BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 928/QĐ-LĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 7
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN
2018-2020
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP
ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg
ngày 21/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Truyền thông về
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề;
Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-TTg
ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành chương trình phổ biến,
giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg
ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu
Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1760/QĐ-TTg
ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định
số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng
cục Giáo dục nghề nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch truyền
thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2018-2020 (Kế
hoạch chi tiết kèm theo).
Điều 2. Kinh phí thực hiện kế hoạch này theo nguồn kinh
phí thường xuyên; kinh phí sự nghiệp giáo dục và đào tạo; kinh phí chương trình
mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí tài trợ, viện trợ, ODA, các
nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng Cục trưởng Tổng cục
Giáo dục nghề nghiệp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ quan báo chí, truyền thông (để p/h);
- Các cơ sở GDNN (để p/h và triển khai);
- Lưu: VT, TCGDNN (10b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quân
|
KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 928/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2018 của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. MỤC TIÊU
1.1 Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức người dân, xã hội,
doanh nghiệp và cải thiện hình ảnh về giáo dục nghề nghiệp; Tạo sự chuyển biến
trong công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông
(THPT) vào giáo dục nghề nghiệp; Hỗ trợ công tác tuyển sinh - hướng nghiệp, lập
nghiệp, khởi nghiệp. Thu hút sự quan tâm của người dân, xã hội, doanh nghiệp
góp phần mở rộng quy mô, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề
nghiệp.
1.2 Mục tiêu cụ thể
a) Tất cả chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp được đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng (báo giấy, báo điện tử, báo hình, báo nói, mạng
internet...).
b) Hằng năm có ít nhất 500 tin/bài viết/chương
trình để tôn vinh, tuyên dương và biểu dương những điển hình, tấm gương của người
dạy, người học, mô hình khởi nghiệp thành công từ giáo dục nghề nghiệp.
c) Thu hút, khuyến khích các doanh
nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hoạt động đào tạo (đào tạo mới, cũng
như đào tạo lại), tuyển dụng và sử dụng người học giáo dục nghề nghiệp nhằm tiếp tục
duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
II. YÊU CẦU
a) Công tác truyền thông về giáo dục
nghề nghiệp được tổ chức rộng rãi, bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng nội
dung và đối tượng, đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; bám sát nội
dung, yêu cầu của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành;
quán triệt đầy đủ và cụ thể hóa chủ trương, đường lối của
Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước về tuyên truyền, phổ biến giáo dục
nghề nghiệp, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt; Nhà nước đảm bảo nguồn lực
cần thiết cho công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp; thực hiện xã hội
hóa công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp.
b) Có sự tham gia, phối hợp của các
đơn vị thuộc Bộ, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương,
địa phương; các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
cơ quan Trung ương, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa
phương; các công ty tổ chức sự kiện, tư vấn, xây dựng nội dung truyền thông và
các doanh nghiệp...
c) Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong các hoạt động truyền thông; đổi mới hình thức, áp dụng mô hình
truyền thông mới, có hiệu quả trong thực tiễn; hướng công tác truyền thông đến
cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trên địa bàn cơ sở đang hoạt động, tập trung chú
trọng đến các bậc phụ huynh học sinh và các em học sinh THCS, THPT.
d) Đảm bảo thông tin, tuyên truyền được
triển khai sâu rộng, toàn diện và tăng cường được nguồn lực thực hiện công tác
truyền thông về giáo dục nghề nghiệp.
III. PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG
3.1 Phạm vi
a) Các đơn vị thuộc Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, đặc biệt là các cơ quan báo chí thuộc Bộ, Trung tâm
thông tin, Văn phòng.
b) Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
nghề nghiệp ở Trung ương, địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ quan
chủ quản của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (các Bộ, cơ quan Trung ương, các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân các cấp ở
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
c) Các tổ chức chính trị - xã hội,
các hội, hiệp hội liên quan như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hiệp hội
Giáo dục nghề nghiệp và Nghề Công tác xã hội Việt Nam...
d) Các cơ quan thông tấn, báo chí
Trung ương và địa phương (bao gồm cả hệ thống đài truyền thanh, truyền hình cấp
huyện và hệ thống thông tin cơ sở; đặc biệt là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa;
vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn).
đ) Các doanh nghiệp tham gia hoạt động
giáo dục nghề nghiệp: doanh nghiệp tổ chức đào tạo và hợp tác với các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp trong công tác đào tạo - tuyển dụng - sử dụng lao động;
công ty tổ chức sự kiện, các công ty tư vấn, xây dựng nội dung truyền thông.
3.2 Đối tượng
a) Người học
- Người học tiềm năng: học sinh THCS,
THPT và gia đình; lao động nông thôn; lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã;
bộ đội xuất ngũ; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ công an...
