Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 6160/QĐ-UBND 2017 đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao Hồ Chí Minh

Số hiệu: 6160/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Thanh Liêm
Ngày ban hành: 22/11/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6160/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 6150/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai Chương trình “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”;

Căn cứ Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 4697/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về Chương trình phát triển giống bò thịt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về Chương trình phát triển hoa kiểng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2012/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2910/KH-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch đào tạo nghề nông thôn cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2017 - 2020.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2880/SNN-KHCN, ngày 03 tháng 11 năm 2017 về việc ban hành Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020, ý kiến của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 3775/TTr-SNV ngày 21 tháng 9 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020.

Điều 2.

- Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, chủ trì tham mưu, tổng hợp và đề xuất Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các Sở, ngành, quận, huyện có liên quan triển khai thực hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Giao Sở Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao cân đối, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phân bố kế hoạch vốn đầu tư, dự toán chi ngân sách hằng năm đảm bảo tiến độ thực hiện Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020.

- Giao Ủy ban nhân dân các quận, huyện phối hợp với Hội nông dân Thành phố lập kế hoạch chi tiết nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao; Tổ chức phổ biến, công khai kế hoạch được phê duyệt;

- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Hội Nông dân thành phố và các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao liên quan phối hợp triển khai có hiệu quả Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận (có sản xuất nông nghiệp), huyện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố, Thủ trưởng các Sở ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Lê Thanh Liêm

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6160/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Quyết định số 6150/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai Chương trình “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”;

Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020;

Quyết định số 4697/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về Chương trình phát triển giống bò thịt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về Chương trình phát triển hoa kiểng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020;

Quyết định số 2012/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020;

Quyết định số 2910/KH-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch đào tạo nghề nông thôn cho lao động nông thôn trên địa bàn Thảnh phố giai đoạn 2017 - 2020.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Hình thành và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có trình độ chuyên sâu với kiến thức, kỹ năng nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao; nghiệp vụ, kỹ năng quản lý; năng lực tiếp nhận, làm chủ công nghệ để ứng dụng và phát triển vào thực tế sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đua khoa học và công nghệ thật sự trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của sản phẩm; nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nâng cao thu nhập từ nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đào tạo 20 thạc sĩ, tiến sĩ về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tại các viện, trường trong nước và các nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Ý, Bỉ, Israel và Canada.

- Đào tạo nâng cao kỹ thuật, kỹ năng sử dụng vận hành công nghệ và làm chủ công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; cập nhật thông tin kiến thức về tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ năng thực hành ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp cho 1.800 cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, cán bộ cấp cơ sở (sau đây gọi tắt là cán bộ), chủ doanh nghiệp, người quản lý, kỹ thuật viên, xã viên hợp tác xã.

- Đào tạo tay nghề cho 2.895 lao động nông nghiệp để tham gia từng khâu trong dây chuyền sản xuất áp dụng nông nghiệp công nghệ cao.

III. NHIỆM VỤ

- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật và chuyên viên chuyên sâu nắm vững nguyên lý vận hành, các thao tác kỹ thuật để tiếp nhận và chuyển giao công nghệ đến doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, nông dân trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao.

- Từng bước hình thành đội ngũ công nhân kỹ thuật cao có khả năng vận hành và sử dụng thành thạo công nghệ, trang thiết bị, máy móc tự động đồng bộ hoặc riêng lẻ vào thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại.

IV. ĐỐI TƯỢNG, LĨNH VỰC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÀO TẠO

1. Đối tượng đào tạo

Gồm 03 nhóm chính:

- Nhóm 1: Cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp ở các sở ban ngành Thành phố.

- Nhóm 2: Cộng tác viên nông nghiệp; chủ doanh nghiệp, thành viên hợp tác xã, chủ trang trại, nông dân có đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nhóm 3: Lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ cao, có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với nông dân trên địa bàn Thành phố.

2. Lĩnh vực đào tạo

Công nghệ sinh học, công tác giống, di truyền giống, di truyền phân tử trong chọn lọc giống; chăn nuôi (bò sữa, bò thịt, heo), trồng trọt, bảo vệ thực vật, cá cảnh, nuôi trồng thủy sản, chế biến và bảo quản nông lâm thủy sản.

