Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 663/QĐ-UBND 2018 phê duyệt Kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Vĩnh Long

Số hiệu: 663/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Lữ Quang Ngời
Ngày ban hành: 05/04/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 663/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 05 tháng 4 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2018

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Quyết định 971/QĐ-TTg, ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg;

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg, ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT- BCT-BTTTT, ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH, ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 2265/QĐ-UBND, ngày 22/10/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Quyết định số 1128/QĐ-UBND, ngày 18/7/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-UBND, ngày 04/02/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt danh mục ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá độ tuổi lao động và Quyết định số 1186/QĐ-UBND, ngày 15/7/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc bổ sung Quyết định số 315/QĐ-UBND;

Căn cứ Quyết định số 2298/QĐ-UBND, ngày 29/9/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc quy định thời gian đào tạo và định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng áp dụng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nghề cho người khuyết tật theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét Tờ trình số 63/TTr-BCĐ, ngày 26/3/2018 của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long về đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018.

(Kèm theo Kế hoạch số 28/KHDN-BCĐ, ngày 23/3/2018 của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch trên.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nêu tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lữ Quang Ngời

 

UBND TỈNH VĨNH LONG
BCĐ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1965
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/KHDN-BCĐ

Vĩnh Long, ngày 23 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2018

Căn cứ Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ Công văn số 1820/BNN-KTHT ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018.

Căn cứ Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 26 ngày 5 tháng 2010 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về việc triển khai, thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Căn cứ Nghị quyết số 140/2010/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Căn cứ Quyết định số 2265/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Căn cứ Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phê duyệt điều chỉnh Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt danh mục ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá độ tuổi lao động.

Căn cứ Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc bổ sung Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 04/2/2013 về phê duyệt danh mục ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá độ tuổi lao động.

Căn cứ Công văn số 594/UBND-VX ngày 02 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thực hiện các quy định mới trong quá trình thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Căn cứ Quyết định số 2298/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc quy định thời gian đào tạo và định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng áp dụng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nghề cho người khuyết tật theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ Quyết định số 2402/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 của Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 tỉnh Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, cụ thể:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

a. Mục tiêu:

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh và của từng địa phương; đào tạo nguồn nhân lực để phát triển các ngành nghề thế mạnh của từng khu vực, từng mô hình điển hình và theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với hiệu quả giải quyết việc làm, tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; chú trọng đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, xuất khẩu lao động. Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện lồng ghép các hoạt động Đề án 1956 với các chương trình, đề án, dự án khác nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án; thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gắn với các hỗ trợ phát triển ngành nghề lao động; đào tạo nghề gắn với các chính sách an sinh xã hội, thực hiện các công trình phúc lợi xã hội và góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững.

b. Chỉ tiêu đào tạo:

Năm 2018, đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho 6.000 lao động nông thôn. Trong đó:

- Đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.900 lao động nông thôn (theo chỉ tiêu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện năm 2018 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long) để tự tạo việc làm tại địa phương, tại các vùng chuyên canh; Góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nghề nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá nông sản của tỉnh;

- Đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 4.100 lao động nông thôn có nhu cầu tìm thêm việc làm, chuyển đổi nghề; Đào tạo các ngành nghề truyền thống tạo nguồn nhân lực qua đào tạo nhằm phát triển mới và bảo tồn các làng nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh. Góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập phát triển kinh tế hộ, kinh tế nông thôn; tạo thuận lợi thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động và cung ứng lao động có chuyên môn kỹ thuật cho các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động.

2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã

a. Mục tiêu:

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã, phường, thị trấn theo chính sách Đề án 1956 nhằm để trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp xã; Góp phần hoàn thiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương; nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Đề án.

- Cập nhật, bổ sung các kiến thức mới, kỹ năng lãnh đạo quản lý mới trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và sự tiến bộ của khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã chuyên trách; vững vàng, tinh thông nghiệp vụ và đạt chuẩn theo quy định tại từng chức danh lãnh đạo, quản lý, từng vị trí công tác.

b. Chỉ tiêu:

Đào tạo, bồi dưỡng cho 253 lượt cán bộ, công chức xã. Trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã; Cán bộ chuyên trách cấp xã, Công chức phụ trách Địa chính - Nông nghiệp, Môi trường, Văn hoá - Xã hội, Văn phòng - Thống kê, Kế toán,…

II. Kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện các hoạt động Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn" năm 2018

1. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện Đề án năm 2018: 11.500.000.000 đồng, gồm:

+ Kinh phí CTMTQG xây dựng nông thôn mới năm 2018: 8.500.000.000 đồng;

+ Ngân sách tỉnh: 3.000.000.000 đồng.

