ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 53/2014/QĐ-UBND
|
Vĩnh Yên, ngày
06 tháng 11 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN
LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC HỖ TRỢ KINH PHÍ DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP
NGHỀ; BỔ TÚC VĂN HÓA + NGHỀ THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 37/2011/NQ-HĐND NGÀY 19/12/2011
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/
2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày
19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách hỗ trợ dạy
nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 112/TTr-SLĐTBXH ngày 25/9/2014 và kết quả
thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 100/BC-STP ngày 08/8/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, tổ chức
thực hiện việc hỗ trợ kinh phí dạy nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề, bổ
túc văn hóa + nghề theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều
2. Quyết định
này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số
19/2012/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều
3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban,
Ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các
đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Chí Giang
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC HỖ TRỢ KINH PHÍ DẠY NGHỀ
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP NGHỀ, BỔ TÚC VĂN HÓA + NGHỀ THEO NGHỊ QUYẾT SỐ
37/2011/NQ-HĐND NGÀY 19/12/2011 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2014/QĐ-UBND Ngày 06 tháng 11 năm 2014 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định về đối
tượng, nguyên tắc, nội dung và mức hỗ trợ; phương thức cấp phát, quyết toán
kinh phí hỗ trợ; Công tác quản lý dạy và học nghề trình độ cao đẳng nghề, trung
cấp nghề, bổ túc văn hóa + nghề trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số
37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Quy định này chỉ áp dụng với các đơn vị, tổ
chức tham gia dạy nghề trên địa bàn tỉnh và cá nhân là người Vĩnh Phúc học nghề
trong và ngoài tỉnh.
3. Việc hỗ trợ kinh phí học nghề và quản lý dạy
nghề trình độ cao đẳng nghề (bao gồm cả liên thông cao đẳng nghề), trung cấp
nghề, bổ túc văn hóa + nghề phải tuân theo Quy định này và các quy định của
pháp luật liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú tại
Vĩnh Phúc từ 6 tháng trở lên và hiện đang sinh sống tại Vĩnh Phúc học cao đẳng
nghề, trung cấp nghề, bổ túc văn hoá + nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn
tỉnh.
2. Học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú tại
Vĩnh Phúc từ 6 tháng trở lên đã tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ
thông tại một trường của tỉnh đang học cao đẳng nghề, trung cấp nghề tại một cơ
sở đào tạo nghề ngoài tỉnh.
3. Thời gian áp dụng: Từ thời điểm quyết định có
hiệu lực đến hết 31/12/2015.
Điều 3. Nguyên tắc, thời
gian hỗ trợ
1. Đúng đối tượng, trình tự, thủ tục quy định và
trong kế hoạch được giao.
2. Người được hưởng hỗ trợ học nghề trình độ cao
đẳng nghề, trung cấp nghề, bổ túc văn hóa nghề chỉ được hỗ trợ một lần theo Quy
định này.
3. Người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính
sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được hỗ trợ theo Quy định này, riêng
người đang được hưởng chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học nghề
theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị
định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ nếu có mức ưu đãi thấp hơn mức
ưu đãi của Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND tỉnh thì được chuyển sang chính sách hỗ
trợ của Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND tỉnh.
4. Chỉ hỗ trợ đối với các lớp hệ cao đẳng nghề,
trung cấp nghề bổ túc văn hoá + nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh
khi:
a) Nằm trong kế hoạch do đơn vị dạy nghề xây dựng
và được Sở Lao động – TB&XH phê duyệt.
b) Có không quá 35 học sinh/lớp học.
5. Người học nghề được hỗ trợ theo Quy định này
phải đóng học phí theo quy định hiện hành.
6. Thời gian hỗ trợ: Theo thời gian thực học
nhưng không quá 30 tháng đối với cao đẳng nghề, bổ túc văn hoá + nghề; không
quá 20 tháng đối với trung cấp nghề.
