Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 47/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Trương Tấn Thiệu
Ngày ban hành: 22/10/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC 
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 47/2009/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 22 tháng 10 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM, AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIA CÔNG, CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 16/2005/TTLT-BYT-BCN ngày 20/5/2005 của liên Bộ Y tế và Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn phân công, phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 992/TTr-SCT ngày 28/9/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động và môi trường đối với các cơ sở gia công, chế biến hạt Điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Tấn Thiệu

 

QUY ĐỊNH

CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM, AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIA CÔNG, CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2009 của UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh.

Quy định này quy định cho các tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là cơ sở) gia công, chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước gồm:

- Hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã năm 2003;

- Doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp số 60 /2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Luật Doanh nghiệp Nhà nước số 14/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

Hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

2. Đối tượng áp dụng.

Các cơ sở gia công, chế biến hạt Điều thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Giải thích các khái niệm, từ ngữ

1. Quả điều: Quả giả của cây điều.

2. Hạt điều xô: Quả thực (hạt) của cây điều (sản phẩm sau thu hoạch khi đã bóc quả giả điều, cùi, cuống lấy phần hạt đã phơi khô hoặc tươi và đảm bảo các tiêu chuẩn theo định của Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về hạt điều xô, điều lò tỉnh Bình Phước (QCĐP 1:2008/BP).

3. Hạt Điều lò: là điều xô được phân loại theo thứ tự A, B, C, D cỡ hạt giảm dần từ lớn tới nhỏ và đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của QCĐP 1:2008/BP.

4. Vỏ cứng hạt điều: là phần vỏ bao bọc bên ngoài vỏ lụa hạt điều.

5. Vỏ lụa hạt điều: là vỏ bọc nhân hạt điều.

6. Nguyên liệu hạt điều: Hạt điều xô, điều lò dưới dạng hạt.

7. Sản phẩm hạt Điều bao gồm:

a) Bán thành phẩm: các sản phẩm hạt điều đã qua một hoặc nhiều công đoạn như: xử lý nhiệt, tách nhân, bóc vỏ lụa.

b) Nhân điều trắng: là bán thành phẩm đã làm sạch vỏ lụa, phân loại, vô trùng và đóng gói.

8. Sản phẩm chế biến sâu: sản phẩm được sản xuất từ nhân điều trắng, có phối chế hay không phối chế với các phụ gia hoặc thực phẩm khác được chế biến dưới dạng thực phẩm dùng cho người.

9. Phụ liệu hạt Điều: tất cả các loại vật tư khác ngoài hạt điều được sử dụng để sản xuất các sản phẩm hạt điều.

10. Khu vực gia công, chế biến hạt Điều: nơi diễn ra các hoạt động chế biến hạt điều tạo ra các sản phẩm hạt điều gồm có:

a) Khu vực sân phơi, kho nguyên liệu, làm sạch và phân cỡ hạt, xử lý hạt, bóc tách vỏ cứng, sấy;

b) Khu vực bóc vỏ lụa;

c) Khu vực phân loại nhân, khử trùng, đóng gói bảo quản;

d) Khu vực chế biến sâu (nếu có).

11. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP): Là các điều kiện và biện pháp cần thiết mà cơ sở chế biến hạt điều phải thực hiện để đảm bảo thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng của con người.

12. Chất gây nhiễm bẩn: Thành phần các chất khi nhiễm vào thực phẩm vượt quá mức cho phép sẽ làm cho sản phẩm giảm chất lượng hoặc không còn đảm bảo VSATTP.

13. Sinh vật gây hại: Sinh vật có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra sự nhiễm bẩn và giảm chất lượng sản phẩm.

14. Kiểm định: Là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với yêu cầu nêu trong quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

15. Chất tẩy rửa: Chất dùng để làm sạch thiết bị, nhà xưởng và môi trường của cơ sở chế biến hạt điều.

16. Chất khử trùng: Là các hòa chất có hoạt tính phá hủy tế bào vi sinh vật và được dùng trong quá trình khử trùng.

17. Khử trùng: Làm giảm số lượng vi sinh vật tới mức không gây hại cho sản phẩm hạt Điều.

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIA CÔNG, CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU

Điều 3. Địa điểm

1. Có địa chỉ rõ ràng. Trước cơ sở có gắn bảng hiệu ghi tên cơ sở kinh doanh, đủ lớn để người có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường cách khoảng 10 mét.

2. Không đặt nơi chế biến tại vị trí có thể gây mất VSATTP.

3. Bố trí cách xa các khu vực nhiễm bụi, chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác (tối thiểu 50m).

4. Không bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa.

5. Đảm bảo có đủ nguồn nước sạch và nguồn cung cấp điện.

