|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 838/QĐ-BYT 2022 An toàn lao động cho nhân viên y tế trong phòng chống COVID19
Số hiệu:
|
838/QĐ-BYT
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Y tế
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Trường Sơn
|
Ngày ban hành:
|
05/04/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Hướng dẫn ATVSLĐ cho nhân viên y tế trong phòng, chống COVID-19
Ngày 05/4/2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định 838/QĐ-BYT hướng dẫn An toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19Trong đó, các biện pháp dự phòng đối với yếu tố nguy cơ gây mệt mỏi cho nhân viên y tế được hướng dẫn như sau:
- Thời gian ca làm việc:
+ Mỗi tuần nên bố trí 5 ca 8 tiếng hoặc 4 ca 10 tiếng, nếu làm 12 giờ/ngày thì phải sắp xếp nhiều ngày nghỉ xen kẽ hơn. Sắp xếp thời gian làm việc ngắn hơn vào ban đêm.
+ Nên tổ chức đổi ca luân phiên theo chiều thuận (sáng đến chiều đến đêm) và có cân nhắc đến nguyện vọng của NVYT, điều kiện địa phương và cơ sở y tế.
- Nghỉ giải lao: thường xuyên bố trí nghỉ giải lao ngắn giữa giờ (cứ sau 1 đến 2 giờ làm việc); cho phép thời gian nghỉ ăn trưa/tối dài hơn.
- Thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe: Xây dựng chính sách về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp:
+ Khi làm việc tối thiểu 10 giờ liên tục mỗi ngày phải bố trí 7-8 giờ để ngủ và sau 14 ngày làm việc liên tục cần được nghỉ 48 giờ; làm 5 ca liên tục 8 giờ hoặc 4 ca 10 giờ phải bố trí một hoặc hai ngày nghỉ.
+ Khi làm 3 ca liên tục kéo dài 12 giờ phải có hai ngày nghỉ.
Xem chi tiết tại Quyết định 838/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 05/4/2022.
BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 838/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 04 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NHÂN
VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh
truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật An toàn vệ sinh
lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa
bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số
75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Quản lý môi trường y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn An toàn, vệ
sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu
trong Hướng dẫn này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn
bản thay thế hoặc sửa đổi bổ sung.
Điều 3.
Các Ông, Bà: Chánh văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ
trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện, Viện
trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Công đoàn Y tế Việt Nam (để phối hợp);
- Cổng TTĐT Bộ Y tế; Website Cục QLMTYT;
- Lưu: VT, MT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn
|
HƯỚNG DẪN
AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG
DỊCH COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 838/QĐ-BYT ngày 05 tháng 04 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
I. SỰ CẦN
THIẾT
Chăm sóc sức khỏe là một ngành
lao động đặc thù với cường độ cao ở hầu hết các hoạt động trong ngành. Toàn bộ
người lao động làm việc trong các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập (sau
đây gọi là nhân viên y tế) phải trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và
trực tiếp tham gia xử lý các vụ dịch bệnh truyền nhiễm nên rất dễ bị lây nhiễm
các bệnh truyền nhiễm và đặc biệt hiện nay là dịch bệnh COVID-19. Trong quá
trình làm việc nhân viên y tế (NVYT) có thể tiếp xúc với những rủi ro về an
toàn, vệ sinh lao động, có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh, bị chấn thương và thậm
chí tử vong trong bối cảnh ứng phó với đại dịch COVID-19. Những rủi ro về an
toàn, vệ sinh lao động bao gồm (i) lây nhiễm COVID-19 khi làm việc; (ii) viêm
da và căng thẳng nhiệt do phải mặc phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong thời
gian dài và trong thời tiết nóng nực; (iii) tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn do
tăng tần suất sử dụng; (iv) mệt mỏi kéo dài (v) bị bạo hành, kỳ thị, phân biệt
đối xử; (vi) bị căng thẳng tâm lý; (vii) đau mỏi cơ xương khớp; (viii) điều kiện
công trình vệ sinh, phúc lợi không đầy đủ hoặc không đảm bảo an toàn.
Để giảm thiểu những rủi ro về
an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho nhân viên y tế, cần
thực hiện kết hợp đồng bộ các biện pháp toàn diện về phòng ngừa và kiểm soát
lây nhiễm với các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, quản lý lực lượng nhân
viên y tế, hỗ trợ sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý cho nhân viên y tế. Nếu
không thực hiện các biện pháp về an toàn, vệ sinh lao động, tỷ lệ bệnh liên
quan đến công việc của nhân viên y tế có thể tăng lên, tỷ lệ nghỉ việc cao, giảm
năng suất lao động và giảm chất lượng chăm sóc người bệnh.
Ngày 02/02/2021, Tổ chức Y tế
thế giới và Tổ chức Lao động Quốc tế đã ban hành Hướng dẫn tạm thời: “COVID-19:
An toàn và vệ sinh lao động cho nhân viên y tế”. Hiện nay, hầu hết các nước
trên thế giới chưa xây dựng hướng dẫn an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho
nhân viên y tế trong ứng phó với đại dịch COVID-19. Do vậy, việc xây dựng hướng
dẫn ATVSLĐ cho NVYT trong phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình và
điều kiện của Việt Nam là rất quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn cho NVYT.
Hướng dẫn cung cấp các thông
tin cần thiết về các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, các hoạt động chăm
sóc sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Hướng dẫn này dành cho người sử dụng lao động, cán bộ quản lý cơ sở y tế, nhân
viên y tế, người làm an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác kiểm soát
nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập nhằm giảm thiểu rủi
ro về ATVSLĐ, bảo vệ sức khỏe người lao động khi tham gia phòng, chống dịch
COVID-19.
II. MỤC TIÊU
Hướng dẫn các biện pháp đảm bảo
an toàn, vệ sinh lao động để giảm thiểu nguy cơ rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe của
nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trong phòng, chống
dịch COVID-19.
III. PHẠM VI
VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi:
Các cơ sở y tế công lập và
ngoài công lập tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19.
2. Đối tượng áp dụng:
- Người sử dụng lao động/cán bộ
quản lý cơ sở y tế, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm
công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Toàn bộ người lao động làm việc
trong các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập (sau đây gọi là nhân viên y tế),
làm các nghề, công việc có nguy cơ rủi ro ATVSLĐ trong phòng, chống dịch
COVID-19 và được phân loại theo quy trình, hoạt động phòng, chống dịch COVID-19
như sau:
+ Nhóm 1-Điều tra dịch tễ tại cộng
đồng (sau đây gọi là truy vết): là những NVYT thực hiện nhiệm vụ truy vết người
nhiễm và nghi nhiễm SARS- CoV-2 tại cộng đồng.
+ Nhóm 2-Lấy mẫu và xét nghiệm
nhanh tại cộng đồng: là những NVYT lấy mẫu bệnh phẩm tỵ hầu ở người nhiễm và
nghi nhiễm SARS- CoV-2 và/hoặc làm xét nghiệm nhanh tại chỗ trong các khu vực lấy
mẫu của các cơ sở y tế, khu cách ly tập trung, trên xe xét nghiệm di động, tại
cộng đồng/nhà dân…
+ Nhóm 3-Làm xét nghiệm: là những
NVYT làm việc tại các phòng xét nghiệm, Khoa vi sinh, Khoa xét nghiệm và làm
xét nghiệm tất cả bệnh phẩm (có thể là bệnh phẩm đường hô hấp trên và đường hô
hấp dưới, bệnh phẩm máu, huyết thanh, vv.) của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm
SARS-CoV-2 tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.
+ Nhóm 4-Trực tiếp điều trị,
chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19 và vận chuyển, xử lý, khâm liệm
tử thi, giám định pháp y tử thi, người nhiễm SARS-CoV-2 .
+ Nhóm 5-Làm việc trong các khu
vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung;
chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
+ Nhóm 6-Làm việc tại Trạm Y tế
xã/phường/thị trấn lưu động (sau đây gọi tắt là Trạm y tế lưu động): là những
NVYT chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và cộng đồng;
xét nghiệm COVID-19; tiêm chủng vắc xin phòng, chống COVID-19; truyền thông về
COVID-19; khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác.
IV. CÁC KHÁI
NIỆM/ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ.
Trong phạm vi của Hướng dẫn
này, các khái niệm/từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Yếu tố tác hại nghề nghiệp là
các yếu tố xuất hiện trong quá trình tham gia thực hiện các nhiệm vụ, công việc
liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của
NVYT.
- Nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ
sinh lao động trong phòng, chống dịch COVID-19 là khả năng gây ra bệnh tật và
chấn thương do tiếp xúc với các yếu tố tác hại nghề nghiệp tại nơi làm việc
trong quá trình thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Mức độ nguy cơ lây nhiễm
SARS-CoV-2 phân loại theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.
+ Nguy cơ lây nhiễm rất cao: Tiếp
xúc trực tiếp với người nhiễm có can thiệp hô hấp, thủ thuật xâm lấn, tạo khí
dung; khu xử lý, khâm liệm tử thi; giám định pháp y tử thi người nhiễm, nghi
nhiễm SARS-CoV-2.
+ Nguy cơ lây nhiễm cao: Tiếp
xúc trực tiếp với người nhiễm không có can thiệp hô hấp, thủ thuật xâm lấn, tạo
khí dung; mẫu bệnh phẩm hô hấp xét nghiệm COVID-19.
+ Nguy cơ lây nhiễm trung bình:
Có thể tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2.
+ Nguy cơ lây nhiễm thấp: Không
tiếp xúc trực tiếp người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2.
- Mức độ nguy cơ rủi ro khác về
ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19.
+ Nguy cơ rất cao: tiếp xúc với
yếu tố tác hại nghề nghiệp trong hầu hết thời gian làm việc và có thể gây ảnh
hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe.
+ Nguy cơ cao: thường xuyên tiếp
xúc với yếu tố tác hại nghề nghiệp và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe.
+ Nguy cơ trung bình: tiếp xúc
không thường xuyên với yếu tố tác hại nghề nghiệp và có thể gây ảnh hưởng đến sức
khỏe.
+ Nguy cơ thấp: ít tiếp xúc với
yếu tố tác hại nghề nghiệp và ảnh hưởng ít đến sức khỏe.
V. CÁC NGUY
CƠ RỦI RO VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG
DỊCH COVID-19.
1. Các nguy cơ rủi ro chính
về an toàn, vệ sinh lao động trong phòng, chống dịch COVID-19.
- Lây nhiễm SARS-CoV-2 trong
quá trình làm việc;
- Viêm da do phải mặc PTBVCN
trong thời gian dài và trong thời tiết nóng nực.
- Căng thẳng nhiệt (say nóng,
say nắng) do phải mặc PTBVCN trong thời gian dài và trong thời tiết nóng nực.
- Tiếp xúc với các hóa chất khử
khuẩn do tăng tần suất sử dụng;
- Mệt mỏi kéo dài do thời gian
làm việc kéo dài, khối lượng công việc lớn, thời gian nghỉ ngơi không đủ, không
cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
- Bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối
xử, quấy rối tại nơi làm việc.
- Rối loạn sức khỏe tâm thần
(trầm cảm, lo âu, căng thẳng cảm xúc, kiệt sức nghề nghiệp, vv) do căng thẳng
tâm lý.
- Đau mỏi cơ xương khớp do nâng
nhấc, vận chuyển, chăm sóc bệnh nhân và các vật nặng khi tham gia phòng, chống
dịch COVID-19.
- Điều kiện công trình vệ sinh
phúc lợi không đầy đủ hoặc không đảm bảo an toàn.
2. Tóm tắt mức độ nguy cơ rủi
ro về an toàn, vệ sinh lao động trong phòng, chống dịch COVID-19 theo nhóm
NVYT.
TT
|
Nhóm NVYT
|
Lây nhiễm SARS- CoV-2
|
Nguy cơ bị viêm da
|
Nguy cơ bị căng thẳng nhiệt
|
Tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn
|
Nguy cơ bị mệt mỏi
|
Bạo lực, quấy rối
|
Nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần
|
Nguy cơ bị đau mỏi cơ xương khớp
|
Điều kiện công trình vệ sinh phúc lợi không đầy đủ hoặc không an
toàn
|
1.
|
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ
tại cộng đồng
|
++
|
++++
|
++++
|
++
|
++++
|
++++
|
++++
|
+++
|
++++
|
2.
|
Nhóm 2-Lấy mẫu XN
và XN nhanh tại cộng đồng
|
+++
|
++++
|
++++
|
++
|
++++
|
++++
|
++++
|
+++
|
++++
|
3.
|
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
|
+++
|
++++
|
+
|
++++
|
++++
|
+
|
++++
|
+++
|
++
|
4.
|
Nhóm 4-Trực tiếp điều
trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
|
++++
|
++++
|
+++
|
++++
|
++++
|
+++
|
++++
|
++++
|
+++
|
5.
|
Nhóm 5-Làm việc trong các
khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn;
khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS- CoV-2.
|
++
|
++++
|
+++
|
++++
|
++++
|
++++
|
++++
|
+++
|
+++
|
6.
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
|
+++
|
++++
|
++++
|
++
|
++++
|
++++
|
++++
|
+++
|
++++
|
Ghi chú: Nguy cơ
rất cao: (++++); Nguy cơ cao: (+++); Nguy cơ trung bình: (++); Nguy cơ thấp:
(+)
VI. CÁC BIỆN
PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG
DỊCH COVID-19
1. Biện pháp chung:
Để đảm bảo an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19, ngoài các biện
pháp theo từng yếu tố nguy cơ cụ thể, các cơ sở y tế cần áp dụng và thực hiện
các biện pháp dự phòng chung như sau:
1.1. Xây dựng và thực hiện chương
trình ATVSLĐ lồng ghép với chương trình kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm
SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế. Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể để triển
khai thực hiện. Xây dựng các nội quy, quy định về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch
COVID-19 để đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, sức khỏe và phòng chống lây nhiễm
cho NVYT. Quy định yêu cầu người lao động tuân thủ các quy trình chuyên môn, kỹ
thuật, thực hành công việc an toàn để giảm thiểu các nguy cơ rủi ro ATVSLĐ
trong phòng, chống dịch COVID-19 và lưu ý: vệ sinh tay theo qui trình chuẩn; vệ
sinh đường hô hấp; vệ sinh môi trường làm việc và xử lý rác thải y tế; nâng nhấc
bệnh nhân, vận chuyển vật nặng an toàn/đúng cách. Quy định cho phép nhân viên ở
nhà trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 với các triệu chứng đặc hiệu
như sốt, ho, khó thở…;
1.2. Tổ chức công việc hợp lý để
kiểm soát giảm thiểu nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19
bao gồm:
- Bố trí làm việc từ xa, cung cấp
dịch vụ chăm sóc y tế từ xa;
- Thay thế những yếu tố rất có
hại bằng những yếu tố ít hại hơn như lựa chọn PTBVCN, hóa chất khử khuẩn dùng
trong gia dụng và y tế đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại cho NVYT.
- Thiết kế khu vực riêng để
cách ly bệnh nhân COVID-19; sử dụng rèm, tấm chắn để ngăn cách trong phòng bệnh
nhân nếu không gian nhỏ; sử dụng phòng lấy mẫu xét nghiệm; tấm chắn bảo vệ và
ngăn cách bằng nhựa trong...
- Bố trí đầy đủ và thuận tiện
các công trình vệ sinh phúc lợi phù hợp với NVYT theo qui định. Trang bị đầy đủ
vòi nước rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh ở
tất cả các điểm chăm sóc người bệnh, khu vực mặc/thay PTBVCN, khu vệ sinh, nơi
xử lý chất thải…Khuyến khích lắp đặt hệ thống vệ sinh công nghệ ‘không chạm’ tại
các khu vệ sinh, công trình phúc lợi.
