TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
646/QĐ–TLĐ
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN VIỆN NGHIÊN CỨU GIAI CẤP
CÔNG NHÂN VÀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020”
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
– Căn cứ Luật Khoa học và Công
nghệ năm 2000 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Căn cứ Nghị định số 115/2005/NĐ–CP ngày 05/09/2005 của Chính phủ quy định cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
– Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa X);
– Căn cứ Quyết định số 946 QĐ/TLĐ ngày 01/5/1995 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam về việc thành lập Viện nghiên cứu giai cấp công nhân và
tổ chức Công đoàn Việt Nam;
– Xét đề nghị của Viện nghiên cứu giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt
Nam và Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề án “Tiếp tục phát triển Viện nghiên cứu giai
cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3.
Viện nghiên cứu giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn
Việt Nam, các Ban, đơn vị có liên quan triển khai, tổ chức thực hiện Đề án này.
Nơi nhận:
– VP TW Đảng; (để
b/c)
– Ban Tổ chức TW; (để b/c)
– Ban Tuyên giáo TW; v
– HĐ Lý luận TW; (để b/c)
– VP Chính phủ; (để b/c)
– Bộ KH và CN; (để b/c)
– Ủy viên ĐCT TLĐ;
– Các ban, đơn vị TLĐ;
– Các LĐLĐ tỉnh, tp, CĐ ngành TW;
– Các CĐ TCty trực thuộc TLĐ;
– Lưu VP TLĐ.
|
TM.
ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Tùng
|
TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
656/ĐA–TLĐ
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2010
|
ĐỀ ÁN
“TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN VIỆN NGHIÊN CỨU GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ TỔ
CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020”
I. SỰ CẦN THIẾT
TIẾP TỤC KIỆN TOÀN, PHÁT TRIỂN VIỆN NGHIÊN CỨU GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ TỔ CHỨC
CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng
ta khởi xướng và lãnh đạo, cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội và
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam có những chuyển biến quan trọng,
tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên. Quá trình
phát triển làm nảy sinh những vấn đề mới, giai cấp công nhân, tổ chức và hoạt động
Công đoàn Việt Nam cũng luôn phát triển và có thêm những đặc trưng mới; nhiều vấn
đề trong xã hội cũng như trong giai cấp công nhân, tổ chức và hoạt động Công
đoàn Việt Nam cần phải được nghiên cứu sâu sắc, toàn diện để làm cơ sở cho việc
xác định nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam trong
thời kỳ mới.
Trước yêu cầu đặt ra, trong những
năm qua, công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân,
tổ chức công đoàn đã được chú trọng triển khai thực hiện và đạt được những kết
quả quan trọng. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về giai cấp công nhân, tổ chức Công
đoàn Việt Nam do thực tiễn đặt ra trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế chưa được nghiên cứu, giải đáp thấu đáo, còn tình trạng nhìn nhận
chưa đúng mức và thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò của giai cấp công
nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam. Nghị quyết số 20/NQ–TW ngày 28/1/2008 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã khẳng định và đặt
ra yêu cầu phải “tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về
giai cấp công nhân trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”.
Trong hệ thống Công đoàn hiện
nay có Viện nghiên cứu giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam là tổ
chức chuyên sâu với chức năng chính là nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển
lý luận về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu
lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam
trong thời gian qua chưa được đầu tư thỏa đáng, kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn
chế.
Vì vậy, cần có giải pháp thiết
thực khắc phục những hạn chế, tiếp tục củng cố, kiện toàn và phát triển Viện
nghiên cứu giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đủ sức nghiên cứu
lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam
đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
II. THỰC TRẠNG
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
VIỆT NAM
1. Thực trạng tổ chức, cán bộ của
Viện nghiên cứu giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam
Năm 1995, nhằm đáp ứng yêu cầu
công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và tổ chức
công đoàn trong thời kỳ mới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định
thành lập Viện nghiên cứu giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam (Quyết
định số 946/QĐ–TLĐ ngày 01/5/1995 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam, khóa VII), tên gọi tắt là Viện Công nhân – Công đoàn.
