Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3769/QĐ-UBND 2022 Chương trình An toàn vệ sinh lao động Cần Thơ 2021 2025

Số hiệu: 3769/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Nguyễn Thực Hiện
Ngày ban hành: 01/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3769/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 01 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 3483/TTr-SLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình An toàn, vệ sinh lao động thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục ATLĐ thuộc Bộ LĐTBXH;

- TT. TU, TT. HĐND TP;
- CT, PCT UBND TP;
- UB MTTQVN TP và các Đoàn th
;
- Báo Cần Thơ;
- VP UBND TP (2,3,4);
- C
ng TTĐT TP;
- Lưu: VT, MK.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thực Hiện

 

CHƯƠNG TRÌNH

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3769/QĐ-UBND ngày 01 tháng 1
1 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Thực hiện Công văn số 1554/LĐTBXH-ATLĐ ngày 13 tháng 5 năm 2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về xây dựng kế hoạch và triển khai Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025;

Trên cơ sở kế thừa và phát huy hiệu quả của Chương trình an toàn, vệ sinh lao động thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2016 - 2020; Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Chương trình an toàn, vệ sinh lao động thành phố, giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu 1: Trung bình hàng năm so với năm trước giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người.

b) Mục tiêu 2: Trung bình hàng năm so với năm trước tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.

c) Mục tiêu 3: Đến năm 2025 trên 90% tổng số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện, Ban quản lý các Khu công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về tác an toàn, vệ sinh lao động.

d) Mục tiêu 4: Đến năm 2025 trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện công tác an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

đ) Mục tiêu 5: Đến năm 2025 trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về tác an toàn, vệ sinh lao động.

e) Mục tiêu 6: Đến năm 2025 trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về tác an toàn, vệ sinh lao động.

g) Mục tiêu 7: Đến năm 2025 trên 80% số người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.

h) Mục tiêu 8: Hàng năm 100% svụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi áp dụng: Chương trình được triển khai trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến tất cả ngành nghề.

2. Đối tượng áp dụng: Người làm công tác quản lý Nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động và người lao động; ưu tiên các ngành, nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và làng nghề.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động

a) Tham dự các hội nghị, hội thảo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức về triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động về rà soát, sa đi, bổ sung Luật An toàn, vệ sinh lao động; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động; các văn bản quy phạm pháp luật; chính sách phát triển đối tượng tham gia bo him xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... Đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản và các chính sách về an toàn, vệ sinh lao động do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.

b) Đầu tư, nâng cấp trang bị thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác an toàn, vệ sinh lao động; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động; quan trắc môi trường lao động; chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại địa phương; nâng cao năng lực công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động.

c) Kiện toàn cơ sdữ liệu về an toàn, vệ sinh lao động (ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý; điều tra, thu thập số liệu thống kê) trên địa bàn thành phố, ưu tiên vào các dữ liệu về điều kiện lao động của người làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, môi trường lao động; máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; duy trì các hoạt động thống kê người bị chết do tai nạn lao động từ sngười chết trong sghi chép tử vong của ngành y tế và sổ khai tử (tư pháp) ở tất cả các xã, phường.

d) Triển khai tin học hóa trong hoạt động quản lý, bảo đảm đồng bộ và kết nối hệ thống thông tin trong công tác khai báo tai nạn lao động, triển khai chính sách hỗ trợ bo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố.

đ) Xây dựng kế hoạch, tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc chấp hành pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ, rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các đơn vị có sử dụng nhiều thang máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

e) Kiện toàn Ban chỉ đạo an toàn vệ sinh lao động thành phố các cấp. Đồng thời, hàng năm xây dựng và phê duyệt Kế hoạch hoạt động an toàn vệ sinh lao động.

2. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động

a) Triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc dưới hình thức các cuộc thi an toàn, vệ sinh lao động; tọa đàm, diễn đàn, đối thoại trực tiếp với người lao động và người sử dụng lao động; phát hành các ấn phẩm truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động. Triển khai mô hình chia sẻ thông tin trong cụm doanh nghiệp, chuỗi kinh doanh về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

Triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí) về an toàn, vệ sinh lao động; trong đó tập trung tuyên truyền các biện pháp phòng chống tai nạn lao động, bệnh tật liên quan đến lao động và triển khai mrộng áp dụng hệ thống quản lý các mô hình thí điểm hỗ trợ, tư vấn về an toàn, vệ sinh lao động.

Đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động.

Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền; các hoạt động nâng cao hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tăng cường tuyên truyền, huấn luyện đảm bảo an toàn sử dụng khí gas trong các hộ tiêu thụ, đặc biệt đối với hộ gia đình; bảo đảm an toàn trong sử dụng điện tại khu vực nông thôn, khu dân cư, trường học.

Tuyên truyền nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ xã, phường, thị trấn trên địa bàn quận, huyện.

b) Triển khai các hoạt động hỗ trợ huấn luyện

Tiếp tục hoàn thiện chương trình, tài liệu huấn luyện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Huấn luyện mẫu về an toàn, vệ sinh lao động cho các đối tượng thuộc mục tiêu của chương trình.

Huấn luyện truyền thông viên, giảng viên nguồn về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương và huấn luyện nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ xã, phường, thị trấn.

Hỗ trợ mở rộng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động (dựa trên các lớp huấn luyện mẫu) đến doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, ưu tiên người làm việc không theo hợp đng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

3. Các hoạt động đẩy mạnh nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

a) Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ triển khai mô hình các giải pháp kỹ thuật an toàn để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khai thác, chế biến khoáng sản, hóa chất, xây dựng và một số ngành, nghề khác nhau).

b) Tăng cường tư vấn các biện pháp và mô hình cải thiện điều kiện làm việc (chú ý phương pháp giáo dục hành động: phương pháp WISE, WISH... của tổ chức lao động quốc tế) đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làng nghề, hợp tác xã, hộ nông dân làm các nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

c) Hỗ trợ kiểm định và triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn lao động khi sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong khu vực doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể.

d) Hỗ trợ triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từng bước xây dựng văn hóa an toàn trong lao động, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động (ISO 45001 - 2018).

4. Tổ chức Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động hàng năm

a) Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động thành phố căn cứ hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương hàng năm xây dựng và triển khai thực các hoạt động hưng ứng Tháng hành động.

b) Tổ chức Lễ phát động hưng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động vào tháng 5 hàng năm.

c) Tổ chức tuyên truyền, trước, trong và sau Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động dưới nhiều hình thức như tuyên truyền thông qua báo, đài, trang thông tin điện t, treo băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, áp phích...

d) Tổ chức thăm hỏi, động viên người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thân nhân người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề, hợp tác xã,...

e) Đối thoại trong việc thực hiện chính sách, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động thành phố với người sử dụng lao động, người lao động trên địa bàn thành phố.

g) Tổ chức tổng kết, thi đua khen thưng về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

(Đính kèm phụ lục các hoạt động cụ thể)

5. Thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, giữa các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội ngành ngh, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

b) Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để thực hiện Chương trình; chủ động triển khai các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, quản lý và đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của các đơn vị, doanh nghiệp; kiểm tra liên ngành việc giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp khắc phục các tồn tại, thiếu sót về công tác an toàn, vệ sinh lao động, đảm bảo ngăn ngừa có hiệu quả các nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Lồng ghép các hoạt động của Chương trình với các nguồn lực hiện có (nguồn Quỹ Bảo him y tế, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,...) và nguồn xã hội hóa; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện Chương trình.

Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả của Chương trình; kịp thời điều chỉnh, tháo gkhó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác phối hợp, triển khai thực hiện Chương trình giữa các sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

6. Hoạt động của Ban Chỉ đạo an toàn, vệ sinh lao động thành phố

Ban Chỉ đạo an toàn, vệ sinh lao động thành phố tổ chức triển khai các nội dung của Chương trình an toàn, vệ sinh lao động này.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách Trung ương hỗ trợ bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương và các chương trình, đề án có liên quan lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.

2. Ngân sách địa phương bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm theo khả năng cân đối ngân sách (vốn đu tư phát triển, vốn sự nghiệp).

3. Kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia.

(Đính kèm phụ lục kinh phí thực hiện)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai tốt các hoạt động của Chương trình; Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

b) Hàng năm, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ được giao xây dựng dự toán kinh phí trình Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua SKế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính) xem xét, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố.

c) Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; chtrì, phối hợp tổ chức đánh giá hiệu quả Chương trình.

d) Kịp thời đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Chương trình, đặc biệt là trong triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hàng năm.

đ) Định kỳ tổng hợp báo cáo 06 tháng, năm và đột xuất theo quy định đến Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Y tế

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các nội dung chính sách pháp luật liên quan đến công tác về an toàn, vệ sinh lao động do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.

b) Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, Bệnh viện đa khoa thành phố, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

c) Có trách nhiệm lập kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc.

d) Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; huấn luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.

đ) Thống kê, báo cáo các trường hợp người bị tai nạn lao động khám và điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh; thống kê báo cáo đánh giá về bệnh nghề nghiệp, tình hình thực hiện công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

e) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách, quản lý.

g) Định kỳ, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) kết quả triển khai hàng năm và đột xuất theo quy định.

3. Sở Tài chính

Hàng năm, căn cứ khả năng ngân sách, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí để đảm bảo thực hiện các hoạt động của Chương trình; hướng dẫn, kim tra, giám sát việc quản lý và sử dụng kinh phí của Chương trình theo quy định.

4. Đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố

a) Hàng năm, căn cứ nội dung hoạt động của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động thành phố xây dựng kế hoạch và phát động phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, người lao động, trong đó tập trung phong trào “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động”. Thông qua thực hiện phong trào, kịp thời phát hiện các tập th, cá nhân có mô hình tt, cách làm hay, sáng kiến, sáng tạo hiệu quả trong cải thiện điều kiện, môi trường, lao động, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là đin hình tiên tiến giới thiệu về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố để biu dương, khen thưng và nhân rộng.

b) Tham gia và phối hợp với các sở, ngành có liên quan, người sử dụng lao động tổ chức các hình thức tuyên truyền, các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động; khuyến khích các tổ chức, cá nhân ng dụng khoa học, công nghệ, các sáng kiến, sáng chế hiệu quả trong công tác an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện môi trường lao động, nhất là các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

c) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách, quản lý.

d) Định kỳ, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) kết quả triển khai hàng năm và đột xuất theo quy định.

5. Sở Công Thương

a) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, khai thác mỏ (ngoại trừ các mlàm vật liệu xây dựng), hóa chất, điện, kinh doanh khí, đập, hồ chứa thủy điện; sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực phụ trách, quản lý.

b) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, hợp tác xã về an toàn, vệ sinh lao động.

c) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các cuộc thanh tra, kim tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách, quản lý.

d) Định kỳ, tổng hợp báo cáo y ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) kết quả triển khai hàng năm và đột xuất theo quy định.

6. SThông tin và Truyền thông

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin cho các Văn phòng đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương khác đóng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, phóng viên thường trú, Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ, Cổng Thông tin điện tử thành phố Cần Thơ, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Ththao và Truyền thanh quận, huyện thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

b) Định kỳ, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) kết quả triển khai hàng năm và đột xuất theo quy định.

7. Sở Xây dựng

a) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, sử dụng các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực phụ trách, quản lý.

b) Thường xuyên phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách, quản lý.

c) Định kỳ, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) kết quả triển khai hàng năm và đột xuất theo quy định.

8. Sở Giao thông vận tải

a) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực giao thông vận tải, thi công xây dựng các công trình giao thông, sử dụng các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực phụ trách, quản lý.

b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách, quản lý.

c) Định kỳ, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) kết quả triển khai hàng năm và đột xuất theo quy định.

9. Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp

a) Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai các hoạt động của Chương trình và các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.

b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành chức năng tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho các nhóm đối tượng làm việc tại các doanh nghiệp thuộc địa bàn các khu công nghiệp.

10. Đề nghị Hội Nông dân thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tham gia và phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho hội viên, nông dân; các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao kiến thức an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ, hội viên, nông dân các cấp trong địa bàn thành phố.

