ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 8560/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số
32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nghề
công tác xã hội giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Quyết định số 990/QĐ-LĐTBXH
ngày 22/7/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch tổng thể
thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 2514/QĐ-BYT
ngày 15/7/2011 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã
hội trong ngành y tế giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 327/QĐ-BGDĐT
ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch phát triển nghề
công tác xã hội trong ngành giáo dục giai đoạn 2017-2020;
Xét đề nghị của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 3473/TTr-SLĐTBXH
ngày 22/11/2017,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực
hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2017-2020.
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ
trì, phối hợp các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Đề án phát triển nghề công
tác xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020, báo cáo UBND
Thành phố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả thực hiện hàng năm.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng
UBND Thành phố; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Bộ LĐTB&XH;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- T.Trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Phó Chủ tịch: Lê Hồng Sơn, Ngô Văn Quý, Nguyễn Doãn Toản;
- UBMTTQVN thành phố Hà Nội;
-VPUB: PCVP P.C.Công, N.N.Kỳ, T.V.Dũng, phòng: KGVX, KT, NC,
TKBT;
-Lưu: VT, KGVX(Ngọc).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định Số 8560/QĐ-UBND
ngày 08 tháng 12 năm
2017 của UBND thành phố Hà Nội)
Thực hiện Quyết định số
32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển
nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 và Quyết định số 990/QĐ-LĐTBXH ngày
22/7/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kế hoạch tổng thể thực
hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2016-2020, UBND thành phố
Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về
nghề công tác xã hội; hướng tới chuyên môn hóa các hoạt động công tác xã hội
trong các ngành, lĩnh vực góp phần nâng cao chất lượng trợ giúp xã hội; xây dựng
đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt
yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở
cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an
sinh xã hội tiên tiến.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Năm 2018
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đội ngũ
cán bộ, viên chức nhân viên, cộng tác viên làm công tác xã hội trên địa bàn.
- Xây dựng mạng lưới nhân viên, cộng
tác viên làm công tác xã hội trên địa bàn thành phố, phấn đấu mỗi xã, phường có
01 cộng tác viên công tác xã hội.
- Tiếp tục phối hợp các trường để đào
tạo và đào tạo lại, tập huấn kỹ năng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
cho viên chức, nhân viên làm công tác xã hội. Tập huấn kỹ năng nghề công tác xã
hội cho 30% cộng tác viên trong mạng lưới.
- Kiện toàn bộ máy tổ chức của cơ sở
bảo trợ xã hội công lập đảm bảo 100% cơ sở trợ giúp xã hội có phòng công tác xã
hội.
- Bước đầu xây dựng nội dung giảng dạy,
tập huấn công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục.
b) Năm 2019-2020
- Củng cố nâng cao chất lượng và đa dạng
hóa các dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn.
- Phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp
dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tư pháp. Phấn đấu 100%
các bệnh viện, trung tâm y tế, trường học, cơ quan tư pháp có 1-2 nhân viên
công tác xã hội.
- Chuyên nghiệp hóa hoạt động công
tác xã hội. Đưa các quy trình công tác xã hội chuyên nghiệp vào hoạt động trợ
giúp xã hội tại cộng đồng và tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn cho 100% cán bộ làm công tác xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội;
80% cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm công tác xã hội tại xã, phường, thị trấn,
quận, huyện, thị xã.
- Hỗ trợ 80% người dân được tiếp cận
và sử dụng dịch vụ công tác xã hội khi có nhu cầu.
- 100% cán bộ làm công tác xã hội của
Thành phố được sắp xếp theo tiêu chuẩn chức danh nghề công tác xã hội.
- Hoàn thiện chương trình khung đào tạo
công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tư pháp.
- Hoàn thiện nội dung giảng dạy, tập
huấn công tác xã hội trong các lĩnh vực lao động thương binh xã hội và giáo dục.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Xây dựng và
tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề
công tác xã hội
a) Nội dung
- Nhiệm vụ, vai trò của nhân viên
công tác xã hội trong hoạt động công tác xã hội, nguyên tắc làm việc của nhân
viên công tác xã hội, tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội; các cơ quan có vị
trí việc làm là nhân viên công tác xã hội.
- Đối tượng trợ giúp của nhân viên
công tác xã hội. Cách thức để người dân liên hệ, sử dụng dịch vụ cung cấp công
tác xã hội khi có nhu cầu.
- Quyền lợi của người dân trong việc
sử dụng dịch vụ công tác xã hội.
- Giới thiệu mạng lưới cơ sở trợ giúp
xã hội trên địa bàn Thành phố. Thông tin về các cơ sở (chức năng, nhiệm vụ, loại
hình dịch vụ cung cấp, địa điểm, giá
dịch vụ)...