Viện Công nhân – Công đoàn là
đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam. Khi mới thành lập, đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn trực tiếp làm Viện trưởng.
Giai đoạn đầu, Viện công nhân – Công đoàn có số lượng cán bộ ít, chưa có phòng
chức năng.
Hiện nay, Viện Công nhân – Công
đoàn có 12 cán bộ, trong đó có 01 Viện trưởng là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam và 02 Phó viện trưởng. Viện Công nhân – Công đoàn
có 03 phòng chức năng được thành lập theo Quyết định số 1205/QĐ–TLĐ ngày
08/09/2009 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Phòng nghiên cứu
khoa học, Phòng quản lý khoa học và thông tin khoa học, Phòng tổ chức – hành
chính.
Về trình độ cán bộ của Viện Công
nhân – Công đoàn hiện nay: 100% cán bộ có trình độ chuyên môn từ đại học trở
lên, trong đó trình độ tiến sỹ là 17%, trình độ thạc sỹ là 25% và số cán bộ
đang đi học thạc sỹ, tiến sỹ là 33%. Bên cạnh đó, Viện Công nhân – Công đoàn
còn có đội ngũ cộng tác viên gồm hơn 40 nhà khoa học đầu ngành, cán bộ hoạt động
thực tiễn trong và ngoài hệ thống Công đoàn.
2. Kết quả hoạt động của Viện
Công nhân – Công đoàn sau 15 năm được thành lập
Kể từ khi thành lập đến nay, Viện
Công nhân – Công đoàn đã hoàn thành các nhiệm vụ mà Đoàn Chủ tịch Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam (từ khoá VII đến khóa X) giao cho. Bên cạnh công tác
nghiên cứu khoa học, Viện Công nhân – Công đoàn còn thực hiện chức năng như một
ban tham mưu giúp Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; đảm
nhiệm quản lý công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (thuộc kinh phí
công đoàn) trong hệ thống Công đoàn.
Qua 15 năm hoạt động, Viện Công
nhân – Công đoàn đã chủ trì, tham gia thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học,
trong đó tham gia nghiên cứu 02 đề tài cấp nhà nước, chủ trì 20 đề tài cấp bộ,
biên soạn 30 đầu sách và tham gia nhiều đề án, dự án nghiên cứu lớn trong,
ngoài nước... về công nhân, công đoàn.
Viện Công nhân – Công đoàn có
quan hệ hợp tác, phối hợp trong công tác nghiên cứu khoa học với các cơ quan của
Đảng, Nhà nước, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam và với nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước.
Viện Công nhân – Công đoàn đã có
đóng góp quan trọng trong nghiên cứu lý luận về công nhân, công đoàn ở Việt
Nam; đã tham mưu cho Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc
hoạch định chính sách xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn; góp phần
xây dựng pháp luật lao động, xây dựng quan hệ lao động; đổi mới tổ chức, nội
dung, phương thức hoạt động công đoàn trong thời kỳ đổi mới...
Bên cạnh những mặt tích cực, ưu
điểm, Viện Công nhân – Công đoàn hiện nay cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất
là năng lực tổ chức, hoạt động cũng như thực hiện chức năng, nhiệm vụ được
giao. Những hạn chế trên xuất phát từ lý do chủ quan, khách quan, trong đó có
nguyên nhân thuộc về công tác tổ chức – cán bộ, đầu tư nguồn lực và cơ chế hoạt
động của Viện Công nhân – Công đoàn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
III. ĐỊNH HƯỚNG,
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VIỆN CÔNG NHÂN – CÔNG ĐOÀN
1. Định hướng phát triển Viện
Công nhân – Công đoàn
Viện Công nhân – Công đoàn là tổ
chức nghiên cứu khoa học về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn hoạt động
trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ cho
việc xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật. Đổi mới, phát triển Viện Công
nhân – Công đoàn là yêu cầu có tính chiến lược, có ý nghĩa cơ bản, lâu dài.