7. Việc cấp phát và chi trả kinh phí hỗ trợ học
nghề được cấp đủ theo năm học: tối đa 10 tháng/năm và được cấp làm 2 lần/năm (lần
đầu khi kết thúc học kỳ 1, lần 2 khi kết thúc năm học). Trường hợp người học tự
ý nghỉ học, bỏ học, hoặc bị buộc thôi học thì không được hỗ trợ kinh phí của kỳ
học đó.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Mức và các nghề được
hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ mua sách vở,
đồ dùng học tập trình độ cao đẳng nghề:
- Hỗ trợ chi phí học tập: 400.000 đồng/người/tháng.
- Hỗ trợ mua sách vở, đồ dùng học tập: Học sinh diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thuộc
hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp được hỗ trợ 100.000 đồng/tháng.
b) Hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ
mua sách vở, đồ dùng học tập trình độ trung cấp nghề:
- Hỗ trợ chi phí học tập: 350.000
đồng/tháng.
- Hỗ trợ mua sách vở, đồ dùng học
tập: Học sinh diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thuộc
hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp được hỗ trợ 100.000 đồng/tháng.
c) Hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ
mua sách vở, đồ dùng học tập trình độ bổ túc văn hóa + nghề:
- Hỗ trợ chi phí học tập: 350.000
đồng/tháng.
- Hỗ trợ mua sách vở, đồ dùng học
tập: 100.000 đồng/tháng.
2. Các nghề được hỗ trợ: Căn
cứ vào danh mục nghề quy định của Bộ Lao động-TB&XH và căn cứ vào tình hình
thực tiễn công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh, UBND
tỉnh quy định cụ thể các nghề được hỗ trợ trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề
tại biểu kèm theo Quy định này (Biểu số 01- Danh
mục nghề được hỗ trợ trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề).
3. Hàng năm, UBND tỉnh thực hiện điều chỉnh, bổ
sung danh mục nghề được hỗ trợ khi đã có đầy đủ căn cứ.
Điều 5. Thành phần hồ sơ và
thời gian của thủ tục hỗ trợ kinh phí cho người học nghề trình độ cao đẳng,
trung cấp nghề, bổ túc văn hóa + nghề
1. Chậm nhất 10 ngày sau khi kết
thúc học kỳ, người học nghề lập 02 (bộ) hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí gửi cơ sở
dạy nghề (đối với người học nghề trong tỉnh) hoặc sở Giáo dục và Đào tạo (đối với
người học nghề ngoài tỉnh), thành phần hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí học
nghề trình độ cao đẳng trung cấp nghề, bổ túc văn hóa + nghề theo mẫu số
01/CĐ-TC-BTVHN;
b) Bảng điểm kết thúc học kỳ;
c) Đối với các trường hợp ưu tiên,
cần có một trong các giấy tờ sau:
- Người học
nghề thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng: Có giấy xác nhận của Phòng
Lao động -Thương binh và Xã hội cấp huyện.
- Người học
nghề thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo: Có bản sao chứng thực giấy chứng nhận
hộ nghèo (hoặc bản phô tô kèm theo bản gốc để đối chiếu) của Sở Lao động-TB&XH
hoặc có giấy xác nhận hộ cận nghèo của UBND cấp xã.
- Người học
nghề là người dân tộc thiểu số: Có bản sao giấy khai sinh;
- Người học
nghề là người tàn tật có Biên bản giám định khả năng lao động của Hội đồng
Giám định y khoa hoặc giấy xác nhận đối tượng đang hưởng chế độ trợ cấp người
tàn tật của Phòng Lao động-TB&XH cấp huyện;
- Người học nghề thuộc diện bị Nhà nước thu hồi
đất theo quy định tại Điều 20, Điều 21 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014; Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP có bản sao chứng thực Quyết
định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền;
d) Đối với trường hợp người học nghề đang được
hưởng chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học nghề theo Nghị định số
49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2013 nếu muốn chuyển sang chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số
37/2011/NQ-HĐND tỉnh phải có: Đơn đề nghị chuyển chính sách hỗ trợ có xác nhận
của cơ sở đào tạo (với người học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập),
hoặc có xác nhận của Phòng Lao động-TB&XH cấp huyện (với người học nghề tại
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập) về thời điểm ngừng cấp hỗ trợ
theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP chuyển sang hỗ trợ theo Nghị quyết số
37/2011/NQ-HĐND.
e. Đối với trường hợp đề nghị hỗ trợ những lần
sau, hồ sơ gồm có: Bảng điểm kết thúc học kỳ; Bổ sung đầy
đủ giấy tờ đối với những học viên thay đổi đối tượng ưu tiên.
2. Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ
sơ đề nghị hỗ trợ. Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ
kinh phí học nghề, gửi công văn kèm theo toàn bộ hồ sơ, danh sách
đề nghị hỗ trợ kinh phí học nghề theo mẫu số 02/CĐ-TC-BTVHN về Sở Lao động
– TB&XH, hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy
định đơn vị dạy nghề hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo phải hướng
dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho người học;
3. Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày
nhận công văn kèm theo toàn bộ hồ sơ, danh sách đề nghị hỗ trợ kinh phí
học nghề của cơ sở dạy nghề (hoặc người học nghề ngoài tỉnh), Sở
Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Sở
Giáo dục và Đào tạo phải tổ chức thẩm định.
4. Trong vòng 05 ngày kể từ ngày kết
thúc thẩm định, Sở Lao động – TB&XH, Sở Giáo dục và Đào tạo gửi công văn
công văn đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ kèm theo các biên bản thẩm định về Sở Tài
chính.
5. Sở Tài chính: Trong vòng 05
ngày kể từ ngày nhận được công văn đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ kèm theo các
biên bản thẩm định của Sở Lao động – TB&XH hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh ra quyết định cấp kinh phí.
6. Trong vòng 10 ngày, sau khi nhận
được tờ trình đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ kinh phí học nghề của Sở Tài chính,
UBND tỉnh Vĩnh Phúc xem xét, quyết định cấp kinh phí.
7. Trong vòng 05 ngày kể từ ngày
có quyết định cấp kinh phí của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Tài
chính chuyển kinh phí về Sở Lao động – TB&XH hoặc
Sở Giáo dục và Đào tạo để thực hiện nhiệm vụ chi trả.
8. Trong vòng
05 ngày kể từ khi nhận được kinh phí hỗ trợ, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển
kinh phí về đơn vị để đơn vị thực hiện nhiệm vụ chi trả
cho người học;
- Sở Lao động - TB&XH chịu
trách nhiệm quản lý, tổ chức thẩm định và chuyển kinh
phí hỗ trợ cho đối tượng học sinh-sinh viên học nghề về các
trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề (Biểu số 02);
- Sở Giáo dục và Đào tạo chịu
trách nhiệm quản lý, tổ chức thẩm định và chuyển kinh phí
hỗ trợ cho đối tượng học sinh-sinh viên học nghề về các
trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (Biểu số 03); thẩm định và chi trả kinh phí hỗ
trợ cho đối tượng học sinh-sinh viên học nghề ngoài tỉnh.
9. Cơ sở dạy nghề: Chậm nhất 05
ngày sau khi nhận được kinh phí, lập bảng thanh toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo
mẫu số 03/CĐ-TC-BTVHN và tổ chức chi trả trực tiếp cho đối tượng học
sinh-sinh viên.
10. Sở Lao động -Thương binh và Xã hội (hoặc Sở Giáo dục
và Đào tạo) xây dựng kế hoạch thẩm định, tổ chức việc thẩm
định hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí của các đơn vị 2 lần/năm
vào thời điểm kết thúc học kỳ 1 và học kỳ 2. Trong đó, nội dung
thẩm định gồm: Đơn của người học, các giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên,
danh sách người học nghề theo báo cáo mở lớp, danh sách học viên đề nghị cấp
kinh phí hỗ trợ học nghề, bảng điểm kết thúc học kỳ…
11. Thời gian của thủ tục hỗ trợ
kinh phí cho người học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề, bổ túc văn hóa +
nghề: 70 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Chương III
TRÁCH NHIỆM VÀ
QUAN HỆ PHỐI HỢP CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH
Điều 6. Trách
nhiệm của các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện
1. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội:
a) Hàng năm, chủ trì tổng hợp kế
hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp, bổ túc
văn hóa+nghề của Sở Giáo dục & Đào tạo, UBND cấp huyện. Chủ trì, phối hợp với
Sở Tài chính và Sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định, xây dựng kế hoạch chung của
tỉnh, hoàn thành trước 30/6 hàng năm trình UBND tỉnh quyết định.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết
việc thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh.