- Hệ thống văn bản, chính sách quy định
về nghề công tác xã hội và tình hình thực hiện trợ giúp xã hội trên địa bàn.
b) Cơ quan thực hiện
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt
động tuyên truyền, cung cấp thông tin nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về
nghề công tác xã hội.
2. Xây dựng cơ
sở dữ liệu về đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên làm công tác
xã hội trên địa bàn
a) Nội dung
- Thực hiện khảo sát cán bộ, nhân
viên, cộng tác viên làm công tác xã hội trên địa bàn thành phố với các đặc điểm
cơ bản: độ tuổi, giới tính, công việc hiện tại, đơn vị công tác, trình độ học vấn,
trình độ chuyên môn, thái độ với nghề nghiệp, những khó khăn, thuận lợi trong
thực hiện nhiệm vụ... nguyện vọng.
+ Đối tượng khảo sát: toàn bộ các cán
bộ, viên chức, nhân viên, công tác viên làm công tác xã hội trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
+ Thời gian khảo sát: năm 2018.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ngành liên quan và UBND
các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện.
3. Củng cố và
phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ cán
bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội.
a) Nội dung
- Phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp
dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội, lĩnh vực
y tế, giáo dục, tư pháp và các, tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ thành lập một
số Trung tâm công tác xã hội tại một số trường đại học.
- Hình thành và phát triển mạng lưới
nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội tại một số ngành, lĩnh vực: Lao động -
Thương binh và Xã hội, trong hệ thống trường học, bệnh viện, tư pháp...; trong
đó, tập trung phát triển các dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em, người khuyết
tật, người cao tuổi, giảm nghèo và các vấn đề xã hội khác.
- Xây dựng, củng cố và phát triển các
cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội lồng ghép với các chương trình, đề án của
Chính phủ, UBND Thành phố về người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp xã hội
và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, chăm sóc trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bình đẳng giới và phát triển nghề công tác
xã hội.
b) Các Sở, ngành, tổ chức chính trị -
xã hội tùy theo chức năng nhiệm vụ thành lập mạng lưới nhân viên, cộng tác viên
công tác xã hội thuộc lĩnh vực quản lý. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng
hợp, báo cáo UBND Thành phố tình hình xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở
cung cấp dịch vụ công tác xã hội và nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội
trên toàn Thành phố.
4. Nâng cao chất
lượng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn Thành
phố
a) Nội dung
- Hướng dẫn áp dụng nghiệp vụ công
tác xã hội vào hoạt động trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội tại các cơ sở trợ
giúp xã hội.
- Thực hiện tốt quy chế phối hợp liên
ngành, liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở và chính quyền địa phương nơi đối tượng
cư trú trước khi vào cơ sở, kết nối các nguồn lực trợ giúp đối tượng tại cơ sở
và các đối tượng hòa nhập cộng đồng.
- Kiểm tra và cấp phép hoạt động
cho các cơ sở chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật ngoài
công lập đủ điều kiện theo quy định pháp luật; đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt
động trong trường hợp cơ sở vi phạm quy định pháp luật.
- Lồng ghép với Đề án phục hồi chức
năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trong hoạt động
tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội cho cán bộ nhân viên các cơ sở có chức năng
chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật dạng thần kinh, tâm thần.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã triển
khai thực hiện.
5. Tổ chức đào tạo,
đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ,
viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội Thành phố.
a) Nội dung:
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại công
chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội và tập huấn kỹ năng
công tác xã hội.
+ Đào tạo, đào tạo lại: 200 người/năm.
+ Tập huấn kỹ năng và bồi dưỡng nghiệp
vụ công tác xã hội 1.000-1.200 người/năm.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
xây dựng kế hoạch chi tiết trình UBND Thành phố phê duyệt hàng năm.
6. Sắp xếp, bố
trí cán bộ làm công tác xã hội theo các vị trí tiêu chuẩn chức danh nghề công
tác xã hội và hướng dẫn chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với viên chức và người lao
động làm việc tại cơ sở trợ giúp xã hội.
a) Nội dung
- Tổ chức xếp ngạch, thi nâng hạng
cho cán bộ, viên chức, nhân viên làm công tác xã hội đủ điều kiện hàng năm theo
quy định pháp luật.
- Bố trí tuyển chọn cộng tác viên
theo quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH ngày
24/5/2013 quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã hội xã, phường,
thị trấn.
- Hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp,
phụ cấp đối với cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên làm công tác xã hội.
b) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp UBND
các quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan thực hiện.