2. Nguồn kinh phí và phương án phân bổ kinh phí:

TT

Đơn vị quản lý và triển khai thực hiện

Tổng cộng(1):

Trong đó:

Ngân sách Trung ương

Ngân sách tỉnh

 

TỔNG CỘNG:

11.500.000.000

8.500.000.000

3.000.000.000

1.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

8.620.000.000

7.000.000.000

1.620.000.000

2.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2.580.000.000

1.500.000.000

1.080.000.000

3.

Sở Nội vụ

300.000.000

 

300.000.000

3. Các hoạt động cụ thể của Đề án trong năm 2018

3.1. Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn

- Mục đích:

Nhằm nâng cao nhận thức các cấp, các ngành và người lao động trong việc học nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp cho bản thân.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 cấp huyện, thị xã, thành phố; Ban chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn và cán bộ đoàn cấp huyện, cấp xã trong việc tham gia trực tiếp trong công tác vận động, tổ chức lớp học nghề, giải quyết việc làm và duy trì việc làm cho lao động nông thôn.

Thực hiện lồng ghép các chương trình, hoạt động của Đề án với các chương trình, đề án, các hoạt động khác của các ngành nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Đề án.

- Nội dung thực hiện:

Phối hợp tổ chức tập huấn, truyền thông tuyên truyền phổ biến các chính sách của Đề án 1956 và các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, xuất khẩu lao động, chính sách giảm nghèo bền vững tại 08 huyện, thị xã, thành phố cho đối tượng cán bộ trong Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện và cấp xã.

Tổ chức tập huấn, truyền thông nâng cao năng lực cán bộ Đoàn và Đoàn viên thanh niên về quản lý và triển khai thực hiện Đề án 1956 theo Chương trình phối hợp số 05/CTPH-SLĐTBXH-TĐTN ngày 31/10/2017 giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh đoàn Vĩnh Long về việc tăng cường thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cho lực lượng đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017 - 2022.

Phối hợp cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài,…) về các hoạt động của Đề án. Tổ chức biên soạn tài liệu, in và phát hành tờ rơi tuyên truyền về chính sách của Đề án.

Tổ chức xây dựng 02 pano tuyên truyền về các chính sách của Đề án tại các xã nông thôn mới.

Tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác đào tạo nghề lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2017.

- Kinh phí: 400 triệu đồng (nguồn kinh phí CTMTQG Xây dựng nông thôn mới năm 2018).

- Đơn vị triển khai thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Đơn vị phối hợp thực hiện:

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ BCĐ thực hiện Đề án 1956 huyện, thị xã, thành phố;

+ Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

+ Các cơ quan thông tin đại chúng, báo đài.

3.2. Hoạt động 2: Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn:

- Mục đích:

Rà soát và lập quy hoạch ngành nghề đào tạo, dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động nông thôn sau học nghề.

- Nội dung thực hiện:

Tổ chức điều tra, khảo sát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện rà soát tiêu chí thống kê về lao động việc làm qua đào tạo của tỉnh theo quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg ngày 19/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Kinh phí: 200 triệu đồng (nguồn ngân sách tỉnh năm 2018 giao thực hiện Đề án 1956).

- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Đơn vị phối hợp thực hiện:

+ Chi cục Phát triển nông thôn Vĩnh Long;

+ BCĐ thực hiện Đề án 1956 huyện, thị xã, thành phố;

+ Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long.

3.3. Hoạt động 3: Thí điểm mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Mục đích:

Rà soát, khảo sát và xây dựng mô hình đào tạo nghề Xây dựng dân dụng cho lao động nông thôn, gắn công tác đào tạo nghề với thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình có điều kiện khó khăn ở khu vực nông thôn và các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương. Góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

- Nội dung thực hiện:

Phối hợp Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp tổ chức lớp đào tạo nghề Xây dựng dân dụng theo đơn đặt hàng đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Tận dụng nguyên vật liệu, vật tư thực hành nghề để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình có điều kiện khó khăn ở khu vực nông thôn và các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương.