3. Tiêu chuẩn đào tạo

3.1. Tiêu chuẩn chung

- Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức phục vụ nhân dân; có triển vọng phát triển tốt; có nguyện vọng cống hiến vì sự phát triển của thành phố và đất nước.

- Ứng viên không đang trong thời gian xem xét kỷ luật, hoặc bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.

3.2. Tiêu chuẩn nhóm 1:

- Có sức khỏe tốt, đảm bảo việc học tập liên tục và công tác tối thiểu gấp hai lần sau thời gian đào tạo trừ trường hợp bất khả kháng.

- Trình độ ngoại ngữ đảm bảo theo yêu cầu và quy định của cơ sở đào tạo tại nước ngoài theo cấp độ đào tạo, bồi dưỡng.

- Có thời gian làm việc 02 năm liên tục trở lên.

- Đối với cán bộ tham gia đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ:

+ Có ít nhất 02 năm liên tục nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành phù hợp tính đến thời điểm đăng ký tham gia dự tuyển; có đủ năng lực chuyên môn để tiếp thu nội dung đào tạo và nghiên cứu.

+ Có đề cương học tập, nghiên cứu được cơ sở tiếp nhận đào tạo thông qua và kế hoạch ứng dụng kết quả học tập, nghiên cứu sau đào tạo rõ ràng, cụ thể được đơn vị quản lý trực tiếp xác nhận.

3.3. Tiêu chuẩn nhóm 2 và nhóm 3

- Cộng tác viên nông nghiệp có thời gian làm việc tại vị trí đang đảm nhiệm đủ 02 năm trở lên.

- Xã viên hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại, nông dân có đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chủ doanh nghiệp (sáng lập/điều hành) có đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động, đang sản xuất nông nghiệp và yêu thích khoa học công nghệ, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần đào tạo đối với nhóm 3.

V. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đào tạo dài hạn

- Tuyển chọn 5-10 cán bộ/năm có trình độ, năng lực, cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ (15 - 20 thạc sĩ, tiến sĩ cả giai đoạn) về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp thuộc các lĩnh vực: Công nghệ sinh học, chăn nuôi (bò sữa, bò thịt, heo), trồng trọt, cá cảnh, nuôi trồng thủy sản (đặc biệt lĩnh vực nghiên cứu về giống, di truyền giống, di truyền phân tử và quản lý sản xuất giống), bảo vệ thực vật, thú y, chế biến và bảo quản nông lâm thủy sản tại các viện trường trong nước và các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Úc, Ý, Bỉ, Canada, Bắc Mỹ, Israel. Hình thức đào tạo này được ưu tiên cho đối tượng nhóm 1.

- Thời gian: 2018 - 2020.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao.

2. Đào tạo ngắn hạn

- Tổ chức các lớp dạy nghề thường xuyên cho lao động nông nghiệp có trình độ sơ cấp cả lý thuyết và thực hành theo các nội dung phù hợp với điều kiện từng vùng sản xuất có ứng dụng công nghệ cao tại các quận, huyện theo hình thức tập trung dưới 3 tháng/lớp cho các đối tượng thuộc nhóm 3, bình quân 500 - 600 lượt người/năm, cả giai đoạn 1.800 lao động.

- Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn từ 7 - 10 ngày/lớp các nội dung cập nhật thông tin, kiến thức về tiến bộ khoa học công nghệ trong và ngoài nước (cơ bản, nâng cao) bao gồm cả lý thuyết và thực hành theo các chuyên đề cụ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thời gian từ 1 - 3 tháng/khóa học, bình quân 800 - 900 lượt người/năm (2.800 - 2.900 lượt người cả giai đoạn) cho đối tượng nhóm 1 và nhóm 2.

- Đào tạo ngắn hạn với nội dung nâng cao và cập nhật tiến bộ khoa học công nghệ theo từng chuyên ngành chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản cho 260 là cán bộ kỹ thuật trực tiếp nghiên cứu, quản lý và tổ chức sản xuất.