- Nghiên cứu, thiết kế và thay
đổi hệ thống thông gió phù hợp: Lắp đặt hệ thống thông gió áp suất âm chuyên dụng
trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19, khi thực hiện các thủ thuật y tế tạo khí
dung và trong dãy phòng khám nghiệm tử thi chuyên dụng trong nhà xác; Lắp đặt hệ
thống lọc khí hiệu suất cao (HEPA) trong các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19.
Tăng cường tối đa thông khí tự nhiên bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào.
- Sử dụng hệ thống rô bốt để vận
chuyển thuốc, thức ăn và vệ sinh khử khuẩn…
- Giảm thời gian làm việc, tăng
thời gian nghỉ giải lao cho NVYT khi mặc đầy đủ PTBVCN làm việc trong môi trường
nóng; giảm căng thẳng và mệt mỏi cho NVYT bằng cách luân phiên ca làm việc,
luân chuyển NVYT từ vị trí làm việc rất căng thẳng xuống vị trí ít căng thẳng
hơn, vv.
1.3. Nhận diện các yếu tố có hại,
đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19. Quan trắc
các yếu tố có hại theo đúng quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
1.4. Tổ chức huấn luyện cho
NVYT về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2; cách sử dụng hóa chất khử
khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; sức khỏe tâm thần, phòng ngừa bạo hành, kỳ
thị, mệt mỏi, căng thẳng tâm lý, đau mỏi cơ xương khớp và các bệnh do căng thẳng
nhiệt (say nóng, say nắng) gây ra; mặc, cởi, làm sạch, cất giữ, thải bỏ PTBVCN
đúng cách và đảm bảo an toàn…
1.5. Cung cấp và trang bị đầy đủ
PTBVCN cho nhân viên y tế, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và đúng chủng loại để
phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo Quyết định số 4159/QĐ-BYT
ngày 28/8/2021, các quy định hiện hành của Bộ Y tế và phòng ngừa tác hại của
các hóa chất khử khuẩn theo hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất của nhà sản xuất.
Các loại PTBVCN phải đảm bảo các yêu cầu sau: Được lựa chọn dựa trên yếu tố
nguy cơ đối với NVYT. Được trang bị đúng cách và được trang bị lại định kỳ, nếu
có. Được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế, nếu cần thiết. Được mặc,
cởi, làm sạch, cất giữ, thải bỏ hoặc tiêu hủy đúng cách và đảm bảo an toàn theo
quy định, phân loại và xử lý rác thải nguy hại để tránh lây nhiễm cho bản thân,
người khác và ô nhiễm môi trường.
1.6. Bố trí NVYT đủ sức khỏe
theo quy định của Bộ Y tế để tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19. Sàng
lọc và xét nghiệm SARS-CoV-2 cho NVYT theo quy định của Bộ Y tế. Tiêm phòng vắc
xin cho NVYT trước khi tham gia hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 và phòng
các bệnh lây nhiễm nghề nghiệp khác như viêm gan B, bệnh lao nghề nghiệp,…Tổ chức
khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NVYT theo quy định
hiện hành, đặc biệt NVYT có nguy cơ cao phơi nhiễm SARS-CoV-2 và các nguy cơ
nghề nghiệp khác.
1.7. Đảm bảo NVYT được chẩn
đoán, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ, tư vấn tâm lý, phục hồi chức năng khi bị
lây nhiễm SARS-CoV-2, bị bạo hành, quấy rối hoặc có các rối loạn về sức khỏe tâm
thần (căng thẳng, lo âu, trầm cảm, vv.), bị bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.
Báo cáo, điều tra, lập hồ sơ các trường hợp phơi nhiễm SARS-CoV-2, các vụ bạo
hành, quấy rối tại nơi làm việc và đưa ra các biện pháp dự phòng;
1.8. Thực hiện đầy đủ các chế độ,
chính sách bảo hộ lao động cho NVYT khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19
theo quy định của pháp luật hiện hành (chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; phụ cấp độc hại nguy hiểm; phụ cấp phòng
chống dịch; bồi dưỡng bằng hiện vật đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại
nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm; trang bị PTBVCN…).
1.9. Thường xuyên cập nhật,
tuyên truyền, phổ biến các hướng dẫn về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch
COVID-19, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo
quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
1.10. Tăng cường thực hiện các
hoạt động nâng cao sức khỏe cho NVYT tại nơi làm việc (dinh dưỡng, thể dục, thể
thao, lối sống lành mạnh, vv).
2. Các biện pháp dự phòng
theo nguy cơ.
Ngoài các biện pháp dự phòng
chung, các biện pháp dự phòng cụ thể nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
cho 06 nhóm nhân viên y tế tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 được mô
tả chi tiết tại Phụ lục 1.
VII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Người sử dụng lao động/Lãnh
đạo cơ sở y tế:
a) Lập kế hoạch, bố trí nhân lực
và kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện Hướng dẫn;
b) Thực hiện tất cả các biện
pháp phòng ngừa và bảo vệ cần thiết để giảm thiểu các nguy cơ rủi ro ATVSLĐ cho
NVYT trong phòng, chống dịch COVID-19;
c) Thường xuyên tự kiểm tra,
giám sát, đánh giá việc thực hiện Hướng dẫn theo Phụ lục 2 cũng như có
phương án để khắc phục các tồn tại nếu có. d) Báo cáo kết quả triển khai thực
hiện khi có yêu cầu.
2. Nhân viên y tế trong các
cơ sở y tế (Người lao động)
a) Chấp hành nghiêm các quy định,
nội quy, quy trình, yêu cầu về ATVSLĐ chung và ATVSLĐ trong phòng, chống dịch
COVID-19 do người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
b) Tuân thủ pháp luật và nắm vững
kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi
làm việc và trong phòng, chống dịch COVID-19; sử dụng và bảo quản các PTBVCN đã
được cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá
trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.
c) Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp
gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi phạm quy định ATVSLĐ tại nơi làm
việc và trong phòng, chống dịch COVID-19; Báo cáo kịp thời với người có trách
nhiệm khi phát hiện có các yếu tố nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc và
trong phòng, chống dịch COVID-19, hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn
lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
d) Phải tham gia đầy đủ các khóa
tập huấn về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 do người sử dụng lao động tổ
chức;
e) Tự đánh giá thực hiện các biện
pháp ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 theo Phụ lục 3.
PHỤ LỤC 1.
DỰ PHÒNG CÁC NGUY CƠ RỦI RO VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
1. DỰ
PHÒNG LÂY NHIỄM SARS-COV-2:
1.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh
hưởng sức khỏe:
Trong quá trình phòng, chống dịch
COVID-19, NVYT có nguy cơ cao bị lây nhiễm SARS-CoV-2 thông qua tiếp xúc trực
tiếp, gián tiếp hay tiếp xúc gần với người nhiễm vi rút như trực tiếp chăm sóc,
điều trị người nhiễm bệnh, lấy mẫu, xét nghiệm, vv, tiếp xúc với các bề mặt hay
vật dụng mang vi rút, khi thực hiện các thủ thuật y tế tạo khí dung cho bệnh
nhân mắc COVID-19 mà không có đầy đủ PTBVCN hay tiếp xúc với người nhiễm bệnh
trong không gian kín hay nơi tập trung đông người mà không khí không đảm bảo
thông thoáng, vv.
1.2. Mức độ nguy cơ theo
nhóm NVYT:
- Nhóm 1 và 5: nguy cơ
lây nhiễm trung bình
- Nhóm 2, 3 và 6: nguy
cơ lây nhiễm cao.
- Nhóm 4: nguy cơ lây
nhiễm rất cao.
1.3. Các biện pháp dự
phòng:
Nhóm NVYT
|
Mức độ nguy cơ
|
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế
|
Nhóm 1-Điều tra dịch tễ
tại cộng đồng
Công việc tiếp xúc trực tiếp
với người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2.
|
Nguy cơ lây nhiễm trung bình
|
- Yêu cầu NVYT mặc đầy đủ
PTBVCN, đảm bảo giữ khoảng cách; thường xuyên rửa tay, sát khuẩn khi thực hiện
nhiệm vụ.
- Cung cấp đầy đủ PTBVCN cho
NVYT cả về số lượng và chất lượng theo đúng quy định;
- Tổ chức tiêm phòng vắc xin
COVID-19; xét nghiệm test nhanh SARS-CoV-2 định kỳ cho NVYT.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn
về phòng ngừa, kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 và ATVSLĐ trong phòng, chống dịch
COVID-19;
- Cho phép NVYT ở nhà trong
trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh COVID-19 với các triệu chứng đặc hiệu như sốt,
ho, khó thở…
|
Nhóm 2-Lấy mẫu và xét
nghiệm nhanh tại cộng đồng
Công việc lấy mẫu hoặc xét
nghiệm nhanh mẫu dịch hầu họng cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2.
|
Nguy cơ lây nhiễm cao
|
Các biện pháp dự phòng
như Nhóm 1 và bổ sung thêm các biện pháp sau:
- Thực hiện đầy đủ các quy định
về phòng ngừa, kiểm soát lây nhiễm SARS- CoV-2 và lây nhiễm theo đường truyền
khi lấy mẫu bệnh phẩm cho NVYT theo hướng dẫn tại Quyết định số 5188/QĐ-BYT
ngày 14/12/2020; Quyết định số 4158/QĐ- BYT ngày 28/8/2021 và các quy định hiện
hành của Bộ Y tế.
- Cung cấp và sử dụng buồng lấy
mẫu có vách ngăn (nếu có thể)
- Sắp xếp, tổ chức khu vực lấy
mẫu phù hợp, đúng quy định, thực hiện giãn cách khi lấy mẫu xét nghiệm.
- Thường xuyên vệ sinh và khử
khuẩn môi trường làm việc theo quy định.
|
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Công việc làm xét nghiệm các
mẫu dịch hầu họng cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2.
|
Nguy cơ lây nhiễm cao
|
Các biện pháp dự phòng
như Nhóm 1 và bổ sung thêm các biện pháp sau:
- Thực hiện đầy đủ các quy định
về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 cho NVYT làm xét nghiệm tại
Khoa Vi sinh, Khoa Xét nghiệm theo hướng dẫn tại Quyết định số 5188/QĐ-BYT
ngày 14/12/2020 và các quy định hiện hành của Bộ Y tế.
- Thực hiện các quy định về
an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm;
- Thường xuyên vệ sinh và khử
khuẩn môi trường làm việc theo qui định.
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều
trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Công việc trực tiếp khám, điều
trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19, thường xuyên thực hiện các thủ thuật tạo
khí dung (đặt nội khí quản, thông khí không xâm lấn, mở khí quản, hồi sức tim
phổi, mở khí quản bằng tay trước khi đặt nội khí quản, chọc hút đờm, nội soi
phế quản, vv);
|
Nguy cơ lây nhiễm rất cao
|
Các biện pháp dự phòng
như Nhóm 1 và bổ sung thêm các biện pháp sau:
- Thực hiện đầy đủ các quy định
về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS- CoV-2 trong thực hành lâm sàng theo
hướng dẫn tại Quyết định số 4158/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 và các quy định hiện
hành của Bộ Y tế;
- Tăng cường thông khí tự
nhiên trong các khu điều trị bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào;
- Tăng cường hệ thống thông
khí một chiều theo thiết kế luồng khí lưu thông từ nơi sạch đến nơi kém sạch
(nếu có thể);
- Cung cấp hệ thống quạt
thông gió cơ học với bộ lọc khí dạng hạt không tuần hoàn (nếu có thể);
- Lắp đặt hệ thống lọc khí hiệu
suất cao (HEPA) trong các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 (nếu có thể);
- Lắp đặt hệ thống thông gió
áp suất âm chuyên dụng trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19 khi thực hiện
các thủ thuật y tế tạo khí dung và trong dãy phòng khám nghiệm tử thi chuyên
dụng trong nhà xác (nếu có thể);
- Sử dụng hệ thống rô bốt để
phát thuốc, đồ ăn và vệ sinh khử khuẩn (nếu có thể);
- Thường xuyên vệ sinh và khử
khuẩn môi trường làm việc theo qui định.
|
Nhóm 5- Làm việc trong
các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly
tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS- CoV-2.
Công việc tiếp xúc trực tiếp
với người nghi nhiễm SARS- CoV-2.
|
Nguy cơ lây nhiễm trung bình
|
Các biện pháp dự phòng
như Nhóm 1 và bổ sung thêm các biện pháp sau:
- Thực hiện đầy đủ các quy định
về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo hướng dẫn tại Quyết định
số 4158/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 và các quy định hiện hành của Bộ Y tế;
- Tổ chức sàng lọc, phân loại
sớm người bệnh và người nghi nhiễm, nhanh chóng triển khai các biện pháp kiểm
soát nguồn lây;
- Bố trí các phân khu cách ly
theo quy định;
- Đối với khu cách ly tập
trung: ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý thông tin và tình hình người
được cách ly;
- Thường xuyên vệ sinh và khử
khuẩn môi trường làm việc theo qui định.
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Công việc trực tiếp khám và
chăm sóc cho người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2, nhưng không thực hiện các thủ
thuật tạo khí dung
|
Nguy cơ lây nhiễm cao
|
Các biện pháp dự phòng
như Nhóm 1 và bổ sung thêm biện pháp sau:
- Thực hiện đầy đủ các quy định
về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS- CoV-2 theo hướng dẫn tại Quyết định
số 4158/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 và các quy định hiện hành của Bộ Y tế;
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc y
tế từ xa (nếu có thể).
|
2. DỰ
PHÒNG VIÊM DA.
2.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh
hưởng sức khỏe:
- Khi sử dụng/mặc PTBVCN hoặc sử
dụng PTBVCN cao cấp (từ cấp độ 3 trở lên), đeo khẩu trang N95 và kính bảo hộ
trong thời gian dài (nhiều hơn 4-6 giờ), thời tiết nóng nực; vệ sinh tay thường
xuyên >10 lần mỗi ngày.
- Các triệu chứng và dấu hiệu tổn
thương da phổ biến: ngứa, phát ban, nổi mụn, kích ứng da do cọ xát, tì đè, viêm
da tiếp xúc, nổi mề đay, khô da, bong vảy, vv. Tổn thương da có thể chia thành
ba loại: tổn thương do tỳ đè liên quan đến trang thiết bị, tổn thương da liên
quan đến độ ẩm và bị rách da. Vị trí tổn thương chủ yếu ở mặt, má, trán, sống
mũi, tai và tay.
2.2. Mức độ nguy cơ theo
Nhóm NVYT: Tất cả 06 nhóm NVYT có nguy cơ rất cao
2.3. Các biện pháp dự
phòng:
Nhóm NVYT
|
Mức độ nguy cơ
|
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế
|
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ
tại cộng đồng
Mặc PTBVCN cấp độ 2, truy vết
các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm tại cộng đồng, di chuyển nhiều nơi ngoài
trời và trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
|
Nguy cơ rất cao
|
- Cung cấp găng tay nitrile nếu
NVYT bị dị ứng với găng tay latex.
- Trang bị PTBVCN cho NVYT đảm
bảo về số lượng, chất lượng và kích cỡ.
- Tư vấn cho NVYT bôi kem dưỡng
ẩm hoặc gel lên mặt và tay trước khi đeo PTBVCN.
- Tư vấn NVYT tránh sử dụng
kính bảo vệ mắt quá chặt có thể gây tổn thương da và làm mờ kính.
- Khuyến cáo NVYT sử dụng
găng tay và khử khuẩn găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh được Bộ Y tế cấp
phép và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Cải tiến quai đeo khẩu
trang/gọng kính tránh cọ sát vào mang tai.
