BỘ
Y TẾ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
4959/2005/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2005
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY TRÌNH THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn
cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989;
Căn cứ Luật Thanh tra năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ qui định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của ông Chánh Thanh tra Bộ Y tế và ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y
tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này "Quy trình thanh tra
việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ y tế cơ sở”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Các ông/bà: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ
Pháp chế, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế,
Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này.
|
K.T
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Ngọc Trọng
|
QUY TRÌNH
THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ Y
TẾ CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4959/QĐ-BYT ngày 20 tháng 11 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
PHẦN I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
Quy trình này qui
định các bước tiến hành và nội dung thanh tra việc thực hiện chế độ chính sách
đối với cán bộ y tế cơ sở (các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn).
2. Cơ sở pháp lý khi tiến hành thanh tra việc thực hiện chế độ chính
sách đối với cán bộ y tế cơ sở
2.1. Luật Bảo vệ sức
khoẻ nhân dân năm 1989
2.2. Luật Thanh
tra năm 2004
2.3. Điều lệ Thanh
Nhà nước về Y tế ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/1/1991 của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
2.4. Nghị quyết số
46-NQ-TW ngày 23/02/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân
dân trong tình hình mới
2.5. Chỉ thị số
06/CT-TW ngày 22/01/2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc củng cố và hoàn
thiện mạng lưới y tế cơ sở
2.6 Nghị định số
01/2003/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 09/1/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995
2.7 Nghị định số
204/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán
bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trangv
2.8. Quyết định số
58/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 03/02/1994 Quy định một số vấn đề về tổ chức
và chế độ chính sách đối với Y tế cơ sở
2.9. Quyết định số
131/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 04/3/1995 sửa đổi một số điểm trong Quyết
định số 58/TTg ngày 03/02/1994 về tổ chức và chế độ chính sách đối với Y tế cơ
sở
2.10. Quyết định số
35/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 19/3/2001 về phê duyệt chiến lược
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010
2.11. Quyết định số
97/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/6/2001 về bổ sung chế độ phụ cấp
đối với công chức, viên chức ngành y tế
2.12. Quyết định số
182/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/10/2004 về việc tính thời gian
công tác để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ Y tế xã, phường
2.13. Quyết định của
Tổng Thanh tra Nhà nước số 1776/TTNN ngày 21/12/1996 về việc ban hành Qui chế
hoạt động của Đoàn Thanh tra
2.14. Các văn bản qui
định, hướng dẫn của Chính phủ, của các Bộ, ngành về chế độ chính sách đối với
cán bộ y tế cơ sở.
PHẦN II
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ
I. Quy trình
thanh tra
1. Chuẩn bị
thanh tra
1.1. Tiếp nhận thông tin từ các
nguồn
- Kế hoạch thanh
tra hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đơn thư phản ảnh,
khiếu nại, tố cáo của cán bộ y tế cơ sở hoặc của công dân;
- Từ các phương tiện
thông tin đại chúng (báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình....);
- Chỉ thị, chỉ đạo,
yêu cầu của cấp trên hoặc đề nghị của các cơ quan hữu quan.
1.2. Xử lý thông
tin
- Chọn lọc thông
tin;
- Phân tích thông
tin;
- Kiểm tra thông
tin.
1.3. Chuẩn bị cơ sở
pháp lý
1.3.1 Ban hành quyết
định thanh tra. Quyết định thanh tra phải ghi rõ:
- Căn cứ pháp lý để
thanh tra;
- Đối tượng, nội
dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
- Thời hạn tiến
hành thanh tra;
- Trưởng Đoàn
thanh tra và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.
1.3.2 Chuẩn bị các
văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực cần thanh tra; các căn cứ pháp lý cần sử
dụng cho cuộc thanh tra.