Từ nay tới năm 2020 và những năm
tiếp theo, tiếp tục xây dựng, phát triển Viện Công nhân – Công đoàn trở thành tổ
chức nghiên cứu chuyên sâu, được biên chế, đầu tư thỏa đáng về đội ngũ cán bộ
khoa học và những điều kiện vật chất cần thiết để có đủ năng lực nghiên cứu, giải
đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra về giai cấp công nhân, tổ chức
công đoàn trong quá trình đổi mới ở Việt Nam. Khi đủ năng lực, điều kiện, tiếp
tục đầu tư, phát triển Viện Công nhân – Công đoàn trở thành tổ chức nghiên cứu
khoa học cấp quốc gia.
2. Mục tiêu phát triển Viện Công
nhân – Công đoàn
Mục tiêu tổng quát: xây dựng Viện
Công nhân – Công đoàn tới năm 2020 trở thành tổ chức nghiên cứu khoa học đủ
năng lực thực hiện các nhiệm vụ khoa học ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước về
giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm cung cấp luận cứ khoa học
phục vụ cho việc xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; tạo ra các kết quả
khoa học mới, có ý nghĩa quan trọng đối với giai cấp công nhân, tổ chức Công
đoàn Việt Nam và sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước; tạo đầy đủ cơ sở, tiền
đề để phát triển Viện Công nhân – Công đoàn trở thành tổ chức nghiên cứu khoa học
cấp quốc gia vào sau năm 2020.
Mục tiêu phát triển Viện Công
nhân – Công đoàn đến năm 2015:
– Đủ năng lực chủ trì nghiên cứu
các chương trình, đề tài, dự án cấp bộ về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn
và những nhiệm vụ Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao.
– Đủ năng lực tham gia thực hiện
các chương trình, đề tài, dự án cấp Nhà nước và các chương trình, đề tài, dự án
nghiên cứu lớn trong và ngoài nước về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn.
– Có đầy đủ cơ sở làm tiền đề
phát triển cho giai đoạn 2015 – 2020.
Mục tiêu phát triển Viện Công
nhân – Công đoàn đến năm 2020:
– Đủ năng lực chủ trì nghiên cứu
các chương trình, đề tài, dự án cấp bộ về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn
và những nhiệm vụ Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao.
– Đủ năng lực chủ trì thực hiện
các chương trình, đề tài, dự án cấp Nhà nước và các chương trình, đề tài, dự án
nghiên cứu lớn trong và ngoài nước về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn.
– Đủ năng lực chủ trì thực hiện
những nhiệm vụ theo yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu của Ban Chấp hành trung ương Đảng,
Chính phủ và các Bộ, tổ chức chính trị – xã hội giao về giai cấp công nhân, tổ
chức công đoàn.
– Có đầy đủ cơ sở làm tiền đề
phát triển trở thành tổ chức nghiên cứu khoa học cấp quốc gia vào sau năm 2020.
IV. CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN CÔNG NHÂN – CÔNG ĐOÀN
1. Chức năng của Viện Công nhân
– Công đoàn
– Nghiên cứu, tham mưu giúp Đoàn
Chủ tịch, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổng kết thực tiễn,
phát triển lý luận về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn.
– Thông tin khoa học, trao đổi kết
quả nghiên cứu trong nước và quốc tế về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn.
– Hợp tác trong nước, hợp tác quốc
tế nghiên cứu về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn.
2. Nhiệm vụ của Viện Công nhân –
Công đoàn
– Nghiên cứu những vấn đề lý luận
cơ bản, có tính chất dự báo chiến lược về giai cấp công nhân Việt Nam và quốc tế.
– Nghiên cứu những vấn đề lý luận
cơ bản, có tính chất dự báo chiến lược về tổ chức, hoạt động Công đoàn Việt Nam
và quốc tế.
– Nghiên cứu truyền thống, lịch
sử giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
– Nghiên cứu về quan hệ lao động,
vai trò của công đoàn trong quan hệ lao động; nghiên cứu đề xuất xây dựng chính
sách, pháp luật đối với giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam.
– Công bố, trao đổi kết quả
nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu trong nước và quốc tế về giai cấp công nhân, tổ
chức công đoàn.
– Làm đầu mối giúp Đoàn Chủ tịch
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội đồng khoa học Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam tham mưu, tư vấn và quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học trong hệ thống
Công đoàn, từ nguồn kinh phí công đoàn.