- Khuyến cáo cho NVYT đến
khám ở các cơ sở chuyên khoa nếu bị phát ban hoặc có các triệu chứng viêm da
kéo dài.
|
Nhóm 2-Lấy mẫu và xét
nghiệm nhanh tại cộng đồng
Mặc PTBVCN cấp độ 3, lấy mẫu
và làm xét nghiệm nhanh bệnh phẩm tỵ hầu ở người nhiễm và nghi nhiễm SARS-
CoV-2 tại cộng đồng, làm việc trong nhà hoặc ngoài trời, trong điều kiện thời
tiết nắng nóng
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Mặc PTBVCN cấp độ 3 trong suốt
ca làm việc, trong phòng xét nghiệm có quạt hoặc điều hòa không khí
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều
trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Mặc PTBVCN cấp độ 4 trong suốt
ca làm việc (≥8giờ) trong khu điều trị và chăm sóc người bệnh, trong điều kiện
thời tiết nắng nóng
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 5- Làm việc trong các
khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập
trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Mặc PTBVCN cấp độ 2 trong suốt
ca làm việc (≥8giờ) trong điều kiện thời tiết nắng nóng, có thể sử dụng quạt.
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Mặc PTBVCN cấp độ 3, trực tiếp
khám, chăm sóc, sơ cứu và chuyển tuyến cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm
SARS-CoV-2 tại cộng đồng, di chuyển nhiều nơi ngoài trời và trong thời tiết nắng
nóng.
|
Nguy cơ rất cao
|
3. DỰ
PHÒNG CĂNG THẲNG NHIỆT (SAY NẮNG, SAY NÓNG).
3.1. Yếu tố
nguy cơ và ảnh hưởng sức khỏe:
- Sử dụng đầy đủ PTBVCN phòng,
chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế trong thời gian dài hoặc làm việc
trong nhà hoặc ngoài trời trong thời tiết nóng nực sẽ giữ nhiệt và mất mồ hôi,
hạn chế sự bay hơi làm mát cơ thể và có thể dẫn đến căng thẳng nhiệt.
- Các triệu chứng của căng thẳng
nhiệt:
○ Chuột rút: co cơ và đau
○ Kiệt sức: quá mệt hoặc uể oải,
chóng mặt; xanh xao, lạnh, da ướt; đổ nhiều mồ hôi; đau đầu; buồn nôn;
○ Đột quỵ: da rất khô và nóng
có đốm đỏ và hơi xanh, lú lẫn, co giật, bất tỉnh, nhiệt độ cơ thể tăng cao ≥ 41
độ C.
3.2. Mức độ nguy cơ theo
Nhóm NVYT:
- Nhóm 1, 2 và 6: nguy
cơ rất cao
- Nhóm 4 và 5: nguy cơ
cao
- Nhóm 3: nguy cơ thấp.
3.3. Các biện pháp dự
phòng:
Nhóm NVYT
|
Mức độ nguy cơ
|
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế
|
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ
tại cộng đồng
Mặc PTBVCN cấp độ 2, truy vết
các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm tại cộng đồng, di chuyển nhiều ngoài trời
và trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
|
Nguy cơ rất cao
|
- Tư vấn cho NVYT uống nước
thường xuyên để tránh mất nước;
- Cung cấp đủ nước uống, nước
điện giải hoặc nước uống bổ sung muối trong thời gian nghỉ ngơi;
- Rút ngắn thời gian làm việc
tối đa là 01 giờ so với thời gian làm việc thông thường khi NVYT mặc đầy đủ
PTBVCN làm việc; ví dụ: thời gian làm việc thông thường vào buổi sáng là 04
giờ, khi mặc PTBVCN đầy đủ thì cho phép NVYT nghỉ sớm tối đa 01 giờ.
- Sắp xếp đủ thời gian nghỉ
và phục hồi sức khỏe cho NVYT;
- Tổ chức tập huấn nâng cao
nhận thức cho NVYT về các biểu hiện/triệu chứng căng thẳng nhiệt và các biện
pháp dự phòng; cách sử dụng PTBVCN đúng cách và phù hợp với công việc.
- Sử dụng các PTBVCN cải tiến
(gắn quạt mát hoặc đá lạnh) (nếu có) (chỉ áp dụng cho Nhóm 1,2).
|
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Mặc PTBVCN cấp độ 3 trong suốt
ca làm việc, trong phòng xét nghiệm có quạt hoặc điều hòa không khí.
|
Nguy cơ thấp
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều
trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Mặc PTBVCN cấp độ 4 trong suốt
ca làm việc (≥8giờ) trong khu điều trị và chăm sóc người bệnh, trong điều kiện
thời tiết nắng nóng.
|
Nguy cơ cao
|
Nhóm 5-Làm việc trong
các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly
tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Mặc PTBVCN cấp độ 2 trong suốt
ca làm việc (≥8giờ) trong điều kiện thời tiết nắng nóng, có thể sử dụng quạt
|
Nguy cơ cao
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Mặc PTBVCN cấp độ 3, trực tiếp
khám, chăm sóc, sơ cứu và chuyển tuyến cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2
tại cộng đồng, di chuyển nhiều nơi ngoài trời và trong thời tiết nắng nóng.
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 2-Lấy mẫu và xét
nghiệm nhanh tại cộng đồng
Mặc PTBVCN cấp độ 3, lấy mẫu
và làm xét nghiệm nhanh bệnh phẩm tỵ hầu ở người nhiễm và nghi nhiễm SARS-
CoV-2 tại cộng đồng, làm việc trong nhà hoặc ngoài trời, trong điều kiện thời
tiết nắng nóng
|
Nguy cơ rất cao
|
Các biện pháp dự phòng
như Nhóm 1,3,4,5,6 và bổ sung thêm các biện pháp sau:
- Trong thời tiết nắng nóng,
thay đổi thời giờ làm việc cho phù hợp, có thể lấy mẫu buổi sáng từ 5h -10h,
buổi chiều từ 16h đến 22h.
- Làm mái che tạm thời ở khu
vực lấy mẫu.
- Cung cấp và sử dụng buồng lấy
mẫu có quạt hoặc điều hòa không khí (nếu có thể).
|
4. DỰ PHÒNG
KHI TIẾP XÚC VỚI CÁC HÓA CHẤT KHỬ KHUẨN
4.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh
hưởng sức khỏe:
Việc tăng cường sử dụng các chế
phẩm sát khuẩn tay, hóa chất khử khuẩn làm sạch bề mặt môi trường làm việc
trong phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở y tế có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
của NVYT như gây kích ứng mũi và mắt, tức ngực, thở khò khè, khó thở và kích ứng
da. Những ảnh hưởng sức khỏe này có thể xảy ra liên quan đến pha chế hóa chất
khử khuẩn không an toàn; sử dụng không đúng cách hoặc thiếu PTBVCN; bảo quản
không an toàn; trộn sản phẩm; lạm dụng hóa chất khử khuẩn.
4.2. Mức độ nguy cơ theo
Nhóm NVYT:
- Nhóm 1,2 và 6: nguy cơ
trung bình
- Nhóm 3,4 và 5: nguy cơ
rất cao.
4.3. Các biện pháp dự
phòng
Nhóm NVYT
|
Mức độ nguy cơ
|
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế
|
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ
tại cộng đồng
Công việc truy vết các trường
hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm tại cộng đồng chủ yếu thường xuyên sử dụng dung dịch
sát khuẩn tay nhanh.
|
Nguy cơ trung bình
|
Khuyến cáo NVYT sử dụng găng
tay và khử khuẩn găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh đã được Bộ Y tế cấp
phép và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
|
Nhóm 2-Lấy mẫu và xét
nghiệm nhanh tại cộng đồng
Lấy mẫu và làm xét nghiệm
nhanh bệnh phẩm tỵ hầu của người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS- CoV-2 tại cộng đồng,
thường xuyên sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh và sử dụng không nhiều hóa
chất làm sạch và khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc.
|
Nguy cơ trung bình
|
- Khuyến cáo NVYT sử dụng
găng tay và khử khuẩn găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh đã được Bộ Y tế
cấp phép và theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
- Cung cấp và sử dụng các hóa
chất khử khuẩn bề mặt theo quy định của Bộ Y tế;
- Hướng dẫn NVYT pha chế hóa
chất làm vệ sinh và khử khuẩn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất;
- Thực hiện quy trình vệ
sinh, khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc (trình tự, số lần) theo hướng dẫn
tại Quyết định số 5188/QĐ- BYT ngày 14/12/2020 và các quy định hiện hành của
Bộ Y tế.
- Trang bị đầy đủ và hướng dẫn
sử dụng PTBVCN đúng cách khi làm vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc;
- Tổ chức tập huấn cho NVYT về
cách sử dụng hóa chất khử khuẩn an toàn và thực hành qui trình vệ sinh khử
khuẩn bề mặt môi trường làm việc an toàn.
|
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Làm xét nghiệm các mẫu bệnh
phẩm tỵ hầu (bệnh phẩm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, bệnh phẩm máu,
huyết thanh, vv.) của người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2. Thường xuyên
sát khuẩn tay nhanh và thường xuyên phải lau khử khuẩn và làm sạch bề mặt môi
trường làm việc.
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều
trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Công việc phục vụ, chăm sóc
và điều trị bệnh nhân COVID-19 yêu cầu thường xuyên sát khuẩn tay nhanh và
thường xuyên phải lau khử khuẩn và làm sạch các bề mặt môi trường làm việc.
|
Nguy cơ cao
|
Nhóm 5- Làm việc trong
các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly
tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Phục vụ và chăm sóc những người
nghi nhiễm SARS-CoV-2 yêu cầu thường xuyên sử dụng dung dịch sát khuẩn tay
nhanh và hóa chất làm sạch và thường xuyên phải lau khử khuẩn và làm sạch các
bề mặt môi trường làm việc.
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Chăm sóc và quản lý người nhiễm
COVID-19 tại nhà/cộng đồng yêu cầu thường xuyên sử dụng dung dịch sát khuẩn
tay nhanh và sử dụng ít hóa chất khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc.
|
Nguy cơ trung bình
|
5. DỰ PHÒNG
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY MỆT MỎI
5.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh
hưởng sức khỏe:
Các yếu tố có thể dẫn đến tăng
nguy cơ mệt mỏi, giảm sự tỉnh táo và năng suất lao động bao gồm:
- Thời gian làm việc kéo dài;
- Làm việc theo ca / luân phiên
ca / làm ca đêm;
- Giấc ngủ không đủ hoặc ngắt
quãng (ít hơn 7-8 giờ ngủ liên tục); Ngủ ban ngày; Mất ngủ và không có điều kiện
ngủ bù;
- Không có hoặc thời gian nghỉ
ngơi không đủ
- Công việc đòi hỏi về cả thể
chất và tinh thần;
- Tiếp xúc với nhiệt độ môi trường
khắc nghiệt; các tác hại sinh học, hóa học và vật lý;
- Tiếp xúc với các yếu tố gây
căng thẳng tâm lý (bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc tử vong);
- Môi trường làm việc và/ hoặc
nhiệm vụ/ công việc không quen;
- Công việc yêu cầu sử dụng
PTBVCN;
- Điều kiện sống tạm bợ (góp phần
gây căng thẳng và dẫn đến giấc ngủ không đủ hoặc ngắt quãng);
- Không có thời gian tiếp cận
phương tiện giải trí/ thể dục, thể thao;
- Không có các bữa ăn đầy đủ
dinh dưỡng;
- Thời gian dài di chuyển đến địa
điểm làm việc.
5.2. Mức độ nguy cơ theo
Nhóm NVYT: Tất cả 06 nhóm NVYT có nguy cơ rất cao.
5.3. Các biện pháp dự
phòng:
Nhóm NVYT
|
Mức độ nguy cơ
|
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế
|
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ
tại cộng đồng
Số lượng người phải truy vết
quá nhiều, công việc quá tải, áp lực về thời gian truy vết, thời gian làm việc
thường kéo dài, không ổn định bất kể ngày đêm, thời gian nghỉ ngơi không đủ,
không có điều kiện cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và bố trí nơi nghỉ ngơi
thoải mái, tiện nghi, vv.
|
Nguy cơ rất cao
|
- Thời gian ca làm việc:
Mỗi tuần nên bố trí 5 ca 8 tiếng hoặc 4 ca 10 tiếng, nếu làm 12 giờ/ngày thì
phải sắp xếp nhiều ngày nghỉ xen kẽ hơn. Sắp xếp thời gian làm việc ngắn hơn vào
ban đêm. Nên tổ chức đổi ca luân phiên theo chiều thuận (sáng đến chiều đến
đêm) và có cân nhắc đến nguyện vọng của NVYT, điều kiện địa phương và cơ sở y
tế.
- Nghỉ giải lao: thường
xuyên bố trí nghỉ giải lao ngắn giữa giờ (cứ sau 1 đến 2 giờ làm việc); cho
phép thời gian nghỉ ăn trưa/tối dài hơn.
- Thời gian nghỉ ngơi và
phục hồi sức khỏe: Xây dựng chính sách về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
phù hợp: khi làm việc tối thiểu 10 giờ liên tục mỗi ngày phải bố trí 7-8 giờ
để ngủ và sau 14 ngày làm việc liên tục cần được nghỉ 48 giờ; làm 5 ca liên tục
8 giờ hoặc 4 ca 10 giờ phải bố trí một hoặc hai ngày nghỉ. Khi làm 3 ca liên
tục kéo dài 12 giờ phải có hai ngày nghỉ.
- Khối lượng công việc:
Đối với những ca làm việc kéo dài 12 giờ, nên bố trí các công việc “nhẹ nhàng
hơn” (như công việc hành chính). Đối với các công việc có cường độ làm việc
cao, gắng sức, môi trường làm việc khắc nghiệt hay tiếp xúc với các nguy cơ rủi
ro ATVSLĐ khác, thì nên bố trí ca làm việc ngắn hơn.
- Cung cấp các bữa ăn đầy đủ
dinh dưỡng
- Rút ngắn thời gian ca làm
việc, nếu có thể;
- Bố trí chỗ ở cho NVYT khi
thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khi cần, có đầy đủ đồ ăn và nước uống, đảm bảo
dinh dưỡng và an toàn; có khu vệ sinh và các điều kiện giải trí (TV, thiết bị
tập thể dục, thể thao, vv), vẫn đảm bảo giãn cách và duy trì các biện pháp
phòng ngừa COVID-19 khác.
|
Nhóm 2- Lấy mẫu và xét
nghiệm nhanh tại cộng đồng
Số lượng mẫu phải lấy và làm
xét nghiệm nhanh quá nhiều, công việc quá tải, áp lực về thời gian, thời gian
làm việc kéo dài, không ổn định bất kể ngày đêm, thời gian nghỉ ngơi không đủ,
không có điều kiện cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và bố trí nơi nghỉ ngơi
thoải mái, tiện nghi, vv.
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Số lượng mẫu xét nghiệm lớn, áp
lực về thời gian, quá tải công việc, ca kíp kéo dài, thời gian nghỉ ngơi
không đủ, không được cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, vv.
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều
trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Phải chăm sóc một lượng bệnh
nhân quá lớn (140-150/NVYT), bị bệnh nặng hoặc tử vong, công việc quá tải, ca
kíp kéo dài, thiếu NVYT, không đủ thời gian nghỉ ngơi; công việc quá căng thẳng,
áp lực về thời gian, lo lắng bị lây nhiễm, không được cung cấp bữa ăn đầy đủ
dinh dưỡng,vv.
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 5- Làm việc trong
các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly
tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Số lượng người đến khám, chữa
bệnh, tư vấn và cách ly thường rất đông trong khi đó số lượng NVYT phục vụ và
chăm sóc không nhiều, nên công việc thường quá tải, áp lực về thời gian, lo lắng
bị lây nhiễm, không được cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, vv.