- Kinh phí: 728,4 triệu đồng (bao gồm: Kinh phí CTMTQG Xây dựng nông thôn mới 2018: 496,4 triệu đồng, ngân sách tỉnh: 232 triệu đồng).

- Đơn vị triển khai thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Đơn vị phối hợp:

+ BCĐ thực hiện Đề án huyện, thị xã, thành phố;

+ Các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

+ Các doanh nghiệp, công ty xây dựng,...

3.4. Hoạt động 4: Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề:

- Đầu tư mua sắm bổ sung thiết bị đào tạo nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động.

- Kinh phí thực hiện: 2.000 triệu đồng (dự kiến thực hiện từ nguồn kinh phí CTMTQG Nông thôn mới năm 2018).

- Đơn vị chủ trì, quản lý và lập dự án đầu tư: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Đơn vị thụ hưởng dự án đầu tư: các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

3.5. Hoạt động 5: Phát triển chương trình, giáo trình

Giao các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo khác có tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện:

- Tự tổ chức xây dựng, biên soạn lại chương trình đào tạo các ngành nghề tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định tại Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; đồng thời thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo thường xuyên.

- Điều chỉnh thời gian đào tạo theo quy định tại Quyết định số 2298/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc quy định thời gian đào tạo và định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng áp dụng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nghề cho người khuyết tật theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đơn vị hướng dẫn thực hiện:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long hướng dẫn các cơ sở đào tạo chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp.

Chi cục Phát triển nông thôn Vĩnh Long phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các cơ sở đào tạo chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình đào tạo các ngành nghề nông nghiệp.

3.6. Hoạt động 6: Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

- Mục đích:

Tiếp tục thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá giáo viên và người dạy nghề cho lao động nông thôn về nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy học, kỹ năng nghề, phương pháp giảng dạy mới,…

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng mới nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy học cho đội ngũ người dạy nghề cho lao động nông thôn để bổ sung giáo viên thỉnh giảng cho các cơ sở đào tạo.

Tổ chức tập huấn đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp tại các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố và cán bộ quản lý của các cơ sở đào tạo. Góp phần nâng cao hiệu quả triển khai các hoạt động của Đề án.

- Nội dung thực hiện:

Phối kết hợp với Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long và các cơ sở khác tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho lực lượng người dạy nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nâng cao kỹ năng nghề,...

Phối hợp Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và triển khai thực hiện Đề án cấp cơ sở;

Tổ chức khoá huấn luyện kiến thức khởi sự doanh nghiệp, các kiến thức bổ trợ như: an toàn lao động, pháp luật lao động, tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,... theo quy định tại Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

Rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và văn bản quy định mới trong triển khai thực hiện Đề án, cụ thể hoá nội dung và tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn cho cán bộ quản lý.

- Kinh phí: 400 triệu đồng (kinh phí CTMTQG Nông thôn mới năm 2018).

- Đơn vị triển khai thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3.7. Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

a. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018:

STT

Ngành nghề đào tạo

Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tổng cộng

LĐNT trong độ tuổi lao động

LĐNT quá độ tuổi lao động

Cộng:

Trong đó: dự kiến đối tượng được hỗ trợ tiền ăn

Cộng:

Trong đó: dự kiến đối tượng được hỗ trợ tiền ăn

A

B

1=2+4

2

3

4

5

I.

Đào tạo nghề nông nghiệp

1.900

1.620

69

280

24

1

Sơ cấp nghề

 

 

 

 

 

2

Đào tạo nghề dưới 3 tháng

1.900

1.620

69

280

24

II.

Đào tạo nghề phi nông nghiệp

4.100

3.890

307

210

33

1

Sơ cấp nghề

1.160

1.160

118

 

 

2

Đào tạo nghề dưới 3 tháng

2.940

2.730

189

210

33

 

Tổng cộng:

6.000

5.510

376

490

57

* Chỉ tiêu cụ thể:

+ Thành phố Vĩnh Long: 500 người;

+ Huyện Long Hồ: 1.200 người;

+ Huyện Mang Thít: 900 người;

+ Huyện Vũng Liêm: 800 người;

+ Huyện Tam Bình: 900 người;

+ Huyện Trà Ôn: 800 người;

+ Thị xã Bình Minh: 600 người;

+ Huyện Bình Tân: 300 người.

- Ngành nghề đào tạo:

+ Đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh, cung ứng lao động có chuyên môn kỹ thuật cho thị trường lao động, góp phần tạo việc làm, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động; thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương.

+ Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo hình thức truyền nghề, phổ biến kiến thức, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng; giới thiệu, phổ biến các giống vật nuôi, cây trồng mới có hiệu quả, năng suất cao; các loại nông dược, phân bón và kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, nguồn nước; Hướng dẫn cách xây dựng các mô hình nông nghiệp, mở rộng quy mô canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng theo quy mô hộ gia đình; hướng dẫn kỹ thuật sơ chế, bảo quản nông sản và tiêu thụ hàng hoá. Góp phần nâng cao chất lượng nông sản và năng suất canh tác, cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

- Đơn vị quản lý:

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn - đơn vị được ủy quyền triển khai thực hiện);

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

+ Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long;

+ Trường Cao đẳng nghề số 9;

+ Trường Cao đẳng cộng đồng Vĩnh Long;

+ Trường Cao đẳng kinh tế tài chính Vĩnh Long;

+ Trường Trung cấp Y tế Vĩnh Long;

+ 08 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, thị xã, thành phố;

+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Long;

+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp thẩm mỹ Nguyên My Vĩnh Long;

+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Tân Quới;

+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Nguyên Phong;

+ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long;

+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Long;

+ Trường Văn hoá nghệ thuật Vĩnh Long;

+ Doanh nghiệp tư nhân dạy nghề Vy Phan.

- Cơ sở đào tạo nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn:

+ Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long;

+ Trung tâm Giống nông nghiệp Vĩnh Long;

+ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Vĩnh Long;

+ Chi cục Thủy sản Vĩnh Long;

+ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long.

Ngoài ra, đối với trường hợp một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo khác và doanh nghiệp khi có đủ điều kiện hoạt động đào tạo và đủ năng lực giải quyết việc làm, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn sẽ được mời tham gia thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Đề án.

b. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể:

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

+ Bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã;

+ Bồi dưỡng Quản lý nhà nước về kinh tế cho cán bộ chuyên trách cấp xã;

- Chỉ tiêu và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:

STT

Đối tượng

Số CBCC dự kiến đào tạo

1

Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã

80

2

Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND xã

80

3

Cán bộ chuyên trách cấp xã

93

 

Tổng cộng:

253

- Đơn vị quản lý và triển khai thực hiện: Sở Nội vụ.

c. Kinh phí thực hiện:

TT

Đơn vị quản lý, triển khai thực hiện

Tổng cộng:

Trong đó:

Ngân sách Trung ương

Ngân sách tỉnh

1

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

4.758.740.000

3.653.600.000

1.105.140.000

2

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2.544.650.000

1.473.400.000

1.071.250.000

3

Sở Nội vụ

300.000.000

 

300.000.000

 

Tổng cộng:

7.603.390.000

5.127.000.000

2.476.390.000

3.8. Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án

- Mục đích:

Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành và triển khai thực hiện các hoạt động Đề án các cấp đảm bảo các chính sách hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm, tạo việc làm được thực hiện đồng bộ, đúng mục tiêu Kế hoạch đã đề ra. Trong đó:

+ Chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nông thôn học nghề như: chính sách về hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho các đối tượng chính sách theo quy định của Đề án.

+ Kiểm tra, giám sát công tác tổ chức lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đảm bảo được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp; Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo thường xuyên và theo Hướng dẫn liên ngành số 03/HDLN-SLĐTBXH-STC-KBNN, ngày 06/6/2011 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội , Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước Vĩnh Long về việc Đào tạo nghề trình độ Sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

+ Đánh giá hiệu quả giải quyết việc làm và mức thu nhập của lao động nông thôn sau học nghề. Giám sát công tác quản lý, duy trì việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo.

- Nội dung thực hiện:

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án trên địa bàn tỉnh; kiểm tra công tác phối hợp mở lớp, tổ chức đào tạo nghề và hướng dẫn tạo việc làm, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn;

Tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai kế hoạch năm 2018; tổ chức Hội nghị sơ kết 08 năm kết quả triển khai thực hiện Đề án theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo trung ương về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Giao khoán nhiệm vụ kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức lớp đào tạo nghề, giải quyết việc làm và duy trì việc làm cho lao động nông thôn tại các địa phương.