- Tổ chức 10-20 lớp đào tạo (300 học viên) riêng cho các doanh nghiệp với các nội dung như: giới thiệu và hướng dẫn ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng như việc quản lý, triển khai dự án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và phương pháp tiếp cận, tìm kiếm thị trường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

- Đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài cho 62 lượt cán bộ trực tiếp vận hành hệ thống hoặc dây truyền công nghệ trong các chương trình liên kết và hợp tác chuyển giao công nghệ.

- Tổ chức 15-20 khóa học quốc tế cho 300 học viên thời gian từ 3 - 5 ngày/lớp tại Thành phố cả lý thuyết và thực hành với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ các nước có nền nông nghiệp phát triển như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Ý, Bỉ, Israel, Hà Lan, Canada, Bắc Mỹ, Đan Mạch... Hình thức đào tạo này được ưu tiên cho nhóm đối tượng 1.

- Thời gian: 2018 - 2020.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và Hội Nông dân thành phố.

3. Tham quan mô hình, hội thảo - hội nghị khoa học

- Tổ chức 8-10 đợt tham quan (100 người) học tập các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài nước cho các đối tượng nhóm 1 và nhóm 2 nhằm ứng dụng kiến thức và kinh nghiệm đã học tập được vào trong thực tin sản xuất và triển khai nhân rộng mô hình đạt hiệu quả cao.

- Cử cán bộ thuộc nhóm 1 (40 người) tham dự 8 - 10 cuộc hội thảo - hội nghị trong và ngoài nước nhằm trao đổi chia sẻ các nghiên cứu, kinh nghiệm quản lý thuộc lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Thời gian: 2018 - 2020

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và Hội Nông dân thành phố.

(Chi tiết nội dung các lớp đào tạo đính kèm phụ lục 1)

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Chủ trương chung

Các nội dung và kinh phí trong kế hoạch này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của điều kiện kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ.

1.1. Đối với đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài:

Các đối tượng nhóm 1 được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí khi tham gia đào tạo.

1.2. Đối với các khóa đào tạo ngắn hạn trong nước

- Các đối tượng nhóm 1 tham gia đào tạo theo các chuyên đề đặc biệt sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí từ các Chương trình, Đề án đã được phê duyệt.

- Các đối tượng nhóm 2 tham gia các lớp đào tạo được ngân sách hỗ trợ 70%. Riêng các doanh nghiệp sẽ không nhận hỗ trợ từ ngân sách khi tham gia các lớp đào tạo.

- Các đối tượng nhóm 3 được áp dụng chính sách theo Khoản III, Điều 1 của Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ với mức hỗ trợ tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học. Mỗi lao động được hỗ trợ không quá 03 khóa học.

1.3. Đối với tham quan mô hình, hội thảo - hội nghị khoa học

Các đối tượng nhóm 1, nhóm 2 tham gia được ngân sách hỗ trợ 70% kinh phí.

2. Kinh phí thực hiện kế hoạch

Tổng kinh phí dự kiến là: 57.547.000.000 đồng (làm tròn số); Trong đó:

Kinh phí từ ngân sách là 42.024.000.000 đồng, chiếm 73% được lồng ghép từ nguồn kinh phí các Chương trình, Đề án, Kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt

Kinh phí từ nguồn xã hội hóa (Trường, doanh nghiệp, chủ trang trại, nông dân đóng góp) là 15.523.000.000 đồng, chiếm 27%

Được phân bổ như sau:

- Giao cho Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao quản lý và xây dựng kế hoạch kinh phí chi tiết là: 14.162.251.270 đồng

- Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý và xây dựng kế hoạch kinh phí chi tiết là: 27.862.367.544 đồng.

(Chi tiết kinh phí và phân kỳ đính kèm phụ lục 2)

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đơn vị chủ trì, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2017 - 2020.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện có liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện hàng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả, tiết kiệm và đúng thời gian quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch trên địa bàn cũng như xem xét, điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu thực tế tại các đơn vị, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp đô thị thành phố và báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân thành phố theo định kỳ và đột xuất.