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Số lượng người dân trên địa
bàn quản lý là khá lớn, số lượng NVYT có hạn, nên công việc thường quá tải,
ca kíp kéo dài, thời gian nghỉ ngơi không đủ, công việc quá căng thẳng, áp lực
về thời gian, lo lắng bị lây nhiễm, không được cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng,
vv
|
Nguy cơ rất cao
|
6. DỰ PHÒNG
NGUY CƠ VỀ BẠO HÀNH, KỲ THỊ, PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TẠI NƠI LÀM VIỆC
6.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh
hưởng sức khỏe:
- Hình thức bạo hành đối với
NVYT bao gồm: bạo hành thể xác (đánh đập, đá, tát, đâm,…cưỡng hiếp và gây tử
vong) và bạo hành tinh thần (kỳ thị, phân biệt đối xử, lạm dụng, đe dọa bằng lời
nói và bắt nạt). Bạo hành có thể xảy ra tại nơi làm việc cũng như trên đường từ
nhà đến nơi làm việc và trong cộng đồng.
- Các yếu tố nguy cơ phổ biến
nhất dẫn đến bạo hành tại nơi làm việc trong phòng, chống dịch COVID-19 bao gồm:
thời gian bệnh nhân phải chờ đợi lâu; tinh thần thái độ của NVYT do áp lực đông
bệnh nhân, khối lượng công việc lớn; do áp dụng các biện pháp phòng ngừa và kiểm
soát lây nhiễm COVID-19 như đưa người vào cơ sở cách ly tập trung, truy vết hoặc
không cho phép tiếp cận người thân khi qua đời do COVID-19, vv.
- Bạo hành và quấy rối có thể
gây ra những vấn đề về sức khỏe thể chất (chấn thương, tử vong) và tâm thần (trầm
cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, vv).
6.2. Mức độ nguy cơ theo
Nhóm NVYT
- Nhóm 1, 2, 5 và 6:
nguy cơ rất cao
- Nhóm 4: nguy cơ trung
bình.
- Nhóm 3: nguy cơ thấp.
6.3. Các biện pháp
dự phòng:
Nhóm NVYT
|
Mức độ nguy cơ
|
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế
|
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ
tại cộng đồng
Công việc truy vết các trường
hợp nhiễm và nghi nhiễm tại cộng đồng với số lượng quá đông, thông tin khai
thác khá nhiều và nhạy cảm, phải di chuyển đến nhiều hộ gia đình và cộng đồng.
|
Nguy cơ rất cao
|
- Xây dựng và thực hiện hướng
dẫn về phòng chống bạo hành và quấy rối tại nơi làm việc theo Hướng dẫn số
01/HD-CĐYT ngày 10/01/2019 của Công đoàn Y tế Việt Nam; đảm bảo tất cả NVYT đều
biết và thực hiện;
- Phân công nhiệm vụ rõ ràng,
khối lượng công việc và thời gian làm việc công bằng giữa các NVYT;
- Tổ chức tập huấn nâng cao
nhận thức cho NVYT về bạo hành, quấy rối, kỳ thị và phân biệt đối xử và các
biện pháp dự phòng;
- Hướng dẫn NVYT về cách giải
quyết các tình huống một cách hiệu quả liên quan đến bệnh nhân và người nhà bệnh
nhân;
- Xây dựng hệ thống, qui
trình báo cáo và bảo vệ, tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành;
- Thường xuyên tổ chức đánh
giá nguy cơ về bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối xử tại nơi làm việc;
- Thực hiện các biện pháp kỹ
thuật (như lắp đặt hệ thống báo động) và biện pháp hành chính (bố trí lực lượng
an ninh/công an/dân quân tự vệ) để bảo vệ NVYT tránh bạo hành và quấy rối (trừ
Nhóm 3);
- Đảm bảo an toàn nơi đến
truy vết, lấy mẫu, chăm sóc người bệnh tại cộng đồng, có người địa
phương/công an địa phương đi cùng (chỉ áp dụng cho nhóm 1, 2 và 6).
|
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Làm xét nghiệm mẫu trong
labo/ phòng xét nghiệm của Khoa xét nghiệm/vi sinh, khu cách biệt với khu điều
trị bệnh nhân, không cho phép bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ra vào.
|
Nguy cơ thấp
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều
trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
NVYT chăm sóc toàn diện cho bệnh
nhân COVID-19. Số lượng bệnh nhân phải chăm sóc quá nhiều, bị bệnh nặng và tử
vong. Đây là khu vực người nhà bệnh nhân không được ra vào.
|
Nguy cơ trung bình
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Số lượng người dân bị nhiễm bệnh
trên địa bàn quản lý là khá lớn trong khi số lượng NVYT có hạn, nên công việc
thường quá tải, phục vụ và chăm sóc không kịp thời, người dân phải chờ đợi,
vv.
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 2- Lấy mẫu và xét
nghiệm nhanh tại cộng đồng
Số lượng mẫu phải lấy và làm
xét nghiệm tại cộng đồng quá nhiều, áp lực về thời gian, người dân phải chờ đợi
lâu để lấy mẫu và làm xét nghiệm.
|
Nguy cơ rất cao
|
Các biện pháp dự phòng như
Nhóm 1, 3, 4, 6 và bổ sung thêm các biện pháp sau:
- Bố trí lấy mẫu/ngày với số
lượng hợp lý (nếu có thể) hoặc bố trí lấy mẫu theo khu vực, tránh số lượng
người lấy mẫu quá đông dẫn đến tăng thời gian phải chờ đợi.
|
Nhóm 5- Làm việc trong
các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly
tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS- CoV-2.
Số lượng người đến khám, chữa
bệnh, tư vấn và cách ly thường rất đông trong khi đó thiếu NVYT phục vụ và
chăm sóc, nên công việc thường quá tải, áp lực về thời gian, người bệnh/người
nghi nhiễm phải chờ đợi, vv.
|
Nguy cơ rất cao
|
Các biện pháp dự phòng
như Nhóm 1, 3, 4, 6 và bổ sung thêm các biện pháp sau:
- Bố trí đủ NVYT tham gia
khám, chăm sóc, tư vấn và phục vụ người bệnh để tránh quá tải;
- Đảm bảo NVYT đến và ra khỏi
nơi làm việc an toàn, có các lối thoát hiểm khẩn cấp (có chỉ dẫn) tại nơi làm
việc.
|
7. DỰ PHÒNG
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN (TRẦM CẢM, LO ÂU, CĂNG THẲNG CẢM XÚC, KIỆT SỨC NGHỀ
NGHIỆP…).
7.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh
hưởng sức khỏe
Các yếu tố căng thẳng tâm lý xã
hội xuất hiện trong phòng chống dịch là khi làm việc quá giờ, quá tải công việc,
áp lực về thời gian, không có thời gian nghỉ giải lao và ngày nghỉ, dẫn đến mất
cân bằng cuộc sống và hiệu quả công việc kém; làm việc theo ca, lương thấp,
không an toàn trong công việc; nguy cơ bị bạo hành và quấy rối; hàng ngày chứng
kiến tình trạng bệnh nặng và tử vong của bệnh nhân COVID-19, thậm chí của cả đồng
nghiệp…
- Các biểu hiện của căng thẳng:
Cảm thấy khó chịu, tức giận hoặc bị từ chối; hồi hộp hoặc lo lắng; không được
giúp đỡ hoặc bất lực; thiếu động lực; mệt mỏi, quá sức hoặc kiệt sức; buồn hoặc
chán nản; khó ngủ; khó tập trung chú ý.
- Các vấn đề sức khỏe tâm thần:
Bị căng thẳng, lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), trầm cảm, rối
loạn giấc ngủ, hành vi ám ảnh cưỡng chế, hoang tưởng và lạm dụng chất kích
thích và kiệt sức.
7.2. Mức độ nguy cơ theo
Nhóm NVYT: Tất cả 06 nhóm NVYT có nguy cơ rất cao.
7.3. Các biện pháp dự
phòng:
Nhóm NVYT
|
Mức độ nguy cơ
|
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế
|
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ
tại cộng đồng
Số lượng người phải truy vết
quá nhiều, công việc quá tải, áp lực về thời gian truy vết, thời gian làm việc
thường kéo dài, không ổn định bất kể ngày đêm, thời gian nghỉ ngơi không đủ,
không có điều kiện cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và không bố trí nơi nghỉ
ngơi thoải mái, tiện nghi, vv.
|
Nguy cơ rất cao
|
Các biện pháp dự phòng
tương tự như dự phòng nguy cơ gây mệt mỏi, bị bạo hành và bổ sung các biện pháp
sau:
- Luân chuyển ca và bố trí thời
gian nghỉ ngơi hợp lý; phân nhóm NVYT ít kinh nghiệm vào nhóm nhiều kinh nghiệm
và triển khai nhân sự xuống cộng đồng theo cặp.
- Bảo đảm nơi làm việc an
toàn;
- Tổ chức tập huấn cho NVYT về
các biểu hiện lo âu, trầm cảm, các vấn đề sức khỏe tâm thần khác và các biện
pháp phòng ngừa, kiểm soát;
- Tổ chức các hoạt động nâng
cao sức khỏe tâm thần cho NVYT (tập thể dục, thư giãn, yoga, thiền, vv);
- Có các chế độ chính sách
đãi ngộ phù hợp cho NVYT.
- Phát hiện sớm các biểu hiện
căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác của NVYT, triển khai các biện
pháp hỗ trợ tâm lý và các biện pháp can thiệp;
- Cung cấp và tạo điều kiện
cho NVYT được hỗ trợ tâm lý và sức khỏe tâm thần, bảo mật thông tin của người
được hỗ trợ;
- Đảm bảo NVYT gặp vấn đề về
sức khỏe tâm thần có thể quay trở lại làm việc mà không bị kỳ thị và phân biệt
đối xử.
|
Nhóm 2- Lấy mẫu và xét
nghiệm nhanh tại cộng đồng
Số lượng mẫu phải lấy và làm xét
nghiệm nhanh quá nhiều, công việc quá tải, áp lực về thời gian, thời gian làm
việc kéo dài, không ổn định bất kể ngày đêm, thời gian nghỉ ngơi không đủ,
không có điều kiện cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và không bố trí nơi nghỉ
ngơi thoải mái, tiện nghi, vv.
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Số lượng mẫu xét nghiệm lớn,
áp lực về thời gian, quá tải công việc, ca kíp kéo dài, thời gian nghỉ ngơi
không đủ, không được cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, vv.
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều trị,
chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Phải chăm sóc một lượng bệnh
nhân quá lớn (140-150/NVYT), bị bệnh nặng hoặc tử vong, công việc quá tải, ca
kíp kéo dài, thiếu NVYT, không đủ thời gian nghỉ ngơi; công việc quá căng thẳng,
áp lực về thời gian, lo lắng bị lây nhiễm, không được cung cấp bữa ăn đầy đủ
dinh dưỡng,...
|
Nguy cơ rất cao
|
Các biện pháp dự phòng
như Nhóm 1, 2, 3 và bổ sung thêm biện pháp sau:
- Luân chuyển vị trí làm việc
của NVYT (chuyển NVYT làm tại vị trí căng thẳng xuống vị trí ít căng thẳng
hơn);
|
Nhóm 5- Làm việc trong
các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly
tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Số lượng người đến khám, chữa
bệnh, tư vấn và cách ly thường rất đông trong khi đó thiếu NVYT phục vụ và
chăm sóc, nên công việc thường quá tải, quá căng thẳng, áp lực về thời gian,
lo lắng bị lây nhiễm, không được cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng,.., vv.
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Số lượng người dân bị nhiễm bệnh
trên địa bàn quản lý là khá lớn trong khi số lượng NVYT có hạn, nên công việc
thường quá tải, ca kíp kéo dài, thời gian nghỉ ngơi không đủ, công việc quá
căng thẳng, áp lực về thời gian, lo lắng bị lây nhiễm, không được cung cấp bữa
ăn đầy đủ dinh dưỡng,vv.
|
Nguy cơ rất cao
|
8. DỰ PHÒNG
RỐI LOẠN/ ĐAU MỎI CƠ XƯƠNG KHỚP
8.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh
hưởng sức khỏe:
Các hoạt động gắng sức lặp đi lặp
lại như nâng nhấc, di chuyển, đặt lại bệnh nhân, nâng vật nặng bằng tay, làm việc
trong những tư thế rất bất hợp lý (tư thế đứng, ngồi trong thời gian dài, tư thế
cúi, vặn người, vv); làm việc nhiều giờ trong tình trạng bận rộn, căng thẳng,
khối lượng công việc tăng lên, làm việc theo ca kíp bất thường, nghỉ ngơi không
đầy đủ và môi trường chăm sóc người bệnh không quen có thể dẫn đến mệt mỏi và
làm tăng nguy cơ chấn thương cơ xương khớp. Tình trạng này càng gia tăng trong
đại dịch COVID-19 khi có nhiều bệnh nhân phải chăm sóc hồi sức tích cực và phải
nằm sấp.
Những rối loạn/đau mỏi cơ xương
khớp phổ biến: Bong gân, căng cơ, đau vùng cổ, thắt lưng và lưng.
8.2. Mức độ nguy cơ theo
Nhóm NVYT:
- Nhóm 1, 2, 3, 5 và 6:
nguy cơ cao
- Nhóm 4: nguy cơ rất
cao.
8.3. Các biện pháp dự
phòng:
Nhóm NVYT
|
Mức độ nguy cơ
|
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế
|
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ
tại cộng đồng
Số lượng người phải truy vết
quá nhiều, công việc quá tải, áp lực về thời gian truy vết, thời gian làm việc
thường kéo dài, thời gian nghỉ ngơi không đủ, đi bộ và di chuyển nhiều
|
Nguy cơ cao
|
- Thường xuyên bố trí nghỉ giải
lao ngắn giữa giờ (cứ sau mỗi giờ làm việc)
|
Nhóm 2- Lấy mẫu và xét
nghiệm nhanh tại cộng đồng
Lấy mẫu và làm xét nghiệm
trong tư thế đứng kéo dài, số lượng mẫu quá nhiều, công việc quá tải, áp lực về
thời gian, thời gian làm việc kéo dài, thời gian nghỉ ngơi không đủ.
|
Nguy cơ cao
|
- Tổ chức tập huấn hướng dẫn
thực hiện kỹ thuật nâng nhấc an toàn;
- Hướng dẫn NVYT thường xuyên
thay đổi tư thế làm việc (đứng và ngồi), không nên duy trì một tư thế trong
thời gian dài;
- Thường xuyên bố trí nghỉ giải
lao ngắn giữa giờ cho NVYT (cứ sau mỗi giờ làm việc);
- Cung cấp thiết bị hỗ trợ cơ
học (như cáng, xe lăn, xe đẩy, thiết bị nâng, vv.) để vận chuyển, nâng nhấc bệnh
nhân và vật nặng; tránh nâng nhấc và vận chuyển bằng tay.
|
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Số lượng mẫu xét nghiệm lớn,
áp lực về thời gian, quá tải công việc, ca kíp kéo dài, thời gian nghỉ ngơi
không đủ, làm việc trong tư thế đứng/ngồi kéo dài.
|
Nguy cơ cao
|
Nhóm 5- Làm việc trong
các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly
tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Số lượng người đến khám, chữa
bệnh, tư vấn và cách ly thường rất đông trong khi đó thiếu NVYT phục vụ và
chăm sóc, nên công việc thường quá tải, quá căng thẳng, áp lực về thời gian,
lo lắng bị lây nhiễm, thường xuyên phải mang vác vật nặng đặc biệt phục vụ
trong khu cách ly.., vv.
|
Nguy cơ cao
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Số lượng người dân trên địa
bàn quản lý là khá lớn, số lượng NVYT có hạn, nên công việc thường quá tải,
ca kíp kéo dài, không có đủ thời gian nghỉ ngơi, công việc quá căng thẳng, áp
lực về thời gian, đi lại và di chuyển nhiều.
|
Nguy cơ cao
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều
trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Số lượng bệnh nhân phải chăm
sóc toàn diện quá lớn , nhiều bệnh nhân nặng công việc quá tải, ca kíp kéo
dài, thiếu NVYT, không đủ thời gian nghỉ ngơi; công việc quá căng thẳng, áp lực
về thời gian.
|
Nguy cơ rất cao
|
Các biện pháp dự phòng
như Nhóm 2, 3, 5,6 và bổ sung thêm biện pháp sau:
- Khoảng cách giữa các giường
bệnh: phân chia đủ không gian giữa các giường. Trong các khu vực không
phân chia được, bố trí các giường cách nhau 02 mét để cho phép NVYT làm việc
không bị vướng.
|
9. DỰ PHÒNG
NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN CÔNG TRÌNH VỆ SINH PHÚC LỢI KHÔNG ĐẦY ĐỦ HOẶC
KHÔNG AN TOÀN.