- Kinh phí: 168.210.000 đồng, gồm:

TT

Đơn vị quản lý, triển khai thực hiện

Tổng cộng:

Trong đó:

Ngân sách Trung ương

Ngân sách tỉnh

1

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

132.860.000

50.000.000

82.860.000

2

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

35.350.000

26.600.000

8.750.000

 

Tổng cộng:

168.210.000

76.600.000

91.610.000

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 đạt hiệu quả cao, đề nghị các Sở ban ngành là thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 cấp huyện, thị xã, thành phố và Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp xã, phường, thị trấn tổ chức quán triệt Kế hoạch này đến các cán bộ chủ chốt để triển khai thực hiện; tổ chức thực hiện lồng ghép vào các hoạt động chuyên môn, chuyên ngành thuộc chức trách nhiệm vụ và phạm vi của ngành phụ trách. Trong đó:

1. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956)

Là đơn vị chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 huyện, thị, thành phố và các Sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể của Kế hoạch đào tạo nghề:

- Quản lý kinh phí thực hiện Đề án; Phối hợp triển khai các hoạt động cụ thể như:

+ Tổ chức truyền thông, tuyên truyền các chính sách Đề án; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ cán bộ trong Ban chỉ đạo thực hiện Đề án các cấp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý;

+ Tổ chức khảo sát, rà soát nhu cầu học nghề và việc làm của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ,… lập quy hoạch ngành nghề đào tạo và dự báo nhu cầu đào tạo cung ứng lao động có chuyên môn kỹ thuật cho thị trường lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động.

+ Hướng dẫn và triển khai tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; đào tạo nghề theo các mô hình phi nông nghiệp điển hình, có hiệu quả cao trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

- Hướng dẫn các cơ sở đào tạo thực hiện chỉnh sửa, biên soạn lại các chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy áp dụng trong đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn theo yêu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của doanh nghiệp, chú trọng cập nhật, bổ sung và biên soạn mới các chương trình, giáo trình đào tạo các ngành nghề mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp có hiệu quả giải quyết việc làm cao và thu nhập ổn định.

- Phối kết hợp tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án; phối hợp kiểm tra, giám sát việc mở lớp đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo; giám sát công tác giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động sau đào tạo và công tác quản lý, duy trì việc làm cho lao động nông thôn tại địa phương.

- Định kỳ phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 các huyện, thị, thành phố tổng hợp kết quả thực hiện đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và báo cáo kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các Sở ban ngành và Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 các huyện, thị, thành phố triển khai các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, cụ thể:

- Quản lý kinh phí thực hiện Đề án;

- Phối hợp hướng dẫn các cơ sở đào tạo thực hiện chỉnh sửa, biên soạn lại các chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy áp dụng trong đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, hướng dẫn xây dựng mới các chương trình, giáo trình đào tạo các ngành nghề mới trong lĩnh vực nông nghiệp có hiệu quả giải quyết việc làm cao và thu nhập ổn định;

- Triển khai các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo kế hoạch được duyệt.

- Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện mở lớp đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo; giám sát việc hướng dẫn tạo việc làm, xây dựng kinh tế hộ gia đình nông thôn cho lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo.

- Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp và phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng báo cáo chung về kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh theo các nội dung thực hiện.

3. Trách nhiệm của Sở Nội vụ:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; lựa chọn các cơ sở giáo dục, đào tạo có đủ điều kiện theo quy định tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trên địa bàn tỉnh theo quy định;

- Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án tại các địa phương;

- Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án.

4. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 cấp huyện, thành phố (Thường trực là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố)

- Quán triệt kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 đến các ban, ngành, đoàn thể và Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp xã, phường, thị trấn. Phối hợp triển khai các hoạt động cụ thể trong việc thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Tăng cường chỉ đạo, điều hành và phối kết hợp kiểm tra giám sát việc mở các lớp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn do các cơ sở đào tạo tổ chức trên địa bàn quản lý.

- Tổ chức phân tích, đánh giá hiệu quả của các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo chính sách Đề án.

- Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh tình hình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn phụ trách.

5. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án xã, phường, thị trấn

- Quán triệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 đến từng đoàn thể, địa phương; đảm bảo việc đào tạo các ngành nghề cho lao động nông thôn được gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của từng địa phương.