Điều 4. Diện tích

Diện tích của khu chế biến bao gồm khu phân loại, kho nguyên liệu, xưởng gia công chế biến điều phải đủ rộng, phù hợp quy mô kinh doanh và sản xuất có tổng diện tích không dưới 150 m2 đối với hộ kinh doanh cá thể và không dưới 300 m2 đối với doanh nghiệp và hợp tác xã. Đồng thời phải bố trí diện tích trồng cây xanh tối thiểu bằng 20% tổng diện tích khu vực thực hiện dự án. Đảm bảo các hoạt động chế biến đạt VSATTP, an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), môi trường và yêu cầu kỹ thuật.

Điều 5. Yêu cầu thiết kế, bố trí nhà xưởng

1. Được thiết kế theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng. Giữa các khu sản xuất phải ngăn cách riêng biệt và được phân luồng riêng từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng để hạn chế mức thấp nhất khả năng gây nhiễm chéo cho sản phẩm.

2. Nền nhà xưởng phải xây cao hơn mặt bằng chung tối thiểu 30cm và đảm bảo không bị ngập úng khi có mưa lũ hoặc nước triều cường dâng. Dễ làm vệ sinh, khử trùng, không tạo nơi ẩn nấp cho các động vật gây hại. Có tường bao quanh để ngăn cách khu vực chế biến với bên ngoài. Có đường nội bộ phải đảm bảo vệ sinh, hệ thống thoát nước tốt, khép kín, không gây ô nhiễm.

Điều 6. Kết cấu nhà xưởng

1. Có kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô sản xuất.

2. Nền xưởng, sân phơi, cầu thang, bậc thềm và các kệ: Làm bằng các vật liệu không thấm nước, không đọng nước, thuận tiện cho vệ sinh, khử trùng. Bề mặt cứng, chịu tải trọng, không có khe hở, có rãnh thoát nước.

3. Vật liệu làm nhà xưởng: những vật liệu tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với sản phẩm không được chứa chất độc hại.

4. Cửa kính: Được dán băng keo trong đảm bảo khi vỡ không rơi ra.

5. Mái nhà: Ngăn chặn được nước mưa, bụi bẩn từ phía trên rơi xuống.

6. Bề mặt tường: Làm bằng vật liệu phù hợp, dễ làm vệ sinh và bảo trì tốt.

7. Hệ thống thông gió, hút bụi: Đạt yêu cầu VSATTP trong nhà xưởng và sức khỏe công nhân phù hợp với những quy định hiện hành. Nồng độ bụi < 3mg/m3.

8. Khu chứa sản phẩm và đóng gói: Được xây dựng ở vị trí thoáng và sạch. Trần nhà có màu sáng, tường và nền được làm bằng vật liệu phù hợp, dễ làm vệ sinh.

9. Bên ngoài nhà xưởng hoặc khu vực xung quanh nhà xưởng, đường, lối đi trong cơ sở chế biến phải làm bằng các vật liệu cứng dễ thoát nước, bền hoặc được phủ cỏ, trồng cây xanh và dễ làm vệ sinh.

10. Đối với phân xưởng bóc vỏ lụa, phân loại, đóng gói và kho thành phẩm: nền nhà phải lát bằng gạch sáng màu, trần nhà phải đảm bảo nhẵn và dễ vệ sinh, có lưới chắn côn trùng ở cửa sổ.

11. Mật độ xây dựng nhà xưởng: Theo TCVN 4514:1988.

Điều 7. Thiết bị, dụng cụ

1. Thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với hạt Điều phải được làm bằng vật liệu bền, không độc, không gỉ, không làm ảnh hưởng tới chất lượng hạt điều, không bị hư hỏng khi cọ rửa và khử trùng nhiều lần. Thiết bị, dụng cụ được bố trí thuận tiện cho hoạt động sản xuất, khi kiểm tra và vệ sinh khử trùng. Bề mặt của thiết bị, dụng cụ phải nhẵn, dễ làm vệ sinh.

2. Máy bơm hơi, thổi khí dùng trong sản xuất phải được xử lý để không nhiễm bẩn vào sản phẩm.

Điều 8. Hệ thống chiếu sáng

1. Ánh sáng tự nhiên, hoặc nhân tạo trong phân xưởng phải đạt cường độ:

540 lux ở các nơi cần kiểm tra.

220 lux ở các khu vực chế biến.

110 lux ở các khu vực khác.

2. Đèn chiếu sáng treo trên khu vực chế biến và bao gói phải an toàn và có chụp bảo hiểm phòng nổ.

Điều 9. Yêu cầu về địa điểm đặt nồi hơi, hệ thống cấp nước, cấp điện

Nhà đặt nồi hơi phải bố trí riêng biệt, có tường rào ngăn cách với khu vực chế biến. Nước dùng sinh hơi đảm bảo sạch, đạt giới hạn cho phép về độ cứng và các yêu cầu khác. Có đủ nguồn nước sạch và nguồn cung cấp điện để sản xuất bình thường.

