Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3619/QĐ-UBND chuyển đổi kinh tế việc làm Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Vĩnh Phúc 2016

Số hiệu: 3619/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Lê Duy Thành
Ngày ban hành: 01/11/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3619/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 01 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH SINH THÁI VĨNH THỊNH - AN TƯỜNG, HUYỆN VĨNH TƯỜNG

ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 04/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020; Nghị Quyết số 02-NQ/TU ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về khuyến khích đầu tư các dự án dịch vụ chất lượng cao tại các vùng khó chuyển đổi cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2021;

Căn cứ Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 27/9/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành một số biện pháp hỗ trợ đặc thù cho các hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện quy hoạch xây dựng các Khu đô thị du lịch, dịch vụ chất lượng cao tại các vùng khó chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2021;

Căn cứ Quyết định số 727/QĐ-UBND ngày 03/3/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh - An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 2370/QĐ-UBND ngày 19/7/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh - An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc;

Xét đề nghị của UBND huyện Vĩnh Tường tại Tờ trình số 2056/TTr-UBND ngày 27/10/2016; Báo cáo thẩm định số 851/BC-SKHĐT ngày 26/10/2016 của Sở Kế hoạch và Đầu tư,

Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Lãnh đạo UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 31/10/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện quy hoạch xây dựng Khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh - An Tường, huyện Vĩnh Tường”.

Điều 2. UBND huyện Vĩnh Tường có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành, đơn vị và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường; Chủ tịch UBND các xã Vĩnh Thịnh, An Tường và Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Duy Thành

 

ĐỀ ÁN

ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH SINH THÁI VĨNH THỊNH - AN TƯỜNG, HUYỆN VĨNH TƯỜNG
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 3619/QĐ-UBND ngày 01/11/2016 của UBND tỉnh)

Phần mở đầu

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, Vĩnh Phúc luôn tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát triển dịch vụ, du lịch; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh các nhiệm kỳ đều xác định, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tỉnh ủy khóa XV đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020.

Trong gần 20 năm qua, các ngành dịch vụ đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, đóng góp khá lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển của dịch vụ, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao, thiếu hấp dẫn; kết cấu hạ tầng dịch vụ, du lịch chưa đáp ứng yêu cầu; chưa tạo được mối liên kết vùng, khu vực, quốc gia; chưa có các tổ hợp dịch vụ chất lượng cao, quy mô lớn được đầu tư trên địa bàn.

Nguyên nhân chủ quan của các hạn chế, yếu kém đó là: Tỉnh còn thiếu các cơ chế, chính sách hấp dẫn về phát triển dịch vụ, du lịch, nhất là cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư vào các vùng khó chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhưng có tiềm năng, lợi thế phát triển dịch vụ, du lịch; vốn ngân sách dành cho phát triển lĩnh vực này thấp; hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch chưa hiệu quả.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, để tạo bước phát triển mới về dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thì việc ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho các hộ dân khi Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch để sớm ổn định đời sống cho người dân, giải phóng mặt bằng nhanh, tạo mặt bằng sạch nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư lớn, có uy tín, có năng lực đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch chất lượng cao, thân thiện môi trường tại các vùng có tiềm năng nhưng khó chuyển đổi cơ cấu kinh tế như khu vực ngoài bãi sông của huyện Vĩnh Tường là rất cần thiết.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Luật Ngân sách Nhà nước 16/12/2002;

Luật Du lịch năm 2005;

Luật Đất đai năm 2013;

Luật Đầu tư năm 2014;

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất;

Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 04/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020;

Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số giải pháp cơ bản cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2021;

Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về khuyến khích đầu tư các dự án dịch chất lượng cao tại các vùng khó chuyển đổi cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2021;

Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 27/9/2016 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành một số biện pháp hỗ trợ đặc thù cho các hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện quy hoạch xây dựng các Khu đô thị du lịch, dịch vụ chất lượng cao tại các vùng khó chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2021;

Quyết định số 727/QĐ-UBND ngày 03/3/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh - An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 2370/QĐ-UBND ngày 19/7/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh - An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng: Là những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong phạm vi quy hoạch dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh - An Tường.

2. Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn 2011-2015; triển khai xây dựng và thực hiện đề án từ 2016 -2020.

- Không gian: Trên địa bàn hai xã Vĩnh Thịnh và xã An Tường, huyện Vĩnh Tường.

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ ĐỂ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO CÁC HỘ DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH THỊNH VÀ AN TƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. CÁC YẾU TỐ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỂ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1. Vị trí địa lý

Xã Vĩnh Thịnh và An Tường nằm ở phía Tây Nam của huyện Vĩnh Tường, thuộc tả ngạn Sông Hồng. Diện tích đất tự nhiên của xã Vĩnh Thịnh là 1.029ha (trong đó diện tích đất nông nghiệp là 712,24ha). Diện tích đất tự nhiên của xã An Tường là 560 ha (trong đó diện tích đất nông nghiệp là 341,73ha).

Xã Vĩnh Thịnh có 16 Thôn: Khách Nhi, Khách Nhi xuôi, Khách Nhi ngược, Môn trì, Trại trì, Xóm Đông, Hoàng xá ngược, xóm Đình, Hệ thôn, An Thượng, An Hạ, Xóm Liễu, An Lão xuôi, An Lão ngược, An lão trên, An Lão giữa. Là xã thuần nông, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Từ năm 2000 nhân dân có phong trào làm kinh tế trang trại và chăn nuôi bò sữa.

Đất nông nghiệp dự kiến thu hồi xã Vĩnh Thịnh 10 thôn gồm: Hệ thôn, An Thượng, Xóm Liễu, An Lão xuôi, An Lão ngược, An lão trên, An Lão giữa, Môn trì, Trại trì, Khách Nhi với diện tích khoảng 138,4ha.

Xã An Tường có 4 thôn: Kim Đê, Thủ Độ, Bích Chu và Cam Giá. Là xã có hơn 1/2 dân số làm nông nghiệp với diện tích đất tập trung tại hai thôn Cam Giá và Kim Đê, hai thôn còn lại là Bích Chu và Thủ Độ làm nghề mộc truyền thống lâu đời nên phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp.

Đất nông nghiệp dự kiến thu hồi xã An Tường: 01 thôn (Cam Giá) với diện tích 77ha).

2. Tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố văn hóa, xã hội

An Tường và Vĩnh Thịnh là hai xã vũng bãi của huyện Vĩnh Tường có bề dày lịch sử và văn hóa với 28 di tích lịch sử văn hóa (trong đó có 03 di tích cấp quốc gia, 07 di tích cấp tỉnh). Người dân nơi đây giàu lòng yêu nước, thuần hậu, cần cù, chịu khó. Riêng ở An Tường còn có làng nghề mộc truyền thống với những nghệ nhân đã làm nên các sản phẩm bền đẹp nổi tiếng. Sản phẩm của làng nghề làm ra có mặt ở khắp các tỉnh, thành trong nước, chất lượng, mẫu mã đa dạng, phong phú, tinh xảo... phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Là những xã vùng bãi của huyện, nên đất đai ở đây chủ yếu là đất bồi pha cát. Kể từ năm 1996 trở lại đây hệ thống các hồ thủy điện đầu nguồn điều hòa con nước, khiến vùng đất bãi không bị ngập lụt như trước nữa, hình thành những cánh đồng ngô, cánh đồng cỏ, vườn chuối xanh mướt. Hệ thống giao thông thuận tiện mà tiêu biểu là giao thông đường thủy, đường bộ. Bến Vĩnh Thịnh, được đầu tư xây dựng từ năm 2005 phục vụ giao thông giữa Vĩnh Phúc và Hà Nội. Từ khi khánh thành cầu Vĩnh Thịnh bến phà đã không hoạt động, có thể cải tạo để khai thác bến cũ phục vụ vận tải và du lịch đường sông. Với nguồn tài nguyên nhân văn, tự nhiên tương đối thuận lợi, cảnh trí hữu tình khiến cho An Tường, Vĩnh Thịnh có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.

3. Dân số, điều kiện phát triển kinh tế

3.1. Dân số:

Dân số năm 2015 của xã Vĩnh Thịnh là 11.015 người, với 2.303 hộ (bình quân 5 người/hộ); Trong đó: Nam 5.944 người, chiếm 54%; Nữ 5.071 người, chiếm 46%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã trong những năm gần đây nhìn chung ổn định.

Dân số năm 2015 của xã An Tường là 9.703 người, với 2.352 hộ (bình quân 4 người/hộ). Trong đó: Nam 4.810 người, chiếm 49,6%; Nữ 4.893 người, 50,4%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã trong những năm gần đây nhìn chung ổn định.

Bảng 1: Biểu dân số năm 2015 của 2 xã: Vĩnh Thịnh, An Tường

Năm 2015

Dân số

Số hộ

Trung bình Nhân khẩu/hộ

Xã Vĩnh Thịnh

11.015

2.303

5

Xã An Tường

9.703

2.352

4

Cộng:

20.718

4655

 

(Nguồn: Thống kê Vĩnh Tường, Báo cáo của xã Vĩnh Thịnh - An Tường)

Trong những năm tới cùng với việc đẩy mạnh phát triển đô thị, dịch vụ, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Vĩnh Tường có chủ trương thu hút đầu tư các dự án để phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch, dự báo một lượng lao động ngoài tỉnh đến Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc làm việc, du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng cuối tuần trong khu dự án. Dự kiến có khoảng 2.000-3.000 lưu trú và sinh sống tại đây.

Bảng 2: Hiện trạng nguồn lao động và sử dụng lao động của hai xã trong giai đoạn 2011 - 2015:

TT

Ngành

Đơn vị

Xã Vĩnh Thịnh

Xã An Tường

2011

2015

2011

2015

1

Nguồn lao động

người

10.720

11.015

9.120

9.703

2

Dân số trong độ tuổi lao động

người

6.312

7.221

4.421

5.048

3

Số lao động có việc làm mới trong các ngành kinh tế

người

537

705

401

525

4

Cơ cấu sử dụng lao động

%

100

100

100

100

+

Nông nghiệp, thủy sản

%

68

52

55

48,8

+

Công nghiệp, xây dựng

%

14

28

38

29,8

+

Dịch vụ

%

15

20

17

20,7

(Nguồn: Phòng Lao động TBXH Vĩnh Tường)

Bảng 3: Thống kê về nhu cầu cần đào tạo nghề của các hộ dân bị thu hồi trên địa bàn 2 xã Vĩnh Thịnh và An Tường:

Năm 2015

Dân số

Số lao động trong độ tuổi

Số lao động trong độ tuổi có nhu cầu đào tạo đối với 11 thôn

Nhu cầu thực tế cần đào tạo, học nghề

Xã Vĩnh Thịnh

11.015

7221

2500

1500

Xã An Tường

9.703

5048

400

200

Cộng:

20.718

12269

2900

1700

Nhu cầu cần đào tạo nghề mới của các thôn dự kiến thu hồi đất là 1700 người; nhu cầu này có thể tăng lên trong vòng 3 năm tới khoảng 500 người vì số học sinh hiện tại của hai xã đang theo học tại các trường THCS, THPT.

3.2. Điều kiện phát triển kinh tế:

a) Phát triển kinh tế:

Xã Vĩnh Thịnh và An Tường trong giai đoạn 2011-2015 có nhiều chuyển biến tích cực trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông - thủy lợi.

Với lợi thế là hai xã liền kề, nằm trong vùng bãi của huyện, cho nên nhân dân tại đây chủ yếu làm nông nghiệp và chăn nuôi bò, nuôi trồng thủy sản. Với lợi thế về sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế của hai xã chủ yếu là nông nghiệp, lực lượng làm nông nghiệp luôn chiếm trên 75% dân số.

Năm 2015, Tổng giá trị sản xuất của xã Vĩnh Thịnh đạt 792,05 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 12 tỷ đồng, Thu nhập bình quân đầu người đạt 31,6 triệu đồng/người/năm; Giá trị sản xuất trên ha canh tác đạt: 120 triệu đồng. Còn đối với xã An Tường tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 364,7 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 7 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 37,7 triệu đồng; giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt 90 triệu đồng.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư phát triển:

Trong giai đoạn 2011-2015 cơ cấu kinh tế của hai xã Vĩnh Thịnh và An Tường tương đối ổn định; người dân tại đây chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, lấy chăn nuôi và phát triển làng nghề làm nòng cốt, cơ cấu nông nghiệp chiếm trên 60%, dịch vụ - thương mại khoảng 25%, Công nghiệp - TTCN chiếm 15%.

Tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã Vĩnh Thịnh giai đoạn 2011 -2015 khoảng 35,6 tỷ đồng; xã An Tường khoảng 20,4 tỷ đồng. (Nguồn báo cáo thống kê của xã Vĩnh Thịnh - An Tường).

Như vậy, có thể thấy rằng người dân ở đây sống tương đối ổn định, tự cung, tự cấp; nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình một phần từ chăn nuôi, phần lớn còn lại là đi làm dịch vụ bên ngoài mang về để đầu tư xây dựng. Nhiều hộ gia đình có điều kiện kinh tế phát triển tại đây không phải do làm nông nghiệp mang lại mà đi lao động tại các tỉnh, làm thợ, làm thuê bên ngoài, công nhân tại các doanh nghiệp. Các hộ gia đình này đều có có đất nông nghiệp nhưng không canh tác và cho các gia đình khác thuê để chăn nuôi. Đây cũng là lý do tại sao người dân bỏ ruộng, không muốn làm nông nghiệp, nếu có làm thì thu nhập thấp, diện tích đất manh mún, chưa có tích tụ ruộng đất để đưa cơ khí hóa vào sản xuất, giải phóng sức lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Chính vì vậy phải có những giải pháp, chính sách đột phá trong thu hút đầu tư, chuyển đổi kinh tế thì mới có điều kiện phát triển, mang lại hiệu quả.

