thiểu quy định (điều 8, mục II). Tuy nhiên, vì là trường hợp đi bằng nhiều loại
phương tiện, mất nhiều thờiu gian chờ tàu xe, nên vẫn được tính phụ cấp đi
đường cho các đoạn đường chưa đạt số kilômét tối thiểu, chỉ trừ hai đoạn đường
ngắn đi bộ từ cơ quan đến bến ô-tô B (2 km) và từ ga D về đến nơi công tác (4
km) cộng lại là 6 km; cụ thể tính như sau:
- Đoạn đường đi ô-tô
buýt:
= 0,25 đ
- Đoạn đường đi xe
lửa:
= 0,38 đ
Cộng: 0,63 đ
Chú ý: Trong thí dụ
nói trên, nếu 2 đoạn đường đi bộ cộng lại mà được từ 8km trở lên thì tính phụ
cấp đi đường theo quy định chung.
Cũng trong thí dụ
trên đây, nếu là trường hợp đi bộ từ cơ quan ra thị trấn B rồi đi xe ô-tô cơ
quan suốt từ thị trấn B qua thị xã C đến ga D hoặc đến tận địa điểm công tác
(đường dài 60 km hoặc 64 km thì mặc dù có đi bằng hai phương tiện cũng không
tính phụ cấp đi đường).
Thí dụ 11. Một cán bộ đi công
tác từ thị xã Vĩnh-yên (vùng xuôi) lên thị xã Lao-cai (vùng núi cao) bằng xe
lửa, đường dài 241 km. Sau chuyến đi công tác trở về Vĩnh-yên, được tính phụ
cấp đi đường như sau:
a) Lượt đi:
Chặng đường sắt từ thị xã Vĩnh-yên đến thị xã Lao-cai,áp dụng mức phụ cấp vùng
xuôi:
= 2,65 đ
b) Lượt về:
Chặng đường sắt từ thị xã Lao-cai đến thị xã Vĩnh-yên, áp dụng mức phụ cấp của
vùng núi cao:
= 3,50 đ
Cộng lại là: 6,15 đ
Thí dụ 12. Một cán bộ (lương
chính 135đ) từ thị xã Lai-châu (vùng núi cao) đi công tác bằng ô-tô cơ quan về
Hà-nội, đường dài 490 km. Sau chuyến đi công tác này trở về Lai-châu, được tính
phụ cấp đi đường như sau:
a) Lượt đi:
Chặng đường Lai-châu – Hà-nội áp dụng mức phụ cấp của vùng núi cao:
= 3,92đ
b) Lượt về:
Chặng đường Hà-nội – Lai-châu áp dụng mức phụ cấp của vùng xuôi:
= 3,43 đ
Cộng lại là: 7,35đ
Thí dụ 13.
1. Từ Huế đi Đà-nẵng
(đường sắt dài 103 km) có xe lửa và ô-tô buýt của tư nhân do Nhà nước quản lý
giá cước, nhưng một cán bộ không dùng các phương tiện đó để đi công tác lại
thuê xe máy ngoài, nên tiền tàu xe chỉ được thanh toán bằng mức thanh toán cho
người đi xe lửa cùng chặng đường. Vì vậy, phụ cấp đi đường cũng được tính như
người đi xe lửa:
= 1,13đ
2. Một cán bộ (lương
chính 105đ) đi công tác từ Hà-nội lên Sơn-la, đường dài 308 km có ô-tô ca quốc
doanh, nhưng lại đi bằng máy bay (lên Nà-sản). Vì không có tiêu chuẩn đi máy
bay nên tiền tàu xe chỉ được thanh toán bằng mức thanh toán cho người đi ô-tô
ca Hà-nội – Sơn-la. Như vậy phụ cấp đi đường cũng được tính như người đi ô-tô
ca:
= 3,08đ
3. Một cán bộ đi công
tác từ Hà-nội đến thị xã Sơn-tây (42km) bằng xe đạp riêng, vì chặng đường đó
ô-tô ca quốc doanh không nhân chở xe đạp. Trường hợp này được thanh toán tiền
tàu xe theo mức khoán 3đ/100 km; còn phụ cấp đi đường thì tính theo phương tiện
thực tế đã sử dụng là xe đạp:
= 1,13đ
Thí dụ 14.
Một công nhân lái xe
ô-tô cơ quan cho thủ trưởng (lương chính 180đ) đi công tác từ Hà-nội đi
Ninh-bình (93km); sau chuyến đi công tác trở về, thủ trưởng được tính phụ cấp
đi đường:
= 1,40đ
nhưng lái xe thì được
tính phụ cấp đi đường như người đi công tác bằng ô-tô công cộng trên cùng chặng
đường:
= 1,86đ
Thí dụ 15. Một cán bộ đi công
tác từ Hà- nội và Vinh bằng xe lửa (đường dài 319km). Nếu xe lửa khởi hành ở
Hà-nộ lúc 17 giờ và chạy suốt đêm, đến 5 giờ sáng hôm sau tới Vinh, tức là đã
đi 7 tiếng đồng hồ ban đêm kể từ 22 giờ, thì phụ cấp đi đường được tính thêm
0,40đ, cụ thể là:
+ 0,40đ = 3,91đ
Thí dụ 16. Một giao thông viên
(đi bộ) được hưởng phụ cấp đi đường theo mức khoán 4đ/tháng. Trong tháng 5, có
nghỉ phép 10 ngày và nghỉ ốm 7 ngày, như vậy số ngày đi công tác lưu động còn
lại dưới 10 ngày, nên tháng đó không được lĩnh phụ cấp đi đường.
Chú ý:
a) Số ngày đi lưu
động công tác trong một tháng tính bình quân là 25 ngày.
b) Cách tính số
kilômét đi trung bình hàng tháng dùng làm căn cứ định mức khoán:
- Ghi sổ theo dõi
(trong thời gian 3 tháng đầu) số kilômét đã đi hàng ngày, cuối mỗi tháng cộng
sổ tìm ra số kilômét đi được trong tháng.
- Sau 3 tháng, lấy
tổng số kilômét chia 3 sẽ có số kilômét đi trung bình hàng tháng. Lấy số
kilômét này làm mức khoán phụ cấp đi đường hàng tháng.
- Khi đã có mức khoán
cố định, thì dù mỗi tháng có đi hơn hay kém đôi chút (trên hoặc dưới 50km) cũng
không phải định lại mức khoán.