ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số:
4108/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 08 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT ĐÌNH
CÔNG KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Bộ Luật lao động (sửa
đổi) được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Chỉ thị ngày 06 tháng
3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và chấp hành pháp
luật lao động trong các doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định số
815/QĐ-UBND ngày 18/02/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Ban Chỉ
đạo giải quyết các vụ đình công không đúng quy định pháp luật trên địa bàn
Thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của
Ban Chỉ đạo giải quyết đình công không đúng quy định pháp luật lao động tại các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở, Ban,
Ngành, Trưởng Ban quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất, Chủ tịch UBND quận,
huyện, thị xã, Giám đốc các doanh nghiệp trên địa bàn chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó CT UBND TP;
- CVP, PVP Giao, Sơn, CT, LDCSXH;
- Lưu VT – CTt..
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Huy Tưởng
|
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
CỦA BAN CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4108/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2009 của
UBND thành phố Hà Nội)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về
nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, quyền hạn, trình tự giải quyết công việc và
quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Giải quyết các vụ đình công không đúng quy định
của pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau
đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
2. Các Thành viên Ban Chỉ đạo,
Thủ trưởng các Sở, Ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp, các
đơn vị cá nhân liên quan chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 2. Chức
năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo giải quyết các vụ đình công không đúng quy định
của pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1. Chức năng:
Ban Chỉ đạo Giải quyết các vụ
đình công không đúng quy định của pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Hà Nội là cơ quan giúp UBND Thành phố chỉ đạo kịp thời và có
các biện pháp hữu hiệu giải quyết các vụ đình công không đúng quy định của pháp
luật xảy ra ở các doanh nghiệp trên toàn Thành phố trên cơ sở pháp luật lao động
hiện hành.
2. Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch tập huấn,
tuyên truyền phổ biến nội dung pháp luật lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động
lành mạnh tại các doanh nghiệp.
- Giúp UBND Thành phố thực hiện
các biện pháp tích cực để giải quyết kịp thời vụ đình công không đúng quy định
pháp luật lao động xảy ra ở các doanh nghiệp.
- Thành lập và chỉ đạo Tổ công
tác Liên ngành giúp việc Ban Chỉ đạo Thành phố trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ được giao theo quy trình phối hợp giải quyết các vụ đình công không đúng quy
định pháp luật lao động trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo, đôn đốc Chủ tịch UBND
các quận, huyện, thị xã, Trưởng Ban Quản lý các khu Công nghiệp và Chế xuất Hà
Nội thành lập tổ công tác liên ngành theo thẩm quyền để giúp Thành phố trực tiếp
giải quyết kịp thời các vụ đình công trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
Chương 2.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CÁC
THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
Điều 3.
Nhiệm vụ, quyền hạn các thành viên Ban Chỉ đạo:
1. Trưởng Ban Chỉ đạo:
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành
công việc chung của BCĐ, chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về việc giải quyết
các vụ đình công không đúng quy định pháp luật lao động xảy ra trên địa bàn
Thành phố.
- Phân công cho các thành viên
Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giải quyết các vụ đình công không đúng quy định
của pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội phù hợp
với chuyên môn, nghiệp vụ của từng thành viên.
- Phối hợp với các cấp, các
ngành của Thành phố, các Bộ, ngành Trung ương để giải quyết các vụ đình công
không đúng quy định của pháp luật.
- Chủ trì và kết luận các cuộc họp
Ban Chỉ đạo định kỳ hoặc đột xuất.
2. Phó Ban thường trực – Phó
Giám đốc Sở Lao động - TBXH:
- Giúp việc Trưởng ban chuẩn bị
nội dung họp Ban Chỉ đạo, được Trưởng ban ủy quyền điều hành của Ban Chỉ đạo
khi Trưởng ban đi vắng.
- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ
phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, phối
hợp với các ngành thành viên ban chỉ đạo, tổ chức các lớp tập huấn cho các
doanh nghiệp trên địa bàn về quan hệ lao động, tranh chấp lao động, kỹ năng hòa
giải các vụ tranh chấp lao động, nhằm hạn chế các cuộc đình công không đúng quy
định pháp luật.
- Phối hợp với Liên đoàn Lao động
Thành phố, Công an Thành phố, Sở Tư pháp và các ngành thành viên theo chức năng
và thẩm quyền giúp đỡ các doanh nghiệp giải quyết khi các cuộc đình công tự
phát xảy ra.
- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của
Tổ công tác liên ngành Thành phố.
- Phối hợp với Sở Tài chính dự
trù kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo
Thành phố, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt theo quy định.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột
xuất đánh giá tình hình đình công, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo theo quy định.