11. Các sở, ban ngành, hội, đoàn thể khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Căn cứ vào Chương trình, chủ động lập kế hoạch, dự toán kinh phí, xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình cùng với các hoạt động chuyên môn của đơn vị.

b) Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình.

c) Định kỳ, tổng hp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) kết quả triển khai hàng năm và đột xuất theo quy định.

12. Ủy ban nhân dân quận, huyện

a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương và Kế hoạch của UBND thành phố, xây dựng và triển khai Chương trình an toàn, vệ sinh lao động của địa phương cho giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở bảo đm các nguyên tắc sau: Phải phù hợp và gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; có mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể gắn với việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình quốc gia; chủ động bố trí kinh phí đthực hiện các nhiệm vụ thuộc ngân sách cấp huyện được phê duyệt tại Chương trình này theo quy định hiện hành.

b) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thông qua các phương tiện truyền thông, đặc biệt là thông tin, tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động đối với cngười lao động làm việc theo hợp đng lao động và không theo hợp đồng lao động tại địa phương.

c) Chđộng phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban ngành và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình thuộc địa bàn quản lý.

d) Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và các hoạt động của Chương trình trên địa bàn phụ trách.

đ) Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

e) Định kỳ, tổng hp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) kết quả triển khai hàng năm và đột xuất theo quy định.

13. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn

a) Đảm bảo quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; tuân thđầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động, nht là các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

b) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động.

c) Thực hiện tự kiểm tra về công tác an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

d) Thành lập, kiện toàn và rà soát ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh, huấn luyện đào tạo về an toàn, vệ sinh lao động để nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của an toàn, vệ sinh viên tại doanh nghiệp.

đ) Thường xuyên rà soát, bổ sung các nội quy, quy trình, biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại các bộ phận, phân xưng của doanh nghiệp.

e) Rà soát, xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện đầy đủ về các kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật.

g) Khám sc khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đầy đủ cho người lao động theo quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

h) Thường xuyên tổ chức các hoạt động thực hành, thao diễn xử lý sự cố kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động; thực hành sơ cấp cứu tai nạn lao động.

i) Phát động các phong trào thi đua, ký giao ước thi đua đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong các phân xưởng, t, đội; tổ chức các cuộc thi, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tuyên dương, khen thưng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.

k) Kiện toàn bộ máy bo hộ lao động; bố trí đủ nhân lực phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động; đảm bảo mạng lưới an toàn vệ sinh viên, lực lượng sơ cấp cứu tại chỗ theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền phổ biến Bộ luật Lao động năm 2019, Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản khác quy định về an toàn, vệ sinh lao động.

l) Tổ chức đăng kiểm, khai báo các vật tư, máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; xây dựng nội quy, quy trình về an toàn lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động và cấp giấy chứng nhận, thẻ an toàn cho công nhân vận hành các máy, thiết bị, làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo đúng quy định.

m) Thực hiện đầy đủ các quy định chế độ chính sách về bo hộ lao động cho người lao động, như: trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; quan trắc, đo kiểm môi trường lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm các công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,...

n) Thường xuyên tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong doanh nghiệp, bổ sung các bin báo, rào chắn những khu vực nguy hiểm có nguy cơ tai nạn lao động; bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, đầu tư trang bị bổ sung phương tiện phòng cháy, chữa cháy, phương tiện cứu nạn, rà soát và bổ sung nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy ncho những công việc, địa điểm sn xuất có nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ...

o) Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế theo quy định.

p) Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn; trường hợp vượt thẩm quyền Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm tổng hợp và kịp thời báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, chỉ đạo thực hiện theo quy định.

14. Chế độ báo cáo

a) Các sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện; các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố định kỳ, đột xuất báo cáo tình hình thực hiện Chương trình về Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), cụ thể:

- Báo cáo 6 tháng trước ngày ngày 15 tháng 7.

- Báo cáo năm trước ngày 15 tháng 12.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội định kỳ theo quy định.