2. Sở Nội vụ

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch hàng năm.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ban ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách thu hút sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao cho lĩnh vực nông nghiệp của Thành phố; phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch trên địa bàn thành phố.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng danh mục các nhiệm vụ khoa hoa học và công nghệ ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển nông nghiệp để có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cụ thể hàng năm.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính

- Cân đối, bố trí kế hoạch vốn hàng năm từ nguồn ngân sách của Thành phố cho việc tổ chức triển khai kế hoạch. Chịu trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí thực hiện hàng năm trên cơ sở kế hoạch triển khai của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Quản lý khu Nông nghiệp Công nghệ cao.

- Hỗ trợ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định dự toán kinh phí triển khai thực hiện chương trình đào tạo; hướng dẫn các đơn vị liên quan thanh quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo đúng quy định.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan, đơn vị, quận huyện liên quan đề xuất số lượng nhu cầu đào tạo ngành nghề nông nghiệp nông thôn trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch trên địa bàn Thành phố.

6. Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai kế hoạch đào tạo thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao. Tham gia phối hợp triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và lao động nghề nông thôn cho các huyện có sản xuất nông nghiệp.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch trên địa bàn Thành phố.

7. Hội Nông dân thành phố

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phổ biến, tuyên truyền chủ trương chính sách của Nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao. Giới thiệu, đề xuất học viên, lao động nông thôn tham gia kế hoạch đào tạo nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ các hộ nông dân, hợp tác xã, trang trại.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch trên địa bàn thành phố.

8. Ủy ban nhân dân quận, huyện

- Phối hợp với Hội Nông dân thành phố tổ chức phổ biến, tuyên truyền chương trình đào tạo nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến các doanh nghiệp, trang trại, nông dân sản xuất giỏi, điển hình trên địa bàn có nhu cầu được đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

- Tổng hợp số lượng nông dân sản xuất giỏi, điển hình; lao động nghề nông nghiệp nông thôn có nhu cầu đào tạo nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đưa vào kế hoạch đào tạo hàng năm cho nông dân.

Trên đây là Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020, Ủy ban nhân dân thành phố giao các Sở, ban ngành, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Hội Nông dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện có sản xuất nông nghiệp, và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố./.

 

PHỤ LỤC 1

NỘI DUNG ĐÀO TẠO NGẮN HẠN NGUỒN NHÂN LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018 -2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6160/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nh
ân dân Thành phố)

STT

NỘI DUNG

I

Đào tạo ngắn hạn

1

Lĩnh vực chăn nuôi

 

Bò sữa ứng dụng CNC: con giống và công tác quản lý và chọn giống bò sữa, cải thiện chuồng trại giảm stress nhiệt, quản lý đàn, kỹ thuật chăm sóc, dinh dưỡng và khẩu phần theo TMR, khai thác vận chuyển sữa đạt chất lượng, phòng bệnh trong chăn nuôi bò sữa

 

Nuôi bò thịt theo hướng công nghệ cao: công tác giám định bình tuyển giống, quản lý giống bằng phần mềm chuyên dụng, nâng cao kỹ thuật gieo tinh nhân tạo và bệnh sinh sản ở bò thịt, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật trồng cỏ và chế biến thức ăn cho bò thịt.

 

Nuôi heo theo hướng công nghệ cao: công tác chọn giống heo, kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh và an toàn sinh học trong chăn nuôi heo, ứng dụng công nghệ cao và cơ giới hóa trong chăn nuôi heo, xử lý chất thải chăn nuôi

 

Di truyền giống vật nuôi, di truyền phân tử ứng dụng trong chọn giống; kỹ năng thực hành quản lý giống trong hệ thống chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.

 

Ứng dụng vi sinh trong chăn nuôi heo, bò sữa và cá sấu

2

Lĩnh vực trồng trọt

 

Cấu trúc nhà kính, nhà lưới; kiểm soát khí hậu trong nhà kính; Hệ thống tưới; Dinh dưỡng và tính toán chương trình phân bón; Phòng trừ sâu hại, bệnh hại; IPM trong nhà kính, nhà lưới; Cơ giới khâu làm đất, thu hoạch trong nhà lưới

 

Quy trình trồng cà chua, dưa leo, dưa lưới và xà lách thủy canh và cây trồng có giá trị khác; Quy trình sản xuất rau, hoa ứng dụng Công nghệ cao; Những công nghệ mới khác cho trồng trọt

 

Kỹ thuật/công nghệ trong sản xuất rau ứng dụng CNC

 

Kỹ thuật/công nghệ trong sản xuất nấm ứng dụng CNC

 

Kỹ thuật/công nghệ trong sản xuất hoa kiểng ứng dụng CNC

3

Lĩnh vực Thủy sản

 

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tôm và cá cảnh theo công nghệ lọc nước tuần hoàn bằng bể lọc sinh học.

