Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 482/QĐ-TLĐ Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Đặng Ngọc Tùng
Ngày ban hành: 16/04/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 482/QĐ-TLĐ

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN

CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

- Căn cứ Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội X CĐVN; Nghị quyết số 03/NQ-TLĐ ngày 22/10/2004 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong tình hình mới;
- Căn cứ Quy chế số 161/2003/QĐ-TTg ngày 4/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ, về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Theo đề nghị của Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các Quy định trước đây trái với Quy chế này.

Điều 3: Các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn LĐVN, LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Các đ/c uỷ viện ĐCT;
- Đồng kính gửi:
- Bộ giáo dục và Đào tạo
- Ban Tổ chức TW;
- Bộ nội vụ;
- Lưu ToC, VP TLĐ

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Tùng

 

QUY CHẾ

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 482 /QĐ-TLĐ ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN)

Chương I

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh.

1. Quy chế này quy định việc quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn chuyên trách của các cấp công đoàn, bao gồm những người trong biên chế (hoặc hợp đồng lao động) được duyệt, đảm nhận công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn; những người được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền của công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh cán bộ công đoàn và giao nhiệm vụ thường xuyên.

2. Quy chế này được vận dụng để quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách, bao gồm những người làm việc kiêm nhiệm do đoàn viên tín nhiệm bầu vào các chức danh từ tổ trưởng công đoàn trở lên và được cấp có thẩm quyền của công đoàn công nhận hoặc chỉ định.

Sau đây gọi chung là cán bộ.

Điều 2: Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng.

Trang bị kiến thức về lý luận, chuyên môn nghiệp vụ công tác công đoàn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ và các kiến thức chuyên ngành bổ trợ khác nhằm nâng cao trình độ, thực hiện tiêu chuẩn cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn các cấp, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Điều 3: Nguyên tắc tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng.

1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh cán bộ; chức danh của từng ngạch cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong tổ chức công đoàn.

2. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn; nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các cấp công đoàn và của từng cơ quan, đơn vị.

3. Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước để đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Điều 4: Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thực hiện theo hình thức tập trung và không tập trung, bao gồm các loại hình sau.

1. Loại hình đào tạo văn bằng cấp quốc gia theo quy định của Luật Giáo dục và văn bằng tương ứng ở nước ngoài do các cơ sở ở nước ngoài cấp bao gồm các văn bằng, chứng chỉ cơ bản sau.

a/ Đại học, Học phần đại học; cao đẳng và giáo dục nghề nghiệp.

b/ Tiến sỹ, Thạc sỹ; Thực tập sinh.

c/ Chương trình trung cấp lý luận chính trị, cao cấp lý luận chính trị; cử nhân chính trị

2. Loại hình bồi dưỡng nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, với khoá học có thời gian ngắn ngày, bao gồm các nội dung sau:

a/ Kiến thức về chính trị, quốc phòng, an ninh.

b/ Kiến thức pháp luật; kiến thức quản lý nhà nước.

c/ Lý luận, kỹ năng nghiệp vụ công tác công đoàn, chính sách, chế độ và kiến thức chuyên ngành.

d/ Kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức khác.

Chương II

ĐIỀU KIỆN CỬ CÁN BỘ ĐI ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

Điều 5: Điều kiện cử cán bộ đi đào tạo.

1. Điều kiện chung.

a) Chấp hành tốt nội quy cơ quan, đơn vị, có trách nhiệm trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao, có nguyện vọng và cam kết phục vụ có thời hạn cho tổ chức công đoàn.

b) Trong quy hoạch và có nhu cầu đào tạo trong thời gian cụ thể, được lãnh đạo đơn vị đề nghị, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Đáp ứng các điều kiện của cơ sở đào tạo

2. Điều kiện cụ thể cán bộ được cử đi đào tạo.

Ngoài điều kiện chung, cán bộ được cử đi đào tạo phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:

a) Điều kiện về thời gian công tác.

Có ít nhất 24 tháng kể từ khi có quyết định tuyển dụng chính thức vào biên chế hoặc đã được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

b) Điều kiện về độ tuổi.