3. Những vấn đề cần tập trung,
ưu tiên nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2020 của Viện Công nhân – Công đoàn
a) Những vấn đề lý luận khoa học
cơ bản cần tập trung nghiên cứu về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn
– Tiếp tục nghiên cứu lý luận về
hệ khái niệm, phạm trù, được sử dụng như một công cụ nghiên cứu, về giai cấp
công nhân Việt Nam.
– Nghiên cứu lý luận gắn với tổng
kết thực tiễn (cả thực tiễn lịch sử cách mạng và trong giai đoạn đổi mới, toàn
cầu hóa ngày nay) về bản chất giai cấp công nhân Việt Nam; tính phổ biến và
tính đặc thù của giai cấp công nhân Việt Nam.
– Sự phát triển của giai cấp
công nhân Việt Nam trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và xu thế toàn cầu hóa.
– Sự phát triển của giai cấp
công nhân Việt Nam trong mối liên hệ với giai cấp – dân tộc – thời đại.
– Nghiên cứu về củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công – nông – trí làm nền tảng trong thời
kỳ mới.
– Nghiên cứu lý luận gắn với tổng
kết thực tiễn về chức năng, vai trò, vị trí của Công đoàn Việt Nam trong điều
kiện hiện nay và xu thế phát triển của đất nước.
– Những vấn đề đặt ra đối với
giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, phát triển nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam.
– Nghiên cứu đề xuất những cơ sở
khoa học giúp cho việc xây dựng, hoạch định chiến lược, đường lối phát triển,
chính sách, pháp luật đối với giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam.
– Nghiên cứu về đổi mới tổ chức
và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc
tế và xu thế toàn cầu hóa.
b) Những vấn đề cụ thể cần ưu
tiên nghiên cứu về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn
– Một là, lĩnh vực lý luận về
giai cấp công nhân Việt Nam; phong trào công nhân quốc tế:
+ Nghiên cứu chuyên sâu về diễn
biến tư tưởng chính trị, đạo đức và văn hóa công nhân trong công nhân và lao động
nước ta.
+ Nghiên cứu chuyên sâu vấn đề
xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân trí thức trong nền kinh tế tri thức.
+ Nghiên cứu dự báo sự biến động
về số lượng, cơ cấu đội ngũ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và phục vụ công
nghiệp.
+ Nghiên cứu địa vị kinh tế, địa
vị chính trị của người công nhân trong bối cảnh đa dạng hóa sở hữu.
+ Nghiên cứu về vị trí, vai trò
của giai cấp công nhân trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt
là liên minh công – nông – trí.
+ Nghiên cứu và định kỳ công bố
kết quả khảo sát, điều tra về việc làm và thu nhập của công nhân trong các loại
hình doanh nghiệp, đặc biệt là trong các khu công nghiệp.
+ Nghiên cứu, dự báo tình hình phong
trào công nhân các nước, công nhân trong khu vực, trên thế giới và tác động của
toàn cầu hóa, phong trào công nhân quốc tế đối với giai cấp công nhân Việt Nam.
– Hai là, lĩnh vực lý luận về tổ
chức, hoạt động Công đoàn Việt Nam; tổ chức, hoạt động công đoàn quốc tế
+ Tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý
luận, cơ sở thực tiễn về chức năng, vai trò, vị trí của Công đoàn Việt Nam
trong điều kiện hiện nay và xu thế phát triển của đất nước.
+ Nghiên cứu các khía cạnh lý luận
và thực tiễn của mối quan hệ giữa ba chức năng công đoàn trong từng thời kỳ.
+ Nghiên cứu tổng kết thực tiễn
phong trào công nhân và hoạt động của tổ chức công đoàn qua các nhiệm kỳ đại hội
công đoàn toàn quốc.
+ Nghiên cứu về trình độ cán bộ
công đoàn cơ sở trong các loại hình doanh nghiệp.