c) Chỉ đạo các trường cao đẳng nghề,
trung cấp nghề thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ quy định của tỉnh.
d) Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh
về việc chi trả kinh phí hỗ trợ học nghề cho người học đảm bảo kịp thời, đúng đối
tượng; Quyết toán với Sở Tài chính theo quy định.
2. Sở Tài chính:
a) Hướng dẫn các sở, cơ quan cấp sở
và UBND cấp huyện xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ học nghề hàng năm.
b) Phối hợp với Sở Lao động-TB&XH,
Sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định kế hoạch và dự toán dạy nghề hàng năm của
UBND cấp huyện, các sở và cơ quan cấp sở; xây dựng kế hoạch chung trình UBND tỉnh
phê duyệt.
c) Cấp phát, hướng dẫn và thanh
quyết toán kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị theo các quy định hiện hành.
3. Sở Kế hoạch & Đầu tư:
Phối hợp với Sở Lao động-TB&XH,
Sở Tài chính tổng hợp, thẩm định kế hoạch và dự toán dạy nghề hàng năm của UBND
cấp huyện, các sở và cơ quan cấp sở; Cân đối kế hoạch, cân đối nguồn; trình
UBND tỉnh phê duyệt.
4. Sở Giáo dục & Đào tạo:
a) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đào
tạo thuộc ngành quản lý làm tốt nhiệm vụ phân luồng học sinh sau THCS, THPT.
b) Chỉ đạo các trường cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục có tham gia dạy nghề thực hiện tốt
các yêu cầu, nhiệm vụ quy định của tỉnh.
c) Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh
về việc chi trả kinh phí hỗ trợ học nghề cho người học đảm bảo kịp thời, đúng đối
tượng; Quyết toán với Sở Tài chính theo quy định.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo,
Phòng Lao động-TB&XH rà soát, xây dựng kế hoạch dạy nghề trình độ cao đẳng,
trung cấp, bổ túc văn hóa + nghề của huyện.
b) Phối hợp với Sở Lao động-TB&XH
tổ chức thanh tra, kiểm tra, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện việc chi trả
kinh phí hỗ trợ báo cáo Ban chỉ đạo cấp tỉnh.
c) Chỉ đạo UBND cấp xã: Tuyên truyền,
phổ biến các chính sách hỗ trợ học nghề của tỉnh cho nhân dân trên địa bàn. Xác
nhận đơn đề nghị hỗ trợ đúng đối tượng, chỉ xác nhận đơn một lần cho một người
học nghề.
Điều 7. Trách
nhiệm của các cơ sở dạy nghề
1. Hàng năm, xây dựng kế hoạch dạy
nghề và giải quyết việc làm, đăng ký Sở Lao động – TB&XH để phê duyệt. Phối
hợp với các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền, hướng nghiệp cho
học sinh đạt chỉ tiêu và kết quả tốt trong phân luồng.
2. Tiếp nhận hồ
sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí của người học nghề, gửi công văn đề nghị kèm theo
toàn bộ hồ sơ, danh sách đề nghị hỗ trợ kinh phí học nghề
đảm bảo thời gian theo quy định.
3. Quyết toán với Sở Lao động –
TB&XH (hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo) sau khi kết thúc đợt chi trả theo đúng
quy định hiện hành.
4. Tổ chức dạy nghề theo đúng các
quy định hiện hành của pháp luật về Dạy nghề.