 

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tôm cua, nhuyễn thể, ếch, lươn và cá nước lợ.

4

Lĩnh vực công nghệ sinh học ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp

 

- Kỹ thuật vận hành trong hệ thống nhà máy sản xuất thực vật (plant factory)

 

- Chọn tạo giống cây trồng bằng marker phân tử

 

- Kỹ thuật nhân giống và canh tác hoa lan ứng dụng công nghệ cao

5

Đào tạo doanh nghiệp

 

Giới thiệu và hướng dẫn ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Hướng dẫn xây dựng, quản lý, triển khai dự án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp cũng như phương pháp tiếp cận, tìm kiếm thị trường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

II

Đào tạo nghề lao động nông nghiệp nông thôn

 

Ứng dụng công nghệ cao Chăn nuôi bò sữa, bò thịt, heo

 

Sử dụng, vận hành nhà màng, nhà lưới, hệ thống thủy canh, hệ thống tưới tự động và tiết kiệm, sản xuất rau, hoa theo hướng VietGap

 

Nuôi tôm, nhuyễn thể, cá cảnh ứng dụng công nghệ cao

 

Kỹ thuật vận hành máy móc, thiết bị cơ giới hóa tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp

 

CHỈ TIÊU VÀ SỐ LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

TT

Nội dung đào tạo

ĐVT

Tổng cộng

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

Đào tạo dài hạn

 

 

 

 

 

1

Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài

người

14

3

4

7

2

Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước

người

6

2

2

2

B

Đào tạo ngắn hạn

 

 

 

 

 

I

Đào tạo nghề lao động nông nghiệp nông thôn

 

 

 

 

 

1

Đào tạo nghề sơ cấp

người

2.895

800

1.000

1.095

2

Huấn luyện nâng cao

người

1.800

800

1.000

1.095

 

Chăn nuôi (30 học viên/lớp)

lớp

16

6

5

5

 

Trồng trọt (20 học viên/lớp)

lớp

3

1

1

1

 

Thủy sản (20 học viên/lớp)

lớp

5

2

2

1

II

Đào tạo nâng cao

 

 

 

 

 

1

Đào tạo chuyên đề

người

260

60

100

100

a

Chăn nuôi

lớp

3

1

1

1

b

Trồng trọt

lớp

5

1

2

2

c

Thủy sản

lớp

5

1

2

2

2

Đào tạo Doanh nghiệp (10-15 học viên/lớp)

lớp

18

5

6

7

3

Đào tạo ngắn hạn ở ngoài nước (1- 3 tháng/lượt)

người

62

12

20

30

4

Đào tạo ngắn hạn ở trong nước (1- 3 tháng/lượt)

người

180

60

60

60

5

Lớp đào tạo liên kết quốc tế (15-20 học viên/lớp)

lớp

15

5

5

5

C

Tham quan, Hội thảo - Hội nghị

 

 

 

 

 

1

Tham dự Hội thảo - Hội nghị trong và ngoài nước (3-5 CB/đợt)

người

40

14

14

12

2

Tham quan học tập mô hình Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong và ngoài nước (5-10 CB/đợt)

người

100

30

40

30

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6160/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

STT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền (đồng)

Nguồn kinh phí

NS (QĐ 2012, QĐ 4697, QĐ 6150, QĐ 232, QĐ 536, QĐ 231, KH 2910)

Xã hội hóa

A

BAN QUẢN LÝ KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

17.106.822.520

14.162.251.270

2.944.571.250

I

Đào tạo dài hạn

 

 

 

10.033.837.500

7.923.686.250

2.110.151.250

1

Đào tạo dài hạn ờ nước ngoài (TS)

cán bộ

6

1.172.306.250

7.033.837.500

4.923.686.250

2.110.151.250

2

Đào tạo dài hạn ờ trong nước (TS)

cán bộ

6

500.000.000

3.000.000.000

3.000.000.000

0

II

Đào tạo ngắn hạn

 