+ Thực hiện các đề tài nghiên cứu
hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (1929 – 2029) và tiếp tục
nghiên cứu, biên soạn hoàn thiện bộ Lịch sử Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2000 –
2029
+ Nghiên cứu dự báo tình hình tổ
chức, hoạt động công đoàn ở các nước, trong khu vực và trên thế giới, tác động
của tổ chức, hoạt động công đoàn quốc tế đối với Công đoàn Việt Nam.
– Ba là, lĩnh vực quan hệ lao động,
vai trò công đoàn trong quan hệ lao động và chính sách, pháp luật đối với công
nhân, Công đoàn Việt Nam
+ Nghiên cứu dự báo về quan hệ
lao động và vai trò công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tiến bộ.
+ Nghiên cứu những khả năng thực
tế để tiến hành thương lượng và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở
thực tiễn trong việc đề xuất, kiến nghị xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp
luật đối với công nhân, lao động và tổ chức công đoàn ở Việt Nam.
+ Nghiên cứu những công ước,
khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), kinh nghiệm của các quốc gia
trong việc thể hiện và thực hiện những tiêu chuẩn lao động, hoạt động công đoàn
ở Việt Nam.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm công
đoàn quốc tế trong việc xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, việc làm bền vững.
V. CƠ CẤU TỔ
CHỨC, BIÊN CHẾ CỦA VIỆN CÔNG NHÂN – CÔNG ĐOÀN GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
1. Tổ chức bộ máy của Viện Công
nhân – Công đoàn
– Viện Công nhân – Công đoàn có
Viện trưởng, các Phó viện trưởng, hội đồng khoa học, cộng tác viên và các phòng
chuyên môn:
+ Phòng nghiên cứu lý luận giai
cấp công nhân (gọi tắt là Phòng nghiên cứu công nhân);
+ Phòng nghiên cứu lý luận công
đoàn (gọi tắt là Phòng nghiên cứu công đoàn);
+ Phòng nghiên cứu quan hệ lao động
và chính sách, pháp luật đối với công nhân – công đoàn (gọi tắt là Phòng nghiên
cứu quan hệ lao động);
+ Phòng tổ chức – hành chính.
+ Phòng quản lý khoa học và
thông tin khoa học (gọi tắt là Phòng quản lý – thông tin khoa học).
– Xây dựng bộ máy, biên chế của
Viện Công nhân – Công đoàn theo hai giai đoạn, 2010 – 2015 và 2015 – 2020, với
lộ trình sau:
Bộ máy, biên chế của Viện Công
nhân – Công đoàn
đến năm 2015 và năm 2020
Nhiệm
vụ
|
Tổ
chức bộ máy và biên chế
|
Năm
2010 – 2015
|
Đến
năm 2020
|
Lãnh đạo
|
1 Viện trưởng và 2 Phó viện
trưởng
|
1 Viện trưởng và 3 Phó viện
trưởng
|
Tư vấn, hỗ trợ
|
Hội đồng khoa học và cộng tác
viên
|
Hội đồng khoa học và cộng tác
viên
|
Công tác nghiên cứu khoa học
|
1. Phòng nghiên cứu khoa học
|
1. Phòng nghiên cứu công nhân
|
2. Phòng nghiên cứu công đoàn
|
3. Phòng nghiên cứu quan hệ lao
động
|
Công tác tổ chức – văn phòng
|
2. Phòng tổ chức – hành chính
|
4. Phòng tổ chức – hành chính
|
Công tác quản lý, thông tin
khoa học
|
3. Phòng quản lý – thông tin
khoa học
|
5. Phòng quản lý – thông tin
khoa học
|
Số phòng và biên chế
|
03 phòng, 12 – 18 cán bộ
|
05 phòng, 20 – 25 cán bộ
|
– Việc tuyển dụng, sử dụng và quản
lý cán bộ, viên chức của Viện Công nhân – Công đoàn thực hiện theo quy định của
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ngoài ra, cán bộ, viên chức làm công tác nghiên
cứu của Viện Công nhân – Công đoàn phải có năng lực nghiên cứu độc lập đạt chất
lượng cao, có trình độ chuyên môn đại học, sau đại học và đủ điều kiện, khả
năng để học tập đạt trình độ thạc sỹ, tiến sỹ với chuyên ngành phù hợp với lĩnh
vực nghiên cứu. Viện trưởng có trình độ tiến sỹ. Phó viện trưởng có trình độ thạc
sỹ, tiến sỹ. Trưởng phòng có trình độ thạc sỹ trở lên.
– Tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ để đến năm 2015, Viện Công nhân – Công đoàn có ít nhất 20% cán bộ,
viên chức đạt trình độ tiến sỹ, có ít nhất 25% cán bộ, viên chức đạt trình độ
thạc sỹ; đến năm 2020, Viện Công nhân – Công đoàn có ít nhất 25% cán bộ, viên
chức đạt trình độ tiến sỹ, có ít nhất 35% cán bộ, viên chức đạt trình độ thạc sỹ.
2. Tổ chức hoạt động của Viện
Công nhân – Công đoàn
a) Viện trưởng và các Phó viện
trưởng
Lãnh đạo của Viện Công nhân –
Công đoàn gồm: Viện trưởng và các Phó viện trưởng. Viện trưởng do Đoàn Chủ tịch
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bổ nhiệm. Phó viện trưởng do Đoàn Chủ tịch Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng.
Viện trưởng chịu trách nhiệm trước
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và trước pháp luật về hoạt động
của Viện Công nhân – Công đoàn.
b) Hội đồng khoa học
– Hội đồng khoa học gồm cán bộ của
Viện Công nhân – Công đoàn và những nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu các vấn
đề có liên quan đến giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn.
– Hội đồng khoa học có chức năng
tư vấn và thẩm định các kết quả nghiên cứu.
– Hội đồng khoa học làm việc theo
quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và quy chế của Viện Công nhân –
Công đoàn.
c) Cộng tác viên
Viện Công nhân – Công đoàn xây dựng
đội ngũ cộng tác viên kiêm nhiệm và cộng tác viên theo vụ việc. Chế độ của cộng
tác viên thực hiện theo quy định của Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam.
d) Các phòng chuyên môn
– Phòng nghiên cứu công nhân có
nhiệm vụ tham mưu, giúp lãnh đạo Viện Công nhân – Công đoàn tổ chức các hoạt động
nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản, có tính chất dự báo chiến lược
về giai cấp công nhân ở Việt Nam; tổ chức các nghiên cứu về giai cấp công nhân
và lực lượng lao động các nước, khu vực và trên thế giới.
– Phòng nghiên cứu công đoàn có
nhiệm vụ tham mưu, giúp lãnh đạo Viện Công nhân – Công đoàn tổ chức hoạt động
nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, có tính chất dự báo chiến lược về tổ chức
và hoạt động công đoàn ở Việt Nam; tổ chức hoạt động nghiên cứu những vấn đề về
lịch sử – truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam; tổ chức nghiên cứu về tổ
chức, hoạt động công đoàn các nước, khu vực và trên thế giới.
– Phòng nghiên cứu quan hệ lao động
có nhiệm vụ tham mưu, giúp lãnh đạo Viện Công nhân – Công đoàn tổ chức nghiên cứu
những vấn đề về quan hệ lao động; về lý luận và thực tiễn vai trò của công đoàn
trong xây dựng quan hệ lao động; về xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật
đối với công nhân, lao động và công đoàn ở Việt Nam.
– Phòng tổ chức – hành chính có
nhiệm vụ tham mưu, giúp lãnh đạo Viện Công nhân – Công đoàn về công tác xây dựng
tổ chức, quản lý cán bộ và đội ngũ cộng tác viên; công tác văn phòng – hành
chính – quản trị; công tác quản lý tài chính và kế toán; làm đầu mối tham mưu
và giúp lãnh đạo Viện Công nhân – Công đoàn trong tìm kiếm đối tác, mở rộng
quan hệ trong công tác nghiên cứu khoa học với cơ quan, tổ chức nghiên cứu
trong nước, ngoài nước; các đề tài, dự án nước ngoài triển khai tại Việt Nam.