- Học sinh, sinh viên đang theo học tại
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục đại học...
b) Doanh nghiệp, người sử dụng lao động:
các doanh nghiệp FDI, người sử dụng lao động, doanh nghiệp trong nền kinh tế.
c) Cơ quan quản lý: cơ quan dân cử
(Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp); cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề
nghiệp ở Trung ương, địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ quan chủ
quản của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (các Bộ, cơ quan Trung ương, các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân các cấp ở các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương)
d) Tổ chức quốc tế: các tổ chức quốc
tế có hợp tác về giáo dục nghề nghiệp nghiệp với Việt Nam.
đ) Người dân và các đối tượng khác.
IV. NỘI DUNG TRUYỀN
THÔNG
Xác định rõ nhiệm vụ chính trị của
giáo dục nghề nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc
biệt là đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0. Công tác truyền thông giai đoạn 2018 -2020 tập trung
truyền tải về nội dung: đổi mới, nâng cao chất lượng giáo
dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
4.1 Nâng cao nhận thức
a) Chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
b) Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo
dục nghề nghiệp; đào tạo chất lượng cao, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, gắn với
giải quyết việc làm; chuyển đổi nghề nghiệp trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong xu thế của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0...
c) Công tác đào tạo nghề nghiệp thường
xuyên, vừa học vừa làm; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật,
người yếu thế.
d) Về hoạt động cải cách hành chính,
dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và các hoạt động khác liên
quan.
4.2 Quảng bá hình ảnh
a) Tuyên truyền quảng bá hình ảnh về
giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ công tác tuyển sinh - hướng nghiệp giáo dục nghề
nghiệp.
b) Về công tác đào tạo, hướng nghiệp
và khởi nghiệp; phối hợp, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động
giáo dục nghề nghiệp.
c) Đánh giá kỹ năng nghề, kiểm định
chất lượng giáo dục nghề nghiệp, công tác học sinh, sinh viên...
d) Tuyên truyền qua các sự kiện: Kỳ
thi tay nghề quốc gia, khu vực ASEAN và thế giới; Hội giảng nhà giáo giáo dục
nghề nghiệp...
4.3 Tôn vinh các cá nhân, tập thể
điển hình
a) Tuyên truyền về mô hình phối hợp
hiệu quả giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo,
tuyển dụng, sử dụng học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp.
b) Các mô hình, các cá nhân/tập thể
điển hình tiên tiến... trong giáo dục nghề nghiệp.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG
5.1 Xây dựng và số hóa nội dung tuyên
truyền: xây dựng, biên tập, phát hành, số hóa các nội dung, ấn phẩm phục vụ
công tác tuyên truyền.
5.2 Phối hợp với các cơ quan thông tấn
báo chí, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp.
5.3 Truyền thông qua mạng viễn thông
và Internet: tăng cường cập nhật, phổ biến thông tin trên
mạng xã hội, kênh truyền hình trực tuyến...
5.4 Truyền thông qua các hoạt động và
sự kiện của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành, lĩnh vực có liên quan.
5.5 Tổ chức các sự kiện về giáo dục
nghề nghiệp, mang tính chất truyền thông, có thông điệp cụ thể, để định hướng
phân luồng học sinh sau THCS và THPT đăng ký tham gia giáo dục nghề nghiệp.
5.6 Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động
giao lưu giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các trường THCS, THPT để giới
thiệu, quảng bá về giáo dục nghề nghiệp giúp các em học sinh có nhận thức đúng
và đăng ký tham gia giáo dục nghề nghiệp.
5.7 Tăng cường sự tham gia của các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp trong việc tham gia xây dựng chương trình, tài liệu
giáo dục hướng nghiệp và cử giáo viên giáo dục nghề nghiệp tham gia giảng dạy
giáo dục hướng nghiệp trong trường THCS, THPT.
5.8 Xây dựng đội ngũ cộng tác viên từ
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổ chức
tập huấn, trao đổi nghiệp vụ về truyền thông. Thành lập câu lạc bộ truyền thông
về giáo dục nghề nghiệp gồm các thành viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
5.9 Triển khai các hoạt động phối hợp,
hợp tác giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề
nghiệp.
(Chi
tiết theo phụ lục kèm theo)
VI. HÌNH THỨC TRUYỀN
THÔNG
6.1 Qua các cơ quan thông tấn báo chí
Trung ương và địa phương: phối hợp với các cơ quan báo chí đưa các tin, bài, ảnh,
phóng sự; xây dựng các chuyên mục, chương trình, phóng sự, tọa đàm; mở các
chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về giáo dục nghề nghiệp.