1.4. Xây dựng kế
hoạch thanh tra bao gồm các nội dung:
- Mục đích, yêu cầu
của cuộc thanh tra;
- Thời gian thanh
tra;
- Đối tượng thanh
tra;
- Nội dung (trọng
tâm, trọng điểm);
- Phương pháp tiến
hành;
- Phân công trách
nhiệm các thành viên;
- Các hồ sơ liên
quan;
- Cơ sở vật chất
phục vụ thanh tra;
- Chế độ thông tin
báo cáo và dự kiến thời hạn kết thúc cuộc thanh tra.
1.5. Tổ chức tập
huấn
- Quán triệt nội dung
quyết định thanh tra, kế hoạch thanh tra và phương pháp tiến hành cuộc thanh
tra;
- Các chế độ chính
sách, cơ chế quản lý các lĩnh vực liên quan đến nội dung thanh tra;
- Nội quy làm việc
của Đoàn thanh tra (Chế độ kỷ luật công tác về bảo mật, phát ngôn; việc giữ gìn
phẩm chất người cán bộ thanh tra; thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ trong
toàn Đoàn).
2. Tiến hành thanh tra
2.1. Công bố cơ sở
pháp lý
Đoàn Thanh tra tiến
hành công bố quyết định thanh tra hoặc xuất trình thẻ thanh tra viên khi tiến
hành thanh tra độc lập trước đối tượng thanh tra.
2.2. Kiểm tra cơ sở
pháp lý của đối tượng được thanh tra
- Quyết định thành lập Trạm y tế;
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của Trạm Y tế xã, phường;
- Người đại diện hợp pháp của đơn vị (Trạm trưởng Trạm y tế xã, phường);
- Danh sách cán bộ,
nhân viên (chính thức, hợp đồng);
- Chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mỗi cá nhân trong trạm y tế xã, phường.
2.3. Nêu yêu cầu
hoặc đề cương thanh tra để đối tượng thanh tra báo cáo theo các nội dung đã được
ghi trong quyết định thanh tra.
Nếu là thanh tra
theo kế hoạch, Đoàn thanh tra thông báo đề cương hoặc yêu cầu của đợt thanh tra
để đối tượng thanh tra chuẩn bị báo cáo và cung cấp đầy đủ hồ sơ khác có liên
quan đến cuộc thanh tra cho Đoàn thanh tra.
Nếu là thanh tra đột
xuất, thanh tra viên nêu các yêu cầu của cuộc thanh tra tại thời điểm thanh
tra, tại nơi thanh tra và đối tượng báo cáo giải trình ngay bằng lời hoặc bằng
văn bản. Đối với những nội dung phức tạp, Đoàn thanh tra có thể yêu cầu đối tượng
thanh tra gửi báo cáo giải trình sau.
2.4. Nghe báo cáo tường trình
Nghe đối tượng thanh tra báo cáo
tường trình theo đề cương và yêu cầu của Đoàn thanh tra. Báo cáo phải tập trung
vào nội dung thanh tra.
Đoàn thanh tra nêu các câu hỏi để
đối tượng thanh tra trả lời, giải trình, đối thoại.
Nội dung báo cáo hoặc giải
trình, trả lời câu hỏi là những tiêu chí được quy định tại nội dung thanh tra
cho từng loại hình.
Quá trình nghe báo cáo và trả lời
câu hỏi của đối tượng phải được ghi chép hoặc đánh giá theo quy đinh tại Nội
dung thanh tra.
2.5. Thu nhận, nghiên cứu, khai
thác hồ sơ
Đoàn thanh tra phải tiến hành kiểm
tra và thu thập ngay các hồ sơ liên quan như hồ sơ lý lịch cán bộ, bằng cấp, sổ
lương, bảo hiểm y tế và các tài liệu liên quan khác…, sau đó tiến hành nghiên cứu,
khai thác hồ sơ để xác định những yếu tố cần thiết cho quá trình thanh tra.