9.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh
hưởng sức khỏe:
NVYT có nguy cơ cao lây nhiễm
COVID-19 nếu:
- Không có hoặc không cung cấp
đầy đủ nước sạch
- Không có hoặc không bố trí đầy
đủ công trình vệ sinh phúc lợi sạch sẽ và an toàn;
- Không có hoặc không trang bị
đầy đủ vòi nước rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay
nhanh ở tất cả các điểm chăm sóc người bệnh, khu vực mặc /thay PTBVCN, khu vệ
sinh, nơi xử lý chất thải…;
- Không có hệ thống xử lý chất
thải y tế phù hợp.
9.2. Mức độ nguy cơ theo
Nhóm NVYT:
- Nhóm 1, 2 và 6: nguy
cơ rất cao
- Nhóm 5: nguy cơ cao
- Nhóm 3 và 4: nguy
cơ trung bình
9.3. Các biện pháp dự
phòng:
Nhóm NVYT
|
Mức độ nguy cơ
|
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế
|
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ
tại cộng đồng
Truy vết tại cộng đồng và hộ
gia đình với điều kiện vệ sinh, công trình vệ sinh phúc lợi, nước uống có thể
không đảm bảo an toàn hoặc thiếu
|
Nguy cơ cao
|
Khuyến cáo nhân viên y tế:
- Mang theo đầy đủ dung dịch
sát khuẩn tay nhanh đã được Bộ Y tế cấp phép.
- Mang theo đầy đủ nước uống
an toàn.
|
Nhóm 2-Lấy mẫu và xét
nghiệm nhanh tại cộng đồng
Điều kiện vệ sinh, công trình
vệ sinh phúc lợi có thể không đảm bảo an toàn hoặc thiếu khi xuống lấy mẫu và
xét nghiệm nhanh tại cộng đồng, hộ gia đình
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Điều kiện vệ sinh, công trình
phúc lợi và nước uống thiếu hoặc không đảm bảo khi đi xuống cộng đồng chăm
sóc và phục vụ người bệnh..
|
Nguy cơ rất cao
|
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Điều kiện vệ sinh, công trình
vệ sinh phúc lợi tại các Khoa xét nghiệm/vi sinh được cung cấp đầy đủ và an
toàn. Tuy nhiên, các bệnh phẩm, chất thải từ bệnh phẩm của khoa xét nghiệm có
nguy cơ lây nhiễm cao nếu không được xử lý đúng cách.
|
Nguy cơ trung bình
|
- Trang bị đầy đủ vòi nước rửa
tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh ở tất cả các
điểm chăm sóc người bệnh, khu vực mặc/thay PTBVCN, khu vệ sinh, nơi xử lý chất
thải…;
- Bố trí các phòng để nghỉ ngơi
và thư giãn trong ca làm việc có nước uống đầy đủ, an toàn, nhà vệ sinh, đồ
dùng vệ sinh cá nhân;
- Bố trí khu vệ sinh, phòng vệ
sinh cá nhân, cho NVYT với thùng đựng chất thải tách biệt với khu vệ sinh của
người bệnh và người nhà bệnh nhân; bố trí không gian riêng cho nữ NVYT;
- Xây dựng quy trình vệ sinh
khử khuẩn môi trường làm việc hàng ngày để đảm bảo nơi làm việc, vị trí làm
việc, trang thiết bị và máy móc sạch sẽ, ngăn nắp. Có hệ thống thu gom, xử lý
rác thải y tế;
- Bố trí phòng đệm thay quần
áo tại nơi làm việc cho NVYT;
- Tổ chức giặt quần áo bảo hộ
lao động cho NVYT tại CSYT.
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều
trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Điều kiện vệ sinh, công trình
vệ sinh phúc lợi tại các khu điều trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19 có thể
được cung cấp đầy đủ và an toàn. Tuy nhiên, ở những bệnh viện dã chiến, điều
kiện này có thể không được cung cấp đầy đủ và an toàn. Ngoài ra, việc thu
gom, xử lý rác thải y tế nếu không tuân thủ đúng quy định cũng là nguy cơ cao
lây nhiễm bệnh cho NVYT.
|
Nguy cơ trung bình
|
Nhóm 5- Làm việc trong
các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly
tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Các khu vực khám chữa bệnh
thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung thường tập trung
đông người, điều kiện vệ sinh và công trình vệ sinh phúc lợi có thể không có
đầy đủ và an toàn. Việc thu gom và xử lý rác thải trong khu vực này nếu không
tuân thủ đúng qui định cũng là nguy cơ cao lây nhiễm bệnh cho NVYT.
|
Nguy cơ cao
|
PHỤ LỤC 2.
BẢNG KIỂM VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
(Dành cho người sử dụng lao động)
TT
|
Các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ cho NVYT
|
Thực hiện
|
Có
|
Không
|
Không áp dụng
|
I.
|
Các biện pháp chung
|
|
|
|
1.
|
Xây dựng và thực hiện chương
trình ATVSLĐ lồng ghép với chương trình kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm
SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế.
|
|
|
|
|
Phân công nhiệm vụ và trách
nhiệm cụ thể để triển khai thực hiện.
|
|
|
|
|
Xây dựng các nội quy, quy định
về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 để đảm bảo điều kiện làm việc an
toàn, sức khỏe và phòng chống lây nhiễm cho NVYT
|
|
|
|
|
Quy định yêu cầu người lao động
tuân thủ các quy trình chuyên môn, kỹ thuật, thực hành công việc an toàn để
giảm thiểu các nguy cơ rủi ro ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19
(Lưu ý: vệ sinh tay theo
qui trình chuẩn; vệ sinh đường hô hấp; vệ sinh môi trường làm việc và xử lý
rác thải y tế; nâng nhấc bệnh nhân, vận chuyển vật nặng an toàn/đúng cách).
|
|
|
|
|
Quy định cho phép nhân viên ở
nhà trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 với các triệu chứng đặc hiệu
như sốt, ho, khó thở…;
|
|
|
|
2.
|
Tổ chức công việc hợp lý để
kiểm soát giảm thiểu nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19:
|
|
|
|
|
Bố trí làm việc từ xa, cung cấp
dịch vụ chăm sóc y tế từ xa
|
|
|
|
|
Thay thế những yếu tố rất có
hại bằng những yếu tố ít hại hơn như lựa chọn PTBVCN, hóa chất khử khuẩn dùng
trong gia dụng và y tế đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại cho NVYT.
|
|
|
|
|
Thiết kế khu vực riêng để
cách ly bệnh nhân COVID-19; sử dụng rèm, tấm chắn để ngăn cách trong phòng bệnh
nhân nếu không gian nhỏ; sử dụng phòng lấy mẫu xét nghiệm; tấm chắn bảo vệ và
ngăn cách bằng nhựa trong...
|
|
|
|
|
Bố trí đầy đủ và thuận tiện
các công trình vệ sinh phúc lợi phù hợp với NVYT theo qui định. Trang bị đầy
đủ vòi nước rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay
nhanh ở tất cả các điểm chăm sóc người bệnh, khu vực mặc/thay PTBVCN, khu vệ
sinh, nơi xử lý chất thải…Khuyến khích lắp đặt hệ thống vệ sinh công nghệ
‘không chạm’ tại các khu vệ sinh, công trình phúc lợi.
|
|
|
|
|
Nghiên cứu, thiết kế và thay
đổi hệ thống thông gió phù hợp: Lắp đặt hệ thống thông gió áp suất âm chuyên
dụng trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19, khi thực hiện các thủ thuật y tế
tạo khí dung và trong dãy phòng khám nghiệm tử thi chuyên dụng trong nhà xác;
Lắp đặt hệ thống lọc khí hiệu suất cao (HEPA) trong các cơ sở điều trị bệnh
nhân COVID-19. Tăng cường tối đa thông khí tự nhiên bằng cách mở cửa sổ và cửa
ra vào.
|
|
|
|
|
Sử dụng hệ thống rô bốt để vận
chuyển thuốc, thức ăn và vệ sinh khử khuẩn…
|
|
|
|
|
Giảm thời gian làm việc, tăng
thời gian nghỉ giải lao cho NVYT khi mặc đầy đủ PTBVCN làm việc trong môi trường
nóng;
|
|
|
|
|
Giảm căng thẳng và mệt mỏi
cho NVYT bằng cách luân phiên ca làm việc, luân chuyển NVYT từ vị trí làm việc
rất căng thẳng xuống vị trí ít căng thẳng hơn, vv.
|
|
|
|
3.
|
Nhận diện các yếu tố có hại, đánh
giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19. Quan trắc các
yếu tố có hại theo đúng quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
|
|
|
|
4.
|
Tổ chức huấn luyện cho NVYT về
phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2; cách sử dụng hóa chất khử khuẩn
dùng trong gia dụng và y tế; sức khỏe tâm thần, phòng ngừa bạo hành, kỳ thị,
mệt mỏi, căng thẳng tâm lý, đau mỏi cơ xương khớp và các bệnh do căng thẳng
nhiệt (say nóng, say nắng) gây ra; mặc, cởi, làm sạch, cất giữ, thải bỏ
PTBVCN đúng cách và đảm bảo an toàn…
|
|
|
|
5.
|
Cung cấp và trang bị đầy đủ
PTBVCN cho nhân viên y tế, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và đúng chủng loại
để phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo hướng dẫn tại Quyết định
số 4159/QĐ-BYT ngày 28/8/2021, các quy định hiện hành khác của Bộ Y tế và
phòng ngừa tác hại của các hóa chất khử khuẩn theo hướng dẫn sử dụng an toàn
hóa chất của nhà sản xuất.
|
|
|
|
6.
|
Bố trí NVYT đủ sức khỏe theo
quy định của Bộ Y tế để tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19.
|
|
|
|
|
Sàng lọc và xét nghiệm
SARS-CoV-2 cho NVYT theo quy định của Bộ Y tế.
|
|
|
|
|
Tiêm phòng vắc xin cho NVYT
trước khi tham gia hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 và phòng các bệnh lây
nhiễm nghề nghiệp khác như viêm gan B, bệnh lao nghề nghiệp,…
|
|
|
|
|
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ
và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NVYT theo quy định hiện hành, đặc biệt
NVYT có nguy cơ cao phơi nhiễm SARS-CoV-2 và các nguy cơ nghề nghiệp khác.
|
|
|
|
7.
|
Đảm bảo NVYT được chẩn đoán, điều
trị, chăm sóc và hỗ trợ, tư vấn tâm lý, phục hồi chức năng khi bị lây nhiễm
SARS-CoV-2, bị bạo hành, quấy rối hoặc có các rối loạn về sức khỏe tâm thần
(căng thẳng, lo âu, trầm cảm, vv.), bị bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.
Báo cáo, điều tra, lập hồ sơ các trường hợp phơi nhiễm SARS-CoV-2, các vụ bạo
hành, quấy rối tại nơi làm việc và đưa ra các biện pháp dự phòng;
|
|
|
|
8.
|
Thực hiện đầy đủ các chế độ,
chính sách bảo hộ lao động cho NVYT khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19
theo quy định của pháp luật hiện hành (chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; phụ cấp độc hại nguy hiểm; phụ
cấp phòng chống dịch; bồi dưỡng bằng hiện vật đối với nghề, công việc nặng nhọc
độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm; trang bị PTBVCN…).
|
|
|
|
9.
|
Thường xuyên cập nhật, tuyên
truyền, phổ biến các hướng dẫn về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19,
phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc
gia phòng, chống dịch COVID-19.
|
|
|
|
10.
|
Tăng cường thực hiện các hoạt
động nâng cao sức khỏe cho NVYT tại nơi làm việc (dinh dưỡng, thể dục, thể
thao, lối sống lành mạnh, vv).
|
|
|
|
II.
|
Dự phòng lây nhiễm
SARS-CoV-2
|
|
|
|
1.
|
Thực hiện nghiêm quy định về phòng,
chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc
|
|
|
|
2.
|
Tuân thủ các qui định chung về
phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS- CoV-2;
|
|
|
|
3.
|
Thực hiện nghiêm các biện
pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo đường lây truyền khi lấy
mẫu bệnh phẩm, chăm sóc và thực hiện các thực hành có tiếp xúc với dịch sinh
học của người bệnh COVID-19
|
|
|
|
4.
|
Thực hiện đầy đủ qui định
phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 khi thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật, đỡ đẻ,
chạy thận nhân tạo, chụp chiếu X-quang, siêu âm, vv. cho người nhiễm và nghi
nhiễm
|
|
|
|
5.
|
Bố trí NVYT thành nhóm và làm
việc theo ca khác nhau
|
|
|
|
6.
|
Bố trí nhân lực, sắp xếp và
rút ngắn thời gian làm việc (nếu có thể)
|
|
|
|
7.
|
Bố trí nơi nghỉ tại chỗ đảm bảo
khoảng cách an toàn cho NVYT
|
|
|
|
8.
|
Bố trí dự phòng NVYT để sẵn
sàng thay thế NVYT bị ốm, có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc nhiễm SARS-CoV-2
|
|
|
|
9.
|
Cung cấp các suất ăn riêng, đảm
bảo giãn cách và đầy đủ dinh dưỡng
|
|
|
|
10.
|
Tổ chức theo dõi sức khỏe,
sàng lọc sàng lọc, phát hiện sớm lây nhiễm SARS-CoV-2
|
|
|
|
11.
|
Hạn chế NVYT di chuyển khỏi
khu vực làm việc trong cơ sở khám chữa bệnh ngay cả khi đánh giá nguy cơ thấp
|
|
|
|
12.
|
Hạn chế họp trực tiếp, tăng cường
họp trực tuyến
|
|
|
|
13.
|
Hạn chế NVYT đi du lịch, đi
ra khỏi tỉnh/TP. nơi cư trú
|
|
|
|
14.
|
Tổ chức phân luồng, sàng lọc,
cách ly kịp thời người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 khi khám chữa bệnh
thông thường, khám sàng lọc, tư vấn, ,….
|
|
|
|
15.
|
Thường xuyên vệ sinh và khử
khuẩn bề mặt môi trường làm việc, các bề mặt dụng cụ dùng chung như: tay nắm
cửa, bàn phím điện thoại, bàn phím máy tính, công tắc điện, nút bấm thang
máy… theo qui định.
|
|
|
|
16.
|
Thu gom, vận chuyển và xử lý rác
thải đúng theo qui định
|
|
|
|
17.
|
Thu gom, vận chuyển và xử lý
đồ vải đúng theo qui định
|
|
|
|
18.
|
Khuyến khích nhân viên y tế vệ
sinh tay theo đúng quy định của Bộ Y tế
|
|
|
|
19.
|
Treo, dán các áp phích hướng
dẫn cho NVYT, bệnh nhân và khách thăm về cách đeo khẩu trang an toàn và vệ
sinh đúng cách khi ho và hắt hơi.
|
|
|
|
20.
|
Bố trí khu cách ly hoàn toàn
riêng biệt, thông thoáng và thường xuyên được làm sạch và khử khuẩn cho bệnh
nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19
|
|
|
|
21
|
Áp dụng hành lang và cầu
thang một chiều để giảm thiểu sự lây nhiễm
|
|
|
|
22.