6.2 Qua mạng viễn thông và Internet:
tập trung đẩy mạnh tuyên truyền qua trang thông tin điện tử của Tổng cục Giáo dục
nghề nghiệp; tăng cường tuyên truyền/tương tác qua mạng xã hội (Facebook), kênh
truyền hình trực tuyến (YouTube)... ; xây dựng các cổng/trang thông tin, các ứng
dụng hỗ trợ công tác tuyển sinh và định hướng nghề nghiệp.
6.3 Qua các ấn phẩm: biên soạn, xây dựng,
phát hành các ấn phẩm, tờ rơi...; giới thiệu, cung cấp thông tin về các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp, mô tả các nghề đào tạo có nhu cầu cao, giới thiệu về học
nghề - lập nghiệp, cẩm nang Chọn nghề - Chọn trường...; xây dựng các video clip
giới thiệu, mô tả, định hướng nghề nghiệp...
6.4 Tổ chức các hội nghị, hội thảo,
cuộc thi tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp: các cuộc thi viết bài, cuộc thi ảnh,
thiết kế biểu trưng (logo), khẩu hiệu (slogan)...; cuộc
thi tìm kiếm “Gương mặt tiêu biểu về giáo dục nghề nghiệp” phục vụ cho công tác
truyền thông của Việt Nam...; tôn vinh, tuyên dương và biểu
dương những điển hình, tấm gương của người dạy, người học,
mô hình khởi nghiệp thành công từ giáo dục nghề nghiệp trong các sự kiện, hoạt
động về giáo dục nghề nghiệp gắn kết với doanh nghiệp và các hoạt động khác có
liên quan.
6.5 Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề
Công tác xã hội Việt Nam, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội tổ
chức các hoạt động, sự kiện... tuyên truyền cho giáo dục nghề nghiệp; phối hợp
với Báo Thanh niên tổ chức các buổi tư vấn tuyển sinh về giáo dục nghề nghiệp;
phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức các ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp
và xây dựng/nâng cấp/cập nhật Trang Thông tin tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp...
6.6 Tổ chức các buổi tuyên truyền, tư
vấn, giao lưu về giáo dục nghề nghiệp cho học sinh THCS, THPT: giao lưu đại sứ
nghề/giáo dục nghề nghiệp; ngày tư vấn - tuyển sinh và hướng nghiệp theo ngành,
nghề cụ thể,...
6.7 Qua các hình thức khác: đưa nội
dung tuyên truyền vào các sự kiện, hội thảo, hội nghị, hội chợ việc làm,... phối
hợp với các đơn vị truyền thông/tổ chức sự kiện tổ chức các trò chơi truyền
hình (game show), tuần lễ quảng bá,... về giáo dục nghề nghiệp; tuyên truyền
thông qua của việc tuyên dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có nhiều thành
tích trong giáo dục nghề nghiệp.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
7.1 Trách nhiệm của các cơ quan,
đơn vị có liên quan
7.1.1 Tổng cục Giáo dục nghề
nghiệp
a) Xây dựng và triển khai kế hoạch
tuyên truyền hàng năm đảm bảo bám sát theo hoạt động chuyên môn của giáo dục
nghề nghiệp.
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị
có liên quan; cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông... để triển khai các hoạt
động, nội dung tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ,
xem xét trình cơ quan thẩm quyền ban hành, công nhận một số danh hiệu, ngày kỷ
niệm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như: Ngày Giáo dục nghề nghiệp Việt
Nam; các giải thưởng, sự kiện tôn vinh lao động trẻ, người học nghề, nhà giáo
giáo dục nghề nghiệp…;
- Phối hợp với các đơn vị có liên
quan đưa kế hoạch tuyên truyền vào các hoạt động, sự kiện của đơn vị; chuẩn bị các tài liệu, nội dung tuyên truyền, cung cấp thông tin đến cho
các các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông; trả lời phỏng vấn, tọa đàm...;
- Phối hợp với các hiệp hội, tổ chức
xã hội, chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền tới các doanh nghiệp trong
đào tạo, tuyển dụng học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp.
c) Tổ chức gặp mặt báo chí; làm việc với các cơ quan thông tấn, báo chí... về kế hoạch tuyên truyền
hàng năm; mời các cơ quan thông tấn, báo chí tham dự các sự kiện, hội nghị, hội
thảo... và đưa các phóng viên báo đài đi khảo sát thực tế thu thập thông tin
xây dựng phóng sự, viết bài.
7.1.2 Văn phòng Bộ
Chủ trì phối hợp với Tổng cục Giáo dục
nghề nghiệp và các đơn vị liên quan tổ chức làm việc với các phóng viên báo
chí, chuẩn bị tài liệu, nội dung tuyên truyền cung cấp cho các báo, đài, tạp
chí...