2.6. Thanh tra tại cơ sở.
2.7. Trưng cầu xác minh và
thực hiện các giải pháp cấp bách
Khi có khiếu nại, tố cáo về việc
vi phạm các chế độ chính sách gây hậu quả xấu đến đời sống kinh tế, tâm lý cán
bộ y tế cơ sở, gây mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ, Đoàn thanh tra cần trưng cầu
ý kiến của các cơ quan chức năng liên quan đến từng lĩnh vực (chế độ nâng bậc
lương, công tác phí, học phí, bằng cấp và các phụ cấp khác…) để xác định rõ
đúng, sai phục vụ quá trình thanh tra.
Thực hiện hoặc kiến nghị cấp có
thẩm quyền thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm hạn chế việc gây hậu quả xấu đến
đời sống kinh tế, tâm lý cán bộ y tế cơ sở, gây mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ tại
Trạm Y tế đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
3. Kết thúc cuộc thanh tra
3.1. Lập biên bản
thanh tra
Dựa trên nội dung
thanh tra, kết quả thanh tra, Đoàn Thanh tra tiến hành lập biên bản thanh tra, nêu
cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ
vi phạm (nếu có) và nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm; kiến nghị các biện pháp khắc phục, xử lý.
3.2. Báo cáo kết
quả thanh tra
Kết thúc thanh tra
tại cơ sở, Trưởng Đoàn thanh tra tiến hành lập báo cáo kết quả thanh tra gửi
cho người ra quyết định thanh tra theo qui định.
Báo cáo kết quả thanh tra phải
nêu được các nội dung:
- Kết luận cụ thể về từng nội
dung đã tiến hành thanh tra;
- Xác định tính chất, mức độ vi
phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
(nếu có);
- Ý kiến khác nhau giữa thành
viên Đoàn thanh tra với Trưởng Đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh
tra (nếu có);
- Các biện pháp xử lý theo thẩm
quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý;
- Trưởng đoàn
thanh tra hông báo dự thảo kết quả thanh tra cho lãnh đạo đơn vị được thanh tra
(nếu cần);
- Chậm nhất là 15
ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra Trưởng Đoàn thanh tra phải có văn bản
báo cáo kết quả thanh tra gửi tới người ra quyết định thanh tra. Trưởng Đoàn
thanh tra phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của
báo cáo kết quả thanh tra. Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn được gửi cho
Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp.
3.4. Kết luận
thanh tra
Trong thời hạn 15
ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh
tra phải ra kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra phải có các nội dung:
- Đánh giá việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra thuộc nội dung
thanh tra;
- Kết luận về nội
dung được thanh tra;
- Xác định rõ tính
chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm (nếu có);
- Các biện pháp xử
lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý.
Trong quá trình ra
văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng
Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra
giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận
thanh tra.
3.5. Công bố/gửi kết
luận thanh tra.
Người ra quyết định
thanh tra công bố công khai kết luận thanh tra hoặc gửi kết luận thanh tra cho
đối tượng thanh tra. Trường hợp cần thiết có thể uỷ quyền cho Trưởng Đoàn thanh
tra công bố kết luận thanh tra.
Kết luận thanh tra
được gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp và đối tượng thanh tra. Trường
hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì kết
luận thanh tra còn được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp.
3.6. Xem xét, xử
lý kết luận thanh tra
Trong thời hạn 15
ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
cùng cấp và người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét kết luận thanh
tra; xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật; áp dụng các
biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
4. Sau thanh tra
4.1.Theo dõi, giám
sát: Tổ chức kiểm tra việc chấp hành quyết định về xử lý, xử phạt hoặc các kiến
nghị của người ra quyết định thanh tra đối với đối tượng thanh tra và các tổ chức,
cá nhân có liên quan.
4.2. Phúc tra (nếu
cần).