6. Phổ biến các chính sách hỗ trợ
học nghề của tỉnh cho người học; Hướng dẫn người học lập hồ sơ hỗ trợ học nghề,
chi trả kịp thời, đúng đối tượng.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Chế độ
thông tin, báo cáo
Định kỳ tháng 6 và tháng 12 hàng
năm, UBND cấp huyện, các sở và cơ quan cấp sở được giao nhiệm vụ cụ thể theo
Quy định này tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao báo cáo
Ban chỉ đạo cấp tỉnh (Sở Lao động-TB&XH) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và
Bộ Lao động - TB&XH.
Điều 9. Điều
khoản thi hành
1. Các văn bản dẫn chiếu để áp dụng
trong Quy định này nếu được sửa đổi, bổ sung hay thay thế thì sẽ được dẫn chiếu
áp dụng theo các văn bản thay thế cụ thể.
2. Các tổ chức, cá nhân cố ý làm
trái Quy định này để hưởng lợi sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành của pháp
luật.
3. Các Sở, Ban, Ngành; Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị,
tổ chức liên quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và phối
hợp thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản
ánh kịp thời về Ban chỉ đạo cấp tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét,
quyết định./.
Biểu số
01
DANH MỤC NGHỀ ĐƯỢC HỖ TRỢ TRÌNH ĐỘ CAO
ĐẲNG NGHỀ, TRUNG CẤP NGHỀ
(Theo
danh mục nghề của Bộ Lao động - TB&XH)
(Ban
hành kèm theo Quyết định số:53./2014/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2014 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc)
STT
|
Tên nghề
|
Trình độ đào tạo
|
Ghi chú
|
Cao đẳng nghề
|
Trung cấp nghề
|
I
|
Nhóm nghề Nông, lâm, thủy sản
|
|
|
|
1
|
Bảo vệ thực vật
|
|
x
|
|
2
|
Chăn nuôi gia súc gia cầm
|
|
x
|
|
3
|
Thú y
|
|
x
|
|
II
|
Nhóm nghề CN - XD
|
|
|
|
1
|
Cấp, thoát nước
|
x
|
x
|
|
2
|
Bê tông
|
|
x
|
|
3
|
Cốt thép - hàn
|
|
x
|
|
4
|
Cốt pha - Giàn giáo
|
|
x
|
|
5
|
Gia công kết cấu thép
|
x
|
x
|
|
6
|
Kỹ thuật xây dựng
|
x
|
x
|
|
7
|
Mộc xây dựng, cốp pha-giàn giáo
|
|
x
|
|
8
|
Sản xuất gạch Ceramic
|
|
x
|
|
9
|
Nề - Hoàn thiện
|
|
x
|
|
10
|
Sản xuất gạch Granit
|
|
x
|
|
11
|
Sản xuất gốm xứ xây dựng
|
|
x
|
|
12
|
Sản xuất xi măng
|
|
x
|
|
13
|
Sản xuất vật liệu chịu lửa
|
|
x
|
|
14
|
Sản xuất vật liệu xây dựng
|
|
x
|
|
15
|
Trắc đạc công trình
|
|
x
|
|
16
|
Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò
|
|
x
|
|
17
|
Khoan thăm dò địa chất
|
x
|
x
|
|
18
|
Cắt gọt kim loại
|
x
|
x
|
|
19
|
Công nghệ ô tô
|
x
|
x
|
|
20
|
Hàn
|
x
|
x
|
|
21
|
Kỹ thuật máy nông nghiệp
|
|
x
|
|
22
|
Vận hành máy nông nghiệp
|
|
x
|
|
23
|
Lắp đặt thiết bị cơ khí
|
x
|
x
|
|
24
|
Nguội
|
|
x
|
|
25
|
Nguội sửa chữa máy công cụ
|
x
|
x
|
|
26
|
Tiện
|
|
x
|
|
27
|
Sửa chữa máy thi công xây dựng
|
x
|
x
|
|
28
|
Sửa chữa thiết bị may
|
|
x
|
|
29
|
Vận hành cần, cầu trục
|
|
x
|
|
30
|
Vận hành máy thi công nền
|
|
x
|
|
31
|
Vận hành nhà máy thủy điện
|
|
x
|
|
32
|
Vận hành máy xây dựng
|
|
x
|
|
33
|
Vận hành máy xúc
|
|
x
|
|
