|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
465-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Võ Văn Kiệt
|
Ngày ban hành:
|
27/08/1994
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số: 465-TTg
|
Hà Nội, ngày 27
tháng 8 năm 1994
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA CHÍNH
PHỦ VỚI TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Điều 39 Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều 3 và Điều 12 Luật Công đoàn ngày 30 tháng 6 năm 1990;
Sau khi thoả thuận với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành
Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
VỀ
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA CHÍNH PHỦ VỚI TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 465-TTgngày 27-8-1994 của Thủ tướng Chính
phủ).
Điều 1. Mỗi quan hệ giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam đã được quy định trong Luật Công đoàn ngày 30 tháng 6 năm 1990 và Nghị định
số 133-HĐBT ngày 20-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn
thi hành Luật Công đoàn. Bản quy chế này xác định một số điểm cụ thể về quan hệ
phối hợp trong quá trình xử lý các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Chính
phủ có liên quan đến chức năng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhằm phát
huy vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc tham gia với Nhà nước
xây dựng và thực hiện các cơ chế, chủ trương, chính sách quản lý liên quan trực
tiếp đến việc phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần của công nhân, viên chức và người lao động; bảo đảm các quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và người lao
động, đồng thời tổ chức, giáo dục, động viên công nhân, viên chức và người lao
động tích cực thực hiện các nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng đã được xác định.
Điều 2. Trong việc soạn thảo các văn bản pháp luật, các chính sách,
chế độ về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác
liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ chủ trì việc soạn thảo văn bản có trách nhiệm lấy ý kiến của
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; văn bản dự thảo cần được gửi đến
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sớm để có đủ thời gian nghiên cứu và tham gia
ý kiến.
- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam có trách nhiệm cử người đại diện có thẩm quyền trực tiếp tham
gia cùng cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản.
- Trong trường hợp ý kiến của
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và ý kiến của cơ quan chủ trì soạn
thảo khác nhau, chưa thống nhất được, thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải báo cáo
cả hai ý kiến khác nhau để Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định theo thẩm
quyền.
Điều 3. Về việc tổ chức phong trào thi đua lao động sản xuất, tiết
kiệm trong công nhân, viên chức và người lao động.
- Chính phủ định ra mục tiêu, nội
dung thi đua hàng năm và tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam có trách nhiệm tổ chức phát động thi đua, đề ra những biện pháp phát huy mọi
tiềm năng của công nhân, viên chức và người lao động để thực hiện có hiệu quả
những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.
Điều 4. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được cử người đại diện tham
gia các đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và việc thực hiện các
chính sách, chế độ liên quan đến quyền và lợi ích của công nhân, viên chức và
người lao động do Chính phủ hoặc do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ tổ chức.
Điều 5. Về việc giải quyết các kiến nghị của công nhân, viên chức và
người lao động.
1- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, nắm tình hình thực hiện các chế độ,
chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động ở các Bộ, ngành, địa
phương.
Khi có những vấn đề phát sinh cần
giải quyết, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần kịp thời phản ánh tới các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ phải phối hợp chặt chẽ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để
giải quyết hoặc báo cáo để Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.
2- Trong trường hợp các đơn thư
kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức và người lao động đã được
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hoặc các Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố xem xét, giải quyết nhưng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam còn có ý
kiến khác thì Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có thể trực tiếp đề nghị
Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.
Điều 6. Hàng năm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng kế hoạch
thu, chi nguồn quỹ công đoàn gửi Bộ Tài chính và Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ
Tài chính và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Thủ tướng
Chính phủ. Nếu nguồn thu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không đủ đáp ứng
yêu cầu chi cần thiết thì Nhà nước sẽ xem xét, cấp hỗ trợ một phần kinh phí.
Điều 7. Bộ Ngoại giao theo thẩm quyền được giao, có trách nhiệm giúp
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam nắm vững tình hình hoạt động Công đoàn các Quốc
gia và Quốc tế và giúp Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện các kế hoạch
hợp tác giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Công đoàn các Quốc gia và Quốc
tế.