Cán bộ được cử đi đào tạo phải có độ tuổi mà thời gian công tác còn lại sau đào tạo phải gấp 3 lần thời gian của khoá đào tạo.

c) Điều kiện khác.

Đối với thực tập sinh: Phải có đề cương thực tập chi tiết được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt.

Đối với đào tạo đại học vừa học vừa làm (tại chức): Công việc đang đảm nhận có yêu cầu trình độ ngạch cán sự và tương đương trở lên.

Đối với đào tạo chính trị (cao cấp, trung cấp và cử nhân): Phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương.

Đối với đào tạo cán bộ công đoàn hệ đại học chính qui tập trung tại cơ sở đào tạo của tổ chức công đoàn: Áp dụng theo Quyết định số 1375/QĐ-TLĐ ngày 1/9/2006 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN về việc ban hành Quy định về tuyển sinh và đào tạo cán bộ công đoàn hệ đại học chính qui tập trung.

Điều 6: Điều kiện cán bộ được cử đi bồi dưỡng.

1. Cán bộ không phân biệt độ tuổi và thời gian công tác (trừ trường hợp cán bộ đã có thông báo nghỉ theo chế độ), được cử đi bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, trừ các khoá bồi dưỡng quy định tại khoản 2, khoản 3 khoản 4 của Điều này.

2. Cán bộ được cử đi bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước (Chương trình tiền công vụ, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và các chương trình bồi dưỡng khác) phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Nhà nước, đơn vị và của cơ sở đào tạo.

3. Cán bộ được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài phải đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực dự kiến đi bồi dưỡng và có các điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn ngoại ngữ đáp ứng của cơ sở đào tạo và đơn vị cấp kinh phí.

4. Đối với một số khá bồi dưỡng khác, cán bộ được cử đi bồi dưỡng phải đáp ứng các điều kiện theo yêu cầu của cơ sở đào tạo và của cơ quan chức năng.

Chương III

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA CÁN BỘ ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

Điều 7: Nghĩa vụ của cán bộ.

1. Phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị, lý luận công đoàn, kiến thức kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ khác.

2. Phải học theo đúng chuyên ngành, cơ sở đào tạo và hình thức đào tạo ghi trong quyết định cử dự tuyển, tham dự khoá học phù hợp với công việc chuyên môn đang đảm nhiệm và nhiệm vụ của đơn vị.

3. Phải làm việc tại tổ chức Công đoàn sau khi được đào tạo, bồi dưỡng với thời gian theo quy định của pháp luật ( khoản 2 Điều 13 Nghị định 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ - thời gian phuc vụ gấp 3 lần thời gian khoá đào tạo) và theo cam kết của cá nhân trước khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

4. Đối với các khoá đào tạo dài hạn, sau mỗi kỳ học, cán bộ phải báo cáo kết quả học tập cho Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng cán bộ (đối với các khoá học trong nước). Kết thúc khóa học phải báo cáo kết quả học tập và nộp văn bằng, chứng chỉ (bản sao công chứng) cho cơ quan quản lý cán bộ để lưu hồ sơ cán bộ.

5. Cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo quyết định của Tổng Liên đoàn LĐVN, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày về nước phải báo cáo kết quả học tập cho đơn vị, Ban Đối ngoại và Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn, đồng thời báo cáo nội dung khoá học nếu được yêu cầu.

6. Khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, tiến sĩ, cán bộ phải nộp 01 bản luận văn, luận án tốt nghiệp hoặc bản dịch luận văn, luận án kèm bản gốc (nếu học ở nước ngoài), tệp văn bản (file.doc) cho đơn vị và Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn để lưu thư viện cơ quan hoặc đưa lên mạng nội bộ và báo cáo kết qủa nghiên cứu trước Hội đồng khoa học nếu được yêu cầu.

Điều 8: Quyền lợi của cán bộ.