|
Tăng cường thông gió tự nhiên
hoặc cơ học cho tất cả các khu vực, đặc biệt những nơi có bệnh nhân nhiễm hoặc
nghi nhiễm COVID-19; Tránh sử dụng các quạt riêng lẻ.
|
|
|
|
23.
|
Cung cấp hệ thống quạt thông
gió cơ học với bộ lọc khí dạng hạt không tuần hoàn (nếu có thể).
|
|
|
|
24.
|
Lắp đặt hệ thống lọc khí hiệu
suất cao (HEPA) trong các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 (nếu có thể).
|
|
|
|
25.
|
Lắp đặt hệ thống thông gió áp
suất âm chuyên dụng trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19 khi thực hiện các
thủ thuật y tế tạo khí dung và trong dãy phòng khám nghiệm tử thi chuyên dụng
trong nhà xác (nếu có thể).
|
|
|
|
26.
|
Đối với khu cách ly tập
trung bổ sung các biện pháp sau:
|
|
|
|
|
Bố trí phân khu cách ly tập
trung theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế
|
|
|
|
Tổ chức sàng lọc và phân loại
sớm người cách ly tập trung và nhanh chóng triển khai các biện pháp kiểm soát
nguồn lây.
|
|
|
|
Bố trí các phòng cách ly theo
nguyên tắc một chiều.
|
|
|
|
Ứng dụng công nghệ thông tin
để quản lý thông tin và tình hình người được cách ly
|
|
|
|
27.
|
Đối với nhóm lấy mẫu xét
nghiệm và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng bổ sung các biện pháp sau:
|
|
|
|
|
Cung cấp và sử dụng buồng lấy
mẫu có vách ngăn (nếu có thể)
|
|
|
|
Sắp xếp, tổ chức khu vực lấy
mẫu phù hợp, đúng quy định và thực hiện giãn cách khi lấy mẫu xét nghiệm;
|
|
|
|
28.
|
Đối với Trạm Y tế lưu động:
cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế từ xa (nếu có thể)
|
|
|
|
III.
|
Dự phòng viêm da
|
|
|
|
1.
|
Cung cấp găng tay nitrile nếu
NVYT bị dị ứng với găng tay latex
|
|
|
|
2.
|
Trang bị cho nhân viên y tế
PTBVCN phù hợp và kích cỡ vừa với họ.
|
|
|
|
3.
|
Tư vấn NVYT bôi kem dưỡng ẩm
hoặc gel lên mặt & tay trước khi đeo PTBVCN
|
|
|
|
4.
|
Tư vấn NVYT tránh sử dụng
kính bảo vệ mắt quá chặt, có thể làm tổn thương da và làm mờ kính.
|
|
|
|
5.
|
Khuyến cáo NVYT sử dụng găng tay
và khử khuẩn găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh đã được Bộ Y tế cấp phép
|
|
|
|
6.
|
Cải tiến quai đeo khẩu
trang/gọng kính tránh cọ sát vào mang tai
|
|
|
|
7.
|
Khuyến cáo NVYT đến khám ở
các cơ sở chuyên khoa nếu bị phát ban hoặc có các triệu chứng viêm da kéo dài
|
|
|
|
IV.
|
Dự phòng căng thẳng nhiệt
|
|
|
|
1.
|
Tư vấn cho NVYT uống nước thường
xuyên để tránh mất nước;
|
|
|
|
2.
|
Rút ngắn thời gian làm việc tối
đa là 01 giờ so với thời gian làm việc thông thường khi NVYT mặc đầy đủ
PTBVCN làm việc;
|
|
|
|
3.
|
Sắp xếp đủ thời gian nghỉ và
phục hồi sức khỏe cho NVYT ở khu vực mát mẻ;
|
|
|
|
4.
|
Cung cấp đủ nước uống mát và
nước điện giải hoặc nước uống bổ sung muối trong thời gian nghỉ ngơi;
|
|
|
|
5.
|
Tổ chức tập huấn nâng cao nhận
thức cho NVYT về các biểu hiện/triệu chứng căng thẳng nhiệt (say nắng, say
nóng) và các biện pháp dự phòng;
|
|
|
|
6.
|
Trong thời tiết nắng nóng,
thay đổi thời giờ làm việc cho phù hợp, có thể lấy mẫu buổi sáng từ 5h -10h,
buổi chiều từ 16h đến 22h.
|
|
|
|
7.
|
Làm mái che tạm thời ở khu vực
lấy mẫu (nếu có thể)
|
|
|
|
8.
|
Cung cấp và sử dụng buồng lấy
mẫu có quạt hoặc điều hòa không khí (nếu có thể)
|
|
|
|
V.
|
Dự phòng tiếp xúc với các
hóa chất khử khuẩn
|
|
|
|
1.
|
Khuyến cáo NVYT không nên sát
khuẩn tay trực tiếp quá nhiều (>10 lần/ngày); sử dụng găng tay và khử khuẩn
găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh đã được Bộ Y tế cấp phép ;
|
|
|
|
2.
|
Cung cấp và sử dụng các dung
dịch sát khuẩn tay và khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc theo quy định của
Bộ Y tế;
|
|
|
|
3.
|
Hướng dẫn NVYT pha chế hóa chất
làm vệ sinh và khử khuẩn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất;
|
|
|
|
4.
|
Thực hiện quy trình vệ sinh,
khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc (trình tự, số lần) theo hướng dẫn tại Quyết
định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 và các quy định hiện hành khác của Bộ Y tế.
|
|
|
|
5.
|
Trang bị đầy đủ và hướng dẫn
sử dụng PTBVCN đúng cách khi vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc;
|
|
|
|
6.
|
Tổ chức tập huấn cho NVYT về
cách sử dụng hóa chất khử khuẩn an toàn và thực hành qui trình vệ sinh khử
khuẩn bề mặt môi trường an toàn.
|
|
|
|
VI.
|
Dự phòng mệt mỏi
|
|
|
|
1.
|
Mỗi tuần bố trí 5 ca 8 tiếng
hoặc 4 ca 10 tiếng
|
|
|
|
2.
|
Làm việc 5 ca liên tục 8 giờ hoặc
4 ca 10 giờ phải bố trí một hoặc hai ngày nghỉ.
|
|
|
|
3.
|
Làm việc 3 ca liên tục kéo
dài 12 giờ phải bố trí 02 ngày nghỉ.
|
|
|
|
4.
|
Sắp xếp thời gian làm việc ngắn
hơn vào ban đêm
|
|
|
|
5.
|
Tổ chức đổi ca luân phiên theo
chiều thuận (ca sáng-ca chiều-ca đêm) và có cân nhắc đến nguyện vọng của NVYT
và điều kiện địa phương.
|
|
|
|
6.
|
Thường xuyên bố trí nghỉ giải
lao ngắn giữa giờ (cứ sau 1-2 giờ làm việc)
|
|
|
|
7.
|
Khi làm việc tối thiểu 10 giờ
liên tục mỗi ngày phải bố trí 7-8 giờ để ngủ và sau 14 ngày làm việc liên tục
cần được nghỉ 48 giờ;
|
|
|
|
8.
|
Đối với những ca làm việc kéo
dài 12 giờ, bố trí các công việc “nhẹ nhàng hơn” (như công việc hành chính).
|
|
|
|
9.
|
Đối với các công việc có cường
độ làm việc cao, gắng sức, môi trường làm việc khắc nghiệt hay tiếp xúc với
các nguy cơ rủi ro ATVSLĐ khác, thì bố trí ca làm việc ngắn hơn.
|
|
|
|
10.
|
Cung cấp các bữa ăn đầy đủ
dinh dưỡng
|
|
|
|
11.
|
Rút ngắn thời gian ca làm việc
(nếu có thể);
|
|
|
|
12.
|
Bố trí chỗ ở cho NVYT khi thực
hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khi cần, có đầy đủ đồ ăn và nước uống, đảm bảo
dinh dưỡng và an toàn; có khu vệ sinh và các điều kiện giải trí (TV, thiết bị
tập thể dục, thể thao, vv), vẫn đảm bảo giãn cách và duy trì các biện pháp
phòng ngừa COVID-19 khác.
|
|
|
|
13.
|
Đảm bảo có đủ số lượng nhân
viên sẵn sàng ứng phó với COVID- 19, bằng cách tuyển dụng và đào tạo thêm
nhân viên, huy động sinh viên y năm cuối, các bác sĩ và điều dưỡng đã nghỉ
hưu, và các tình nguyện viên.
|
|
|
|
VII.
|
Dự phòng bạo hành, kỳ thị,
phân biệt đối xử
|
|
|
|
1.
|
Xây dựng và thực hiện hướng dẫn
về phòng chống bạo hành và quấy rối tại nơi làm việc theo Hướng dẫn số
01/HD-CĐYT ngày 10/01/2019 của Công đoàn Y tế Việt Nam; đảm bảo tất cả NVYT đều
biết và thực hiện;
|
|
|
|
2.
|
Thực hiện các biện pháp kỹ
thuật (như lắp đặt hệ thống báo động) và biện pháp hành chính (bố trí lực lượng
an ninh/công an/dân quân tự vệ) để bảo vệ NVYT tránh bạo hành và quấy rối.
|
|
|
|
3.
|
Phân công nhiệm vụ rõ ràng, khối
lượng công việc và thời gian làm việc công bằng giữa các NVYT.
|
|
|
|
4.
|
Tổ chức tập huấn nâng cao nhận
thức cho NVYT về bạo hành, quấy rối, kỳ thị và phân biệt đối xử và các biện
pháp dự phòng.
|
|
|
|
5.
|
Hướng dẫn NVYT về cách giải
quyết các tình huống một cách hiệu quả liên quan đến khách hàng, bệnh nhân,
những người mà họ cung cấp dịch vụ.
|
|
|
|
6.
|
Xây dựng hệ thống, qui trình
báo cáo và bảo vệ, tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành.
|
|
|
|
7.
|
Thường xuyên tổ chức đánh giá
nguy cơ về bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
|
|
|
|
8.
|
Đảm bảo an toàn nơi đến truy
vết/lấy mẫu/chăm sóc người bệnh tại cộng đồng, có người địa phương/công an địa
phương đi cùng.
|
|
|
|
9.
|
Bố trí đủ NVYT tham gia khám,
chăm sóc, tư vấn và phục vụ người bệnh
|
|
|
|
10.
|
Đảm bảo NVYT đến và ra khỏi
nơi làm việc an toàn, có các lối thoát hiểm khẩn cấp (có chỉ dẫn) tại nơi làm
việc;
|
|
|
|
11.
|
Bố trí lấy mẫu/ngày với số lượng
hợp lý (nếu có thể) hoặc bố trí lấy mẫu theo khu vực, tránh đông đúc và mất
thời gian chờ đợi.
|
|
|
|
12.
|
Bố trí đầy đủ lực lượng bảo vệ,
công an/dân quân tự vệ tại nơi làm việc.
|
|
|
|
VIII.
|
Dự phòng các vấn đề sức khỏe
tâm thần
|
|
|
|
1.
|
Tổ chức tập huấn cho NVYT về
các biểu hiện của tình trạng lo âu, trầm cảm, các vấn đề sức khỏe tâm thần
khác và các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát
|
|
|
|
2.
|
Phát hiện sớm các biểu hiện
căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác của NVYT, triển khai các biện
pháp hỗ trợ tâm lý và các biện pháp can thiệp;
|
|
|
|
3.
|
Cung cấp và tạo điều kiện cho
NVYT được hỗ trợ tâm lý và sức khỏe tâm thần, bảo mật thông tin của người được
hỗ trợ;
|
|
|
|
4.
|
Đảm bảo NVYT gặp vấn đề về sức
khỏe tâm thần có thể quay trở lại làm việc mà không bị kỳ thị và phân biệt đối
xử;
|
|
|
|
5.
|
Tăng cường các hoạt động nâng
cao sức khỏe tâm thần cho NVYT tại nơi làm việc (tập thể dục, thư giãn, yoga,
thiền, vv);
|
|
|
|
6.
|
Luân chuyển ca và bố trí thời
gian nghỉ ngơi hợp lý;
|
|
|
|
7.
|
Phân nhóm NVYT ít kinh nghiệm
vào nhóm nhiều kinh nghiệm và triển khai nhân sự xuống cộng đồng theo cặp hoặc
luân chuyển vị trí làm việc của NVYT (chuyển NVYT làm tại vị trí căng thẳng
xuống vị trí ít căng thẳng hơn);
|
|
|
|
8.
|
Cung cấp hỗ trợ thích hợp về
tâm lý và xã hội cho nhân viên bị ốm và bị cách ly.
|
|
|
|
9.
|
Có các chính sách đãi ngộ phù
hợp cho NVYT khi tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19.
|
|
|
|
IX.
|
Dự phòng rối loạn/đau mỏi
cơ xương khớp
|
|
|
|
1.
|
Bố trí nghỉ giải lao ngắn thường
xuyên giữa giờ (cứ sau mỗi giờ làm việc)
|
|
|
|
2.
|
Bố trí các thiết bị hỗ trợ cơ
học (như cáng, xe lăn, xe đẩy, thiết bị nâng, vv để vận chuyển, nâng nhấc bệnh
nhân và vật nặng; tránh nâng nhấc và vận chuyển bằng tay;
|
|
|
|
3.
|
Tổ chức tập huấn cho NVYT về
các yếu tố nguy cơ gây rối loạn/đau mỏi cơ xương khớp và kỹ thuật nâng nhấc
an toàn
|
|
|
|
4.
|
Trong các khu điều trị, chăm
sóc người bệnh: Khoảng cách giữa các giường bệnh: phân chia đủ không gian giữa
các giường. Trong các khu vực không phân chia được, bố trí các giường cách
nhau 2 mét để cho phép NVYT làm việc không bị vướng
|
|
|
|
X.
|
Dự phòng các nguy cơ liên
quan đến điều kiện công trình vệ sinh và phúc lợi không đầy đủ và
không an toàn
|
|
|
|
1.
|
Trang bị đầy đủ các vòi nước
rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh ở tất cả
các điểm chăm sóc người bệnh, khu vực mặc /thay PTBVCN, khu vệ sinh, nơi xử
lý chất thải…;
|
|
|
|
2.
|
Bố trí các phòng để nghỉ ngơi
và thư giãn trong ca làm việc có nước uống đầy đủ, an toàn, nhà vệ sinh, đồ
dùng vệ sinh cá nhân;
|
|
|
|
3.
|
Bố trí khu vệ sinh, phòng vệ
sinh cá nhân, cho NVYT với thùng đựng chất thải tách biệt với khu vệ sinh của
người bệnh và người nhà bệnh nhân; bố trí không gian riêng cho nữ NVYT;
|
|
|
|
4.
|
Xây dựng quy trình vệ sinh khử
khuẩn môi trường làm việc hàng ngày để đảm bảo nơi làm việc, vị trí làm việc,
trang thiết bị và máy móc sạch sẽ, ngăn nắp. Có hệ thống thu gom, xử lý rác
thải y tế;
|
|
|
|
5.
|
Bố trí phòng đệm để thay quần
áo cho NVYT tại nơi làm việc;
|
|
|
|
6.
|
Tổ chức giặt quần áo bảo hộ
lao động cho NVYT tại CSYT.
|
|
|
|
7.
|
Khuyến cáo NVYT khi làm việc tại
cộng đồng mang theo đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay nhanh và mang theo đầy đủ
nước uống an toàn
|
|
|
|
PHỤ LỤC 3.