4.3. Tổng hợp báo
cáo - lưu hồ sơ theo quy định
II. Nội dung
thanh tra
1.Thông
tin chung
1.1.Tên trạm y tế cơ sở;
1.2. Địa chỉ (xã, huyện, tỉnh, cần
nêu rõ là đồng bằng, trung du, miền núi, hải đảo…);
1.3. Số điện thoại;
1.4. Dân số toàn xã;
1.5. Họ và tên Trưởng trạm y tế;
2. Tổ chức
nhân lực
2.1. Danh sách trích ngang cán bộ,
nhân viên của Trạm y tế;
2.2. Danh sách trích ngang cán bộ
y tế thôn, bản;
2.3. Sơ đồ mạng lưới tổ chức y tế
ở cơ sở (tại Trạm y tế và Y tế thôn, bản…);
Kiểm tra hồ sơ từng chức danh:
Bác sỹ, Y sỹ, Y tá, Nữ hộ sinh, Hộ lý, chức danh khác…
3. Cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị và các điều kiện vệ sinh môi trường
3.1. Diện tích mặt bằng, tường
bao, đường nội bộ ( đường đất, bê tông, nhựa…);
3.2. Diện tích sử dụng so với tổng
diện tích;
3.3. Công trình xây dựng (nhà
mái bằng hay mái ngói, thời gian xây dựng, đã sửa chữa, xuống cấp…);
3.4. Tổng số giường bệnh
(kể cả giường sinh đẻ có kế hoạch…);
3.5. Công trình vệ sinh (nhà vệ
sinh, công trình cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải…);
3.6. Trang thiết bị, phương tiện
làm việc (máy móc, thiết bị y tế, thiết bị hành chính, mạng lưới điện, điện thoại,
xe cứu thương…).
4. Văn bản
pháp lý
4.1. Quyết định thành lập Trạm y
tế (chức năng, nhiệm vụ cụ thể);
4.2. Sổ lương;
4.3. Sổ Bảo hiểm xã hội;
4.4. Bằng cấp chuyên môn của từng
cán bộ, nhân viên;
4.5. Bảng phân công công tác,
đăng ký thi đua, lịch phân công trực…;
4.6. Các văn bản liên quan đến
chế độ chính sách đối với cán bộ y tế cơ sở (quyết định nâng bậc lương, quyết định
cử đi học, quyết định kỷ luật cán bộ...);
4.7. Các văn bản liên quan đến
quản lý tài chính (quy định thu một phần viện phí, miễn giảm viện phí…);
4.8. Các văn bản liên quan đến
chế độ làm việc (chế độ thường trực, nghỉ ốm, thai sản, gìơ làm việc trong
ngày, tuần…);
4.9. Các văn bản liên quan đến
quản lý đơn vị: sổ họp cơ quan, sổ giao ban, …;
4.10. Các văn bản liên quan đến việc
lĩnh hội các Chỉ thị, Nghị quyết, phân công nhiệm vụ của UBND các cấp và Ngành ở
địa phương đối với Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
5. Tổ chức
biên chế
TT
|
Chức
danh chuyên môn
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ %/ Tổng Số
|
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
|
- Bác sĩ:
+ Đa khoa
+ Chuyên khoa (nói rõ chuyên khoa gì)
+ Chính quy
+ Chuyên tu
+ Bác sỹ của cơ sở
+ Bác sỹ tuyến trên tăng cường
- Dược sỹ:
+ Đại học
+ Trung học
- Lương y
- Y sỹ:
+ Đa khoa
+ Chuyên khoa
- Y tá
+ Trung học
+ Y tá sơ học
- Nữ Hộ
sinh
+ Trung học
+ Nữ Hộ sinh sơ học
- Dược tá
- Hộ
lý
- Nhân viên
hợp đồng
+ Hợp đồng có thời hạn
+ Hợp đồng thời vụ
Thành phần
khác
|
………
………
………..
………..
………..
………..
………
……….
……….
……….
……….
……….
………
……….
……….
……….
……….
………
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
|
………
………
………
……….
……….
………..
………
………..
………..
……….
……….
……….
………
……….
………
……..
……….
……….