II. LỢI THẾ, CƠ HỘI VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Lợi thế, cơ hội

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng sẵn có của vùng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế giảm bớt từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng. Ngày càng nhiều các nhà đầu tư quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển đô thị, dịch vụ sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí tại vùng nông thôn.

Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy rất thuận lợi được kết nối với cầu Vĩnh Thịnh, Đường vài đai 4 Hà Nội, Quốc lộ 2C...tạo tiền đề quan trọng cho việc lưu thương, phát triển đô thị sinh thái, du lịch sinh thái; kinh tế - xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội ngày càng liên kết chặt chẽ, trở nên thuận lợi cho sự phát triển.

2. Dự báo xu hướng phát triển

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh tường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển dịch vụ, du lịch Vĩnh Phúc đến năm 2020. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội sẽ dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP, chuyển đổi mạnh mẽ hướng cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất vùng theo lợi thế và thế mạnh, đẩy mạnh việc phân luồng đào tạo lại, đào tạo nghề cho nhân dân, người lao động nông thôn để chuyển sang ngành kinh tế dịch vụ,..... từ đó góp phần đưa Vĩnh Phúc cơ bản có đủ yếu tố của tỉnh công nghiệp và Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.

Hệ thống giao thông liên vùng được kết nối có các tuyến đường như: đường cao tốc xuyên Á (Lào Cai - Hà Nội), đường vành đai IV, V, đường xuyên núi Tam Đảo nối Vĩnh Phúc với Thái Nguyên, cầu Vĩnh Thịnh nối Vĩnh Phúc với Hà Nội… sẽ mang lại nhiều cơ hội cho Vĩnh Phúc mở rộng mối quan hệ kinh tế nói chung và các lĩnh vực dịch vụ, du lịch nói riêng với bên ngoài.

Thủ đô Hà Nội sẽ có bước phát triển mạnh về phía Bắc đây là cơ hội cho Vĩnh Tường tiếp nhận dòng vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật, công nghệ và phát triển các ngành sản xuất hỗ trợ và các loại hình dịch vụ, du lịch cho Hà Nội,... sẽ là cơ hội lớn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ hoặc nông nghiệp sinh thái công nghệ cao tại các vùng nông thôn, đồng bằng.

3. Đánh giá chung

Qua phân tích về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn qua, khẳng định huyện Vĩnh Tường nói chung và hai xã Vĩnh Thịnh - An Tường nói riêng có lợi thế đặc biệt quan trọng (trong đó có lợi thế tuyệt đối và tương đối, có vị trí địa kinh tế - chính trị - nằm trong vùng quy hoạch Thủ đô) cho sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, phát triển mạnh các khu đô thị nhỏ kết hợp với dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu vực tâm linh (Đền Và - Sơn Tây, Đền Ngự Dội - Xã Vĩnh Ninh) của khu vực đồng bằng sông Hồng.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua đều là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về tăng trưởng, phát triển mạnh là một thuận lợi lớn đối với sự thu hút đầu tư cũng như phát triển đô thị, khu du lịch, dịch vụ - thương mại trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Vĩnh Tường nói riêng.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, VIỆC LÀM CỦA NHỮNG HỘ DÂN TRƯỚC KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT (GIAI ĐOẠN 2011-2015)

I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

1. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng giá trị sản xuất

* Xã Vĩnh Thịnh:

Tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 383,3 tỷ đồng; năm 2015 đạt 792,05 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 13,46%;

Trong đó:

- Nông nghiệp tăng 20%.

- Tiểu thủ công nghiệp tăng 10,42%.

- Thương mại và dịch vụ tăng 9,96%.

Về cơ cấu kinh tế:

+ Nông nghiệp đạt 51,4% (năm 2011 là 48,7%).

+ Tiểu thủ công nghiệp đạt 13,4%. (năm 2011: 12,4%).

+ Thương mại - dịch vụ đạt 35,2%. (năm 2011: 32,9%).

Thu nhập bình quân đầu người: Năm 2011 đạt 18,2 triệu đồng/người/năm; năm 2015 đạt 31,6 triệu đồng/người/năm.

Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác năm 2011 đạt 96,8 triệu đồng, năm 2015 đạt 120 triệu đồng.

* Xã An Tường:

- Tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt: 129,26 tỷ đồng, năm 2015 đạt 364,7 tỷ đồng.

- Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 14,1%/năm.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó:

+ Nông nghiệp- thủy sản năm 2015 đạt 39,1%;

+ CN, TTCN- xây dựng năm 2015 đạt 36,3%;

+ Dịch vụ- thương mại năm 2015 ước đạt 24,6%.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 14,1triệu đồng/người/năm; Năm 2015 đạt 37,7 triệu đồng/người/năm.

Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác năm 2014 đạt 87,5 triệu đồng, năm 2015 đạt 90 triệu đồng.

2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp của hai xã Vĩnh Thịnh và An tường là 1.054ha (trong đó: Vĩnh Thịnh là 712,24 ha, DT đất canh tác: 544,33 ha; DT đất nuôi trồng thủy sản: 160,83 ha; DT đất NN khác: 7,08 ha; xã An Tường là 341,73 ha; DT đất canh tác: 321,9 ha; DT đất nuôi trồng thủy sản: 19,83 ha).

Tình trạng sử dụng đất nông nghiệp tại hai xã trong những năm qua ổn định, người dân sử dụng đất nông nghiệp theo thời vụ và thị trường, lúc trồng lúa, lúc trồng cây thanh hao hoa vàng, trồng cỏ voi, trồng chuối.

3. Kinh tế hộ gia đình, hợp tác xã và trang trại

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn hai xã chủ yếu theo mô hình kinh tế hộ gia đình. Hiện tại xã An Tường có HTX nông nghiệp; xã Vĩnh Thịnh không có.

Số hộ sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế trang trại (Vườn, ao và chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp) trên địa bàn xã Vĩnh Thịnh là trên 300 hộ; xã An Tường là 08 hộ. Trên địa bàn 2 xã không có mô hình trang trại nào được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

Kinh tế hộ gia đình vẫn nắm vai trò chủ yếu trong sự ổn định và phát triển kinh tế ở 2 xã. Các trang trại trên địa bàn 2 xã chủ yếu hình thành từ các ao, hồ và các vùng đất trũng (đất 1-2 vụ lúa). Trong những năm vừa qua ở xã Vĩnh Thịnh phát triển mạnh trang trại ở các vùng đất trũng là do nhu cầu phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm của nhân dân (nhất là chăn nuôi bò sữa, bò thịt). Nhưng việc phát triển trang trại ở xã Vĩnh Thịnh hầu hết là do tự phát nên ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến dư luận và ảnh hưởng đến sản xuất của các hộ xung quanh vùng trang trại (do ô nhiễm môi trường và tiêu úng, chuột hại…).