Điều 8. Về chế độ thông tin báo cáo:
1- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thông tin cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam về tình hình kinh tế - xã hội và các chủ trương, chính sách của Nhà nước mới
ban hành liên quan trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ và lợi ích của công nhân, viên
chức và người lao động.
Trong trường hợp cần thiết, theo
đề nghị của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chính phủ cử người
đại diện đến Hội nghị Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thông báo
những vấn đề về chính sách, chế độ liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của
công nhân, viên chức và người lao động.
2- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam có trách nhiệm báo cáo về tình tình việc làm, đời sống, tâm tư,
nguyện vọng của cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động và hoạt động công
đoàn với Chính phủ.
Điều 9. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được mời dự các
phiên họp của Chính phủ giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền,
nghĩa vụ và lợi ích của công nhân, viên chức và người lao động hoặc liên quan đến
hoạt động công đoàn.
Thủ tướng Chính phủ hoặc các
thành viên của Chính phủ được mời đến dự các kỳ họp của Đoàn Chủ tịch hoặc Ban
Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khi bàn về các vấn đề có liên quan đến
việc làm, đời sống của công nhân, viên chức và người lao động.
Hàng năm (hoặc những khi cần thiết)
Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức họp
liên tịch (hoặc làm việc) để trao đổi về những vấn đề cần thiết trong mối quan
hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thời gian,
chương trình làm việc do Văn phòng Chính phủ phối hợp với Văn phòng Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam chuẩn bị.
Quyết định 465-TTg năm 1994 ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ
THE
GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
|
No:
465-TTg
|
Hanoi,
August 27, 1994
|
DECISION PROMULGATING
THE STATUTE ON THE WORKING RELATIONS BETWEEN THE GOVERNMENT AND THE VIETNAM
GENERAL CONFEDERATION OF LABOR THE PRIME MINISTER Pursuant to Article 39 of the
Law on Organization of the Government on the 30th of September, 1992;
Pursuant to Article 3 and Article 12 of the Trade Union Law on the 30th of
June, 1990;
After reaching agreement with the President of the Vietnam General
Confederation of Labor, DECIDES: Article 1.- To promulgate
the Statute on the Working Relations Between the Government and the Vietnam
General Confederation of Labor. Article 2.-
This Decision takes effect as from the date of its signing. Article 3.-
The ministers, the heads of ministerial-level agencies and the heads of the
agencies attached to the Government shall have to implement this Decision. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. PRIME
MINISTER
Vo Van Kiet STATUTE ON
THE WORKING RELATIONS BETWEEN THE GOVERNMENT AND THE VIETNAM GENERAL
CONFEDERATION OF LABOR (issued
together with Decision No. 465-TTg on the 27th of August, 1994 of the Prime
Minister) Article 1.- The relations
between the Government and the Vietnam General Confederation of Labor has been
defined in the Trade Union Law on the 30th of June, 1990, and Decree
No.133-HDBT on the 20th of April, 1991 of the Council of Ministers (now the
Government) providing guidance for the implementation of the Trade Union Law.