………
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
|
6. Chế độ làm việc tại trạm y tế
Thời gian
|
Bác sỹ
|
Y sỹ
ĐK
|
YS sản,
nhi
|
YS
YH
CT
|
Lg Y
|
YT
TH
|
NHS
sơ học
|
YT
sơ học
|
Dược tá
|
Ghi chú
|
Giờ/ ngày
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày/tuần
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trực đêm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Hoạt động tài chính
7.1. Nơi trả lương, phụ cấp:
Nơi trả lương
|
Biên chế
|
Hợp đồng
|
Tạm tuyển
|
TTYT huyện, quận, thị xã
|
|
|
|
UBND xã, phường
|
|
|
|
Tại Trạm Y tế
|
|
|
|
7.2. Nguồn kinh phí hoạt động và xây dựng cơ sở vật chất
hạ tầng:
Nội dung
|
Trung ương
|
Địa phương
|
Nguồn khác
|
Kinh phí hoạt động thường xuyên
|
|
|
|
Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng
|
|
|
|
Mua sắm, bổ sung trang thiết bị y tế,
hành chính
|
|
|
|
8. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và
chế độ chính sách đối với cán bộ y tế cơ sở:
TT
|
NỘI
DUNG
|
Có
|
Không
|
01
|
Thực
hiện nhiệm vụ tại Trạm Y tế xã, phường
- Xây dựng
kế hoạch tháng, quý, năm;
- Phát hiện,
báo cáo và xử lý dịch bệnh;
- Bảo vệ sức
khoẻ bà mẹ trẻ em và KHHGĐ;
- Sơ cấp cứu,
khám, chữa bệnh thông thường;
- Tham gia
khám tuyển NVQS, quản lý sức khoẻ;
- Xây dựng
vốn tủ thuốc;
- Xây dựng
vườn thuốc nam;
- Quản lý
các chỉ số sức khoẻ của nhân dân địa phương;
- Bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn cho y tế thôn, bản…
- Thực hiện
các nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu;
- Truyền
thông giáo dục sức khoẻ;
- Quản lý hành
nghề y tế tại địa phương.
|
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……......
|
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
|
02
|
Được phổ biến, học tập và thực hiện theo các văn bản
về chế độ chính sách đối với cán bộ Trạm Y tế xã, phường
- Chỉ thị
06 /TW ngày 22/01/2002
- QĐ 58/TTg ngày 03/02/1994
- QĐ 131/TTg ngày 04/03/1995
- Thông tư
số 08/TTLB ngày 20/04/1995
- Quyết định
số 182/2004/QĐ-TTg ngày 15/10/2004
- Các văn bản khác có liên quan
|
……….
……….
……….
……….
……….
……….
|
………
………
………
………
………
………
|
03
|
Việc thực
hiện chế độ lương đối với cán bộ Trạm Y tế xã, phường
- Được TTYT
cấp huyện trở lên trả lương
- Được cấp
xã trả lương
- Được trả
lương bằng tiền
- Được trả
lương bằng thóc
- Được trả
lương bằng các hình thức khác
- Được hưởng
lương theo ngạch bậc
- Được hưởng
lương theo quy định của tỉnh
- Được hưởng
lương theo quy định của huyện, xã
|
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
|
………
………
………
………
………
………
………
……...
|
04
|
Việc thực
hiện đào tạo cho cán bộ TYT xã, phường
- Được đào tạo bổ sung về chuyên môn
- Được học
tập về chính trị
- Được học
thêm về tin học
- Được học
thêm về ngoại ngữ
- Được tập
huấn về quản lý
|
……….
……….
……….
……….
……….
|
………
………
………
………
………
|
05
|
Việc thực
hiện một số chế độ, chính sách khác đối với cán bộ Trạm Y tế xã, phường
- Được nghỉ
ốm, thai sản
- Được hưởng
BHXH
- Được hưởng
BHYT
- Được hưởng
phụ cấp chức vụ
- Được hưởng
phụ cấp trách nhiệm
- Được hưởng
tiền trực
- Được hưởng
tiền độc hại
- Được hưởng
tiền làm thêm giờ
|
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
|
………
………
……...
………
………
………
………
………
|