- Phổ biến chính sách hỗ trợ học nghề và tạo việc làm, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn; cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các thông tin về nghề đào tạo, điều kiện của nghề học, địa chỉ nơi làm việc sau khi học; cơ sở đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn để người lao động nông thôn biết, tự lựa chọn nghề học phù hợp;

- Thống kê số lao động nông thôn có nhu cầu thực tế cần học nghề trên địa bàn xã; nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; tuyên truyền, tư vấn cho lao động nông thôn lựa chọn nghề học phù hợp; đề xuất danh mục nghề đào tạo, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn.

- Xác nhận vào đơn xin học nghề của người lao động nông thôn trong xã về đối tượng theo quy định và các điều kiện để làm việc theo nghề đăng ký học; Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ phụ trách trong công tác phối hợp vận động, chiêu sinh học nghề, tổ chức lớp học và hướng dẫn tạo việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau học nghề.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã; Lập danh sách theo dõi, thống kê số người đã học nghề, số người có việc làm theo từng hình thức, số hộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, số người chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề trên địa bàn xã;

- Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh tình hình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn phụ trách.

6. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo có tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm triển khai các hoạt động cụ thể về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch đã được phê duyệt và theo các quy định hiện hành của Trung ương, của tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tại địa phương, các doanh nghiệp thực hiện vận động, chiêu sinh học nghề, tổ chức đào tạo theo chương trình, giáo trình đã đăng ký, đảm bảo dạy đúng nội dung, đủ thời lượng chương trình quy định; tổ chức thực hành nghề gắn liền với các điều kiện lao động sản xuất thực tế của ngành nghề. Tổ chức thi kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng chứng chỉ nghề theo quy định.

- Phối hợp Tổ triển khai thực hiện Đề án cấp xã, các đoàn thể, các doanh nghiệp, hợp tác xã,... tổ chức hướng dẫn tạo việc làm, giải quyết việc làm, bao tiêu sản phẩm cho lao động nông thôn sau học nghề. Đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm từ 70 - 80% trở lên.

- Chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; Chịu trách nhiệm về các nội dung chi kinh phí tổ chức lớp học nghề, cấp tiền ăn, tiền đi lại cho các học viên thuộc các đối tượng được hỗ trợ quy định và quyết toán kinh phí các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo các nội dung thực hiện.

7. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã phối hợp đào tạo nghề

- Tổ chức rà soát nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề, phối kết hợp với Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp xã, phường, thị trấn và các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn tổ chức tuyên truyền, vận động lao động nông thôn học nghề. Trong quá trình thực hiện cần thông tin cụ thể đến người học về các chính sách học nghề, cơ hội và hình thức việc làm, mức thu nhập bình quân và các chế độ chính sách khác,…

- Tham gia cùng với các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện biên soạn, chỉnh sửa chương trình, giáo trình đào tạo theo yêu cầu thực tế công việc cần đào tạo tay nghề cho người lao động để có thể tham gia tốt vào quá trình lao động sản xuất tại đơn vị.

- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo về một số điều kiện mở lớp học nghề như: cung cấp thiết bị thực hành nghề, vật tư thực hành, bố trí kỹ thuật viên tham gia giảng dạy, kèm cặp nghề. Đối với trường hợp đào tạo nghề trong điều kiện sản xuất thực tế, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc bố trí phòng học lý thuyết, xưởng sản xuất và thiết bị thực hành nghề; ngoài chế độ chính sách cho người học theo quy định của Đề án 1956, các doanh nghiệp cần thực hiện các quy định về tiền lương, tiền công và các chế độ chính sách khác cho người học nghề trong thời gian tham dự khoá đào tạo nghề.

- Tham gia trực tiếp với các cơ sở đào tạo thực hiện đúng quy trình kiểm tra, đánh giá; tham gia Hội đồng thi, xét công nhận tốt nghiệp do các cơ sở đào tạo tổ chức.

- Chịu trách nhiệm tuyển dụng lao động đủ điều kiện tốt nghiệp khoá học nghề vào làm việc tại đơn vị theo quy định hiện hành về pháp luật lao động; chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm cho người lao động sau học nghề, đảm bảo công việc làm cho người lao động tại địa phương. Đảm bảo giải quyết việc làm, tạo việc làm theo các hình thức khác nhau cho lao động sau học nghề.

Trên đây là kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Trong quá trình triển khai thực hiện, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chủ động triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động nông thôn; Thực hiện điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo (kể cả các ngành nghề mới không nằm trong danh mục kèm theo Kế hoạch này); Tổ chức thẩm định và giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo nghề khác đủ điều kiện hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn để tổ chức thực hiện,… cho phù hợp với tình hình triển khai thực hiện thực tế để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đề ra./.