– Phòng quản lý – thông tin khoa
học có nhiệm vụ tham mưu, giúp lãnh đạo Viện Công nhân – Công đoàn quản lý việc
tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học theo quy định và sự phân công của Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam; tư vấn, hỗ trợ về mặt nghiệp vụ tổ chức triển khai
nghiên cứu đề tài trong hệ thống công đoàn; tham mưu và giúp lãnh đạo Viện Công
nhân – Công đoàn trong công tác lưu giữ, cập nhật, chia sẻ, trao đổi thông tin
– tư liệu về công nhân, tổ chức công đoàn.
Trong giai đoạn 2010 – 2015,
Phòng quản lý – thông tin khoa học có nhiệm vụ tham mưu, giúp lãnh đạo Viện Công
nhân – Công đoàn tổ chức biên tập, phát hành thử nghiệm “Bản tin nghiên cứu lý
luận và hoạt động công đoàn”. Khi đủ điều kiện, Viện Công nhân – Công đoàn xây
dựng đề án trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, quyết
định việc thành lập “Tạp chí nghiên cứu lý luận và hoạt động công đoàn”.
3. Tên gọi của Viện Công nhân –
Công đoàn
Tên gọi “Viện nghiên cứu giai cấp
công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam” (theo Quyết định số 946 QĐ/TLĐ ngày
01/05/1995 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thành lập
Viện nghiên cứu giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam) được gọi tắt
là “Viện Công nhân – Công đoàn”; tên giao dịch tiếng Anh là “Institute for
Workers – Trade Unions” (viết tắt là “IWTU”).
VI. XÂY DỰNG
CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA VIỆN CÔNG NHÂN – CÔNG ĐOÀN GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
đầu tư, xây dựng trụ sở, phòng làm việc, phòng chức năng, phòng phụ trợ và các
cơ sở vật chất khác cho Viện Công nhân – Công đoàn.
– Tới năm 2015: bố trí trụ sở, phòng
làm việc và cơ sở vật chất khác đáp ứng đủ cho 03 phòng, 12 – 18 cán bộ.
– Tới năm 2020: bố trí trụ sở,
phòng làm việc và cơ sở vật chất khác đáp ứng đủ cho 05 phòng, 20 – 25 cán bộ.
VII. CƠ CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN CÔNG NHÂN – CÔNG ĐOÀN
Viện Công nhân – Công đoàn là
đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính
sách về giai cấp công nhân, Công đoàn Việt Nam.
Viện Công nhân – Công đoàn có tư
cách pháp nhân, hạch toán độc lập, trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội.
Viện Công nhân – Công đoàn, đặt
dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam. Tổ chức và hoạt động của Viện Công nhân – Công đoàn theo quy định của
Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
đầu tư cơ sở vật chất; đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên, tiền lương cán
bộ, viên chức (theo định biên) và cấp kinh phí nghiên cứu hàng năm theo nhiệm vụ
giao hoặc theo đặt hàng nghiên cứu cho Viện Công nhân – Công đoàn.
Căn cứ quy định của Nhà nước và
của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam xác định rõ nguồn kinh phí hàng năm cấp cho Viện Công nhân – Công đoàn sử dụng
cho hoạt động nghiên cứu lý luận khoa học, tổng kết thực tiễn về công nhân –
công đoàn.
VIII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Viện Công nhân – Công đoàn phối
hợp với các Ban, đơn vị liên quan lập dự án cụ thể, xây dựng kế hoạch chi tiết
về hoạt động nghiên cứu, phát triển bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, đầu tư cơ
sở vật chất, xây dựng các nội quy, quy chế.... trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam quyết định, phê duyệt cho từng giai đoạn 2010 – 2015,
2015 – 2020 và những năm tiếp theo.
Nơi nhận:
– VP TW Đảng;
– Ban Tổ chức TW;
– Ban Tuyên giáo TW;
– HĐ Lý luận TW;
– VP Chính phủ;
– Bộ KH và CN;
– Ủy viên ĐCT TLĐ;
– Các ban, đơn vị TLĐ;
– Các LĐLĐ tỉnh, tp, CĐ ngành TW;
– Các CĐ TCty trực thuộc TLĐ;
– Lưu VP TLĐ.
|
TM.
ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Ngàng
|