3. Phó Ban Chỉ đạo – Phó Chủ
tịch Liên đoàn Lao động:
- Chỉ đạo các cấp công đoàn,
tăng cường tuyên truyền pháp luật Lao động, Luật Công đoàn tại các doanh nghiệp,
thành lập tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn và
phát triển đoàn viên mới trong các doanh nghiệp, nâng cao năng lực của cán bộ
công đoàn trong doanh nghiệp để công bố đoàn thực sự là người đại diện bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của công nhân lao động.
- Phối hợp với các ngành thành
viên Ban Chỉ đạo tìm hiểu nguyện vọng của công nhân lao động giúp đỡ, hỗ trợ
công đoàn hoặc đại diện người lao động trong việc đối thoại, thương lượng ký kết
Thỏa ước lao động tập thể, thực hiện việc đối thoại, thương lượng trong giải
quyết các vụ đình công.
- Nắm bắt kịp thời thông tin về
tình hình đình công trong các doanh nghiệp, nguyên nhân xảy ra đình công báo
cáo Ban Chỉ đạo Thành phố.
4. Ủy viên Ban Chỉ đạo, Phó
trưởng Ban Quản lý khu Công nghiệp – Chế xuất Hà Nội:
- Tăng cường phổ biến pháp luật
lao động cho chủ doanh nghiệp và người lao động trong các khu công nghiệp, khu
chế xuất.
- Thực hiện chức năng quản lý
lao động trong doanh nghiệp theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của
Chính phủ.
- Phối hợp với các ngành thành
viên trong Ban Chỉ đạo tham gia giúp các doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động
hài hòa ổn định và tiến bộ, giảm thiểu các vụ tranh chấp lao động và đình công
trái pháp luật.
- Chủ trì phối hợp với tổ công
tác liên ngành Thành phố giải quyết các vụ đình công không đúng quy định của
pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
5. Ủy viên Ban Chỉ đạo, Phó
Giám đốc Công an Thành phố:
- Phối hợp với các ngành thành
viên trong Ban Chỉ đạo giữ ổn định tình hình an ninh, trật tự nơi xảy ra đình
công, tại doanh nghiệp.
- Kiểm soát nhằm hạn chế các
hành vi quá khích làm thiệt hại đến tài sản lợi ích của doanh nghiệp và người
lao động trong các cuộc đình công.
6. Các ủy viên Ban Chỉ đạo
(là lãnh đạo các Sở, Ngành Thành phố) theo chức năng thực hiện nhiệm vụ do
BGĐ phân công khi có cuộc đình công không đúng pháp luật lao động xảy ra.
7. Chủ tịch UBND quận, huyện,
thị xã:
- Thành lập Tổ công tác liên
ngành ở quận, huyện, thị xã phối hợp giải quyết bước đầu vụ đình công không
đúng quy định pháp luật lao động tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế trên địa bàn quản lý (trừ doanh nghiệp khu Công nghiệp – Chế xuất).
- Chỉ đạo Tổ công tác liên ngành
thực hiện nhiệm vụ được giao tại Bản quy trình giải quyết vụ đình công không
đúng quy định pháp luật lao động kèm theo quyết định này.
- Chỉ đạo các cơ quan, chính quyền
địa phương phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn ngăn chặn, giải quyết
các vụ tranh chấp lao động tập thể diễn ra, hạn chế đình công không đúng quy định
của pháp luật xẩy ra tại địa phương.
Điều 4.
Trình tự giải quyết các vụ đình công không đúng quy định pháp luật ở các doanh
nghiệp trên địa bàn Thành phố: Thực hiện theo Bản quy trình giải
quyết bước đầu vụ đình công không đúng pháp luật đã được Trưởng ban chỉ đạo phê
duyệt ban hành.
Điều 5. Chế
độ làm việc, hội nghị:
- Ban Chỉ đạo làm việc theo
nguyên tắc tập trung, dân chủ, vai trò chỉ đạo của Trưởng ban, phát huy trách
nhiệm cá nhân các thành viên theo chức năng nhiệm vụ được phân công.
- Trong quá trình xem xét giải
quyết vụ đình công không đúng quy định pháp luật lao động phải trực tiếp đến cơ
sở nắm bắt tình hình, nguyên nhân xảy ra đình công, có các biện pháp phù hợp giải
quyết công việc theo quy định của pháp luật lao động.
- Các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ
công tác liên ngành làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
- Ban Chỉ đạo họp thường kỳ 6
tháng, 12 tháng để đánh giá kết quả hoạt động của Ban và Tổ công tác họp đột xuất
khi có cuộc đình công xảy ra trên địa bàn.
- Các Thành viên Tổ công tác thường
xuyên giữ mối liên hệ làm việc, phối hợp trong quá trình giải quyết các vụ đình
công.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Điều
khoản thi hành
- Thường trực Ban Chỉ đạo – Sở
Lao động - TBXH có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc thực hiện quy chế này.
- Các Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ
chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo có trách nhiệm thực hiện quy chế.
- Trong quá trình thực hiện, nếu
cần sửa đổi, bổ sung, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Thường trực Ban chỉ
đạo tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.