Trên đây là Chương trình An toàn, vệ sinh lao động thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2021 - 2025. Yêu cầu các sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc gửi văn bản đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đtổng hợp, đề xuất, tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC:

CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành theo Quyết định số: 3769/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

STT

TÊN HOẠT ĐỘNG

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

CƠ QUAN PHỐI HỢP

THỜI GIAN THỰC HIỆN

I

Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động

 

 

 

1

Tham dự các hội nghị, hội thảo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức về thanh tra, kiểm tra, triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động; triển khai các chính sách phát triển đối tượng tham gia bảo him tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

BHXH, các sở, ban ngành liên quan

Hàng năm

2

Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho các hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù an toàn lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ban ngành có liên quan

Giai đoạn 2021-2025

3

Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động; chuẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Sở Y tế

Các sở, ban ngành có liên quan

Giai đoạn 2021-2025

4

Áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, bảo đảm đồng bộ và kết nối hệ thống thông tin trong công tác khai báo tai nạn lao động, triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các dịch vụ công trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Thông tin và Truyền thông; UBND cấp huyện, cấp xã và các doanh nghiệp

Hàng năm

5

Kiện toàn cơ sở dữ liệu về an toàn lao động tại địa phương như: tai nạn lao động; máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; số người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; số người được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; số Tổ chức được cấp phép hoạt động an toàn, vệ sinh lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ban ngành có liên quan

Hàng năm

6

Kiện toàn cơ sở dữ liệu về vệ sinh lao động tại địa phương như: số người làm nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm; số người được khám bệnh nghề nghiệp, số người mắc bệnh nghề nghiệp; số người làm công tác y tế cơ sở; sdoanh nghiệp có yếu tcó hại gây bệnh nghề nghiệp; số doanh nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động.

Sở Y tế

Các sở, ban ngành và doanh nghiệp có liên quan

Hàng năm

7

Kiện toàn cơ sở dữ liệu về người lao động nộp hồ sơ và số người được hưởng các chính sách trợ cấp, hỗ trợ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

BHXH

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hàng năm

8

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc chấp hành pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ, rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các đơn vị có sử dụng nhiều thang máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

UBND các quận, huyện; các sở, ban ngành có liên quan

Hàng năm

9

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc chấp hành pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại tất cả các công trình xây dựng cao tầng, công trình giao thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, các sở, ban ngành có liên quan

Hàng năm

II

Tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động

 

 

 

1

Tập huấn nâng cao năng lực cho người làm công tác quản lý, triển khai chính sách, pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động từ cấp thành phố đến cấp xã và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Ban Quản lý các KCX&CN, SCông Thương; UBND quận, huyện; các sở, ban ngành có liên quan

Hàng năm

2

Hỗ trợ tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động (Nhóm 1) trên địa bàn.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các doanh nghiệp

Giai đoạn 2021-2025

3

Hỗ trợ tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (Nhóm 2) trên địa bàn.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các doanh nghiệp

Giai đoạn 2021-2025

4

Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động không theo HĐLĐ làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (Nhóm 3).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

UBND cấp huyện, cấp xã; Các tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Giai đoạn 2021-2025

5

Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động nhất là những người làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (Nhóm 3).

Người sử dụng lao động

Các tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Giai đoạn 2021-2025

6

Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, biện pháp chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chng BNN cho người làm công tác y tế cơ sở (Nhóm 5) tại cơ sở sử dụng lao đng

SY tế

Các sở, ban ngành và doanh nghiệp liên quan

Giai đoạn 2021-2025

7

Tập huấn, huấn luyện, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đnâng cao hiệu quả hoạt động đối với an toàn, vệ sinh viên (Nhóm 6) trên địa bàn.

Liên đoàn Lao động thành phố

LĐLĐ các cấp; Các sở, ban ngành và doanh nghiệp có liên quan

Giai đoạn 2021-2025

8

Hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người nông dân các biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; vận động nông dân đăng ký cam kết đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hội Nông dân, Liên minh HTX, UBND cấp huyện, cấp xã

Giai đoạn 2021-2025

9

Tuyên truyền, hướng dẫn an toàn sử dụng khí Gas trong các hộ tiêu thụ, đặc biệt đối với hộ gia đình; bảo đảm an toàn trong sử dụng điện tại khu vực nông thôn, khu dân cư, trường học; sử dụng thang máy tại các khách sạn, chung cư, nhà cao tầng.