1. Được đơn vị bố trí nghỉ làm việc để đi học, ôn tập theo thông báo của cơ sở đào tạo. Nếu được cử đi học ngoài giờ hành chính thì được đơn vị bố trí nghỉ làm việc trong thời gian ôn tập thi tốt nghiệp theo quy định của cơ sở đào tạo.

2. Được cơ quan thanh toán chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của cơ sở đào tạo nếu kết quả học tập từ đạt yêu cầu trở lên, bao gồm :

a/ Lệ phí thi tuyển sinh, học phí theo qui định của cơ sở đào tạo

b/ Chi phí đi lại một lần cho một đợt học, nghỉ lễ, Tết, tiền ở và các chế độ khác theo quy định (Thông tư 51/2008/TT-BTC ngày 6/6/2008 của Bộ tài chính).

3. Trong thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, cán bộ được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ phúc lợi khác (nếu có) theo quy định của cơ quan, đơn vị. Cán bộ được cử đi đào tạo dài hạn tập trung ở trong nước hoặc ở nước ngoài, tiền lương và quyền lợi khác thực hiện theo quy định của nhà nước .

4. Sau tốt nghiệp được xem xét, bố trí công tác phù hợp với chuyên ngành và trình độ được đào tạo theo điều kiện của cơ quan, đơn vị.

5. Cán bộ được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, sau khi hoàn thành khoá học được hỗ trợ tiền mua giáo trình, tài liệu và trợ cấp cho cả quá trình học tập.

6. Trường hợp cán bộ theo nguyện vọng cá nhân mà được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì được cơ quan tạo điều kiện về thời gian và công việc để tham gia khoá học. Sau khi kết thúc khoá học, tuỳ theo kết quả học tập và mức độ phù hợp của chuyên ngành được đào tạo với công việc chuyên môn đang đảm nhận có thể được hỗ trợ về kinh phí.

7. Mức hỗ trợ tiền mua giáo trình, tài liệu và trợ cấp cả khoá học cho cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và cán bộ đi học theo nguyện vọng cá nhân được cơ quan có thẩm quyền đồng ý thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Đoàn Chủ Tổng Liên đoàn.

Chương IV

ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

Điều 9: Trách nhiệm bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở.

1. Công đoàn các cấp có trách nhiệm quản lý và tổ chức bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở.

a/ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở.

b/ Công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở mình.

2. Từng công đoàn cơ sở tổ chức bồi dưỡng hoặc nhiều đơn vị trên địa bàn, cùng ngành nghề có thể liên kết tổ chức bồi dưỡng.

Hàng năm công đoàn cơ sở xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng bằng nguồn kinh phí hiện có. Trên cơ sở kế hoạch, chương trình bồi dưỡng của cán bộ cơ sở, công đoàn cấp trên có thể hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết cho mở lớp.

3. Cán bộ công đoàn cơ sở phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ. Có quyền và nghĩa vụ dự bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác công đoàn hàng năm, theo nhiệm kỳ, đảm bảo 100% cán bộ công đoàn được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về lý luận, nghiệp vụ công đoàn.

Điều 10: Nội dung, phương pháp và giảng viên để bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở.

1. Nội dung bồi dưỡng.

Nội dung bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thực hiện theo tài liệu khung, với các nội dung cơ bản về công đoàn, nghiệp vụ công tác công đoàn và các chuyên đề công tác do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất ban hành. Tài liệu phải đảm bảo tính thiết thực, đi sâu vào kỹ năng xủa lý các yêu cầu nhiệm vụ và tình huống cụ thể, phù hợp với từng loại hình công đoàn cơ sở.

2. Phương pháp bồi dưỡng.

 Khuyến khích sử dụng phương pháp học tập tích cực tổ chức tại cơ sở, theo phương châm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công đoàn cơ sở.

3. Giảng viên lớp bồi dưỡng là đội ngũ giảng viên kiêm chức công đoàn các cấp và cộng tác viên.

Chương V

QUẨN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

Điều 11: Nội dung quản lý đào tạo, bồi dưỡng bao gồm.

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và dài hạn.

2. Quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

3. Cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng.

4. Thực hiện chính sách đối với cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng.

5. Theo dõi việc bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng.

6. Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 12: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

1. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy hoạch cán bộ và kết quả đánh giá cán bộ, các Ban, đơn vị của Tổng Liên đoàn, CĐ ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, LĐLĐ tỉnh, thành phố có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và dài hạn (5 năm) gửi Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn vào cuối tháng 11 hàng năm để trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phê duyệt và báo cáo cơ quan chức năng có thẩm quyền.

2. Ban Tổ chức giúp Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cả hệ thống công đoàn, xác định các lĩnh vực, ngành đào tạo cần ưu tiên và cân đối các nguồn lực để trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng vào tháng 12 hàng năm.

Điều 13: Thẩm quyền cử cán bộ đi đào tạo,bồi dương.

1.Việc quyết định cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước thực hiện theo phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ của tổ chức công đoàn.

2. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn trực tiếp quản lý và ra quyết định cử đi đào tạo bồi dưỡng với các khoá đào tạo, bồi dưỡng, thực tập, khảo sát ở nước ngoài; các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong nước đối với cán bộ lãnh đạo công đoàn các cấp và cán bộ công tác tại cơ quan Tổng Liên đoàn LĐVN và các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc cơ sở đào tạo.

3. Trường hợp có chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, theo các chương trình hợp tác hoặc tài trợ trực tiếp của các tổ chức quốc tế với các LĐLĐ địa phương, các Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thì do các địa phương, đơn vị ra quyết định cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng, sau khi đã báo cáo và được sự đồng ý của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN.

Điều 14: Một số quy định cụ thể về quản lý đào tạo.

1. Không cử cán bộ đăng ký dự tuyển hoặc tham gia hai khoá đào tạo, bồi dưỡng trong cùng một thời gian, và cán bộ đi đào tạo lại văn bằng đã có. Trường hợp cử đi đào tạo văn bằng 2 phải đúng với chuyên môn đảm nhiệm.

2. Cán bộ được cử đi dự tuyển, nhưng không dự thi (trừ trường hợp có lý do chính đáng) hoặc không trúng tuyển sẽ không được dự tuyển các khoá đào tạo tương tự khác trong vòng 12 tháng tiếp theo. Đối với đào tạo đến bậc đại học, mỗi cán bộ chỉ được dự tuyển không quá 2 lần một cấp đào tạo.

3. Trường hợp cán bộ từ các cơ quan khác được tiếp nhận về công tác tại tổ chức Công đoàn, nếu đang theo học các khoá đào tạo, bồi dưỡng dài hạn thì được tiếp tục theo học, nếu chuyên ngành đó phù hợp với công việc chuyên môn của cán bộ và nhiệm vụ của đơn vị thì được hỗ trợ một phần chi phí sau khi hoàn thành khoá học theo quy định.

4. Các trường hợp cá nhân tự đăng ký dự tuyển và theo học các khoá học mà không có thông báo chiêu sinh của cơ quan có thẩm quyền hoặc của cơ sở đào tạo được uỷ quyền thì phải học ngoài giờ và tự túc kinh phí.

Cơ quan quản lý trực tiếp xác nhận hồ sơ và các yêu cầu khác để tạo điều kiện cho người học làm thủ tục hồ sơ theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.

5. Cán bộ được đi đào tạo văn bằng cấp quốc gia sau khi hoàn thành một bậc đào tạo phải 24 tháng mới được xem xét cử đi đào tạo ở bậc cao hơn, trừ trường hợp có kết quả học tập xuất sắc được cơ sở đào trạo đề nghị chuyển tiếp hoặc do cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ theo phân cấp quyết định.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

Điều 15: Trách nhiệm của Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn.

1. Tổng hợp nhu cầu của các đơn vị do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quản lý trực tiếp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phê duyệt và phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

2. Giúp Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống công đoàn; thực hiện chính sách đối với cán bộ đi học theo quy định.