This Statute provides for a number of concrete points concerning the coordinate
relations in the process of handling issues under the tasks and powers of the
Government related to the function of the Vietnam General Confederation of
Labor with a view to promoting the role of the Vietnam General Confederation of
Labor in joining the State in the elaboration and implementation of the
mechanisms, undertakings and policies of management directly related to the
development of production, generation of employment, improvement of the
material and spiritual life of the workers, State employees and laborers;
ensuring the rights, obligations and the lawful and legitimate interests of
workers, State employees and laborers, and at the same time organizing,
educating and stipulating workers, State employees and laborers to actively
carry out the assigned political, economic, social, security and defense tasks. Article 2.-
In the elaboration of the legal documents, policies, regimes on labor, wages,
labor protection and other social policies directly related to the rights,
obligations and interests of the laborers: - The ministries, ministerial-level
agencies and agencies attached to the Government, which preside over the
elaboration of the documents, shall have to consult the Presidium of the
Vietnam General Confederation of Labor. The draft documents should be sent to
the Vietnam General Confederation of Labor early so that it can have enough
time to study and give its suggestions. - The President of the Vietnam
General Confederation of Labor shall have to send its competent representatives
to join the elaborating agency. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 3.-
On the organization of the movement of emulation in labor, production and
practice of thrift among the workers, State employees and laborers: - The Government shall set out
the goals and contents of the emulation each year, and organize the review,
commendation and reward. - The Vietnam General
Confederation of Labor has the responsibility to launch the emulation movement,
and set forth measures to develop all potentials of the works, State employees
and laborers in order to effectively realize the targets set by the Government. Article 4.-
The Vietnam General Confederation of Labor shall have to send its
representatives to take part in the teams for the inspection and supervision of
law observance, and the implementation of the policies and regimes related to
the rights and interests of the workers, State employees and laborers organized
by the Government or the ministries, ministerial-level agencies or agencies
attached to the Government. Article 5.-
On the settlement of petitions of workers, State employees and laborers: 1. The Presidium of the Vietnam
General Confederation of Labor has the responsibility to monitor the situation
in the implementation of the policies and regimes related to the rights and
interests of the laborers at the ministries, branches and localities. When questions arise and need a
solution, the Vietnam General Confederation of Labor should report them in time
to the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the
Government. These agencies must closely cooperate with the Vietnam General
Confederation of Labor to settle these questions, or report them to the Prime
Minister for consideration and a solution. 2. In case the complaints and
denunciations by workers, State employees and laborers have been considered and
settled by the ministries, ministerial-level agencies or the agencies attached
to the Government or the People's Committees in the provinces and cities, but
the Vietnam General Confederation of Labor still has a different view, the
President of the Vietnam Confederation of Labor may directly ask the Prime
Minister for consideration and settlement. Article 6.-
Each year, the Vietnam General Confederation of Labor shall work out the plan
of revenues and expenditures for the trade union funds, and send it to the
Ministry of Finance and the State Planning Committee. These two agencies shall
have to incorporate it into an overall plan and report to the Prime Minister.
In case the sources of revenue of the Vietnam General Confederation of Labor
fall below the level of the requirements, the State shall consider and grant a
supplementary subsidy. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 8.-
On the regime of information and reporting: 1. The ministries,
ministerial-level agencies and agencies attached to the Government have the
responsibility to supply information to the Vietnam General Confederation of
Labor on the socio-economic situation, and the newly-promulgated undertakings
and policies of the State directly related to the rights, obligations and
interests of workers, State employees and laborers. When necessary and at the proposal
of the Presidium of the General Confederation of Labor, the Government shall
appoint its representative to a session of the Executive Committee of the
General Confederation of Labor to inform issues about the policies and regimes
directly related to the rights and interests of the workers, State employees
and laborers. 2. The Presidium of the Vietnam
General Confederation of Labor has the responsibility to report on the
situation of employment, life, feelings and aspirations of the officials,
public servants, workers, State employees and laborers, and on the trade union
activities to the Government. Article 9.-
The President of the Vietnam General Confederation of Labor shall be invited to
take part in the sessions of the Government dealing with issues directly
related to the rights, obligations and interests of the workers, State
employees and laborers, or to the trade union activities. The Prime Minister or a member
of the Government shall be invited to take part in the sessions of the
Presidium of the Vietnam General Confederation of Labor which discuss questions
related to employment and life of the workers, State employees and laborers. Each year (or when necessary),
the Prime Minister and President of the Vietnam General Confederation of Labor
shall hold a meeting (or working session) to exchange views on necessary issues
in the working relations between the Government and the Vietnam General
Confederation of Labor. The time and agenda shall be prepared by the Office of
the Government in collaboration with the Office of the Vietnam General
Confederation of Labor.
Quyết định 465-TTg ngày 27/08/1994 ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ
6.849
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|