 

 

T/M BCĐ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1956
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN





GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Trần Văn Khái

 

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Kế hoạch đào tạo nghề số 28/KHDN-BCĐ ngày 23/3/2018 của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 tỉnh Vĩnh Long)

TT

Danh mục các hoạt động dự án

Kinh phí thực hiện

Tổng cộng:

Trong đó, dự kiến phân theo nguồn kinh phí:

Ngân sách Trung ương

Ngân sách tỉnh

 

TỔNG CỘNG:

11.500.000.000

8.500.000.000

3.000.000.000

I.

Kinh phí do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và triển khai thực hiện

8.620.000.000

7.000.000.000

1.620.000.000

1.

Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn

400.000.000

400.000.000

0

1.1

Tổ chức tập huấn, truyền thông tại các huyện, thị xã, thành phố về các chính sách của Đề án

120.000.000

120.000.000

 

1.2

Tổ chức tập huấn, truyền thông nâng cao năng lực cán bộ Đoàn và Đoàn viên thanh niên về quản lý và triển khai thực hiện Đề án

74.000.000

74.000.000

 

1.3

In ấn tài liệu, tờ rơi tuyên truyền

40.000.000

40.000.000

 

1.4

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

40.000.000

40.000.000

 

1.5

Thực hiện lắp đặt 02 bảng Pano tuyên truyền về Đề án, in ấn (thay bạc) và bảo trì các bảng Pano đã lắp đặt các năm trước

80.000.000

80.000.000

 

1.6

Tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác đào tạo nghề lao động nông thôn

46.000.000

46.000.000

 

2.

Hoạt động 2: Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn

200.000.000

0

200.000.000

 

Tổ chức khảo sát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn

200.000.000

 

200.000.000

3.

Hoạt động 3: Thí điểm mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn

728.400.000

496.400.000

232.000.000

 

Đào tạo nghề Xây dựng dân dụng gắn với hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình có điều kiện khó khăn ở khu vực nông thôn

728.400.000

496.400.000

232.000.000

4.

Hoạt động 4: Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề

2.000.000.000

2.000.000.000

0

 

Đầu tư mua sắm bổ sung thiết bị đào tạo nghề

2.000.000.000

2.000.000.000

 

5.

Hoạt động 5: Phát triển Chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề

-

-

-

6.

Hoạt động 6: Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

400.000.000

400.000.000

 

6.1

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề và người dạy nghề cho lao động nông thôn về nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy học, kỹ năng nghề, phương pháp giảng dạy mới,…

200.000.000

200.000.000

 

6.2

Tổ chức các khoá tập huấn về nghiệp vụ quản lý và triển khai thực hiện Đề án, kiến thức khởi sự doanh nghiệp và các chuyên đề bổ trợ khác cho cán bộ quản lý và giáo viên

200.000.000

200.000.000

 

7.

Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

4.758.740.000

3.653.600.000

1.105.140.000

 

Tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn theo đơn đặt hàng, thí điểm các mô hình học nghề,...

4.758.740.000

3.653.600.000

1.105.140.000

8.

Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án

132.860.000

50.000.000

82.860.000

8.1

Tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết; tổ chức tập huấn triển khai kế hoạch, nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn

20.000.000

20.000.000

 

8.2

Tổ chức kiểm tra, giám sát dạy nghề cho lao động nông thôn; công tác phí tham dự Hội nghị, tập huấn do BCĐ Trung ương tổ chức và triệu tập

100.000.000

20.000.000

80.000.000

8.3

Các chi phí khác phục vụ công tác quản lý (Văn phòng phẩm, photo tài liệu,...)

12.860.000

10.000.000

2.860.000

II.

Kinh phí do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và triển khai thực hiện

2.580.000.000

1.500.000.000

1.080.000.000

1.

Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

2.544.650.000

1.473.400.000

1.071.250.000

 

Tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, thí điểm các mô hình học nghề,...

2.544.650.000

1.473.400.000

1.071.250.000

2.

Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án

35.350.000

26.600.000

8.750.000

2.1

Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

18.750.000

10.000.000

8.750.000

2.2

Tổ chức Hội nghị tổng kết; tổ chức tập huấn triển khai kế hoạch, nhiệm vụ dạy nghề

10.000.000

10.000.000

 

2.3

Các chi phí khác phục vụ công tác quản lý (Văn phòng phẩm, photo tài liệu,...)