BẢNG KIỂM VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
(Dành cho người lao động)
TT
|
Các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ cho NVYT
|
Thực hiện
|
Có
|
Không
|
Không áp dụng
|
I.
|
Thực hiện qui định chung về
an toàn, vệ sinh lao động trong phòng, chống dịch COVID-19
|
|
|
|
1.
|
Chấp hành quy định, nội quy, quy
trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở y tế (CSYT) hoặc hướng
dẫn ATVSLĐ liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao
|
|
|
|
2.
|
Tham gia đầy đủ các lớp huấn
luyện về ATVSLĐ do người sử dụng lao động tổ chức
|
|
|
|
3.
|
Tham gia các hoạt động phòng
chống dịch, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19 khi đủ sức khỏe và được điều
động
|
|
|
|
4.
|
Tham gia sàng lọc và xét nghiệm
theo qui định
|
|
|
|
5.
|
Xin phép ở nhà nếu có các triệu
chứng nhiễm bệnh;
|
|
|
|
6.
|
Thực hiện báo cáo đầy đủ khi
tiếp xúc gần với các trường hợp nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19 khi tham gia
phòng, chống dịch COVID-19;
|
|
|
|
7.
|
Thực hiện báo cáo đầy đủ khi
bị bạo hành hoặc bị quấy rối trong quá trình tham gia phòng, chống dịch
COVID-19;
|
|
|
|
8.
|
Phát hiện và báo cáo với cán
bộ quản lý CSYT về các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch
COVID-19,
|
|
|
|
9.
|
Tham gia tiêm phòng đầy đủ vắc
xin COVID-19 và phòng các bệnh lây nhiễm nghề nghiệp khác như viêm gan B, bệnh
lao nghề nghiệp,…
|
|
|
|
10.
|
Tham gia đầy đủ khám sức khỏe
định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp khi có nguy cơ cao phơi nhiễm
SARS-CoV-2 và các nguy cơ nghề nghiệp khác do CSYT tổ chức.
|
|
|
|
11.
|
Đề nghị được chẩn đoán, điều trị,
chăm sóc và hỗ trợ, tư vấn tâm lý khi bị lây nhiễm SARS-CoV-2, bị bạo hành,
quấy rối hoặc có các rối loạn tâm thần (căng thẳng, lo âu, trầm cảm, vv).
|
|
|
|
12.
|
Yêu cầu CSYT cung cấp và
trang bị đầy đủ PTBVCN, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng theo qui định
|
|
|
|
13.
|
Sử dụng và giữ gìn vệ sinh
các công trình vệ sinh, công trình phúc lợi theo qui định.
|
|
|
|
14.
|
Thực hiện các hoạt động nâng
cao sức khỏe (dinh dưỡng, thể dục, thể thao, lối sống lành mạnh, vv).
|
|
|
|
15.
|
Yêu cầu CSYT thực hiện đầy đủ
các chế độ, chính sách bảo hộ lao động cho NVYT khi tham gia phòng, chống dịch
COVID-19 theo quy định của pháp luật hiện hành (chế độ tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; phụ cấp độc hại nguy hiểm;
phụ cấp phòng chống dịch; bồi dưỡng bằng hiện vật đối với nghề, công việc nặng
nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm; trang bị
PTBVCN…).
|
|
|
|
II.
|
Dự phòng lây nhiễm
SARS-CoV-2
|
|
|
|
1.
|
Thực hiện quy định phòng, chống
dịch COVID-19 tại nơi làm việc
|
|
|
|
2.
|
Tuân thủ các qui định chung về
phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS- CoV-2;
|
|
|
|
3.
|
Thực hiện nghiêm các biện
pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo đường lây truyền khi lấy
mẫu bệnh phẩm, khi chăm sóc và thực hiện các thực hành có tiếp xúc với dịch
sinh học của người bệnh COVID-19
|
|
|
|
4.
|
Thực hiện đầy đủ qui định
phòng ngừa lây nhiễm khi phẫu thuật, thủ thuật, đỡ đẻ, chạy thận nhân tạo chụp
chiếu X- quang, siêu âm, vv. cho người nhiễm và nghi nhiễm
|
|
|
|
5.
|
Tự theo dõi sức khỏe để phát
hiện sớm lây nhiễm SARS-CoV- 2
|
|
|
|
6.
|
Xét nghiệm sàng lọc tối thiểu
01 lần/tuần
|
|
|
|
7.
|
Hạn chế di chuyển khỏi khu vực
làm việc trong cơ sở khám chữa bệnh ngay cả khi đánh giá nguy cơ thấp
|
|
|
|
8.
|
Hạn chế đi du lịch, đi ra khỏi
tỉnh/TP. nơi cư trú
|
|
|
|
9.
|
Thực hiện vệ sinh tay theo
quy định của Bộ Y tế
|
|
|
|
10.
|
Thực hiện vệ sinh đúng cách
khi ho, hắt hơi
|
|
|
|
III.
|
Dự phòng viêm da
|
|
|
|
1.
|
Sử dụng găng tay nitrile nếu
bị dị ứng với găng tay latex
|
|
|
|
2.
|
Sử dụng PTBVCN phù hợp với vị
trí làm việc và đúng kích cỡ
|
|
|
|
3.
|
Bôi kem dưỡng ẩm hoặc gel lên
mặt và tay trước khi đeo PTBVCN
|
|
|
|
4.
|
Không sử dụng kính bảo vệ mắt
quá chặt, có thể gây tổn thương da và làm mờ kính
|
|
|
|
5.
|
Đeo găng tay và sát khuẩn
găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh
|
|
|
|
6.
|
Sử dụng khẩu trang/kính có cải
tiến quai đeo/gọng kính tránh cọ sát vào mang tai
|
|
|
|
7.
|
Đến khám ở các cơ sở chuyên
khoa nếu bị phát ban hoặc có các triệu chứng viêm da kéo dài
|
|
|
|
IV.
|
Dự phòng căng thẳng nhiệt
|
|
|
|
1.
|
Uống đủ nước mát và nước điện
giải hoặc nước uống bổ sung muối trong thời gian nghỉ ngơi trong thời tiết nắng
nóng;
|
|
|
|
2.
|
Đề nghị lãnh đạo CSYT rút ngắn
thời gian làm việc tối đa là 01 giờ so với thời gian làm việc thông thường
khi mặc đầy đủ PTBVCN làm việc;
|
|
|
|
3.
|
Đề nghị lãnh đạo CSYT bố trí
thời gian nghỉ và phục hồi sức khỏe tại khu vực mát mẻ;
|
|
|
|
4.
|
Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn
nâng cao nhận thức cho NVYT về các biểu hiện/triệu chứng căng thẳng nhiệt
(say nắng, say nóng) và các biện pháp dự phòng;
|
|
|
|
5.
|
Tham gia đầy đủ các lớp tập
huấn cho NVYT về sử dụng PTBVCN đúng cách và phù hợp với công việc được đảm
nhận
|
|
|
|
6.
|
Trong thời tiết nắng nóng, đề
nghị lãnh đạo CSYT thay đổi thời giờ làm việc cho phù hợp, có thể lấy mẫu buổi
sáng từ 5h -10h, buổi chiều từ 16h đến 22h.
|
|
|
|
V.
|
Dự phòng tiếp xúc với các
hóa chất khử khuẩn
|
|
|
|
1.
|
Sử dụng găng tay và khử khuẩn
găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh đã được Bộ Y tế cấp phép ;
|
|
|
|
2.
|
Sử dụng các dung dịch sát khuẩn
tay và khử khuẩn bề mặt theo quy định của Bộ Y tế;
|
|
|
|
3.
|
Pha chế hóa chất làm vệ sinh
và khử khuẩn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất;
|
|
|
|
4.
|
Thực hiện quy trình vệ sinh,
khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc (trình tự, số lần) theo hướng dẫn tại
Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 và các quy định hiện hành khác của
Bộ Y tế.
|
|
|
|
5.
|
Khi vệ sinh khử khuẩn bề mặt
môi trường, mặc đầy đủ và sử dụng PTBVCN đúng cách
|
|
|
|
6.
|
Tham gia đầy đủ các lớp tập
huấn cho NVYT về cách sử dụng hóa chất khử khuẩn an toàn và thực hành qui
trình vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường an toàn.
|
|
|
|
VI.
|
Dự phòng mệt mỏi
|
|
|
|
1.
|
Đề nghị lãnh đạo CSYT bố trí
thời giờ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp như:
|
|
|
|
|
Thường xuyên nghỉ giải lao ngắn
giữa giờ (cứ sau 1-2 giờ làm việc)
|
|
|
|
Làm việc tối thiểu 10 giờ
liên tục mỗi ngày phải bố trí 7-8 giờ để ngủ
|
|
|
|
Sau 14 ngày làm việc liên tục
cần được nghỉ 48 giờ
|
|
|
|
Làm việc 5 ca liên tục 8 giờ
hoặc 4 ca 10 giờ phải bố trí một hoặc hai ngày nghỉ
|
|
|
|
Khi làm 3 ca liên tục kéo dài
12 giờ phải có 02 ngày nghỉ.
|
|
|
|
Bố trí ca làm việc ngắn hơn
(6 giờ/ngày), nếu có thể
|
|
|
|
2.
|
Đề nghị lãnh đạo CSYT bố trí
chỗ ở cho NVYT khi thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khi cần, có đầy đủ đồ ăn
và nước uống, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn; có khu vệ sinh và các điều kiện
giải trí (TV, thiết bị tập thể dục, thể thao, vv), vẫn đảm bảo giãn cách và
duy trì các biện pháp phòng ngừa COVID-19 khác.
|
|
|
|
VII.
|
Dự phòng bạo hành, kỳ thị,
phân biệt đối xử
|
|
|
|
1.
|
Thực hiện các qui định về
phòng chống bạo hành và quấy rối tại nơi làm việc
|
|
|
|
2.
|
Báo cáo và gọi điện cho người
có thẩm quyền giải quyết khi phát hiện nguy cơ hoặc bị bạo hành và quấy rối,
kỳ thị, phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
|
|
|
|
3.
|
Tham gia đầy đủ các lớp tập
huấn nâng cao nhận thức cho NVYT về bạo hành, quấy rối, kỳ thị và phân biệt đối
xử và các biện pháp dự phòng do người sử dụng lao động tổ chức
|
|
|
|
4.
|
Đề nghị lãnh đạo CSYT bố trí
đầy đủ lực lượng bảo vệ, công an/dân quân tự vệ tại nơi làm việc.
|
|
|
|
VIII
|
Dự phòng các vấn đề sức khỏe
tâm thần
|
|
|
|
1.
|
Đề nghị lãnh đạo CSYT luân chuyển
ca và bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý;
|
|
|
|
2.
|
Tham gia đầy đủ các lớp tập
huấn về các biểu hiện căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác; các biện
pháp phòng ngừa và kiểm soát.
|
|
|
|
3.
|
Báo cáo với người sử dụng lao
động khi có biểu hiện căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, đề nghị
có các biện pháp hỗ trợ tâm lý và các biện pháp can thiệp;
|
|
|
|
4.
|
Thực hiện các hoạt động nâng
cao sức khỏe tâm thần (tập thể dục, thư giãn, yoga, thiền, vv);
|
|
|
|
5.
|
Yêu cầu CSYT có các chính
sách đãi ngộ phù hợp theo qui định khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19
|
|
|
|
6.
|
Yêu cầu hỗ trợ thích hợp về
tâm lý và xã hội khi bị ốm và bị cách ly, nếu cần.
|
|
|
|
IX.
|
Dự phòng rối loạn/đau mỏi
cơ xương khớp
|
|
|
|
1.
|
Chủ động nghỉ giải lao ngắn
thường xuyên giữa giờ (cứ sau mỗi giờ làm việc)
|
|
|
|
2.
|
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ
cơ học (như cáng, xe lăn, xe đẩy, thiết bị nâng, vv khi vận chuyển, nâng nhấc
bệnh nhân và vật nặng; tránh nâng nhấc và vận chuyển bằng tay;
|
|
|
|
3.
|
Thực hiện kỹ thuật nâng nhấc
an toàn khi vận chuyển, nâng nhấc bệnh nhân và vật nặng; tránh nâng nhấc và vận
chuyển bằng tay
|
|
|
|
4.
|
Thường xuyên thay đổi tư thế
làm việc (đứng và ngồi), không nên duy trì một tư thế trong thời gian dài
|
|
|
|
5.
|
Cố gắng giữ nhịp độ làm việc
vừa phải, tránh các chuyển động lặp lại nhiều và tư thế làm việc bất hợp lý
|
|
|
|
6.
|
Tham gia đầy đủ các tập huấn
cho NVYT về các yếu tố nguy cơ gây rối loạn/đau mỏi cơ xương khớp và kỹ thuật
nâng nhấc an toàn do người sử dụng lao động tổ chức
|
|
|
|
X.
|
Dự phòng các nguy cơ liên
quan đến điều kiện công trình vệ sinh và phúc lợi không đầy đủ và không an
toàn
|
|
|
|
1.
|
Thực hiện vệ sinh hàng ngày vị
trí làm việc, trang thiết bị và dụng cụ làm việc.
|
|
|
|
2.
|
Thay quần áo tại các khu vực
qui định;
|
|
|
|
3.
|
Khi làm việc tại cộng đồng
mang theo đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay nhanh và nước uống an toàn
|
|
|
|
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Luật số 84/2015/QH13 ngày
25/6/2015. Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Bộ Luật số 45/2019/QH14 ngày
20/11/2019. Bộ Luật Lao động.
3. Nghị định số 103/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn sinh học trong phòng
xét nghiệm.
4. Thông tư số 19/TT-BYT ngày
30/5/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn về quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao
động.
5. Thông tư số 37/TT-BYT ngày
25/9/2017 của Bộ Y tế quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học trong
phòng xét nghiệm.
6. Quyết định 4158/QĐ-BYT ngày
28/8/2021 về việc ban hành “Hướng dẫn Phòng ngừa và quản lý nhân viên y tế có
nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”
7. Quyết định số 5188/QĐ-BYT ,
ngày 14/12/2020 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng và kiểm soát SARS- CoV- 2
trong các cơ sở khám chữa bệnh”.
8. Quyết định 4159/QĐ-BYT ngày
28/8/2021 về việc ban hành “Hướng dẫn sử dụng và lựa chọn phương tiện phòng hộ
cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19”.
9. Quyết định số 5053/QĐ-BYT
ngày 3/12/2020 về việc ban hành “Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp
xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính”.
10. Quyết định số
878/2020/QĐ-BYT Về việc ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập
trung phòng chống dịch COVID-19”.
11. Quyết định 4042/QĐ-BYT ngày
21/8/2021 về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong
bối cảnh dịch COVID-19”.
12. Quyết định số 3088/QĐ-BYT
ngày 16/7/2020 về việc ban hành “Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch
COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp”.
13. Hướng dẫn số 01/HD-CĐYT
ngày 10/1/2019 về hướng dẫn Công đoàn cơ sở phòng và xử lý khi có đoàn viên
công đoàn, người lao động bị bạo hành tại cơ sở y tế.
14. Công văn số 7316/BYT-MT
ngày 3/9 /2021 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch
COVID-19 đối với các lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch
COVID-19 tại các địa phương”.
Tài liệu tiếng Anh
15. WHO-ILO (2021). COVID-19:
Occupational health and safety for health workers. Interim guidance. 2 February
2021.
16. WHO and ILO (2018):
Occupational safety and health in public health emergencies: A manual for
protecting health worker, GENEVA, 2018
17. WHO (2020). Health
workforce policy and management in the context of the COVID-19 pandemic
response. Interim guidance, 3 December 2020. Geneva:
(https://www.who.int/publications/i/item/health-workforce-policy-and-management-in-
the-context-of-the-COVID-19-pandemic-response
18. WHO (2020): Prevention,
identification and management of health worker infection in the context of
COVID-19. Interim guidance, 30 October 2020
19. WHO (2020). Cleaning and
disinfection of environmental surfaces in the context of COVID-19. Interim
guidance 15 May 2020
20. WHO and UNICEF (2020).
Water, sanitation, hygiene, and waste management for the COVID-19 virus.