4. Ngành trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Vĩnh Thịnh năm 2011 là 1.489ha, năm 2015 là 1.471ha; xã An Tường năm 2011 là 697ha, năm 2015 là 735ha. Ngoài các cây trồng chính là lúa, ngô, rau, đậu tương còn một số cây trồng khác với diện tích lớn như cỏ voi, chuối, cây ăn quả.

4.1. Sản xuất lúa:

Diện tích trồng lúa năm 2015 của xã Vĩnh Thịnh là 401ha; Năng suất trung bình 63,83tạ/ha; sản lượng đạt 2.562 tấn. Diện tích trồng lúa năm 2015 của xã An Tường là 25,5ha; Năng suất trung bình đạt 55,86 tạ/ha; sản lượng đạt 142,4 tấn.

Sản xuất lúa ở Vĩnh Thịnh có thể sản xuất lớn mang tính hàng hóa, sử dụng các giống năng suất, chất lượng mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất. Còn tại An Tường sản xuất lúa chỉ đảm bảo được một phần lương thực thực phẩm cho xã nên vẫn mang tính nhỏ lẻ, không đầu tư nhiều cho sản xuất.

Lý do diện tích đất trồng lúa ở An Tường thấp như vậy do đây là một số có nhiều bãi bồi cát phù xa, quỹ đất nông nghiệp hạng I rất ít, chủ yếu là đất hạng II, III phù hợp với trồng hoa màu, không thích hợp với trồng lúa.

Giá thành sản xuất lúa của hai xã từ 6.000- 6.200 đồng/kg; quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Quy mô diện tích đất trồng lúa trung bình 3-4/sào/hộ.

4.2. Cây màu: Diện tích đất trồng màu (bao gồm cây công nghiệp ngắn ngày, rau thực phẩm, cây thức ăn gia súc). Năm 2015 diện tích gieo trồng các cây màu chính như: Ngô, đậu tương, rau của hai xã là 1.276ha. Hiệu quả kinh tế của cây trồng: Ngô, đậu tương còn thấp, các sản phẩm này chủ yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân tại chỗ. Các loại cây này không có lợi thế về cạnh tranh do quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi của các hộ; chưa đáp ứng tốt cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất chuyên canh lớn, chưa có liên kết và tiêu thụ, chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

4.3. Rau quả: Diện tích gieo trồng rau của xã Vĩnh Thịnh và An Tường năm 2015 là 10,1 ha (Vĩnh Thịnh 8ha, An Tường 2,1ha); năng suất đạt từ 195-200tạ/ha; sản lượng 250 tấn. Diện tích trồng rau để tự cung tự cấp và chăn nuôi trong nông nghiệp, năng suất thấp, chưa có sản xuất theo mô hình hàng hóa.

4.4. Cây trồng khác:

Một số cây trồng khác như cỏ voi, chuối, cây ăn quả,..đã và đang bắt đầu phát triển trong những năm gần đây. Diện tích trồng cỏ voi và cây chuối trên địa bàn 2 xã năm 2015 là 510ha (trong đó cỏ voi là 400ha, chuối 110ha). Người dân trồng cỏ voi chủ yếu để chăn nuôi bò sữa, bò đỏ thịt; một số hộ dân không nuôi bò thì trồng chuối, cây ăn quả kết hợp với hệ thống rãnh nuôi trồng thủy sản.

 Như vậy, các cây trồng trên chưa phải là các cây trồng có lợi thế của địa phương, không có khả năng cạnh tranh, chỉ phục vụ thời vụ theo thị hiếu của thị trường ngắn hạn, khó có thể phát triển thành nhóm cây trồng hàng hóa, sản xuất với quy mô lớn và áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp vì ruộng đồng manh mún. Chính vì vậy phải chuyển đổi mục đích khác cho phù hợp với lợi thế phát triển kinh tế chung của tỉnh, xu thế hội nhập quốc tế. (Chi tiết tại phụ lục số 1 kèm theo).

5. Ngành chăn nuôi

5.1. Chăn nuôi bò sữa:

Tính đến thời điểm 30/8/2016, ước tổng số bò sữa trên địa bàn 2 xã Vĩnh Thịnh và An Tường là 6.350 con (Vĩnh Thịnh là 4.400 con, An Tường 1.950 con); bò thịt và sinh sản là 3.500 con (Vĩnh Thịnh là 2.200 con, An Tường 1.300 con); trong phạm vi quy hoạch dự án tại 11 thôn thì dự kiến số lượng bò sữa của 10 thôn tại xã Vĩnh Thịnh là 2.100 con bò sữa, bò thịt 780 con; 01 thôn Cam Giá xã An Tường là 1.550 con bò sữa, 1.250 con bò thịt và sinh sản.

Quá trình chăn nuôi bò sữa, bên cạnh những thuận lợi về đất đai trồng cỏ, gần các Trạm thu gom sữa, thu hút và tận dụng lao động nông thôn nhàn rỗi tại chỗ, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho các hộ chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên có nhiều thời điểm đã gặp phải khó khăn, bấp bênh và thua lỗ, giá giống bò sữa tụt giảm, giá sữa thấp, giá thức ăn tinh cao. Từ đầu năm 2015 đến nay, các Công ty thu mua sữa siết chặt quản lý về vệ sinh chăn nuôi và chất lượng sữa, trong khi đó không điều chỉnh tăng giá sữa, thậm chí Công ty sữa Cô gái Hà Lan còn giảm lượng mua vào so với 2015. Trên cơ sở đó một số hộ mới nuôi bò sữa không bán được sữa, bị thua lỗ đã phải bán bò chuyển sang sản xuất khác.

5.2. Chăn nuôi lợn, bò thịt và gia cầm

Chăn nuôi lợn và bò thịt của Vĩnh Thịnh và An Tường khá phát triển so với các địa phương khác trong huyện về quy mô hộ chăn nuôi và tổng đàn lợn, bò thịt. Việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra bán cho thương lái theo giá cả thị trường và chăn nuôi cơ bản ổn định. Chăn nuôi gia cầm của Vĩnh Thịnh và An Tường kém phát triển, tổng đàn gia cầm thấp so với các địa phương khác trong huyện.

Tổng số đàn bò đỏ thịt của hai xã đến thời điểm 30/6/2015 là 3.400 con (Vĩnh Thịnh 2.200 con, An Tường 1.100 con); Lợn là 12.815 con (Vĩnh Thịnh là 12.000; An Tường 815 con); Gia cầm là 27.000 con (Vĩnh Thịnh 21.000; An Tường 6.000 con).

