Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4819/QĐ-UBND 2020 Đề án Phát triển quan hệ lao động tỉnh Quảng Ninh 2021 2025

Số hiệu: 4819/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Nguyễn Thị Hạnh
Ngày ban hành: 29/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 4819/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 29 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính Phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019; Luật Công đoàn năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;

Căn cứ Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 4456/TTr-LĐTBXH ngày 11/12/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển quan hệ lao động tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, với những nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu của Đề án:

1.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng và vận hành đồng bộ hệ thống quan hệ lao động của tỉnh phù hợp với cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, tiếp cận với các thông lệ, tiêu chuẩn, cam kết quốc tế về lao động, phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động, tạo nền tảng duy trì và phát triển mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững của tỉnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Bảo đảm triển khai việc xây dựng, củng cố và vận hành các thiết chế quan hệ lao động phù hợp với các quy định mới của pháp luật về lao động, công đoàn, BHXH, an toàn VSLĐ và các quy định của pháp luật liên quan, các tiêu chuẩn, cam kết quốc tế như Hiệp định CPTTP, EVFTA, các công ước của tổ chức lao động Quốc tế (ILO) gắn với quan hệ lao động.

- Triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quan hệ lao động, tập trung thực hiện có hiệu quả các hoạt động thí điểm về một số nội dung trọng yếu của quan hệ lao động; trong đó với việc hình thành các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, bên cạnh tổ chức Công đoàn Việt Nam.

- Củng cố những nội dung, hoạt động cơ bản của hệ thống quan hệ lao động của tỉnh đảm bảo hài hòa, ổn định và tiến bộ.

2. Chỉ tiêu chính hằng năm

- Có 80% người sử dụng lao động, công nhân lao động ở các Công đoàn cơ sở doanh nghiệp và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được tuyên truyền chính sách pháp luật lao động; 100% công nhân lao động có nhu cầu được tư vấn pháp luật miễn phí.

- Tập hợp 90% người lao động trong doanh nghiệp có đủ điều kiện vào tổ chức công đoàn.

- Có 70% số doanh nghiệp ngoài nhà nước có tổ chức công đoàn và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động, tổ chức đối thoại và các hình thức dân chủ khác tại cơ sở.

- Có 75% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn thương lượng, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể.

- 100% tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở doanh nghiệp hoạt động đúng quy định của pháp luật.

3. Đối tượng thụ hưởng:

- Người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.

- Đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách về quan hệ lao động, mạng lưới cán bộ công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên cơ sở.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác lao động việc làm, theo dõi về quan hệ lao động của các Sở, ngành, cơ quan lao động của các huyện, thị xã, thành phố. Đội ngũ hòa giải viên lao động của tỉnh.

- Đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền về pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội...của tỉnh.

4. Địa bàn triển khai và tiến độ thực hiện:

4.1 Địa bàn triển khai: Trên phạm vi toàn tỉnh.

4.2. Tiến độ: Thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án tập trung triển khai theo 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 2021 - 2023

+ Triển khai hướng dẫn, đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp, các đơn vị liên quan thực hiện các quy định pháp luật về quan hệ lao động: Thương lượng, ký kết, thực hiện Thỏa ước lao động tập thể; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; đối thoại tại nơi làm việc; tuyên truyền phổ biến, tư vấn pháp luật; phối hợp kiểm tra giám sát thực hiện pháp luật lao động tại cơ sở; tham gia giải quyết đơn thư, tranh chấp lao động trong công nhân lao động; nâng cao hiệu quả Thư viện Thỏa ước lao động tập thể.

+ Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các hoạt động: Xây dựng cơ sở dữ liệu và tiêu chí đánh giá quan hệ lao động ở các doanh nghiệp; thương lượng tập thể dưới sự điều phối, hỗ trợ của công đoàn cấp trên theo nhóm doanh nghiệp.

- Giai đoạn 2024 - 2025

+ Xây dựng và thực hiện quy trình thành lập, công tác quản lý nhà nước trong việc hình thành tổ chức của người lao động bên cạnh tổ chức Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

+ Củng cố những nội dung, hoạt động cơ bản của hệ thống quan hệ lao động của tỉnh, làm cơ sở cho việc phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tạo tiền đề cho những năm sau 2025.

+ Để tiếp tục duy trì quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; căn cứ tình hình thực tế, sau năm 2025, UBND tỉnh xem xét quyết định kéo dài thời gian thực hiện một số các hoạt động của Đề án cho những năm tiếp theo.