34
|
Vận hành sửa chữa trạm bơm điện
|
|
x
|
|
35
|
Xếp, dỡ cơ giới tổng hợp
|
|
x
|
|
36
|
Cơ điện nông thôn
|
|
x
|
|
37
|
Cơ điện tử
|
x
|
x
|
|
38
|
Điện công nghiệp
|
x
|
x
|
|
39
|
Điện dân dụng
|
x
|
x
|
|
40
|
Điện tử công nghiệp
|
x
|
x
|
|
41
|
Điện tử dân dụng
|
x
|
x
|
|
42
|
Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công
nghiệp
|
x
|
x
|
|
43
|
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
|
x
|
x
|
|
44
|
Công nghệ thông tin ( Ứng dụng phần mềm)
|
x
|
|
|
45
|
Kế toán doanh nghiệp
|
x
|
x
|
|
III
|
Nhóm nghề dịch vụ
|
|
|
|
1
|
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính
|
x
|
x
|
|
2
|
Dịch vụ nhà hàng
|
|
x
|
|
3
|
Hướng dẫn du lịch
|
|
x
|
|
4
|
Kỹ thuật chế biến món ăn
|
|
x
|
|
5
|
May thời trang (May công
nghiệp, May và TK thời trang)
|
|
x
|
|
6
|
Quản trị lữ hành
|
|
x
|
|
7
|
Nghiệp vụ lễ tân
|
|
x
|
|
8
|
Dịch vụ chăm sóc gia đình
|
|
x
|
|
9
|
Quản trị mạng máy tính
|
x
|
|
|
Biểu số
02
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG DO SỞ LAO ĐỘNG – TB&XH CẤP
KINH PHÍ HỖ TRỢ HỌC NGHỀ
(Ban hành kèm theo
Quyết định số:53./2014/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc)
STT
|
TÊN TRƯỜNG
|
GHI CHÚ
|
1
|
Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Vĩnh Phúc
|
|
2
|
Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp
|
|
3
|
Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1
|
|
4
|
Trường Cao đẳng nghề số 2 – BQP
|
|
5
|
Trường Cao đẳng nghề số 11 – BQP
|
|
6
|
Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật xây dựng và Nghiệp
vụ
|
|
Mẫu số 01/CĐ-TC-BTVHN
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP KINH PHÍ HỖ TRỢ HỌC NGHỀ TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP NGHỀ; BTVH+NGHỀ
Kính gửi:
|
- ………………………………………………..(1)
- Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)……….
- ………………………………………………..(2)
|
Tên tôi là: …………………………….(3)
Sinh ngày …………tháng
………….năm………(4)
Nơi
sinh:………………………………………………………………(5)
Hộ khẩu thường
trú:……………………………………………………(6)
Số giấy CMND:………… ngày cấp………./……/……..nơi cấp……..(7)
Thuộc hộ ông (bà):……………………………………………………..(8)
Thuộc đối tượng:…………………………………………………………(9
Giấy chứng nhận:…………………………..số……………………………
Cấp ngày:………………..nơi cấp……………………………………(10)
Hiện đang theo học tại lớp:…………..thuộc hệ đào tạo…………………
Năm thứ……………………………….nghề…………………………(11)
Thời gian đào tạo của khóa học:………………..(12), từ
ngày…………..
đến ngày……………..
Tại……………………………………………………………………..(2)
Căn cứ Quyết định …../……/QĐ-UBND ngày …./…./2014
của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, tôi làm đơn này đề nghị được cấp kinh phí hỗ trợ học
nghề theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND.
Tôi xin cam đoan những thông tin trên đây là
đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của
pháp luật.
Ngày….tháng….năm…….
XÁC NHẬN CỦA
ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO NGHỀ
(Ký tên, đóng dấu)
|
Ngày….tháng….năm…….