 

 

7.072.985.020

6.238.565.020

834.420.000

1

Lao động nghề nông nghiệp nông thôn

 

 

 

4.291.585.020

4.291.585.020

0

1.1

Dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng

người

1.800

2.000.000

3.600.000.000

3.600.000.000

0

1.2

Đào tạo lao động nghề nông thôn

người

295

2.344.356

691.585.020

691.585.020

0

3

Đào tạo ngắn hạn ở ngoài nước (1-3 háng/lượt)

lượt CB

12

172.200.000

2.066.400.000

1.446.480.000

619.920.000

4

Đào tạo ngắn hạn ở trong nước (1-3 tháng/lượt)

lượt CB

130

5.500.000

715.000.000

500.500.000

214.500.000

B

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

40.440.483.378

27.862.367.544

12.578.115.833

I

Đào tạo dài hạn

 

 

 

9.378.450.000

6.564.915.000

2.813.535.000

1

Đào tạo dài hạn ờ nước ngoài (thạc sĩ, tiến sĩ)

cán bộ

8

1.172.306.250

9.378.450.000

6.564.915.000

2.813.535.000

II

Đào tạo ngắn hạn

 

 

 

25.898.430.600

17.682.930.600

8.215.500.000

1

Đào tạo nghề lao động nông nghiệp nông thôn

 

 

 

6.095.325.600

6.095.325.600

0

1.1

Đào tạo lao động nghề nông thôn

người

2.600

2.344.356

6.095.325.600

6.095.325.600

0

2

Đào tạo nâng cao

 

 

 

19.803.105.000

11.587.605.000

8.215.500.000

2.1

Đào tạo theo chuyên đề

 

 

 

1.168.105.000

1.168.105.000

0

2.1.1

Chăn nuôi

 

 

 

379.685.000

379.685.000

0

2.1.1.1

Nuôi bò sữa theo hướng Công nghệ cao (20 học viên/lớp)

lớp

1

195.565.000

195.565.000

195.565.000

0

2.1.1.2

Nuôi bò thịt theo hướng CNC (20 học viên/lớp)

lớp

1

131.620.000

131.620.000

131.620.000

0

2.1.1.3

Chăn nuôi heo theo hướng CNC

lớp

1

52.500.000

52.500.000

52.500.000

0

2.1.2

Trồng trọt

 

 

 

580.940.000

580.940.000

0

2.1.2.1

Cấu trúc nhà kính, nhà lưới; Hệ thống tưới, kiểm soát khí hậu trong nhà kính (20 học viên/lớp)

lớp

1

135.000.000

135.000.000

135.000.000

0

2.1.2.2

Phòng trừ sâu hại, bệnh hại; IPM trong nhà kính, nhà lưới (20 học viên/lớp)

lớp

1

170.470.000

170.470.000

170.470.000

0

2.1.2.3

Quy trình trồng cà chua, dưa leo, dưa lưới và xà lách thủy canh (20 học viên/lớp)

lớp

1

52.500.000

52.500.000

52.500.000

0

2.1.2.4

Quy trình sản xuất hoa ứng dụng Công nghệ cao (20 học viên/lớp)

lớp

1

52.500.000

52.500.000

52.500.000

0

2.1.2.5

Chương trình rau an toàn (20 học viên/lớp)

lớp

1

170.470.000

170.470.000

170.470.000

0

2.1.3

Thủy sản

 

 

 

207.480.000

207.480.000

0

2.1.3.1

Nuôi cá cảnh, tôm và nhuyển thể ứng dụng công nghệ cao (20 học viên/lớp)

lớp

3

52.500.000

157.500.000

157.500.000

0

2.1.3.2

Mô hình sản xuất cá cảnh theo công nghệ lọc nước tuần hoàn bằng bể lọc sinh học (20 học viên/lớp)

lớp

1

24.990.000

24.990.000

24.990.000

0

2.1.3.3

Mô hình nuôi tôm sạch theo công nghệ lọc nước tuần hoàn bằng bể lọc sinh học (20 học viên/lớp)