Với các đối tượng vật nuôi như lợn, bò thịt và gia cầm (chủ yếu là lợn và bò thịt) của 02 xã Vĩnh Thịnh và An Tường cùng với phương thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm như hiện nay thì tình hình sản xuất hiện tại và những năm tới đây vẫn có tính ổn định (Chi tiết tại phụ lục số 2 kèm theo).

6. Ngành Thủy sản

Xã Vĩnh Thịnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn, khoảng 220 ha, được hình thành chủ yếu qua việc cải tạo các vùng trũng sản xuất trồng trọt bấp bênh kém hiệu quả chuyển sang hình thức trang trại chăn nuôi- thủy sản kết hợp cùng với diện tích ao hồ đầm tự nhiên; xã An Tường có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 19 ha, chủ yếu là ao hồ đầm tự nhiên và một phần diện tích liền kề hệ thống kênh tưới tiêu liên xã vùng bãi. Nuôi trồng thủy sản ở 02 địa phương này chủ yếu vẫn mang tính tận dụng, quảng canh, một số ít hộ nuôi bán thâm canh với các loại thủy sản truyền thống và tiêu thụ sản phẩm qua thương lái theo giá cả thị trường. Khó khăn lớn nhất với nuôi trồng thủy sản của cả 02 xã này là chưa có riêng nguồn nước sạch cung cấp cho nuôi trồng thủy sản, vẫn dùng chung nguồn nước với sản xuất trồng trọt, nên nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước cho nuôi thủy sản.

II. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG NÔNG NGHIỆP

1. Về lao động

Dân số hai xã Vĩnh Thịnh và An Tường có cơ cấu dân số trẻ, năm 2015 số người trong độ tuổi lao động là 12.269 người chiếm 59,2% dân số của địa phương. Cơ cấu trẻ của hai xã là nguồn lao động trong nông nghiệp và trong tương lai, do đó cần đào tạo nghề, đào tạo lại lao động tại chỗ để chuyển đổi lực lượng lao động nông nghiệp sang dịch vụ phi nông nghiệp.

Tốc độ tăng dân số tự nhiên của xã Vĩnh Thịnh và An Tường khoảng 2%/năm, nguyên nhân tăng nhanh dân số là do địa phương còn kém phát triển, trên 70% dân số hiện tại đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng tại địa phương còn hạn chế.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa, thì nhu cầu về lao động có trình độ đối với các doanh nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên người lao động tại địa phương xã Vĩnh Thịnh và An Tường chủ yếu là lao động phổ thông, dẫn tới tình trạng hiện nay là thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật, thừa lao động chưa qua đào tạo nghề, vì vậy chúng ta phải quan tâm đến việc đào tạo nghề cho người lao động của địa phương để chuyển đổi nghề cho người lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp.

2. Về cơ cấu lao động:

TT

Đơn vị

Số người trong độ tuổi LĐ

Lao động có việc làm thường xuyên tính đến 30/10/2015

Tỷ lệ %LĐ có việc làm thường xuyên

Tổng

NN-Ngư nghiệp

CN-XD

TM-DV-XKLĐ

1

An Tường

5.048

4.968

2.454

1.467

1.107

98,42

2

Vĩnh Thịnh

7.221

7.012

3.756

1.787

1.469

97,11

(Nguồn: Phòng Lao động TB và XH Vĩnh Tường)

Số lao động trong độ tuổi của hai xã Vĩnh Thịnh và An Tường có việc làm thường xuyên luôn trên 97%; trong đó cơ cấu ngành nghề nông nghiệp chiếm trên 50% dân số trong độ tuổi lao động. Điều này chứng tỏ nhân dân hai xã chủ yếu là lao động trong nông nghiệp là chính, số lao động còn lại làm trong các ngành xây dựng và dịch vụ thương mại tại địa phương, ngoài xã, làm việc trong các doanh nghiệp.

III. ĐẦU TƯ NGÂN SÁCH CHO NÔNG NGHIỆP, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1. Về đầu tư ngân sách cho nông nghiệp

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng đầu tư ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn hai xã Vĩnh Thịnh và An Tường là 53,4 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp 16,2 tỷ đồng, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi là 4,2 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư để thực hiện xây dựng hạ tầng Kênh mương, trạm bơm, trạm thu mua sữa, hỗ trợ trong chăn nuôi, phòng ngừa sâu bệnh (Nguồn Xã Vĩnh Thịnh - An Tường báo cáo).

2. Về đầu tư ngân sách cho giải quyết việc làm

Nhân dân hai xã hiện tại đang làm nông nghiệp chủ yếu là những người phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, nam trên 50 tuổi. Những thanh niên trẻ họ có trình độ và tay nghề đi ra ngoài làm ăn. Chính vì vậy hiện nay tại địa phương chủ yếu còn người trung niên, già và trẻ em. Những người này cũng có việc làm nông nghiệp ổn định, nuôi bò sữa, nuôi thủy sản và dịch vụ gia đình.

Hàng năm trung bình số lao động được đào tạo nghề ngắn hạn của hai xã từ 50-70 người và tự tìm kiếm việc làm và có thu nhập tương đối ổn định. Hiện tại số lao động đang làm việc ổn định trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khoảnh gần 2000 người.

Nguồn vốn đầu tư cho tìm kiếm, giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn hai xã Vĩnh Thịnh và An Tường là 171,4 triệu đồng (gồm hỗ trợ đào tạo nghề và xuất khẩu lao động).

IV. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại, hạn chế.

Sản xuất nông nghiệp vẫn cơ bản mang tính nhỏ lẻ, khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hóa, chi phí sản xuất cao nên sức cạnh tranh trên thị trường thấp. Ngày công lao động thấp, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp không cao nên người nông dân không thiết tha với sản xuất nông nghiệp.

Ngành chăn nuôi chủ yếu tập trung trong khu dân cư làm hạn chế phát triển tăng đàn, tăng quy mô và gây ô nhiễm môi trường sống. Chăn nuôi bò sữa tới đây bước vào hội nhập thì những thách thức đặt ra đó là: Thiếu sức cạnh tranh về năng suất, chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm và đặc biệt là cạnh tranh về giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất chăn nuôi phát thải ra cũng sẽ là vấn đề thách thức.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm thiếu tính ổn định nên sản xuất dễ gặp rủi ro, sản xuất chưa hình thành nên sự liên kết (sản xuất theo chuỗi). Tiềm ẩn về mất vệ sinh an toàn thực phẩm do ý thức của người sản xuất chưa cao. Chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò sữa thiếu tính ổn định do tính chất và đặc thù của sản xuất: Sản phẩm là sữa bò tươi, việc khai thác, bảo quản, tiêu thụ diễn ra hàng ngày và chỉ bán sữa bò tươi cho các công ty sữa dưới dạng sản phẩm thô.