7.1.3 Trung tâm thông tin
a) Cập nhật kịp thời các thông tin,
bài viết về hoạt động, sự kiện... của giáo dục nghề nghiệp lên Cổng Thông tin
điện tử của Bộ.
b) Phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề
xây dựng, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, các phần mềm ứng dụng phục vụ
công tác truyền thông.
7.1.4 Các cơ quan báo chí thuộc Bộ
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về
giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đến các hoạt động, sự kiện nổi bật trong năm của
giáo dục nghề nghiệp.
b) Mở các chuyên trang, chuyên mục về
giáo dục nghề nghiệp; chủ động viết bài, đưa tin về giáo dục nghề nghiệp trên
các ấn phẩm (báo giấy, báo điện tử, báo hình...).
c) Phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề
nghiệp tổ chức các sự kiện, Hội nghị báo chí... tuyên truyền cho giáo dục nghề
nghiệp.
7.1.5 Các cơ quan, đơn vị
khác thuộc Bộ
a) Lồng ghép tuyên truyền về giáo dục
nghề nghiệp trong các hoạt động sự kiện... của cơ quan.
b) Phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trong các hoạt động tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp.
7.1.6 Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chủ động xây dựng và thực hiện kế
hoạch công tác thông tin truyền thông về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
b) Chỉ đạo các các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp trên địa bàn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp.
c) Phối hợp với các cơ quan, thông tấn,
báo chí Trung ương và địa phương tổ chức viết xây dựng phóng sự, tin, bài, ảnh...
về giáo dục nghề nghiệp; đi khảo sát thực tế tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp... để thu thập thông tin, xây dựng phóng
sự, viết bài... về giáo dục nghề nghiệp.
7.1.7 Cơ quan chủ quản của các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Đẩy mạnh công tác truyền thông về
giáo dục nghề nghiệp nói chung và các ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý, chỉ đạo,
hoạt động, kinh doanh. Hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hoạt động, sự
kiện truyền thông về giáo dục nghề nghiệp.
b) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề
nghiệp, các ngành nghề đào tạo, hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
trong công tác tuyển sinh, đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, đánh giá quá
trình học, tốt nghiệp, công tác kiểm định...
7.1.8 Các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp
a) Chủ động tham gia các hoạt động tư
vấn tuyển sinh, ngày hội tuyển sinh... về giáo dục nghề nghiệp do các cơ quan
thông tấn, báo chí tổ chức trên địa bàn.
b) Phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề
nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai đồng bộ các giải pháp
tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp; phối hợp với các cơ quan, thông tấn, báo
chí Trung ương và địa phương tổ chức viết xây dựng phóng sự, tin, bài, ảnh... về
giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là các bài viết, hình ảnh về quá trình đào tạo tại
trường, gắn kết doanh nghiệp, kiểm định chất lượng...
c) Xây dựng các nội dung tuyên truyền
về giáo dục nghề nghiệp phù hợp với địa bàn tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh.
d) Tuyên truyền qua Internet, mạng xã
hội, kênh truyền hình trực tuyến... về các hoạt động nhà
trường; khuyến khích nhà giáo, học
sinh, sinh viên tuyên truyền quảng bá về các hoạt động, sự kiện trong nhà trường.
đ) Đẩy mạnh, chú trọng tuyên truyền về
các tấm gương điển hình, tiên tiến, học nghề - lập nghiệp, những tấm gương đã tốt
nghiệp học nghề, những tấm gương đạt giải trong các kỳ thi tay nghề quốc gia,
khu vực ASEAN và thế giới đang khẳng định mình trong việc làm và thành công
trong cuộc sống, lao động, các tấm gương khởi nghiệp.
7.11.9. Các doanh nghiệp tham
gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch và
tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông về giáo dục nghề nghiệp của doanh
nghiệp, đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, bám sát vào các kế hoạch truyền
thông của Trung ương và địa phương, thỏa thuận hợp tác của đơn vị với cơ sở
giáo dục nghề nghiệp.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, bộ
phận của doanh nghiệp tổ chức các hoạt động thiết thực để triển khai công tác
truyền thông về giáo dục nghề nghiệp.
c) Duy trì các hoạt động thường xuyên
về truyền thông liên quan đến giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật,
trong đó tập trung vào lợi ích của học nghề; nhu cầu, yêu cầu, tiêu chí về lao
động của doanh nghiệp, đặc biệt là lao động qua đào tạo nghề.
7.2 Kinh phí triển khai
a) Kinh phí cho Giáo dục - đào tạo và
dạy nghề;
b) Kinh phí chương trình mục tiêu quốc
gia, chương trình mục tiêu;
c) Kinh phí hợp
pháp khác (tài trợ, viện trợ, ODA...)./.