lớp

1

24.990.000

24.990.000

24.990.000

0

2.2

Đào tạo Doanh nghiệp (10 - 15 học viên/lớp)

lớp

20

187.500.000

3.750.000.000

0

3.750.000.000

2.3

Đào tạo ngắn hạn ở ngoài nước (1 -3 tháng/lượt)

lượt CB

50

172.200.000

8.610.000.000

6.027.000.000

2.583.000.000

2.4

Đào tạo ngắn hạn ở trong nước (1-3 tháng/lượt)

lượt CB

50

5.500.000

275.000.000

192.500.000

82.500.000

2.5

Lớp đào tạo liên kết quốc tế (15 - 20 học viên/lớp)

lớp

15

400.000.000

6.000.000.000

4.200.000.000

1.800.000.000

III

Tham quan, Hội thảo - Hội nghị

 

 

 

5.163.602.778

3.614.521.944

1.549.080.833

1

Tham dự Hội thảo - Hội nghị trong và ngoài nước (3-5 CB/đợt)

người

40

48.238.333

1.929.533.333

1.350.673.333

578.860.000

2

Tham quan học tập mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong và ngoài nước (5-10 CB/đợt)

người

100

32.340.694

3.234.069.444

2.263.848.611

970.220.833

TỔNG CỘNG (A+B)

 

57.547.305.898

42.024.618.814

15.522.687.083

(Làm tròn số)

 

57.547.000.000

42.024.000.000

15.523.000.000

 

PHÂN KỲ KINH PHÍ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

 

Nội dung

ĐVT

Slượng

Nguồn kinh phí

Năm 2017

Năm 2018

NS

Xã hội hóa

Slượng

NS

Xã hội hóa

Số lượng

NS

Xã hội hóa

I

Đào tạo dài hạn

 

 

14.488.601.250

4.923.686.250

 

0

0

 

3.461.843.125

0

1

Đào tạo dài hạn nước ngoài (thạc sĩ, tiến sĩ)

Người

14

11.488.601.250

4.923.686.250

0

0

0

3

2.461.843.125

1.055.075.625

2

Đào tạo dài hạn trong nước (thạc sĩ, tiến sĩ)

Người

6

3.000.000.000

0

 

0

0

2

1.000.000.000

 

II

Đào tạo ngắn hạn

 

 

23.921.495.620

9.049.920.000

 

0

0

1.512

8.599.000.403

3.920.519.573

1

Đào tạo lao động nghề nông thôn

 

 

10.386.910.620

0

0

 

0

1.200

2.666.875.734

0

1.1

Dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng

Người

1.800

3.600.000.000

0

0

0

0

500

1.000.000.000

0

1.2

Đào tạo lao động nghề nông thôn

Người

2.895

6.786.910.620

0

0

0

0

800

1.875.484.800

0

3

Đào tạo nâng cao

 

 

1.168.105.000

0

0

 

0

60

284.245.667

0

3.1

Chăn nuôi

Người

60

379.685.000

0

0

0

0

20

126.561.660

 

3.2

Trồng trọt

Người

100

580.940.000

0

0

0

20

116.188.000

0

3.3

Thủy sản

Người

100

207.480.000

0

0

0

0

20

41.496.000

0

4

Đào tạo Doanh nghiệp (10- 15 học viên/lớp)

Người

300

0

3.750.000.000

0

 

0

80

0

1.000.000.000

5

Đào tạo ngn hạn ở ngoài nước (1 - 3 tháng/lượt)

ợt CB

62

7.473.480.000

3.202.920.000

0

 

0

12

1.446.480.000

619.920.000

6

Đào tạo ngắn hạn ở trong nước (1 - 3 tháng/lượt)

Lượt CB

180

693.000.000

297.000.000

0

0

0

60

231.000.000

99.000.000

7

Lớp đào tạo liên kết quốc tế (15 - 20 học viên/lớp)

Người

300

4.200.000.000

1.800.000.000

0

0

0

100

599.600.000.000

600.000.000

III

Tham quan, Hội thảo - Hội nghị

 

 

3.614.521.945

1.549.080.833

 

 

 

 

1.151.890.250

493.667.250

1

Tham dự Hội thảo - Hội nghị trong và ngoài nước (3-5 CB/đợt)