6.600.000

6.600.000

 

III.

Kinh phí do Sở Nội vụ quản lý và triển khai thực hiện

300.000.000

 

300.000.000

 

Hoạt động 7: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã

300.000.000

 

 

 

PHỤ LỤC II

CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Kế hoạch đào tạo nghề số 28/KHDN-BCĐ ngày 23/3/2018 của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 tỉnh Vĩnh Long)

STT

Ngành nghề đào tạo

Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tổng cộng

LĐNT trong độ tuổi lao động

LĐNT quá độ tuổi lao động

Cộng:

Trong đó: dự kiến đối tượng được hỗ trợ tiền ăn

Cộng:

Trong đó: dự kiến đối tượng được hỗ trợ tiền ăn

A

B

1=2+4

2

3

4

5

I.

Đào tạo nghề nông nghiệp

1.900

1.620

69

280

24

 

Đào tạo nghề dưới 3 tháng

 

 

 

 

 

1

Kỹ thuật đa canh tổng hợp VAC

150

120

8

30

2

2

Trồng cây có múi

130

100

6

30

2

3

Kỹ thuật trồng cây ăn quả

120

100

4

20

2

4

Chăm sóc cây kiểng

60

50

3

10

2

5

Nhân giống lúa

60

60

5

 

 

6

Kỹ thuật chăn nuôi

110

100

4

10

2

7

Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm

180

150

4

30

2

8

Kỹ thuật chăn nuôi gia súc

180

150

5

30

2

9

Kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc

180

150

6

30

2

10

Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

180

150

5

30

2

11

Kỹ thuật nông nghiệp

130

120

5

10

2

12

Kỹ thuật trồng trọt

110

100

4

10

1

13

Trồng cây lương thực thực phẩm

200

170

5

30

2

14

Sinh vật cảnh

110

100

5

10

1

II.

Đào tạo nghề phi nông nghiệp

4.100

3.890

307

210

33

1.

Sơ cấp nghề

1.160

1.160

118

0

0

1

Xây dựng dân dụng

200

200

40

 

 

2

Hàn

60

60

5

 

 

3

Cắt gọt kim loại

40

40

4

 

 

4

Bảo trì, sửa chữa máy gặt đập liên hợp

20

20

2

 

 

5

Kỹ thuật máy nông nghiệp (sửa chữa máy phun thuốc BVTV)

20

20

2

 

 

6

Lắp ráp, cài đặt máy tính

40

40

3

 

 

7

Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm Photoshop trong xử lý hình ảnh)

40

40

3

 

 

8

Ghi dựng đĩa, băng từ

40

40

2

 

 

9

Điện dân dụng

40

40

2

 

 

10

Điện tử dân dụng

40

40

2

 

 

11

Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh

40

40

2

 

 

12

Sửa chữa, lắp ráp xe gắn máy

30

30

3

 

 

13

Trang điểm thẩm mỹ

80

80

5

 

 

14

Cắt uốn tóc

60

60

4

 

 

15

Kỹ thuật bới tóc

80

80

4

 

 

16

Kỹ thuật chăm sóc da

80

80

5

 

 

17

Kỹ thuật làm móng tay nước

60

60

5

 

 

18

Kỹ thuật trang trí hoa văn trên móng

40

40

8

 

 

19

Đờn Ghi ta phím lõm

30

30

3

 

 

20

Đàn Organ

30

30

5

 

 

21

Ca tài tử

30

30

5

 

 

22

Múa

30

30

2

 

 

23

Thanh nhạc

30

30

2

 

 

2.

Đào tạo nghề dưới 3 tháng

2.940

2.730

189

210

33

1

May công nghiệp

680

680

50

 

 

2

Tiểu thủ công nghiệp

2.100

1.900

128

200

30

3

Kỹ thuật chế biến món ăn

60

50

5

10

3

4

Tin học văn phòng

50

50

4

 

 

5

Quản trị cơ sở dữ liệu

50

50

2

 

 

 

Tổng cộng:

6.000

5.510

376

490

57

 



(1) Kinh phí thực hiện chưa bao gồm kinh phí từ nguồn ngân sách các huyện, thị xã, thành phố cấp trực tiếp cho các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thực hiện.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 663/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày 05/04/2018 do tỉnh Vĩnh Long ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.345

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.158.10
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!