Tỷ lệ lao động thuần nông cao, không có trình độ, sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp với tỷ lệ dân số quá cao chiếm trên 75%.

2. Nguyên nhân

2.1. Khách quan

Din biến thời tiết ngày càng phức tạp, do biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, giá cả bấp bênh, không chủ động được đầu ra cho sản phẩm.

Do xu thế phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên giá hàng hóa nông nghiệp cnh tranh quyết liệt.

2.2. Chủ quan

Sản xuất nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro nên đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế, người nông dân không thiết tha với sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao, chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Kiến thức ứng dụng, kinh nghiệm của người dân trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

Chủ trương đưa chăn nuôi phát triển ra ngoài khu dân cư vẫn khó được thực hiện do chưa có tính đồng thuận cao giữa các hộ nông dân.

3. Đánh giá chung

Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp trong trong thời gian qua của hai xã Vĩnh Thịnh và An Tường tương đối ổn định. Người dân sử dụng đất nông nghiệp theo thời vụ, theo thị hiếu của thị trường cho nên thường xuyên thay đổi cây trồng, vật nuôi. Quy mô sử dụng đất nông nghiệp của các hộ dân còn manh mún, thiếu bền vững, nếu chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp thì không phát triển kinh tế được nên người dân tận dụng và thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất, canh tác liên tục để phù hợp với thị trường. Nhìn chung ngành chăn nuôi tại địa bàn hai xã trong thời điểm hiện nay tuy có thuận lợi nhưng nhiều vấn đề đặt ra trước mắt và trong tương lai, cụ thể như: gia tăng ô nhiễm môi trường nông thôn trầm trọng, nuôi bò sữa không theo quy chuẩn dẫn đến chất lượng sữa không đảm bảo quy chuẩn chung, giá thành cao hơn so với thế giới; giá sữa bò tươi sẽ giảm không thể cnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất nuôi bò với quy mô lớn, đặc biệt là khi TTP có hiệu lực,... Điều này ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, môi trường sống của nhân dân hai xã, đặc biệt là những hộ gia đình nuôi bò sữa mặc dù đã có khuyến cáo của các cấp có thẩm quyền trong thời gian qua.

Phần thứ ba

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH DỰ ÁN

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho các hộ dân phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh; phát huy lợi thế vị trí địa lý, tiềm năng của vùng để chuyển dịch cơ cấu phù hợp với trình độ của lao động nông thôn theo hướng từ nông nghiệp sang thương mại, dịch vụ.

Chuyển dịch cơ cấu phải lấy dịch vụ làm nền tảng để đầu tư phát triển, nhằm tạo việc làm mới, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân nông thôn; ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cảnh quan môi trường và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

Các hộ dân nằm trong vùng quy hoạch dự án bị thu hồi đất được Nhà nước quan tâm; được hưởng các chính sách hỗ trợ theo cơ chế đặc thù; đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tạo điều kiện để có việc làm mới ổn định, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế bền vững.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu chung:

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế phải gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng công tác đào tạo nghề theo địa chỉ, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân, phát triển bền vững, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Trong giai đoạn 2016-2020, phấn đấu đào tạo cho những hộ dân phải thu hồi đất nằm trong độ tuổi lao động tại địa bàn 2 xã Vĩnh Thịnh, An Tường như sau:

- Đào tạo nghề dưới 3 tháng cho khoảng 2.500 người (theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng);

- Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng cho khoảng 400 người (theo quy định tại quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất);

- Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống dưới 40%; giải quyết và tạo việc làm mới từ 2.800 - 4.000 người; nâng cao thu nhập bình quân đầu người của các hộ dân thuộc xã Vĩnh Thịnh và An Tường vào nhóm tốp đầu trên địa bàn huyện Vĩnh Tường.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1. Định hướng phát triển chung

Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm theo hướng chuyên nghiệp, trọng tâm, trọng điểm theo quy hoạch vùng. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang kinh tế dịch vụ, phát triển nông nghiệp hiện đại, sản xuất xanh, sạch, bảo vệ môi trường nông thôn gắn với phát triển đô thị sinh thái và đảm bảo liên kết vùng trong chuỗi phát triển dịch vụ - du lịch của tỉnh.

2. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của 2 xã Vĩnh Thịnh và An Tường vẫn chiếm trên 70%, đặc biệt khoảng là 2.100 hộ dân nằm trong vùng quy hoạch dự án với cơ cấu lao động chủ yếu hiện nay vẫn là làm nông nghiệp. Để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện, của tỉnh Vĩnh Phúc, cần tái cơ cấu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của 2 xã theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ, du lịch, tăng cường xuất khẩu lao động,...

3. Giải quyết việc làm

Trên cơ sở nhu cầu đào tạo những người dân trong độ tuổi lao động, cần tăng cường tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng) và đào tạo trung cấp, cao đẳng cho con em các hộ dân để từng bước giới thiệu, giải quyết việc làm cho người dân như:

- Những lao động phổ thông thì đề nghị doanh nghiệp, nhà đầu tư giải quyết việc làm tại chỗ hoặc giới thiệu đi lao động xuất khẩu nếu có nhu cầu; Tỉnh quan tâm và tạo điều kiện giới thiệu người lao động vào các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh để người lao động có làm mới, ổn định lâu dài.

- Những người lao động có trình độ tay nghề đào tạo từ trung cấp trở lên thì doanh nghiệp tạo điều kiện cho người dân làm việc tại doanh nghiệp hoặc địa phương khác; đồng thời Tỉnh có chính sách ưu tiên giới thiệu, tìm kiếm việc làm cho người lao động trên địa bàn, định hướng đi lao động xuất khẩu.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Về Quy hoạch

Nghiên cứu, điều chỉnh lại tổng thể quy hoạch nông thôn mới của xã Vĩnh Thịnh và xã An Tường theo hướng phát triển vùng đô thị du lịch dịch vụ sinh thái, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, phù hợp với chuỗi phát triển du lịch của tỉnh, vùng quy hoạch thủ đô Hà Nội.

Quy hoạch xây dựng thêm 4- 5 khu đất ở để phát triển dịch vụ - thương mại với mục đích để tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi cơ cấu việc làm, thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ của vùng và phục vụ trực tiếp dự án; với diện tích quy hoạch là từ 8-10ha (Vĩnh Thịnh 3 khu với diện tích 6ha, An Tường 02 khu với diện tích 4ha). Các khu đất ở phát triển dịch vụ - thương mại này sẽ được tỉnh hỗ trợ kinh phí quy hoạch và cho huyện Vĩnh Tường vay để đầu tư xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh. (Việc bán hoặc cho thuê hạ tầng để kinh doanh dịch vụ tại các khu đất quy hoạch trên thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, ưu tiên những hộ gia đình bị thu hồi nhiều diện tích đất nông nghiệp và có hoàn cảnh khó khăn).