Người

40

1.350.673.333

578.860.000

 

0

0

14

472.735.667

202.601.000

2

Tham quan học tập mô hình Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong và ngoài nước (5 - 10 CB/đợt)

Người

100

2.263.848.611

970.220.833

0

0

0

30

679.154.583

291.066.250

TNG CỘNG (I+II+III)

42.024.618.814

15.522.687.083

 

-

-

 

13.212.733.778

4.414.186.823

 

PHÂN KỲ KINH PHÍ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP (TIẾP THEO)

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Nguồn kinh phí

Năm 2019

Năm 2020

NS

Xã hội hóa

Số lượng

NS

Xã hội hóa

Số lượng

NS

Xã hội hóa

I

Đào tạo dài hạn

 

 

21.627.818.000

0

 

4.282.457.500

1.406.767.500

 

6.744.300.625

2.461.843.125

1

Đào tạo dài hạn nước ngoài (TS)

Cán bộ

14

18.627.818.000

0

4

3.282.457.500

1.406.767.500

7

5.744.300.625

2.461.843.125

2

Đào tạo dài hạn trong nước (TS)

Cán bộ

6

3.000.000.000

0

2

1.000.000.000

 

2

1.000.000.000

 

II

Đào tạo ngắn hạn

 

 

33.730.240.800

14.503.668.200

1.980

8.028.085.667

2.982.200.000

2.205

9.656.199.487

3.748.800.000

1

Đào tạo lao động nghề nông thôn

 

 

10.386.910.000

0

1.600

3.544.356.000

0

1.795

3.967.069.820

0

1.1

Dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng

Người

1.800

3.600.000.000

0

600

1.200.000.000

0

700

1.400.000.000

0

1.2

Đào tạo lao động nghề nông thôn

Người

2.895

6.786.910.000

0

1000

2.344.356.000

0

1.095

2.567.069.820

0

2

Đào tạo nâng cao

 

 

1.168.105.000

0

100

441.929.667

0

100

441.929.667

0

2.1

Chăn nuôi

Người

60

379.685.000

0

20

126.561.667

0

20

126.561.667

0

2 2

Trồng trọt

Người

100

580.940.000

0

40

232.376.000

0

40

232.376.000

0

2.3

Thủy sản

Người

100

207.480.000

0

40

82.992.000

0

40

82.992.000

0

3

Đào tạo Doanh nghiệp (10-15 học viên/lớp)

Người

300

0

5.000.000.000

100

0

1.250.000.000

120

0

1.500.000.000

4

Đào tạo ngắn hạn ở ngoài nước (1-3 tháng/lượt)

Lượt CB

62

7.473.480.000

3.202.920.000

20

2.410.800.000

1.033.200.000

30

3.616.200.000

1.549.800.000

5

Đào tạo ngắn hạn ở trong nước (1-3 tháng/lượt)

Lượt CB

180

693.000.000

297.000.000

60

231.000.000

99.000.000

60

231.000.000

99.000.000

6

Lớp đào tạo liên kết quốc tế (15 - 20 học viên/lớp)

Người

300

4.200.000.000

1.800.000.000

100

1.400.000.000

600.000.000

100

1.400.000.000

600000000

III

Tham quan, Hội thảo - Hội nghị

 

 

3.614.521.945

1.549.080.833

 

1.378.275.111

590.689.33 3

 

1.084.356.583

464.724.250

1

Tham dự Hội thảo - Hội nghị trong và ngoài nước (3-5 CB/đợt)

Người

40

1.350.673.333

578.860.000

14

472.735.667

202.601.00 0

12

405.202.000

173.658.000

2

Tham quan học tập mô hình ứng dụng NN. CNC trong và ngoài nước (5-10 CB/đợt)

Người

100

2.263.848.611

970.220.833

40

905.539.445

388.088.33 3

30

679.154.583

291.066.250

TỔNG CỘNG (I+II+III)

42.024.618.814

15.522.687.083

 

13.688.818.278

4.979.656.833

 

17.484.856.695

6.675.367.375

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 6160/QĐ-UBND ngày 22/11/2017 về phê duyệt Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.030

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.93.34
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!