XÁC NHẬN CỦA
UBND
XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ký tên, đóng dấu)
|
Ngày….tháng….năm…..
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký tên, đóng dấu)
|
Xác nhận của Xác nhận của Phòng Lao động –
TB&XH cấp huyện hoặc cơ sở đào tạo(13):
Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện…………………………………….
Cơ sở đào tạo:…………………………………………………………….
xác nhận:
Anh (chị):……………………………………………………………….
Sinh ngày:…………tháng…………năm…………..
Địa chỉ thường trú……………………………………………………
Hiện đang theo học tại:………………………………………
Đã được hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số
49/20120/NĐ-CP ngày 15/5/2010 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 sửa
đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của
Chính phủ từ tháng…..năm …đến tháng…………..năm……….tổng số tháng đã hưởng hỗ trợ
là:……….tháng.
Thời điểm đề nghị chuyển sang hưởng hỗ trợ học
nghề theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND: Từ tháng……….năm……
|
……ngày…………….tháng……..năm……….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
- Nếu người học nghề chưa được hỗ trợ chi phí học
tập theo Nghị quyết số 49/2010/NĐ-CP ngày 15/5/2010 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP
ngày 15/7/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 49/2010/NĐ-CP thì
không cần xin xác nhận mục (13).
- UBND cấp xã chỉ xác nhận đơn cho người học một
lần theo quy định.
Hướng dẫn ghi Mẫu số 01/CĐ-TC-BTVHN:
(1) Ghi Sở Lao động – TB&XH hoặc Sở Giáo dục
và Đào tạo
(2) Ghi rõ họ tên chính xác cơ sở dạy nghề (theo
dấu của đơn vị).
(3) Ghi rõ họ tên bằng chữ in
hoa.
(4) Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh bằng số. Nếu
không có ngày tháng thì gạch chéo (/) vào ô ngày và tháng.
(5), (6): Ghi đầy đủ, rõ ràng nguyên quán và hộ
khẩu thường trú (xã, huyện, tỉnh)
(7): Ghi rõ số giấy CMND, ngày cấp và nơi cấp.
(8) Ghi rõ tên chủ hộ.
(9) Ghi rõ thuộc đối tượng nào (ví dụ: hộ nghèo,
con thương binh, mất đất….)
(10) Ghi rõ loại giấy chứng nhận (ví dụ: hộ nghèo,
con thương binh, mất đất….), số của giấy chứng nhận, ngày cấp và cơ quan cấp giấy
chứng nhận.
(11) Ghi rõ, chính xác lớp học, hệ đào tạo (cao
đẳng, trung cấp, bổ túc văn hoá + nghề, bao gồm liên thông lên cao đẳng), năm học
và tên nghề.
(12) Ghi rõ số tháng thực học, thời gian khai giảng,
dự kiến bế giảng.
(13) Nếu người học nghề đã được hỗ trợ chi phí học
tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày
15/7/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 49/2010/NĐ-CP thì xin xác nhận mục (13) ở trang 2 mẫu số
01/CĐ-TC-BTVHN:
- Nếu người học nghề đã được hỗ trợ tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập thì phải xin xác nhận mục (13) ở trang 2 Mẫu
số 01/CĐ-TC-BTVHN tại Phòng Lao động – TB&XH.
- Nếu người học nghề đã được hỗ trợ tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp công lập thì phải xin xác nhận mục (13) ở trang 2 Mẫu số
01/CĐ-TC-BTVHN tại chính cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đó.
Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện, các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp công lập cần ghi rõ, đầy đủ, chính xác các thông tin theo
yêu cầu tại mục (13) ở trang 2 mẫu số 01/CĐ-TC-BTVHN.
Tổng số người đề nghị hỗ trợ:…….người; số tiền đề
nghị hỗ trợ…..đồng (bằng chữ……………)
Tổng số người đề nghị hỗ trợ:…….người; số tiền đề
nghị hỗ trợ…..đồng (bằng chữ……………)