Sở Công thương

Các sở, ban ngành, địa phương liên quan

Giai đoạn 2021-2025

10

Tuyên truyền, hướng dẫn an toàn sử dụng thang máy, hệ thống lạnh tại các khách sạn, chung cư, nhà cao tầng.

SXây dựng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - TB&XH, các sở, ban ngành, địa phương liên quan

Giai đoạn 2021-2025

III

Nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

 

 

 

1

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ triển khai mô hình các giải pháp kỹ thuật an toàn để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, xây dựng và một số ngành, nghề khác).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Cục An toàn lao động; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Công Thương; LĐLĐ thành phố và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan

Giai đoạn 2021-2025

2

Tư vấn các biện pháp và mô hình cải thiện điều kiện làm việc đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, hợp tác xã, hộ nông dân làm các nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hội Nông dân, Liên minh HTX, UBND quận, huyện

Giai đoạn 2021-2025

3

Hỗ trợ kim định, hướng dẫn sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như thang máy, bình nén khí... đối với một số doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Cục An toàn lao động, các đơn vị, doanh nghiệp liên quan

Giai đoạn 2021-2025

4

Hỗ trợ triển khai áp dụng các hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từng bước xây dựng văn hóa An toàn, vệ sinh lao động, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động (ISO 45001 - 2018).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Cục An toàn lao động, các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan

Giai đoạn 2021-2025

5

Kịp thời phối hợp điều tra, xử lý đối với tất ccác vụ tai nạn lao động chết người, bị thương nặng từ 02 người trở lên xảy ra trên địa bàn.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Y tế, LĐLĐ thành phố, Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện

Khi có phát sinh

IV

Tổ chức Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động

 

 

 

1

Tổ chức Lễ phát động hưng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động vào tháng 5 hàng năm.

SLao động - Thương binh và Xã hội

Ban chỉ đạo ATVSLĐ thành phố, các sở, ban ngành và doanh nghiệp

Hàng năm

2

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động bằng các hình thức như treo băng rôn, cờ phướn, pano tại các trục đường chính, KCN, CCN trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thương, BQL KCX và CN; UBND quận, huyện; các sở, ban ngành có liên quan; các doanh nghiệp

Hàng năm

3

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động bằng hình thức gi tin nhắn đến các thuê bao di động trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Thông tin và Truyền thông và các nhà mạng

Hàng năm

4

Xây dựng tin, bài, phóng sự để tuyên dương đối với những đơn vị làm tốt, phê phán những đơn vị, doanh nghiệp có vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động.

Đài PT&TH TP Cần Thơ, Báo Cần Thơ, Báo Lao động và Xã hội

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các sở, ban ngành có liên quan

Hàng năm

5

Tổ chức thăm hỏi, động viên người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thân nhân người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

LĐLĐ thành phố, Sở Y tế

Hàng năm

6

Đối thoại trong việc thực hiện chính sách, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động của Ban chỉ đạo an toàn, vệ sinh lao động thành phố với người sử dụng lao đng, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Ban chỉ đạo ATVSLĐ thành phố

Các sở, ban ngành có liên quan

Hàng năm

 

PHỤ LỤC:

KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành theo Quyết định số: 3769/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung thực hiện

Năm thực hiện

Tổng cộng

Ghi chú

2021

2022

2023

2024

2025

I. Nguồn kinh phí

500

500

1.000

1.000

1.000

4.000

 

II. Sử dụng kinh phí

500

500

1.000

1.000

1.000

4.000

 

nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATVSLĐ

 

 

100

100

100

300

 

2. Hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về ATVSLĐ

500

500

700

700

700

3.100

 

3. Hoạt động đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

 

 

100

100

100

300

 

4. Các hoạt động quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình

 

 

100

100

100

300

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3769/QĐ-UBND ngày 01/11/2022 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.780

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.132.107
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!