Điều 10. Yêu cầu về bảo vệ môi trường

1. Cơ sở gia công, chế biến hạt điều phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường trình các cấp có thẩm quyền và được phê duyệt trước khi đi vào hoạt động sản xuất.

2. Xử lý chất thải.

a) Cơ sở phải có đủ dụng cụ thu gom chất thải và các chất có nguy hại khác làm ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh sản phẩm và môi trường xung quanh. Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ theo quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn, Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại;

b) Chất thải rắn phải được thu gom và vận chuyển ra khỏi khu vực chế biến sau mỗi ca sản xuất;

c) Nơi chứa phế thải phải kín, cách biệt với khu chế biến và phải được thông gió riêng, dễ làm vệ sinh và khử trùng;

d) Nếu phát sinh khí thải, nước thải thì phải bố trí diện tích đủ rộng, tách biệt với khu vực sản xuất để xây dựng hệ thống xử lý chất thải và phải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường xung quanh. Không được thải trực tiếp chất thải (khí thải, nước thải và chất thải rắn) ra ngoài môi trường khi chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn.

Điều 11. Yêu cầu về vệ sinh

1. Có nội quy về đảm bảo vệ sinh cá nhân và nơi làm việc.

2. Phải có kế hoạch vệ sinh toàn bộ khu nhà xưởng theo định kỳ mỗi tuần một lần. Hàng ngày phải có người chuyên trách quét dọn, thu gom chất thải.

3. Các thiết bị và dụng cụ chứa đựng phải được rửa sạch.

4. Khu đóng gói thành phẩm phải thường xuyên được duy trì sạch sẽ.

5. Trong quá trình làm vệ sinh và khử trùng thiết bị dụng cụ, tuyệt đối không được làm nhiễm bẩn sản phẩm.

6. Dụng cụ để làm vệ sinh, khử trùng phải được làm sạch sau mỗi lần sử dụng và để đúng nơi quy định.

7. Xưởng sản xuất phải có khu vực rửa tay bằng nước sạch tương ứng 50 công nhân/vòi và có khăn, giấy lau khô sau khi rửa tay.

8. Công nhân xử lý sản phẩm phải vệ sinh sạch sẽ trước khi đi vào khu vực chế biến, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với bất kì chất gây nhiễm bẩn nào.

9. Phải có phòng thay quần áo bảo hộ lao động phù hợp và được bố trí ở vị trí thuận tiện tương ứng 30 công nhân/phòng.

10. Có phòng thay đồ cách biệt hoàn toàn với phòng chế biến và không mở cửa thông trực tiếp vào phòng chế biến và được bố trí riêng cho công nhân nam và nữ.

11. Nhà vệ sinh bố trí ở gần nhưng cách ly hoàn toàn với khu chế biến (cách vị trí chế biến ít nhất 50m và không mở cửa trực tiếp vào khu chế biến; chiếu sáng và thông gió tốt. Không có mùi hôi thối; phương tiện rửa tay bên trong, hoặc cạnh nhà vệ sinh; cung cấp đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay; thùng chứa rác và băng vệ sinh có nắp đậy kín và nhà vệ sinh riêng cho từng giới tính. Số lượng nhà vệ sinh đảm bảo 15 - 20 công nhân/phòng vệ sinh.

Điều 12. Yêu cầu về lao động

1. Người lao động tham gia chế biến hạt Điều phải đảm bảo đủ sức khỏe theo quy định tại Thông tư số 13/1996/TT-BYT ngày 21/10/1996 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.

2. Công nhân có bệnh, hoặc mắc bệnh có thể lây nhiễm cho sản phẩm như: Bị bỏng, có vết thương bị nhiễm trùng, bị bệnh ngoài da, đang bị tiêu chảy... không được làm việc trong những công đoạn sản xuất mà có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm nhiễm bẩn sản phẩm.

3. Lao động trước khi được tuyển dụng vào làm việc phải được khám sức khoẻ trước khi tuyển dụng và định kỳ kiểm tra sức khoẻ mỗi năm một lần, đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm việc theo qui định của Bộ Y tế. Hồ sơ theo dõi sức khoẻ của từng công nhân, phải được bảo quản, lưu giữ đầy đủ tại nơi sản xuất để xuất trình kịp thời khi cơ quan kiểm tra yêu cầu.

4. Cán bộ quản lý sản xuất, công nhân tiếp xúc với sản phẩm phải được đào tạo và có giấy chứng nhận đã qua đào tạo về vệ sinh thực phẩm và vệ sinh cá nhân.

5. Tất cả người lao động kể cả người học việc phải được tập huấn về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nghiêm cấm việc sử dung lao động chưa được huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và chưa được cấp thẻ an toàn lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động và cháy nổ.