Interim guidance. 23 April 2020
21. WHO (2020). Interim
guidance: Coronavirus disease (COVID-19) outbreak: rights, roles and
responsibilities of health workers, including key considerations for
occupational safety and health. 19 March 2020
22. Inter-Agency Standing
Committee (2020). IASC Guidance on Basic Psychosocial Skills: A Guide for
COVID-19 Responders
23. ILO (2020). Managing
work-related psychosocial risks during the COVID-19 pandemic
24. WHO and ILO (2020). Caring
for those who care: National Programmes for Occupational Health for Health
Workers. Policy brief
25. WHO/ILO Global Framework
for National Occupational Health Programmes for Health Workers (2010)
26. ILO, COVID-19: Checklist of
measures to be taken in health facilities (2020)
27. WHO, Protection of health
and safety of health workers: Checklist for healthcare facilities (2020)
28. ILO/WHO HealthWISE - Work
Improvement in Health Services (2014).
Quyết định 838/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn An toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
MINISTRY OF
HEALTH
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------
|
No. 838/QD-BYT
|
Hanoi, April 05,
2022
|
DECISION
OCCUPATIONAL
SAFETY AND HYGIENE GUIDELINES FOR HEALTH WORKERS ENGAGING IN COVID-19 CONTROL
MINISTER OF HEALTH Pursuant to Law on Prevention of Infectious
Diseases dated November 21, 2007; Pursuant to the Law on Occupational Safety and
Hygiene dated June 25, 2015; Pursuant to the Law on Medical Examination and
Treatment dated November 23, 2009; Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June
20, 2017 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational
structure of the Ministry of Health; At request of Director General of Health
Environment Management Agency, ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 1. The “Occupational safety and hygiene guidelines for health
workers engaging in COVID-19 control” is attached hereto. Article 2. This Decision comes into effect from the day of signing.
In case documents referred to in this Decision are replaced
or amended, the replacing and amended documents shall prevail. Article 3. Chief of the Ministry Office, Chief Ministry Inspectorate,
Director General, Directors of General Departments and Departments affiliated
to Ministry of Health, Directors of Health Departments in provinces and
central-affiliated cities; Directors of hospitals and institutes affiliated to
Ministry of Health; heads of medical sector and heads of relevant entities are
responsible for implementing this Decision./. PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Nguyen Truong Son OCCUPATIONAL
SAFETY AND HYGIENE GUIDELINES FOR HEALTH WORKERS ENGAGING IN COVID-19 CONTROL
... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 I. NECESSITY Healthcare is a profession characterized by high
intensity in all its activities. All employees working in public and non-public
medical facilities (hereinafter referred to as “health workers”) must examine,
provide treatment, take care of patients, and engage in treating infectious
diseases personally and thus are vulnerable to infectious diseases and, as of
late, the COVID-19. Health workers may come into contact with risks to
occupational safety and hygiene (hereinafter referred to as “OSH”), infection,
injuries, and even death while engaging in COVID-19 control. Risks to OSH
include (i) COVID-19 infection; (ii) dermatitis and heat stress caused by
wearing personal protective equipment (PPE) for too long in hot weather; (iii)
increased frequency of contact with disinfectants; (iv) prolonged tiredness;
(v) assault and discrimination; (vi) mental stress; (vii) musculoskeletal pain;
(viii) insufficient or inadequate hygiene or benefit conditions. In order to reduce risks to OSH and protect health
and safety of health workers, comprehensive solutions regarding infection
control and OSH, health workers management, mental health support, and
psychological support for health workers must be implemented in a synchronous
manner. Failure to adopt OSH solutions will lead to a rise in the rate of
work-related diseases and resignation of health workers, a reduction in working
capacity, and a reduction in patient care quality. On February 2, 2021, World Health Organization and
International Labor Organization promulgated the Provisional guidelines titled:
“Occupational safety and health for health workers”. Currently, most countries
worldwide have not developed OSH guidelines for health workers engaging in
COVID-19 control. Therefore, the development of Occupational safety and hygiene
guidelines for health workers engaging in COVID-19 control appropriate to
Vietnam's situations and conditions is crucial so as to protect health and
safety of health workers. The Guidelines aim to provide necessary information
on OSH measures, and professional health care activities for health workers
during COVID-19. These Guidelines are to be utilized by employers, managers of
medical facilities, health workers, individuals engaging in OSH operation, and
individuals engaging in infection control in public and non-public medical
facilities in order to reduce the risk of OSH and protect health of workers
engaging in COVID-19 control. II. OBJECTIVES Provide guidelines on OSH measures in order to
reduce the risk to health of health workers working in public and non-public
medical facilities during COVID-19 control. III. SCOPE AND REGULATED
ENTITIES 1. Scope: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. Regulated entities: - Employers/managers of medical facilities,
individuals engaging in OSH affairs, and individuals engaging in disinfection
affair. - All employees working in public and non-public
medical facilities (hereinafter referred to as “health workers”) and doing
tasks relating to COVID-19 control where risks to OSH are present. These health
workers shall be grouped based on COVID-19 control as follows: + Group 1 - Conducting community epidemiology
investigation: consists of health workers who trace infected cases of
SARS-CoV-2 (hereinafter referred to as “infected cases”) and suspected cases of
SARS-CoV-2 (hereinafter referred to as “suspected cases”) in community. + Group 2 - Sampling and conducting rapid test in
community: consists of health workers who collect samples from infected and suspected
cases and/or conduct on-site rapid test in sampling areas of medical
facilities, concentrated isolation, aboard mobile testing units, in
community/people’s houses, etc. + Group 3 - Conducting tests: consists of health
workers working in laboratories, department of microbial sciences, laboratory
department, and conduct tests on all specimens (including specimens from upper
and lower respiratory tracts, blood specimens, serum, etc.) of infected or
suspected cases in public and non-public medical facilities. + Group 4 - Personally providing treatment, caring,
serving, transporting COVID-19 patients, and transporting, handling, shrouding,
and conducting forensic examination on corpses of infected and suspected cases.
+ Group 5 - Working in regular medical examination
and treatment; screening examination, consultation sections; concentrated
isolation; transportation of suspected cases. + Group 6 - Working in mobile medical stations of
communes/wards/townlets (hereinafter referred to as “mobile medical stations”):
consists of health workers responsible for managing and monitoring COVID-19
cases at home and in community; conducting COVID-19 tests; vaccinating against
COVID-19; disseminating information regarding COVID-19; examining, treating,
and dispensing medicine for patients with other diseases. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 In these Guidelines, the following terms are
construed as follows: - “occupational risk factor” refers to a factor
that occurs in the performance of a task or an affair relating to COVID-19
control and potentially affects health of health workers. - “potential OSH hazards in COVID-19 control”
refers to the ability to inflict diseases and/or injuries as a result of making
contact with occupational risk factor at workplace during the performance of
COVID-19 control. - “level of SARS-CoV-2 infection risk” shall
conform to applicable regulations of Ministry of Health. + Very high infection risk: Making direct contact
with an infected case subject to invasive ventilation, an invasive procedure,
or an aerosol-generating procedure; working in corpse handling, shrouding area;
conducting forensic examination of a corpse of an infected or suspected case. + High infection risk: Making direct contact with
an infected case not subject to invasive ventilation, an invasive procedure,
and an aerosol-generating procedure; making direct contact with a respiratory
tract specimen serving COVID-19 testing. + Moderate infection risk: Potentially making
direct contact with an infected or suspected case. + Low risk infection: Not making direct
contact with any infected and suspected cases. - “other potential OSH risks in COVID-19 control”
consist of: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 + High risk: making frequent contact with an
occupational risk factor and potentially suffering from serious health
consequences. + Moderate risk: making infrequent contact with an
occupational risk factor and potentially suffering from health consequences. + Low risk: rarely making contact with an
occupational risk factor and suffering from mild health consequences. V. POTENTIAL OSH HAZARDS IN
COVID-19 CONTROL FOR HEALTH WORKERS 1. Primary potential OSH hazards in COVID-19
control - SARS-CoV-2 infection during work; - Dermatitis caused by wearing PPE for too long
under hot weather. - Heat stress caused by wearing PPE for too long
under hot weather. - Contact with disinfectants due to increased frequency
of use; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Assault, discrimination, or harassment at
workplace. - Psychological health disorder (depression,
anxiety, emotionally tense, job burnout, etc.) caused by mental strain. - Musculoskeletal fatigue caused by lifting,
transporting, taking care of patients, and heavy objects while engaging in
COVID-19 control. - Inadequate or insufficient hygiene and benefit infrastructure.
2. Summary of potential OSH hazards in COVID-19
based on grouping of health workers No. Health worker group SARS- CoV-2 infection Dermatitis risk ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Disinfectant contact risk Tiredness risk Assault, harassment Psychological health disorder risk Musculoskeletal tiredness or pain risk Inadequate or insufficient hygiene and benefit
infrastructure 1. Group 1 -
Conducting community epidemiology investigation ++ ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 ++++ ++ ++++ ++++ ++++ +++ ++++ 2. Group 2 - Sampling
and conducting rapid test in community ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 ++++ ++++ ++ ++++ ++++ ++++ +++ ++++ 3. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 +++ ++++ + ++++ ++++ + ++++ +++ ++ ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Group 4 -
Personally providing treatment, caring, serving, transporting COVID-19
patients ++++ ++++ +++ ++++ ++++ +++ ++++ ++++ ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 5. Group 5 -
Working in regular medical examination and treatment; screening examination,
consultation sections; concentrated isolation; transportation of suspected
cases. ++ ++++ +++ ++++ ++++ ++++ ++++ ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 +++ 6. Group 6 -
Mobile medical stations +++ ++++ ++++ ++ ++++ ++++ ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 +++ ++++ Note: Very high risk: (++++); High
risk (+++); Moderate risk: (++); Low risk: (+) VI. OCCUPATIONAL SAFETY AND
HEALTH MEASURES FOR HEALTH WORKERS ENGAGING IN COVID-19 CONTROL 1. General measures: In order to ensure professional safety and health
for health workers in COVID-19 control, in addition to measures specific to
risk hazards, medical facilities must implement the following general
preventive measures: 1.1. Develop and implement OSH program integrated
with SARS-CoV-2 infection control and prevention program at medical facilities.
Assign specific tasks and responsibilities to enable implementation. Develop
regulations regarding OSH during COVID-19 control in order to ensure safe
working conditions, health, and infection prevention for health workers.
Mandate employees to comply with professional procedures, techniques, and safe
operation in order to minimize OSH risks in COVID-19 control and highlight:
washing hands by standards procedures; keeping respiratory tract clean;
cleaning working environment, and treating medical waste; properly and safely
lifting patients, heavy objects. Allow employees to stay at home if they are
suspected of COVID-19 infection with symptoms such as fever, coughing,
difficulty breathing, etc.; 1.2. Organize reasonable work in order to minimize
OSH risk in COVID-19 control, including: - Arrange remote work, provision of remote
healthcare services; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Arrange separate areas to isolate COVID-19
patients; utilize curtains and partitions for small spaces; utilize sampling
rooms; utilize protective partitions made from transparent plastic, etc. - Adequately and conveniently arrange hygiene and
benefit infrastructures for health workers. Equip faucets with running clean
water and soap or hand washing liquid at every patient care location, PPE donning/doffing
area, hygiene area, waste treatment location, etc. ‘touchless’ hygiene systems
are recommended at hygiene and benefit quarters. - Research, design, and alter ventilation system
accordingly: Install specialized sound pressure ventilation system in treatment
area of COVID-19 patients, areas where aerosol-generating procedures are
performed, and in rooms where post-mortem examination is conducted in the
morgue; Install high-efficiency particulate absorbing filter in COVID-19
treatment facilities. Maximize natural ventilation by opening doors and
windows. - Utilize robots to transport medicine, food, and
to disinfect, etc. - Reduce working hours, increase break time for
health workers who are properly donning PPE and working in hot environment;
relieve stress and tiredness of health workers by rotating working shifts, and
rotating health workers from more-intense positions to less-intense positions,
etc. 1.3. Identify risk factors, assess OSH risk factors
in COVID-19 control. Monitor risk factors in accordance with the Law on
Occupational Safety and Hygiene. 1.4. Organize training for health workers regarding
SARS-CoV-2 infection prevention and control; use of household and medical
disinfectants; psychological health; prevention of abuse, discrimination,
tiredness, mental strain, musculoskeletal pain or fatigue, and diseases caused
by heat stress; donning, doffing, cleaning, storing, and disposing PPE properly
and safely, etc. 1.5. Adequately and sufficiently equip health
workers with PPE in order to prevent and control SARS-CoV-2 infection in
accordance with Decision No. 4159/QD-BYT dated August 28, 2021, applicable
regulations of Ministry of Health, and prevent harmful effects of disinfectants
according to chemical safety guidelines of manufacturers. PPE must: Be selected
based on risk factors to health workers. Be properly equipped and replenished
periodically, if any. Be regularly inspected, maintained, and replaced if
necessary. Be donned, doffed, cleaned, stored, discarded and disposed properly
and safely. Be segregated and treated as hazardous waste after being doffed in
order to prevent infection for themselves, others, and prevent environmental
pollution. 1.6. Assign health workers with sufficient health
according to regulations of Ministry of Health to engage in COVID-19 control.
Screen and test SARS-CoV-2 for health workers according to regulations of
Ministry of Health. Vaccinate health workers prior to assigning them to
COVID-19 control and prevent other infectious occupational diseases such as
hepatitis B., occupational tuberculosis, etc. Organize periodic health
examination and screening for occupational diseases for health workers as per
applicable laws, especially health workers with high risk of exposure to
SARS-CoV-2 and other occupational risks. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1.8. Adequately implement policies on labor
protection for health workers engaging in COVID-19 control as per applicable
laws (policies regarding occupational accidents, occupational diseases; working
hours, resting hours; allowances for toxic and hazardous working environment;
epidemic control allowances; perquisites for arduous, toxic, and dangerous jobs
and extremely arduous, toxic, and dangerous jobs; equipping of PPE, etc.). 1.9. Regularly update, disseminate, and popularize
guidelines regarding OSH in COVID-19 control, SARS-CoV-2 infection prevention
and control of Ministry of Health and the National Steering Committee for
COVID-19 control. 1.10 Promote activities which serve to improve
health of health workers at workplace (nutrition, sports, healthy lifestyle,
etc.). 2. Preventive measures specific to risks. In addition to general preventive measures,
preventive measures specific to potential OSH hazards for 6 groups of health
workers engaging in COVID-19 control are described in details under Appendix
1. VII. ORGANIZATION FOR
IMPLEMENTATION 1. Employers/Heads of medical facilities shall: a) produce plans, assign personnel and funding in
order to organize implementation hereof; b) adopt necessary preventive and protective
measures in order to reduce potential OSH hazards for health workers engaging
in COVID-19; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 d) submit reports on implementation result if
requested. 2. Health workers in medical facilities shall: a) strictly comply with regulations, rules,
procedures, and requirements regarding general OSH and OSH in COVID-19 issued
by employers or the authorities related to the assigned affairs and tasks. b) comply with regulations and law, obtain
knowledge and skills regarding OSH measures at workplace and in during COVID-19
control; use and preserve issued PPE, OSH equipment at workplace during the
performance of assigned tasks and affairs. c) prevent any direct risk to OSH, violation to OSH
regulations at workplace and during COVID-19 control; promptly report to
competent individuals upon discovering any potential OSH hazard at workplace
and during COVID-19 control or potential occupational incidents, accidents, or
diseases. d) participate in all training courses regarding
OSH in COVID-19 control organized by the employers; e) Conduct self-assessment regarding implementation
of OSH measures in COVID-19 control in accordance with Appendix 3.
Quyết định 838/QĐ-BYT ngày 05/04/2022 hướng dẫn An toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
11.584
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|