3. Phối hợp với đơn vị có cán bộ đi đào tạo, cơ sở đào tạo quản lý, theo dõi cán bộ của Tổng Liên đoàn được cử đi đào tạo dài hạn tập trung ở trong nước và nước ngoài; đề xuất với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc bố trí công tác sau khi cán bộ hoàn thành chương trình đào tạo ở nước ngoài.

4. Trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định cử cán bộ đi dự tuyển đào tạo, bồi dưỡng theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ; tổ chức các khoá lớp đào tạo, bồi dưỡng khi được phê duyệt.

5. Hướng dẫn LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo mẫu quy định.

Điều 16: Trách nhiệm của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn.

1. Hướng dẫn phân bổ, quản lý nguồn quỹ chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức công đoàn trong dự toán ngân sách công đoàn hàng năm của các đơn vị theo quy định tại các Điều 20, Điều 21, Điều 22 của Quy chế này.

2. Tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán kinh phí chi đào tạo, bồi dưỡng theo Điều 23 của Quy chế này.

3. Tham mưu cho Đoàn Chủ tịch xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện thống nhất các định mức chi phí, chế độ chi tiêu tài chính trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 17: Trách nhiệm của các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn.

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gửi Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn vào cuối tháng 11 hàng năm để tổng hợp trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phê duyệt.

2. Thực hiện đúng quy định về chọn, cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch được phê duyệt, thông báo. Có trách nhiệm ký cam kết thực hiện trách nhiệm với cán bộ của đơn vị được cử đi đào tạo sau đại học và phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm thực hiện cam kết.

3. Phối hợp với Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ của đơn vị và cán bộ trong hệ thống công đoàn.

4. Bố trí cán bộ phù hợp với quy hoạch cán bộ và nội dung chuyên môn được đào tạo sau khi tốt nghiệp, tạo điều kiện cho cán bộ áp dụng và phát huy kiến thức đã học. Phối hợp với Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn cử cán bộ có khả năng phát triển trở thành chuyên gia trên lĩnh vực chuyên môn của đơn vị tiếp tục tham dự các khoá đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 18: Trách nhiệm của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo cáo Tổng Liên đoàn (qua Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn LĐVN) vào cuối tháng 11 hàng năm để tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống công đoàn.

2. Cử cán bộ dự thi và tham dự các khoá đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức các khoá lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu kế hoạch được thông qua hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp về quản lý cán bộ của Đảng, của Tổng Liên đoàn. Có trách nhiệm ký cam kết thực hiện trách nhiệm với cán bộ của đơn vị được cử đi đào tạo sau đại học và phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm thực hiện cam kết.

3. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp về hồ sơ cử cán bộ đi đào tạo theo quy định.

4. Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ của đơn vị mình.

5. Định kỳ báo cáo Tổng Liên đoàn (qua Ban Tổ chức) kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và việc sử dụng kinh phí đào tạo tại địa phương, đơn vị mình.

Điều 19: Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo thuộc tổ chức công đoàn.

Thực hiện nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng theo nhiệm vụ được giao theo kế hoạch năm của các cấp công đoàn, và các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn các cấp.

Chương VII

KINH PHÍ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

Điều 20: Nguồn quỹ đào tạo, bồi dưỡng.

Quỹ đào tạo bồi dưỡng được hình thành từ các nguồn sau:

1. Từ 10-15% tổng số chi hàng năm từ ngân sách công đoàn của các cấp công đoàn (trừ mục chi đầu tư xây dựng cơ bản). Trường hợp 15% tổng số chi không đủ thì được điều chuyển từ các khoản mục chi khác cho mục chi đào tạo, bồi dưỡng.

2. Kinh phí từ hỗ trợ của Chính phủ các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

3. Các khoản hỗ trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

4. Các nguồn khác (nếu có).

Điều 21: Chi đào tạo, bồi dưỡng.

1. Cấp công đoàn có thẩm quyền cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng thì cấp đó chi kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng từ quỹ đào tạo bồi dưỡng của đơn vị mình. Các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày phục vụ nhiệm vụ thường xuyên do cấp nào, đơn vị nào tổ chức thì cấp đó, đơn vị đó chịu trách nhiệm chi kinh phí.