2. Về hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Những người dân có nhu cầu đào tạo lao động để giải quyết việc làm thông qua các hình thức: Mở các lớp đào tạo tại chỗ, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho các hộ dân tại khu vực dự án để tăng thu nhập cho người dân; những người dưới 45 tuổi có thể đào tạo nghề và giới thiệu họ đi lao động xuất khẩu nước ngoài hoặc làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đối với những người phụ nữ trên 45 tuổi có thể chuyển đổi nghề từ nuôi bò sữa sang dịch vụ để phục vụ khu vực dự án.

Quan tâm đào tạo, tạo việc làm mới cho người dân, để người dân có thu nhập ổn định hơn nhiều khi dự án đầu tư đi vào hoạt động; đồng thời chỉ đạo doanh nghiệp khi đầu tư dự án sẽ phải thực hiện cam kết ưu tiên sử dụng lao động tại địa phương khi dự án đi vào hoạt động kinh doanh.

 (Ghi chú: Khoảng 2.900 người có nhu cầu đào tạo lao động)

Nội dung thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động,... theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015; Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015; Nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 và Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 ban hành quy định quản lý, tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ và cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc,...

3. Về chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện QHXD Khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh - An Tường, huyện Vĩnh Tường

Ngoài các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật hiện hành, các hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án theo quy hoạch xây dựng Khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh - An Tường, huyện Vĩnh Tường còn được hưởng khoản hỗ trợ đặc thù một lần theo quy định tại điểm a (hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội), điểm b (hỗ trợ bàn giao mặt bằng nhanh cho Nhà nước) Khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 27/9/2016 của HĐND tỉnh và hỗ trợ thêm (theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 27/9/2016 của HĐND) cho các hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi bò sữa, trâu, bò thịt để chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi nằm trong phạm vi quy hoạch có đất nông nghiệp bị thu hồi, với mức hỗ trợ như sau:

- Bò đang khai thác sữa: 08 triệu đồng/con;

- Bò hậu bị (chuẩn bị cho khai thác sữa): 05 triệu đồng/con;

- Trâu, nghé, bò, bê thịt, bê cái sữa (dưới 6 tháng tuổi): 01 triệu đồng/con.

(Số lượng dự kiến hỗ trợ: Bò sữa khoảng 3.700 con; bò, trâu thịt khoảng 2.100 con).

4. Chính sách về hỗ trợ, tìm kiếm liên kết trong chăn nuôi

Tăng cường chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, tìm kiếm các doanh nghiệp trong thu mua bò, liên kết cung cấp thức ăn chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đầu ra,... cho các hộ gia đình nuôi bò sữa, đảm bảo từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn hai xã Vĩnh Thịnh và An Tường một cách bền vững.

5. Về tín dụng - ngân hàng

Chỉ đạo Ngân hàng chính sách xã hội, các ngân hàng thương mại, các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ và có chính sách lãi suất ưu đãi cho các hộ dân được vay vốn để ổn định đời sống, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động như: học nghề, xuất khẩu lao động, thay đổi, mở rộng mô hình sản xuất, kinh doanh,...

6. Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật - thiết chế văn hóa trên địa bàn hai xã

Để đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu vực quy hoạch dự án, giao thông đối ngoại và phục vụ nhu cầu của nhân dân, tỉnh xem xét hỗ trợ đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng hai xã Vĩnh Thịnh và An Tường khi nhà nước thu hồi đất trên 30% theo Nghị quyết số 107/2013/NQ-HĐND ngày 20/12/2013 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 19/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật. (Hệ thống đường giao thông, điện nước, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng công cộng, trường học, trụ sở làm việc, nghĩa trang nhân dân,..). Ưu tiên hỗ trợ hạ tầng công cộng, thiết chế văn hóa của 11 thôn bị thu hồi đất.

7. Về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nâng cao nhận thức của Nhân dân

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và công tác vận động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể với nhân dân trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất để bàn giao mặt bằng cho Nhà nước.

Tập trung giải quyết những vướng mắc, khó khăn liên quan đến dự án, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động đầu tư, đảm bảo việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về vai trò, ý nghĩa của dự án mang lại; đồng thời chuyển tải chính sách của đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất biết, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

8. Về nguồn vốn

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Để hỗ trợ cho chính sách đặc thù của đề án; đầu tư hạ tầng kỹ thuật để phục vụ đối nội, đối ngoại của dự án như: đường giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước; hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa,...

- Huy động vốn từ Nhà đầu tư: Hỗ trợ thêm cho tỉnh để giải quyết việc làm, ổn định đời sống người dân bị thu hồi đất; hỗ trợ đầu tư thiết chế văn hóa của các thôn, di chuyển mồ mả, hệ thống thoát nước và hạ tầng kỹ thuật môi trường nông thôn; hỗ trợ thêm vấn đề an sinh xã hội cho người dân,...

- Nguồn vốn của các tổ chức tín dụng: Cho cá nhân, hộ gia đình vay vốn để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định sản xuất.

IV. VỀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kinh phí thực hiện đề án

- Kinh phí xây dựng Đề án là 190 triệu đồng.

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án: 329,69 tỷ đồng, cụ thể như sau:

STT

Nội dung công việc

Thành tiền
(tỷ đồng)

1

Hỗ trợ kinh phí lập quy hoạch điều chỉnh lại NTM hai xã; Quy hoạch chi tiết các khu đất ở để phát triển dịch vụ - thương mại

0,8

2

Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng -thiết chế văn hóa hai xã theo Nghị quyết số 107/2013/NQ-HĐND

60

3

Hỗ trợ theo chính sách đặc thù để ổn định đời sống các hộ dân

 

+

Đảm bảo an sinh xã hội cho các hộ dân

120

+

Hỗ trợ bàn giao mặt bằng nhanh

120

+

Hỗ trợ chăn nuôi bò sữa, bò, trâu thịt

28,7

4

Kinh phí xây dựng đề án

0,19

 

Tổng cộng

329,69

2. Phân kỳ thực hiện đề án

Đề án được thực hiện trong giai đoạn 2016-2020. Nhu cầu nguồn kinh phí để thực hiện đề án theo quy hoạch được duyệt là:

- Giai đoạn 1: 50 tỷ đồng (năm 2016);

- Giai đoạn 2: 100 tỷ đồng (năm 2017);

- Giai đoạn 3: Nhu cầu còn lại là 179,69 tỷ đồng (từ 2017-2020).

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Đây là vùng quy hoạch dự án thực hiện diện tích thu hồi đất nông nghiệp lớn, ảnh hưởng đến đời sống - an sinh xã hội của nhân dân, nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là rất cần thiết. Chính vì vậy đòi hỏi các cấp, các ngành, hệ thống chính trị từ tỉnh, huyện, xã phải vào cuộc và có trách nhiệm thực hiện đồng bộ các giải pháp, giải quyết những khó khăn để nhân dân đồng thuận, thực hiện đề án khả thi và có hiệu quả khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện quy hoạch. Nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. UBND huyện Vĩnh Tường

1.1. Là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Đề án, có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình chi tiết để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả.