6. Cán bộ quản lý cơ sở gia công, chế biến Điều phải được đào tạo và có giấy chứng nhận đã qua đào tạo về quy trình, kỹ thuật chế biến điều đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động và môi trường.

Điều 13. Yêu cầu về bảo hộ lao động

1. Công nhân trực tiếp sản xuất phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân như: Quần, áo bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay, mũ vải, giầy vải bạt thấp cổ.

2. Người lao động phải mặc quần áo bảo hộ và đi ủng theo quy định; sử dụng găng tay, khẩu trang sạch, hợp vệ sinh và không bị thủng. Riêng đối với khâu bóc vỏ lụa, phân loại Điều nhân, vô trùng và đóng gói thì người lao động phải đội mũ bảo hộ che kín tóc, đeo khẩu trang che kín miệng, mũi và râu (đối với người có râu).

3. Quần áo bảo hộ phải được giặt sạch sau mỗi ca sản xuất.

4. Công nhân chế biến không được đeo đồ trang sức, đồ vật dễ rơi, hoặc đồ vật gây nguy cơ mất vệ sinh trong khi đang làm việc.

5. Quần áo, vật dụng cá nhân của công nhân phải để bên ngoài khu vực chế biến.

Điều 14. Yêu cầu về an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ

1. Cơ sở chế biến hạt Điều phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Các máy móc, thiết bị, vật tư thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (ban hành kèm theo Thông tư số 04/2008/TT-BLĐTB&XH ngày 27/02/2008 của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt và an toàn lao động như: nồi hơi, bình nén khí áp lực cao, máy nâng hạ …) phải được đăng ký, kiểm định theo định kỳ.

Điều 15. Về bảo quản và sử dụng hóa chất

Các hóa chất khử trùng, tẩy rửa, sát trùng … phải có trong danh mục cho phép theo quy định hiện hành. Mỗi nhóm hóa chất phải được bảo quản riêng, có đầy đủ nhãn hiệu nơi sản xuất và có kho bảo quản riêng biệt với khu vực chế biến. Phải khai báo, đăng ký và có kế hoạch ngăn ngừa hóa chất nguy hiểm, độc hại theo quy định.

Điều 16. Yêu cầu về nguyên liệu, sản phẩm chế biến

1. Nguyên liệu để sản xuất hạt điều phải sạch, không lẫn tạp chất, không nhiễm bẩn khi bốc dỡ, vận chuyển.

2. Hoạt động gia công, chế biến phải thực hiện đúng quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm theo quy định này và các quy định khác nếu có.

Điều 17. Điều kiện về chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm hạt Điều

1. Về chất lượng: các cơ sở chế biến hạt Điều phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo TCVN 4850:1998.

2. Về VSATTP: đáp ứng các yêu cầu theo Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT ngày 29/12/1999 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”; Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”. Nghiêm cấm việc đưa sản phẩm đi gia công ở các trung tâm và trại cai nghiện.

Điều 18. Điều kiện về sở hữu nhãn hiệu hàng hóa

1. Cơ sở gia công, chế biến hạt điều chỉ được sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký và được bảo hộ tại Việt Nam.

2. Việc ghi nhãn bao bì sản phẩm Điều phải tuân thủ các quy định hiện hành của Pháp luật.

3. Sản phẩm điều sản xuất để bán trong nước phải dán tem trên bao gói theo quy định hiện hành.

4. Sản phẩm điều sản xuất để xuất khẩu, chào hàng, triển lãm ở nước ngoài không phải dán tem theo quy định của Việt Nam (trừ trường hợp phải dán tem theo yêu cầu của nước nhập khẩu).

Điều 19. Các hoạt động cơ sở chế biến hạt Điều bị nghiêm cấm

Mua, bán sản phẩm hạt điều nhập lậu, sản phẩm hạt điều kém phẩm chất hoặc đã hết thời hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng VSATTP, không ghi nhãn bao bì, không dán tem theo quy định của pháp luật.

Chương III

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 20. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong chế biến hạt Điều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với những quy định của tiêu chuẩn này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Tất cả các cơ sở gia công, chế biến hạt điều trước khi đi vào hoạt động chế biến điều phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện gia công, chế biến Điều do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định này.

2. Những cơ sở chế biến hạt Điều đang hoạt động trước ngày ban hành tiêu chuẩn này vẫn tiếp tục hoạt động chế biến, nhưng phải báo cáo và bổ sung đầy đủ các điều kiện theo quy định này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Quy định này có hiệu lực.

Điều 23. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành

Sở Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Quy định này.

Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời kiến nghị bằng văn bản gửi về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 47/2009/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 ban hành Quy định các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động và môi trường đối với các cơ sở gia công, chế biến hạt Điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.256

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.156.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!