2. Trình tự, thủ tục chi cho đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo

a/ Quy định của Nhà nước, nếu nguồn từ ngân sách Nhà nước.

b/ Quy định của Tổng Liên đoàn đối với nguồn từ ngân sách công đoàn.

c/ Thực hiện theo hợp đồng hoặc thoả thuận giữa Tổng Liên đoàn LĐVN với phía tài trợ của tổ chức trong và ngoài nước.

Điều 22: Chi kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở.

1. Hàng năm công đoàn cơ sở lập kế hoạch nội dung, dự toán kinh phí và thực hiện đào tạo bồi dưỡng theo kế hoạch. Kinh phí từ nguồn ngân sách của công đoàn cơ sở.

2. Các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ kinh phí khi cần thiết để công đoàn cơ sở thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng.

Điều 23: Lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.

Hàng năm các cấp công đoàn có nhiệm vụ:

1. Phân bổ kinh phí từ ngân sách công đoàn cho quỹ đào tạo, bồi dưỡng trong dự toán ngân sách công đoàn hàng năm theo Điều 20 của Quy chế này.

2. Tổ chức quản lý chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

3. Quyết toán kinh phí đào taọ, bồi dưỡng của đơn vị; tổng hợp quyết toán chi kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị và báo cáo cấp trên theo quy định.

Chương VIII

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 24: Khen thưởng.

1. Cơ quan, đơn vị thực hiện tốt Quy chế này đuợc xem xét khen thưởng theo Quy chế khen thưởng của tổ chức công đoàn.

2. Cá nhân được cấp có thẩm quyền cử đi học sau đại học, nếu tốt nghiệp đạt kết quả loại khá giỏi trở lên được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn theo qui định hiện hành.

Điều 25: Vi phạm quy chế, nội quy đào tạo, bồi dưỡng.

1. Cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nếu vi phạm quy chế, nội quy của cơ sở đào tạo sẽ được thông báo về đơn vị.Tuỳ theo mức độ vi phạm có thể xem xét hạ bậc kết qủa đánh giá cán bộ, công chức và danh hiệu thi đua hàng năm hoặc xử lý kỷ luật theo quy định.

2. Cán bộ được cử đi học dài hạn ở nước ngoài nếu không về nước đúng hạn mà không được Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN chấp thuận bằng văn bản hoặc về nước nhưng không tiếp tục làm việc cho tổ chức công đoàn hoặc chưa làm việc đủ số thời gian cam kết mà tự ý bỏ việc thì công đoàn thực hiện các biện pháp sau:

a/ Xử lý kỷ luật buộc thôi việc.

b/ Yêu cầu bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo, không phân biệt nguồn tài trợ của nước ngoài hay trong nước.

c/ Yêu cầu cơ quan pháp luật giải quyết nếu chưa thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo.

3. Đơn vị, cá nhân vi phạm (chọn cử và nhập học người không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn và điều kiện dự thi...), nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý kỷ luật và phải bồi thường chi phí đào tạo.

Điều 26: Bồi hoàn kinh phí đào tạo.

Cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải cam kết bồi hoàn chi phí đào tạo theo quy định hiện hành, không phân biệt nguồn từ ngân sách công đoàn, nguồn ngân sách nhà nước hay tài trợ của nước ngoài, nếu vi pạhm một trong những nội dung sau:

1.Tự bỏ học không được sự đồng ý của đơn vị cử đi học.

2. Không đạt yêu cầu của khoá đào tạo do nguyên nhân chủ quan.

3. Tự ý bỏ việc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

4. Chưa đủ thời gian làm việc thực tế tại tổ chức Công đoàn sau khi tốt nghiệp theo cam kết.

5. Bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc vì các lý do khác.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27: Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế.

Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN quyết định.

Trong quá trình thực hiện Quy chế này nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN xem xét giải quyết.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 482/QĐ-TLĐ ngày 16/04/2009 về quy chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn do Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.904

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.206.240
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!