1.2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan triển khai, hoàn thiện các trình tự, thủ tục thu hồi đất theo quy định. Đồng thời cụ thể hóa Đề án để lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, GPMB khu đất quy hoạch xây dựng Khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh - An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc theo quy định để tổ chức triển khai thực hiện.

1.3. Phối hợp với các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân ủng hộ, đồng thuận với chủ trương khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội; lợi ích của dự án mang lại khi đi vào hoạt động, để nhân dân hiểu và giao mặt bằng cho Nhà nước.

1.4. Thường xuyên phối hợp với các sở, ngành để thực hiện có hiệu quả đề án. Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án theo giai đoạn, định kỳ báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Quá trình thực hiện, nếu phát hiện những bất cập, thiếu sót, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để điều chỉnh, bổ sung các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp đã được phê duyệt trong Đề án cho phù hợp với điều kiện thực tế và quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về đầu tư các công trình hạ tầng theo quy hoạch được phê duyệt; đồng thời đề xuất phân bổ nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng - thiết chế văn hóa hai xã Vĩnh Thịnh và An Tường khi nhà nước thu hồi trên 30% diện tích để thực hiện dự án quy hoạch theo Nghị quyết số 107/2013/NQ-HĐND ngày 20/12/2013 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 19/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật. (Hệ thống đường giao thông, điện nước, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng công cộng, trường học, trụ sở làm việc, nghĩa trang nhân dân,..).

3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan đề xuất cơ chế, chính sách và nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện các giải pháp của đề án như: Bồi thường GPMB, hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân, chuyển đổi cơ cấu trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt, chính sách tín dụng; tham mưu với UBND tỉnh về phân bổ nguồn đầu tư kết cấu hạ tầng cho hai xã theo Nghị quyết của HĐND đã phê duyệt.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì phối hợp với Liên minh các HTX, Hội Nông dân tỉnh, UBND huyện Vĩnh Tường đề xuất với UBND tỉnh tìm kiếm doanh nghiệp thu mua bò sữa của nhân dân hoặc kết nối doanh nghiệp có thể cung cấp thức ăn chăn nuôi bò, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho những người dân nuôi bò sữa để đảm bảo an sinh xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

5. Sở Tài Nguyên và Môi trường: Tham mưu, đề xuất và hướng dẫn UBND huyện Vĩnh Tường thực hiện các trình tự, thủ tục thu hồi, bồi thường, GPMB; công tác môi trường nông thôn, hệ thống xử lý nước thải của Nhân dân nằm trong vùng quy hoạch.

6. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan giúp UBND huyện Vĩnh Tường điều chỉnh lại quy hoạch nông thôn mới của hai xã Vĩnh Thịnh và An tường theo hướng phát triển đô thị, dịch vụ thương mại của khu vực phía tây nam của huyện Vĩnh Tường; đồng thời giúp huyện Vĩnh Tường lập, thẩm định quy hoạch các khu đất ở để phát triển dịch vụ theo đề án.

7. Sở Lao động TB và XH: Chủ trì hướng dẫn huyện Vĩnh Tường để thực hiện đăng ký nhu cầu đào tạo lao động cho nhân dân tại vùng quy hoạch; tổng hợp hỗ trợ nhu cầu đào tạo lao động của nhân dân và giới thiệu việc làm, lao động xuất khẩu tại nước ngoài; đồng thời phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đề thực hiện chuyển đổi lao động nông thôn cho phù hợp với vùng quy hoạch dự án.

8. Sở Giao thông - Vận tải: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và UBND huyện Vĩnh Tường trong việc triển khai đầu tư hạ tầng giao thông đối ngoại khu vực dự án và việc cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông liên xã, liên thôn của vùng quy hoạch dự án với bên ngoài.

9. Sở Công Thương: Phối hợp với UBND huyện Vĩnh Tường đề xuất đầu tư hạ tầng điện; bổ sung quy hoạch nguồn, công suất sử dụng điện của huyện Vĩnh Tường, xã Vĩnh Thịnh- An Tường theo nhu cầu dự án, sử dụng điện của nhân dân.

10. Công an tỉnh: Chủ động nắm bắt tình hình, xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng thường xuyên bám sát, nắm chắc tình hình của địa phương trong vùng quy hoạch dự án, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đảm bảo ổn định về an ninh trật tự trên địa bàn hai xã Vĩnh Thịnh và An Tường; đồng thời phối hợp với các sở, ngành đề xuất các giải pháp với UBND tỉnh để thực hiện có hiệu quả đề án khi Nhà nước thu hồi đất.

11. Ban giải phóng mặt bằng và PTQĐ tỉnh: Phối hợp với UBND huyện Vĩnh Tường trong việc kiểm đếm, quy chủ, giải thửa, xây dựng phương án và tổ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với vùng quy hoạch dự án; đồng thời đề xuất những giải pháp trong công tác bồi thường GPMB sớm.

12. Ngân hàng chính sách xã hội, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh: Phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nông thôn; hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục vay vốn để người dân có điều kiện vay vốn để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đi học tập lao động xuất khẩu khi có nhu cầu, đảm bảo kịp thời.

13. Các sở, ban, ngành khác có liên quan: Căn cứ chức năng nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện Vĩnh Tường để tổ chức triển khai có hiệu quả đề án; đồng thời đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn để giúp người dân vùng quy hoạch dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, ổn định an sinh xã hội, phát triển bền vững.

14. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên: Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và UBND huyện Vĩnh Tường tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng chính sách của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, GPMB và đề án tới đoàn viên, hội viên và toàn thể nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là vùng quy hoạch biết và hưởng ứng tham gia thực hiện đề án.

15. Trách nhiệm của hai xã Vĩnh Thịnh và An Tường.

Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ, đồng thuận với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhận tiền bồi thường theo quy định của Nhà nước và bán giao mặt bằng trong vùng quy hoạch dự án.

Chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể để tham gia vào công tác kiểm kê, phân loại, quy chủ, phương án hỗ trợ, BTGPMB để nhân dân nhận tiền từ chính sách của tỉnh. Chủ động đề xuất với UBND huyện Vĩnh Tường giải quyết những khó khăn vướng mắc đối với công tác GPMB dự án, triển khai hiệu quả đề án tới người dân. Trong đó tập trung thống kê nhu cầu giải quyết việc làm, chính sách chuyển đổi cơ cấu theo đề án được duyệt./.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3619/QĐ-UBND ngày 01/11/2016 phê duyệt Đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện quy hoạch xây dựng Khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh - An Tường, huyện Vĩnh Tường do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.252

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.234.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!