7. Xã hội hóa các
hoạt động công tác xã hội
Thực hiện xã hội hóa các hoạt động công tác xã hội theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước tham gia vào các hoạt động nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ
trợ giúp xã hội đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội theo hướng chuyên nghiệp.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện theo nội dung của
kế hoạch dự toán hàng năm trình HĐND Thành phố phê duyệt và UBND Thành phố quyết
định giao tới các cấp, ngành, đơn vị triển khai thực hiện.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
là cơ quan Thường trực chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan triển
khai thực hiện Kế hoạch
- Chủ trì tổ chức khảo sát cán bộ,
viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội và xây dựng mạng lưới cộng
tác viên công tác xã hội ngành lao động - thương binh xã hội;
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quản
lý hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn thành
phố.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ công
tác xã hội, năng lực đội ngũ công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên
công tác xã hội và giáo viên công tác xã hội tại các trường nghề trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và
Truyền thông tuyên truyền về nghề công tác xã hội, vị trí, vai trò của nghề
công tác xã hội trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì đề xuất sửa đổi, ban hành
các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển nghề công tác xã hội.
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động
triển khai Kế hoạch và tổng hợp, báo cáo hàng năm (trước
15/12) và báo cáo tổng kết Đề án giai đoạn 2018-2020.
2. Sở Nội vụ
- Hướng dẫn chức danh, mã số các ngạch,
cơ chế chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức, nhân viên và cộng
tác viên công tác xã hội.
- Phối hợp Sở Lao động Thương binh và
Xã hội xây dựng cơ sở dữ liệu về đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác
viên làm công tác xã hội trên địa bàn Thành phố
3. Sở Giáo dục và
Đào tạo
- Chủ trì xây dựng mạng lưới nhân
viên công tác xã hội tại các trường học trên địa bàn Thành phố.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
viên làm công tác xã hội tại các trường học.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch
phát triển nghề công tác xã hội trong ngành giáo dục giai đoạn 2018-2020.
4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu
tư
Bố trí kinh phí
thực hiện kế hoạch trong dự toán hàng năm của Sở, ngành, địa phương theo quy định
pháp luật. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm.
5. Sở Thông tin và Truyền thông phối
hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo
chí, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền về nghề công tác xã hội,
vị trí, vai trò của nghề công tác xã hội trong xã hội hiện nay. Trong đó, chú
trọng thông tin tuyên truyền về các dịch vụ tại cộng đồng tạo điều kiện cho người
dân dễ dàng tiếp cận.
- Phối hợp Sở Lao động Thương binh và
Xã hội xây dựng cơ sở dữ liệu về đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác
viên làm công tác xã hội trên địa bàn Thành phố
6. Sở Tư pháp
- Phối hợp Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội rà soát, đề xuất sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật
liên quan đến nghề công tác xã hội.
- Phổ biến tuyên truyền pháp luật về
công tác xã hội.
- Xây dựng mạng lưới nhân viên công
tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp.
7. Sở Y tế
- Chủ trì xây dựng mạng lưới nhân
viên công tác xã hội tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn thành phố;
- Nâng cao năng lực cho nhân viên
công tác xã hội trong lĩnh vực y tế.
8. Các Sở, ban, ngành Thành phố căn cứ
chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch.
Nghiên cứu xây dựng đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ
sung văn bản liên quan trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để góp phần phát triển nghề công tác xã hội.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
thành phố Hà Nội, Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến về nghề công tác xã
hội; vận động đoàn viên, tình nguyện viên tham gia thực hiện Kế hoạch.
10. UBND các quận, huyện, thị xã chỉ
đạo xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội tại
địa phương
- Tuyển chọn, sử
dụng, quản lý cộng tác viên công tác xã hội xã, phường, thị trấn; tổng hợp nhu
cầu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, báo cáo Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của
người dân về vai trò của nghề công tác xã hội, các chính sách trợ giúp xã hội của
nhà nước, thành phố, hệ thống các cơ sở trợ giúp xã hội, đối tượng thụ hưởng...
để người dân dễ dàng tiếp cận sử dụng dịch vụ.
- Nâng cao năng lực cán bộ làm công
tác xã hội làm việc tại các cơ quan, tổ chức, hội, đoàn thể thuộc quận, huyện,
thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Thực hiện quản lý nhà nước cơ sở trợ
giúp xã hội dưới 10 đối tượng trên địa bàn.
- Phối hợp các cơ sở trợ giúp xã hội
đưa các đối tượng không có điều kiện sống tại cộng đồng vào các cơ sở trợ giúp
xã hội và hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng khi đủ điều kiện.
- Bố trí kinh
phí thực hiện Kế hoạch theo quy định pháp luật.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế
hoạch. Báo cáo kết quả thực hiện hàng năm và báo cáo tổng kết Kế hoạch trên địa
bàn thành phố.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án
phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2018-2020. UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban ngành, UBND các quận,
huyện, thị xã xây dựng và triển khai kế hoạch của đơn vị; báo cáo kết quả thực
hiện hàng năm (trước ngày 15/12) và báo cáo tổng kết giai đoạn 2018-2020 gửi Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp
chung, trình UBND Thành phố.