5. Nội dung hoạt động của Đề án:

5.1. Nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ quan hệ lao động của cơ quan nhà nước và các thiết chế quan hệ lao động

- Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận làm công tác quan hệ lao động ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tăng cường năng lực hoạt động của Thanh tra lao động, Thanh tra BHXH.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, tiêu chí đánh giá quan hệ lao động ở các doanh nghiệp.

- Tăng cường năng lực hoạt động hòa giải lao động và trọng tài lao động.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quan hệ lao động.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về quan hệ lao động.

- Thí điểm xây dựng bộ hồ sơ, thủ tục, thành lập và quản lý hoạt động tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phù hợp lộ trình của Chính phủ thực hiện Công ước số 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

5.2. Tăng cường năng lực các chủ thể trong quan hệ lao động

- Tăng cường năng lực và phát huy vai trò của công đoàn cấp trên cơ sở.

- Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở.

- Phát huy vai trò của công đoàn cấp trên thúc đẩy tham vấn, đối thoại cấp khu công nghiệp hoặc cấp ngành, địa phương.

- Tăng cường vai trò của công đoàn cấp trên cơ sở trong việc thúc đẩy quá trình tham vấn, đối thoại.

- Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

5.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối thoại, thương lượng và ký Thỏa ước lao động tập thể

- Rà soát, xây dựng, sửa đổi và thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Nâng cao chất lượng đối thoại, thương lượng tập thể tại doanh nghiệp.

- Tăng cường thương lượng, xây dựng, ký Thỏa ước lao động tập thể; nâng cao hiệu quả hỗ trợ hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể.

- Phát huy vai trò điều phối, hỗ trợ của công đoàn cấp trên trong thương lượng Thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả hỗ trợ của bên thứ ba đối với hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể ở cấp doanh nghiệp.

- Nâng cao chất lượng khai thác, vận hành Thư viện thỏa ước lao động tập thể.

5.4. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công

- Xây dựng cơ chế, mạng lưới nắm bắt thông tin của người lao động, doanh nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn pháp luật:

+ Bố trí, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và tư vấn pháp luật.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật và các Tổ Tư vấn pháp luật.

+ Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tư vấn pháp luật.

- Nghiên cứu, hoàn thiện Quy trình giải quyết một cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật trong tình hình mới.

- Giải quyết tranh chấp giữa các tổ chức của người lao động trong doanh nghiệp.

5.5. Xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động

- Cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho công nhân lao động, đặc biệt chú trọng công nhân lao động tại các khu, cụm công nghiệp, nơi tập trung đông công nhân lao động.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tuyên truyền giáo dục ý thức tác phong, kỷ luật lao động cho công nhân lao động.

- Tham gia xây dựng, triển khai kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp.

- Tham mưu triển khai chính sách về nhà ở cho công nhân lao động, trường mầm non cho con công nhân lao động.

5.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các bên trong quan hệ lao động

- Đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Bố trí, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về pháp luật.

- Tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật.

6. Kinh phí và nguồn vốn đầu tư:

- Kinh phí dự kiến: 23.575.000.000 (Hai mươi ba tỷ, năm trăm bảy mươi lăm triệu) đồng, trong đó:

+ Năm 2021: 4.195 triệu đồng;

+ Năm 2022: 4.905 triệu đồng;

+ Năm 2023: 4.875 triệu đồng;

+ Năm 2024: 4.775 triệu đồng;

+ Năm 2025: 4.825 triệu đồng.

Trong đó:

+ Ngân sách Nhà nước cấp: 20.575 triệu đồng;

+ Nguồn kinh phí xã hội hóa: 3.000 triệu đồng.

- Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh cấp theo từng năm.

Việc lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện Đề án hàng năm được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn

7. Tổ chức thực hiện:

7.1. Liên đoàn Lao động tỉnh là cơ quan thường trực của Đề án; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động; tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;

7.2. Sở Tài chính: Tham mưu cân đối ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; hướng dẫn về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán kinh phí triển khai thực hiện Đề án nhưng tối đa không vượt quá tổng dự toán của Đề án được phê duyệt.

7.3. Các sở, ban, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa và Thể thao, Tư pháp, Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động hằng năm gửi Liên đoàn Lao động tỉnh tổng hợp để triển khai các hoạt động của Đề án, đảm bảo đạt hiệu quả, đúng mục tiêu.

7.4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phchủ động bảo đảm kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai các hoạt động của Đề án tại địa phương mình đảm bảo duy trì quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, giảm thiểu tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể xảy ra.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa và Thể thao, Tư pháp, Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 2;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND (báo cáo);
- CT, các PTC UBND tỉnh;
- V0,2,3,4,5;TM1,2,3,4;
- Lưu: VT,VX2
05bản-QĐ30

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Hạnh

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4819/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 phê duyệt Đề án Phát triển quan hệ lao động tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.211

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.154.237
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!