TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
1683/QĐ-TLĐ
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA THỦ TRƯỞNG CƠ
QUAN VÀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ QUAN TỔNG LIÊN ĐOÀN
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Công đoàn và Điều
lệ Công đoàn Việt Nam;
Căn cứ quyết định số 1322/QĐ- TLĐ, ngày 07/8/2002 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn;
Sau khi thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan Tổng Liên đoàn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Thủ trưởng
cơ quan và Ban chấp hành Công đoàn cơ quan Tổng Liên đoàn.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3:
Văn phòng, các ban, đơn vị thuộc cơ quan Tổng Liên đoàn chịu trách nhiệm thực
hiện quyết định này.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thường trực ĐCT
- Đảng uỷ, Công đoàn,
Đoàn Thanh niên CQ
- Lưu VT
|
PHÓ
CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC TLĐ
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Nguyễn Hòa Bình
|
QUY CHẾ
VỀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN VÀ BAN CHẤP
HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ QUAN TỔNG LIÊN ĐOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1683 /QĐ-TLĐ, ngày 31 tháng 12 năm 2007 của
Thủ trưởng cơ quan Tổng Liên đoàn)
Điều 1.
Mục đích của Quy chế.
Quy chế này quy định cụ thể về mối
quan hệ công tác giữa Thủ trưởng cơ quan và Ban chấp hành Công đoàn cơ quan để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan, BCH Công
đoàn cơ quan Tổng Liên đoàn, nhằm phát huy vai trò của Công đoàn cơ quan TLĐ
trong việc tham gia quản lý; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của
cán bộ, công chức và người lao động; tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Tổng
Liên đoàn góp phần bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ,
công chức và người lao động; tổ chức, giáo dục, động viên cán bộ, công chức và
người lao động tích cực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, xây dựng cơ quan vững mạnh.
Điều 2.
Trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn cơ quan.
1. Động viên cán bộ, công chức
và người lao động phát huy trí tuệ, lao động sáng tạo, chủ động trong công tác
tham mưu; đề xuất với Đoàn Chủ tịch, Thủ trưởng cơ quan những chủ trương công
tác trong hệ thống Công đoàn toàn quốc; phấn đấu hoàn thành chương trình công
tác của ban, nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
2. Vận động cán bộ, công chức và
người lao động nghiêm chỉnh thực hiện việc khoán chi hành chính, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí trong cơ quan.
3. Vận động cán bộ, công chức và
người lao động chấp hành nghiên chỉnh nội quy, quy chế cơ quan, thực hiện văn
hoá công sở, thực hiện các quy tắc ứng xử trong cơ quan, xây dựng nếp sống văn
minh, gia đình văn hoá, xây dựng cơ quan văn hoá. Tổ chức các hoạt động văn
hoá, thể thao, các hoạt động xã hội, từ thiện và thực hiện cuộc vận động xây dựng
người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành - sáng tạo - tận tuỵ - gương mẫu”.
4. Chủ động phối hợp với Thủ trưởng
cơ quan quản lý, thu chi quỹ đời sống; công khai việc thu, chi quỹ đời sống trước
hội nghị cán bộ, công chức hàng năm. Đề xuất với Thủ trưởng cơ quan mức trợ cấp
khó khăn cho cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan.
5. Phối hợp với Thủ trưởng cơ
quan chỉ đạo và tổ chức cho cán bộ, công chức và người lao động học tập để nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước.
6. Chủ động tổ chức kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức
và người lao động; phát hiện và kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan ngăn chặn và xử
lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực, vi phạm Quy chế dân chủ, các hành vi lãng
phí, tham nhũng.
7. Phối hợp với Thủ trưởng cơ
quan tổ chức triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan; tổ chức hội
nghị cán bộ, công chức hàng năm để đánh giá kết quả thực hiện chương trình công
tác và các mặt hoạt động khác của cơ quan, đánh giá tình hình thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của TLĐ, kết
quả công tác nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với cán bộ, công chức và
người lao động.
8. Chỉ đạo hoạt động Ban thanh
tra nhân dân, cùng Ban thanh tra nhân dân giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo của đoàn viên.
9. Phối hợp với Thủ trưởng cơ
quan, Ban liên lạc hưu trí cơ quan TLĐ chăm lo đời sống và phát huy vai trò cán
bộ hưu trí cơ quan TLĐ.
10. Ban chấp hành mời Thủ trưởng
cơ quan dự các kỳ họp của Ban chấp hành và các hội nghị bàn những nội dung có
liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức và người
lao động.
Điều 3.
Trách nhiệm của Thủ trưởng Cơ quan.
1. Phối hợp chặt chẽ với Công
đoàn cơ quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức
cơ quan; thực hiện các khoản 4,5,7,9 trong Điều 2 của Quy chế này.
2. Tạo điều kiện thuận lợi về thời
gian, phương tiện để Công đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và những
quy định tại Quy chế này; Hàng năm hỗ trợ thêm kinh phí cho Công đoàn cơ quan
hoạt động.
3. Thông báo cho Công đoàn kết
quả giải quyết những kiến nghị của cán bộ, công chức và người lao động trong cơ
quan TLĐ.
4. Duyệt chi quỹ đời sống, quyết
định trợ cấp khó khăn cho cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan
TLĐ.
5. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và
thực hiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc
cho cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan.
Điều 4.
Chủ tịch Công đoàn tham gia các hoạt động của cơ quan.
1. Chủ tịch Công đoàn cơ quan được
mời tham dự các cuộc họp giao ban cơ quan, hội nghị giao kế hoạch hàng năm cho
các ban, đơn vị trực thuộc TLĐ và các cuộc họp khác có liên quan đến việc tổ chức
thực hiện chương trình công tác của cơ quan; được mời dự các buổi làm việc giữa
Thủ trưởng cơ quan với các ban, đơn vị trực thuộc về những nội dung liên quan đến
quyền, lợi ích hợp pháp. chính đáng của cán bộ, công chức và người lao động ở
các ban, đơn vị đó.
2. Được mời tham gia là thành
viên chính thức của các Hội đồng do Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập để
giải quyết những vấn đề thuộc chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và
người lao động như:
a) Hội đồng tuyển dụng cán bộ,
công chức cơ quan TLĐ;
b) Hội đồng thi đua, khen thưởng;
c) Hội đồng nâng ngạch, nâng bậc
lương trước thời hạn;
d) Hội đồng kỷ luật …
3. Được tham gia ý kiến trong việc
điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, đào tạo, đào tạo lại,
luân chuyển cán bộ cơ quan Tổng Liên đoàn.
4. Được tham gia vào các chủ
trương, giải pháp để thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan;
5. Phối hợp với Thủ trưởng cơ
quan đề ra các biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh trong cơ quan có tác
động đến tâm tư, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ,
công chức, người lao động trong cơ quan
Điều 5.
Điều khoản thi hành.
Hàng năm, Thủ trưởng cơ quan và
Ban chấp hành Công đoàn cơ quan tổ chức cuộc họp để đánh giá kết quả thực hiện
quy chế này;
Quy chế này có hiệu lực từ ngày
ký. Trong quá trình thực hiện, những điểm chưa phù hợp sẽ được sửa đổi, bổ
sung.
|
PHÓ
CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC TLĐ
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Nguyễn Hòa Bình
|